Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 101 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
101
Dung lượng
0,95 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH THỊ UYỂN TRÂN
GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU VIỆC LÀM CHO THANH
NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH MINH TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế học
Mã số ngành: 523401
Tháng 11 - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH THỊ UYỂN TRÂN
MSSV/HV: 4104113
GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU VIỆC LÀM CHO THANH
NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH MINH TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế học
Mã số ngành: 523401
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TH.S NGUYỄN HỒNG DIỄM
Tháng 11 - 2013
LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian qua, được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô Nguyễn
Hồng Diễm, tôi đã gặp nhiều thuận lợi trong việc thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Tôi đã thực sự thấy được sự cần thiết của việc làm Luận văn. Việc làm Luận văn
tốt nghiệp không những giúp tôi củng cố lại kiến thức đã học trong những học kỳ
đã qua mà còn giúp tôi làm quen với những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế.
Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô Nguyễn
Hồng Diễm trong thời gian qua. Xin gửi đến cô lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc. Kính chúc cô luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong
công tác giảng dạy.
Cần Thơ, ngày 28 tháng 11 năm 2013.
HUỲNH THỊ UYỂN TRÂN
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 28 tháng 11 năm 2013
HUỲNH THỊ UYỂN TRÂN
ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .....................................
............................................................................................................................
2. Về hình thức: .................................................................................................
............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ..............................
............................................................................................................................
4. Độ tin cậy về số liệu và tính hiện đại của luận văn: .....................................
............................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được: ................................................................
............................................................................................................................
6. Các nhận xét khác: ........................................................................................
............................................................................................................................
7. Kết luận: ........................................................................................................
............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Giáo viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)
iv
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4 Lược khảo tài liệu .................................................................................................. 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 6
2.1 Phương pháp luận .................................................................................................. 6
2.1.1. Một số khái niệm về lao động và việc làm ........................................................ 6
2.1.2. Những vấn đề chung về thanh niên ................................................................. 11
2.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm
của lao động thanh niên nông thôn ............................................................................ 15
2.2.1 Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình ................................................................... 15
2.2.2 Mô hình nghiên cứu.............................................................................................. 16
2.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 18
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ................................................................ 18
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 18
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 20
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH LAO
ĐỘNG, VIỆC LÀM HUYỆN BÌNH MINH ............................................................. 24
3.1 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 24
3.1.1 Khái quát về huyện Bình Minh......................................................................... 24
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 25
3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ................................................. 27
3.2 Dân số, lao động và việc làm huyện Bình Minh ................................................. 31
3.2.1 Dân số ............................................................................................................... 31
3.2.2 Dân số trong độ tuổi lao động .......................................................................... 32
3.2.3 Lao động, việc làm và giải quyết việc làm ....................................................... 33
v
Chương 4: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ CÔNG TÁC TẠO
VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN ............................. 36
4.1 Thực trạng lao động và việc làm của thanh niên nông thôn ................................ 36
4.1.1 Số lượng lao động thanh niên nông thôn .......................................................... 36
4.1.2 Lao động thanh niên theo độ tuổi ..................................................................... 37
4.1.3 Lao động thanh niên theo giới tính ................................................................... 38
4.1.4 Lao động thanh niên theo tình trạng việc làm .................................................. 39
4.1.5 Lao động thanh niên theo trình độ .................................................................... 40
4.1.6 Tình hình vay vốn hỗ trợ việc làm, đầu tư phát triển kinh doanh .................... 42
4.2 Thực trạng công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ............................... 44
4.2.1 Các chính sách, kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên nông
thôn ............................................................................................................................ 44
4.2.2. Thực trạng mạng lưới tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ........................ 46
4.2.3. Kết quả công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động thanh niên nông
thôn ............................................................................................................................ 49
4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của thanh niên nông
thôn ............................................................................................................................ 61
4.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của lao động thanh
niên nông thôn ........................................................................................................... 62
4.3.2 Các nhân tố không ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của thanh
niên nông thôn ........................................................................................................... 64
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN......................................................................... 67
5.1 Nhận định tình hình việc làm cho thanh niên ở khu vực nông thôn huyện
Bình Minh .................................................................................................................. 67
5.1.1 Cơ hội ............................................................................................................... 67
5.1.2 Thách thức ........................................................................................................ 67
5.1.3 Nguyên nhân tác động đến việc làm ................................................................. 68
5.2 Một số đề xuất về việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn ............................. 69
5.2.1 Nâng cao trình độ học vấn của lao động thanh niên ........................................... 70
5.2.2 Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế ................................................................... 70
5.2.3 Tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu và giải quyết việc làm .......................... 71
vi
5.2.4 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.............................................................................. 71
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 73
6.1 Kết luận .................................................................................................................... 73
6.2 Kiến nghị .................................................................................................................. 73
6.2.1 Đối với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương....................................... 73
6.2.2 Đối với bản than thanh niên ................................................................................. 74
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp kỳ vọng về dấu của các biến độc lập trong mô hình các
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của lao động thanh niên nông
thôn ............................................................................................................................ 17
Bảng 2.2 Dân số trung bình khu vực nông thôn huyện Bình Minh năm 2012 .......... 18
Bảng 2.3 Phân chia cỡ mẫu theo từng xã .................................................................. 19
Bảng 3.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số, số huyện của huyện Bình Minh ............ 25
Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Minh .................................................. 26
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu huyện Bình Minh ..................................... 27
Bảng 3.4 Tình hình giáo dục đào tào huyện Bình Minh năm 2012........................... 30
Bảng 3.5 Tình hình cán bộ y tế Bình Minh ............................................................... 31
Bảng 3.6 Dân số phân theo khu vực huyện Bình Minh ............................................. 32
Bảng 3.7 Dân số trong độ tuổi lao động phân theo khu vực ..................................... 32
Bảng 3.8 Tình hình lao động trong các ngành kinh tế ............................................... 33
Bảng 4.1 Lao động thanh niên huyện Bình Minh năm 2012 ..................................... 37
Bảng 4.2 Số lao động thanh niên nông thôn theo độ tuổi .......................................... 38
Bảng 4.3 Lao động theo giới tính từ 15-34 tuổi ........................................................ 39
Bảng 4.4 Tình trạng việc làm của lao động thanh niên theo cơ cấu ngành ............... 40
Bảng 4.5 Lao động thanh niên theo trình độ học vấn ............................................... 41
Bảng 4.6 Lao động thanh niên theo trình độ chuyên môn ......................................... 42
Bảng 4.7 Tổng vốn vay ưu đãi từ ngân hàng Chính sách Xã hội .............................. 43
Bảng 4.8 Tình hình đăng ký nghề theo đề án 1956 ................................................... 44
Bảng 4.9 Cơ sở công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ...................................... 46
Bảng 4.10 Cơ sở công nghiệp phân theo ngành ........................................................ 47
Bảng 4.11 Cơ sở Thương mại – dịch vụ phân theo thành phần kinh tế .................... 48
Bảng 4.12 Cơ sở thương mại – dịch vụ phân theo ngành.......................................... 49
Bảng 4.13 Kết quả đào tạo nghề năm 2012 ............................................................... 51
Bảng 4.14 Lao động thanh niên trong lĩnh vực công nghiệp phân theo thành phần
kinh tế ........................................................................................................................ 54
viii
Bảng 4.15 Lao động thanh niên trong lĩnh vực công nghiệp phân theo ngành ......... 55
Bảng 4.16 Lao động thanh niên trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ phân theo
thành phần kinh tế ...................................................................................................... 57
Bảng 4.17 Lao động thanh niên trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ phân theo
ngành.......................................................................................................................... 58
Bảng 4.18 Số lao động thanh niên xuất khẩu lao động ............................................. 59
Bảng 4.19 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động
thanh niên. .................................................................................................................. 61
Bảng 4.20 Việc làm của lao động thanh niên theo trình độ học vấn ......................... 62
Bảng 4.21 Việc làm của lao động thanh niên theo độ tuổi ........................................ 63
Bảng 4.22 Việc làm của lao động thanh niên theo trình độ chuyên môn .................. 64
Bảng 4.23 Việc làm của lao động thanh niên theo tín dụng ...................................... 65
Bảng 4.24 Việc làm của lao động thanh niên theo giới tính ..................................... 65
Bảng 4.25 Việc làm của lao động thanh niên theo tình hình học nghề ..................... 66
ix
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của
lao động thanh niên nông thôn .................................................................................. 16
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Bình Minh ......................................................... 24
Hình 3.2 Dân số 5 tuổi trở lên theo tôn giáo ............................................................. 29
Hình 3.3 Giáo dục đào tạo phổ thông năm 2012 ....................................................... 30
Hình 3.4 Tình hình công tác giải quyết việc làm 9 tháng đầu năm 2013 .................. 34
Hình 4.1 Tổng hợp kết quả tư vấn, đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động thanh
niên 2011 đến 9 tháng đầu năm 2013 ........................................................................ 60
Hình 5.1 Mô hình xương cá ....................................................................................... 69
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PRA : Participatory Rapid Appraisal
RRA : Rapid Rural Appraisal
CNH : Công nghiệp hóa
HDH
: Hiện đại hóa
xi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội có
tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, nó luôn chiếm vị
trí đặc biệt trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Với các nước đang phát
triển như nước ta thì vấn đề việc làm luôn được quan tâm hàng đầu. Tạo điều
kiện cho người lao động có việc làm nhằm phát huy tiềm năng lao động, nguồn
lực to lớn của đất nước cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác là hướng cơ
bản để xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời
sống của nhân dân. Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với nền
kinh tế thế giới, nhưng vấn đề giải quyết việc làm vẫn diễn biến rất phức tạp, cản
trở quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, tạo việc làm cho
người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, địa phương và
từng gia đình. Chính vì thế, đòi hỏi người lao động nói chung và tuổi trẻ Việt
Nam nói riêng phải vận động mạnh mẽ, chủ động, sáng tạo hơn, đặc biệt là thanh
niên ở nông thôn, nơi tập trung nguồn lao động dồi dào của đất nước.
Huyện Bình minh có vị trí địa lý nằm ở về phía tây bắc tỉnh Vĩnh long,
tiếp giáp với tỉnh Đồng tháp. Dân số trung bình 88.386 người với 23.325 hộ và 3
dân tộc chính là: Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó dân cư thành thị 22.370 người,
chiếm 25,3%; nông thôn 66.016 người, chiếm 74,7%. Trong những năm qua, tốc
độ đô thị hóa ngày một phát triển và mở rộng, nhiều khu công nghiệp, kinh tế và
các công trình trọng điểm quốc gia được xây dựng, cùng với sự phát triển nhanh
chóng của khoa học kỹ thuật, ứng dụng máy móc hiện đại vào sản xuất nông
nghiệp ngày càng nhiều và có hiệu quả dẫn đến tình trạng dư thừa lao động, việc
làm của một bộ phận thanh niên nông thôn bị ảnh hưởng do chưa phù hợp với
điều kiện lao động mới. Bên cạnh đó, trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn,
trình độ tin học, ngoại ngữ còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước những khó khăn trên tại địa phương, đa số
thanh niên nông thôn phải đi làm ăn xa, một trong những nguyên nhân chủ yếu
đó là thiếu việc làm, thiếu định hướng nghề nghiệp... đây là vấn đề xã hội đang
tồn tại hiện nay trong thanh niên nông thôn Bình Minh. Những năm gần đây, vấn
đề này đã được huyện quan tâm và có một số chương trình, biện pháp nhằm giải
quyết. Nhưng qua thực tiễn cho thấy, vấn đề này vẫn có thể tiếp diễn vào những
năm tiếp theo nếu không có những giải pháp tác động tích cực.
1
Nhận thấy được mức ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của vấn đề nêu
trên. Chính vì thế, mà đề tài “Giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm cho
thanh niên nông thôn huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long” được chọn để
nghiên cứu nhằm đưa ra biện pháp khắc phục, tăng cường giải pháp giải quyết
việc làm và đề xuất phương hướng tác động tích cực trong tình hình hiện nay.
1.1.2 Căn cứ thực tiễn và khoa học
1.1.2.1 Căn cứ khoa học
Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “giải quyết việc làm là nhân
tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm
lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân
dân”
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định:
“Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nông thôn,
nhất là các vùng nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển
các cơ sở phi nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn,
giảm nhanh tỉ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công
nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm.”
1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn ở huyện Bình Minh
Tỷ lệ thanh niên nông thôn thất nghiệp, thiếu việc làm cao và đang có xu
hướng tăng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và áp dụng kỹ thuật
công nghệ sử dụng ít lao động. Điều này sẽ là trở ngại ban đầu cho thanh niên
trong chuyển đổi việc làm, nghề nghiệp và cũng có nhiều khó hơn do điều kiện
kinh tế - văn hoá - xã hội ở nông thôn kém phát triển.
Thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập
bình quân từ lao động các ngành nghề thường thấp so với thành thị. Một bộ phận
thanh niên vi phạm pháp luật, nghiện hút ma tuý, nhiễm HIV/ AIDS…nguyên
nhân chủ yếu là do không có việc làm.
Việc học nghề để tham gia lao động sản xuất tại địa phương lâu nay ít
được bản thân thanh niên học sinh và gia đình quan tâm, họ luôn coi trọng đại
học nên dẫn đến đa số thanh niên nông thôn đều có nguyện vọng thi vào các
trường Đại học, sau khi tốt nghiệp cũng không muốn về nông thôn làm việc mà
tìm kiếm việc làm tại thành thị, dẫn đến thiếu hụt một lực lượng lớn lao động
thanh niên tại các vùng nông thôn trong huyện.
2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng về việc làm của thanh niên nông thôn, đề xuất giải
pháp tạo việc làm cho thanh niên, nhằm phát huy và sử dụng nguồn lao động có
hiệu quả.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng vấn đề việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn.
- Đánh giá những nguyên nhân tác động, ảnh hưởng đến vấn đề việc làm
và công tác tạo việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn huyện Bình Minh.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tạo việc làm
cho thanh niên nông thôn trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Về không gian
Nghiên cứu và phân tích tình hình việc làm và công tác tạo việc làm cho
thanh niên nông thôn trên địa huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2 Về thời gian
Luận văn được thực hiện từ tháng 8/2013, số liệu phân tích từ năm 2010
– 2012 và 9 tháng đầu năm 2013 từ các cơ quan quản lý, cơ quan thống kê trong
huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Thanh niên từ 15 – 34 tuổi đang sinh sống, lao động và sản xuất ở khu vực
nông thôn Bình Minh tỉnh Vĩnh Long.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LỆU
Đặng Tú Lan (2002), Những nhân tố tác động đến vấn đề giải quyết việc
làm ở nước ta hiện nay. Tên tác giả Đặng Tú Lan. Nghiên cứu này tập trung vào
việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình lao động và việc làm. Nghiên cứu
được thực hiện bằng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu, các tạp
chí và đề tài khoa học...Kết quả tác giả đã đưa ra được các nhân tố quan trọng
ảnh hưởng đến giải quyết việc làm của nước ta.
Lương Mạnh Đông (2008), Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu
việc làm của lao động nông thôn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Mục tiêu
đánh giá thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho lao động
nông thôn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Bằng phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp từ các cơ quan, ban ngành tại địa phương thông qua phương pháp
thống kê, so sánh để phân tích số liệu. Bên cạnh đó, tác giả còn thu thập số liệu
3
sơ cấp từ việc phỏng vấn 200 hộ gia đình, sử dụng phương pháp RRA và PRA để
đánh giá thực trạng, những thuận lợi, khó khăn trong việc làm của người lao
động. Kết quả là tác giả đã nêu ra được thực trạng lao động, việc làm và tạo việc
làm cho lao động nông thôn, từ đó đưa ra một số giải pháp tích cực tạo việc làm
cho lao động.
Đinh Quang Thái (2008), Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc
làm của lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu nhằm
đánh giá thực trạng, những nguyên nhân và kết quả giải quyết việc làm ở tỉnh
Thái Nguyên để đưa ra phương án giải quyết việc làm. Tác giả thu thập và tính
toán số liệu thứ cấp từ các cơ quan thống kê như phòng Thống kê, phòng Nông
nghiệp, phòng Lao động – Thương binh và xã hội, phòng Địa chính, phòng Môi
trường...Bên cạnh đó, phương pháp điều tra thông tin sơ cấp thông qua phỏng
vấn bằng phiếu điều tra trực tiếp 150 hộ gia đình và sử dụng 2 phương pháp PRA
và RRA để phân tích. Tác giả đã đưa ra được thực trạng lao động và giải quyết
việc làm trong tỉnh, qua đó đề xuất phương hướng và giải pháp thực hiện.
Nguyễn Văn Hòa (2008), Giải pháp cho vấn đề việc làm của thanh niên
nông thôn Trà Vinh. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng từ đó đề
xuất một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Trà Vinh. Tác
giả thu thập và tính toán số liệu thứ cấp từ các cơ quan thống kê như phòng
Thống kê, phòng Nông nghiệp, phòng Lao động - Thương binh và xã hội... Từ
đó nêu ra được thực trạng của lao động thanh niên trên địa bàn tỉnh và các nhân
tố ảnh hưởng đến tình hình việc làm từ đó đưa ra giải pháp để giải quyết.
Bùi Đức Hoàng (2009), Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm
cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Mục tiêu của nghiên
cứu là đánh giá thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Bằng Phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp qua điều tra, so sánh và phỏng vấn hộ gia đình. Tác giả đưa ra được
thực trạng lao động, việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, đồng
thời liệt kê những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm từ đó đưa ra một
số giải pháp tích cực tạo việc làm cho thanh niên.
Nguyễn Đức Quỳnh (2012), Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà
Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghiên cứu nhằm làm rõ
thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thành phố Hà
Nội trong quá trình CNH, HĐH, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thích hợp
nhằm tạo nhiều việc làm cho lực lượng lao động này. Nghiên cứu đã sử dụng
phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
để làm sáng tỏ vấn đề. Kết quả là tác giả đã nêu ra được thực trạng việc làm của
lao động nông thôn và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề việc
làm cho lao động.
4
Văn Thanh Hòa An (2010). Đánh giá thực trạng và giải pháp đào tạo
nghề cho lao động nông thôn vùng ven thành phố Cần Thơ. Trường hợp nghiên
cứu tại huyện Cờ Đỏ. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp phân tích bảng chéo (Cross - Tabulation) và phương pháp phân tích SWOT
để đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp đào
tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Cờ đỏ, thành phố Cần Thơ. Kết quả
nghiên cứu đã đưa ra được thực trạng và và giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn
đề nêu trên.
Trần Thu Hồng Ngọc (2013). Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm
được việc làm của lao động nam nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại
huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long.Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả
nhằm đánh giá thực trạng việc làm của lao động nam nông thôn tại huyện Long
Hồ tỉnh Vĩnh Long. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng mô hình hồi quy Logistic
để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của lao động
nam nông thôn. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã cho thấy được thực trạng,
các nhân tố ảnh hưởng và nêu ra biện pháp để giải quyết.
Ngô Quang An (2012). Một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng có việc
làm của người lao động Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi qui đa biến
để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng có được việc làm cho toàn bộ
dân số từ 10 tuổi trở lên. Kết quả nghiên cứu đã nêu ra được các nhân tố ảnh
hưởng đến việc làm và đề xuất một số giải pháp để giải quyết.
Nhìn chung, những kết quả từ những đề tài, công trình nghiên cứu của các
nhà nghiên cứu nói trên đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề lao động và việc làm,
phân tích vấn đề việc làm ở nhiều gốc độ, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực khác
nhau và đưa ra các biện pháp giải quyết việc làm cho lao động, gợi mở nhiều
hướng nghiên cứu mới rất bổ ích
5
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm về lao động và việc làm
2.1.1.1 Lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có
giao kết hợp đồng lao động. Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người
sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần
tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức
dịch vụ việc làm để tìm việc tuỳ theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề
nghiệp và sức khoẻ của mình.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân,
nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao
động. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức
dịch vụ việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động phù hợp
với nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2.1.1.2 Nguồn lao động
Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận dân số trong độ
tuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người
không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc. Như vậy nguồn lao động bao
gồm: người có việc làm ổn định, người có việc làm không ổn định và người đang
thất nghiệp.
2.1.1.3 Việc làm
a) Khái niệm
Việc làm là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Cuộc sống của
bản thân và gia đình người lao động phụ thuộc rất lớn vào việc làm của họ. Việc
làm liên quan đến phương thức kiếm sống của con người và xã hội. Mọi hoạt
động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa
nhận là việc làm.
Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có
cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, các doanh nghiệp và xã hội. Sự
6
tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng gắn liền với tính hiệu quả của chính
sách giải quyết việc làm
- Người có việc làm: là người có đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc
trong các ngành kinh tế quốc dân, mà trong tuần lễ liền kề trước thời điểm điều
tra có thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là
có việc làm. Ở nhiều nước sử dụng mức chuẩn này là 1 giờ, còn ở nước ta mức
chuẩn này là 8 giờ.
- Riêng với những người trong tuần lễ tham khảo không có việc làm
vì các lý do bất khả kháng hoặc do nghỉ ốm, thai sản, nghỉ phép, nghỉ hè, đi học
có hưởng lương, nhưng trước đó họ đã có một công việc nào đó với thời gian
thực tế làm việc, không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc
làm và họ sẽ tiếp tục trở lại làm việc bình thường sau thời gian tạm nghỉ, vẫn
được tính là người có việc làm.
- Căn cứ vào chế độ làm việc, thời gian thực tế và nhu cầu làm thêm
của người được xác định là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra. Người có
việc làm chia thành hai nhóm: Người đủ việc làm và người thiếu việc làm.
Người đủ việc làm: Là người có số giờ làm việc trong tuần
lễ tham khảo lớn hơn hoặc bằng 36 giờ nhưng không có nhu cầu làm
thêm hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn 36 giờ nhưng bằng hoặc lớn
hơn số giờ quy định đối với người làm các công việc nặng nhọc, độc
hại.
Người thiếu việc làm: Là người có số thời gian làm việc
trong tuần lễ tham khảo dưới 36 giờ, hoặc ít hơn giờ quy định đối với
các công việc nặng nhọc, độc hại, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn
sàng làm việc khi có việc làm.
b) Vai trò của việc làm
Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế, xã hội. Bởi vì, con người là mục tiêu, động lực của sự
phát triển kinh tế và là yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế xã hội.
Việc làm đối với người lao động là nhu cầu để tồn tại và phát triển, là yếu
tố khách quan của người lao động. Con người tồn tại phải được tiêu dùng một
lượng tư liệu sinh hoạt nhất định như: thức ăn, đồ mặc, nhà ở, học tập, phương
tiện đi lại... Để có những thứ đó con người phải sản xuất và tái sản xuất với quy
mô ngày càng mở rộng.
2.1.1.4 Khái niệm tạo việc làm
Tạo việc làm cho người lao động là phát huy sử dụng tiềm năng sẵn có của
từng đơn vị, từng địa phương và của từng người lao động nhằm tạo ra những công
7
việc hợp lý ổn định và đầy đủ. Song việc làm đó phải đem lại thu nhập đảm bảo thoả
mãn nhu cầu đời sống hằng ngày cho người lao động.
