Phân tích tình hình huy động vốn tại Agribank Thới Lai

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 35)

mới thành lập từ năm 2009, Ngân hàng mới đi vào hoạt động chưa thu hút được nguồn vốn, sự tin tưởng nơi người dân, cũng như đội ngũ nhân viên, mạng lưới cộng tác viên của Ngân hàng còn non trẻ chưa đi sâu vào từng ấp,

xã; Ngân hàng hoạt động trên địa bàn nông thôn, nơi mà người dân thường có

tư tưởng sử dụng số tiền tiết kiệm được để mua vàng, dành dụm mua đất, xây nhà cửa hoặc dự phòng khi có ốm đau, bệnh tật, khi cần có thể bán ra

đổi tiền mặt ngay lập tức.

Tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm đều tăng, tỷ lệ

Dư nợ/Tổng nguồn vốn luôn lớn hơn 98% chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng

nguồn vốn có hiệu quả, không để xảy ra tình trạng trì trệ, lãng phí. Hơn nữa

việc vốn huy động đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn vốn

của Ngân hàng là một điều tốt và Ngân hàng cần phải tuyên truyền, quảng bá,

nâng cao chất lượng phục vụ, đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với khách

hàng nhiều hơn nữa để góp phần làm tăng vốn huy động, giảm sự phụ thuộc

của Ngân hàng vào vốn điều chuyển và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK THỚI LAI THỚI LAI

Ngân hàng huy động vốn từ nền kinh tế thông qua các cá nhân, tổ chức

kinh tế trong và ngoài nước bằng các nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Phát huy tốt công tác huy động

vốn không những mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Vốn huy động của Ngân hàng

thường được phân loại theo nhiều tiêu chí: theo loại tiền gửi, theo đối tượng

khách hàng và theo kỳ hạn. Bảng 4.3 và 4.4 dưới đây sẽ cho ta thấy sự

biến động của vốn huy động theo từng tiêu chí giai đoạn từ năm 2010 tới 6 tháng đầu năm 2013.

26

Bảng 4.3 Cơ cấu vốn huy động của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Theo loại tiền gửi 96.514 119.453 173.522 22.939 23,77 54.069 45,26 - Nội tệ 96.098 118.917 173.293 22.819 23,75 54.376 45,73 - Ngoại tệ 416 536 229 120 28,85 -307 (57,28) Theo đối tượng khách hàng 96.514 119.453 173.522 22.939 23,77 54.069 45,26 - Dân cư 87.071 110.645 113.564 23.574 27,07 2.919 2,64 - Tổ chức tín dụng khác 4.598 1.994 46.099 -2.604 (56,63) 44.105 2.211,89 - Tổ chức kinh tế 4.845 6.814 13.859 1.969 40,64 7.045 103,39 Theo kỳ hạn 96.514 119.453 173.522 22.939 23,77 54.069 45,26 - Tiền gửi không kỳ hạn 20.268 34.763 60.022 14.495 71,52 25.259 72,66 - Tiền gửi có kỳ hạn 75.696 84.140 106.390 8.514 11,25 22.180 26,34 + Dưới 12 tháng 74.536 81.992 103.847 7.456 10,00 21.855 26,66 + Từ 12-24 tháng 1.160 2.218 2.543 1.058 91,21 325 14,65 - Giấy tờ có giá ngắn hạn 550 480 7.110 (70) (12,73) 6.630 1.381,25 TỔNG 96.514 119.453 173.522 22.939 23,77 54.069 45,26

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.

Bảng 4.4 Cơ cấu vốn huy động của Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền % Theo loại tiền gửi 143.574 185.556 41.982 29,24 - Nội tệ 143.157 185.431 42.274 29,53 - Ngoại tệ 417 125 (292) (70,02)

Theo đối tượng

khách hàng 143.574 185.556 41.982 29,24 - Dân cư 108.513 103.643 (4.870) (4,49) - Tổ chức tín dụng khác 25.389 65.264 39.875 157,06 - Tổ chức kinh tế 9.672 16.649 6.977 72,14 Theo kỳ hạn 143.574 185.556 41.982 29,24 - Tiền gửi không kỳ hạn 42.638 84.071 41.433 97,17 - Tiền gửi có kỳ hạn 97.299 92.536 (4.763) (4,90) + Dưới 12 tháng 94.725 88.752 (5.973) (6,31) + Từ 12-24 tháng 2.574 3.784 1.210 47,01 - Giấy tờ có giá ngắn hạn 3.637 8.949 5.312 146,05 TỔNG 143.574 185.556 41.982 29,24

