Tháng đầu năm 2012 và tháng đầu năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 64)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng 2012

6 tháng 2013 2013 2013 2013

Vốn huy động ngắn hạn Triệu đồng 141.000 181.772

Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 160.537 203.876 Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 153.005 177.093

Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 186.938 227.253

Dư nợ ngắn hạn bình quân Triệu đồng 183.172 213.862 Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 4.153 5.915 Dư nợ ngắn hạn/ Vốn huy động ngắn hạn % 132,58 125,02 Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn % 2,22 2,60 Hệ số thu nợ ngắn hạn % 95,31 86,86 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Vòng 0,84 0,83

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.

4.5.1 Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động ngắn hạn

Tỷ lệ Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động ngắn hạn của Ngân hàng từ

năm 2010 đến 30/06/2013 đều trên 100% chứng tỏ vốn huy động ngắn hạn tham gia vào cho vay ít, Ngân hàng còn sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ Hội sở để cho vay. Đáng mừng là tỷ lệ này đã có dấu hiệu giảm từ năm 2012,

tuy những năm qua vốn huy động ngắn hạn và dư nợ ngắn hạn đều tăng nhưng vốn huy động ngắn hạn năm này tăng cao do các kênh đầu tư khác

55

như thị trường bất động sản, chứng khoán, vàng có nhiều biến động, rủi ro cao; gửi tiết kiệm vẫn là giải pháp an toàn đối với người dân thêm nữa Ngân hàng lại có các chương trình huy động vốn, rút thăm trúng thưởng với lãi suất

huy động cao; Ngân hàng hoạt động tích cực trên địa bàn huyện và

được nhiều người biết đến nên vốn huy động năm 2012 tăng cao nhờ đó tỷ lệ Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động ngắn hạn đã giảm và đạt 117,25% - tỷ lệ gần với 100% (tỷ lệ tối ưu) nhất trong những năm qua. Sáu tháng đầu

năm 2013, tỷ lệ này (125,02%) so với cùng kỳ (132,58%) đã giảm đi nhưng so với cuối năm 2012 lại tăng do tốc độ tăng vốn huy động thấp hơn tốc độ tăng dư nợ do lãi suất huy động vốn của Ngân hàng đã giảm nên sức hút

đối với lượng tiền gửi từ dân cư cũng giảm theo nhưng nhờ Ngân hàng có

chương trình huy động vốn hiệu quả, Phòng giao dịch Đông Thuận của

Ngân hàng TMCP Phương Đông sắp sửa dời đi vào tháng 10/2013 nên lượng tiền gửi vào Ngân hàng vẫn tăng. Lãi suất cho vay ngắn hạn đầu năm nay cũng

giảm, chỉ còn 11-12%/năm đối với các ngành nghề kinh doanh liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và 13%/năm đối với các lĩnh vực khác và tiếp tục giảm 1-1,5%/năm trong các tháng tiếp theo, lãi suất giảm nên thu hút được các hộ dân đi vay nhiều hơn do chi phí trả lãi thấp.

4.5.2 Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn

Tỷ lệ Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn những năm qua luôn tăng

nhưng vẫn nằm trong mức cho phép của NHNN (3%). Tuy Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, thu hồi nợ, tăng số lượng công tác viên các xã để giám sát cho vay nhưng số cán bộ tín dụng lại không đổi (08 người) trong khi số lượng món vay cũng như dư nợ các năm qua luôn tăng, cán bộ tín dụng khó có thể quản lý cũng thường xuyên kiểm tra các hộ vay. Bên cạnh đó, do nền kinh tế năm 2012 gặp nhiều khó khăn tác động đến tình hình sản xuất, chế biến của ngành thủy sản cũng như các hộ kinh doanh

trên địa bàn nên nợ xấu tăng. Tỷ lệ này vẫn tiếp tục tăng trong sáu tháng

đầu năm 2013 do nợ xấu ngành thương mại - dịch vụ tăng cao, tăng thêm gần 1,6 tỷ đồng so với cùng kỳ do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, giá xăng từ đầu năm đến nay đã tăng rất nhiều đợt; các hộ kinh doanh chịu đựng một năm 2012 đầy khó khăn sang đầu năm nay sức mua của người dân vẫn không tăng, tình hình vẫn không mấy khả quan nhiều hộ cạn vốn không có tiền trả nợ nên nợ xấu tăng cao.