2.1.1.5 Thất nghiệp
Thất nghiệp là hiện tượng gồm những phần mất thu nhập, do không có
khả năng tìm được việc làm trong khi họ còn trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động muốn làm việc và đã đăng ký ở cơ quan môi giới về lao động nhưng
chưa được giải quyết. Người cần có việc làm nhưng lại không có việc sẽ gặp khó
khăn hoặc không thể chi trả các khoản đóng góp, thuế, nợ nần…Đây là những
nguyên nhân chính dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút,
mại dâm….
Phân loại thất nghiệp:
a) Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp
Thất nghiệp tự nhiên: Là loại thất nghiệp khi có một tỷ lệ nhất định số lao
động ở trong tình trạng không có việc làm
Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không
ngừng của ngành lao động giữa các vùng, giữa các loại công việc hoặc giữa các
giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối giữa
cầu-cung lao động trong một ngành hoặc một vùng nào đó.
Thất nghiệp chu kỳ: Là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng sản
lượng của nền kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh, tổng giá
trị sản xuất giảm dần, hầu hết các nhà sản xuất giảm sản lượng cầu đối với các
đầu vào, trong đó có lao động. Đối với loại thất nghiệp này, những chính sách
nhằm khuyến khích tăng cầu thường mang lại kết quả tích cực.
b) Căn cứ vào tính chủ động của người lao động
Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó
người lao động không muốn làm việc vì lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh
con) thất nghiệp loại này thường gắn với thất nghiệp tạm thời.
Thất nghiệp không tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở mức tiền công nào
đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy
thoái, cung về lao động lớn hơn cầu về lao động.
c) Căn cứ vào hình thức thất nghiệp
Thất nghiệp theo giới tính: Là loại thất nghiệp của lao động nam (hoặc
nữ).
Thất nghiệp chia theo lứa tuổi: Là loại thất nghiệp của một lứa tuổi nào đó
trong tổng số lực lượng lao động.
8
Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ: Là hiện tượng thất nghiệp xảy ra
thuộc vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi..).
Thất nghiệp chia theo ngành nghề: Là loại thất nghiệp xảy ra ở một ngành
nghề nào đó .
2.1.1.6 Người thất nghiệp
Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số hoạt
động kinh tế mà trong tuần lễ tham khảo không có việc làm nhưng có nhu cầu
làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc.
Căn cứ vào thời gian thất nghiệp, người thất nghiệp được chia thành: thất
nghiệp ngắn hạn và thất nghiệp dài hạn.
- Thất nghiệp ngắn hạn: Là người thất nghiệp liên tục từ dưới 12
tháng tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước.
- Thất nghiệp dài hạn: Là người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở
lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước.
* Những người không thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi lao
động (còn được gọi là dân số không hoạt động kinh tế) bao gồm: Toàn bộ số
người chưa đủ từ 15 tuổi trở lên nên không thuộc bộ phận người có việc làm và
thất nghiệp. Những người không hoạt động kinh tế vì các lý do: đang đi học,
đang làm công việc nội trợ cho gia đình, già cả ốm đau kéo dài, tàn tật không có
khả năng lao động, tình trạng khác.
2.1.1.7 Khái niệm về thu nhập
Thu nhập là phần còn lại của giá trị tổng thu từ các ngành nghề sản xuất
kinh doanh như trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất các ngành nghề… sau khi đã trừ
đi các khoản chi phí vật chất, khấu hao tài sản cố định, lãi vay thuê công lao
động.
Ngoài ra thu nhập còn được hiểu là nguồn thu của một bộ phận có thu
nhập từ tiền lương, trợ cấp, thương bệnh binh, chế độ chính sách khác.
Mỗi người lao động đều mong ước có được thu nhập cao, để đáp ứng
cho các khoản chi phí trong cuộc sống, đáp ứng cho nhu cầu cá nhân của con
người. Tuy vậy chúng ta chỉ có thể đạt được thu nhập cho bản thân sau khi lao
động trong một giới hạn, do đó con người luôn tìm cách để nâng cao năng suất
lao động từ đó nâng cao thu nhập.
Một thực tế hiện nay là năng suất lao động của người dân nông thôn nói
chung và thanh niên nông thôn nói riêng vẫn còn thấp nên dẫn đến thu nhập của
người dân thường thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, thu nhập chưa đáp ứng
được nhu cầu của cuộc sống hiện tại khi giá cả các mặt hàng ngày càng đắt hơn.
9
Trên thế giới có nhiều nhà khoa học quan tâm đến vấn đề thu nhập, có
nhiều công trình nghiên cứu khoa học, thảo luận về vấn đề này. Các đề tài nghiên
cứu hay các cuộc hội thảo, thảo luận đều mục đích tìm ra những giải pháp nâng
cao thu nhập cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng. Biện pháp
chủ yếu đều đưa ra là nhằm nâng cao năng suất của lao động.
2.1.1.8 Tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm
Tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm là việc định hướng nghề trong
tương lai cho người lao động hợp với khả năng, trình độ người lao động.
Tổ chức dịch vụ việc làm được thành lập theo quy định của pháp luật có
nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu, cung ứng và giúp tuyển lao động, thu thập và cung
ứng thông tin về thị trường lao động. Việc đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền.
Tổ chức dịch vụ việc làm được thu lệ phí, được Nhà nước xét giảm, miễn
thuế và được tổ chức dạy nghề theo các quy định.
2.1.1.9 Công tác đào tạo nghề
a) Sự cần thiết của công tác đào tạo nghề
Đào tạo nghề có thể cung cấp một đội ngũ lao động có trình độ cho sự
phát triển nền kinh tế đất nước. Họ là những người đưa lí thuyết đến thực hành,
đưa khoa học công nghệ tới các vùng chậm phát triển.
Công tác đào tạo nghề cho mọi người để họ đi vào lao động sản xuất luôn
là một yếu tố quan trọng trong việc tái sản xuất sức lao động. Chúng ta có thể
thấy rằng trong xã hội xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong bối cảnh đang tiến
hành xây dựng và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ở Việt Nam
hiện nay thì vấn đề con người là vấn đề chủ chốt. Một trong những công tác
hàng đầu để hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa đó chính là đào tạo nghề
cho người lao động
b) Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề
* Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Dạy nghề nhằm mục
đích đáp ứng nhu cầu công nhân kỹ thuật cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội. Do đó, sự phát triển của công tác dạy nghề s ẽ gắn với sự phát triển của
kinh tế- xã hội. T hực tế cũng cho thấy trong những năm thập kỉ 80 của thế kỉ
XX, khi nền kinh tế của nước ta đang trong thời kỳ khủng hoảng, nhu cầu công
nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ cũng giảm theo. Điều đó đã tác động và làm
cho hệ thống các trường dạy nghề cũng suy giảm. Đến năm 1996 khi nền kinh tế
nước ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng và có mức tăng trưởng khá thì nhu cầu
10
công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lượng và chất lượng, đòi
hỏi công tác dạy nghề phải phát triển theo. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo
theo sự dịch chuyển về cơ cấu lao động, đòi hỏi phải đào tạo nghề cho người
lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp sang hoạt
động ở lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
* Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và yêu cầu hội nhập khu vực
và quốc tế: Trong tình hình hiện nay, chất lượng lao động là yếu tố hàng đầu
quyết định sự thành bại trong hội nhập quốc tế. Những năm gần đây, Việt Nam
gặp rất nhiều bất lợi trong cạnh tranh. Yếu tố quan trọng của sự hạn chế này là
chất lượng lao động trong nước thấp. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng lao
động nước ta đang là một đòi hỏi cấp thiết. Chất lượng lao động chỉ có thể được
nâng cao thông qua quá trình giáo dục đào tạo, trong đó, đào tạo nghề là một yếu
tố cấu thành quan trọng. Yêu cầu này đòi hỏi công tác dạy nghề phải phát triển
nhanh cả về quy mô lẫn chất lượng.
* Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề:
Những đường lối và chủ trương, chính sách của Đảng nếu đúng và phù hợp sẽ là
điều kiện rất thuận lợi để phát triển công tác dạy nghề. Từ đó có thể đẩy mạnh đào
tạo công nhân lành nghề, tăng quy mô học nghề, tăng cường đầu tư củng cố và
phát triển các trường dạy nghề, xây dựng một số trường trọng điểm, đào tạo công
nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất
khẩu lao động. Đây là một sự ưu tiên rất lớn của Đảng và Nhà nước trong công tác
dạy nghề.
* Các yếu tố dân số: Quy mô và cơ cấu dân số quyết định đến số lượng,
quy mô và cơ cấu của các trường dạy nghề. Nước có cơ cấu dân số trẻ thì mạng
lưới dạy nghề phải lớn, còn những nước có quy mô dân số vừa và nhỏ thì phát
triển những trường dạy nghề mang tính chuyên sâu.
* Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề: Xu hướng vào Đại
học mới có thể kiếm được một nghề ổn định đang ảnh hưởng rất nhiều đến sự
phát triển của công tác đào tạo nghề trong các trường công nhân kĩ thuật, học
sinh không muốn thi vào hoặc nếu đỗ thì cũng tìm cách thi lên Đại học. Điều
này làm cho đầu vào của các trường dạy nghề có thể khá đông nhưng đầu ra
lại ít, tạo nên tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.
2.1.2. Những vấn đề chung về thanh niên
2.1.2.1. Khái niệm về thanh niên
Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa
học về định nghĩa thanh niên. Có thể tiếp cận đối tượng này dưới nhiều góc độ
khác nhau: Triết học, tâm lý hoc, xã hội học, khoa học thể chất…
Tiêu điểm của các cuộc tranh luận là vấn đề có nên coi thanh niên là một
11
nhóm nhân khẩu - xã hội độc lập hay không? Do quan điểm giai cấp chi phối,
nếu coi thanh niên là một tầng lớp độc lập thì sợ bị nhầm lẫn với “giai cấp thanh
niên” - theo quan điểm của một số nhà xã hội học phương Tây. Còn nếu không
coi thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội độc lập thì không thấy được đặc
thù của tầng lớp này, dễ hoà tan lợi ích của nó vào các tầng lớp xã hội khác.
Theo quy ước hiện nay độ tuổi thanh niên Việt Nam hiện nay được tính từ
15 - 34 tuổi. Thanh niên là lứa tuổi đã trưởng thành, có đầy đủ tố chất của người
lớn, là thời kỳ dồi dào về trí lực và thể lực do đó thanh niên có đầy đủ những
điều kiện cần thiết để tham gia hoạt động học tập, lao động, hoạt động chính trị
xã hội đạt hiệu quả cao, có khả năng đóng góp cống hiến thể lực và trí lực cho
công cuộc đổi mới đất nước.
2.1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của thanh niên
Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến
pháp, pháp luật và các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
Thanh niên không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đều được tôn trọng và bình đẳng
về quyền, nghĩa vụ.
* Trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên
- Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng hùng hậu và tiềm
năng, luôn xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo, bồi
dưỡng và phát huy thanh niên là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội.
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động,
giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý
thức công dân, ý chí vươn lên phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
- Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có trách nhiệm góp phần tích cực
vào việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên.
2.1.2.3 Đặc điểm của thanh niên nông thôn
Thanh niên nông thôn chiếm tỷ lệ cao trong thanh niên cả nước, là nguồn
nhân lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển và thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thanh niên nông thôn tin tưởng vào sự lãnh đạo và công cuộc đổi mới do
Đảng khởi xướng; là lực lượng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Có tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia các hoạt động Đoàn, Hội
phát động; tính tích cực tham gia và phát huy tốt ý thức chính trị; ý chí tự lực tự
cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo và làm giàu, không ngừng giác ngộ nâng
12
cao trình độ chính trị, rèn luyện tư cách phẩm chất đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Việc làm và thu nhập của thanh niên nông thôn vẫn là vấn đề bức xúc.
Tình trạng không đủ việc làm, việc làm không ổn định, thu nhập thấp đã tác động
rất lớn đến thanh niên, ảnh hưởng đến công tác đoàn kết tập hợp thanh niên.
Thanh niên nông thôn đang đứng trước những khó khăn và thách thức
như: trình độ học vấn, tay nghề, thiếu vốn... với đối tượng thanh niên khác.
Thanh niên nông thôn là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội. Phần lớn thanh niên nông thông hiện nay trình độ học vấn
còn thấp, thiếu việc làm, ít có cơ hội được đào tạo nghề nghiệp. Thực tế này đặt
ra nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Đoàn trong việc tập hợp và giải quyết việc
làm cho thanh niên nông thôn.
a) Nhận thức của thanh niên
Khả năng nhận thức: Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ
thần kinh trung ương và các giác quan, sự tích luỹ phong phú kinh nghiệm sống
và tri thức, yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động, hoạt động
chính trị xã hội nên nhận thức của lứa tuổi thanh niên có những nét mới về chất
so với các lứa tuổi trước.
Nhận thức chính trị xã hội: Đa số thanh niên đã nhận thức được về tình
hình của đất nước, về nhiệm vụ chiến lược trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
+ Thanh niên đã thể hiện rõ ý thức chính trị - xã hội qua tính cộng đồng,
tinh thần xung phong, tình nguyện, lòng nhân ái, sẵn sàng nhường cơm xẻ
áo, xả thân vì nghĩa lớn.
+ Thanh niên đã nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình
đối với đất nước và tích cực tham gia.
b) Đời sống tình cảm của thanh niên
Đời sống tình cảm của thanh niên rất phong phú và đa dạng. Tình cảm của
thanh niên ổn định, bền vững, sâu sắc, có cơ sở lý tính khá vững vàng.
Tình bạn, tình yêu và tình đồng chí là nội dung chiếm vị trí quan trọng
trong đời sống tình cảm của thanh niên, nó có tính chất nghiêm túc và rõ ràng.
c) Về tính cách
Thanh niên là lứa tuổi đã ổn định về tính cách. Biểu hiện về tính cách của
thanh niên có nhiều tính tích cực:
- Thanh niên có tính tình nguyện, tính tự giác trong mọi hoạt động. Tính
tự trọng và tính độc lập của thanh niên luôn được phát triển mạnh mẽ.
Thanh niên luôn tự chủ trong mọi hoạt động của mình (học tập, lao động
và hoạt động xã hội). Họ luôn có tinh thần vượt khó, cố gắng hoàn thành
13
tốt nhiệm vụ.
- Tuổi thanh niên có tính năng động, tính tích cực và rất nhạy bén với sự
biến động của xã hội. Thanh niên ngày nay không thụ động, không trông
chờ ỷ lại vào người khác mà tự mình giải quyết những vấn đề của bản
thân. Thanh niên thường giàu lòng quả cảm, gan dạ, dũng cảm và giàu
đức hy sinh.
- Thanh niên có tinh thần đổi mới, rất nhạy cảm với cái mới, nhanh chóng
tiếp thu cái mới. Trong học tập, lao động và hoạt động xã hội, thanh niên
thể hiện tính tổ chức, tính kỷ luật rõ rệt.
- Trong đặc điểm về tính cách của thanh niên có những hạn chế:
+ Do tính tự trọng, tự chủ phát triển mạnh nên thanh niên dễ có tính chủ
quan, tự phụ đánh giá quá cao về bản thân mình. Thanh niên còn có tính
nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn, thiếu cặn kẽ, dễ đưa đến thất bại.
+ Thanh niên có tinh thần đổi mới, nhạy bén, tiếp thu nhanh cái mới
song thanh niên cũng dễ phủ nhận quá khứ, phủ nhận những thành quả
của thế hệ đi trước
+ Thanh niên có tính gan dạ, dũng cảm cao nhưng đôi khi hành động
liều lĩnh mạo hiểm. Ở thanh niên khi không thành công ở một vài việc
nào đó thì thường dễ chán nản, bi quan với những công việc khác. Từ đó
thanh niên dễ tự ti, thụ động, sống khép kín ít tích cực tham gia hoạt
động. Thanh niên dễ có thiên hướng chuộng hình thức, đánh giá sự việc
qua hình thức bề ngoài.
Như vậy thanh niên có nhiều đặc điểm tính cách nổi bật đáng trân trọng,
xã hội nói chung, tổ chức Đoàn nói riêng cần tạo cơ hội giúp họ khẳng định mình
để cống hiến nhiều cho xã hội.
d) Về xu hướng của thanh niên
Nhu cầu: ngày nay nhu cầu của thanh niên khá đa dạng và phong phú, phù
hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Mối quan tâm lớn nhất của thanh niên
là việc làm, nghề nghiệp, tiếp theo là nhu cầu học tập, nâng cao nhận thức, phát
triển tài năng, nhu cầu nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó
thanh niên còn có các nhu cầu về vui chơi giải trí, thể thao, nhu cầu về tình bạn,
tình yêu và hôn nhân gia đình…thanh niên đã thể hiện tích cực, chủ động trong
việc thoả mãn nhu cầu của mình thông qua hoạt động lao động học tập, giao tiếp,
giải trí… bằng chính sức lực và trí tuệ của thế hệ trẻ. Tuy nhiên vẫn còn một bộ
phận thanh niên có những nhu cầu lệch lạc, lười lao động, thích hưởng thụ đòi
hỏi vượt quá khả năng đáp ứng của gia đình và xã hội nên đã có biểu hiện lối
sống không lành mạnh hoặc vi phạm pháp luật.
14
Sở thích: Sở thích của thanh niên có tính ổn định bền vững, liên quan đến
nhu cầu. Sở thích có tính phân hoá cao, đa dạng, ảnh hưởng đến khát vọng hành
động và sáng tạo của thanh niên. Nhìn chung những cái mới, cái đẹp luôn hẫn
dẫn và có khả năng thu hút thanh niên.
Lý tưởng: thanh niên là lứa tuổi có ước mơ, có hoài bão lớn lao và cố
gắng học tập, rèn luyện, phấn đấu để đạt ước mơ đó. Nhìn chung thanh niên ngày
nay có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, muốn đem sức mình cống hiến cho xã hội,
phấn đấu vì một xã hội tốt đẹp hơn.
Về thế giới quan: Do trí tuệ đã phát triển, thanh niên đã xây dựng được thế
giới quan hoàn chỉnh với tư cách là một hệ thống thanh niên đã có quan điểm
riêng với các vấn đề xã hội, chính trị, đạo đức, lao động.
2.2 MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TÌM
ĐƯỢC VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN
2.2.1 Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình
Việc làm có thể chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau như tuổi, trình
độ học vấn, trình độ chuyên môn, tín dụng, giới tính, học nghề...Mỗi nhân tố đều
có tác động khác nhau đến việc làm. Tùy theo đặc trưng của từng vùng, cách
thức quản lý của chính quyền địa phương mà mỗi nhân tố sẽ tác động ít hay
nhiều, tích cực hay tiêu cực đến việc làm.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Quỳnh (2012), Văn Thanh Hòa An
(2010) thì biến tuổi có ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của người lao
động, tuổi tác của lao động có ảnh hưởng thuận chiều đến việc làm vì lao động
càng lớn tuổi thì càng dễ dàng tìm kiếm việc làm vì có nhiều kinh nghiệm trong
công việc cũng như mối quan hệ xã hội.
Theo nghiên cứu của Lương Mạnh Đông (2008), Đinh Quang Thái (2008),
Trần Thu Hồng Ngọc (2013), Văn Thanh Hòa An (2010) thì trình độ học vấn của
lao động có ảnh hưởng tới khả năng tìm được việc làm của họ, biến này phải
tương quan thuận chiều với việc làm.
Theo nghiên cứu của Đặng Tú Lan (2002), Đinh Quang Thái (2008), Bùi
Đức Hoàng (2009) thì nhân tố trình độ chuyên môn có ảnh hưởng đến khả năng
tìm được việc làm của người lao động, vì người có trình độ chuyên môn cao sẽ đáp
ứng được nhu cầu công việc, khi trình độ chuyên môn cao thì khả nămg tìm được
công việc càng cao.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hòa (2008), Trần Thu Hồng Ngọc
(2013) thì biến tín dụng có ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của lao động.
Khi lao động có vay vốn sẽ có thể giải quyết được nhu cầu việc làm để đi học, sản
xuất kinh doanh hoặc đi lao động nước ngoài.
15
Theo nghiên cứu của Ngô Quang An (2012) thì biến giới tính có ảnh hưởng
đến khả năng tìm được việc làm của người lao động, nếu lao động là nam sẽ có cơ
hội tìm được việc làm dễ dàng hơn so với lao động nữ.
Theo nghiên cứu của Trần Thu Hồng Ngọc (2013) thì biến học nghề có ảnh
hưởng đến khả năng tìm được việc làm của lao động, vì lao động có tay nghề ổn
định sẽ dễ dàng tìm được việc làm hơn đối với những lao động không có tay nghề.
2.2.2 Mô hình nghiên cứu
Tín dụng
Tuổi
Trình độ học vấn
Mô hình các nhân tố
ảnh hưởng đến khả
năng tìm việc làm
Giới tính
Học nghề
Trình độ chuyên
môn
Hình 2.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm
của lao động thanh niên nông thôn
* Giải thích chi tiết kỳ vọng về biến
VIECLAM là biến phụ thuộc trong mô hình, và đây là một biến giả, biến
nhận giá trị 1 nếu lao động có việc làm và nhận giá trị 0 nếu ngược lại.
TUOI là tuổi tác của lao động thanh niên và được kỳ vọng là có mối
tương quan dương với việc làm. Những lao động có tuổi càng cao thì càng có
nhiều kinh nghiệm trong công việc, có nhiều mối quan hệ quen biết trong xã hội
cũng như nhu cầu về việc làm của họ là cao hơn những thanh niên trẻ tuổi, vì vậy
khả năng tìm được việc làm sẽ dễ dàng hơn. Biến tuổi được chia thành 3 nhóm
tuổi cụ thể đó là 15 - 19 tuổi; 20 - 24 tuổi và 25 - 34 tuổi. Nguyên nhân của sự
phân chia này dựa vào từng giai đoạn trong cuộc sống của thanh niên. Nhóm tuổi
từ 15 -19 đa số là những thanh niên có trình độ trung học phổ thông trở xuống,
nhóm này ít có khả năng tiếp cận với việc làm vì vẫn còn tập trung vào việc học.
Nhóm tuổi từ 20 - 24 là những thanh niên đang học chuyên môn như trung cấp,
cao đẳng…bên cạnh đó, nhóm này có một số thanh niên không còn đi học nhưng
vẫn còn sống phụ thuộc vào gia đình, chưa có đầy đủ nhận thức về tầm quan
trọng của việc làm, nên việc làm đối với họ chưa thực sự quan trọng. Nhóm tuổi
25 - 34 là nhóm tuổi thuộc bộ phận thanh niên đã tốt nghiệp ra trường, là nhóm
tuổi đã trưởng thành, có nhu cầu lập nghiệp, có đủ điều kiện, trình độ, kinh
16
nghiệm làm việc để tham gia vào sự phát triển kinh tế hơn hai nhóm còn lại, đây
cũng là nhóm tuổi thuộc lực lượng lao động chính tạo ra của cải vật chất trong xã
hội.