27

Ở đây ta sẽ phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và giấy tờ có giá ngắn hạn. Tiền gửi

không kỳ hạn phần lớn là tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng khác. Tiền gửi có kỳ hạn thông thường là tiền gửi tiết kiệm

của các tầng lớp dân cư nhằm mục đích sinh lời. Giấy tờ có giá ngắn hạn bao gồm kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn do Ngân hàng phát hành mà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khách hàng có thể lựa chọn đầu tư, với các kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 364 ngày. Ngoại trừ khoản mục tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng trong

sáu tháng đầu năm 2013 giảm thì những năm qua vốn huy động của

Ngân hàng đều tăng ở tất cả các khoản mục: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi

có kỳ hạn từ 12 - 24 tháng và giấy tờ có giá ngắn hạn.

- Tiền gửi không kỳ hạn: Mặc dù tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp 3,6%/năm trong giai đoạn 2010 - 2011 và tiếp tục giảm chỉ còn 2%/năm

từ năm 2012 đến nay theo quy định của NHNN nhưng lượng tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng liên tục tăng cả về số lượng tiền cũng như tỷ trọng trong cơ cấu vốn huy động, từ chiếm 21% năm 2010 lên 34,6%

năm 2012 và đạt 45,3% trong sáu tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do

lượng tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng khác

tại Ngân hàng tăng, lượng tăng tiền gửi thanh toán tăng mạnh từ năm 2012

đến nay, chủ yếu do lượng tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác

chuyển qua vì theo Thông tư 21/TT/2012-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/09/2012 không cho phép các tổ chức tín dụng gửi tiền có kỳ hạn tại

các tổ chức tín dụng khác.

Sang năm 2013, ngay từ đầu năm nhận thấy thị trường liên ngân hàng

đã ổn định trở lại NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2013/TT-NHNN (có hiệu lực ngày 07/01/2013) nới lỏng quy định đã ban hành trước đó (Thông tư 21) cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động gửi,

nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 3 tháng tại các tổ chức tín dụng khác làm

ảnh hưởng đến tiền gửi thanh toán của các tổ chức tín dụng khác tại Ngân hàng nhưng nhờ số lượng các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện tăng lên, đạt hơn 1.000 cơ sở do nền

kinh tế đang dần có những dấu hiệu phục hồi vì thế nhu cầu thanh toán trao đổi mua bán cũng tăng đáng kể nên lượng tiền gửi thanh toán của các tổ chức tín dụng khác tại Ngân hàng chẳng những không giảm mà còn

tăng thêm để phục vụ nhanh chóng nhu cầu thanh toán của các đối tác kinh doanh vớicác cơ sở trên địa bàn.

Nhìn chung, lượng tiền gửi không kỳ hạn cao, nhất là vào năm 2012

khi mà lượng tiền gửi này đã tăng 72,66% và vượt ngoài kế hoạch của Ngân hàng (57,58%), tiền gửi không kỳ hạn cao giúp Ngân hàng giảm bớt

28

được chi phí lãi tiền gửi, cho vay với chi phí thấp làm tăng lợi nhuận Ngân hàng nhưng lại tiềm ẩn rủi ro thanh khoản vì khách hàng có thể đến rút tiền bất cứ lúc nào.

- Tiền gửi có kỳ hạn: Tuy tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trong cơ cấu vốn huy động có xu hướng giảm, nhưng lượng tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng vẫn tăng qua các năm. Năm 2011, tiền gửi có kỳ hạn tăng do lãi suất huy động từ đầu năm 2011 của Ngân hàng đã tăng, mức lãi suất

huy động tại Ngân hàng vào ngày 05/01/2011 đối với kỳ hạn từ 1-2 tháng

là 13,5%/năm; từ 3-12 tháng là 14%/năm và giảm đôi chút vào cuối năm với

mức lãi suất kỳ hạn 3-12 tháng là 13,9-13,95%/năm, cao hơn so với mức lãi suất cuối năm 2010 (kỳ hạn 1-12 tháng là 11,7%/năm tại ngày 08/11/2010).

