Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn tại Agribank Thới Lai

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 47)

4.4.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Ngân hàng hoạt động trên địa bàn huyện nông thôn - Thới Lai với số lượng doanh nghiệp ít (doanh nghiệp đa số thuộc loại vừa và nhỏ), chủ yếu

là các hộ nông dân, hộ sản xuất, kinh doanh nên doanh số cho vay nhóm này luôn chiếm tỷ trọng rất cao, chiếm hơn 95% trong doanh số cho vay ngắn hạn

theo thành phần kinh tế của Ngân hàng. Doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng qua các năm đều tăng, đặc biệt là năm 2011.

Bảng 4.7 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 4.620 11.420 15.800 6.800 147,19 4.380 38,35 Hộ sản xuất, cá nhân 278.803 340.689 345.304 61.886 22,20 4.615 1,35 TỔNG CỘNG 283.423 352.109 361.104 68.686 24,23 8.995 2,55

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.

Bảng 4.8 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của

Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền % Doanh nghiệp 9.800 10.285 485 4,95 Hộ sản xuất, cá nhân 150.737 193.591 42.854 28,43 TỔNG CỘNG 160.537 203.876 43.339 27,00

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.

- Doanh nghiệp: Doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp qua các năm đều tăng. Đặc biệt, năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tăng

gần 2,5 lần so với năm 2010 do tình trạng lạm phát năm này cao (18,13%) làm giá cả hàng hóa, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh, giá bán thành phẩm không tăng theo kịp, nếu tăng giá quá cao và đột ngột thì nguy cơ

38

mất khách hàng sẽ tăng lên, doanh nghiệp vừa phải lo chi phí đầu vào vừa phải

nghĩ biện pháp tăng giá sản phẩm mà vẫn giữ chân được khách hàng, nhiều doanh nghiệp nghĩ ra các chương trình khuyến mãi rút thăm

trúng thưởng hoặc tặng kèm vật dụng theo sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm trong một bao bì với giá bán cao hơn đôi chút. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải cải tiến về chất lượng, mẫu mã lẫn giá cả hàng hóa để thu hút khách hàng. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần nguồn vốn

lớn với chi phí thấp vì thế lượng vốn doanh nghiệp vay của Ngân hàng tăng,

tính đến năm 2011 Ngân hàng vẫn chưa có nợ xấu xảy ra ở các doanh nghiệp

nên Ngân hàng cũng phần nào tin tưởng và cho các doanh nghiệp vay tiền với

số lượng lớn. Đến năm 2012, các doanh nghiệp vẫn còn trong tình trạng

khó khăn, cần vốn để duy trì sản xuất, trả lương công nhân; doanh nghiệp thu mua lúa gạo, thủy sản phải tạm ứng, đặt cọc cho các hộ nuôi trồng, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu bán với giá rẻ để cạnh tranh lại chấp nhận cho nhà nhập khẩu trả chậm trong khi còn phải chi trả cho các

chi phí đầu vào nên thiếu vốn xoay sở phải đi vay Ngân hàng do đó doanh số

cho vay ngắn hạn năm 2012 tăng lên, đạt 15,8 tỷ đồng (tăng gần 4,4 tỷ đồng tương đương 38,35% so với năm 2011). Sang sáu tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tăng thấp chỉ 485 triệu đồng so với

cùng kỳ do nền kinh tế đang dần ổn định nhưng sức mua người dân không cao, sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng không nhiều tuy nhiên các doanh nghiệp tin tưởng sức mua sẽ tăng vào các tháng cuối năm nên vẫn

tiếp tục vay vốn để sản xuất, kinh doanh.