HOCVAN là trình độ học vấn của lao động thanh niên, và được tính bằng
số năm học phổ thông của lao động. Biến này được kỳ vọng là có mối tương
quan thuận với việc làm vì trình độ học vấn của lao động càng cao thì cơ hội có
việc làm sẽ dễ dàng hơn. Nếu lao động không có trình độ học vấn thì khả năng
tìm được công việc sẽ càng thấp.
CHUYENMON là trình độ chuyên môn của lao động, được tính bằng thời
gian lao động được đào tạo chuyên môn về một ngành, nghề cụ thể. Biến được
kỳ vọng có mối tương quan thuận với việc làm. Nếu trình độ chuyên môn cao,
lao động sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu của công việc. Ngược lại, nếu trình độ
chuyên môn của lao động thấp thì sẽ không thể đảm bảo việc thực hiện các công
việc được phân công sắp xếp, vì thế sẽ khó khăn trong việc tìm việc làm.
TINDUNG là biến giả, nhận giá trị 1 nếu có vay vốn ngân hàng và nhận
giá trị 0 nếu ngược lại. Nếu lao động có vay vốn thì sẽ giải quyết được nhu cầu
vốn để hoạt động sản xuất kinh tế, vốn để đi học hoặc vốn để xuất khẩu lao động,
khi đó lao động sẽ dễ dàng có được việc làm hơn.
GIOITINH, là biến giả, nhận giá trị 1 nếu là nam, nhận giá trị 0 nếu là nữ.
Nếu lao động là nam thì khả năng tìm được việc làm sẽ cao hơn lao động nữ vì
lao động nam là người có sức khỏe, thông minh và nhạy bén trong công việc hơn
so với lao động nữ. Bên cạnh đó, họ là người đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo ra của cải trong xã hội cũng như là trụ cột kinh tế trong gia đình.
HOCNGHE là biến giả, nhận giá trị 1 nếu lao động có tham gia học nghề,
nhận giá trị 0 nếu lao động không tham gia học nghề. Biến này thể hiện việc lao
động có tham gia các khóa dạy nghề ngắn hạn tại địa phương hay không. Nếu lao
động có tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn tại địa phương sẽ giúp lao động
có nền tảng và hiểu biết cơ bản về nghề đã chọn, khi đó lao động sẽ có nghề ổn
định và khả năng tìm được vệc làm cũng cao hơn.
17
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kỳ vọng về dấu của các biến độc lập trong mô hình các
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của lao động thanh niên nông
thôn
Biến số
Diễn giải biến
Thang
đo
Kỳ
vọng
TUOI
Là tuổi của lao động thanh niên
Tỷ lệ
+
HOCVAN
Là trình độ học vấn của lao động thanh
niên
Tỷ lệ
+
CHUYENMON
Là trình độ chuyên môn của lao động
thanh niên
Tỷ lệ
+
TINDUNG
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu có vay vốn,
nhận giá trị 0 nếu không có
Tỷ lệ
+
GIOITINH
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu là nam, nhận
giá trị 0 nếu là nữ
Biến giả
+
HOCNGHE
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu có học nghề,
nhận giá trị 0 nếu ngược lại
Biến giả
+
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Bình Minh có dân số trung bình là 88.386 người, trong đó dân cư nông
thôn chiếm 74,7%. Theo điều tra của cục thống kê, trung bình hàng năm tỷ lệ thất
nghiệp chiếm 3,2% dân số trong độ tuổi lao động, phần lớn đều tập trung ở khu
vực nông thôn. Công tác giải quyết việc làm tại chỗ trên địa bàn tỉnh ở mức thấp,
tính ổn định không cao, cho nên trong nhiều năm qua, thanh niên khu vực nông
thôn đi tìm việc ở đô thị và một số thành phố lớn ngoài tỉnh ngày một nhiều.
Nhằm đánh giá được toàn diện hơn về việc làm cho lao động thanh niên thì việc
chọn khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Bình Minh để nghiên cứu và phân tích
là phù hợp với yêu cầu đặt ra trong đề tài. Đồng thời, chiếm số lượng lớn trong độ
tuổi lao động thì khu vực nông thôn luôn là địa bàn chiếm số lượng và có tính đại
diện cao cho vấn đề nghiên cứu về việc làm của thanh niên hiện nay.
18
Bảng 2.2: Dân số trung bình khu vực nông thôn huyện Bình Minh năm 2012
STT Tên đơn vị hành chính
Tổng số
Nam
Nữ
1
Xã Thuận An
18,941
9,387
9,554
2
Xã Mỹ Hòa
14,845
7,459
7,386
3
Xã Đông Bình
16,360
8,136
8,224
4
Xã Đông Thạnh
6,016
3,016
3,000
5
Xã Đông Thành
9,854
5,022
4,832
66.016
33.020
32.996
Tổng cộng
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Bình Minh có 5 xã thuộc khu vực nông thôn. Chọ 3/5 xã trong huyện để
làm vùng nghiên cứu. Theo thông kê cho thấy, 3 xã: xã Thuận An, xã Mỹ Hòa, xã
Đông Bình là những xã có dân số trung bình cao nhất và mang tính đặc trưng nhất
trên địa bàn. Vì vậy, số liệu nghiên cứu tại 3 xã này sẽ mang tính đại diện cao để
suy ra cho toàn huyện.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập bao gồm các báo cáo tổng kết năm, các báo cáo về
dân số và lao động, các số liệu về thanh niên với nghề nghiệp và việc làm, các
chính sách liên quan đến phát triển nguồn lao động nông thôn của Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội, cục Thống Kê, phòng Kinh tế và các ban ngành
có liên quan trên địa bàn huyện Bình Minh. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng
những thông tin qua các nghiên cứu trước đây có liên quan, các báo cáo chuyên
ngành, tạp chí khoa học đã được công bố, enternet...
2.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập chủ yếu là do điều tra, phỏng vấn. Sử dụng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Đối tượng thu thập là những thanh niên
nông thôn trên địa bàn huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, dựa trên bảng câu hỏi
phỏng vấn đã soạn sẵn tiến hành phỏng vấn 100 thanh niên theo công thức tính
cỡ mẫu. Công thức như sau:
n
N
(1 N (e) 2 )
Trong đó:
N: Tổng số đối tượng nghiên cứu
19
e: Sai số ước tính
Các giá trị tính toán:
N = 24678
e = 0.1 (10%)
Áp dụng công thức => n = 99,6
Kết quả n ≈ 100
Vì vậy, cỡ mẫu được chọn là 100
Dựa vào tỷ lệ lao động thanh niên trên từng xã đã chọn, phân chia số mẫu
theo bảng sau:
Bảng 2.3: Phân chia cỡ mẫu theo từng xã
Vùng nghiên cứu
Số mẫu
Xã Thuận An
40
Xã Mỹ Hòa
30
Xã Đông Bình
30
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.3.3.1 Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp
Đề tài sử dụng các phương pháp: phương pháp so sánh (tương đối, tuyệt
đối), mô hình xương cá.
a) Phương pháp so sánh
Xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu
với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu
kế hoạch của một năm, tình hình thực hiện các kỳ đã qua, các chỉ tiêu cùng
ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố
không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính
toán. Sử dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối
+ Phương pháp So sánh tuyệt đối: dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so
sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở
+ Phương pháp So sánh tương đối: tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so
với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt
đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
- Sử dụng cách thức so sánh: trước và sau khi tư vấn, tạo việc làm
cho thanh niên.
20
- Đối chiếu, so sánh với chủ trương, chính sách của Chính phủ, của Đoàn
thanh niên về giải quyết việc làm.
b) Mô hình xương cá
* Giới thiệu về biểu đồ nhân quả
Biểu đồ nhân quả đơn giản chỉ là một danh sách liệt kê những nguyên
nhân có thể có dẫn đến kết quả. Công cụ này đã được xây dựng vào năm 1953 tại
Trường Đại học Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì. Ông đã dùng biểu đồ
này giải thích cho các kỹ sư tại nhà máy thép Kawasaki về các yếu tố khác nhau
được sắp xếp và thể hiện sự liên kết với nhau. Do vậy, biểu đồ nhân quả còn gọi
là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá.
* Mục đích
Là một phương pháp nhằm tìm ra nguyên nhân của một vấn đề, từ đó
thực hiện hành động khắc phục để đảm bảo chất lượng. Đây là công cụ được
dùng nhiều nhất trong việc tìm kiếm những nguyên nhân, khuyết tật trong quá
trình sản xuất.
* Ý nghĩa và lợi ích
Công cụ này dùng để nghiên cứu, phòng ngừa những mối nguy tiềm ẩn
gây nên việc hoạt động kém chất lượng có liên quan tới một hiện tượng nào đó,
như phế phẩm, đặc trưng chất lượng, đồng thời giúp ta nắm được toàn cảnh mối
quan hệ một cách có hệ thống. Đặc trưng của biểu đồ này là giúp chúng ta lên
danh sách và xếp loại những nguyên nhân tiềm ẩn chứ không cho ta phương
pháp loại trừ nó.
* Cách thức áp dụng: Các bước để vẽ một biểu đồ xương cá:
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết và xem vấn đề đó là hệ quả của
một số nguyên nhân sẽ phải xác định.
Bước 2: Lập danh sách tất cả những nguyên nhân chính của vấn đề trên
bằng cách đặt các câu hỏi 5W (Who, What, Where, When, Why) và 1H (How).
Sau đó, trình bày chúng bằng những mũi tên chính.
Bước 3: Tiếp tục suy nghĩ những nguyên nhân cụ thể hơn (nguyên nhân
21
cấp 1) có thể gây ra nguyên nhân chính, được thể hiện bằng những mũi tên
hướng vào nguyên nhân chính.
Bước 4: Nếu cần phân tích sâu hơn thì nên xem mỗi nguyên nhân mới
như là hệ quả của những loại nguyên nhân khác nhỏ hơn (lặp lại bước 3)
2.3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu sơ cấp
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu.
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá thực
trạng việc làm của lao động thanh niên tại khu vực nông thôn Bình Minh.
- Mục tiêu 2: Sử dụng mô hình hồi qui Logistic để phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm cho thanh niên nông thôn Bình Minh.
- Mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích mục tiêu thứ nhất và mục tiêu thứ hai,
đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên nông
thôn Bình Minh trong thời gian tới.
a) Thống kê mô tả
* Khái niệm
Phân tích thống kê mô tả là quá trình chuyển dịch dữ liệu thô thành dạng
thích hợp hơn cho việc hiểu và giải thích chúng. Phân tích mô tả được thực hiện
qua hai giai đoạn. Một là, mô tả các câu trả lời hay các quan sát cụ thể bằng các
kỹ thuật lập bảng, sắp xếp thứ tự các dữ liệu đã được thu thập. Hai là, tính toán
các chỉ tiêu thống kê như số trung bình, phân phối tần số, phân phối tỷ lệ,…
Ngoài ra, có thể sử dụng đồ thị, biểu đồ để phân tích dữ liệu ở giai đoạn này.
Việc lập biểu bảng và tính toán các chỉ tiêu có thể thực hiện bằng tay
hoặc sử dụng các chương trình phần mềm máy tính được thiết kế cho mục đích
này.
Các bảng được lập thông thường gồm có bảng tần suất, bảng so sánh chéo
khi có sự so sánh hai hoặc nhiều hơn các biến số được sử dụng trong thiết kế
hàng và cột của các bảng.
* Nội dung của phương pháp thống kê mô tả
22
Lập bảng tần suất và tính tỷ lệ phần trăm: Lập bảng thể hiện việc sắp xếp
dữ liệu theo một trật tự trong bảng dữ liệu hoặc các dạng tóm tắt khác. Một bảng tần
suất đơn giản là bảng ghi số lần xuất hiện những câu trả lời giống nhau do cùng một
câu hỏi, bảng thống kê những câu trả lời hoặc những quan sát theo từng câu hỏi
hoặc theo từng mục, cung cấp những thông tin cơ bản, bổ ích nhất cho nhà nghiên
cứu. Những số liệu thống kê này cho các nhà nghiên cứu biết các câu trả lời xuất
hiện với một tần số như thế nào.
Để bắt đầu lập bảng, người nghiên cứu phải đếm các câu trả lời hoặc các
quan sát cho mỗi vấn đề, loại hạng ở mỗi biến. Trong trường hợp mẫu nghiên
cứu tương đối nhỏ, việc lập bảng có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công.
Tuy nhiên, trong những trường hợp mẫu nghiên cứu có kích thước lớn, người
nghiên cứu phải thực hiện rất nhiều công việc, các kỹ thuật phân tích bằng máy
tính với các phần mềm chuyên dụng sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn
khi lập bảng.
b) Mô hình hồi qui Logistic
Mô hình hồi qui Logistic là mô hình nghiên cứu mối tương quan giữa
một biến phụ thuộc với các biến độc lập. Trong hồi qui Logictis thì biến phụ
thuộc thường được thể hiện qua các biến số nhị phân như xảy ra hay không xảy
ra; có hay không...còn các biến độc lập có thể được thể hiện qua các biến số
liên tục (tuổi, huyết áp,...) hoặc các biến nhị phân (giới tính,...) hay các biến thứ
bậc (thu nhập: cao, trung bình, thấp,...).
log e [
P(Y 1)
] B0 B1 X 1 B2 X 2 B3 X 3 B4 X 4 B5 X 5 B6 X 6 B7 X 7
P(Y 0)
Trong đó:
-
Y là biến phụ thuộc có dạng nhị phân, (nhận giá trị 0 nếu không xảy
ra và nhận giá trị 1 nếu có xảy ra…).
-
Các biến X 1 , X 2 , X 3 , X 4 , X 5 , X 6 , X 7 là các biến độc lập (biến
giải thích.
23
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM HUYỆN BÌNH MINH
3.1. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Khái quát về huyện Bình Minh
Huyện Bình Minh được xác định là trung tâm tiểu vùng phía Nam, nằm
trong vùng kinh tế động lực của Vĩnh Long, chịu tác động mạnh và cũng được
hưởng những lợi thế rất quan trọng khi tiếp giáp với TP. Cần Thơ. Bình Minh có
vai trò quan trọng là đô thị vệ tinh của TP Cần Thơ, có vị trí giao thông thủy, bộ
và hệ thống cảng, đường hàng không thuận lợi trong việc giao lưu, hợp tác phát
triển trong thời gian qua và những năm tiếp theo. Ngoài ra, Bình Minh còn là
trung tâm tổng hợp cấp vùng liên huyện, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội đặc biệt thuận lợi; quốc phòng, an ninh luôn được đảm bảo; quy hoạch
và thực trạng kết cấu hạ tầng cơ sở tương đối đồng bộ là tiền đề cho xây dựng và
phát triển đô thị.
Thị trấn Cái Vồn là trung tâm đô thị của Bình Minh đã được Bộ Xây dựng
công nhận là đô thị loại IV từ năm 2010 và được tỉnh xác định là đô thị cảng công nghiệp - đô thị sinh thái của tỉnh Vĩnh Long. Thị trấn có ý nghĩa rất quan
trọng là đầu mối giao thông thủy bộ, cửa ngõ chiến lược đi vào các tỉnh vùng Tây
Sông Hậu.
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Bình Minh
24
Huyện Bình Minh có 6 đơn vị hành chính trực thuộc cụ thể:
-
Khu vực thành thị: thị trấn Cái Vồn.
-
Khu vực nông thôn: xã Thuận An, xã Mỹ Hòa, xã Đông Bình, xã Động
Thạnh, xã Đông Thành.
Theo thống kê năm 2012, diện tích huyện Bình Minh là 91.63 km2, dân số
là 88.386 người, mật độ dân số 965 người/km. Gồm có 3 dân tộc chính là Việt
(Kinh), Khmer, Hoa.
Bảng 3.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số, số huyện của huyện Bình Minh
Tên đơn vị hành
chính
Diện tích
(km2)
1. Thị trấn Cái Vồn
Dân số
(Người)
Mật độ
(Người/km2)
Số hộ
(Hộ)
5.4
22.370
4.143
5.882
2. Xã Thuận An
19.86
18.941
954
5.014
3. Xã Mỹ Hòa
23.49
14.845
632
3.929
4. Xã Đông Bình
13.65
16.360
1.199
4.343
5. Xã Đông Thạnh
13.45
6.016
447
1.623
6. Xã Đông Thành
15.78
9.854
624
2.534
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Người dân nông thôn chủ yếu sống tập trung ven các sông, rạch để tiện cho
việc sử dụng nguồn nước sông tự nhiên cho sinh hoạt và sản xuất, nuôi trồng. Người
dân thành thị sống tập trung ở các khu chợ, trung tâm huyện.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Vị trí địa lý:
Bình Minh có ưu thế nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, như có Quốc lộ 1A đi
qua, tiếp giáp với sông Hậu, cách TP. Vĩnh Long 30 km, cách TP.HCM 165 km,
cách TP. Cần Thơ 3 km, cách Sân bay quốc tế Cần Thơ chưa đầy 20 km. Phía
Đông giáp huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Bình Tân, tỉnh
Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ; Nam giáp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và
thành phố Cần Thơ; Bắc giáp huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
3.1.2.2 Địa hình:
Địa hình Bình Minh là dạng địa hình đồng bằng châu thổ với đặc điểm
chung là thấp và bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình 1m
25
so với mặt nước biển. Hệ thống sông ngòi chằn chịt, thuận lợi cho giao thông
đường sông và sử dụng thủy triều cho việc tưới tiêu.
3.1.2.3 Khí hậu:
Khí hậu Bình Minh là khí hậu nhiệt đới gió mùa điều hòa dễ chịu, do gần
các sông ngòi nên khí hậu tương đối mát mẻ, ít bão, với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (
tháng 5 đến tháng 11); mùa khô ( tháng 12 đến tháng 4). Nhiệt độ trung bình là
26 oC, nhiệt độ cao nhất trong năm 35,6 oC, nhiệt độ thấp nhất 20 oC. Đây là kiểu
khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
3.1.2.4 Đất đai
Do Bình Minh có địa thế trải dài trên sông Hậu nên thường xuyên được
phù sa bồi đắp. Vì thế, đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trồng lúa nước, cây ăn
trái và hoa màu, đặc biệt là cây bưởi năm roi.
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất đai toàn tỉnh là 9.163,4 ha được
chia ra thành 3 loại chính như sau:
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Minh
Loại đất
Diện tích (ha)
1. Đất Nông nghiệp
Cơ cấu (%)
6.895,2
75,24
a) Cây hàng năm
4.420
48,23
b) Cây lâu năm
2.472
26,97
c) Đất trồng cỏ
3,2
0,034
2. Đất Thủy sản
30
0,032
1.153,4
12,58
368
4,02
720,4
7,85
c) Đất tôn giáo, tín ngưỡng
14
0,15
d) Đất nghĩa trang
51
0,55
5. Sông, gạch
1.084,8
11,83
Tổng cộng
9.163,4
100
3. Đất phi nông nghiệp
a) Đất ở
b) Đất chuyên dùng
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Vì Bình Minh là huyện thuần nông nên diện tích đất nông nghiệp được sử
dụng nhiều nhất với 75,24%, cho thấy cuộc sống người dân còn phụ thuộc vào
nông nghiệp. Kế tiếp là đất phi nông nghiệp (12,58%) và sông gạch (11,83%).
Đất thủy sản chiếm cơ cấu thấp nhất là 0,032%.
26
3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội
3.1.3.1 Phát triển kinh tế
Năm 2011 là một năm mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều
khó khăn, thách thức, vì thế huyện Bình Minh cũng chịu ảnh hưởng không ít.
Trong bối cảnh đó, Bình Minh đã tập trung quyết liệt, dồn sức cho thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững; đầu tư phát triển hạ
tầng kinh tế, tận dụng sức mạnh, trí tuệ, đoàn kết; sự đồng thuận cao của cộng
đồng và các thành phần kinh tế, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh và Trung ương. Kết
quả là, Bình Minh đã có nhiều khởi sắc, góp phần đẩy nhanh việc hoàn thiện và
đạt các tiêu chí đề ra. Cụ thể như sau: tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trên
5% so với năm 2010; gần 90% diện tích xây dựng vùng sản xuất đạt giá trị trên
70 triệu đồng/ha/năm; hoàn thành và phê duyệt xong đề án, đồ án quy hoạch xã
nông thôn mới cho 5/5 xã...; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
tăng gần 22% so với năm 2010, chủ yếu là các sản phẩm nhựa, sản phẩm bê
tông, may gia công xuất khẩu, xay xát và cơ khí...
27
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu huyện Bình Minh
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
1. Tổng giá trị sản xuất
Triệu
đồng
2.407.868
2.858.208
3.345.434
- Thương mại - dịch vụ
Triệu
đồng
1.744.737
2.152.600
2.589.862
- Nông nghiệp
Triệu
đồng
323.671
328.613
333.3
- Công nghiệp
Triệu
đồng
266.422
299.450
346.44
- Sản lượng lúa
Tấn
53.984
58.426
55.14
Triệu
đồng
19.054
19.119
19.01
- Thủy Sản
2. Cơ cấu kinh tế
%
100
100
100
- Thương mại – dịch vụ
%
72,46
75,31
77,41
- Nông nghiệp
%
13,44
11,50
9,98
- Công nghiệp
%
11,06
10,48
10,36
- Sản lượng lúa
%
2,24
2,04
1,66
- Thủy Sản
%
0,80
0,67
0,59
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Theo số liệu trên thấy được cơ cấu kinh tế của huyện đã có những chuyển
biến tích cực và tăng qua các năm. Thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao
nhất và có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm với giá trị năm 2010 là 1.744.737
triệu đồng (72,45%) và năm 2012 là 2.589.862 triệu đồng (77,41%). Đứng thứ 2
là lĩnh vực nông nghiệp, tăng chậm qua các năm (323.671 triệu đồng năm 2010
và 333.813 triệu đồng năm 2012). Về lĩnh vực công nghiệp đứng vị trí thứ 3 với
giá trị sản xuất tăng qua từng năm (năm 2010 với 266.422 triệu đồng và năm
2012 với 346.644 triệu đồng), đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế trên
địa bàn nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm ( 11,06% năm 2010, 10,36% năm
2012) vì tỷ trọng Thương mại – dịch vụ tăng rất nhanh chiếm tỷ trọng cao nhất
trong cơ cấu kinh tế huyện nên chiếm phần lớn tỷ trọng của các ngành khác. Sản
lượng lúa có giá trị sản xuất tăng không rõ rệt, năm 2010 có 53.984 tấn, đến năm
2011 tăng 58.426 tấn và năm 2012 giảm xuống còn 55.414 tấn. Thủy sản là
ngành chiếm tỷ trọng cơ cấu kinh tế thấp nhất 0,79% năm 2010 và 0,58% năm
2012. Nhìn chung, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành đã diễn ra theo
28
hướng tăng dần tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ và
Thủy sản, Nông nghiệp tăng nhẹ và chưa có xu hướng giảm; Sản lượng lúa tăng
giảm không ổn định nhưng có xu hướng giảm trong những năn tiếp theo.