Không những tăng lãi suất huy động để thu hút được càng nhiều

lượng tiền gửi tiết kiệm, Ngân hàng còn chia nhỏ kỳ hạn với từng mức lãi suất

khác nhau, thêm vào đó Ngân hàng cũng tổ chức các chương trình huy động

tiết kiệm dự thưởng như chương trình “Kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Ngân hàng” (11/04/2011 đến hết ngày 09/07/2011), chương trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Mừng Quốc khánh 2/9” (24/08/2011 đến hết ngày 21/11/2011) với các kỳ hạn: 5 tháng, 7 tháng và 13 tháng. Khách hàng tham gia chương trình vừa được tặng 01 phiếu dự thưởng quay số trúng vàng do Agribank Hội sở

phát hành vừa được 01 phiếu bốc thăm trúng xe, tủ lạnh và nhiều giải thưởng

giá trị khác do Agribank Thới Lai phát hành; đổi lại khách hàng không được

rút tiền trước hạn. Với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cộng thêm thu nhập của các hộ dân trên địa bàn huyện đang ngày càng được nâng cao

đã giúp Ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào hơn.

Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm từ các tầng lớp dân cư, người dân sử dụng tiền nhàn rỗi sau khi đã trang trải

hết các chi phí sinh hoạt để tiết kiệm bằng cách mua vàng, gửi tiết kiệm,

đầu tư vào chứng khoán hay bất động sản. Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP có hiệu lực ngày 25/5/2012 Nhà nước sẽ độc quyền sản xuất vàng miếng,

vàng SJC được chọn làm thương hiệu độc quyền làm các thương hiệu vàng phi SJC rớt giá; giá vàng trong nước bị đẩy lên quá cao so với giá vàng thế giới trên 5 triệu đồng/lượng (cuối năm 2012) mang lại nhiều rủi ro

khi đầu tư vàng. Trong khi bất động sản hay chứng khoán vẫn đang thời kỳ khó mang lại lợi nhuận thì gửi tiết kiệm tiếp tục là giải pháp an toàn. Nhờ đó mà năm 2012 tuy lãi suất huy động của Ngân hàng đã giảm (lãi suất

kỳ hạn dưới 12 tháng lần lượt là 13%/năm (13/03/2012), 10,45%/năm

(09/08/2012) và 8%/năm (22/12/2012)) nhưng tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng vẫn tăng gần 22,2 tỷ đồng tương đương 26,34% so với năm 2011.

29

“Kỷ niệm 24 năm thành lập Agribank” (21/02/2012 đến ngày 20/05/2012),

“Chào mừng 67 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9” (02/8/2012

đến ngày 30/10/2012) với các giải thưởng tương tự như năm 2011 đã nêu trên, cũng góp phần làm tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng tăng, Ngân hàng bớt được số lượng khách hàng có thể rút tiền trước hạn do khách hàng phải

thực hiện đúng cam kết khi tham gia chương trình từ đó giảm rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng khi mà trong năm này lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng cao.

Bước sang sáu tháng đầu năm 2013, lãi suất Ngân hàng vẫn tiếp tục giảm theo qui định của NHNN nhưng nhờ gửi tiết kiệm hiện nay vẫn là giải pháp

an toàn, tuy lời ít nhưng vẫn bù lỗ được phần nào sự trượt giá của đồng tiền;

Ngân hàng tổ chức chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng “Kỷ niệm 25 năm thành lập Agribank - May mắn nhân ba” (từ ngày 06/02/2013 đến ngày 06/05/2013) vì thế vốn huy động của Ngân hàng vẫn tăng. Lượng tiền

gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đã giảm đi 6 tỷ đồng (6,31%) so với cùng kỳ nhưng lượng tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lại tăng (1,2 tỷ đồng

tương đương 47,01%) do có sự chênh lệch lớn giữa mức lãi suất của hai kỳ hạn này (lãi suất kỳ hạn dưới 12 tháng là 7,5%/năm, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 10,5%/năm vào ngày 25/03/2013) và đã giảm đi khi

lần lượt chỉ còn 7%/năm và 8%/năm tại ngày 13/05/2013. Lượng tiền gửi

giảm đi ở khoản mục các tầng lớp dân cư, trong khi lượng tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và doanh nghiệp tại Ngân hàng vẫn tăng, nguyên nhân

ảnh hưởng vẫn do tác động của lãi suất khi mà từ đầu năm đến nay Ngân hàng cứ liên tục hạ lãi suất làm người dân hoang mang, phần lớn mọi người sau

những lần thay đổi lãi suất đã quen với việc đó và vẫn chấp nhận gửi tiền vào Ngân hàng cho an toàn và giảm thiểu rủi ro, một số khác có nhiều tiền và tham vọng hơn sẵn sàng chấp nhận rủi ro vì thế đem tiền đi chơi hụi hoặc

cho vay người thân, bạn bè với lãi suất cao.