- Hộ sản xuất, cá nhân: Thới Lai là một huyện nông thôn, người dân

sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, cây ăn quả, hoa màu; chăn nuôi lợn, vịt,

tôm, cá... và các hoạt động liên quan đến những nghề này như buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, thu mua lúa gạo, hàng nông sản... Đây là những ngành nghề hoạt động theo mùa vụ, có chu kỳ sản xuất ngắn nên cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất, cá nhân đạt hơn 340 tỷ đồng tăng 61,9 tỷ đồng (22,20%) so với năm 2010 do năm nay lạm phát tăng cao làm chi phí phân bón, thức ăn

chăn nuôi tăng, chi phí vận chuyển thuê nhân công gặt lúa, trông giữ ao nuôi cá cũng tăng; các hộ nông dân cần vốn tạm ứng để nuôi trồng sản xuất

nông sản trước khi bán lại cho các thương lái thu lợi nhuận về nên đã đi vay

Ngân hàng, một số hộ nông dân ruộng đất ít không đủ để đảm bảo thu nhập gia đình đã tìm tòi, học hỏi sản xuất theo nhu cầu của thị trường thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong vèo, nuôi ếch đạt hiệu quả cao đã thu hút nhiều hộ

39

vay vốn đào ao nuôi cá, cung vượt quá cầu làm giá cá giống sụt giảm, lợi nhuận thấp, nhiều hộ dân chậm trả nợ, tính đến cuối năm 2012 doanh số

cho vay ngắn hạn thủy sản đã giảm 40,9 tỷ đồng so với cùng kỳ do Ngân hàng xem xét kỹ các món vay thủy sản, nhất là các món vay nuôi cá tra để giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp huyện năm nay lại

đạt được những kết quả khả quan các hộ nông dân trồng lúa được mùa cả ba vụ, mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ dưa đem lại lợi nhuận gấp 2-3 lần so với

trồng 3 vụ lúa/năm nên năm nay tuy doanh số cho vay thủy sản giảm

nhưng cho vay nông nghiệp lại tăng 56,6 tỷ đồng (145,60%) vì thế doanh số

cho vay ngắn hạn hộ sản xuất, cá nhân năm này vẫn tăng dù chỉ ở mức thấp, tăng 4,6 tỷ đồng tương đương 1,35% so với cùng kỳ. Sang sáu tháng đầu

năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn đã tăng 28,43% so với cùng kỳ do Ngân hàng tăng cường cho các nông hộ vay trồng lúa vụ Đông Xuân, chi trả

chi phí phân bón, thuốc trừ sâu để tiêu diệt và phòng trừ dịch sâu rầy đang

hoành hành trên ruộng lúa; Ngân hàng còn giải ngân nhiều cho hoạt động thu mua tạm trữ lúa gạo trên địa bàn huyện theo chủ trương giúp đỡ các hộ

nông dân của Nhà nước.

4.4.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn Agribank luôn dẫn đầu

về tỷ lệ cho vay nông nghiệp với nhiều chính sách cho vay ưu đãi đối với

các doanh nghiệp, hộ sản xuất. Agribank Thới Lai hoạt động trên địa bàn

huyện nông thôn người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và các hoạt động liên quan đến nghề này nên cho vay nông nghiệp nông thôn

qua các năm luôn chiếm tỷ lệ cao, chiếm 85% trong kế hoạch cho vay của

Ngân hàng bao gồm cho vay sản xuất, thu mua lương thực, thủy sản; cho vay chăn nuôi; cho vay theo Nghị định 41 và Quyết định 63/2010/QĐ-TTg (có hiệu lực từ ngày 01/12/2010) về chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

Bảng 4.9 và 4.10 dưới đây sẽ cho ta thấy tình hình cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng giai đoạn năm 2010 - 6 tháng đầu năm 2013.

40

Bảng 4.9 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

của Agribank Thới Lai qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 35.827 38.871 95.469 3.044 8,50 56.598 145,60 Trồng trọt 29.673 31.547 86.576 1.874 6,32 55.029 174,43 Chăn nuôi 6.154 7.324 8.893 1.170 19,01 1.569 21,42 Thủy sản 83.746 109.656 68.742 25.910 30,94 (40.914) (37,31) Thương mại và dịch vụ 118.547 145.396 147.918 26.849 22,65 2.522 1,73 Nghành khác 45.303 58.186 48.975 12.883 28,44 (9.211) (15,83) TỔNG CỘNG 283.423 352.109 361.104 68.686 24,23 8.995 2,55

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2010 – 2012.