Mặc dù đã đạt những kết quả khả quan, nhưng nền kinh tế của Bình Minh
vẫn còn nhiều khó khăn, do cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng
cao. Công nghiệp chiếm tỷ trọng còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng hiện
có. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Sản phẩm làm ra không có khả
năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.1.3.2 Văn hóa – xã hội
a) Văn hóa
Bình Minh là huyện có nền văn hóa phong phú, gồm 3 dân tộc chính:
Kinh, Khmer và Hoa, ngoài ra còn có một số dân tộc nhỏ khác nhưng chiếm tỷ lệ
không cao. Trong đó, tỷ lệ người dân tộc Kinh cao nhất 82.272 người chiếm
93.08%, dân tộc Khmer có 5.106 người chiếm 5,06%, dân tộc Hoa 953 người
chiếm 1,03% và các dân tộc khác có 55 người chiếm 0,83%.
Bình Minh là một trong những huyện chiếm tỷ lệ người dân tộc Khmer
khá cao ở Đồng bằng sông Cửu Long, vì thế ngoài các lễ truyền thống của người
Kinh thì hằng năm trên địa bàn huyện còn có một số lễ hội khác mang đậm bản
sắc dân tộc Khmer như: Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông
bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông,
Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác.
Bên cạnh đó, tín ngưỡng - tôn giáo của người dân Bình Minh cũng rất đa
dạng. Theo thống kê, dân số từ 5 tuổi trở lên theo tín ngưỡng - tôn giáo là 49.214
người, chiếm 60,42% . Cụ thể qua biểu đồ sau:
DÂN SỐ TỪ 5 TUỔI TRỞ LÊN THEO TÔN GIÁO
3%
25%
Phật Giáo
Cao đài
Phật giáo Hòa Hảo
Khác
5%
67%
Nguồn: Niêm giám thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Hình 3.2 Dân số 5 tuổi trở lên theo tôn giáo
29
Biểu đồ cho thấy Phật giáo chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm đến 67%, vì thế
trên địa bàn huyện có rất nhiều chùa, miếu tôn thờ Phật giáo, hàng năm có rất
nhiều lễ hội người dân thường đến chùa để thờ cúng, cầu nguyện…Phật giáo Hòa
Hảo chiếm tỷ lệ thứ 2 với 25%, Cao đài 5% và các tôn giáo khác chiếm 3%.
b) Xã hội
Trong những năm qua, huyện đã có nhiều cuộc vận động, các chính sách
xã hội nhằm tác động sâu sắc và mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống xã hội của
người dân, tuyên truyền hoạt động hạn chế và giảm tối đa các tệ nạn xã hội như:
trộm cắp, ma túy, mại dâm…Ngoài ra còn có nhiều chính sách xây cầu, đường,
nhà ở cho người nghèo, đặc biệt là người Khmer.
Hỗ trợ kinh phí sửa chữa các nhà truyền thống, nhà thờ cúng, khu di tích
văn hóa, chùa chiền…nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ
sinh hoạt tín ngưỡng - tôn giáo, vui chơi góp phần nâng cao dân trí cho người
dân.
Việc nâng cao nhận thức về văn hóa gia đình, tạo ý thức tự nguyện, tự
giác xây dựng và giữ vững danh hiệu "Gia đình văn hóa" duy trì thường xuyên,
chế độ bình chọn, chấm điểm gia đình văn hóa, được tiến hành thường xuyên và
ngày càng đi vào nề nếp. Huyện đã thực hiện việc đưa quy ước xây dựng nếp
sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đến từng hộ gia đình, từng
người dân.
c) Giáo dục
Những năm qua tình hình giáo dục ở huyện Bình Minh đã có những bước
phát triển khá rõ rệt. Hệ thống giáo dục của huyện bao gồm đầy đủ các cấp học:
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tổng số các trường
trên địa bàn là 37 trường ( năm 2012), trong đó mẫu giáo có 13 trường, cấp tiểu
học có 16 trường, cấp THCS có 6 trường và cấp THPT có 2 trường. Tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2011 - 2012 là 94,77%, đây là tỷ lệ
cao so với năm học 2010 - 2011 là 77,95%.
30
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NĂM 2012
5%
16%
35%
Mẫu giáo
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
44%
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Hình 3.3 Giáo dục đào tạo phổ thông năm 2012
Theo số liệu của cục Thống kê, đến năm 2012, huyện Bình Minh có 24
trường học ở các cấp phổ thông. Tổng số học sinh phổ thông tại thời điểm là
13.980 em, trong đó, cấp tiểu học là 7.093 em, cấp trung học cơ sở là 4.500 em,
cấp trung học phổ thông là 2.387em. Tổng số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng
dạy tại thời điểm 794 người, trong đó, giáo viên tiểu học là 352 người, giáo viên
trung học cơ sở là 275 người, giáo viên trung học phổ thông là 167 người, cụ thể
qua bảng sau:
Bảng 3.4: Tình hình giáo dục đào tào huyện Bình Minh năm 2012
Cấp học
Tiểu học
Số trường
Số lớp
Số học sinh
Số giáo viên
16
241
7.093
352
Trung học cơ sở
6
135
4.500
275
Trung học phổ thông
2
64
2.387
167
24
440
13.980
794
Tổng cộng
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
d) Y tế:
Theo niêm giám thống kê, Bình Minh có 19 cơ sở khám chữa bệnh trực
thuộc Sở Y tế. Trong đó có 1 bệnh viện, 2 phòng khám y học dân tộc và 6 trạm y
tế thị trấn, xã. Tổng số giường bệnh là 142 giường, trong đó các bệnh viện có
100 giường, trạm y tế thị trấn, xã có 42 giường. Số cán bộ y tế toàn huyện có 169
người, cụ thể như sau:
31
Bảng 3.5: Tình hình cán bộ y tế Bình Minh
Số cán bộ y tế
ĐVT
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
1. Ngành Y
Người
160
160
169
- Bác sĩ có trình độ cao
Người
30
39
42
- Y sĩ, kỹ thuật viên
Người
66
55
59
- Y tá và hộ sinh
Người
64
66
68
2. Ngành dược
Người
18
23
31
- Dược sĩ cao cấp
Người
-
2
2
- Dược sĩ trung cấp
Người
18
21
29
3. Khác
Người
10
18
24
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
3.1.3.3 Cơ sở hạ tầng
Tính đến nay, Bình Minh đã đưa vào sử dụng các công trình, như Trung
tâm hành chính huyện, Bệnh viện đa khoa huyện… Phát triển các loại hình chợ
và tiếp tục kêu gọi đầu tư khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa. Đồng thời, nhiều công
trình khác, như trụ sở UBND xã Mỹ Hòa, Thuận An, các công trình giáo dục đạt
chuẩn quốc gia, công trình giao thông xã nông thôn mới cũng đang được thi
công; cụm công nghiệp Thuận An, Khu dân cư đô thị vệ tinh, kè chống sạt lở
sông Tắc Từ Tải, đường từ Quốc lộ 54 đi xã Mỹ Hòa được triển khai lập dự án…
Hiện các công trình trọng điểm được Trung ương đầu tư đang trong giai
đoạn hoàn thành, gồm các công trình: các cầu Cái Vồn, Bình Minh, Thành Lợi.
Bên cạnh đó, tuyến dân cư vùng ngập lũ giai đoạn 1 đã được đầu tư xây dựng
hoàn chỉnh, giải quyết cho 1.000 hộ trên địa bàn vào định cư.
Chương trình phát triển đô thị- nhà ở: tập trung kế hoạch chỉnh trang và
xây dựng, đi liền với xây dựng hoàn chỉnh tuyến dân cư giai đoạn 1 và 2 và hoàn
chỉnh quy hoạch xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp.
3.2. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA HUYỆN
3.2.1. Dân số
Dân số chỉ tất cả những người sống trong phạm vi một địa giới nhất định
(một nước, một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính, v.v...) đến một thời điểm
hay trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo thống kê dân số qua các năm, dân số khu vực nông thôn luôn ở mức
cao chiếm 75,31% năm 2010, 75,01% năm 2011 và năm 2012 trong tỷ lệ chung
có giảm đôi chút so với năm 2011 là 0,31%, nhưng dân số vẫn tăng giữ mức cao
32
74,7%. Trong khi dân số ở thành thị luôn ở mức tương đối thấp chỉ có 24,68%
năm 2010, 24,98% năm 2011 và 25,3% năm 2012.
Bảng 3.6: Dân số phân theo khu vực huyện Bình Minh
Năm
Tổng
Cộng
(người)
Thành thị
Tổng số
Nông thôn
Tỷ lệ (%)
(người)
Tổng số
(người)
Tỷ lệ (%)
2010
87.614
21.630
24,68
65.984
75,31
2011
87.880
21.958
24,98
65.922
75,01
2012
88.386
22.370
25,30
66.016
74,70
Nguồn:Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Dân số tăng nhanh là do trong những năm qua, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tăng tự
nhiên tăng hơn so với những năm trước, cụ thể năm 2012 tỷ lệ sinh là 16,02% và
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 9,91% . Tỷ trọng dân số ở nông thôn vẫn còn rất cao
so với khu vực thành thị, điều này cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
tốc độ đô thị hóa ở khu vực nông thôn còn chậm, chưa được tập trung đầu tư và
phát triển.
3.2.2 Dân số trong độ tuổi laođộng
Dân số trong độ tuổi lao động là dân số thuộc độ tuổi nhất định nào đó.
Luật Lao động hiện hành của Việt Nam quy định tuổi lao động bao gồm các độ
tuổi từ 15 đến hết 59 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 54 tuổi đối với nữ Dân số
còn lại là những người ngoài tuổi lao động.
Theo số liệu được tổng hợp từ cục thống kê, dân số lao động trong độ tuổi
chiếm khá cao gần 69,4% (năm 2012), đặc biệt là lao động nông thôn có số
lượng lớn với tỷ lệ trên 74,68% tổng dân số trong độ tuổi lao động ở địa phương.
33
Bảng 3.7: Dân số trong độ tuổi lao động phân theo khu vực.
Đơn vị tính: Người
Năm
Dân số trong
độ tuổi lao
động
Thành thị
Tổng số
(người)
Nông thôn
Tỷ lệ % so
với dân số
Tổng số
(người)
Tỷ lệ %
so với dân
số
2010
60.460
15.136
25,03
45.334
74,98
2011
60.983
15.350
25,17
45.633
74,82
2012
61.334
15.529
25,31
45.805
74,68
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Lao động nông thôn chiếm tỷ trọng cao trong dân số trong độ tuổi lao
động là một áp lực cũng như nhiệm vụ cho chính quyền địa phương các cấp
trong việc giải quyết những vấn đề về an sinh xã hội và đặc biệt lao động và việc
làm cho người dân nông thôn, trong khi trình độ cũng như tay nghề của lực
lượng này còn thấp cho nên các hoạt động kinh tế hầu hết đều mang lại giá trị thu
nhập không cao cho người dân trong vùng. Đây là vấn đề không nhỏ đặt ra cho
các ngành làm công tác đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn ở địa phương.
3.2.3. Lao động, việc làm và giải quyết việc làm
3.2.3.1 Lao động:
Theo niêm giám thống kê, năm 2012 lao động trên địa bàn huyện Bình
Minh đang làm việc trong các ngành kinh tế có 51.639 người, chiếm 84,2% dân
số trong độ tuổi lao động, cụ thể:
34
Bảng 3.8: Tình hình lao động trong các ngành kinh tế
Đơn vị tính: Người
STT
Ngành kinh tế
Năm
Năm
Năm
2010
2011
2012
2011/ 2012/
2010 2011
1
Nông - lâm - thủy sản
26.447 24.791 24.654
0,93
0,99
2
Thương mại - dịch vụ
13.088 14.273 14.510
1,09
1,01
3
Công nghiệp – xây dựng
7.494
7.800
7.903
1,04
1,01
4
Khác
4.201
4.479
4.572
1,08 1,065
Cộng
51.230 51.343 51.639 1,002 1,005
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Qua bảng số liệu cho thấy, nhìn chung lao động trong các ngành kinh tế
đều tăng qua hằng năm nhưng tỷ lệ tăng không cao, năm 2011 tăng 0,2% so với
năm 2010 và năm 2012 tăng 0,5% so với năm 2011. Chiếm tỷ trọng cao nhất là
ngành Nông - lâm - thủy sản với 24.654 người năm 2012, nhưng số lao động này
có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2011 giảm 7% so với 2010 và năm
2012 giảm nhẹ 1% so với 2011. Đứng vị trí thứ 2 là nhóm ngành Thương mại dịch vụ với 14.510 người năm 2012. Kế tiếp là nhóm ngành Công nghiệp – xây
dựng với 7.903 người, tuy nhóm ngành này có số lao động đứng thứ 3 nhưng đều
tăng qua các năm, năm 2011 tăng 4% so với năm 2010, năm 2012 tăng 1% so với
năm 2011, điều này cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn
huyện Bình Minh đã có bước đầu khởi sắc. Và cuối cùng là các nhóm ngành
khác với 4.572 người
3.2.3.2 Việc làm và giải quyết việc làm
Việc làm là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trên cả nước nói
chung và người lao động trên địa bàn huyện Bình Minh nói riêng. Cuộc sống của
bản thân và gia đình người lao động phụ thuộc rất lớn vào việc làm của họ vì
việc làm liên quan đến phương thức kiếm sống của con người và xã hội.
Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm luôn được các cấp,
các ngành chú trọng, quan tâm thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức và
phương pháp tổ chức khác nhau
35
Trong 9 tháng đầu năm 2013, Bình Minh đã đẩy mạnh thực hiện tuyên
truyền nâng cao nhận thức của người lao động và của xã hội về học nghề - việc
làm thông qua nhiều hình thức đa dạng như:
+ Phối hợp thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng như: trạm truyền thanh không dây ở xã, phường trên địa bàn thị xã.
+ Thực hiện tuyên truyền theo hình thức trực tiếp: nhằm nâng cao kiến
thức, năng lực quản lý, triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề ở cấp cơ sở
cho thành viên tổ thực hiện ở cấp xã, phường đội ngũ cán bộ, hội viên, cộng tác
viên các ban ngành đoàn thể ở xã, phường. Trong năm đã tuyên truyền được 10
cuộc với 300 lượt người tham dự.
CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 9 THÁNG ĐẦU NĂM
2013
2%
Giải quyết việc làm tại chỗ
24%
Giới thiệu đi lao động trong
tỉnh
44%
Giới thiệu đi lao động ngoài
tỉnh
30%
Xuất khẩu lao động
Nguồn: Báo cáo kết quả công tác lao động việc làm Phòng Lao động - Thương
binh xã hội huyện Bình Minh
Hình 3.4: Tình hình công tác giải quyết việc làm 9 tháng đầu năm 2013
Qua biểu đồ công tác giải quyết việc làm 9 tháng đầu năm 2013, thấy
được chiếm tỷ trọng cao nhất là giới thiệu đi lao động ngoài tỉnh, với tỷ lệ 44%,
điều này cho thấy rằng tình hình việc làm tại huyện Bình Minh chưa có nhiều
dấu hiệu khởi sắc, không đáp ứng đủ nhu cầu lao động, vì thế số lao động trở nên
dư thừa và đi lao động ngoài tỉnh. Giới thiệu đi lao động trong tỉnh chiếm 30%,
giải quyết việc làm tại chỗ chỉ chiếm 24%, và xuất khẩu lao động chiếm tỷ trọng
thấp nhấp với 2%, cho thấy người lao động trong huyện vẫn chưa có xu hướng
mở rộng việc làm của mình ra thị trường thế giới.
36
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM,
CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
Ở KHU VỰC NÔNG THÔN
4.1. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN
NÔNG THÔN
4.1.1. Số lượng lao động thanh niên nông thôn
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Muốn tạo ra của
cải vật chất để phát triển kinh tế thì yếu tố quan trọng nhất đó là lực lượng lao
động. Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao
gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm, trong đó lực lượng lao động
thanh niên chiếm tỷ trọng khá cao trong lực lượng lao động. Lao động thanh niên
đang là mối quan tâm của địa phương, đây là lực lượng nằm trong dân số trẻ tạo
ra của cải trong xã hội vì thanh niên luôn là những người sáng tạo, năng động
trong cách suy nghĩ và làm việc, là nhân tố quan trọng giúp phát triển kinh tế trên
địa bàn.
Huyện Bình Minh có khoảng 24.678 thanh niên ở khu vực nông thôn,
chiếm 53,87% dân số trong độ tuổi lao động tại khu vực. Ngày nay, thanh niên
trong toàn huyện đều có trình độ học vấn ngày càng cao hơn trước, thông minh,
nhanh nhạy, tích cực đi trước đón đầu trong mọi lĩnh vực. Đa số thanh niên tích
cực học tập, tự khẳng định bản thân, chủ động lập thân, lập nghiệp tích cực tham
gia vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội tại địa phương, chủ động
áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để làm giàu cho bản thân
và gia đình.
Do điều kiện tự nhiên và đặc trưng sản xuất kinh tế của từng vùng nên
Bình Minh được chia thành 2 khu vực chính đó là thành thị và nông thôn. Vì thế,
dân số trong độ tuổi lao động nói chung và số lao động thanh niên trong độ tuổi
từ 15 - 34 nói riêng ở từng khu vực đều khác nhau, cụ thể:
37
Bảng 4.1: Lao động thanh niên huyện Bình Minh năm 2012
Lao động thanh
niên
Thành thị
Tổng số
(người)
Nông thôn
Tỷ lệ (%)
Tổng số
(người)
Tỷ lệ (%)
- Nam
3.762
50,46
12.915
52,33
- Nữ
3.693
49,54
11.763
47,67
Tổng cộng
7.455
100
24.678
100
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Theo số liệu thống kê, lao động thanh niên trên toàn huyện là 32.133
người, trong đó thành thị có 7.455 người và nông thôn là 24.678 người, số lao
nông thanh niên ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị, cho thấy đây là khu vực
tập trung nguồn nhân lực dồi dào. Tại khu vực thành thị, lao động nam là 3.762
người (50,46%), lao động nữ là 3.693 người (49,54%) và khu vực nông thôn số
lao động nam là 12.915 (52,33%) và lao động nữ là 11.763 (47,67%). Qua số liệu
tại hai khu vực trên, thấy được số lao động thanh niên nam chiếm tỷ lệ cao hơn
lao động thanh niên nữ, tuy nhiên hai tỷ lệ này tương đối bằng nhau nên cả nam
và nữ đều là lực lượng lao động chính.
4.1.2 Lao động thanh niên theo độ tuổi.
Với số thanh niên trong độ tuổi từ 15 – 34 ở khu vực nông thôn khá đông,
chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động ở nông thôn toàn huyện. Năm 2010 lực
lượng lao động là thanh niên là 23.794 người, năm 2011 là 24.332 người năm
2012 là 24.678 người. So với dân số trong độ tuổi lao động thì lao động thanh
niên năm 2010 chiếm 52,48%, năm 2011 là 53,32%, năm 2012 là 53,87%. Tỷ lệ
lao động tăng tương đối đều qua các năm, điều này cho thấy cơ cấu trong độ tuổi
này là ổn định và cân bằng.
38
Bảng 4.2: Số lao động thanh niên nông thôn theo độ tuổi
Năm 2010
Lao động
theo độ tuổi
Số lượng
(người)
Năm 2011
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Năm 2012
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Từ 15 - 34
23.794
100
24.332
100
24.678
100
- Từ 15 - 19
5.881
24,7
5.977
24,6
6.041
24,5
- Từ 20 - 24
6.327
26,6
6.503
26,7
6.577
26,7
- Từ 25 - 34
11.586
48,7
11.852
48,7
12.060
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
48,9
Qua bảng trên, số lao động thanh niên khu vực nông thôn ở độ tuổi từ 15
– 34 tuổi thì lao động có độ tuổi từ 25 – 34 chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua
hàng năm với tỷ lệ xấp xĩ nhau 48,7% năm 2010, 48,7% năm 2011 và 48,9% năm
2012. Đây là nhóm tuổi phần lớn đã ổn định về mặt việc làm và có đủ điều kiện,
kinh nghiệm làm việc, tham gia phát triển kinh tế xã hội so với hai độ tuổi còn lại.
Với lực lượng thanh niên trong độ tuổi này khá cao nhưng tình hình kinh tế tại địa
phương lại chủ yếu là thương mại – dịch vụ và sản xuất nông nghiệp, cho thấy lao
động thanh niên chưa thể tận dụng và phát huy hết thế mạnh, tính sáng tạo và trình
độ của mình vào lao động sản xuất để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa – hiện đại hóa. Năm 2012, lao động từ độ tuổi 20 – 24 chiếm 26,7%, độ tuổi
15 – 19 chiếm 24,5%, có tỷ lệ gần nhau và cũng tăng đều qua hằng năm. Hai độ
tuổi này một phần vẫn còn đi học, số còn lại đã nghỉ học nhưng vẫn chưa có đầy
đủ nhận thức về tầm quan trọng của việc làm nên độ tuổi 25 – 34 được xem là lực
lượng lao động chính trong nhóm tuổi từ 15 – 34.
4.1.3. Lao động thanh niên theo giới tính
Theo số liệu điều tra cho thấy, lực lượng lao động thanh niên nông thôn
trong độ tuổi 15 - 34 thì lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn với 60%, nữ chiếm
40%.
39
Bảng 4.3 : Lao động theo giới tính từ 15 - 34 tuổi
Độ tuổi
Trong đó
Nam (người)
Tỷ lệ (%)
Nữ (người)
Tỷ lệ %
- Từ 15 - 19
10
16,67
7
17,5
- Từ 20 - 24
15
25
7
17,5
- Từ 25 - 34
35
58,33
26
65
Tổng
60
100
40
100
(Nguồn: Số liệu khảo sát 2013)
Xét cụ thể, đối với lao động nam từ 15 – 19 tuổi chiếm 16,67%, 20 - 24
tuổi chiếm 25% và 25 – 34 tuổi chiếm 58,33%. Đối với lao động nữ từ 15 – 19
tuổi và độ tuổi từ 20 – 24 tuổi đều chiếm 17,5%, từ 25 – 34 tuổi chiếm 65%. Tuy
tỷ lệ nam và nữ theo từng độ tuổi có sự chênh lệch khá rõ rệt, nhưng khi xét về
tổng thể thì số lao động nam vẫn chiếm đa số hơn nữ. Điều này cho thấy sức trẻ
của lao động nam có phần chiếm ưu thế hơn đối với lao động nữ. Có thể nhận ra
nguyên nhân cho việc chênh lệch về giới trong độ tuổi này vì trong khoảng thời
gian dài, việc tăng dân số ở nam và nữ không đều nhau. Theo thống kê năm
2012, dân số trung bình tại khu vực nông thôn là 66.016 người, trong đó nam là
33.020 người (50,02%), nữ có 32.996 (49,98%).
4.1.4 Lao động thanh niên theo tình trạng việc làm
Theo điều tra của cục thống kê, tính đến năm 2012 tỷ lệ thất nghiệp chiếm
3,2% dân số trong độ tuổi lao động, phần lớn đều tập trung ở khu vực nông thôn.