4.5.3 Hệ số thu nợ ngắn hạn

Chỉ số này phản ánh khả năng thu nợ của Ngân hàng, những năm qua

56

thu nợ qua các năm lần lượt là 108,48% (năm 2010); 91,33% (năm 2011); 94,17% (năm 2012) và 86,86% (6 tháng đầu năm 2013). Hệ số thu nợ

năm 2011 giảm là do doanh số cho vay năm 2011 tăng cao do lạm phát tăng ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu đầu vào nên nhu cầu vay vốn kinh doanh của doanh nghiệp và các hộ tăng; do mưa lũ bất thường cần thu hoạch lúa sớm nên nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân cũng tăng trong khi tốc độ tăng của doanh số thu nợ lại không theo kịp tốc độ tăng của doanh số cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sang năm 2012, nợ xấu tăng cao, Ngân hàng xem xét kỹ các món vay,

phương án kinh doanh có khả thi, thu được lợi nhuận hay không nên doanh số

cho vay của Ngân hàng năm nay vẫn tăng nhưng xét về tốc độ tăng lại không cao chỉ tăng 2,55% so với năm 2011. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng

chú trọng thực hiện kiểm tra, giám sát sau cho vay, tích cực thu hồi nợ

để giảm thiểu nợ xấu nên doanh số thu nợ tăng và nhỉnh hơn năm rồi đôi chút. Sáu tháng đầu năm 2013, Ngân hàng tăng cường giải ngân cho các hoạt động thu mua lúa gạo trên địa bàn theo Nghị định 41 và Quyết định 63 nên doanh số cho vay tăng trong khi đó doanh số thu nợ cũng tăng nhưng tốc độ không cao

như doanh số cho vay, các món vay thu mua lúa gạo thường có giá trị

hàng trăm triệu dù thuộc ngắn hạn nhưng cũng từ 7-12 tháng mới đến hạn thu hồi nên hệ số thu nợ sáu tháng đầu năm giảm.

4.5.4 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của

Ngân hàng trong một thời gian nhất định, vòng quay càng lớn Ngân hàng thu hồi vốn càng nhanh. Vòng quay vốn tăng đạt 1,96 vòng năm 2011; tuy giá cả hàng hóa tăng làm chi phí đầu vào tăng nhưng cũng nhờ đó giá bán,

cho thuê hàng hóa, dịch vụ của người dân cũng tăng; nhiều hộ kinh doanh có hiệu quả nên công tác thu hồi nợ của Ngân hàng thuận lợi, người dân mau chóng trả nợ Ngân hàng để giảm thiểu chi phí phát sinh. Sang năm 2012,

vòng quay vốn tín dụng đã chậm lại còn 1,79 vòng tuy doanh số thu nợ năm này vẫn tăng nhưng vì Ngân hàng tăng cường cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh vượt qua thời kỳ khó khăn để phát triển

sản xuất nên dư nợ tăng cao. Sang sáu tháng đầu năm 2013, Ngân hàng vẫn

tiếp tục giải ngân hỗ trợ nhu cầu vốn của các hộ sản xuất, doanh số thu nợ vẫn tăng do tốc độ tăng của dư nợ (16,75%) và tốc độ tăng của doanh số thu nợ (15,74%) gần như ngang bằng nhau nên vòng quay vốn tín dụng

sáu tháng đầu năm cũng chênh lệch không nhiều chỉ 0,01 vòng (có thể coi như

57

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

5.1 NHỮNG THUẬN LỢI & KHÓ KHĂN CỦA AGRIBANK THỚI LAI 5.1.1 Thuận lợi 5.1.1 Thuận lợi

- Trụ sở của Ngân hàng đặt tại trung tâm của huyện - thị trấn Thới Lai

nên thuận lợi cho việc tìm kiếm và giao dịch của khách hàng.

- Ngân hàng là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam - một thương hiệu ngân hàng gắn bó nhiều năm liền với

bà con nông dân.

- Huyện Thới Lai là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển

sản xuất nông nghiệp cũng như thủy sản. Trong những năm qua hiệu quả

hoạt động của Ngân hàng tuy có giảm đi đôi chút do nền kinh tế khó khăn nhưng vẫn luôn ở mức cao, góp phần cải thiện đời sống người dân trên địa bàn huyện.