Bảng 4.10 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của

Agribank Thới Lai 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền % Nông nghiệp 56.327 59.191 2.864 5,08 Trồng trọt 48.435 51.172 2.737 5,65 Chăn nuôi 7.892 8.019 127 1,61 Thủy sản 26.122 17.186 (8.936) (34,21) Thương mại và dịch vụ 65.001 105.833 40.832 62,82 Nghành khác 13.087 21.667 8.580 65,56 TỔNG CỘNG 160.537 203.876 43.339 27,00

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, 2012 – 2013.

- Nông nghiệp: Doanh số cho vay nông nghiệp không ngừng tăng

qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay đạt 38,9 tỷ đồng tăng 8,5%

so với năm 2010 do giá vật tư nông nghiệp tăng làm cho chi phí sản xuất, chi phí thức ăn chăn nuôi tăng theo; tình hình mưa lũ năm này diễn biến phức tạp đe dọa nhiều diện tích lúa và hoa màu, nhiều loại nông sản cần thu hoạch sớm để tránh lũ trong khi nhân lực không đủ để đáp ứng nhu cầu

nên giá thuê nhân công lên cao do vậy số lượng hộ nông dân đến Ngân hàng vay vốn tăng lên. Đặc biệt năm 2012 doanh số cho vay tăng mạnh, gấp 2,5 lần

so với năm 2011 chủ yếu là do cho vay trồng trọt năm này tăng cao, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ do người dân cần vốn để thực hiện chuyển đổi

cơ cấu cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn; năm nay các nông hộ trúng mùa cả ba vụ lúa, nhiều công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp được hoàn thành, người dân phấn khởi đến Ngân hàng vay vốn

41

mở rộng diện tích đất sản xuất, mua thêm phân bón, vật tư nông nghiệp.

Doanh số cho vay trồng trọt tăng mạnh còn do các hộ nuôi cá tra giống

trên địa bàn huyện gặp khó khăn, số lượng cá giống quá nhiều do người dân

mở rộng diện tích ao nuôi trong khi nhu cầu mua cá giống để nuôi thành phẩm

lại không tăng thêm vào đó chi phí thức ăn tăng cao nên một số hộ đã chuyển sang trồng lúa, trồng rẫy để cải thiện thu nhập. Sang sáu tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng nhờ Ngân hàng giảm lãi suất cho vay nông nghiệp xuống còn 9-12%/năm nên người dân chấp nhận vay

nhiều hơn do lãi suất thấp, các hộ sản xuất cần vốn để chi trả chi phí nguyên vật liệu đầu vào khi giá cả nguyên vật liệu tiếp tục tăng, chi mua phân bón, thuốc trừ sâu để tiêu diệt và phòng chống sâu rầy gây hại lúa Hè Thu đang lan rộng nên doanh số cho vay tăng lên.

- Thủy sản: Năm 2011 doanh số cho vay thủy sản tăng cao đạt 109,7 tỷ đồng tăng 25,9 tỷ đồng (30,94%) so với năm 2010, tuy trong năm này ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn, giá cá tra nguyên liệu đã giảm so với đầu năm,

sản lượng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng nhờ

giá cá xuất khẩu tăng, các doanh nghiệp chế biến thủy - hải sản trên địa bàn

đã có nhiều nỗ lực củng cố thị trường và tìm kiếm thị trường mới.

Sang năm 2012 giá cá đã giảm xuống nhưng do thấy vẫn có thể kiếm lời từ đây nên nhiều hộ nông dân vay vốn Ngân hàng để mở rộng diện tích nuôi

cá giống trong khi nhu cầu nuôi cá thương phẩm không tăng, số lượng cá tra

giống thừa nhiều làm giá cá giống giảm, chi phí thức ăn chăn nuôi lại tăng

làm một số hộ bị thua lỗ, không có tiền trả nợ cho Ngân hàng nên nợ xấu tăng

vì thế Ngân hàng cân nhắc kỹ trước khi cho vay thủy sản, tình hình nuôi trồng

chế biến và tiêu thụ cá tra không ổn định, thường xuyên bị lỗ nên Ngân hàng

chưa dám mạnh dạn tham gia đầu tư vốn. Sang sáu tháng đầu năm 2013, Ngân hàng vẫn siết chặt, giám sát kỹ các món vay nuôi cá tra cũng như