Theo số liệu điều tra năm 2013, số thanh niên ở khu vực nông thôn không có
việc làm chiếm 23%, lao động thanh niên có việc làm là 77%, được thể hiện qua
bảng phân tích sau:
40
Bảng 4.4: Tình trạng việc làm của lao động thanh niên theo cơ cấu ngành
Tình trạng việc làm
Số lượng ( người)
Tỷ lệ (%)
1. Lao động không có việc làm
(thất nghiệp)
23
23
2. Lao động có việc làm
77
77
- Nông – lâm – ngư nghiệp
17
22,08
- Công nghiệp – xây dựng
10
12,97
- Thương mại – dịch vụ
38
49,35
- Khác
12
15,6
100
100
Tổng số
Nguồn: Số liệu điều tra 2013
* Lao động không có việc làm:
Số lao động không có việc làm tại khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng cao đến
23%, cho thấy công tác giải quyết việc làm tại địa phương chưa có những giải pháp
hiệu quả. Đây là một thách thức không nhỏ đối với chính quyền địa phương trong
công tác giải quyết việc làm cho lao động vì con số này sẽ có khả năng tiếp tục tăng.
* Lao động có việc làm:
Theo số liệu điều tra cho thấy, số lao động thanh niên nông thôn có việc làm
chiếm 77%. Trong đó, chiếm phần lớn là ngành Thương mại – dịch vụ 49,35%,
nhưng số doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ngành thương mại – dịch vụ trên địa bàn
chỉ chủ yếu là các hộ cá thể, buôn bán nhỏ lẻ và không cần lao động có trình độ cao,
cho nên chất lượng lao động thanh niên trong nhóm ngành này là tương đối thấp, và
tình trạng thu nhập của lao động chỉ ở mức trung bình. Vì thế, lao động cần tìm công
việc tốt hơn và có quy mô sản xuất lớn hơn để cải thiện đời sống và nâng cao hiệu
quả kinh tế. Đứng thứ 2 là nhóm ngành Nông – lâm – ngư nghiệp, nhóm này vẫn
chiếm tỷ trọng cao với 22,08%. Công nghiệp – xây dựng với tỷ lệ tương đối thấp
12,97%, cho thấy việc thực hiện chỉ tiêu đề ra đưa kinh tế công nghiệp thành ngành
kinh tế mũi nhọn vẫn chưa đạt hiệu quả. Các nhóm ngành khác chiếm 15,6%.
4.1.5 Lao động thanh niên theo trình độ
4.1.5.1 Lao động thanh niên theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn của người dân luôn là vấn đề quan trọng và được quan
tâm hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với
Huyện Bình Minh cũng vậy, các ngành các cấp luôn có sự tập trung đầu tư thực
hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển giáo dục. Đến nay trình độ học vấn của
lực lượng lao động thanh niên khu vực nông thôn Bình Minh đã có được những
41
kết quả rất khả quan. Theo số liệu điều tra, trình độ học vấn của lao động thanh
niên được thể hiện như sau:
Bảng 4.5: Lao động thanh niên theo trình độ học vấn
Nữ
Nam
Trình độ
Chưa đi học
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
3
5
-
-
Tiểu học
13
21,67
11
27,5
Trung học cơ sở
15
25
12
30
Trung học phổ thông
29
48,33
17
42,5
Tổng số
60
100
40
100
Nguồn: Số liệu điều tra 2013
Nhìn chung, tỷ lệ lao động chưa đi học chỉ ở mức thấp (5%). Lao động
trình độ tiểu học ở nam là 21,67%, nữ là 27,5%. Lao động có trình độ Trung học
cơ sở ở nam là 25% và nữ là 30%. Số lao động có trình độ Trung học phổ thong
là cao nhất, nam chiếm 48,33% và nữ chiếm 42,5%. Cho thấy, công tác giáo dục
trên địa bàn huyện đã được đầu tư và quan tâm đúng mức. Cho nên, lao động dễ
dàng tiếp cận và học đến bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Tuy
nhiên, số lao động chưa đi học vẫn còn, vì thế các ban ngành cần quan tâm hơn
nữa trong công tác giáo dục, đặc biệt là thanh niên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc không có điều kiện để đến trường.
4.1.5.2 Lao động thanh niên theo trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn của lao động cũng là một trong những yếu tố quan
trọng giúp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Bình Minh
vẫn chưa có các trường đào tạo trình độ chuyên môn cho lao động, đa số chỉ là
các trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn, vì thế số lượng lao động thanh niên có
trình độ chuyên môn cao còn rất thấp.
42
Bảng 4.6: Lao động thanh niên theo trình độ chuyên môn
Nữ
Nam
Trình độ
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Chưa qua đào tạo
38
63,3
30
75
Trung cấp
17
28,3
5
12,5
Cao đẳng
2
3,3
2
5
Đại học
3
5
3
7,5
Tổng số
60
100
40
100
Nguồn: Số liệu điều tra 2013
Nhìn chung, lao động thanh niên của huyện vẫn chủ yếu là lao động giản
đơn, chất lượng thấp. Số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm rất cao ở cả
nam và nữ. Cụ thể so với các lĩnh vực đào tạo khác, lao động nam chưa qua đào
tạo chuyên môn là 38 người, chiếm 63,3%; nữ là 30 người, chiếm 75%. Trong
khi đó, lao động có trình độ Đại học chỉ chiếm mức rất thấp với 5% ở nam và
7,5% ở nữ. Mặc khác, tình trạng lao động đã qua đào tạo nhưng không phù hợp
với cơ cấu ngành nghề và yêu cầu của sản xuất, cũng đang diễn ra khá phổ biến.
Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế tốc độ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện, đồng thời hạn chế cơ hội tìm kiếm và nâng
cao chất lượng việc làm của người lao động.
4.1.6 Tình hình vay vốn hỗ trợ việc làm, đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh
Để cải thiện đời sống kinh tế, nâng cao thu nhập, phát triển việc học tập,
việc làm...cho lao động thanh niên, ban chỉ đạo huyện đã phối hợp với Ngân
hàng chính sách xã hội tiến hành cho lao động thanh niên vay với lãi suất ưu đãi.
Năm 2012 , đã triển khai thực hiện và vay được 34.632 triệu đồng.
43
Bảng 4.7: Tổng vốn vay ưu đãi từ ngân hàng Chính sách Xã hội
Năm 2010
Nội dung vay vốn
Số tiền
(triệu)
Năm 2011
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(triệu)
Tỷ lệ
(%)
Năm 2012
Số tiền
(triệu)
Tỷ lệ
(%)
Cho vay hộ nghèo
5.346
26,56
18.015
40,54
4.699
13,57
Cho vay hỗ trợ việc làm
1.604
7,97
4.398
9.90
1.852
5,35
Cho vay đi học (vốn vay
học sinh, SV)
3.834
19,05
8.031
18,07
5.604
16,18
Cho vay nước sạch và vệ
sinh môi trường nông
thôn
2.900
14,41
5.516
12,41
9.535
27,53
Cho vay sản xuất kinh
doanh tại vùng khó khăn
1.920
9,53
6.809
15,32
12.942
37,37
Cho vay thanh niên dân
tộc thiểu số khó khăn
4.525
22,48
1.670
3,76
-
-
20.129
100
44.439
100
34.632
100
Cộng
Nguồn: Niêm giám thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Qua sự tập trung triển khai và giám sát của các cấp cho thấy phần lớn các
lao động thanh niên vay vốn chủ yếu qua ngân hàng Chính sách Xã hội dưới hình
thức tín chấp qua tổ chức chính trị xã hội. Do hiện nay hệ thống các ngân hàng
chưa phát triên nhiều, cho nên vẫn là 2 hệ thống ngân hàng chiếm đa số đó là
Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Do Ngân hàng nông nghiệp thì cho vay dưới hình thức thế chấp mà đa số là
lao động thanh niên vẫn còn trẻ nên chưa có tài sản thế chấp cho ngân hàng, bên
cạnh đó phần lớn vẫn còn sống chung và phụ thuộc vào gia đình cho nên họ ít có
điều kiện tiếp cận nguồn vốn này. Tổng số vốn vay qua các năm có sự chênh lệch
rõ rệt và không ổn định. Năm 2010, số vốn vay chỉ ở mức thấp là 20.129 triệu
đồng, sang năm 2011, số vốn vay tăng mạnh đến mức 44.439 triệu đồng, tăng
gần gấp đôi so với năm trước, năm 2012 số vốn vay giảm còn 34.632 triệu đồng.
Do đặc trưng trên địa bàn có số hộ nghèo còn nhiều, cho nên chiếm tỷ lệ cao nhất
qua 2 năm 2010 và 2011 là vốn vay hộ nghèo với 26,56% (2010) và 40,54%
(2011). Năm 2012, vốn vay có tỷ lệ cao nhất là vốn vay cho sản xuất kinh doanh
tại vùng khó khăn với 12,942 triệu đồng (37,37%). Số vốn vay để hỗ trợ việc làm
chỉ ở mức khiêm tốn chiếm 7,97% (năm 2010), 9,9% (năm 2011), 5,35% (năm
2012).
44
4.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
NÔNG THÔN
4.2.1. Các chính sách, kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh
niên nông thôn
- Ban chỉ đạo huyện Bình Minh thực hiện đề án 1956: “ Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn năm 2011” ( thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
Mục tiêu của đề án nhằm giúp cho lao động có được một nghề nghiệp ổn
định, tay nghề vững chắc để tạo việc làm, tăng hiệu quả thu nhập và phát triển
kinh tế. Tình hình kế hoạch các nghề đăng ký được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.8 : Tình hình đăng ký nghề theo đề án 1956
STT
Ngành nghề
Thời lượng
chương trình
(tiết)
Số lượng học
viên dự kiến
(người)
1
Tin học văn phòng
120
280
2
Sinh vật cảnh
120
70
3
Sinh vật cảnh nâng cao
546
105
4
Tiểu thủ công nghiệp
120
280
5
Sữa xe gắn máy
360
70
6
May công nghiệp
120
35
7
Kỹ thuật hàn
240
25
8
Công nhân xây dựng
420
35
9
Uốn tóc, hớt tóc
360
70
10
Làm sạch, móng tay…..
120
35
11
Trang điểm thẩm mỹ
360
35
12
Kỹ thuật nông nghiệp
120
105
13
Kỹ thuật chăn nuôi
120
35
14
Kỹ thuật chế biến món
ăn
130
70
3.256
1.250
Tổng cộng:
Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo nghề năm 2011 Phòng lao động – Thương
Binh xã hội Bình Minh
45
- Chính sách hỗ trợ chi phí trực tiếp cho lao động nông thôn
Chính sách này giúp hỗ trợ một phần chi phí trong các khoản chi phí mà
học viên phải chi trả để học nghề, cụ thể là hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại của học
viên trong quá trình tham gia đào tạo nghề. Các đối tượng được hỗ trợ:
Diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Lao động thuộc hộ nghèo.
Lao động là người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất
canh tác
- Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các
cơ sở dạy nghề
Từ các nguồn kinh phí của Đề án 1956, sở lao động Thương binh và Xã
hội tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện việc di dời trụ sở trung tâm dạy nghề từ phường
Thành Phước vào trung tâm giáo dục thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho
Trung tâm dạy nghề ở huyện, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.
- Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
Thực hiện theo Quyết định số: 1099/QĐ-UBND, ngày 16/03/2011 của
UBND huyện Bình Minh, thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên
địa bàn huyện gồm:
1. Địa điểm: Xã Đông Thạnh
2. Nội dung mô hình thí điểm: chuyên canh nông nghiệp về cây lúa và hoa
màu
3. Thời gian, kinh phí: ( sẽ phối hợp Ban chỉ đạo tỉnh xây dựng kế hoạch
riêng)
4. Công tác tổ chức thực hiện:
Phòng lao động – Thương binh & Xã hội là Phó Ban thường trực Ban
chỉ đạo làm tham mưu ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, triển khai, theo
dõi, giám sát quá trình triển khai và tổ chức thực hiện; tham mưu cho
ban chỉ đạo điều phối các công việc trong việc đào tạo nghề cho lao
động nông thôn; sơ tổng kết báo cáo quá trình thực hiện về UBND
huyện và cơ quan cấp trên.
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phối hợp với Trung tâm học tập công
đồng, thống kê nhu cầu học nghề của người lao động, phối hợp với
các ngành liên quan như: trung tâm dạy nghề, Phòng kinh tế, Phòng
46
Lao động – TB & XH,… tổ chức mở lớp đảm bảo yêu cầu số lượng
người dân đã đăng ký.
Các ngành thành viên của ban chỉ đạo đề án 1956 và các ngành, đoàn
thể có liên quan tùy theo chức năng nhiệm vụ được phân công, phối
hợp với UBND các xã, Thị trấn tổ chức Đào tạo nghề đảm bảo đạt yêu
cầu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
4.2.2. Thực trạng mạng lưới tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
Qua thu thập tài liệu từ phòng Kinh tế và Cục Thống kê, cho thấy huyện
Bình Minh có hệ thống mạng lưới tạo việc làm cho người lao động nói chung và
lao động thanh niên nói riêng tương đối đa dạng và phong phú. Mỗi một loại
hình doanh nghiệp, cơ sở đều có hình thức, nội dung hoạt động riêng, theo cơ cấu
của tổ chức cụ thể.
4.2.2.1 Cơ sở sản xuất công nghiệp
a) Phân theo thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế trên địa bàn được chia thành 3 thành phần chính:
Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp ngoài nhà nước, Hộ cá thể.
Bảng 4.9 : Cơ sở công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Đvt: Cơ sở
Đơn vị hành chính
Chia theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp nhà
nước
Doanh nghiệp
ngoài nhà nước
Hộ cá thể
Thị trấn Cái Vồn
1
8
271
Xã Thuận An
-
13
215
Xã Mỹ Hòa
-
2
51
Xã Đông Bình
-
3
74
Xã ĐôngThạnh
-
-
93
Xã Đông Thành
-
-
56
Tổng cộng
1
26
760
Nguồn: Niêm giám thống kê cục Thống Kê huyện Bình Minh
Theo số liệu cho thấy, tổng số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa
bàn phân theo thành phần kinh tế là 787 cơ sở, trong đó tập trung nhiều nhất là
các hộ cá thể với 760 cơ sở được phân bố đều ở khu vực thành thị và nông thôn,
nhiều nhất là thị trấn Cái Vồn có 271 cơ sở và xã Thuận An có 215 cơ sở. Các
doanh nghiệp ngoài nhà nước có 26 cơ sở và doanh nghiệp nhà nước chỉ có 1 cơ
47
sở ở thị trấn Cái Vồn.
b) Phân theo ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp huyện Bình Minh chia theo 2 ngành chính: công
nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến, hằng năm thu hút khoảng 3.000 lao
động, cụ thể năm 2012: công nghiệp khai thác có 1 cơ sở, công nghiệp chế biến
có 782 cơ sở, gồm nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó ngành sản xuất chế
biến thực phẩm có số cơ sở kinh doanh cao nhất với 204 cơ sở (năm 2012).
48
Bảng 4.10 : Cơ sở công nghiệp phân theo ngành
Ngành Công nghiệp
Năm
2010
Năm
2011
Đvt: Cơ sở
Năm
2012
1
782
204
121
9
138
a. Công nghiệp khai thác
1
1
b. Công nghiệp chế biến
753
769
- Sản xuất chế biến thực phẩm
188
200
- Sản xuất đồ uống
116
118
- Dệt
9
9
- Sản xuất trang phục
135
136
- Sản xuất da và các sản phẩm có liên
quan
2
2
2
- Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ
gỗ, tre
166
164
167
- In, sao chép bản ghi các loại
7
8
8
- Sản xuất than cốc,sản phẩm dầu mỏ
tinh chế
7
6
6
- Sản xuất hoá chất và các sản phẩm từ
hoá chất
1
1
1
- Sản xuất sản phẩm từ cao su và
plastic
3
3
3
- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim
loại khác
18
19
19
- Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc
sẳn
55
57
58
- Sản xuất thiết bị điện
1
1
1
- Sản xuất máy móc, thiết bị chưa phân
vào đâu
1
1
1
-Sản xuất phương tiện vận tải khác
2
2
2
- Sản xuất giường tủ , bàn , ghế
17
16
16
- Công nghiệp chế biến , chế tạo khác
1
1
1
- Sữa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy
móc và thi công
24
25
25
Tổng cộng
757
773
787
Nguồn: Báo cáo tình hình doanh nghiệp phòng Kinh tế huyện Bình Minh
Nhìn chung, tổng số các cơ sở công nghiệp trên địa bàn đều tăng qua các
năm, cụ thể: có 757 cơ sở (năm 2010), 773 cơ sở (năm 2011), 787 cơ sở (năm
2012). Tuy nhiên, số cơ sở công nghiệp hằng năm tăng không cao và tập trung
49
chủ yếu là các cơ sở buôn bán nhỏ lẻ và chưa được mở rộng quy mô sản xuất, vì
thế cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn vẫn không phải là ngành kinh tế mũi
nhọn giúp phát triển kinh tế.
4.2.2.2 Cơ sở sản xuất thương mại - dịch vụ
a) Phân theo thành phần kinh tế
Phân theo thành phần kinh tế, số cơ sở thuộc ngành thương mại – dịch vụ
đươc chia thành hai nhóm: khối doanh nghiệp và hộ cá thể. Trong đó, số cơ sở
thuộc nhóm cá thể chiếm tỷ lệ cao hơn khối doanh nghiệp với 4.913 (98,2%), cụ
thể qua bảng sau:
Bảng 4.11 : Cơ sở Thương mại – dịch vụ phân theo thành phần kinh tế
Đvt: Cơ sở
Chia theo thành phần kinh tế
Đơn vị hành chính
Khối doanh nghiệp
Hộ cá thể
Thị trấn Cái Vồn
50
2.315
Xã Thuận An
16
1.010
6
281
10
704
Xã Đông Thạnh
3
196
Xã Đông Thành
3
407
88
4.913
Xã Mỹ Hòa
Xã Đông Bình
Tổng cộng
Nguồn: Niêm giám thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Qua bảng số liệu thấy được, số cơ sở trong nhóm khối doanh nghiệp tại
khu vực thành thị cao hơn nông thôn với 88 cơ sở, trong đó thị trấn Cái Vồn có
50 cơ sở (56,8%), còn lại là 38 cơ sở thuộc khu vực các xã, nhiều nhất là xã
Đông Bình (10 cơ sở). Ngược lại, số cơ sở thuộc nhóm hộ cá thể ở khu vực nông
thôn cao hơn thành thị, cụ thể: 4.913 cơ sở, thị trấn Cái vồn có 2.315 cơ sở
(47,11%), ở khu vực các xã có 2.598 cơ sở (52.89%). Cho thấy, cơ sở kinh doanh
thương mại – dịch vụ trên địa bàn vẫn chưa phân bố đồng đều, các cở sở có quy
mô lớn chỉ tập trung chủ yếu ở trung tâm huyện Bình Minh, còn lại ở khu vực
nông thôn chỉ là các hộ gia đình có quy mô sản xuất nhỏ, vì thế chính quyền địa
phương cần có những phương pháp nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
hơn nữa để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn.
b) Phân theo ngành thương mại - dịch vụ
50
Ngành thương mại – dịch vụ trên địa bàn được phân theo 3 ngành chính:
Thương mại, khách sạn – nhà hàng, dịch vụ. Bình quân hằng năm có trên 9.000
lao động đang làm việc tại các cơ sở thương mại – dịch vụ này. Năm 2012, nhóm
ngành có cơ sở nhiều nhất là thương mại với 2.895 cơ sở, đứng thứ 2 là nhóm
ngành khách sạn – nhà hàng với 1.407 cơ sở, cuối cùng là dịch vụ có 699 cơ sở.
Bảng 4.12 : Cơ sở thương mại – dịch vụ phân theo ngành
Đvt: Cơ sở
Ngành Thương mại - dịch vụ
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
- Thương mại
2.541
2.632
2.895
- Khách sạn - nhà hàng
1.331
1.378
1.407
657
681
699
4.529
4.691
5.001
- Dịch vụ
Tổng cộng
Nguồn: Báo cáo tình hình doanh nghiệp Phòng Kinh tế huyện Bình Minh
Nhìn chung, tổng số cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ qua các năm
đều lớn hơn rất nhiều so với tổng số cơ sở kinh doanh ngành công nghiệp. Cho
thấy, tình hình kinh tế trên địa bàn cơ cấu ngành thương mại – dịch vụ chiếm tỷ
trọng cao hơn công nghiệp, ngành công nghiệp tại địa phương vẫn còn yếu kém
và cần có nhiều giải pháp tích cực hơn nữa để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp và phát triển kinh tế.
4.2.3. Kết quả công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động thanh
niên nông thôn
4.2.3.1. Kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động thanh niên
Từ năm 2011, ban chỉ đạo huyện Bình Minh quyết định đưa ra đề án đào
tạo nghề cho lao động, đó là đề án 1956 “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
năm 2011”, với mục tiêu giúp cho lao động nông thôn có trình độ chuyên môn
để hỗ trợ cho việc tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn, giúp lao động nâng cao thu
nhập và có nghề nghiệp ổn định. Thông qua đề án 1956, kết quả công tác đào tạo
nghề tại địa phương như sau:
a) Kết quả công tác đào tạo nghề năm 2011
Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch triển khai, điều tra khảo sát
nhu cầu học nghề và chuyển đổi nghề của lao động nông thôn. Kết quả đều tra
cho thấy, tổng số hộ được điều tra là 21.809 hộ, trong đó số hộ không thay đổi là
16.653 hộ và 5.156 hộ thay đổi ngành nghề lao động
Kết hợp với trung tâm giới thiệu việc làm mở các lớp đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ở các xã, thị trấn với tổng số là 33 lớp, dạy nghề cho 1.214 lao
51
động, giải quyết việc làm cho 3.045 lao động, đạt 101,5%. Tạo việc làm mới cho
476 lao động thanh niên nhàn rỗi ở địa phương giúp họ tạo thêm thu nhập cải
thiện cuộc sống. Tuy là năm đầu thực hiện đề án, còn gặp nhiều khó khăn trong
quá trình thực hiện, nhưng đây được xem là kết quả khả quan và là nền tảng phát
triển công tác đào tạo nghề cho những năm tiếp theo.
b) Kết quả công tác đào tạo nghề năm 2012
Tiếp tục thực hiện đề án 1956 “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
năm 2011” và triển khai thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020”. Kết quả công tác đào tạo nghề năm 2012 như sau:
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Lao động tổ
chức triển khai các văn bản cấp trên về công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn được 02 cuộc với 140 người tham dự gồm: Thành viên ban chỉ đạo cấp
huyện, tổ triển khai đề án cấp xã- thị trấn, trưởng ban nhân dân ấp, khóm. Công
tác tư vấn hướng nghiệp, học nghề và việc làm cho đoàn viên thanh niên trên địa
bàn huyện có 200 lược đoàn viên tham dự. Ngoài ra còn phối hợp với đài truyền
thanh huyện tổ chức ghi hình đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng
huyện.
