TRUONG DAI HOC CAN THO
KHOA KINH TE - QUAN TRI KINH DOANH
Se *
C
LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP
PHAN TICH HOAT DONG CHO VAY NGAN HAN CUA NGAN HANG NONG NGHIEP VA
PHAT TRIEN NONG THON CHI NHANH
NGA BAY - HAU GIANG
Giáo viên hướng dán: sinh viên thực hiên:
Th.S Nguyễn Ngọc Lam Phan Thế Anh
MSSV: 4073890
Lop: Tai chinh ngan hang 1 Khóa : 33 > Cần Thơ 2011
Trang 2LOI CAM TA
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, quý thầy cô
khoa Kinh Tế - Quán Trị Kinh Doanh đã luôn quan tâm và truyền đạt cho tôi kiến thức, kỹ năng học tập trong suốt thời gian học tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Lam đã trực tiếp hướng dẫn và
tận tình giúp đỡ tơi để hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triên Nông Thôn
chỉ nhánh Ngã Bảy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi về đề tài và các kinh nghiệm thực tế trong giai đoạn thực tập tại ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập tốt
Cuối cùng, tơi xin kính chúc q thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, thành công
trong công tác giảng dạy, chúc ngân hàng kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao Ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào
Ngày tháng năm Sinh viên thực hiện
Phan Thế Anh
Trang 4
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỤC TẠP
Trang 5
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
® Họ và tên người hướng dẫn: + + 2 2 2+2 +£+EzEsEz£scxzsrerrzed
® HỌC VỊ: ng HH nu cu eớ
® Chuyên ngành: - - - - <5 2+ 11 9.1 ng nh ® Cơ quan CƠng ẤC: -Ă - G9 ng vớ
©
e Tên học viên: Phan Thế Anh + ¿+ 252 ££+£2£s2Es+2z£kzzscxze: ® Mã số sinh viên: 4073890 -+ 2 + 2 SEEEE+kEEE + EEkerkrkerered
se Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng 255 2> +< 3s +3
e Tên đềtài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNNo & PTNT
chỉ nhánh Ngã Bảy
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
{ee mA = va =N pm? ® x - â đ a Ê - = ® = Cm» = < go = —` = = ® > 's => > pmo sex -+ e® Se ® =" ®>»⁄ - ®⁄ -
Kết luận ( cân ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cấu chính sửa, )
¬
Giáo viên hướng dẫn
Trang 6
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU - se Vv£#EEEee£9Evxddcevvvzdecovvevxee
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI -.s o2 5s << se Sex seseseesssssssese 1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU s s- se se csssessessesseseesesssssess 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU -.s scscescoscsssessessessessesesssrsess 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆỆU - 5-5 sscsssesessessess CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .-.s-ss° so s6 so se Sseesssesseseesessessesee
2.1.1 Các khái niệm và biện pháp bảo đảm tín dụng .- - 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng - - - 5S vn ng ke, 2.1.1.2 Tín dụng ngắn hạn - + 222 5 x+Eercrrserssrrerxere
2.1.1.3 Các khái niệm về nợ s:2scsrketrkrtrkrrrrrrrrrrrrk
2.1.1.4 Nguyên tắc cho Vay . -¿- 65c 2+ ccctErxrrerrrrrkrrrrrkrree 2.1.1.5 Thời hạn Cho Vay _ -G G1 9109 1v 11 0 111 9g v 2.1.1.6 Các phương thức cho Vay . - so vn ng 2.1.1.7 Các biện pháp bảo đảm tín dụng - - «5+5 <<s>2 2.1.2 RỦI ro tín ụng - Gv
2.1.2.1 Khái niệm chung VỀ rủi rO . 2 2s 2+szes+xee
2.1.2.2 Phân loại rủi rO - - - < c <2 1 93135353538333813335155133551 55x55
Trang 72.1.3.2 Mục đích tín dụng 5G Y9 ng 11
2.1.3.2 Các nguyên tắc tin dung c.ccecsessscsesesesesesesesssessescessseesssesseens 11
2.1.3.5 Mức cho Vay HH HH ng ng vn 11
2.1.3.6 Lãi suất tín dụng 2 252 +22 EEEEEEEEEk ket 12
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng - -««- 20 2.1.4.1 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng _ -. 20
2.1.4.2.Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động .-. 5 5- 21 2.1.4.3 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ -2- 2-2-5 se: 21 2.1.4.4 Hệ số thu nợ ¿ -¿- +52 Sẻ 22x SE E215 112222211 cxe, 21 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -.-e-°cesccscesecseesessessee 22
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu -. -¿-2 5725: 22 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2-5 2s 552 cscse£ 22
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VÈ NHNọ & PTNT CHI NHÁNH NGÃ BẢY sussussussucnsenseovscusoussossussuscosanecoscoesoossussussossuseusssssossosessssvssussussossussasensensesseosesesousenscesees 23 3.1 VAI NET VE NHNNo & PTNT CHI NHANH NGA BAY 23
3.1.1 Khái quát về NHN, & PTNT - 2 + keE+EE+keEsrkersrkersrkecee 23
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của NHN, & PTNT Chỉ nhánh Ngã Bảy
¬ 23
3.2 CƠ CẤU TÔ CHỨC -55°cssescsscssssessessstssrstsstsssstsrtsrssrsrnsss 24 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tô chức .- -: +5ccsccrxtrterrkerrrreerered 24 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận << «<< «+2 25 3.2.2.1 Ban Giám đốỐc - ¿22 +52 +xeErEerrrsrrerkrrerree 25
cÝ 20300 0:ì 0ì) 0118 25
Trang 8
3.2.2.3 Phòng kế tốn -¿- + ©5+ 5222 C++2* +2 EEEEEEEEEEEEErkerkei 26 3.2.2.4 Phòng hành chánh . -2 + 5 2©c2£czcsz£szrksrse 27 3.3 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG .- 28 3.3.1 Huy động vỐn -¿ 26-52 StSEEEEkEEE1 1413112115 1210k 28
S60 vn vs 0 29
3.4 MOT SO QUY DINH CHUNG VE CHO VAY CUA NHNNo & PTNT CHI
)/:7 97:80:70 — 30
3.4.1 Đối tượng Cho Vay ¿5+ Sc S3 S321 EE11111311 117711311 1e xe 30 3.4.2 Nguyên tắc cho vay ¿ - + kS2kSkkSx 12 111521113 11 ecke 30 3.4.3 Điều kiện cho vay - 5-56 S<SàS*E21 SH A1111 111771113 11 ecke 30
3.4.4 Thời hạn cho Vay Q0 HH ng ng nhe, 31 SE SN Con co n 31 3.4.6 Lãi suất cho Vay ¿- << SH S3 SE 111131111111 15 11 1x, 32 3.4.7 Phương thức Cho Vay _ cà Q09 ng ng 1 me, 32
3.5 KET QUA HOAT DONG KINH DOANH CUA CHI NHANH NHNNo &