tăng cường cho vay các hộ nuôi tôm càng xanh luân canh do phong trào nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa đang phát triển lợi nhuận gấp đôi trồng lúa,

hiệu quả kinh tế lại cao vì đây là mô hình luân canh này bền vững, giúp giảm lượng phân bón sử dụng cho lúa giúp tăng năng suất lúa đồng thời

giảm được lượng mùn bã hữu cơ và góp phần ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi. Vì thế cho vay nuôi tôm vừa có lợi cho Ngân hàng vừa giúp nông nghiệp, thủy sản địa phương phát triển nên Ngân hàng giải ngân cho vay

nhiều, tuy nhiên so với tỷ trọng nuôi tôm vẫn chiếm một phần nhỏ so với cá tra nên doanh số cho vay thủy sản vẫn tiếp tục giảm 8,9 tỷ đồng (34,21%)

42

- Thương mại và dịch vụ: Thới Lai là một huyện nông thôn, người dân

sống chủ yếu bằng nghề nông nên các hoạt động thương mại - dịch vụ cũng

tập trung chủ yếu quanh lĩnh vực này như thu mua lúa gạo, chế biến xuất khẩu

nông - thủy sản, buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, kinh doanh vật tư nông nghiệp, các cơ sở xay xát lúa gạo, dịch vụ cho thuê máy móc, dụng cụ nông nghiệp như máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa...; ngoài ra còn có các dịch vụ khác như ăn uống, may mặc, vận tải, internet,

bưu điện... Cho vay thương mại - dịch vụ những năm qua luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng.

Năm 2011 Ngân hàng tăng cường cho vay theo Nghị định 41 và Quyết định 63

về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho vay

thu mua, chế biến, xuất khẩu lương thực, thủy sản; giá phân bón, thức ăn

chăn nuôi tăng cũng không hẳn là điều đáng mừng đối với các hộ kinh doanh

mặt hàng này do phải chi trả nhiều cho hàng hóa đầu vào lại phải tìm cách

tăng tiêu thụ đầu ra vì số lượng mua vào mặt hàng này của các hộ chăn nuôi

có thể sẽ giảm để giảm bớt chi phí sản xuất. Vì thế, doanh số cho vay

năm 2011 tăng 26,8 tỷ đồng (22,65%) so với năm 2010. Năm 2012 nền kinh tế

vẫn còn nhiều khó khăn, giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng để đảm bảo vòng quay vốn lưu động đáp ứng đủ cho nhu cầu kinh doanh nhiều hộ đã vay vốn Ngân hàng vì vậy doanh số cho vay tăng, đạt 147,9 tỷ đồng.

Đầu năm 2013, huyện có trên 1000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và

thương mại – dịch vụ, lạm phát đã được kiềm chế và nền kinh tế đang dần

ổn định nên số lượng các cơ sở vẫn tiếp tục tăng vì thế nhu cầu về vốn

tăng lên, Ngân hàng giải ngân cho các thương lái thu mua lúa gạo trên địa bàn huyện vụ Đông Xuân nên doanh số cho vay sáu tháng đầu năm nay tăng 40,8 tỷ đồng (62,82%) so với cùng kỳ.

- Ngành khác: Ngoài những nghề chính thuộc nông nghiệp, thủy sản, thương mại – dịch vụ thì người dân trên địa bàn còn sinh sống bằng những

ngành nghề khác như ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,

nghề đan chiếu, làm nón, làm giỏ, cối, làm gạch ngói, xay xát, chế biến

lương thực.... Nhìn chung doanh số cho vay các ngành khác có xu hướng tăng qua các năm, Ngân hàng mở rộng cho vay những ngành nghề khác tạo công ăn

việc làm cho người dân. Do ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn, nhiều cơ sở

thu hẹp sản xuất nên doanh số cho vay năm 2012 giảm. Sang sáu tháng đầu năm 2013, nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, người lao động trở lại với

các ngành nghề thủ công nên doanh số cho vay ngành khác đã tăng trở lại. Nhìn chung, doanh số cho vay qua các năm đều tăng, Ngân hàng đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn về vốn sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh huyện thới lai, thành phố cần thơ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)