Trong năm đã tổ chức điều tra cung - cầu lao động trên địa bàn huyện với
22.386 hộ dân trong đó có 5.740 hộ có thay đổi về trình độ học vấn, việc làm và
16.464 hộ không thay đổi thông tin về việc làm. Huyện còn điều tra, khảo sát với
tổng số 87 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện trong
đó có 25 doanh nghiệp và cơ sở có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động và 62
doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh không có nhu cầu tuyển dụng thêm lao
động.
Kết hợp với trung tâm dạy nghề huyện, trung tâm khuyến công và trung
tâm khuyến nông tỉnh Vĩnh Long mở 47 lớp đào tạo nghề cho lao động thanh
niên nông thôn ở các xã, thị trấn dạy nghề cho với 1.159 lao động. Ngoài ra học
viên ở các xã Đông Bình, Đông Thạnh, Đông thành còn được Công ty cổ phần
Thủy sản Minh phú, Công ty cổ phần thủy sàn Cafatex hậu giang đưa đi đào tạo
nghề chế biến thủy sản và nhận vào làm với 325 lao động nâng tỷ lệ đào tạo nghề
trên đại bàn huyện được 1.484 lao động, đạt 114,6%. Giới thiệu và giải quyết
việc làm cho 3.352 lao động đạt 111.7% kế hoạch năm.
52
Bảng 4.13 : Kết quả đào tạo nghề năm 2012
STT
Nghề đào tạo
1
Tiểu thủ công nghiệp
2
Số lớp (lớp)
Số học viên
(người)
17
340
Kỹ thuật chế biến món ăn
3
93
3
Tin học văn phòng
9
229
4
Cài đặt lắp ráp máy vi tính
1
32
5
Sinh vật cảnh nâng cao
4
116
6
Xây dựng dân dụng
1
35
7
May công nghiệp
5
140
8
Trồng hành
2
60
9
Chăn nuôi gà
1
16
10
Trồng khoai lang
1
27
11
Nuôi cá
1
30
12
Trồng bưởi
1
17
13
Chăn nuôi heo
1
24
47
1.159
Tổng cộng
Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo nghề năm 2012 Phòng lao động – Thương Binh
xã hội Bình Minh
Qua bảng tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho thấy, các nghề như: tiểu thủ
công nghiệp, kỹ thuật chế biên món ăn, tin học văn phòng, cài đặt lắp ráp máy vi
tính, sinh vật cảnh nâng cao, xây dựng dân dụng và may công nghiệp được xem
là nhóm nghề chính. Vì đây là những nghề thường xuyên được mở tại địa
phương, những nghề này được sử dụng thông dụng trong quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa hiện nay. Bên cạnh đó, nhóm nghề này còn đáp ứng nhu cầu
theo số đông của lao động trên địa bàn. Các nghề còn lại thuộc nhóm nghề phụ vì
ít có lao động tham gia các lớp học nghề này, nhóm này được tổ chức giảng dạy
là do yêu cầu của một số lao động tại địa phương nên số lớp và số học viên tham
gia ít hơn nhóm nghề chính. Trong các lớp học nghề thì nghề được đào tạo nhiều
nhất là tiểu thủ công nghiệp có 17 lớp và 340 học viên, thứ 2 là tin học học văn
phòng với 9 lớp và 229 học viên.
53
c) Kết quả đào tạo nghề 9 tháng đầu năm 2013
Trong 9 tháng đầu năm kết hợp trung tâm dạy nghề và các ban, ngành,
đoàn thể của xã, phường đã tuyên truyền vận động tổ chức được 20 lớp với 556
lao động thanh niên nông thôn, trong đó:
+ Hội phụ nữ thị xã Bình Minh kết hợp với Hội Phụ nữ tỉnh vận động mở
được 2 lớp đan day nhựa với 60 học viên.
+ Phối hợp với trung tâm khuyến công tỉnh và Công ty may Khang Thịnh
mở được 2 lớp với 70 học viên.
+ Kết hợp với trung tâm khuyến công tỉnh mở 2 lớp đan lục bình ở xã
Đông Thành và Đông Thạnh với 70 học viên.
+ Kết hợp với trung tâm dạy nghề mở được 14 lớp gồm: 4 lớp xây dựng, 1
lớp đan len, 1 lớp may, 1 lớp tin học văn phòng, 2 lớp nấu ăn, 1 lớp trồng rau, 2
lớp sinh vật cảnh, 1 lớp trồng bưởi, 1 lớp đang dây nhựa ở các xã, phường với
tổng số 356 học viên.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã: Trong 9 tháng đầu năm
2013 đã đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, bồi
dưỡng theo chức vụ lãnh đạo quản lý; nâng cao năng lực quản lý kinh tế - xã hội
và kỹ năng lãnh đạo đơn vị được 103 cán bộ công chức cấp xã.
Nâng tổng số đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã và đào tạo nghề
cho lao động thanh niên nông thôn theo Quyết định 1956 được 659 người chiếm
tỷ lệ là 59,63% so với kế hoạch năm.
Trong 9 tháng đầu năm đã xác nhận và giới thiệu việc làm cho lao động
thanh niên nông thôn đi làm việc trong và ngoài tỉnh được 2.640 người chiếm tỷ
lệ là 88% so với kế hoạch.
d) Thuận lợi và khó khăn trong công tác đào tạo nghề
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Sở Lao động – TB & XH tỉnh,
Huyện Uỷ và UBND huyện nên việc triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐTTg được nhiều thuận lợi như: thành lập Ban chỉ đạo Đề án huyện, tổ thực hiện
Đề án xã, thị trấn có nhiều ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội huyện
cùng tham gia, góp phần nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện và quản lý Đề án
được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng,….
Việc quán triệt Đề án 1956 rộng rãi đến quần chúng nhân dân và người
lao động bằng nhiều hình thức khác nhau đã giúp nhân dân lao động nâng cao
hiểu biết về chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung, chính sách
54
đào tạo nghề và giải quyết việc làm của Đề án nói riêng. Từ đó làm nền tảng đẩy
mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm của huyện.
Quan tâm, chỉ đạo về việc trung tâm dạy nghề công lập huyện, để phát
triển thành cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn điển hình.
* Khó khăn
Người dân nông thôn vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tập quán sản xuất, thời
gian làm việc và các điều kiện khác như: việc đi lại, công việc gia đình, trình độ
học vấn,… nên việc đăng ký học nghề vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, vẫn
còn một số lao động có hoàn cảnh khó khăn, tình hình thu nhập không đủ để trả
học phí nghề, do đó lao động nông thôn ít có nhu cầu học nghề.
Tâm lý chung của phụ huynh và học sinh phổ thông vẫn muốn học ở các
cấp trình độ cao như đại học, cao đẳng chuyên nghiệp tại các trường trọng điểm.
Do đó, đối với lực lượng lao động trẻ này phần lớn chưa xác định được nhu cầu
học nghề.
Chất lượng dạy nghề của các cơ sở chưa đồng đều do các cơ sở đào tạo
nghề lao động nông thôn hiện đang còn thiếu giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất
chưa hoàn thiện,…
Cán bộ quản lý dạy nghề, đặc biệt là cán bộ thuộc Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội huyện là những cán bộ chưa am hiểu, chưa được đào tạo
bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý dạy nghề nên trong quá trình triển khai thực hiện
gặp nhiều vấn đề khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý Nhà nước về dạy
nghề cũng như các chủ trương chính sách về dạy nghề.
Chưa phát huy được vai trò quản lý, điều hành trong công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện.
Trung tâm dạy nghề chậm trong việc làm thủ tục cấp lại giấy giấy phép
dạy nghề khi đã hết. Bên cạnh đó, việc cấp văn bằng chứng chỉ nghề cho người
lao động chưa được đồng nhất trên phạm vi cả nước.
Đào tạo nghề nông thôn do Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh quản lý.
Công tác triển khai liên kết đào tạo xuống Bình Minh còn chậm nên ảnh hưởng
đến nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.
Do kinh phí đào tạo nghề được chuyển về cấp huyện quản lý nên công tác
giải ngân, thanh quyết toán còn gặp nhiều lúng túng phần nào cũng ảnh hưởng
đến công tác quản lý đào tạo.
Ngoài ra các cơ sở dạy nghề do hội phụ nữ tỉnh, trung tâm khuyến công
tỉnh trực tiếp xuống các xã dạy nghề không thông báo với phòng lao động nên
công tác quản lý tổng hợp báo cáo về đào tạo nghề gặp nhiều khó khăn.
55
4.2.3.2 Kết quả tạo việc làm
a) Lao động thanh niên trong cơ sở sản xuất công nghiệp
* Phân theo thành phần kinh tế
Lao động thanh niên làm việc trong các cơ sở công nghiệp được chia
thành 3 nhóm: lao động làm việc tại doanh nghiệp nhà nước, lao động doanh
nghiệp ngoài nhà nước và lao động làm việc trong các hộ cá thể. Cụ thể:
Bảng 4.14 : Lao động thanh niên trong lĩnh vực công nghiệp phân theo thành
phần kinh tế
Đvt: Người
Đơn vị hành chính
Chia theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp nhà
nước
Thị trấn Cái Vồn
Doanh nghiệp
ngoài nhà nước
Hộ cá thể
90
694
626
Xã Thuận An
-
472
609
Xã Mỹ Hòa
-
551
151
Xã Đông Bình
-
21
197
Xã Đông Thạnh
-
-
151
Xã Đông Thành
-
-
144
90
1.738
5.878
Tổng cộng
Nguồn: Niêm giám thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Qua bảng số liệu cho thấy, số lao động thanh niên nông thôn làm việc
trong các cơ sở thuộc lĩnh vực công nghệp ở khu vực thành thị thấp hơn ở nông
thôn. Cụ thể, tại doanh nghiệp ngoài nhà nước, lao động thanh niên tại khu vực
thành thị là 694 người (39,93%), lao động thanh niên nông thôn chiếm 1.044
người (60,07%); hộ cá thể lao động thanh niên thành thị là 626 người (10,65%),
nông thôn có 5.252 người (89,35%). Tổng số lao động thanh niên phân theo
thành phần kinh tế gồm 7.706 người, trong đó: doanh nghiệp nhà nước có 90
người, doanh nghiệp ngoài nhà nước có 1.738 người và hộ cá thể có số lao động
cao nhất là 5. 878 người, chiếm 76,28%. Số lao động thanh niên làm việc trong
các cơ sở kinh doanh công nghiệp theo hình thức hộ cá thể luôn chiếm tỷ trọng
cao, tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế trên địa
bàn vì chưa có nhiều doanh nghiệp lớn thuộc lĩnh vực này, mà chủ yếu chỉ là
những hộ buôn bán nhỏ. Vì thế sự ảnh hưởng của các hộ cá thể đến việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo chỉ tiêu đề ra
là không đáng kể.
56
* Phân theo ngành công nghiệp
Số lượng lao động thanh niên thuộc ngành công nghiệp hàng năm có tốc
độ tăng giảm khác nhau, có một số ngành công nghiệp số lao động qua các năm
vẫn không thay đổi, nhưng phần lớn các cơ cơ sở đều có số lao động tăng. Cụ thể
qua bảng sau:
57
Bảng 4.15 : Lao động thanh niên trong lĩnh vực công nghiệp phân theo ngành
Đvt: Người
Ngành Công nghiệp
a. Công nghiệp khai thác
b. Công nghiệp chế biến
- Sản xuất chế biến thực
phẩm
- Sản xuất đồ uống
- Dệt
- Sản xuất trang phục
- Sản xuất da và các sản
phẩm có liên quan
- Chế biến gỗ và sản xuất sản
phẩm từ gỗ, tre
- In, sao chép bản ghi các loại
- Sản xuất than cốc,sản phẩm
dầu mỏ tinh chế
- Sản xuất hoá chất và các
sản phẩm từ hoá chất
- Sản xuất sản phẩm từ cao
su và plastic
- Sản xuất sản phẩm từ
khoáng phi kim loại khác
- Sản xuất sản phẩm từ kim
loại đúc sẳn
- Sản xuất thiết bị điện
- Sản xuất máy móc, thiết bị
-Sản xuất phương tiện vận tải
khác
- Sản xuất giường tủ , bàn ,
ghế
- Công nghiệp chế biến
- SC, bảo dưỡng và lắp đặt
Tổng cộng
Năm
Năm
Năm
2010
2011
2012
(người)
(người)
(người)
19
3.303
24
3.558
653
241
24
846
2011/2010 2012/2011
(%)
(%)
24
3.662
126,3
107,72
100
102,92
836
245
24
882
860
252
25
908
128,02
101,65
100
104,25
102,87
102,85
104,16
102,94
8
8
8
100
100
323
19
319
22
328
23
98,76
115,78
102,82
104,54
33
28
29
84,84
103,57
116
116
119
100
102,58
95
95
98
100
103,15
604
633
652
104,80
103,01
236
2
3
245
2
3
252
2
3
103,81
100
100
102,85
100
100
4
4
4
100
100
34
3
59
3.322
32
3
61
3.582
33
3
63
3.686
94,12
100
103,38
107,82
103,12
100
103,27
102,90
Nguồn: Báo cáo tình hình doanh nghiệp Phòng Kinh tế huyện Bình Minh.
Nhìn chung, tổng số lao động thanh niên làm việc trong các ngành công
nghiệp năm 2010 là 3.322 người, năm 2011 là 3.582 người. So với năm 2010 thì
số lao động năm 2011 đã tăng 260 người (7,82%). Sang năm 2012, lao động
thanh niên tăng 104 người với 2,9%. Đây là dấu hiệu tăng lên theo sự phù hợp
với tăng trưởng kinh tế về qui mô sản xuất cũng như vấn đề giải quyết việc làm
cho lao động thanh niên. Nguyên nhân số lao động thanh niên ở các ngành công
58
nghiệp tăng là do việc số lượng các cơ sở công nghiệp tăng qua hằng năm , cùng
với việc một số chủ cơ sở cũng tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, nên đã tạo
ra việc làm mới thu hút thêm người lao động. Ngành công nghiệp có nhiều lao
động nhất là sản xuất chế biến thực phẩm với 860 người (năm 2012) và ngành
công nghiệp có ít lao động nhất là sản xuất thiết bị điện có 2 người ( năm 2012).
Bên cạnh các ngành công nghiệp có số lao động tăng thì trong năm 2011,
có 4 ngành có số lao động giảm đáng kể như ngành: Chế biến gỗ và sản xuất sản
phẩm từ gỗ, tre; Sản xuất than cốc,sản phẩm dầu mỏ tinh chế; Sản xuất than
cốc,sản phẩm dầu mỏ tinh chế; Sản xuất giường tủ , bàn , ghế. Trong đó ngành
có số lao động giảm nhiều nhất là Sản xuất than cốc,sản phẩm dầu mỏ tinh chế,
so với năm 2010 thì năm 2011 số lao động của ngành này giảm 15,16%. Nguyên
nhân là do sự suy giảm của nền kinh tế trong nước đã làm ảnh hưởng một phần
đến kinh tế Bình Minh, dẫn đến một số ngành công nghiệp phải cắt giảm bớt lao
động. Ngoài ra, do sự tăng thêm của cơ sở kinh doanh nên một số cơ sở do mới
thành lập, đang đi vào hoạt động nên chưa thu hút được nhiều lao động.
b) Lao động thanh niên trong cơ sở sản xuất thương mại – dịch vụ
* Phân theo thành phần kinh tế
Lao động thanh niên làm việc trong các hộ cá thể cao hơn lao động tại
doanh nghiệp rất nhiều, cụ thể hộ cá thể có 8.160 lao động (89,98%), khối doanh
nghiệp có 909 người (10,02%).
59
Bảng 4.16 : Lao động thanh niên trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ phân theo
thành phần kinh tế
Đvt: Người
Chia theo thành phần kinh tế
Đơn vị hành chính
Khối doanh nghiệp
Hộ cá thể
Thị trấn Cái Vồn
402
3.619
Xã Thuận An
255
1.833
41
567
Xã Đông Bình
129
1.170
Xã ĐôngThạnh
28
298
Xã Đông Thành
54
673
909
8.160
Xã Mỹ Hòa
Tổng cộng
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Tuy trên địa bàn huyện chưa có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực thương mại – dịch vụ nhưng hộ cá thể cũng góp một phần quan trọng trong
tổ chức và công tác tạo việc làm cho thanh niên. Hằng năm có rất nhiều thanh
niên nông thôn đến độ tuổi lao động nhưng không muốn làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp, một số muốn tiếp tục học cao hơn như trung cấp, cao đẳng…nên có
nhu vầu đi xa để tiếp tục học tập. Một số không có điều kiện hoặc nhu cầu tiếp
tục học nên ở lại nhưng muốn chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực phi nông
nghiệp, song những lao động còn ở lại đó thường thì trình độ học vấn và chuyên
môn không cao, nên khó có thể xin việc trong các doanh nghiệp. Vì thế hộ gia
đình kinh doanh thương mại – dịch vụ là cơ hội tốt nhất cho thanh niên nông
thôn cũng như là nơi tốt nhất để giải quyết nhu cầu về việc làm của họ. Bên cạnh
đó, kinh doanh theo hình thức cá thể tương đối đơn giản, nguồn vốn không lớn,
rất phù hợp cho một số lao động trẻ năng động, sáng tạo. Đó chính là nguyên
nhân làm cho số cơ sở kinh doanh cũng như lao động thanh niên nông thôn trong
lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao.
60
* Phân theo ngành thương mại – dịch vụ
Thương mại – dịch vụ là nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ
cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Bình Minh. Vì thế, số lao động làm việc
trong nhóm ngành này cũng chiếm tỷ trọng rất cao và tăng qua các năm. Cụ thể
qua bảng sau:
Bảng 4.17 : Lao động thanh niên trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ phân theo
ngành
Ngành Thương
mại - dịch vụ
Năm
2010
(người)
Năm
2011
(người)
Năm
2012
(người)
Năm 2011 Năm 2012
so với 2010
so với
(%)
2011 (%)
- Thương mại
4.434
4.542
5.325
102,43
117,24
- Khách sạn – nhà
hàng
2.370
2.428
2.600
102,44
107,08
930
952
1.144
102,37
102,16
7.734
7.922
9.069
102,43
114,47
- Dịch vụ
Tổng cộng
Nguồn: Báo cáo tình hình doanh nghiệp Phòng Kinh tế huyện Bình Minh
Năm 2010, tổng số lao động thanh niên trong ngành thương mại – dịch vụ
là 7.734 người, năm 2011 là 7.922 người tăng 2,43% so với năm trước, đến năm
2012 số lao động tăng mạnh đến 9.069 người, tăng 14,47% so với 2011, sự tăng
vọt này chiếm chủ yếu trong ngành thương mại với 17,24% . Có thể thấy rằng,
nhân tố chủ yếu tác động đến sự tăng vọt của lao động tại lĩnh vực thương mại –
dịch vụ là đó là các cơ sở kinh doanh đã mở rộng quy mô sản xuất, để tạo thêm
việc làm mới cho người lao động và đáp ứng nhu cầu chuyển sang nghề phi nông
nghiệp của lao động thanh niên, kế đến là do suy thoái nền kinh tế, nhiều lao
động tại các khu công nghiệp các thành phố lớn thất nghiệp về nông thôn nên gia
nhập vào các cơ sở kinh doanh này. Ngoài ra, còn do công tác giới thiệu và giải
quyết việc làm có hiệu quả, giúp cho lao động có việc làm ổn định và có thêm
thu nhập cải thiện cuộc sống.
61
4.2.3.3 Lao động xuất khẩu:
Các doanh nghiệp ở ngoài tỉnh kết hợp cùng các phòng ban, ngành, tổ
chức chính trị xã hội, chính quyền các cấp trong huyện cũng tham gia tạo việc
làm cho người lao động thông qua việc xuất khẩu lao động. Số liệu cụ thể:
Bảng 4.18: Số lao động thanh niên xuất khẩu lao động
Tổ chức
Năm
2011
(người)
Năm
2012
(người)
9 tháng
đầu năm
2013
(người)
So sánh
năm 2012/
2011
Tổng 3
năm
(%)
So sánh 9
tháng đầu
năm 2013/
2012 (%)
Nhật Bản
9
14
12
35
155,56
85,71
Hàn Quốc
-
2
-
2
-
-
Đài Loan
-
-
5
5
-
-
Nước khác
2
2
3
5
100
150
11
18
20
47
163,64
111,11
Tổng
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác lao động việc làm Phòng lao
động - thương binh và xã hội huyện Bình Minh
Từ năm 2011 đến 9 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp ngoài tỉnh đã
phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội, các cấp chính quyền giải quyết cho
47 lao động thanh niên đi lao động hợp tác nước ngoài. Số lượng xuất khẩu lao
động hằng năm còn thấp cũng biến động với mức chênh lệch không cao vì lao
động trên địa bàn vẫn chưa có nhu cầu làm việc tại nước ngoài, một số lao động
muốn vay vốn để đi xuất khẩu lao động nhưng điều kiện vay vốn còn khó khăn.
Bên cạnh đó, những ảnh hưởng suy thoái của nên kinh tể thế giới và khu vực
trong thời gian qua cũng một phần làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu lao
động tại địa phương. Vì thế, cần có nhiều chính sách, giải pháp hơn nữa để giúp
nâng cao tỷ lệ lao động xuất khẩu cũng như giải quyết việc làm cho lao động
thanh niên.
62
* Kết quả tư vấn, đào tạo nghề, tạo việc làm năm 2011 đến 9 tháng đầu năm
2013
KẾT QUẢ TƯ VẤN, ĐÀO TẠO NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM 2011
ĐẾN 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
2%
31%
Tư vấn, định hướng
Dạy nghề
Tạo việc làm
67%
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện công tác lao động việc làm 2011 đến 9
tháng đầu năm 2013, Phòng lao động - thương binh và xã hội huyện Bình Minh
Hình 4.1 : Tổng hợp kết quả tư vấn, đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động
thanh niên 2011 đến 9 tháng đầu năm 2013
Nhìn chung, số lượng lao động thanh niên được mạng lưới tư vấn, đào tạo
nghề, tạo việc làm của các cấp ban ngành trong toàn huyện tạo ra đều ổn định và
tăng lên hàng năm. Trong đó, cao nhất là công tác giới thiệu và tạo việc làm
chiếm 67%, công tác đào tạo nghề chiếm 31% và tư vấn hướng nghiệp vẫn chưa
được đẩy mạnh chỉ chiếm 2%. Công tác đào tạo nghề, giới thiệu và giải quyết
việc làm cho lao động thanh niên nông thôn đã có những kết quả tích cực, đây là
nỗ lực không hề nhỏ của chính quyền địa phương, lãnh đạo các cấp huyện, xã và
các ban ngành có liên quan. Nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và thử thách mà
chính quyền vẫn chưa thực hiện được như số lượng trung tâm giới thiệu việc làm
và các cơ sở dạy nghề còn ít, nghề được đào tạo chưa phù hợp với hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp, phần lớn việc làm trên địa bàn đều là những công việc
đơn giản, không cần đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, vì thế lao động
lười biếng trong việc nâng cao kiến thức và trình độ của bản thân. Bên cạnh đó,
lao động thanh niên vẫn chưa định hướng và nhận thức được tầm quan trọng của
việc mở mang kiến thức và đào tạo trường lớp dẫn đến chất lượng và ý thức kỷ
luật lao động chưa cao.
