Phân tích dư nợ ngắn hạn tại Agribank Thới Lai

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 57)

Dư nợ cho vay là số tiền mà Ngân hàng cho vay nhưng chưa thu về được

tại một thời điểm nhất định. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng. Mức dư nợ cho vay của Ngân hàng càng cao cho thấy Ngân hàng có quy mô hoạt động tín dụng rộng,

nguồn vốn dồi dào. Tuy nhiên mức dư nợ của ngân hàng càng cao cũng

đồng nghĩa với rủi ro tín dụng cũng càng tăng.

4.4.3.1 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 4.15 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 3.200 5.120 8.020 1.920 60,00 2.900 56,64 Hộ sản xuất, cá nhân 145.690 174.286 192.450 28.596 19,63 18.164 10,42 TỔNG CỘNG 148.890 179.406 200.470 30.516 20,50 21.064 11,74

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.

Bảng 4.16 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của

Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền % Doanh nghiệp 8.720 11.859 3.139 36,00 Hộ sản xuất, cá nhân 178.218 215.394 37.176 20,86 TỔNG CỘNG 186.938 227.253 40.315 21,57

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.

- Doanh nghiệp: Tính đến nay nợ xấu ngắn hạn vẫn chưa tồn tại ở mảng doanh nghiệp nên Ngân hàng cũng không mấy khó khăn khi cho vay

doanh nghiệp vay ngắn hạn. Từ năm 2010, Ngân hàng bắt đầu triển khai cho vay theo Nghị định 41 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, các chương trình cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu lương thực, thủy sản,…; cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất

48

sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định 63, tạo điều kiện để

doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng nên dư nợ

cho vay qua các năm đều tăng. Dư nợ ngắn hạn qua các năm đều tăng tuy nhiên xét về tốc độ tăng lại giảm dần, dư nợ các năm tăng lần lượt là 60%

(năm 2011), 56,64% (năm 2012) và 36% (6 tháng đầu năm 2013) do các doanh nghiệp tăng cường vay vốn trung và dài hạn để đầu tư, đổi mới

trang thiết bị máy móc tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi; dư nợ ngắn hạn vẫn tăng do doanh nghiệp cần vốn

để tạm ứng cho các hộ sản xuất, chăn nuôi khi thu mua lúa gạo, thủy sản.

- Hộ sản xuất, kinh doanh: Dư nợ ngắn hạn hộ sản xuất, cá nhân

qua các năm đều tăng. Cụ thể, năm 2011 dư nợ tăng 28,6 tỷ đồng (19,63%) so với năm 2010, sang năm 2012 dư nợ vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm chỉ 10,42% (18,2 tỷ đồng). Nguyên nhân là do doanh số cho vay năm này

tăng trưởng thấp chỉ 1,35% (tương đương 4,6 tỷ đồng so với năm 2010)

trong khi đó nhờ thực hiện tốt công tác thu hồi nợ, bà con nông dân được mùa,

năng suất và sản lượng lúa đều tăng nên doanh số thu nợ tăng cao 3,67%

(11,4 tỷ đồng) do vậy dư nợ năm 2012 tăng trưởng thấp. Sáu tháng đầu

năm 2013, dư nợ ngắn hạn đã tăng trưởng với tốc độ cao trở lại, tăng 20,86%

(37,2 tỷ đồng) so với cùng kỳ nhờ cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ sáu tháng đầu năm nay đều tăng cao, đây là một điều đáng mừng chứng tỏ nền

kinh tế huyện đang dần ổn định và phát triển, đời sống người dân được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt huy động vốn, cho vay và thu nợ

của Ngân hàng diễn ra dễ dàng hơn.

4.4.3.2 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 4.17 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 34.376 38.109 53.661 3.733 10,86 15.552 40,81 Trồng trọt 26.746 28.567 39.570 1.821 6,81 11.003 38,52 Chăn nuôi 7.630 9.542 14.091 1.912 25,06 4.549 47,67 Thủy sản 42.573 33.541 24.643 (9.032) (21,22) (8.898) (26,53) Thương mại và dịch vụ 65.971 92.643 106.473 26.672 40,43 13.830 14,93 Nghành khác 5.970 15.113 15.693 9.143 153,15 580 3,84 TỔNG CỘNG 148.890 179.406 200.470 30.516 20,50 21.064 11,74

49

Bảng 4.18 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của

Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền % Nông nghiệp 50.253 58.626 8.373 16,66 Trồng trọt 38.605 42.983 4.378 11,34 Chăn nuôi 11.648 15.643 3.995 34,30 Thủy sản 26.765 21.932 (4.833) (18,06) Thương mại và dịch vụ 95.576 129.897 34.321 35,91 Nghành khác 14.345 16.798 2.453 17,10 TỔNG CỘNG 186.938 227.253 40.315 21,57

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.