- Ngân hàng được sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương huyện Thới Lai đến nay Ngân hàng đã góp phần rất lớn trong việc góp phần đầu tư và cải tạo chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất của toàn huyện

tạo được niềm tin đối với khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là các hộ sản xuất, kinh doanh; bà con nông dân và các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp,

doanh nghiệp hoạt động lâu năm có kinh nghiệm trong sản xuất.

- Đội ngũ nhân viên Ngân hàng có năng lực trình độ cao; phục vụ ân cần,

chu đáo làm hài lòng khách hàng khi đến giao dịch tạo sự thoải mái và

tin tưởng cho khách hàng.

5.1.2 Khó khăn

- Trong những năm qua giá cả các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm luôn biến động, giá chi phí cho sản xuất ngày càng tăng dẫn đến

thu nhập của các hộ dân thấp, có phần ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

của Ngân hàng.

- Tình hình thiên tai, dịch bệnh trong những năm qua diễn biến phức tạp: mưa bão, lũ lụt, dịch bệnh liên tiếp xảy ra làm giảm chất lượng nông sản.

58

- Một số hộ vay không ý thức quản lý và sử dụng nguồn vốn vay kém hiệu quả nên mất hoặc giảm nguồn thu nhập đầu vào vì thế không có

khả năng trả nợ Ngân hàng.

- Lực lượng cán bộ công tác và quản lý còn ít ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của Ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng và cán bộ kiểm soát.

- Trang thiết bị vật chất kỹ thuật của Ngân hàng còn hạn chế ảnh hưởng

tới chất lượng phục vụ của Ngân hàng.

- Tuy là một NHTM thuộc khối Nhà nước được nhiều sự giúp đỡ từ

Chính phủ để đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhưng về bản chất Ngân hàng vẫn là một NHTM kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận

trong khi nhiều người dân vẫn nghĩ Ngân hàng thuộc Nhà nước nên đầu tư vốn

phát triển sản xuất là trách nhiệm của Ngân hàng nên thiếu đi ý thức sản xuất,

kinh doanh thu lợi nhuận để trả nợ Ngân hàng làm một phần vốn đầu tư của

Ngân hàng kém hiệu quả.

5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN CỦA AGRIBANK THỚI LAI CHO VAY NGẮN HẠN CỦA AGRIBANK THỚI LAI

5.2.1 Một số biện pháp nâng cao hoạt động cho vay ngắn hạn

- Ngân hàng cần bồi dưỡng đội ngũ nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn về công tác thẩm định cũng như kiến thức pháp luật có liên quan

đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như Luật các tổ chức tín dụng, luật

phát mãi tài sản, luật đất đai,… nhằm tránh được những sai phạm về vi phạm

pháp luật. Ngoài ra, cán bộ tín dụng của Ngân hàng cũng cần được bồi dưỡng

thêm kiến thức về các lĩnh vực hoạt động sản xuất để hiểu rõ về chu kỳ và những thuận lợi, khó khăn của mỗi ngành nghề hoạt động trên địa bàn để từ đó tính toán được số vốn thực sự Ngân hàng cần cho vay (khác với số vốn khách

hàng yêu cầu được vay) tránh lãng phí vốn và có thời gian thu hồi vốn thích hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cán bộ tín dụng Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi việc sử dụng

vốn vay của khách hàng sau khi đã giải ngân cho vay theo hợp đồng tín dụng.

Cần biết được những thông tin thị trường liên quan đến ngành nghề mình quản lý cho vay khách hàng cũng như kiểm tra, giám sát sau cho vay để biết

khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích, có đem lại lợi nhuận hay

không cũng để một khi phát hiện rủi ro có những biện pháp giúp đỡ khách hàng như cho vay thêm để cải thiện sản xuất hoặc nếu tình hình quá xấu không

thể cải thiện thì mau chóng thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro cho vay. Ngoài ra, còn phải kết hợp với cộng tác viên các ấp, xã nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến hạn.