63
4.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TÌM ĐƯỢC VIỆC
LÀM CỦA LAO ĐỘNG THANH NIÊN NÔNG THÔN
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động thanh niên
nông thôn huyện Bình Minh, tác giả sử dụng mô hình Logistic vào mô hình nghiên
cứu có dạng như sau:
VIECLAM =β0 + β1TUOI + β2HOCVAN + β3CHUYENMON + β4TINDUNG +
β5GIOITINH +β6HOCNGHE
Giả thuyết:
H0: i = 0 Không có biến Xi nào ảnh hưởng đến Y
H1: i = 0 Có ít nhất một biến ảnh hưởng đến Y.
Với mức ý nghĩa là 10%.
Qua số liệu thu thập từ việc phỏng vấn 100 thanh niên trên địa bàn nghiên
cứu, sau khi tập hợp và xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 cho kết quả như sau:
Bảng 4.19: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động
thanh niên.
Biến số
Hệ số B
TUOI
2,086
Mức ý nghĩa
(Sig.)
0,001
HOCVAN
2,755
0,000
0,624
CHUYENMON
0,441
0,503
1,554
TINDUNG
-1,057
0,352
0,347
GIOITINH
0,231
0,781
1,260
HOCNGHE
0,849
0,427
2,336
Số quan sát
100
Hệ số Sig. của mô hình
0,00
-2 loglikelihhod
Exp(B)
47,901
Tỷ lệ dự báo chính xác của mô hình (%)
87
Nguồn: Số liệu điều tra 2013
Kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp tổng quát của mô hình có mức ý
nghĩa Sig. = 0,00 < 0,1, nghĩa là có tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa các biến
độc lập trong mô hình với biến phụ thuộc. Giá trị -2 Log likelihood là 47,901 thể
64
0,124
hiện mức độ hài lòng của mô hình tổng thể. Mức độ dự báo chính xác của mô hình
là 87%. Với các kết quả này cho thấy mô hình hồi quy Logistic được thiết lập là
phù hợp.
Kết quả phân tích mô hình hồi quy Logistic cho thấy, về mặt ý nghĩa
thống kê, giả sử các biến khác không thay đổi, trong 6 biến đưa vào mô hình thì
có 2 biến có ý nghĩa về mặt thống kê. Nhận xét các biến có ý nghĩa cho thấy, 2
nhân tố trình độ học vấn và tuổi đều tương quan thuận với khả năng tìm việc làm
của lao động thanh niên. Hay nói cách khác, nếu lao động thanh niên có trình độ
học vấn càng cao thì khả năng tìm việc sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, lao động
càng lớn tuổi thì càng có nhiều kinh nghiệm trong công việc và mối quan hệ xã
hội sẽ càng rộng, vì thế sẽ dễ dàng tìm được việc làm hơn lao động thanh niên có
độ tuổi thấp hơn. Tuy có 4 biến không có ý nghĩa nhưng kết quả của mô hình phù
hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả.
Mức độ ảnh hưởng của các biến có ý nghĩa mô tả cụ thể như sau:
-
Tuổi ( X 1 ): hệ số ước lượng của biến này mang giá trị dương với 2,086
cho thấy lao động càng lớn tuổi thì khả năng tìm được việc làm sẽ càng
cao, có nghĩa là xác suất lao động thanh niên có việc làm tăng 0,124 lần.
Điều này đúng với kỳ vọng ban đầu đặt ra.
-
Trình độ văn hóa ( X 2 ): hê số ước lượng của biến này mang giá trị
dương với 2,755 cho thấy nếu lao động thanh niên có trình độ văn hóa
càng cao thì khả năng tìm được việc làm của lao động sẽ dễ dàng hơn, có
nghĩa là xác suất để lao động có việc làm tăng 0,624 lần. Điều này đúng
với kỳ vọng ban đầu đặt ra.
4.3.1 Các nhân tố ảnh hường đến khả năng tìm được việc làm của lao
động thanh niên nông thôn
4.3.1.1 Tuổi của lao động thanh niên
Với mức ý nghĩa Sig. = 0,001 < 0,1, thì tuổi của lao động thanh niên có
ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của họ.
65
Bảng 4.20 Việc làm của lao động thanh niên theo độ tuổi
STT
Độ tuổi
Tổng số
lao động
Có làm
việc
(người)
(người)
Tỷ lệ
%
Thất
nghiệp
(người)
Tỷ lệ
%
1
15 – 19
17
29,4
37,5
12
70,6
2
20 – 24
22
17
77,27
5
22,73
3
25 – 34
61
55
90,2
6
9,8
100
77
77
23
23
Tổng cộng
Nguồn: Số liệu điều tra 2013
Tỷ lệ lao động thanh niên có việc làm trong độ tuổi 15 – 19 là 37,5%; từ
20 – 24 tuổi là 77,27%; độ tuổi 25 – 34 là 90,02%. Tỷ lệ lao động thanh niên thất
nghiệp từ 15 -19 tuổi là 70,6%, trong độ tuổi 20 – 24 là 22,73% và 25 – 34 tuổi
là 9,8 %. So sánh theo từng độ tuổi và tình trạng việc làm cho thấy, thanh niên có
độ tuổi càng lớn thì khả năng tìm được việc làm sẽ càng cao hơn so với thanh
niên trong độ tuổi thấp hơn. Xét thấy, nhóm tuổi 25 – 34 có khả năng tìm được
việc làm cao hơn hai nhóm tuổi còn lại, vì những người có độ tuổi cao sẽ có
nhiều kinh nghiệm trong công việc và có nhu cầu về việc làm cao hơn những
người trẻ tuổi nên khi doanh nghiệp tuyển dụng lao động sẽ ưu tiên cho những
người có nhiều kinh nghiệm hơn thì như vậy hiệu quả kinh tế mà họ mang lại sẽ
cao hơn so với những người chưa có kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh đó, hai
nhóm tuổi 15 – 19 và 20 – 24 có khả năng tìm việc thấp hơn vì đây là hai nhóm
tuổi còn đi học nên khả năng tiếp cận cũng như nhu cầu về việc làm của họ là
chưa cao.
4.3.1.2 Trình độ học vấn của lao động thanh niên
Trình độ học vấn có khả năng ảnh hưởng đến việc tìm được việc làm của
lao động thanh niên với mức ý nghĩa Sig. = 0,00 < 0,1.
66
Bảng 4.21: Việc làm của lao động thanh niên theo trình độ học vấn
STT
Trình độ học vấn
Tổng số
lao động
Có làm
việc
(người)
(người)
3
1
33,3
2
66,7
Tỷ lệ
%
Thất
nghiệp
(người)
Tỷ lệ
%
I
Chưa đi học
II
Đã đi học
97
76
78,35
21
21,65
1
- Tiểu học
24
9
37,5
15
62,5
2
- Trung học cơ sở
27
21
77,78
6
22,22
3
- Trung học phổ thông
46
46
100
-
-
100
77
77
23
23
Tổng cộng
Nguồn: Số liệu điều tra 2013
Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lao động có việc làm chưa đi học là 33,3%,
tỷ lệ này ở lực lượng đã đi học là 78,35%, cho thấy trình độ học vấn rất quan
trọng trong việc tìm được việc làm của lao động thanh niên. Tỷ lệ lao động thanh
niên thất nghiệp chưa đi học là 66,7%, tỷ lệ lao động thất nghiệp đã có đi học là
21,65%. Từ số liệu và phân tích cho thấy, nhu cầu lao động thanh niên cần được
được đi học cũng như tiếp cận các cấp phổ thông là một vấn đề cấp bách vì trên
thực tế cho thấy, lao động có trình độ học vấn có khả năng tìm việc làm dễ hơn
lao động không có trình độ học vấn. Vì vậy, các cấp chính quyền cần có nhiều
giải pháp hơn nữa để hỗ trợ việc học cho lao động thanh niên, nhất là thanh niên
có hoàn cảnh khó khăn.
4.3.2 Các nhân tố không ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm
của lao động thanh niên nông thôn
4.3.2.1 Trình độ chuyên môn của lao động thanh niên
Với mức ý nghĩa Sig. = 0,503 > 0,1, thì trình độ chuyên môn không có
ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của lao động thanh niên.
67
Bảng 4.22 Việc làm của lao động thanh niên theo trình độ chuyên môn
Tổng số
STT Trình độ chuyên môn lao động
Có làm
việc
(người)
(người)
Tỷ lệ
%
Thất
nghiệp
(người)
Tỷ lệ
%
I
Chưa qua đào tạo
68
49
72,06
19
27,94
II
Đã qua đào tạo
32
28
87,5
4
12,5
1
Trung cấp
22
18
81,82
4
18,18
2
Cao đẳng
4
4
100
-
-
3
Đại học
6
6
100
-
-
100
77
77
23
23
Tổng cộng
Nguồn: Số liệu điều tra 2013
Tỷ lệ lao động thanh niên chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao với 68%,
đã qua đào tạo chiếm 32%. Với số thanh niên chưa qua đào tạo thì số người có
việc làm đến 72,06%. Điều này cho thấy, trình độ chuyên môn không có ảnh
hưởng đến khả năng tìm được việc làm của thanh niên vì hiện tại trên địa bàn
huyện Bình Minh vẫn chưa có các trường đào tạo trình độ chuyên môn chuyên
nghiệp như: trường Trung cấp, trường Cao đẳng, trường Đại học nên lao động có
nhu cầu học chuyên môn cao phải đến nơi khác để học. Sau khi tốt nghiệp thì họ
vẫn muốn ở lại nơi đã được đào tạo và tìm việc làm nên lao động trở về huyện
với trình độ chuyên môn cao rất thấp, vì vậy, theo thống kê đa số lao động đều
chưa qua đào tạo. Bên cạnh đó, mô hình doanh nghiệp trên địa bàn còn tương đối
nhỏ và công việc đòi hỏi không cần đến lao động có trình độ cao, chỉ cần lao
động có trình độ văn hóa là đủ điều kện để làm việc. Cho nên xảy ra tình trạng
lao động có trình độ cao có xu hướng đi làm việc ở những nơi ngoài huyện có
nhu cầu tuyển dụng.
4.3.2.2 Tình hình tín dụng của lao động thanh niên
Tín dụng không có khả năng ảnh hưởng đến việc tìm được việc làm của
lao dộng thanh niên vì mức ý nghĩa Sig. = 0,352 > 0,1.
68
Bảng 4.23 Việc làm của lao động thanh niên theo tín dụng
Tín dụng
STT
Tổng số
lao động
Có làm
việc
(người)
(người)
Tỷ lệ
%
Thất
nghiệp
(người)
Tỷ lệ
%
1
Có vay vốn
22
21
95,46
1
4,54
2
Không vay vốn
78
57
73,08
21
26,92
100
78
78
22
22
Tổng cộng
Nguồn: Số liệu điều tra 2013
Theo thống kê, số lao động thanh niên có vay vốn tín dụng để đáp ứng cho
nhu cầu có việc làm rất thấp chỉ 22%, số thanh niên không vay vốn là 78%. Số
thanh niên có việc làm nhưng không qua việc vay vốn chiếm đến 73,08%. Cho
thấy, việc vay vốn không phải là yếu tố quan trọng giúp thanh niên có được việc
làm. Vì thanh niên nông thôn đều ở vùng sâu, vùng xa ít có hiểu biết và thông tin
vay vốn từ các ngân hàng nên họ không có khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Bên
cạnh đó, điều kiện vay vốn hay thủ tục vay, lãi suất…mà ngân hàng đưa ra cũng
là khó khăn không hề nhỏ đối với lao động nghèo. Vì vậy, phần lớn lao động
thanh niên nông thôn đều không vay vốn.
4.3.2.3 Giới tính của lao động thanh niên:
Giới tính không có khả năng ảnh hưởng đến việc tìm được việc làm của
lao dộng thanh niên vì mức ý nghĩa Sig. = 0,781 > 0,1.
Bảng 4.24 Việc làm của lao động thanh niên theo giới tính
STT
Giới tính
Tổng số
lao động
Có làm
việc
(người)
(người)
Tỷ lệ
%
Thất
nghiệp
(người)
Tỷ lệ
%
1
Nam
60
46
76,67
14
23,33
2
Nữ
40
31
77,5
9
22,5
100
77
77
23
23
Tổng cộng
Nguồn: Số liệu điều tra 2013
Theo số liệu thống kê, số lao động thanh niên nam chiếm 60%, nữ chiếm
40%. Tuy nhiên, số thanh niên nam có việc làm chiếm 76,67%, nữ có việc làm là
77,5%. Cho thấy, lao động thanh niên nữ có vệc làm chiếm tỷ lệ cao hơn so với
lao động nam, nên giới tính không ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm
của lao động thanh niên. Vì hiện nay, vai trò của nam và nữ ngày càng bình
69
đẳng, tầm quan trọng của lao động nữ ngày càng được nâng cao trong xã hội lẫn
các ngành kinh tế, nhất là những ngành đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và linh hoạt
trong lao động. Bên cạnh đó, ở khu vực nông thôn chính quyền địa phương luôn
có những tổ chức, các chính sách nhằm hỗ trợ và ưu tiên cho phụ nữ, vì thế khả
năng tìm được việc làm của lao động nữ ngày càng dễ dàng hơn so với lao động
nam.
4.3.2.4 Tình hình học nghề của lao động thanh niên:
Với mức ý nghĩa Sig. = 0,427 > 0,1, thì tình hình học nghề không có ảnh
hưởng đến khả năng tìm được việc làm của lao động thanh niên.
Bảng 4.25 Việc làm của lao động thanh niên theo tình hình học nghề
STT
Học nghề
Tổng số
lao động
Có làm
việc
(người)
(người)
Tỷ lệ
%
Thất
nghiệp
Tỷ lệ
%
(người)
1
Có học nghề
17
15
88,24
2
11,76
2
Không học nghề
83
62
74,7
21
25,3
100
77
77
23
23
Tổng cộng
Nguồn: Số liệu điều tra 2013
Qua bảng trên, số lao động thanh niên tham gia học nghề chỉ chiếm mức
thấp với 17% và không tham gia học nghề chiếm đến 83%. Số lao động có việc
làm nhưng không qua đào tạo nghề là 88,24%. Cho thấy, việc tham gia các lớp
dạy nghề tại địa phương không ảnhh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của
lao động thanh niên. Lý do là vì công tác đào tạo nghề chỉ mới được chính quyền
triển khai thực hiện vào năm 2011, cho nên chưa được quan tâm đúng mức, còn
gặp nhiều khó khăn trong công tác thực hiện và việc tuyên truyền về thông tin
học nghề đến với người dân còn nhiều thiếu xót. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động
thanh niên nghèo tại khu vực nông thôn chiếm khá cao, nên thường gặp khó khăn
về vấn đề học phí cũng như các chi phí khác khi tham gia quá trình đào tạo, dẫn
đến việc một số lao động có xu hướng học nghề nhưng vì hoàn cảnh khó khăn
nên không thể tham gia.
70
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH MINH
5.1. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở KHU
VỰC NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH MINH
Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động luôn là mối
quan tâm hàng đầu và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước nói
chung và chính quyền huyện Bình Minh nói riêng. Trong những năm qua đã có
nhiều biện pháp để giải quyết việc làm cho lao động thông qua các chương trình,
dự án phát triển kinh tế - xã hội và các đề án giải quyết việc làm. Tuy nhiên,
trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, do vậy chính quyền địa
phương cần có những biện pháp cụ thể nhằm tận dụng tốt những thế mạnh sẵn có
để ổn định xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế trong tương lai. Qua
nghiên cứu thực trạng về lao động và việc làm trong nội dung trên, ta cần nhận
định rõ cơ hội và thách thức để có cơ sở đưa ra giải pháp phù hợp.
5.1.1. Cơ hội
Huyện đã tổ chức công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
đến năm 2020 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời ban hành
kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu chủ yếu của quy hoạch. Các quy
hoạch đảm bảo được lập đúng với định hướng chung của quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội huyện, là cơ sở để xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm và
là điều kiện thuận lợi trong thu hút mời gọi đầu tư.
Thực hiện Chương trình hành động về phát triển khu, cụm công nghiệp
giai đoạn 2011 - 2015. Bình Minh quan tâm đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ
tầng; tăng cường mời gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tăng nguồn thu ngân sách
cho địa phương.
Ngoài ra, Bộ Giao thông - Vận tải đã có các dự án mở rộng Quốc lộ 1A,
Quốc lộ 54 qua địa phận Bình Minh; Dự án Cảng – Khu công nghiệp Bình Minh.
Trong tương lai không xa, các dự án trên sẽ kết nối với các dự án khác của Trung
ương, tỉnh (đã và đang triển khai trên địa bàn), như Đại học Bình Dương, Khu
công nghệ cao Sunrise… Nhờ đó, đô thị Bình Minh đang trở thành địa điểm hấp
dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
5.1.2. Thách thức
Kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, việc thực hiện các chính sách
nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát tiếp tục ảnh hưởng đến tăng
71
trưởng kinh tế. Những diễn biến bất lợi do thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.
Dự báo kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng có khả năng tăng không cao,
các doanh nghiệp lớn trên địa bàn còn ít, quy mô ngành công nghiệp còn nhỏ, cơ
sở thương mại – dịch vụ còn nhỏ lẻ, chưa ổn định, một số cơ sở đã và đang hoạt
động ở mức cầm chừng, cho nên trong tuyển dụng cũng chưa thu hút được nhiều
lao động. Chưa có nhiều năng lực sản xuất mới, kinh tế mũi nhọn chưa phát triển
nên khả năng thu hút đầu tư không nhiều, sức mua trên thị trường tăng chậm; giá
cả thị trường không ổn định; thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, nguồn ngân sách
đầu tư phát triển (đầu tư công) còn hạn chế so với yêu cầu phát triển của huyện vì
khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế chưa cao.
Số lượng lao động thanh niên nông thôn thất nghiệp chiếm tỷ trọng tương
đối cao. Mặc dù trong những năm gần đây thanh niên tại địa phương đã có nhiều
chuyển biến tích cực trong việc học tập văn hoá để từng bước đáp ứng được yêu
cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương nhưng chất lượng thanh niên
vẫn còn thấp. Nhìn chung, hầu hết lao động khi đi học đều vấp phải những khó
khăn nhất định về vấn đề tài chính. Đây là một trong những nguyên nhân chính
khiến rất nhiều lao động nông thôn, đặc biệt là lao động thanh niên nghèo muốn
đi học nhưng không thể..
Công tác định hướng, tư vấn và giải quyết việc làm tuy đã có những bước
đầu phát triển nhưng chưa được chú trọng. Lao động xuất khẩu chưa được quan
tâm đúng mức, lao động chưa có thông tin về thị trường xuất khẩu lao động nên
số lao động xuất khẩu nước ngoài còn rất thấp. Đây là một thách thức và nỗ lực
mà các ngành, các cấp chính quyền cần giải quyết.
5.1.3 Nguyên nhân tác động đến việc làm
Để thấy rõ hơn về những nguyên nhân tác động đến việc làm của lao động
thanh niên, sau quá trình nghiên cứu thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh
hưởng, tác giả xin thể hiện một số nguyên nhân trên biểu đồ hình xương cá sau:
72
1. Trình độ học vấn lao
động thanh niên còn thấp
1.1 Chưa nhận thức được
quan trọng của việc học
2. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế còn chậm
2.1 Kinh tế mũi
nhọn chưa thu hút
2.2 Quy mô doanh nghiệp
còn nhỏ
1.2 Khó khăn về
tài chính
3.1 Thiếu trung tâm tư
vấn, giới thiệu việc làm
VIỆC LÀM
THANH NIÊN
4.1 Thiếu giáo dục,
định hướng
3.2 Phối hợp doanh
nghiệp chưa cao
3. Giải quyết việc làm
chưa sâu rộng
4.2 Điều kiện khó khă n
4. Lao động xuất khẩu
chưa cao
Hình 5.1 : Mô hình xương cá
5.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN KHU VỰC
NÔNG THÔN
Hiện nay, ở nông thôn huyện Bình Minh đang đứng trước nhiều khó
khăn, thử thách về tình trạng việc làm. Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế vẫn chưa được đẩy mạnh, kinh tế trên địa phương chủ yếu là nông nghệp và
thương mại – dịch vụ, công nghiệp vẫn chưa phát triển. Diện tích đất được sử
dụng trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều. Tuy công tác giải quyết việc làm
những năm gần đây được giải quyết tương đối tốt nhưng hàng năm, tình trạng
lao động thất nghiệp vẫn còn, công tác tư vấn và đào tạo nghề vẫn chưa được
chuyên sâu. Để giải quyết được vấn đề này cần nhiều biện pháp hơn nữa. Qua
nghiên cứu, phân tích, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau:
73
5.2.1 Nâng cao trình độ học vấn của lao động thanh niên
Để thu hút lao động thanh niên nông thôn nghèo đến với các trường lớp
phổ thông thì Nhà nước cần có chính sách cụ thể và đủ mạnh hỗ trợ tài chính cho
các đối tượng này, đồng thời đề ra các mô hình cụ thể và phù hợp với trình độ
văn hóa hiện còn khá thấp của khối lao động này.
Thành lập các lớp học bổ túc dành cho những lao động đã quá tuổi đi học
nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ văn hóa. Hỗ trợ cho người học trong thời gian
đi học để nhằm chi trả các chi phí cho việc học tập, sinh hoạt (bao gồm: học phí,
chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí đi lại...). Tùy thuộc vào
điều kiện, hoàn cảnh của từng nhóm đối tượng ở nông thôn để xác định mức hỗ
trợ và phương thức cho phù hợp.
Hỗ trợ, cho vay không lấy lãi cho người học thuộc các đối tượng là học
sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số. Cho vay với mức lãi suất thấp đối với lao
động thuộc các đối tượng như lao động thuộc vùng sâu, vùng xa, lao động
nghèo...
Hỗ trợ về kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học...Đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên, đổi mới nội dung giảng dạy phù hợp với tình hình thực
tế. Trong đó tập trung ưu tiên cho những cơ sở, trường đào tạo ở các vùng sâu.
Tăng cường tuyên truyền sâu rộng tầm quan trọng, vai trò của việc học phổ
thông đến người dân nông thôn chưa có nhiều thông tin cần thiết về việc học để
mọi tầng lớp, đối tượng, thành phần đều biết và tích cực tham gia học tập góp phần
phát triển kinh tế - xã hội.
Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, nhất là các
doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ trong công tác đào tạo phổ thông bằng cách cấp học
bỗng khuyến học, các sân chơi lành mạnh giúp người học phát triển các tiềm
năng và khơi dậy ý chí học tập vươn lên đối với những lao động nghèo.
5.2.2 Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế
- Ngành nông nghiệp: giảm tỷ trọng kinh tế nông nghiệp, đầu tư phát
triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Khuyến khích việc áp dụng
khoa học – kỹ thuật và triển khai mô hình sản xuất đạt hiệu quả để thu hút lao
động thanh niên.
