qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Trong ba năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thử thách, nhưng với
sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm của tập thể cán bộ Agribank Thới Lai đã
18
khả quan. Kết quả đó được thể hiện qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng như sau:
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thới Lai
qua 3 năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 32.514 35.538 42.513 3.024 9,30 6.975 19,63 Thu nhập lãi 31.526 33.708 40.786 2.182 6,92 7.078 21,00 Thu nhập từ dịch vụ và
kinh doanh ngoại tệ 438 1.050 1.020 612 139,73 (30) (2,86)
Thu nhập khác 550 780 707 230 41,82 (73) (9,36) Tổng chi phí 29.573 32.962 39.674 3.389 11,46 6.712 20,36 Chi phí lãi 20.514 23.673 29.642 3.159 15,40 5.969 25,21 Chi phí dịch vụ và kinh doanh ngoại tệ 743 862 954 119 16,02 92 10,67 Chi phí khác 8.316 8.427 9.078 111 1,33 651 7,73 Lợi nhuận 2.941 2.576 2.839 (365) (12,41) 263 10,21
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền % Tổng thu nhập 24.215 20.581 (3.634) (15,01) Thu nhập lãi 22.986 19.341 (3.645) (15,86) Thu nhập từ dịch vụ và
kinh doanh ngoại tệ 764 793 29 3,80
Thu nhập khác 465 447 (18) (3,87)
Tổng chi phí 23.185 19.505 (3.680) (15,87)
Chi phí lãi 18.572 14.574 (3.998) (21,53)
Chi phí dịch vụ và
kinh doanh ngoại tệ 607 660 53 8,73
Chi phí khác 4.006 4.271 265 6,62
Lợi nhuận 1.030 1.076 46 4,47
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.
3.2.4.1 Thu nhập
Nhìn chung, tổng thu nhập của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm 2010 - 2012. Cụ thể tổng thu nhập năm 2011 tăng 9,3% so với năm 2010,
đến năm 2012 tiếp tục tăng thêm 19,63%. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là cho vay nên thu nhập từ lãi chiếm hơn 90% tổng thu nhập của Ngân hàng.
19
Ngay từ đầu năm 2011 tình hình kinh tế đã có nhiều yếu tố không thuận lợi, lạm phát tăng cao (CPI tháng 4/2011 tăng 9,64% so với
cuối năm 2010 vượt quá mục tiêu lạm phát 7% cả năm của Chính phủ, và
chốt ở mức 18,13% vào cuối năm); thêm vào đó do tác động của
Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20/05/2010 khi lần đầu tiên tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động (là 80%) được quy định vì thế muốn tăng dư nợ buộc lòng Ngân hàng phải tăng nguồn vốn huy động dẫn đến
cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, đẩy lãi suất huy động và lãi suất cho vay
lên cao. Tại Agribank Thới Lai ghi nhận mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối thiểu vào ngày 30/6/2011 là 16,5%/năm và cao nhất là 21%/năm, cao hơn
so với mặt bằng lãi suất bình quân năm 2010 (12-19%/năm). Ngoài ra, từ vụ Hè Thu năm nay, huyện Thới Lai bắt đầu triển khai xây dựng mô hình
“Cánh đồng mẫu lớn” đã đạt được nhiều kết quả ngoài mong đợi, thu nhập của
bà con nông dân được nâng cao. Nhờ những yếu tố trên nên tuy trải qua một năm 2011 đầy biến động nhưng thu nhập của Ngân hàng vẫn tăng, dù chỉ
khiêm tốn tăng 3 tỷ đồng so với năm 2010.
Gần cuối năm 2011 nhằm hạ nhiệt lãi suất, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, NHNN đã có những động thái tích cực như
hủy bỏ quy định về tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động trong
Thông tư 22/2011/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/09/2011; ban hành
Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm,
với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm. Vì thế sang năm 2012,
lãi suất cho vay tại Ngân hàng đã giảm, chỉ còn 15-19%/năm; lãi suất giảm nhưng thu nhập lãi vẫn tăng bởi những khoản thu từ hợp đồng tín dụng với lãi suất cao năm 2011. Thêm vào đó, năm nay đa số các chỉ tiêu kinh tế của
huyện Thới Lai đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, đời sống người dân
từng bước nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,4 triệu đồng/người/năm, cũng đã phần nào gián tiếp giúp Ngân hàng huy động vốn và thu nợ được dễ dàng hơn. Tổng thu nhập của Ngân hàng năm 2012 đạt hơn
42,5 tỷ đồng và vượt 4% so với kế hoạch của Ngân hàng.
Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, thu từ lãi của Ngân hàng giảm 15,86%
so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do thực hiện theo Thông tư 33/2012/TT- NHNN có hiệu lực từ ngày 24/12/2012 quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là 12%/năm và Nghị định 41/2010/
NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay ngắn hạn
20
một phần thu nhập của phần lãi suất sụt giảm, bên cạnh việc thực hiện tuyên truyền cho vay, Ngân hàng còn vận động khách hàng sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng như dịch vụ thu hộ ngân sách, dịch vụ nạp tiền
điện thoại di động trả trước bằng tài khoản tại Ngân hàng, dịch vụ Mobile Banking...