59

- Đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là các hộ sản xuất, cá nhân

số tiền vay chỉ vài chục triệu đồng nên lượng vốn cho vay của Ngân hàng không tập trung, bị chia nhỏ thành nhiều món vay khác nhau gây khó khăn

trong công tác quản lý, dư nợ cho vay của Ngân hàng qua mỗi năm đều tăng

trong khi số lượng cán bộ tín dụng của Ngân hàng từ lúc mới hoạt động

(năm 2009) đến nay vẫn giữ nguyên nên không thể quản lý tốt cũng như kiểm

tra, giám sát hết từng hộ vay vì thế Ngân hàng nên đào tạo, tuyển thêm từ 1-2 cán bộ tín dụng để chia sẻ gánh nặng công việc với những cán bộ hiện tại, giúp

công tác kiểm tra, giám sát món vay diễn ra thường xuyên và bao quát hết các hộ vay, công tác thu nợ đạt hiệu quả hơn.

- Ngân hàng cần phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức những

buổi hội thảo liên quan đến ngành nghề nông, thủy sản thảo luận những chuyên đề về cải tiến kỹ thuật canh tác, giống cây trồng, vật nuôi mới đạt

năng suất cao, tiêu thụ dễ dàng phù hợp với địa phương hay là các cách phòng chống sâu bệnh, dịch bệnh trên tôm, gia súc, gia cầm... giúp người dân

có thêm thông tin, kiến thức, biện pháp phòng tránh dịch bệnh về ngành nghề

sản xuất, chăn nuôi của mình để từ đó đổi mới phương pháp sản xuất,

thu được lợi nhuận cao hơn để bà con mở rộng quy mô sản xuất. Biện pháp này giúp tăng số lượng khách hàng có nhu cầu về vốn vừa phát triển kinh tế địa phương vừa tăng thu nhập cho Ngân hàng. Tổ chức, tài trợ các buổi hội thảo cũng giúp Ngân hàng nâng cao được hình ảnh, uy tín

của mình trong cộng đồng dân cư.

5.2.2 Một số biện pháp nâng cao hoạt động huy động vốn

Khách hàng đến Ngân hàng để gửi tiền do lo ngại rủi ro khi đem vốn

đi đầu tư vào các kênh khác nên chuyển giao rủi ro, đem tiền đến Ngân hàng

để họ kinh doanh từ nguồn vốn của mình và chờ hưởng tiền lãi nhận được từ

nguồn vốn đó. Vì vậy khách hàng không chỉ quan tâm đến lãi suất tiền gửi mà còn quan tâm đến uy tín cũng như thương hiệu của Ngân hàng trên thị trường

nên tạo lòng tin, làm hài lòng khách hàng là điều hết sức cần thiết đối với

Ngân hàng.

- Đối với khách hàng truyền thống: Ngân hàng tổ chức chương trình tri ân khách hàng thân thiết vào những ngày lễ, tặng quà ngày sinh nhật

khách hàng, ưu đãi lãi suất tiền gửi, tiền vay, phí dịch vụ... Ngân hàng cần quan tâm thăm hỏi nhiều hơn để không những giữ được mối quan hệ chặt chẽ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mà còn có thêm khách hàng tương lai từ khách hàng truyền thống. Sự giới thiệu và tuyên truyền từ nhóm khách hàng này ít tốn chi phí hơn việc

60

quảng cáo tiếp thị về thương hiệu Ngân hàng mà lòng tin của khách hàng

tương lai vào Ngân hàng cũng cao hơn.

- Đối với khách hàng tiềm năng: Bên cạnh đó Ngân hàng cũng khai thác

thêm khách hàng tiềm năng như tổ chức rút thăm trúng thưởng, gửi tiền quay số trúng vàng, tặng quà khi khách hàng gửi tiền như đồng hồ, ba lô, áo mưa, nón bảo hiểm... có in logo thương hiệu của Ngân hàng để vừa

tăng lượng khách hàng gửi tiền vừa quảng bá thêm hình ảnh Ngân hàng trong các tầng lớp nhân dân. Thông qua những chương trình trên, giao dịch viên cũng giới thiệu thêm những sản phẩm dịch vụ hiện tại của Ngân hàng.

Ngân hàng phải thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ khách hàng để củng cố quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt nguyện vọng, tâm tư và tìm hiểu

nhu cầu đòi hỏi của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích hợp. Ngoài ra, khách hàng cũng rất quan tâm đến lãi suất huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 64)