Phân tích hoạt động cho vay tại Agribank Thới Lai

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 41)

Với chức năng trung gian tài chính Ngân hàng đã tập trung huy động

nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư để cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ

sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp trên địa bàn huyện góp phần vào công cuộc phát triển nền kinh tế huyện nhà. Cấp tín dụng mà cụ thể là cho vay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, để hiểu rõ hơn tình hình sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng ta sẽ đi vào tìm hiểu doanh số cho vay, doanh số

thu nợ, dư nợ và nợ xấu của Ngân hàng giai đoạn từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 qua hai bảng 4.5 và 4.6.

32

Bảng 4.5 Hoạt động cho vay của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 321.066 398.603 416.256 77.537 24,15 17.653 4,43

Ngắn hạn 283.423 352.109 361.104 68.686 24,23 8.995 2,55 Trung và dài hạn 37.643 46.494 55.152 8.851 23,51 8.658 18,62 Doanh số thu nợ 342.703 359.040 382.214 16.337 4,77 23.174 6,45 Ngắn hạn 307.457 321.593 340.040 14.136 4,60 18.447 5,74 Trung và dài hạn 35.246 37.447 42.174 2.201 6,24 4.727 12,62 Dư nợ 206.595 246.158 280.200 39.563 19,15 34.042 13,83 Ngắn hạn 148.890 179.406 200.470 30.516 20,50 21.064 11,74 Trung và dài hạn 57.705 66.752 79.730 9.047 15,68 12.978 19,44 Nợ xấu 1.214 2.161 6.611 947 78,01 4.450 205,92 Ngắn hạn 874 1.618 4.450 744 85,13 2.832 175,03 Trung và dài hạn 340 543 2.161 203 59,71 1.618 297,97

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.

Bảng 4.6 Hoạt động cho vay của Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền % Doanh số cho vay 185.960 228.306 42.346 22,77

Ngắn hạn 160.537 203.876 43.339 27,00 Trung và dài hạn 25.423 24.430 (993) (3,91) Doanh số thu nợ 171.939 196.082 24.143 14,04 Ngắn hạn 153.005 177.093 24.088 15,74 Trung và dài hạn 18.934 18.989 55 0,29 Dư nợ 260.179 312.424 52.245 20,08 Ngắn hạn 186.938 227.253 40.315 21,57 Trung và dài hạn 73.241 85.171 11.930 16,29 Nợ xấu 6.662 7.178 516 7,75 Ngắn hạn 4.153 5.915 1.762 42,43 Trung và dài hạn 2.509 1.263 (1.246) (49,66)

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.

- Doanh số cho vay: Nhìn chung doanh số cho vay của Ngân hàng qua

các năm đều tăng, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (hơn 85%) trong hoạt động cho vay do Ngân hàng hoạt động trên địa bàn huyện nông thôn

33

hoa màu, chăn nuôi.. một số hộ tiểu thương mua bán nhỏ lẻ và các doanh nghiệp cần vốn lưu động để kinh doanh mua bán lương thực,

thực phẩm, vật tư… đây là các ngành nghề có chu kỳ sản xuất ngắn nên doanh số cho vay ngắn hạn là loại cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động của Ngân hàng.

Trong suốt giai đoạn năm 2010 - 6 tháng đầu năm 2013 thì năm 2011 là năm có doanh số cho vay tăng trưởng cao nhất, tăng 77,5 tỷ đồng tương đương

24,15% so với năm 2010. Doanh số cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn

đều tăng cao với tốc độ tăng lần lượt là 24,23% và 23,51%, do đầu năm tuy

thắng lợi vụ lúa Hè Thu, giá lúa gạo luôn ở mức cao giúp việc tiêu thụ và sản xuất thuận lợi nhưng vụ Thu Đông năm nay triều cường kết hợp với

mưa bão khiến diễn biến của lũ phức tạp, nước lũ lên nhanh đe dọa nhiều diện tích lúa và hoa màu, các hộ nông dân phải gia cố, bảo vệ đê bao, thu hoạch lúa chạy lũ trong tình cảnh thiếu nhân lực, giá thuê nhân công gặt lúa cao nên bà con phải tạm thời đi vay ngắn hạn Ngân hàng để mau chóng

có tiền trang trải chi phí nhân công, đê bao giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra.

Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu có qui mô nhỏ, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp thấp chỉ chiếm 4,14% trong tổng doanh số cho vay (năm 2010 tỷ trọng này là 1,44%), tính từ năm 2009 đến 2011 Ngân hàng vẫn chưa ghi nhận được món nợ xấu nào theo đối tượng doanh nghiệp nên Ngân hàng

cũng phần nào yên tâm khi cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn;

thêm vào đó phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tập trung ở các ngành nghề xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm, mua bán lúa gạo được Ngân hàng hỗ trợ cho vay ưu đãi theo Nghị định 41 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất vì thế doanh số cho vay trung và dài hạn tăng.

Sang năm 2012, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay chậm lại chỉ

tăng 4,43% so với năm 2011, tuy cho vay trung và dài hạn vẫn tăng trưởng

hai con số (18,62%) nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ (13,25%) trong tổng doanh số cho vay trong khi đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhưng

năm nay lại tăng trưởng thấp chỉ 2,55% (so với năm 2011) do nhiều hộ nông dân làm ăn có lãi, thời tiết thuận lợi, ít xảy ra tình trạng cần xoay sở

vốn gấp như năm vừa qua, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tăng do

người nông dân vẫn cần tiền trang trải chi phí nguyên vật liệu đầu vào

tăng cao, các hộ nuôi cá tra cần vốn để duy trì ao nuôi trong tình trạng chi phí đầu vào tăng nhưng giá cá tra lại giảm.

34

Sáu tháng đầu năm nay, giá lúa gạo thấp, dịch bệnh sâu rầy hoành hành, sản xuất lúa đem lại lợi nhuận thấp thêm vào được sự khuyến khích của

ngành nông nghiệp thành phố nhiều bà con chuyển sang nuôi trồng thủy sản,

hoa màu trong vụ lúa Thu Đông để tăng thu nhập nên đi vay Ngân hàng để

chuyển đổi sản xuất trong ngắn hạn. Thực hiện chủ trương của Nhà nước cứu giá lúa không để xuống thấp trong những thời điểm thu hoạch rộ, đảm bảo

cho nông dân trồng lúa có lãi nên Ngân hàng đã tăng cường giải ngân cho hoạt động thu mua tạm trữ lúa gạo của các tiểu thương, doanh nghiệp trên

địa bàn huyện. Vì thế doanh số cho vay sáu tháng đầu năm đã tăng 42,3 tỷ đồng tương đương 22,77% so với cùng kỳ.

- Doanh số thu nợ: Là số tiền Ngân hàng thu về được từ các khoản đã cho vay vào một thời gian nhất định, doanh số này tăng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ

mỗi năm cũng tăng lên. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ tăng 16,3 tỷ đồng

(4,77%) so với năm 2010, tuy năm 2011 tình hình mưa lũ thất thường nhưng

nhờ thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” từ vụ Đông Xuân 2011 - 2012 và

các vụ chăn nuôi trồng cây hoa màu khác có lời, các tiểu thương, doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu nông sản gặp nhiều thuận lợi làm ăn

đạt hiệu quả, lượng nông sản tồn kho giảm, chi phí tồn kho thấp, doanh nghiệp

mau chóng trả nợ cho Ngân hàng để giảm thiểu chi phí vì thế doanh số thu nợ tăng. Nhờ có chính sách hỗ trợ cho nông dân của Nhà nước bằng những chỉ thị

cho các nhà máy thu mua lúa gạo xuất khẩu với giá cố định tránh được tình trạng chèn ép giá đối với nông dân, tạo điều kiện trả nợ cho Ngân hàng; thu nhập bình quân đầu người của huyện Thới Lai tăng 2,4 triệu đồng/người/năm so với năm 2011 cũng góp phần làm doanh số thu nợ

năm 2012 của Ngân hàng tăng gần 23,2 tỷ đồng (6,45%). Các hộ nông dân có lời từ vụ lúa Đông Xuân 2012 - 2013; nghề nuôi tôm phát triển với lợi nhuận mang lại gấp đôi so với trồng lúa, các tiểu thương mua bán kinh doanh bánh kẹo mứt, quần áo, cây kiểng được lợi nhờ dịp Tết đã giúp doanh số thu nợ sáu tháng đầu năm 2013 tăng 24,1 tỷ đồng (14,04%) so với

cùng kỳ.

