7. Kết luận:
4.1.2 Laođộng thanh niên theo độ tuổi
Với số thanh niên trong độ tuổi từ 15 – 34 ở khu vực nông thôn khá đông, chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động ở nông thôn toàn huyện. Năm 2010 lực lượng lao động là thanh niên là 23.794 người, năm 2011 là 24.332 người năm 2012 là 24.678 người. So với dân số trong độ tuổi lao động thì lao động thanh niên năm 2010 chiếm 52,48%, năm 2011 là 53,32%, năm 2012 là 53,87%. Tỷ lệ lao động tăng tương đối đều qua các năm, điều này cho thấy cơ cấu trong độ tuổi này là ổn định và cân bằng.
Bảng 4.2: Số lao động thanh niên nông thôn theo độ tuổi
Lao động theo độ tuổi
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Từ 15 - 34 23.794 100 24.332 100 24.678 100 - Từ 15 - 19 5.881 24,7 5.977 24,6 6.041 24,5 - Từ 20 - 24 6.327 26,6 6.503 26,7 6.577 26,7 - Từ 25 - 34 11.586 48,7 11.852 48,7 12.060 48,9
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Qua bảng trên, số lao động thanh niên khu vực nông thôn ở độ tuổi từ 15 – 34 tuổi thì lao động có độ tuổi từ 25 – 34 chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua hàng năm với tỷ lệ xấp xĩ nhau 48,7% năm 2010, 48,7% năm 2011 và 48,9% năm 2012. Đây là nhóm tuổi phần lớn đã ổn định về mặt việc làm và có đủ điều kiện, kinh nghiệm làm việc, tham gia phát triển kinh tế xã hội so với hai độ tuổi còn lại. Với lực lượng thanh niên trong độ tuổi này khá cao nhưng tình hình kinh tế tại địa phương lại chủ yếu là thương mại – dịch vụ và sản xuất nông nghiệp, cho thấy lao động thanh niên chưa thể tận dụng và phát huy hết thế mạnh, tính sáng tạo và trình độ của mình vào lao động sản xuất để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Năm 2012, lao động từ độ tuổi 20 – 24 chiếm 26,7%, độ tuổi 15 – 19 chiếm 24,5%, có tỷ lệ gần nhau và cũng tăng đều qua hằng năm. Hai độ tuổi này một phần vẫn còn đi học, số còn lại đã nghỉ học nhưng vẫn chưa có đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của việc làm nên độ tuổi 25 – 34 được xem là lực lượng lao động chính trong nhóm tuổi từ 15 – 34.