Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của thanh niên nông

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm cho thanh niên nông thôn huyện bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 77)

7. Kết luận:

4.3Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của thanh niên nông

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động thanh niên nông thôn huyện Bình Minh, tác giả sử dụng mô hình Logistic vào mô hình nghiên cứu có dạng như sau:

VIECLAM =β0 + β1TUOI + β2HOCVAN + β3CHUYENMON + β4TINDUNG + β5GIOITINH +β6HOCNGHE

Giả thuyết:

H0: i = 0 Không có biến Xi nào ảnh hưởng đến Y H1: i = 0 Có ít nhất một biến ảnh hưởng đến Y. Với mức ý nghĩa là 10%.

Qua số liệu thu thập từ việc phỏng vấn 100 thanh niên trên địa bàn nghiên cứu, sau khi tập hợp và xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 cho kết quả như sau: Bảng 4.19: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động thanh niên. Biến số Hệ số B Mức ý nghĩa (Sig.) Exp(B) TUOI 2,086 0,001 0,124 HOCVAN 2,755 0,000 0,624 CHUYENMON 0,441 0,503 1,554 TINDUNG -1,057 0,352 0,347 GIOITINH 0,231 0,781 1,260 HOCNGHE 0,849 0,427 2,336 Số quan sát 100

Hệ số Sig. của mô hình 0,00

-2 loglikelihhod 47,901

Tỷ lệ dự báo chính xác của mô hình (%) 87

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp tổng quát của mô hình có mức ý nghĩa Sig. = 0,00 < 0,1, nghĩa là có tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập trong mô hình với biến phụ thuộc. Giá trị -2 Log likelihood là 47,901 thể

hiện mức độ hài lòng của mô hình tổng thể. Mức độ dự báo chính xác của mô hình là 87%. Với các kết quả này cho thấy mô hình hồi quy Logistic được thiết lập là phù hợp.

Kết quả phân tích mô hình hồi quy Logistic cho thấy, về mặt ý nghĩa thống kê, giả sử các biến khác không thay đổi, trong 6 biến đưa vào mô hình thì có 2 biến có ý nghĩa về mặt thống kê. Nhận xét các biến có ý nghĩa cho thấy, 2 nhân tố trình độ học vấn và tuổi đều tương quan thuận với khả năng tìm việc làm của lao động thanh niên. Hay nói cách khác, nếu lao động thanh niên có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tìm việc sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, lao động càng lớn tuổi thì càng có nhiều kinh nghiệm trong công việc và mối quan hệ xã hội sẽ càng rộng, vì thế sẽ dễ dàng tìm được việc làm hơn lao động thanh niên có độ tuổi thấp hơn. Tuy có 4 biến không có ý nghĩa nhưng kết quả của mô hình phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả.

Mức độ ảnh hưởng của các biến có ý nghĩa mô tả cụ thể như sau:

- Tuổi (X1): hệ số ước lượng của biến này mang giá trị dương với 2,086 cho thấy lao động càng lớn tuổi thì khả năng tìm được việc làm sẽ càng cao, có nghĩa là xác suất lao động thanh niên có việc làm tăng 0,124 lần. Điều này đúng với kỳ vọng ban đầu đặt ra.

- Trình độ văn hóa (X2): hê số ước lượng của biến này mang giá trị dương với 2,755 cho thấy nếu lao động thanh niên có trình độ văn hóa càng cao thì khả năng tìm được việc làm của lao động sẽ dễ dàng hơn, có nghĩa là xác suất để lao động có việc làm tăng 0,624 lần. Điều này đúng với kỳ vọng ban đầu đặt ra.

4.3.1 Các nhân tố ảnh hường đến khả năng tìm được việc làm của lao động thanh niên nông thôn

4.3.1.1 Tuổi của lao động thanh niên

Với mức ý nghĩa Sig. = 0,001 < 0,1, thì tuổi của lao động thanh niên có ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của họ.