PTNT CHI NHANH NGA BAY -oscesccssceseessessrssssse 31
3.5.1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNNo & PTNT chi nhánh Ngã
Bảy c0 SH HH HH HH TH TH HH TH HT HH TH go 31
3.5.2 Tiền gửi các TCTD và TCKT_ 2-5 2s +xs£s£z£Ezrsced 32
3.5.3 Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng qua ba năm 2008- “000 34
3.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN -. -s sc-scsecsee 37
SN ao on 37 S9 0‹ 0 38 3.7 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
:0n (e0 v00 0 .).) 38
3.7.1 Mu ti€u hoat GOng oo 39
Trang 9CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGAN HAN CUA NHNo & PTNT ®:i0/:7 00:07 070 41 4.1 KHAI QUAT HOAT DONG TIN DUNG CHUNG CUA NHNo & PTNT ®:i80/:7 00:07 070 41
4.1.1 Tình hình nguồn vốn +2 22 2 2+2 £+EzEEEeEsrerrze 41
4.1.2 Tình hình cho vay chung _ - 5 << Ă S99 1 9951 se ree 42
4.1.2.1 Doanh số cho Vay ¿- + 2 kE*+k‡EEE SE E171 EEEECEEEsrkrrkred 43 4.1.2.2 Doanh số thu nợ -. -:-+ 22222 +++Ez£xrersrxsrsrrsrree 43
4.1.2.3 Dự nợ -2-©2< 22+ S* 1211 2112132132111111711111111 re 44
4.1.2.4 Nợ xấu - c2 HS HH HH1 11111111 11g gu 44
4.2 PHAN TICH HOAT DONG CHO VAY NGAN HAN TAI NHNNo & PTNT CHI NHÁNH NGÃ BẢY _ e scesccsscsssesscssssse 44
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 44
4.2.2.Phân tích doanh số cho vay theo ngành -. -55- 47
4.2.3 Phân tích doanh số thu nợ theo các thành phần kinh tế 50
4.2.4 Phân tích doanh số thu nợ theo ngành . 2-5-5252 52
4.2.5 Phân tích dư nợ theo các thành phần kinh tế . - 54
4.2.6 Phân tích dư nợ theo ngành _ -. - +5 «<< ++<s£+sssees+ 55
4.2.7 Phân tích xấu theo các thành phần kinh tế 58
4.2.8 Phân tích nợ xấu theo ngành ¿ 2 5+ 2cc+cxsrscssrxee 59
4.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng ngắn hạn cúa Ngân hàng 61
4.3.1 Hệ sỐ thu nợ - ¿2+ - 2 2+S2£S#+E+ExtEEExrkerkerkerkerxrrerred 61
4.3.2 Vịng quay tín dụng _ - - G G2 9 1 H1 nh 62
4.3.3 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động 25-5552 62 4.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nỢ - - 5c << 11% 2es++ 63
Trang 10
4.4, PHAN TICH CÁC RỦI RO e-oscsscesceseesresssssesssssrsee 69
4.4.1 Rủi ro về nợ QUA Han oo 69
CHUONG 5
MOT SO BIEN PHAP NANG CAO HIEU QUA TIN DUNG TAI NHNNo & PTNT CHI NHÁNH NGÃ BẢY 5cscscsscesessessrssessrssersrrsee 66 5.1.NHỮNG TÒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN .- .- 66
5.1.1 Những tỔn tại -¿- 52c 22 S* 321k E2 E11 11137112311 cxe 66
5.1.2 Nguyén nan vcscescecccsscssessescescescssessssssssssesssesssssssssssesssssessessssessen 66 5.2 BIEN PHAP NANG CAO HIỆU QUÁ TÍN DỤNG 67 5.2.1 Huy động vốn . :- + 5+ St E22 SxE E111 E1Ekrkrrkrrrrred 67
5.2.2 Ngan hang can tap trung vén cho vay ngan han nhiéu hon 68
5.3 MOT SO BIEN PHAP HAN CHE RUI RO TIN DUNG G0051 8 88 39538 69
5.3.1 Về công tác thu nợ cv se 69
5.3.2 Hạn chế và xử lý nợ xấu . ‹ CS n2 sn 2s cà 70
5.3.3 Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên 71
CHUONG 6
KET LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ uissscccsssssssssssecssssessssossssssssessessessssssssssessussesaseesenes 72
6.1 KẾT LUẬN -5cescsscscesessesessesrestssesrsstsrtsssstesrsrsstsrnsess 72 >8 4i00 c0 72 6.2.1 Đối với Nhà nước - ¿- + 2 22 +E+E2+E£ESEEEESEErkrrsrkrrerkee 72 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương 2-5 2 s+<zcs+sz£s+xez 73
6.2.3 Đối với NHNọ & PTNT chi nhánh Ngã Bảy 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 11DANH MUC BANG
Bảng 1: Huy động vốn tại chỉ nhánh NHNNo & PTNT chi nhánh Ngã Bảy qua 3
năm 2008-20 _ - -G Ăn HT nọ nh nh nh re 31 Bang 2: Bang tong hợp kết quá hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Thị Xã Ngã Băng 3 Tình Hành nguồn vẫn kinh doanh của ngân bàng dua 3 năm 2008 2010 ai
Bảng 4: Cho vay chung củ ngân hàng qua 3 năm 2008-2010 42
Bảng 5 : Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2008-20 - << Gv 44 Bảng 6: Doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng theo ngành qua 3 năm 2008- “00000 47
Bảng 7: doanh số thu nợ theo các thành phan kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2008-20110 G0 kh 50 Bảng 8: Doanh số thu nợ theo ngành của ngân hàng qua 3 năm 2008-2010 52
Bảng 9: Dư nợ theo các thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2008-2010 54 Bảng 10: Dư nợ theo ngành của ngân hành qua 3 năm 2008-2010 55
Bang 11: No quá hạn theo các thành phân kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2008- “0100 58
Bảng 12 : Nợ quá hạn theo ngành của ngân hàng qua 3 năm 2008-2010 59
Bang 13: Hệ số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm 2008-2010 61
Bảng 14: Vịng quay tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2008-2010 62
Bang 15: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2008-2010 63 Bảng 16: Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của ngân hàng qua 3 năm 2008-2010 63
Bảng 17: Rủi ro về nợ quá hạn theo thành phần kinh tế - 64
Bảng 18: Rủi ro về nợ quá hạn theo ngành: 2 252 +52 65
Trang 12
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNN, & PTNT Chi nhánh Ngã Bảy 24
Hinh 2: Tình hình huy động vốn tại chỉ nhánh NHNNọ & PTNT chi nhánh Ngã
Hình Š, Biêu đồ thể hiện ủnh hình cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2001
Hình 6, ĐỒ tị doanh số cho vay ngân họa theo đành phần kình tễ của ngân hằng qua 3 năm 2009-2010 5Ặ- chư 44 Hình 7: Đô thị Doanh sô cho vay ngắn hạn của ngân hàng theo ngành qua 3 năm “09.0200 0 47 Hình 7: Đồ thị doanh số thu nợ theo các thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2008-20 _ G- - < 9 HT 51 Hình 8: Đồ thị Doanh số thu nợ theo ngành của ngân hàng qua 3 năm 2008-2010 ¬ 53
Hình 9: Đồ thị dư nợ theo các thành phần kinh tế của ngân hàng qua 3 năm 2008-
“000 55