- Dư nợ: Dư nợ là khoản tiền khách hàng còn nợ Ngân hàng tại một thời điểm nhất định, dư nợ cuối kỳ là hiệu số của doanh số cho vay trong kỳ và doanh số thu nợ trong kỳ cộng với dư nợ đầu kỳ. Dư nợ tăng

không phải chuyện xấu, qua đó ta không thể nói doanh số cho vay giảm hoặc

doanh số thu nợ giảm để từ đó đánh giá rằng Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả bởi dư nợ là số liệu thời điểm còn doanh số cho vay và doanh số thu nợ là số liệu thời kỳ và kế hoạch tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng

35

thực chất là kế hoạch tăng trưởng dư nợ qua từng năm. Dư nợ của Ngân hàng

giai đoạn năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 đều tăng. Cụ thể dư nợ

năm 2011 đạt gần 246,2 tỷ đồng tăng 39,6 tỷ đồng (19,15%) so với năm 2010; trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 30,5 tỷ đồng (20,50%), dư nợ trung và dài hạn tăng 9 tỷ đồng (15,68%). Sang năm 2012 tốc độ tăng trưởng dư nợ đã giảm lại

chỉ tăng 13,83% so với năm 2011, trong đó tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn,

trung hạn lần lượt là 11,74% và 19,44%.

Dư nợ trung và dài hạn tăng cao qua hai năm 2011 - 2012 do nền kinh tế

còn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp cần vốn để duy trì hoạt động sản xuất,

kinh doanh, sửa chữa, nâng cấp máy móc, thiết bị để tăng khả năng cạnh tranh

trên thị trường. Ngoài mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận, Agribank còn hoạt động vì mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng quan trọng

không kém; Ngân hàng tăng cường cho vay theo Nghị định 41 đối với các hộ

sản xuất, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến nông nghiệp

giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp có vốn để thu mua lúa gạo, tôm, cá tra của người dân, giúp quá trình mua bán nông sản

thuận lợi hơn, giảm lượng nông sản tồn kho lâu ngày làm mất giá hoặc hư hại.

Sang sáu tháng đầu năm 2013, dư nợ Ngân hàng tiếp tục tăng 52,2 tỷ đồng (20,08%) so với cùng kỳ, đặc biệt dư nợ doanh nghiệp đã tăng gần gấp đôi đạt 22,5 tỷ đồng so với 12,4 tỷ đồng cùng kỳ năm trước nhờ Ngân hàng tạo điều kiện để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp, lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ còn 11-12%/năm

đối với các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và 13%/năm với

các lĩnh vực khác, tượng tự trên lãi suất các món vay trung hạn lần lượt

là 13,5%/năm và 14%/năm (ngày 24/12/2012) và đã giảm đi 1-1,5%/năm trong sáu tháng đầu năm. Lãi suất cho vay thấp, một số doanh nghiệp vẫn cần

vốn để duy trì sản xuất, trả lương công nhân, trả nợ khách hàng, chi phí

nguyên vật liệu...; số khác doanh nghiệp làm ăn có lãi, cần nhiều vốn

để phát triển sản xuất nên tiếp tục đi vay Ngân hàng.

- Nợ xấu: Nợ xấu Ngân hàng qua các năm đều tăng, với mức tăng

ngày càng cao, năm 2011 nợ xấu tăng 947 triệu đồng (78,01%) so với 2010,

cao nhất là vào năm 2012 khi cao gấp 3 lần năm 2011. Do Ngân hàng hoạt động trên địa bàn huyện nông thôn Thới Lai, khách hàng đa phần là các hộ nông dân, tiểu thương, cá nhân; dư nợ nhóm này chiếm từ 92-95% tổng dư nợ cho vay nên nợ xấu Ngân hàng cũng tập trung hoàn toàn vào nhóm này. Nợ xấu doanh nghiệp chỉ mới xuất hiện từ sáu tháng đầu năm 2012

với khoản nợ 900 triệu đồng thuộc nhóm 5 ở mảng trung, dài hạn và con số này vẫn giữ nguyên trong năm 2012 đến sáu tháng đầu năm 2013.