Bảng 4.20 Việc làm của lao động thanh niên theo độ tuổi STT Độ tuổi Tổng số lao động (người) Có làm việc (người) Tỷ lệ % Thất nghiệp (người) Tỷ lệ % 1 15 – 19 17 29,4 37,5 12 70,6 2 20 – 24 22 17 77,27 5 22,73 3 25 – 34 61 55 90,2 6 9,8 Tổng cộng 100 77 77 23 23

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Tỷ lệ lao động thanh niên có việc làm trong độ tuổi 15 – 19 là 37,5%; từ 20 – 24 tuổi là 77,27%; độ tuổi 25 – 34 là 90,02%. Tỷ lệ lao động thanh niên thất nghiệp từ 15 -19 tuổi là 70,6%, trong độ tuổi 20 – 24 là 22,73% và 25 – 34 tuổi là 9,8 %. So sánh theo từng độ tuổi và tình trạng việc làm cho thấy, thanh niên có độ tuổi càng lớn thì khả năng tìm được việc làm sẽ càng cao hơn so với thanh niên trong độ tuổi thấp hơn. Xét thấy, nhóm tuổi 25 – 34 có khả năng tìm được việc làm cao hơn hai nhóm tuổi còn lại, vì những người có độ tuổi cao sẽ có nhiều kinh nghiệm trong công việc và có nhu cầu về việc làm cao hơn những người trẻ tuổi nên khi doanh nghiệp tuyển dụng lao động sẽ ưu tiên cho những người có nhiều kinh nghiệm hơn thì như vậy hiệu quả kinh tế mà họ mang lại sẽ cao hơn so với những người chưa có kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh đó, hai nhóm tuổi 15 – 19 và 20 – 24 có khả năng tìm việc thấp hơn vì đây là hai nhóm tuổi còn đi học nên khả năng tiếp cận cũng như nhu cầu về việc làm của họ là chưa cao.

4.3.1.2 Trình độ học vấn của lao động thanh niên

Trình độ học vấn có khả năng ảnh hưởng đến việc tìm được việc làm của lao động thanh niên với mức ý nghĩa Sig. = 0,00 < 0,1.

Bảng 4.21: Việc làm của lao động thanh niên theo trình độ học vấn STT Trình độ học vấn Tổng số lao động (người) Có làm việc (người) Tỷ lệ % Thất nghiệp (người) Tỷ lệ % I Chưa đi học 3 1 33,3 2 66,7 II Đã đi học 97 76 78,35 21 21,65 1 - Tiểu học 24 9 37,5 15 62,5 2 - Trung học cơ sở 27 21 77,78 6 22,22 3 - Trung học phổ thông 46 46 100 - - Tổng cộng 100 77 77 23 23

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lao động có việc làm chưa đi học là 33,3%, tỷ lệ này ở lực lượng đã đi học là 78,35%, cho thấy trình độ học vấn rất quan trọng trong việc tìm được việc làm của lao động thanh niên. Tỷ lệ lao động thanh niên thất nghiệp chưa đi học là 66,7%, tỷ lệ lao động thất nghiệp đã có đi học là 21,65%. Từ số liệu và phân tích cho thấy, nhu cầu lao động thanh niên cần được được đi học cũng như tiếp cận các cấp phổ thông là một vấn đề cấp bách vì trên thực tế cho thấy, lao động có trình độ học vấn có khả năng tìm việc làm dễ hơn lao động không có trình độ học vấn. Vì vậy, các cấp chính quyền cần có nhiều giải pháp hơn nữa để hỗ trợ việc học cho lao động thanh niên, nhất là thanh niên có hoàn cảnh khó khăn.

4.3.2 Các nhân tố không ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của lao động thanh niên nông thôn của lao động thanh niên nông thôn

4.3.2.1 Trình độ chuyên môn của lao động thanh niên

Với mức ý nghĩa Sig. = 0,503 > 0,1, thì trình độ chuyên môn không có ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của lao động thanh niên.