3.2.4.2 Chi phí
Tổng chi phí của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm 2010 - 2012, với tốc độ tăng luôn cao hơn tổng thu nhập. Cụ thể, năm 2011 tổng chi phí tăng 11,46%, và tiếp tục tăng lên 20,36% vào năm 2012. Khác với tổng thu nhập tuy luôn tăng qua các năm, nhưng các khoản mục trong nó có sự tăng giảm qua từng năm thì ba khoản mục chính trong tổng chi phí lại
luôn tăng.
Năm 2011 là một năm đầy khó khăn, biến động của nền kinh tế; thị trường bất động sản đóng băng, nhiều dự án phải chào bán giảm giá, giá vàng liên tiếp lập kỷ lục cao nhất là vào ngày 22/08/2011 ở mức 49 triệu đồng/lượng, các ngân hàng chạy đua huy động vốn với lãi suất cao. Lãi suất
huy động cao cùng với sự tăng lên của cả hai nguồn vốn chính là vốnhuy động và vốn điều chuyển đã làm chi phí lãi của Ngân hàng tăng.
Bước sang năm 2012, nhờ các giải pháp siết chặt tín dụng, hạn chế
đầu tư công, hạ nhiệt thị trường bất động sản của Chính phủ và NHNN, lãi suất huy động của Ngân hàng đã giảm nhưng nguồn vốn huy động của
Ngân hàng vẫn tăng lên vì tuy đã hạ nhiệt nhưng thị trường bất động sản,
chứng khoán vẫn đang trong thời kỳ khó đem lại lợi nhuận, giá vàng
trong nước bị đẩy lên quá cao so với thế giới đem lại nhiều rủi ro khi đầu tư vàng. Trước tình cảnh các nguồn đầu tư sinh lời khác đều tiềm ẩn nhiều rủi ro
thì gửi tiết kiệm Ngân hàng tuy lãi suất thấp nhưng vẫn là giải pháp an toàn.
Đó là lý do chi phí lãi của Ngân hàng năm 2012 tăng thêm gần 6 tỷ đồng. Năm 2013, tổng chi phí của Ngân hàng sau 6 tháng đầu hoạt động đã giảm đi 3,7 tỷ đồng so với cùng kỳ, trong đó chỉ có khoản mục chi phí lãi giảm, trong khi hai khoản mục còn lại đều tăng. Chi cho hoạt động quản lý và công vụ như: giấy tờ in, tài liệu, tuyên truyền, quảng cáo, chi xăng dầu, công tác phí...; chi hoa hồng cho công tác viên đều tăng. Bên cạnh việc lãi suất huy động giảm sẽ kém hấp dẫn người dân gửi tiền, thì việc vốn huy động của
Ngân hàng vẫn tăng mà chi phí lãi giảm là một điều đáng mừng đối với
Ngân hàng, điều này cho thấy chi phí tăng lên cho hoạt động tuyên truyền,
21
3.2.4.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động và
quy mô của Ngân hàng. Mặc dù thu nhập và chi phí của Ngân hàng qua các năm đều tăng nhưng lợi nhuận qua 3 năm lại tăng giảm không đều vì có năm tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập.
Lợi nhuận năm 2011 của Ngân hàng giảm là một điều có thể lý giải được
bởi nguyên nhân cốt lõi của việc chạy đua lãi suất huy động của các ngân hàng
là để tăng vốn cho vay từ đó làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng nên ngoài cuộc đua lãi suất huy động các ngân hàng còn phải cạnh tranh nhau ở mảng cho vay, sẽ chẳng có khách hàng nào đi vay một món vay với mức lãi suất cao hơn những ngân hàng khác nên không phải lãi suất huy động
tăng lên bao nhiêu thì lãi suất cho vay cũng tăng lên được bấy nhiêu.
Trong khi để vừa giữ chân được khách hàng thân thiết vừa lôi kéo thêm các khách hàng mới, Ngân hàng vẫn phải chi trả nhiều hơn cho hoạt động
khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng, quảng cáo, tài trợ cho các chương trình
văn hóa thể thao ở địa phương để nâng cao uy tín, tạo niềm tin với khách hàng.
Sang năm 2012 nhờ những nỗ lực của Chính phủ và NHNN, lãi suất
cho vay đã giảm xuống; sản xuất nông nghiệp Thới Lai được mùa, huyện đã thực hiện thắng lợi 3 vụ lúa trong năm, sản lượng và năng suất cây trồng vật nuôi đều tăng; các chương trình tuyên truyền, quảng cáo của Ngân hàng phát huy tác dụng, khách hàng gửi tiền và đi vay tại Ngân hàng nhiều hơn nhờ đónăm 2012 lợi nhuận đạt 2,8 tỷ đồng tăng 10,21% so với năm 2011 và
vượt 27,13% kế hoạch của Ngân hàng.