Hình 10: Đồ thị Dư nợ theo ngành của ngân hành qua 3 năm 2008-2010 56
Trang 13DANH SACH CAC TU VIET TAT
NHNo & PTNT Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn NHCV Nhân viên nhà nước
NH Ngân hàng KH Khách hàng TD Tín dụng CBTD Cán bộ tín dụng TPTD Trưởng phịng tín dụng CK Chiết khẩu TCTD Tổ chứ tín dụng TCKT Tổ chức kinh tế SXKD Sản xuất kinh doanh
Trang 14
TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNNọ & PTNT chỉ nhánh Ngã
Bảy ” được thực hiện tạ NHNNGo & PTNT chi nhánh Ngã Bảy
Chương l giới thiệu lý do chọn đề tài, phạm vi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Chương 2 các khái niệm tín dụng và phương pháp đảm bảo tín dụng Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
Chương 3 Khái quát và cơ câu tô chức của NHN, & PTNT; các quy dịnh về cho vay của ngân hàng NHN, & PTNT, Phân tích hoạt động kinh doanh của NHN, & PTNT
Chương 4 Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHN, & PTNT, Đánh giá hoạt dộng tín dụng của ngân hàng
Chương 5 Nhưng tôn tại và biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với NHN, & PTNT
Trang 15CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 LY DO CHON DE TAI
Trong sự nghiệp đổi mới cơ chế quán lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền
kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng và ôn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch ngày càng hợp lý Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì hoạt động kinh doanh
của ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển đa dạng Đồng thời đáp ứng nhu câu vê vôn cho nên kinh tê ngày càng tang
Ngày nay, muốn phát triển kinh tế - xã hội thì phải đầu tư, muốn đầu tư phải
có vốn, từ đó vốn là nhân tố quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội; Vì thế,
bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng đều cần đến vốn, vốn có vai trị quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn suy của doanh nghiệp Đó cũng là điều kiện kích thích cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng cũng
không ngoại lệ
Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn còn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng Việc phân tích khoản đầu tư tín dụng của ngân hàng là nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tuy theo mục tiêu phân tích các nhà quản trị đưa ra nhiều phương thức phân tô khác nhau khi phân loại dư nợ của ngân hàng Chăng hạn như ngân hàng có thể phân tích dư nợ theo thành phân kinh tế, theo đối tượng cho vay, theo thời hạn cho vay .Với mỗi cách phân
loại khác nhau, nhà quản trị có thể xác định được rủi ro mà ngân hàng đang phải gánh chịu để từ đó có thế đưa ra những giải pháp thích hợp để nhằm hạn chế rủi ro
và góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng NHNọ & PTNT chi nhánh Ngã Bảy cũng không ngoại lệ, hoạt động tín dụng cũng là một trong những hoạt động quan trọng và được quan tâm nhiều nhất của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động
Trang 16
cho vay ngăn hạn vì tín dụng ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh và hạn chế
được nhiều rủi ro Do nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tín dụng ngắn hạn nên tôi đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại
NHNNo & PTNT chỉ nhánh Ngã Báy ” làm luận văn tốt nghiệp
1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát: Phân tích, đánh giá tình hình cho vay tín dụng ngắn hạn của ngân hàng NHNo & PTNT chỉ nhánh Ngã Bảy qua 3 năm 2008, 2009, 2010 để thấy rõ thực trạng tín dụng Từ đó, đề xuất giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng
Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Phân tích kết quá hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2008, 2009, 2010
- Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2008, 2009, 2010
- Mục tiêu 3: Trên cơ sở phân tích, rút ra những mặt đạt được và không đạt
được cũng như tìm ra những nguyên nhân ánh hưởng đến những mặt hạn chế đó Từ đó, đề ra một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quá hoạt động tin dung dé Ngân hàng ngày càng vững mạnh và phát triển hơn
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do thời gian thực tập có hạn nên đề tài không thể đi sâu vào tất cá các hoạt động của Ngân hàng mà chỉ tập trung nghiên cứu tình hình huy động vốn, cho vay
vốn ngắn hạn tại Ngân hàng NHNNo & PTNT chi nhánh Ngã Báy qua 3 năm 2008,
2009 và 2010
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Để nội dung đề tài được hoàn thành, bên cạnh việc xử lý và phân tích các số
liệu thực tế tại Ngân hàng NHNNgọ & PTNT chi nhánh Ngã Báy thì phải kế đến việc
Trang 17- _ Trần Đại Nghĩa (2008) Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng
Công Thương Đồng Tháp, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ
- - Thái Thị kim Tươi (2008) Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ nhánh huyện Hồng Ngự
Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ
- Nguyễn Trung Hiếu (2009) Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ngã Bảy
- Nguyễn Thị Lương (2009) Phân tích kết quả hoạt đơng kinh doanh tại ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ngã Bảy
Thơng qua các bài khố luận này, tơi tìm hiểu được những lý luận và các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay Từ đó đưa ra những nhận định về ưu điểm, khuyết điểm của Ngân hàng cũng như rủi ro trong các phương thức cho vay ngắn hạn
Trang 18
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm và biện pháp bảo đảm tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất
định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện vốn gốc và lãi
cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán Quan hệ giao dịch này được thể hiện qua nội dung sau:
