Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn tại Agribank Thới Lai

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 60)

Dư nợ cho vay doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng từ 5 - 7% trong tổng

dư nợ của Ngân hàng do số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện ít, đa số là các hộ sản xuất, kinh doanh, nợ xấu doanh nghiệp chỉ mới xuất hiện từ

sáu tháng đầu năm 2012 với khoản nợ 900 triệu đồng thuộc nhóm 5 ở mảng

trung, dài hạn và con số này vẫn giữ nguyên trong năm 2012 đến sáu tháng

đầu năm 2013. Tính đến sáu tháng đầu năm nay nợ xấu ngắn hạn vẫn chưa tồn tại ở mảng doanh nghiệp hay nói ngược lại nợ xấu ngắn hạn chỉ xuất hiện ở hộ sản xuất, cá nhân nên ta bỏ qua phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế và đi thẳng vào phân tích nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 -

51

Bảng 4.19 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế

của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 201 579 380 378 188,06 (199) (34,37) Trồng trọt 118 342 200 224 189,83 (142) (41,52) Chăn nuôi 83 237 180 154 185,54 (57) (24,05) Thủy sản 400 609 2.951 209 52,25 2.342 384,56 Thương mại và dịch vụ 200 305 850 105 52,50 545 178,69 Nghành khác 73 125 269 52 71,23 144 115,20 TỔNG CỘNG 874 1.618 4.450 744 85,13 2.832 175,03

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.

Bảng 4.20 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế của

Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền % Nông nghiệp 251 343 92 36,65 Trồng trọt 171 223 52 30,41 Chăn nuôi 80 120 40 50,00 Thủy sản 3.560 3.565 5 0,14 Thương mại và dịch vụ 142 1.707 1.565 1.102,11 Nghành khác 200 300 100 50,00 TỔNG CỘNG 4.153 5.915 1.762 42,43

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.

- Nông nghiệp: Năm 2011 nợ xấu nông nghiệp tăng do tình hình mưa lũ

diễn biến thất thường nhiều nông sản chưa thu hoạch kịp bị lũ cuốn trôi hoặc hư hại do ẩm mốc, lúa thu hoạch chạy lũ bị ướt, nhưng khi đem về nhà lại không phơi được do mưa nhiều trong khi hầu hết các lò sấy đã quá tải làm chất lượng lúa gạo giảm nên giá cũng giảm theo. Tin đồn dịch cúm gia cầm, dịch heo tai xanh bùng phát vào cuối năm cũng khiến các hộ

chăn nuôi khốn đốn khi giá thức ăn chăn nuôi tăng, lại phải chi trả tiền thuốc

tiêm phòng dịch trong khi sức mua của người dân giảm, một số hộ nông dân lo sợ tình trạng này kéo dài chi phí chăn nuôi tăng lên khi bán ra có thể bị lỗ

nên bán tháo cho các thương lái với giá rẻ để giảm thiểu thiệt hại.

Sang năm 2012, số lượng gia súc, gia cầm chăn thả trên địa bàn huyện tăng,

nhờ tiêm phòng dịch nên năm nay trên địa bàn huyện không xảy ra dịch cúm

52

phường trên địa bàn thành phố vào tháng 8 - 9 nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức mua của người dân; năm nay tuy giá lúa gạo có nhiều biến động nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao các hộ nông dân bán được giá nên nợ xấu năm 2012 đã giảm đi 199 triệu đồng (34,37%) so với năm 2011. Sau khi giảm vào năm 2012, sáu tháng đầu năm nay nợ xấu nông nghiệp đã tăng trở lại do xuất hiện ổ dịch cúm A-H5N1 ở quận Ô Môn (ngày 22/04/2013) nên

cơ quan thú y tiến hành tiêm phòng bao vây ổ dịch ở các khu vực lân cận

trong đó có 2 xã giáp ranh Định Môn, Thới Thạnh thuộc huyện Thới Lai làm ảnh hưởng đến giá gia cầm các loại. Năm nay diện tích trồng dưa hấu

nghịch mùa trên đất ruộng tăng, thời tiết thuận lợi nhưng lợi nhuận lại không cao bằng năm trước, do cung nhiều hơn cầu, một số hộ năm nay mới lần đầu trồng dưa nghịch mùa chưa có kinh nghiệm cũng như không nắm vững kỹ thuật trồng dưa làm dưa bị úng, thúi; da dưa sần sùi, quả dưa méo thương lái chê, ép giá nên lời ít hoặc không có lời nên chưa trả được hết nợ cho Ngân hàng làm nợ xấu sáu tháng đầu năm nay tăng.