Tổng thu nhập và tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 đều giảm nhưng
nhờ tốc độ giảm của thu nhập thấp hơn tốc độ giảm của chi phí nên lợi nhuận
của Ngân hàng vẫn tăng 46 triệu đồng so với cùng kỳ tương đương 4,47% và
tăng trưởng ngang bằng với kế hoạch lợi nhuận năm 2013 của Ngân hàng là
tăng 4,44% so với năm 2012. Sáu tháng đầu năm nay, tình hình xuất khẩu gạo trên địa bàn thành phố Cần Thơ ít thuận lợi, giá lúa ở mức thấp nông dân
trồng lúa lời ít, hòa vốn thậm chí thua lỗ; các hộ nuôi cá tra cũng cùng cảnh ngộ khi chi phí đầu vào cá nguyên liệu, thức ăn liên tục tăng còn
đầu ra luôn bấp bênh khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phá giá, khiến giá cá tra giảm. Bà con nông dân trồng dưa hấu nghịch mùa trên
đất ruộng thời tiết thuận lợi nhưng lợi nhuận lại không cao bằng năm trước, do cung nhiều hơn cầu. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp thành phố đã khuyến khích bà con nông dân nhất là những hộ dân đã thu hoạch lúa Hè Thu
22
trồng màu vụ Xuân Hè, nuôi thủy sản trong vụ Thu Đông trên ruộng lúa,
do giá các loại cây đậu nành, mè... cao hơn giá lúa, lại dễ chăm sóc, ít sâu bệnh hơn, tuy nhiên do giá cả rau màu lên xuống thất thường nên nhiều
người dân còn ngại trồng. Nhìn chung, với những diễn biến kinh tế
trên địa bàn tuy còn nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng vẫn có thể tăng doanh số cho vay, thu hồi nợ và đạt được chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận theo
kế hoạch đã đề ra. Ngân hàng cần chủ động tuyên truyền, quảng cáo đi đến các xã vùng sâu, giảm lãi suất hoặc có ưu đãi về thời hạn vay cho bà con nông dân, kết hợp với cộng tác viên các ấp, xã kiểm tra, giám sát các món vay
cũng như nhắc nhở các món vayđến hạn.
Tổng thể, trong gần 4 năm qua nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng
Ngân hàng vẫn cố gắng phối hợp, thực hiện tốt các chính sách của chính quyền địa phương huyện Thới Lai và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đề ra, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của Ngân hàng trên địa bàn, Ngân hàng tiếp tục là lựa chọn hàng đầu được bà con
nông dân tin tưởng vay vốn sản xuất, chăn nuôi, góp phần sức lực của mình vào công cuộc phát triển kinh tế của địa phương.
23
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI AGRIBANK THỚI LAI
Ngân hàng đóng vai trò trung gian, tập trung vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và chuyển vốn đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu
về vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Đối với Ngân hàng, vốn là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định đến khả năng hoạt động cũng như
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng có nguồn vốn dồi dào sẽ dễ dàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, mở rộng thị trường tín dụng, tăng khả năng thanh toán từ đó nâng cao uy tín, vị thế,
thu hút được càng nhiều khách hàng về Ngân hàng mình.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Lai có nguồn vốn được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: vốn huy động từ dân cư và
các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện và vốn điều chuyển từ Hội sở, bảng 4.1
và 4.2 sẽ cho ta thấy sự biến động của hai nguồn vốn này trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 96.514 119.453 173.522 22.939 23,77 54.069 45,26 Vốn điều chuyển 113.511 130.135 109.871 16.624 14,65 (20.264) (15,57) Tổng nguồn vốn 210.025 249.588 283.393 39.563 18,84 33.805 13,54
Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.
Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền % Vốn huy động 143.574 185.556 41.982 29,24 Vốn điều chuyển 120.148 130.411 10.263 8,54 Tổng nguồn vốn 263.722 315.967 52.245 19,81
24
- Vốn huy động: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm, tăng 23,77% năm 2011 và tiếp tục tăng 45,26%
tương đương 54 tỷ đồng năm 2012. Năm 2011 mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, đồng nội tệ mất giá, các ngân hàng cạnh tranh tăng lãi suất, lôi kéo khách hàng gửi tiền để cho vay. Đây vừa là
khó khăn vừa là cơ hội để Ngân hàng lôi kéo được càng nhiều khách hàng, chủ yếu là các hộ nông dân với các chương trình huy động tiền gửi lãi suất cao
kèm theo khuyến mãi dự thưởng trúng vàng, thêm vào đó đối thủ cạnh tranh trên địa bàn của Ngân hàng ít, chỉ có Phòng giao dịch Đông Thuận của Ngân hàng TMCP Phương Đông và Ngân hàng Chính sách Xã hội. Nhờ đó mà vốn huy động của Ngân hàng năm 2011 tăng 22,9 tỷ đồng.
Trên đà tăng trưởng, năm 2012 vốn huy động của Ngân hàng tiếp tục tăng, khi trong năm này lạm phát đã được kiềm chế, thị trường vàng bất ổn là thời cơ để Ngân hàng huy động được càng nhiều lượng tiền nhàn rỗi trong
dân cư, một phần cũng nhờ công tác tuyên truyền, tài trợ, huy động vốn của
Ngân hàng triển khai trên địa bàn có hiệu quả; Ngân hàng ân cần, chu đáo,