- Ngành công nghiệp:
Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp mở rộng sản xuất.
Tăng cường đầu tư máy móc, kỹ thuật để đưa vào sản xuất trong ngành
công nghiệp. Thành lập các đội có tay nghề cao, đảm bảo hoàn thành
công việc đúng thời hạn và có chất lượng tốt.
Tiếp tục lập và triển khai thực hiện quy hoạch các cụm, điểm công
74
nghiệp. Kêu gọi đầu tư, chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận
lợi cho các chủ đầu tư thực hiện dự án đã duyệt.
- Ngành dịch vụ - thương mại: Quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ
phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của sản xuất và đời sống của nhân dân. Phát
triển quy mô của loại hình thương mại – dịch vụ. Tìm ra thị trường mới và
hiểu rõ thị trường nhằm thu hút đầu tư để kinh doanh có hiệu quả tốt nhất.
5.2.3 Tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu và giải quyết việc làm
Công tác này chủ yếu sẽ liên quan đến các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tìm
việc làm, tạo việc làm cho lao động hoặc những người có xu hướng học nghề
nhưng chưa xác định được nghề họ muốn học, giúp họ hiểu đúng về nghề nghiệp
cũng như các yêu cầu về trình độ văn hóa, thời gian, tài chính…
- Phối hợp với các ngành chức năng thành lập trung tâm tư vấn, giới
thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn, giúp họ nắm bắt thông tin
về thị trường lao động, định hướng đúng được nghề nghiệp cũng như
trình độ của bản thân, sau đó hỗ trợ tìm việc làm phù hợp với điều
kiện của họ.
- Phối hợp với các ngành chức năng, các doanh nghiệp trong và ngoài
huyện hàng năm tổ chức hội chợ việc làm để lao động thanh niên
nông thôn có cơ hội tìm kiếm việc làm, đồng thời cũng hiểu biết hơn
về nghề nghiệp, việc làm từ đó định hướng cho mình hướng lựa chọn
nghề nghiệp phù hợp.
- Các ban ngành thực hiện công tác tạo việc làm phối hợp với các
doanh nghiệp tạo ngân sách và thực hiện công tác dạy nghề cho lao
động ngay tại doanh nghiệp, đào tạo họ thành lao động có trình độ
chuyên môn, kỹ thuật để phục vụ hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp, vừa giải quyết được tình hình học nghề và tình hình giải
quyết việc làm sau khi đào tạo.
5.2.4 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Theo nghiên cứu ở trên thì số lượng thanh niên xuất khẩu rất thấp. Một
phần là do lao động vẫn chưa có nhu cầu đi xuất khẩu, một phần là do không đủ
điều kiện như: cản trở về ngôn ngữ khi đi xuất khẩu hoặc không đủ khả năng để
đóng kinh phí cho việc tập huấn trước khi đi xuất khẩu... Vì thế, cần có nhiều
biện pháp để hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thận lợi cho lao động đi xuất khẩu
lao động như:
Hỗ trợ kinh phí cho người lao động trong quá trình đào tạo nghề, tập huấn,
giúp họ có những kỹ năng và trình độ chuyên môn tốt khi làm việc tại
nước ngoài.
75
Các ban ngành địa phương có liên quan đến công tác tạo việc làm phối
hợp cùng Ngân hàng chính sách huyện cho lao động nông thôn vay vốn
với lãi suất thấp đối với những đối tượng hoàn cảnh khó khăn và có nhu
cầu xuất khẩu lao động.
Khuyến khích người lao động đi xuất khẩu, cần phải tuyên truyền sâu
rộng các văn bản hướng dẫn về xuất khẩu lao động trên các phương tiện
thông tin đại chúng và trong các tổ chức đoàn thể; thông báo công khai, cụ
thể về thị trường lao động, số lượng, thời gian, tiêu chuẩn tuyển chọn,
điều kiện lao động, pháp luật về lao động của nước có nhu cầu tuyển lao
động cũng như các chi phí đóng nộp, mức lương và quyền lợi được hưởng
để người lao động tìm hiểu và có kế hoạch lựa chọn tham gia xuất khẩu
lao động.
76
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Bình Minh là một trong những huyện phát triển của tỉnh Vĩnh Long với
tình hình kinh tế tương đối ổn định, tuy nhiên kinh tế còn phụ thuộc vào nông
nghiệp, thương mại – dịch vụ và công nghiệp chưa phát triển mạnh, tài nguyên
có hạn và tình trạng thất nghiệp còn diễn ra khá phức tạp. Vì vậy, vấn đề giải
quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, đặc biệt là lực lượng lao
động thanh niên nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền địa
phương.
Nhận thức được vai trò và và tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc
làm, vì thế từ năm 2011 đến 9 tháng đầu năm 2013 chính quyền đã tổ chức nhiều
cuộc tư vấn hướng nghiệp cho lao động thanh niên với 340 lượt người tham
dự, đào tạo nghề cho 4.516 lao động và giải quyết việc làm cho 9.859 lao
động. Giúp cho nhiều thanh niên lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với trình độ
bản thân và điều kiện gia đình. Chất lượng của lao động đã bước đầu tiến bộ,
từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài huyện. Kết
quả thực tế đạt được cũng góp một phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội , giá
trị sản xuất các ngành kinh tế đều tăng qua các năm, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm
bình quân giảm 4,13%.
Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động thanh niên nông
thôn cũng còn nhiều thiếu sót:
Trình độ của người lao động không phù hợp nên chưa đáp ứng được đòi
hỏi của người sử dụng lao động nên gặp khó khăn trong tìm việc làm.
Công tác tổ chức, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý của
Phòng Lao đông – Thương binh và xã hội chưa được quan tâm sâu sắc.
Các chính sách giải quyết việc làm thiếu sự đồng bộ và chưa đủ mạnh
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương:
Nhà nước cần quản lý, mở rộng, hỗ trợ công tác tạo việc làm cho lao động
thanh niên nông thôn, đồng thời khuyến khích mở rộng các cơ sở sản xuất để tạo
ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động thanh niên nông thôn. Bên cạnh
đó, cần phải hỗ trợ cho những lao động có năng lực để mở cơ sở sản xuất hàng
hóa, sản xuất chuyên môn hóa để thúc đẩy phát triển kinh tế.
77
Chính quyền địa phương cần quan tâm sâu sắc hơn về vấn đề việc làm và
giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn, đây được xem là nhiệm
vụ trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Địa phương cần có những chủ trương phát triển lâu dài và cần có sự phối
hợp giữa các ban ngành của các cấp chính quyền, các tổ chức có liên quan.
Triển khai sâu rộng và thực hiện hiệu quả về quyết định của thủ tướng
chính phủ đã phê duyệt: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
* Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
- Tiếp tục đẩy mạnh các công tác về giải quyết việc làm và đào tạo nghề
theo đề án của chính phủ, nhằm dạy nghề và tạo mở việc làm mới, đảm bảo việc
làm cho lao động thanh niên có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc. Thực
hiện các biện pháp để giúp thanh niên chưa có việc làm sẽ nhanh chóng có việc
làm, thanh niên thiếu việc làm hoặc việc làm hiệu quả thấp có được việc làm đầy
đủ hơn và việc làm có hiệu quả hơn
- Phối hợp cùng với các ban ngành có liên quan như Đoàn thanh niên, Hội
Liên hiệp thanh niên tăng cường tuyên truyền, giúp thanh niên nhận thức được
tầm quan trọng của việc làm và nghề nghiệp.
* Phòng Giáo dục - Đào tạo: Đẩy mạnh công tác đào tạo phổ thông ở các
cấp. Phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn tổ chức các hoạt động tư vấn, hướng
nghiệp cho học sinh trong các trường phổ thông, kết hợp hoạt động hướng
nghiệp với đào tạo nghề nghiệp trong các cơ sở đào tạo.
6.2.2 Đối với bản thân thanh niên
Chủ động nâng cao trình độ học vấn, không ngừng học hỏi và phát triển
trình độ chuyên môn, kiến thức về tin học, ngoại ngữ nhằm thích ứng với quá
trình hội nhập. Tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế, để ứng dụng
có hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.
Cần có nhận thức đúng đắn hơn về việc làm, chủ động hơn trong việc tìm
việc làm, tự tạo việc làm tăng thu nhập, phát huy tính năng động, sáng tạo của
tuổi trẻ Việt Nam.
Mỗi thanh niên lao động phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về cuộc sống, sự
nghiệp của mình, nhất là chủ động trong lựa chọn nghề và học một nghề phù hợp
với khả năng, điều kiện của mình và nhu cầu của xã hội, của thị trường lao động
để lập nghiệp và phát triển nghề nghiệp, không nhất thiết phải là con đường đại
học mới có được danh giá và tương lai về sau.
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Cần Thơ:
Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
2. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Cần Thơ: Nhà xuất bản
Văn hóa thông tin.
3. Nguyễn Văn Hòa, 2008. Giải pháp cho vấn đề việc làm của thanh niên
nông thôn Trà Vinh. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
4. Văn Thanh Hòa An, 2010. Đánh giá thực trạng và giải pháp đào tạo
nghề cho lao động nông thôn vùng ven thành phố Cần Thơ. Trường hợp
nghiên cứu tại huyện Cờ Đỏ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
5. Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Bình Minh, 2011. Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2011.
6. Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Bình Minh, 2012. Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
7. Cục thống kê huyện Bình Minh, 2012. Niên giám thống kê huyện Bình
Minh năm 2012.
8. Phòng Kinh tế huyện Bình Minh, 2012. Báo cáo tình hình doanh nghiệp
huyện Bình Minh ( 2010, 2011, 2012).
9. Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Bình Minh, 2011. Báo
cáo công tác đào tạo nghề cho lao động thanh niên nông thôn năm
2011.
10. Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Bình Minh, 2012. Báo
cáo kết quả đào tạo nghề cho lao động thanh niên nông thôn năm 2012.
11. Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Bình Minh, Báo cáo
kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động thanh niên nông
thôn 9 tháng đầu năm 2013 .
12. Đặng Tú Lan, 2002. Những nhân tố tác động đến vấn đề giải quyết việc
làm ở nước ta hiện nay .
. [Ngày truy cập: 31 tháng 7 năm 2013].
13. Lương Mạnh Đông, 2008. Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu
việc làm của lao động nông thôn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
. [Ngày truy cập: 31 tháng 7 năm 2013].
79
14. Đinh Quang Thái, 2008. Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc
làm của lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
. [Ngày truy cập: 31 tháng 7 năm 2013].
15. Bùi Đức Hoàng, 2009. Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm
cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
. [Ngày truy cập: 31 tháng 7 năm 2013].
16. Nguyễn Đức Quỳnh, 2012. Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà
Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
.
[Ngày truy cập: 27 tháng 7 năm 2013].
17. Ngô Quang An, 2012. Một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng có việc
làm của người lao động Việt Nam. Tạp chí Dân số và Phát triển. Tổng
cục dân số kế hoạch hóa gia đình.< http://giadinh.net.vn/nghien-cuutrao-doi/mot-so-nhan-to-anh-huong-toi-kha-nang-co-viec-lam-cuanguoi-lao-dong-viet-nam-50308.htm> [Ngày truy cập: 6 tháng 12 năm
2013].
18. Trần Thu Hồng Ngọc, 2013. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có
việc làm của lao động nam nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp
huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long.
. [Ngày truy cập: 6
tháng 12 năm 2013].
19. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2006. Luật dạy
nghề.
. [Ngày truy cập: 27
tháng 7 năm 2013].
20. Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2005. Luật
thanh niên.
. [Ngày truy cập: 27
tháng 7 năm 2013].
21. Quốc Hội nước Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2005. Luật lao
động.
. [Ngày truy cập: 27 tháng 7 năm 2013].
22. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX
[Ngày truy cập: 27 tháng 7 năm 2013].
23. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X
[Ngày truy cập: 27 tháng 7 năm 2013].
24. Bộ Lao động Thương binh - xã hội, 2008. Hỗ trợ thanh niên học nghề
và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015.
. [ Ngày truy cập: 2 tháng 8 năm 2013].
25. Triệu Thị Trinh, 2013. Vấn đề lao động - việc làm của thanh niên nông
thôn hiện nay - Thực trạng và giải pháp.
. [Ngày cập nhập: 3 tháng 8
năm 2013].
26. Cang Trường, 2013 . Bình Minh khảo sát các khu dân cư đăng ký xây
dựng văn hóa theo tiêu chí mới năm 2013.
.
[Ngày truy cập: 11 tháng 8 năm 2013].
27. Hoàng Minh, 2013. Bình Minh tổ chức hội nghị sơ kết tình hình kinh tế
xã hội 9 tháng đầu năm 2013.
.
[Ngày truy cập: 11 tháng 8 năm 2013].
81
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤC LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN
BẢNG CÂU HỎI
Giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm cho thanh niên nông thôn huyện
Bình Minh Tỉnh Vĩnh Long
Xin chào anh (chị), tôi tên là Huỳnh Thị Uyển Trân, tôi hiện là sinh viên
thuộc khoa kinh tế - QTKD của Trường Đại học Cần Thơ. Hiện nay, tôi đang thực
hiện đề tài nghiên cứu: “ Giải pháp nhằm dáp ứng nhu cầu việc làm cho thanh
niên nông thôn huyện Bình Minh Tỉnh Vĩnh Long ”. Rất mong anh (chị) vui lòng
dành cho tôi ít thời gian để trả lời một số câu hỏi trong cuộc nghiên cứu này. Tất cả
ý kiến của Anh (Chị) đều có ý nghĩa đối với sự thành công của cuộc nghiên cứu.
Mọi ý kiến của Anh (Chị) sẽ được bảo mật, mong được sự cộng tác của Anh (Chị).
Xin chân thành cảm ơn.
1. PHẦN QUẢN LÝ
Tên người được phỏng vấn:……………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………………
Điện thoại (nếu có):……………………………………………………………
Giới tính:
Nam
Nữ
Ngày phỏng vấn:……………………………………………………………….
82
PHẦN CÂU HỎI CHÍNH
Q1. Tuổi của anh (chị) ?
1. 15 - 19
2. 20 – 24
3. 25 - 34
Q2. Anh (chị) vui lòng cho biết trình độ học vấn của anh (chị):
1. Chưa đi học
2. Tiểu học
3. THCS
4. THPT
Q3. Anh (chị) vui lòng cho biết trình độ chuyên môn của anh (chị):
1. Chưa qua đào tạo chuyên môn
2. Trung cấp chuyên nghiệp
3. Cao đẳng
4. Đại học
Q5. Anh (chị) có tham gia các chương đào tạo nghề ngắn hạn tại địa phương
không:
1. Có
Tiếp tục Q6
2. Không
Q6. Nghề các anh (chị) được đào tạo là gì?
1. Điện tử công nghiệp – dân dụng
2. May công nghiệp
3. Cơ khí
4. Tiểu thủ công nghiệp
5. Khác
Q7. Xin vui lòng cho biết, những khó khăn anh (chị) gặp phải khi tham gia các
trung tâm đào tạo nghề
1. Học phí cao
2. Chương trình đào tạo chưa phù hợp
3. Trung tâm đào tạo ở xa
4. Chất lượng giáo viên
5. Cơ sở vật chất như phòng học, tài liệu, trang thiết bị còn thấp
83
6. Khác
Q8. Anh (chị) có tham gia các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ
thuật tại địa phương không
1. Có
Tiếp tục Q9
2. Không
Q9. Lĩnh vực anh (chị) tham gia tập huấn là gì
1. Nông nghiệp
2. Thủy sản
3. Tiểu thủ công nghiệp
Q10. Xin vui lòng cho biết, những khó khăn anh (chị) gặp phải khi tham gia các tập
huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật
1. Nội dung tập huấn chưa phù hợp
2. Giảng viên không gần gũi, thân thiện
3. Mô hình tổ chức lớp tập huấn chưa chu đáo
4. Khác
Q11. Xin vui lòng cho biết, hiện nay anh (chị) đã có việc làm chưa:
1. Có
Tiếp tục Q12
2. Chưa
Q12. Xin vui lòng cho biết việc làm của anh (chị) theo cơ cấu ngành nào:
1. Nông – lâm – ngư nghiệp
2. Công nghiệp – xây dựng
3. Thương mại – dịch vụ
4. Khác
Q13. Xin vui lòng cho biết thu nhập hàng tháng của anh (chị)
1. < 1,5 triệu
2. 1,5 triệu – 2,5 triệu
3. > 2,5 triệu
Q14. Anh (chị) có nhu cầu vay vốn ngân hàng để nâng cao hiệu quả kinh tế
không
1. Có
Tiếp tục Q15
2. Không
Q15. Mục đích việc vay vốn của anh (chị)
84
1. Vốn vay đi học nghề
2. Vốn vay đi lao động nước ngoài
3. Vốn vay để sản xuất kinh doanh
Q16. Xin vui lòng cho biết, những khó khăn và thuận lợi anh (chị) gặp phải khi vay
vốn?
1. Thủ tục vay vốn
2. Điều kiện vay vốn
3. Lãi suất vay
4. Khác:..........................................
CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ANH (CHỊ)
85
PHỤC LỤC 2
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG CHƯƠNG TRÌNH SPSS
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động thanh niên nông
thôn
Logistic Regression
[DataSet1] G:\ \Tran\so lieu so cap\NHAP LIEU SPSS.sav
Case Processing Summary
Unweighted Casesa
Selected Cases
N
Included in Analysis
Missing Cases
Total
Unselected Cases
Total
Percent
100
100.0
0
.0
100
0
100
100.0
.0
100.0
a. If weight is in effect, see classification table for the total
number of cases.
Dependent
Variable
Encoding
Origi
nal
Value
1
2
Internal
Value
0
1
86
Block 0: Beginning Block
Classification Tablea,b
Predicted
VIECLAM
Observed
1
Percentage
Correct
2
Step 0 VIECLA 1
M
2
Overall Percentage
77
0
100.0
23
0
.0
77.0
a. Constant is included in the model.
b. The cut value is .500
Variables in the Equation
B
Step 0 Constant
S.E.
-1.208
Wald
.238
df
25.857
Sig.
1
.000
Variables not in the Equation
Score
Step 0 Variables TUOI
TDHV
TDCM
TINDUNG
GIOITINH
HOCNGHE
Overall Statistics
1
.000
36.562
4.058
3.081
.009
1.460
51.255
1
1
1
1
1
6
.000
.044
.079
.923
.227
.000
Omnibus Tests of Model Coefficients
Step 1 Step
Block
Model
df
Sig.
25.022
Block 1: Method = Enter
Chi-square
df
Sig.
59.954
6
.000
59.954
59.954
6
6
.000
.000
87
Exp(B)
.299
Model Summary
Step
1
-2 Log
likelihood
Cox & Snell Nagelkerke
R Square
R Square
47.901a
.451
.683
a. Estimation terminated at iteration number 7
because parameter estimates changed by less
than .001.
Classification Tablea
Predicted
VIECLAM
Observed
1
Percentage
Correct
2
Step 1 VIECLA 1
M
2
Overall Percentage
72
5
93.5
8
15
65.2
87.0
a. The cut value is .500
Variables in the Equation
B
Step 1a TUOI
S.E.
Wald
df
Sig.
Exp(B)
2.086
.606
11.839
1
.001
TDHV
2.755
TDCM
.441
TINDUNG -1.057
GIOITINH
.231
HOCNGHE
.849
Constant
10.838
.713
.658
1.135
.832
1.068
4.136
14.918
.448
.868
.077
.631
6.868
1
1
1
1
1
1
.000
.064
.503
1.554
.352
.347
.781
1.260
.427
2.336
.009 5.093E4
a. Variable(s) entered on step 1: TUOI, TDHV, TDCM, TINDUNG,
GIOITINH, HOCNGHE.
88
.124
[...]... đề việc làm và công tác tạo việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn huyện Bình Minh - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trong thời gian tới 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Về không gian Nghiên cứu và phân tích tình hình việc làm và công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long 1.3.2 Về thời gian Luận... lao động, việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn, từ đó đưa ra một số giải pháp tích cực tạo việc làm cho lao động Đinh Quang Thái (2008), Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng, những nguyên nhân và kết quả giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Nguyên để đưa ra phương án giải quyết việc làm Tác giả... trên địa bàn tỉnh và các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình việc làm từ đó đưa ra giải pháp để giải quyết Bùi Đức Hoàng (2009), Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Bằng Phương pháp thu thập... lao động, việc làm và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, đồng thời liệt kê những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm từ đó đưa ra một số giải pháp tích cực tạo việc làm cho thanh niên Nguyễn Đức Quỳnh (2012), Việc làm ở khu vực nông thôn thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thành... vào những năm tiếp theo nếu không có những giải pháp tác động tích cực 1 Nhận thấy được mức ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của vấn đề nêu trên Chính vì thế, mà đề tài Giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long được chọn để nghiên cứu nhằm đưa ra biện pháp khắc phục, tăng cường giải pháp giải quyết việc làm và đề xuất phương hướng tác động tích... các vùng nông thôn trong huyện 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng về việc làm của thanh niên nông thôn, đề xuất giải pháp tạo việc làm cho thanh niên, nhằm phát huy và sử dụng nguồn lao động có hiệu quả 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng vấn đề việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn - Đánh giá những nguyên nhân tác động, ảnh hưởng đến vấn đề việc làm và công... phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu, các tạp chí và đề tài khoa học Kết quả tác giả đã đưa ra được các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến giải quyết việc làm của nước ta Lương Mạnh Đông (2008), Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên Mục tiêu đánh giá thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn. .. lao động thanh niên 61 Bảng 4.20 Việc làm của lao động thanh niên theo trình độ học vấn 62 Bảng 4.21 Việc làm của lao động thanh niên theo độ tuổi 63 Bảng 4.22 Việc làm của lao động thanh niên theo trình độ chuyên môn 64 Bảng 4.23 Việc làm của lao động thanh niên theo tín dụng 65 Bảng 4.24 Việc làm của lao động thanh niên theo giới tính 65 Bảng 4.25 Việc làm của lao... ra được thực trạng và và giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề nêu trên Trần Thu Hồng Ngọc (2013) Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của lao động nam nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng việc làm của lao động nam nông thôn tại huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long Bên cạnh đó, tác giả... định cho người được coi là có việc làm và họ sẽ tiếp tục trở lại làm việc bình thường sau thời gian tạm nghỉ, vẫn được tính là người có việc làm - Căn cứ vào chế độ làm việc, thời gian thực tế và nhu cầu làm thêm của người được xác định là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra Người có việc làm chia thành hai nhóm: Người đủ việc làm và người thiếu việc làm Người đủ việc làm: Là người có số giờ làm ... mà đề tài Giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm cho niên nông thôn huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long chọn để nghiên cứu nhằm đưa biện pháp khắc phục, tăng cường giải pháp giải việc làm đề xuất... cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Mục tiêu nghiên cứu đánh giá thực trạng từ đề xuất số giải pháp tạo việc làm cho niên nông thôn huyện. .. ảnh hưởng đến vấn đề việc làm công tác tạo việc làm cho niên khu vực nông thôn huyện Bình Minh - Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu tạo việc làm cho niên nông thôn thời gian tới 1.3