- Giấy tờ có giá ngắn hạn: Khác với tiền gửi, khách hàng có thể gửi tiền

bất kỳ lúc nào trong năm thì đối với giấy tờ có giá, khách hàng chỉ được mua

khi Ngân hàng có chương trình phát hành giấy tờ có giá. Khi phát hành các loại giấy tờ có giá, Ngân hàng Hội sở phải xin phép NHNN và đều đã có mục đích sử dụng vốn cụ thể vì thế Ngân hàng thường ấn định lãi suất, số lượng, thời hạn bán giấy tờ có giá. Khách hàng mua giấy tờ có giá ngắn hạn không được rút vốn trước hạn nhưng có thể cầm cố để vay vốn với lãi suất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ưu đãi (tất nhiên lãi suất cho vay lại sẽ cao hơn lãi suất của giấy tờ có giá). Hàng năm Agribank luôn có những chương trình “Kỳ phiếu dự thưởng” và

“Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng” đan xen, ngoài chương trình

30

cả năm 2011 Ngân hàng chỉ có hai đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chương trình “Cho mùa vàng bội thu” (25/11/2010 đến ngày 23/01/2011) và

“Mừng Xuân Nhâm Thìn” (12/12/ 2011 đến ngày 09/02/2012), với mức lãi suất chương trình “Cho mùa vàng bội thu” kỳ hạn 5 tháng, 7 tháng, 360 ngày lần lượt là 13,92%/năm; 13,95%/năm và 14%/năm. Năm 2011 lượng tiền Ngân hàng thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn là 480 triệu đồng thấp hơn so với sáu tháng đầu năm (974 triệu đồng) do kỳ hạn 5 tháng và

7 tháng đã đáo hạn trong năm, chỉ còn lại kỳ hạn 360 ngày và việc phát hành chứng chỉ tiền gửi đợt 2 chỉ mới diễn ra được 1/3 thời gian (tính đến ngày 31/12/2011).

Từ chương trình “Mừng Xuân Nhâm Thìn” trở đi, để làm hài lòng và

thu hút thêm khách hàng Agribank đã chia nhỏ kỳ hạn của giấy tờ có giá ngắn hạn thành 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 364 ngày. Năm 2012, lãi suất vẫn tiếp tục giảm dần tuy nhiên lãi suất của giấy tờ có giá vẫn cao hơn lãi suất huy động nên đối với những người có tiền nhàn rỗi nhưng không có kế hoạch

sử dụng trong ngắn hạn thì mua giấy tờ có giá có lợi hơn do lãi suất cao, việc mức tiền gửi tối thiểu để nhận phiếu dự thưởng cũng tăng 2 triệu đồng ở

mỗi kỳ hạn cộng thêm Ngân hàng tăng cường phát hành giấy tờ có giá với

hai đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn (“Mừng Xuân Nhâm Thìn”,

“Mùa vàng trên Quê hương” (04/06/2012 đến ngày 02/08/2012)) và một đợt

phát hành kỳ phiếu (“Kỳ phiếu dự thưởng 2012” (26/11/2012 đến hết

ngày 24/01/2013)) làm vốn huy động từ giấy tờ có giá của Ngân hàng tăng, đạt 7,1 tỷ đồng gấp 14,81 lần năm 2011.

Nhờ chương trình huy động kỳ phiếu cuối năm 2012 và chương trình

“Chứng chỉ tiền gửi dự thưởng năm 2013” (14/05/2013 đến hết ngày 12/07/2013), sang sáu tháng đầu năm 2013 lượng tiền từ việc phát hành

giấy tờ có giá tại Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng, đạt 8,9 tỷ đồng gấp 2,46 lần so với cùng kỳ nhờ thu hút được nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức (trừ các tổ chức tín dụng khác) khi phát hành kỳ phiếu với lãi suất các kỳ hạn đều bằng nhau là 8,9%/năm (đối với dân cư) và 9%/năm (đối với tổ chức) cao

hơn so với mức lãi suất huy động kỳ hạn 1-11 tháng tại ngày 22/12/2012 là

8%/năm.

Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm đều tăng,

Ngân hàng huy động vốn có hiệu quả, có nhiều sản phẩm dịch vụ mới phù hợp

với khách hàng. Ngân hàng tạo được uy tín, thương hiệu trên địa bàn huyện,

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 35)