Bảng 4.22 Việc làm của lao động thanh niên theo trình độ chuyên môn STT Trình độ chuyên môn Tổng số lao động (người) Có làm việc (người) Tỷ lệ % Thất nghiệp (người) Tỷ lệ %

I Chưa qua đào tạo 68 49 72,06 19 27,94 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II Đã qua đào tạo 32 28 87,5 4 12,5

1 Trung cấp 22 18 81,82 4 18,18

2 Cao đẳng 4 4 100 - -

3 Đại học 6 6 100 - -

Tổng cộng 100 77 77 23 23

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Tỷ lệ lao động thanh niên chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao với 68%, đã qua đào tạo chiếm 32%. Với số thanh niên chưa qua đào tạo thì số người có việc làm đến 72,06%. Điều này cho thấy, trình độ chuyên môn không có ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của thanh niên vì hiện tại trên địa bàn huyện Bình Minh vẫn chưa có các trường đào tạo trình độ chuyên môn chuyên nghiệp như: trường Trung cấp, trường Cao đẳng, trường Đại học nên lao động có nhu cầu học chuyên môn cao phải đến nơi khác để học. Sau khi tốt nghiệp thì họ vẫn muốn ở lại nơi đã được đào tạo và tìm việc làm nên lao động trở về huyện với trình độ chuyên môn cao rất thấp, vì vậy, theo thống kê đa số lao động đều chưa qua đào tạo. Bên cạnh đó, mô hình doanh nghiệp trên địa bàn còn tương đối nhỏ và công việc đòi hỏi không cần đến lao động có trình độ cao, chỉ cần lao động có trình độ văn hóa là đủ điều kện để làm việc. Cho nên xảy ra tình trạng lao động có trình độ cao có xu hướng đi làm việc ở những nơi ngoài huyện có nhu cầu tuyển dụng.

4.3.2.2 Tình hình tín dụng của lao động thanh niên

Tín dụng không có khả năng ảnh hưởng đến việc tìm được việc làm của lao dộng thanh niên vì mức ý nghĩa Sig. = 0,352 > 0,1.

Bảng 4.23 Việc làm của lao động thanh niên theo tín dụng STT Tín dụng Tổng số lao động (người) Có làm việc (người) Tỷ lệ % Thất nghiệp (người) Tỷ lệ % 1 Có vay vốn 22 21 95,46 1 4,54 2 Không vay vốn 78 57 73,08 21 26,92 Tổng cộng 100 78 78 22 22

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Theo thống kê, số lao động thanh niên có vay vốn tín dụng để đáp ứng cho nhu cầu có việc làm rất thấp chỉ 22%, số thanh niên không vay vốn là 78%. Số thanh niên có việc làm nhưng không qua việc vay vốn chiếm đến 73,08%. Cho thấy, việc vay vốn không phải là yếu tố quan trọng giúp thanh niên có được việc làm. Vì thanh niên nông thôn đều ở vùng sâu, vùng xa ít có hiểu biết và thông tin vay vốn từ các ngân hàng nên họ không có khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Bên cạnh đó, điều kiện vay vốn hay thủ tục vay, lãi suất…mà ngân hàng đưa ra cũng là khó khăn không hề nhỏ đối với lao động nghèo. Vì vậy, phần lớn lao động thanh niên nông thôn đều không vay vốn.

4.3.2.3 Giới tính của lao động thanh niên:

Giới tính không có khả năng ảnh hưởng đến việc tìm được việc làm của lao dộng thanh niên vì mức ý nghĩa Sig. = 0,781 > 0,1.

Bảng 4.24 Việc làm của lao động thanh niên theo giới tính

STT Giới tính Tổng số lao động (người) Có làm việc (người) Tỷ lệ % Thất nghiệp (người) Tỷ lệ % 1 Nam 60 46 76,67 14 23,33 2 Nữ 40 31 77,5 9 22,5 Tổng cộng 100 77 77 23 23

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Theo số liệu thống kê, số lao động thanh niên nam chiếm 60%, nữ chiếm 40%. Tuy nhiên, số thanh niên nam có việc làm chiếm 76,67%, nữ có việc làm là 77,5%. Cho thấy, lao động thanh niên nữ có vệc làm chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nam, nên giới tính không ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của lao động thanh niên. Vì hiện nay, vai trò của nam và nữ ngày càng bình

đẳng, tầm quan trọng của lao động nữ ngày càng được nâng cao trong xã hội lẫn các ngành kinh tế, nhất là những ngành đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và linh hoạt trong lao động. Bên cạnh đó, ở khu vực nông thôn chính quyền địa phương luôn có những tổ chức, các chính sách nhằm hỗ trợ và ưu tiên cho phụ nữ, vì thế khả năng tìm được việc làm của lao động nữ ngày càng dễ dàng hơn so với lao động nam.