- Người cho vay chuyên giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định,
giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật
- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyên giao
trong một thời gian nhất định Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá tri ban dau,
khoản dôi ra gọi là lợi tức tín dụng
Quan hệ tín dụng còn hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn
và cho vay vốn tại các Ngân hàng, theo đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc “đi vay để cho vay”
2.1.1.2 Tín dụng ngăn hạn
Tín dụng ngắn hạn là những khoảng cho vay dưới 12 tháng và thường được
sử dụng để cho vay bổ sung viéc thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân
2.1.1.3 Các khái niệm về nợ
a Dư nợ
Trang 19Dư nợ tín dụng ln là phân tài sản sinh lời lớn và quan trọng của các ngân hàng thương mại
Dư nợ trên vốn huy động (lần): Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một
đồng vốn huy động Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động
b Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là số tiền khách hàng chưa hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi khi đáo hạn hợp đồng tín dụng mà khơng làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn với nguyên nhân hợp lý Nếu nợ quá hạn chiếm tỷ lỆ cao trong tong du no, diéu
này chứa đựng rủi ro tín dụng cho ngân hàng, thu nhập sẽ bị giảm
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%): Chỉ số này đo lường nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Những ngân hàng có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao
c Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay tại ngân hàng thương mại là doanh số cho vay của các khoản cho vay của ngân hàng thương mại Các khoản cho vay có chất lượng khi vốn vay được khách hàng sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, tạo ra số tiền lớn hơn, thơng qua đó ngân hàng thu hồi được gốc và lãi, còn doanh nghiệp có thể trả được nợ, bù
dap chi phí và thu được lợi nhuận Điều này có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế lại tạo được hiệu quả xã hội
d Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi
đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó
3% Phân loại nợ
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm
Các khoản nợ có khá năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng thời hạn
- Nhóm 2 (Nợ cân chú ý) bao gồm:
Trang 20
+ Các khoản nợ được tô chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ cả nợ gốc và lãi, nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ + Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cầu lại
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đáo hạn Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tốn thất một phần nợ gốc và lãi
+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 -180 ngày
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn nhỏ hơn 90 ngày đã cơ cấu lại
- Nhóm 4 (Nợ nghỉ ngị) bao gồm:
+ Các khoản nợ được tơ chức tín dụng đánh giá là khả năng tốn thất cao + Các khoản nợ quá hạn từ 181-360 ngày
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn nhỏ hơn 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mắt vốn) bao gồm:
+ Các khoán nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng cịn khả năng
thu hồi, mắt vốn
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày + Các khoản nợ chờ Chính phủ xử lý
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại
% Nợ xấu :
+ Là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5
+ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của
Trang 212.1.1.4 Nguyên tắc cho vay:
Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp
đồng tín dụng
Theo nguyên tắc này tiền vay phải sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được vay trình bày với Ngân hàng và được Ngân hàng cho vay chấp nhận Đó là các khoản chỉ phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của bên vay Ngân hàng có quyên từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử
dụng đúng mục đích đã thỏa thuận Việc sử dụng vốn sai mục đích thể hiện sự thất
tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho tiền vay Do đó, tuân thủ nguyên tắc này, khi cho vay Ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành động của bên vay về phương diện này
Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cá gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng
Về phương diện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng: tiền vay phải được báo đảm không bị giảm giá, tiền vay phải bảo đảm thu hồi được đầy đủ và có sinh lời Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội được ồn định, các mối quan hệ của Ngân hàng được phát triển theo xu thế an toàn và năng động
Đối với công việc hạch toán của từng Ngân hàng, việc tuân thủ nguyên tắc
này đảm bảo tạo điều kiện vật chất cho sự duy trì và phát triển của Ngân hàng thực
hiện tính kinh doanh của tín dụng Hơn nữa, do phương thức hoạt động của các
Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, nên tính hồn trả của tín dụng càng khẳng định như một cơ chế tồn tại của Ngân hàng
2.1.1.5 Thời hạn cho vay:
Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho
đến hết thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng
2.1.1.6 Các phương thức cho vay
Trang 22
Theo quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà Nước các tổ chức tín dụng được phép thỏa thuận với khách hàng về việc áp dụng các phương thức cho vay:
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng - Cho vay theo dự án
- Cho vay trả góp
- Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng - Cho vay theo hạn mức thấu chi
- Cho vay hợp vốn