- Thủy sản: Nợ xấu ngành thủy sản tăng liên tục qua các năm. Đặc biệt

nợ xấu năm 2012 tăng mạnh, gấp 4,8 lần năm 2011 mà chủ yếu lại rơi vào nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn do nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra

xuất khẩu gặp khó do xuất khẩu cá với giá rẻ lại phải cho các nhà nhập khẩu

mua cá chậm trả tiền gây khó cho vòng vay vốn của doanh nghiệp, sản lượng

xuất khẩu cá tra vào thị trường chính - Liên minh Châu Âu lại giảm do tình trạng khủng hoảng nợ công, các nhà nhập khẩu cắt giảm hoặc tạm hoãn hợp đồng. Do số lượng cá giống tăng cao trong khi nhu cầu cá giống

không tăng nên các hộ nuôi bị thương lái ép giá dẫn đến thua lỗ không có tiền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trả nợ Ngân hàng, doanh nghiệp giảm lượng thu mua thủy sản làm mặt hàng này ứ đọng trong khi các hộ nuôi cá thương phẩm hàng ngày vẫn phải chi trả

tiền thức ăn chăn nuôi nên đành phải giảm giá, bán thiếu cho doanh nghiệp

để giảm thiệt hại. Doanh nghiệp và hộ nuôi cá đều gặp khó khăn nên nợ xấu năm này tăng cao. Sang sáu tháng đầu năm 2013, tình trạng khó khăn vẫn còn tiếp diễn, nợ nhóm 3 ngành này giảm nhưng không phải là điều đáng mừng,

nợ giảm do các hộ sản xuất vẫn chưa trả được nợ, thời hạn kéo dài ra nên chuyển xuống nhóm 4 trong khi nợ nhóm 5 vẫn giữ nguyên nhưng nợ xấu

ngành thủy sản vẫn có hy vọng giảm vào cuối năm vì theo số liệu Thống kê Hải quan nhiều năm cho thấy do tính thời vụ, chu kỳ xuất khẩu hàng thủy sản thường có tăng trưởng mạnh vào 2 quý cuối mỗi năm, các doanh nghiệp hiện đang sản xuất cầm chừng trên địa bàn sẽ đẩy mạnh sản xuất vào cuối năm

53

nhờ đó các hộ trả được nợ các món vay quá hạn cho Ngân hàng và tiếp tục vay

thêm các món vay mới.

- Thương mại và dịch vụ: Nợ xấu ngành thương mại - dịch vụ qua các năm đều tăng nhưng xét về tỷ trọng nợ xấu ngành này trong tổng nợ xấu thì giảm qua các năm 2010 - 2012, trừ sáu tháng đầu năm 2013

nợ xấu ngành này tăng mạnh cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều gặp khó khăn nhưng nhờ doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào dễ dàng tìm kiếm đầu ra hơn các hộ kinh doanh nhỏ lẻ nên nợ xấu chỉ

xuất hiện ở các hộ sản xuất, cá nhân. Những năm gần đây sản xuất, kinh doanh

gặp nhiều khó khăn các hộ kinh doanh phải tăng cường vay vốn Ngân hàng

để duy trì hoạt động kinh doanh tình trạng này kéo dài đến sáu tháng đầu

năm nay tuy nền kinh tế được đánh giá là đã có những dấu hiệu phục hồi nhưng sức mua người dân vẫn không tăng trong khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, xăng dầu tăng giá nhiều lần làm nhiều hộ kinh doanh lợi nhuận

thấp hoặc thua lỗ nên nợ xấu Ngân hàng tăng.

- Ngành khác: Dư nợ cho vay ngành khác qua các năm đều tăng trong khi nền kinh tế vẫn còn khó khăn nhiều cơ sở sản xuất hoạt động không hiệu quả, thua lỗ dẫn đến tình trạng chậm trả nợ Ngân hàng; một số cá nhân vay nợ là người làm thuê kiếm sống, thu nhập không ổn định nên không có tiền trả nợ làm nợ xấu tăng.

Nhìn chung do nền kinh tế còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động

sản xuất, kinh doanh của nhiều hộ dân trên địa bàn nên nợ xấu

qua các năm tăng. Ngân hàng có 8 cán bộ tín dụng quản lý các món vay của 12 xã và 1 thị trấn; các doanh nghiệp kinh doanh ít, đa số là các hộ sản xuất, cá nhân nên số lượng các món vay nhiều trong khi số tiền vay lại ít (thường chỉ vài chục triệu đồng), một số xã nằm ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn nên ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, thu nợ của Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã có những nỗ lực cải thiện tình trạng này

khi tăng số lượng cộng tác viên các ấp, xã để kiểm tra, nhắc nhở các món vay

trong và sắp đến hạn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 60)