36

Nợ xấu ngành thủy sản chiếm phần lớn trong nợ xấu theo ngành của Ngân hàng, tỷ trọng này qua các năm lần lượt là 32,95% (2010), 28,18% (2011), 53,17% (2012) và 49,67% (6 tháng đầu năm 2013). Trong đó nợ xấu

nhóm 5 của ngành này chỉ mới xuất hiện từ năm 2011 nhưng năm 2012 đã chiếm gần 2/3 tổng nợ xấu nhóm 5, tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 trong tổng nợ xấu

nhóm 5 của ngành thủy sản lần lượt là 6,33% (2011), 74,22% (6 tháng đầu

năm 2012), 72,01% (2012) và 61,54% (6 tháng đầu năm 2013).

Do đầu năm 2012 nhận thấy giá cá tra giống ở mức cao nên có nhiều hộ dân

vay vốn Ngân hàng để mở rộng diện tích đào ao nuôi, thậm chí một số hộ tự phát đào ao trên nền đất lúa để ương nuôi cá tra mặc dù chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Diện tích nuôi cá tra giống tăng nhanh chóng,

cung vượt quá cầu làm giá bán cá giống sụt giảm, bên cạnh đó diện tích

nuôi cá tra thương phẩm lại không tăng ảnh hưởng đến đầu ra của cá giống, chi phí đầu vào cao, các hộ nuôi lại bị thương lái ép giá, trả chậm tiền dẫn đến

thiếu tiền trả nợ cho Ngân hàng. Các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu

cũng gặp khó do xuất khẩu cá với giá rẻ lại phải cho các nhà nhập khẩu mua cá chậm trả tiền, trong khi vẫn phải chi trả lương công nhân viên, trả tiền

cá mua của các hộ dân. Các doanh nghiệp, hộ nuôi cá tra đều gặp khó khăn,

nhiều hộ nuôi “treo ao”, không có tiền trả nợ nên làm nợ xấu năm này

tăng cao. Năm 2012 nợ xấu tăng cao gấp 3 lần 2011, tuy nhiên nợ xấu cuối năm 2012 đã giảm so với 6 tháng đầu năm, trong đó đáng kể nhất là công tác thu nợ ngành thủy sản khi tính đến cuối năm nợ xấu ngành này đã giảm 995 triệu đồng nhưng nợ xấu các ngành khác lại tăng, nông nghiệp tăng

190 triệu đồng, xây dựng và thương mại dịch vụ tăng bằng nhau với số tiền là 140 triệu đồng, nhóm nghành khác tăng 474 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Ngân hàng chú trọng công tác thu hồi nợ các món vay thủy sản nhờ

đó nợ xấu ngành này giảm nhưng cũng vì quá tập trung vào ngành chiếm 74,22% nợ xấu này (6 tháng đầu năm 2012) mà thiếu chú ý đến các

ngành khác làm nợ xấu các ngành khác tăng lên.

Sang sáu tháng đầu năm 2013 tình hình cá tra vẫn không mấy khả quan, tuy Ngân hàng đã siết chặt tín dụng, xem xét kỹ các món vay ngành thủy sản nhưng do nợ xấu từ cuối năm trước vẫn chưa thu hồi được nên nợ xấu Ngân hàng vẫn cao tuy so với cùng kỳ nợ xấu trung, dài hạn đã giảm đi gần 1/2 (49,66%) nhưng nợ xấu ngắn hạn lại tăng lên 42,43%; khoản tăng này thuộc về ngành nông nghiệp và thương mại - dịch vụ do giá lúa gạo thấp lại bị dịch bệnh sâu rầy hoành hành nên bà con nông dân chưa thể trả nợ

Ngân hàng đúng hạn dẫn đến nợ xấu tăng; ngành thương mại - dịch vụ của

37

lưu động mua bán hàng hóa tuy lạm phát đầu năm nay thấp nhưng sức mua

của người dân không cao, nền kinh tế đang phát triển chậm nên nhiều hộ kinh doanh lãi ít hoặc không có lãi làm nợ xấu Ngân hàng tăng. Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa công tác thẩm định khách hàng, kiểm tra trước, trong và

sau khi cho vay để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích mang lại

hiệu quả kinh tế cho khách hàng và tránh được nguy cơ xảy ra nợ xấu.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)