Có nhiều phương thức cho vay khác nhau tuy nhiên ngân hàng chỉ áp dụng 2 phương thức cho vay phố biến nhất là phương thức cho vay từng lần và phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng
2.1.1.7 Các biện pháp bảo đảm tín dụng:
Đề ngăn ngừa và bù đắp sự thiệt hại về phương diện tài chính cho ngân hàng
và hạn chế rủi ro phát sinh trong các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong nền kinh tế thì các ngân hàng đã sử dụng các phương thức đảm bảo như sau: thế chấp tài sản,
cầm có tài sản, bảo lãnh, số dư bù, bảo dam bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tín
chấp
2.1.2 Rủi ro tín dụng:
2.1.2.1 Khái niệm chung về Rủi ro:
Trang 23Vậy, Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của
ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ
không đúng hạn cho ngân hàng
Như vậy có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan
hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, khách hàng là con nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính,
bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng Đây còn gọi là rủi ro mất khá năng chỉ trả
va rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân
hàng
2.1.2.2 Phân loại rủi ro
- Rủi ro hệ thống: những rủi ro phát sinh mang tính quy luật sánh với mức kì vọng để quyết định thực hiện cơng việc đó hay khơng, nhờ vậy người ta có thể dự đoán khả năng xảy ra rỦi ro, mức rủi ro
- Rủi ro không hệ thống: những rủi ro xảy ra bất thường không dự tính trước
được
2.1.2.3 Những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng > Rủi ro do môi trường kinh tế không ôn định:
* Sự biến động quá nhanh và khơng dự đốn được của thị trường thế
gidi
Y Rui ro tất yếu của quá trình tự do hố tài chính, hội nhập quốc tế Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến
khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành > Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi:
Sự kém hiệu quả của các cơ quan pháp luật cấp địa phương
* Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN
> Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay:
Sử dụng vốn sai mục đích, khơng có thiện chí trong việc trả nợ vay
+ Khả năng quản lý kinh doanh kém
Trang 24
v Tính tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch
> Rui ro tin dụng do nguyên nhân chủ quan :
v2 Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng
Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ
* Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay
2.1.3 Một số quy định trong hoạt động tín dụng: 2.1.3.1 Đối tượng vay vốn
Ngân hàng cho vay đối với những khách hàng sau: - Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm:
+ Các pháp nhân là Doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ
chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ luật dân sự
+ Cá nhân + Hộ gia đình
+ Tổ hợp tác
+ Doanh nghiệp tư nhân + Công ty hợp danh + Công ty cô phần
+ Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn - Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài 2.1.3.2 Mục đích tín dụng
Trang 25các nhà sản xuất, cá thể, góp phần tạo cơng ăn việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp, đa dạng hóa các thành phân kinh tế, cùng bình đăng và phát triển trong một
trật tự ơn định
Ngồi mục tiêu trên, mục tiêu quan trọng của ngân hàng là lợi nhuận, hoạt
động này nhằm mang lại lợi ích cho Ngân hàng nếu khoản tín dụng được cấp cho dự án đang hoạt động hiệu quả hay có tính khả thi cao Đối với khách hàng, khoản tín dụng có ý nghĩa giúp cho quá trình sản xuất được liên tục ổn định, quy mô hoạt động và lợi nhuận ngày càng cao
2.1.3.3 Các nguyên tắc tín dụng
Khách hàng vay vơn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay hợp pháp, đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
2.1.3.4 Mức cho vay
- Mức cho vay tối đa không quá 70% giá trị tài sản đã được xác định và
ghi trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm có, bảo lãnh
- Đối với tài san là kim khí, đá quý: Mức cho vay không quá 80% giá trị tài sản đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm có, bảo lãnh
- Đối với tài sản đầm bảo là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, số tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác: Mức cho vay so với giá trị tài sản đảm
bảo trên nguyên tắc giá trị tài sản bảo đảm vào thời điểm nợ vay đến hạn đủ để
thanh tốn tồn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác (nếu có)
- Đối với tài sản hình thành từ vốn vay: Mức cho vay tối đa bằng 70% vốn đầu tư của dự án hoặc phương án vay vốn
2.1.3.5 Lãi suất tín dụng
Trang 26- Lãi suất cho vay là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ và
doanh số cho vay trong một thời kỳ nhất định Thông thường lãi suất tính cho năm, quý, tháng
- NHCV công bố biểu lãi suất cho vay của NH cho khách hàng biết
- Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận
nợ, cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ
- Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng
- NHCV va khách hàng thỏa thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn:
- NHCV và khách hàng thỏa thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suât cho vay trong hạn và mức lãi suât áp dụng đôi với nợ quá hạn:
+ Mức lãi suất cho vay trong hạn được thỏa thuận phù hợp với quy định của
NHNN va Quy dinh cua NHNo & PTNT về lãi suất cho vay tại thời điểm ký
hợp đồng tín dụng
+ Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc NHCV
quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng
2.1.3.6 Quy trình cho vay tại ngân hàng
* Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn KH về hồ sơ vay vốn