- Nông nghiệp: Dư nợ ngắn hạn nông nghiệp ở cả hai mảng trồng trọt và

chăn nuôi qua các năm đều tăng do Ngân hàng tăng cường cho vay nông nghiệp theo Nghị định 41 và Quyết định 63 về chính sách hỗ trợ lãi suất

cho vay nông nghiệp, nông thôn. Năm 2012, doanh số cho vay và thu nợ

đều tăng cao ở cả trồng trọt và chăn nuôi nên dư nợ nông nghiệp năm này cũng tăng cao, cụ thể dư nợ trồng trọt tăng 11 tỷ đồng (38,52%) và dư nợ

chăn nuôi tăng 4,5 tỷ đồng (47,67%) so với năm 2011, do năm nay các hộ sản xuất, chăn nuôi làm ăn có hiệu quả, nâng suất nông sản tăng cao, lại tránh được tình trạng chèn ép giá nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước ở các

điểm thu mua cố định giá nên thu nhập các hộ tăng, trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng vì thế Ngân hàng sẵn sàng cho các hộ vay vốn những lần tiếp theo để mở rộng diện tích sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nhờ đó mà doanh số thu nợ sáu tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục tăng 8,4 tỷ đồng (16,66%) so với cùng kỳ.

- Thủy sản: Những năm qua Ngân hàng luôn tạo điều kiện để khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn nhằm ổn định và phát triển sản xuất,

kinh doanh. Song, do còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa các hộ sản xuất và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra; tình hình nuôi trồng chế biến và tiêu thụ không ổn định, thường xuyên bị thua lỗ, nợ xấu tăng cao đặc biệt

là vào năm 2012 với những món nợ thuộc nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn

nên Ngân hàng còn lo nhiều lo ngại khi đầu tư vào ngành này vì thế dư nợ

thủy sản liên tục giảm qua các năm. Cụ thể, dư nợ giảm 9 tỷ đồng (21,22%) năm 2011 và tiếp tục giảm 8,9 tỷ đồng tương đương 26,53% vào năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2013, tốc độ giảm dư nợ đã chậm lại, chỉ giảm 18,06%

50

so với cùng kỳ, Ngân hàng tăng cường cho vay các hộ nuôi tôm do nhận thấy

kết quả khả quan từ mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa.

- Thương mại và dịch vụ: Những năm qua hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường được mở rộng với nhiều thành phần kinh tế tham gia từ sản xuất, trao đổi, mua bán đến tiêu dùng; để góp một phần sức vào việc phát triển kinh tế địa phương

Ngân hàng đã tăng dư nợ cho vay đối với ngành này qua các năm.

Dư nợ năm 2011 tăng cao, tăng 26,7 tỷ đồng (40,43%) so với cùng kỳ do lạm phát năm này cao, giá cả hàng hóa tăng nhiều doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động kinh doanh phải đi vay vốn Ngân hàng. Năm 2012, nhờ Ngân hàng

thực hiện tốt công tác thu nợ nên dư nợ năm này tăng chậm lại, chỉ tăng 14,93% so với năm 2011. Sang sáu tháng đầu năm 2013, tuy nền kinh tế đang dần ổn định nhưng sức mua của người dân không tăng,

vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đang đón chờ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vì thế để giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, có vốn để kinh doanh

Ngân hàng vẫn cho tăng cường cho vay thương mại - dịch vụ nên dư nợ tiếp tục tăng.

- Ngành khác: Dư nợ cho vay ngành khác qua các năm đều tăng.

Năm 2011, các cơ sở kinh doanh đạt hiệu quả nên Ngân hàng giải ngân cho vay nhiều, sang năm 2012 dư nợ vẫn tăng nhưng không phải do doanh số cho vay tăng mà do doanh số thu nợ ngành khác giảm vì nền kinh tế khó khăn. Sáu tháng đầu năm 2013, số lượng cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện tăng nên nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất tăng, Ngân hàng giải ngân giúp đỡ tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn huyện có công ăn việc làm nên dư nợ ngành khác tăng gần 2,5 tỷ đồng (17,10%) so với cùng kỳ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)