4.3.2.4 Tình hình học nghề của lao động thanh niên:

Với mức ý nghĩa Sig. = 0,427 > 0,1, thì tình hình học nghề không có ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của lao động thanh niên.

Bảng 4.25 Việc làm của lao động thanh niên theo tình hình học nghề

STT Học nghề Tổng số lao động (người) Có làm việc (người) Tỷ lệ % Thất nghiệp (người) Tỷ lệ % 1 Có học nghề 17 15 88,24 2 11,76 2 Không học nghề 83 62 74,7 21 25,3 Tổng cộng 100 77 77 23 23

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Qua bảng trên, số lao động thanh niên tham gia học nghề chỉ chiếm mức thấp với 17% và không tham gia học nghề chiếm đến 83%. Số lao động có việc làm nhưng không qua đào tạo nghề là 88,24%. Cho thấy, việc tham gia các lớp dạy nghề tại địa phương không ảnhh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của lao động thanh niên. Lý do là vì công tác đào tạo nghề chỉ mới được chính quyền triển khai thực hiện vào năm 2011, cho nên chưa được quan tâm đúng mức, còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thực hiện và việc tuyên truyền về thông tin học nghề đến với người dân còn nhiều thiếu xót. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động thanh niên nghèo tại khu vực nông thôn chiếm khá cao, nên thường gặp khó khăn về vấn đề học phí cũng như các chi phí khác khi tham gia quá trình đào tạo, dẫn đến việc một số lao động có xu hướng học nghề nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên không thể tham gia.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH MINH

5.1. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH MINH VỰC NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH MINH

Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động luôn là mối quan tâm hàng đầu và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước nói chung và chính quyền huyện Bình Minh nói riêng. Trong những năm qua đã có nhiều biện pháp để giải quyết việc làm cho lao động thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các đề án giải quyết việc làm. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, do vậy chính quyền địa phương cần có những biện pháp cụ thể nhằm tận dụng tốt những thế mạnh sẵn có để ổn định xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế trong tương lai. Qua nghiên cứu thực trạng về lao động và việc làm trong nội dung trên, ta cần nhận định rõ cơ hội và thách thức để có cơ sở đưa ra giải pháp phù hợp.

5.1.1. Cơ hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện đã tổ chức công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu chủ yếu của quy hoạch. Các quy hoạch đảm bảo được lập đúng với định hướng chung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, là cơ sở để xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm và là điều kiện thuận lợi trong thu hút mời gọi đầu tư.

Thực hiện Chương trình hành động về phát triển khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015. Bình Minh quan tâm đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tăng cường mời gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

Ngoài ra, Bộ Giao thông - Vận tải đã có các dự án mở rộng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 54 qua địa phận Bình Minh; Dự án Cảng – Khu công nghiệp Bình Minh. Trong tương lai không xa, các dự án trên sẽ kết nối với các dự án khác của Trung ương, tỉnh (đã và đang triển khai trên địa bàn), như Đại học Bình Dương, Khu công nghệ cao Sunrise… Nhờ đó, đô thị Bình Minh đang trở thành địa điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

5.1.2. Thách thức

Kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, việc thực hiện các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát tiếp tục ảnh hưởng đến tăng

trưởng kinh tế. Những diễn biến bất lợi do thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.

Dự báo kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng có khả năng tăng không cao, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn còn ít, quy mô ngành công nghiệp còn nhỏ, cơ sở thương mại – dịch vụ còn nhỏ lẻ, chưa ổn định, một số cơ sở đã và đang hoạt

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm cho thanh niên nông thôn huyện bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 77)