CBTD làm đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn KH về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ phù hợp với những nội dung theo phụ lục hướng dẫn PL-
04/QT-TD-04, gồm : 1 Hồ sơ pháp lý
2 Hồ sơ khoản vay 3 Hồ sơ đảm bảo tiền vay
Trang 27CBTD nghiên cứu, thâm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau: 1 Đánh giá chung về KH theo phụ lục hướng dẫn PL-05/QT-TD-04 gồm: a Năng lực pháp lý:
b Mơ hình tổ chức và bố trí lao động
c Quản trị điều hành của doanh nghiệp d Ngành nghề kinh doanh
e Các rủi ro chủ yếu
2 Tình hình tài chính của KH:
a Đánh giá về sự chính xác, trung hậu của báo cáo tài chính b Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính
c Phân tích các tơn tại nguyên nhân
3 Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả 4 Bảo đảm tiền vay
5 Xác định các phương thức và nhu cầu vay
CBTD xác định phương thức phù hợp với tài chính cấp TD theo 3 loại cơ bản sau:
5.1 Chiết khâu PL hướng dẫn PL-06/QT-TD-04
5.2 Cơng việc theo món PL hướng dẫn PL-07/QT-TD-04
5.3 Công việc theo hạn mức PL hướng dẫn PL-08/QT-TD-04
6 Xem xét khả năng, nhiệm vụ của chỉ nhánh CBTD cùng TPTD phối hợp với phòng nhận vốn để:
- Xem xét, cân đối khả năng nhiệm vụ đối với những khoản vay lớn theo
quyết định của chỉ nhánh
- Mua bán chuyên đổi ngoại tệ đối với những khoản vay vốn cần chun đổi tính tốn nước ngoài
- Lãi suất áp dụng cho khoản vay 7 Xem xét điều kiện TT:
CBTD cùng TPTD phối hợp với phòng TT quốc tế về các nội dung điều kiện tính tốn hình thức TT đối với những khoản vay TT với nước ngoài
Trang 28
* Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng
1 CBTD sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn (Bước 2) lập tờ
trình cho vay theo mẫu số BM_01/QT-TD-04 kèm hồ sơ vay vốn trình TPTD
2 TPTD trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, xem xét kiểm tra, thâm định lại (Bước 2) ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo
3 Lãnh đạo: Xem xét lại hồ sơ TPTD trình để quyết định
- Duyệt đồng ý cho vay
- Duyệt cho vay có điều kiện
- Khơng đồng ý
- Đưa ra hợp đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định đối với trường hợp khoản vay lớn hoặc phức tạp theo quyết định của chi nhánh
- Trình hồ sơ chính đối với trường hợp vượt thâm quyên của chi nhánh Nội
dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, các điều khác ( nếu có)
4 Hồn chỉnh các thủ tục khác theo quy định
CBTD căn cứ nội dung phê duyệt của lãnh đạo để tiến hành làm một hoặc các thủ tục sau:
- Yêu cầu KH bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cân bổ sung các điều kiện vay vốn
- Thâm định lại, bỗ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu khơng đạt yêu cầu - Soạn tháo văn bán trả lời KH đối với trường hợp từ chối vay vốn
Sau đó, trình TPTD cần kiểm soát nội dung TPTD có ý kiến đồng ý hay không đồng ý trình lãnh đạo quyết định
5 Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay 5.1 Soạn thảo nội dung hợp đồng:
- Khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay và hình thức đảm
bảo nợ vay Trên cơ sở nội dung, điều kiện đã được duyệt và hợp đồng mẫu CBTD
soạn tháo hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay cho phù hợp để trình
Trang 29- Hợp đồng tín dụng ngắn hạn đối với khoản vay theo món: mẫu số BM- 03/HD-PC-08
- Hợp đồng tín dụng ngắn hạnh kiểm bảo đảm tiền vay áp dụng cho KH là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác vay theo món: mẫu số BM-04/HĐ-PC-08
- Hợp đồng ngắn hạn hạn mức đối với những hợp đồng xác định hạn mức tín dụng theo KH: mẫu số BM-06/HĐ-PC-08
- Giấy đề nghị kiểm hợp đồng CK hay cầm cố giấy tờ có giá, trong trường hợp cho vay cầm có giấy tờ có giá: mẫu số BM-07/HĐ-PC-08
- Giấy đề nghị kiểm hợp đồng CK giấy tờ có giá, trong trường hợp CK giấy tờ có giá khơng hồn lại: mẫu số BM-09/HĐ-PC-08
- Hợp đồng thế chấp, cầm cố : mẫu số BM-17/HĐ-PC-08
- Hợp đồng bảo lãnh bằng TS của bên thứ ba: mẫu số BM-14/HĐ-PC-08
- Văn bán bảo lãnh vay vốn của tổng công ty đối với đơn vị thành viên là
Doanh nghiệp Nhà nước vay vốn: mẫu số BM-15/HĐ-PC-08 5.2 Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay:
a TPTD kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đám tiền vay theo nội dung điều kiện đã duyệt:
- Nếu đúng ký trình lãnh đạo
- Nếu chưa đúng, yêu cầu CBTD chỉnh sửa lại b Lãnh đạo ký duyệt:
- Nếu đúng : ký hợp đồng tín dụng - Nếu chưa đúng, yêu câu chỉnh sửa lại
6 Làm thủ tục giao nhận giấy tờ và TS bảo đám tiền vay 7 Thời gian thâm định, xét duyệt cho vay
- Trong những ngày làm việc, kể từ ngày KH cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định, chi nhánh phải có ý kiến trả lời KH về quyết định của mình Hồ sơ chuyển sang phòng nào phải có ký giao nhận, danh mục hồ sơ và thời gian giao
nhận
* Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vôn vay:
Trang 30
1 Giải ngân:
1.1 Chứng từ của KH: CBTD yêu cầu KH cung cấp các hồ sơ chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân gồm:
- Hợp đồng cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ
- Bảng kê các khoản chỉ chỉ tiết, kế hoạch chỉ phí, biên bản nghiệm thu - Đối với hóa đơn chứng từ thanh toán, trong trường hợp cụ thể chi nhánh có thể u cầu xuất trình các bản gốc hoặc chỉ yêu cầu bên vay liệt kê danh mục (và
chịu trách nhiệm về tính trung thực của bảng liệt kê) để đối chiếu trong quá trình
kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân
- Thông báo nộp tiền vào TK của ngân hàng đối với những khoản vay thanh tốn với nước ngồi (đã xác định trong hợp đồng tín dụng)
1.2 Chứng từ của ngân hàng:
CBTD hướng dẫn KH hoàn chỉnh nội dung chứng tử theo mẫu số sau:
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay trong trường hợp bước 3 chưa hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay
- Báng kê rút vốn vay theo mẫu số BM-05/HĐ-PC-08
- Ủy nhiệm chi
1.3 Trình duyệt giải ngân:
a CBTD sau khi xem xét hồ sơ tại điểm 1.1 và 1.2, nếu đủ điều kiện giải
ngân thì trình TPTD ( trường hợp cho vay theo hạn mức CBTD lập tờ trình giải ngân theo mẫu số BM-02/QT-TD-04)
b TPTD kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD
- Nếu đồng ý: ký trình lãnh đạo
- Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do, trình lãnh đạo quyết định c Lãnh đạo ký duyệt:
- Nếu đồng ý: ký duyệt
- Nếu chưa phù hợp: yêu cầu chỉnh sửa lại - Nếu không đồng ý: phi rõ lý do
Trang 311.4.1 CB'TD nhận lại chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho các phịng nghiệp
vụ có liên quan như sau:
a Chứng từ gốc chuyển phòng kế tốn:
- Hợp đồng tín dụng ( nếu mới rút vốn lần đầu) - Bảng kê rút vốn vay
- Ủy nhiệm chỉ
- Chứng từ khác ( nếu có)
Phịng kế tốn căn cứ vào chứng từ trên thực hiện hạch toán theo quy trình thanh tốn trong nước và theo dõi nợ vay theo bảng theo dõi nợ vay the mẫu số BM 08/HD-PC-08
b Chứng từ chuyên phòng nguén von ( nếu có):
- Đề nghị chuyển nguồn vốn đối với trường hợp khoán vay lớn có ảnh hưởng đến cơ chế điều hành vốn theo quy định của chỉ nhánh theo mẫu số BM-03/QT-TD- 04
- Hợp đồng mua bán ngoại tế đối với trường hợp khoản vay cần phải chuyên
đôi ngoại tỆ
c Chứng từ chuyển phịng thanh tốn quốc tế đối với trường hợp thanh tốn với nước ngồi đề mở L/c hoặc thanh toán tập trung
- Hợp đồng tín dụng
- Chứng từ khác ( nếu có)
2 Theo dõi, kiểm tra khoản vay: phụ lục hướng dẫn số PL 09/QT-TD-04
2.1 Theo dõi nợ vay
CBTD thường xuyên quản lý, theo dõi khoản vay theo nội dung sau: 2.1.1 Theo dõi nợ vay
2.1.2 Khai thác phần mềm điện toán
2.2 Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay
2.2.1 Kiểm tra hồ sơ chứng từ - Kiểm tra trước, trong khi giải ngân - Kiêm tra sau khi giải ngân
Trang 32
2.2.2 Kiểm tra tại hiện trường 2.2.3 Lập biên bản kiểm tra
2.3 Theo dõi phân tích KH về :
2.3.1 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
2.3.2 Theo dõi, phân tích tình hình tài chính
2.3.3 Theo dõi, phân tích bảo đảm tiền vay
* Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh
1 Theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của KH
CBTD thường xuyên theo dõi thông qua hợp đồng tín dụng, chứng từ kế
toán, số sách, Và phân mềm điện tốn để có thông báo trả nợ gốc, lãi, phí ( nếu
có) cho KH trước 5 ngày làm việc theo nội dung sau: 1.1 Theo dõi trả nợ gốc:
- Đầy đủ, đúng hạn
- Không đủ, không đúng hạn
- Nợ quá hạn
a Đối với chiết khấu giấy tờ có giá có hồn lại, hoặc cầm cố giấy tờ có giá, trên cơ sở KH đề nghị xử lý để trả nợ (gốc và lãi) , CBTD tiến hành làm lệnh xuất kho theo mẫu số BM 04/QT-TD-04, trình TPTD kiểm tra để trình lãnh đạo duyệt xuất kế hoạch thu hồi nợ
b Đối với chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khâu khi nhận được báo cáo có từ ngân hàng nước ngoài thanh toán bộ chứng từ hàng xuất gửi đi đối tiền phịng kết
tốn thơng báo cho phịng thanh tốn quốc tế dé lập chứng từ chun phịng kế tốn
tiến hành thu hồ sơ tiền CK, lãi CK, phí thanh tốn chuyên trả số tiền còn lại theo
chỉ dẫn KH
Trường hợp số tiền báo có nhỏ hơn số tiền chiết khấu hoặc khơng có báo có
Trang 33chuyển nợ quá hạn số tiền chiết khấu chưa thu được theo chế độ tín dụng hiện hành Phịng thanh tốn quốc tế chuyển toàn bộ hồ sơ chiết khẫu cho phòng tín dụng theo dõi thu nợ
1.2 Theo dõi trả lãi: - Đầy đủ, đúng hạn
- Không đủ, không đúng hạn
- Lai treo
1.3 Theo dõi tra phí đối với khoản vay có phí
1.4 Theo dõi thực hiện những nghĩa vụ khác trong hợp đồng tín dụng (nếu có)
- Ký quỹ đối với trường hợp phải ký quỹ
- Hợp đồng luân chuyên tiền gửi - Nghĩa vụ khác
2 Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay theo phụ lục hướng dẫn PL 10/QT-TD-04
3 Xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng theo hướng dẫn về xử lý tranh chấp của BSC
* Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng: 1 Tất toán khoản vay
Khi KH trả hết nợ CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí .để tất tốn khoản vay
2 Giải tỏa các hợp đồng bảo đám TS:
2.1 Kiểm tra tình trạng giấy tờ, TS thế chấp, cầm cố
2.2 Thủ tục xuất KH giấy tờ, TS thế chấp, cầm có
CBTD lập biên bản giao trả tài sản bảo đảm nợ vay trình TPTD kiểm sốt, TPTD trình lãnh đạo ký duyệt
- Đối với cầm cô giấy tờ có giá hoặc chiết khẫu có hồn lại: thể hiện trên
phần cuối nội dung của các mẫu số: BM 07/HĐ-PC-08
- Đối với TS cầm có, thế chấp, trên cơ sở biên bản giao nhận khi cam cố, các
bên ký giao trả
Trang 34
3 Thanh lý hợp đồng tín dụng:
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết: khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương
nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng Trường hợp
bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm sốt và TPTD trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng: 2.1.4.1 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyên vốn tín dụng của Ngân hàng, phán
ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm.Nếu số lần vịng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục
đạt hiệu quả cao Công thức tính:
Doanh số thu nợ Vịng quay vốn tín dụng (vịng) =
Dư nợ bình qn Trong đó dư nợ bình qn được tính theo cơng thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân =
2
Chỉ số này đo lường tốc độ luân chuyền vốn tín dụng 2.1.4.2.Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định khá năng sử dụng vốn huy động vào cho vay của
Ngân hàng Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, nếu chỉ tiêu này lớn thì
khá năng huy động của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả Cơng thức tính:
Trang 35
Tỷ lệ dư nợ / tổng vốn huy động (%) = * 100(%)
Tổng vốn huy động
2.1.4.3 Chỉ tiêu nợ xấu trên dư nợ
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao Công thức tính:
Nợ xâu
Tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ (%) = ——————— *i(((%)
Dư nợ 2.1.4.4 Hệ số thu nợ:
Hệ số thu nợ: Thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu
nợ
Công thức:
Doanh số thu nợ Hệ sô thu nợ =
Doanh số cho vay
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:
— Thu thập số liệu trực tiếp từ ngân hàng NHNọ & PTNT chi nhánh Ngã Báy qua 3 năm 2008, 2009, 2010 Cụ thé:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2008-2010
+ Bảng cân đối kế toán năm 2008-2010
Trang 36
+ Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá
hạn
— Tổng hợp các thơng tin từ tạp chí Ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại Ngân hàng, sách báo về Ngân hàng
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:
- Mục tiêu 1: Phương pháp đánh giá, diễn giải qua các biểu bảng, đồ thị, so
sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối qua các năm để phân tích nghiên cứu tốc độ phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu 2: + Phương pháp dùng các chỉ số tài chính để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn
+ Dùng phương pháp so sách số tương đối + Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối
- Mục tiêu 3: Tổng hợp kết quả phân tích rút ra nhận xét đánh giá và đề xuất
Trang 37CHƯƠNG 3
KHAI QUAT VE NHNo & PTNT CHI NHANH NGA BAY
3.1 VAI NET VE NHNNo & PTNT CHI NHANH NGA BAY 3.1.1 Khái quát về NHN, & PTNT
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt
Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo) là Ngân hàng Thương mại Quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà cịn đóng vai trị quan
trọng trong việc thúc đây mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam
NHNG là ngân hàng lớn nhất Việt nam cá về vốn, tài sản, đội ngũ Cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Đến cuối 2001, NHNo có 2.275 tỷ VNĐ vốn tự có (theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến 7/02 vốn tự có là 3.775 tỷ VNĐ và đến tháng 1/2004 là 5.865 tỷ VNĐ); trên 70 ngàn tỷ VNĐ tổng tài
sản có; 1568 chỉ nhánh toàn quốc; 24.000 CBNV và có quan hệ với trên 7.500
doanh nghiệp, 8 triệu hộ sản xuất kinh doanh và trên năm mươi triệu khách hàng giao dịch các loại
Trang 38
Là ngân hàng đầu tư tích cực vào đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng
phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến Hiện NHNo đã kết nối trên diện rộng mạng máy tính từ trụ sở chính đến hơn 1.500 chi nhánh; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ
thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT Đến nay, NHNo hồn tồn có đủ năng lực
cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối
tượng khách hàng trong và ngoài nước
Là ngân hàng có mạng lưới ngân hang đại lý lớn với trên 700 ngân hàng, tổ
chức tài chính quốc tế ở gần 90 quốc gia khắp các châu lục Là thành viên Hiệp hội
Tín dụng Nông Nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) và Hiệp
hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA); đã đăng cai tô chức nhiều hội nghị quốc
tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 1998,
được đăng cai tổ chức Hội nghị tín dụng nơng nghiệp quốc tế CICA lần thứ 31,
tháng 11 năm 2001 tại Hà Nội Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án của các tổ chức tài chính tín dụng ngân hàng quốc tế đặc biệt là các dự án của WB,ADB,AFD với 53 dự án, tổng số vốn 1.645 triệu USD
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, NHNo đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ qua đó đóng góp to lớn vào sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của NHN, & PTNT Chỉ nhánh Ngã Bay
Tổ chức tiền thân của NHNọ & PTNT Huyện Phụng Hiệp là Ngân hàng phát triển nông thôn Phụng Hiệp được thành lập vào ngày 26/03/1988 theo nghị định
53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng Ngân hàng phát triển nông nghiệp Phụng Hiệp trực thuộc của ngân hàng phát triển nông nghiệp Cần Thơ
Đến ngày 14/11/1990, theo nghị định số 400/CT Ngân hàng phát triển nông
Trang 39Ngày 15/10/1996 quyết định số 280/QĐÐNH5 của NHNọ & PTNT Việt Nam
đổi tên Ngân hàng nông nghiệp Phụng Hiệp thành NHNọ & PTNT Phụng Hiệp là
chỉ nhánh trực thuộc NHNọ & PTNT Tỉnh Cần Thơ
Đến ngày 01/03/2004 theo quyết định 64/QĐÐ/HĐQT - TCCB của chủ tịch HĐQT NHNọ & PTNT Việt Nam, NHNọ & PTNT Huyện Phụng Hiệp là chi nhánh
cấp 2 trực thuộc NHNọ & PTNT Tỉnh Hậu Giang
Theo quyết định số 528/QĐÐ/HĐQT -— TCCB ngày 22/11/2005 của chủ tịch HĐQT NHNọ & PTNT Việt Nam về việc: “đổi tên chỉ nhánh NHNo & PTNT
Huyện Phụng Hiệp thành chỉ nhánh NHNo & PTNT Thị xã Tân Hiệp” Đến ngày
17/01/2007 Quyết định số 23/QĐÐ —- HĐQT - TCCB của HĐQT NHNọ & PTNT Việt Nam đổi tên chỉ nhánh NHNọ & PTNT Thị xã Tân Hiệp thành NHNo & PTNT
Thị xã Ngã Bảy
3.2 CO CAU TÔ CHỨC
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tô chức
Trang 40
Giám đôc Vv Phé GD phu trach KT- NQ Vv y Vv
Phong tin dung Phòng kế tốn Phịng hành chánh Ngân quỹ % Y Ỷ |
Nhânviên Nhânviên Nhânviên phịng tín phịng kê phịng
dụng toán Ngân quỹ
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNN, & PTNT Chỉ nhánh Ngã Bảy
Sơ đồ này cho thấy cơ cấu tô chức nhân sự của NHNN, & PTNT Chi nhánh Nga Bay gồm ban Giám Đốc, trong đó có một Giám Đốc, một Phó Giám Đốc; một phịng tín dụng: một phịng kế tốn — ngân quỹ; một phòng hành chánh; Trong q
trình điều hành ln có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau
trong công tác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quá công tác và đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 3.2.2.1 Ban Giám đốc
a) Giám đốc
- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