Laođộng thanh niên theo trình độ

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm cho thanh niên nông thôn huyện bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 54)

7. Kết luận:

4.1.5 Laođộng thanh niên theo trình độ

4.1.5.1 Lao động thanh niên theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn của người dân luôn là vấn đề quan trọng và được quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với Huyện Bình Minh cũng vậy, các ngành các cấp luôn có sự tập trung đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển giáo dục. Đến nay trình độ học vấn của lực lượng lao động thanh niên khu vực nông thôn Bình Minh đã có được những

kết quả rất khả quan. Theo số liệu điều tra, trình độ học vấn của lao động thanh niên được thể hiện như sau:

Bảng 4.5: Lao động thanh niên theo trình độ học vấn

Trình độ Nam Nữ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Chưa đi học 3 5 - - Tiểu học 13 21,67 11 27,5 Trung học cơ sở 15 25 12 30 Trung học phổ thông 29 48,33 17 42,5 Tổng số 60 100 40 100

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Nhìn chung, tỷ lệ lao động chưa đi học chỉ ở mức thấp (5%). Lao động trình độ tiểu học ở nam là 21,67%, nữ là 27,5%. Lao động có trình độ Trung học cơ sở ở nam là 25% và nữ là 30%. Số lao động có trình độ Trung học phổ thong là cao nhất, nam chiếm 48,33% và nữ chiếm 42,5%. Cho thấy, công tác giáo dục trên địa bàn huyện đã được đầu tư và quan tâm đúng mức. Cho nên, lao động dễ dàng tiếp cận và học đến bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Tuy nhiên, số lao động chưa đi học vẫn còn, vì thế các ban ngành cần quan tâm hơn nữa trong công tác giáo dục, đặc biệt là thanh niên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc không có điều kiện để đến trường.

4.1.5.2 Lao động thanh niên theo trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của lao động cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Bình Minh vẫn chưa có các trường đào tạo trình độ chuyên môn cho lao động, đa số chỉ là các trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn, vì thế số lượng lao động thanh niên có trình độ chuyên môn cao còn rất thấp.

Bảng 4.6: Lao động thanh niên theo trình độ chuyên môn Trình độ Nam Nữ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Chưa qua đào tạo 38 63,3 30 75

Trung cấp 17 28,3 5 12,5

Cao đẳng 2 3,3 2 5

Đại học 3 5 3 7,5

Tổng số 60 100 40 100

Nguồn: Số liệu điều tra 2013

Nhìn chung, lao động thanh niên của huyện vẫn chủ yếu là lao động giản đơn, chất lượng thấp. Số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm rất cao ở cả nam và nữ. Cụ thể so với các lĩnh vực đào tạo khác, lao động nam chưa qua đào tạo chuyên môn là 38 người, chiếm 63,3%; nữ là 30 người, chiếm 75%. Trong khi đó, lao động có trình độ Đại học chỉ chiếm mức rất thấp với 5% ở nam và 7,5% ở nữ. Mặc khác, tình trạng lao động đã qua đào tạo nhưng không phù hợp với cơ cấu ngành nghề và yêu cầu của sản xuất, cũng đang diễn ra khá phổ biến. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện, đồng thời hạn chế cơ hội tìm kiếm và nâng cao chất lượng việc làm của người lao động.

4.1.6 Tình hình vay vốn hỗ trợ việc làm, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh

Để cải thiện đời sống kinh tế, nâng cao thu nhập, phát triển việc học tập, việc làm...cho lao động thanh niên, ban chỉ đạo huyện đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tiến hành cho lao động thanh niên vay với lãi suất ưu đãi. Năm 2012 , đã triển khai thực hiện và vay được 34.632 triệu đồng.

Bảng 4.7: Tổng vốn vay ưu đãi từ ngân hàng Chính sách Xã hội

Nội dung vay vốn

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền (triệu) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu) Tỷ lệ (%)

Cho vay hộ nghèo 5.346 26,56 18.015 40,54 4.699 13,57 Cho vay hỗ trợ việc làm 1.604 7,97 4.398 9.90 1.852 5,35 Cho vay đi học (vốn vay

học sinh, SV) 3.834 19,05 8.031 18,07 5.604 16,18 Cho vay nước sạch và vệ

sinh môi trường nông

thôn 2.900 14,41 5.516 12,41 9.535 27,53

Cho vay sản xuất kinh

doanh tại vùng khó khăn 1.920 9,53 6.809 15,32 12.942 37,37 Cho vay thanh niên dân

tộc thiểu số khó khăn 4.525 22,48 1.670 3,76 - -

Cộng 20.129 100 44.439 100 34.632 100

Nguồn: Niêm giám thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh

Qua sự tập trung triển khai và giám sát của các cấp cho thấy phần lớn các lao động thanh niên vay vốn chủ yếu qua ngân hàng Chính sách Xã hội dưới hình thức tín chấp qua tổ chức chính trị xã hội. Do hiện nay hệ thống các ngân hàng chưa phát triên nhiều, cho nên vẫn là 2 hệ thống ngân hàng chiếm đa số đó là Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do Ngân hàng nông nghiệp thì cho vay dưới hình thức thế chấp mà đa số là lao động thanh niên vẫn còn trẻ nên chưa có tài sản thế chấp cho ngân hàng, bên cạnh đó phần lớn vẫn còn sống chung và phụ thuộc vào gia đình cho nên họ ít có điều kiện tiếp cận nguồn vốn này. Tổng số vốn vay qua các năm có sự chênh lệch rõ rệt và không ổn định. Năm 2010, số vốn vay chỉ ở mức thấp là 20.129 triệu đồng, sang năm 2011, số vốn vay tăng mạnh đến mức 44.439 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm trước, năm 2012 số vốn vay giảm còn 34.632 triệu đồng. Do đặc trưng trên địa bàn có số hộ nghèo còn nhiều, cho nên chiếm tỷ lệ cao nhất qua 2 năm 2010 và 2011 là vốn vay hộ nghèo với 26,56% (2010) và 40,54% (2011). Năm 2012, vốn vay có tỷ lệ cao nhất là vốn vay cho sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn với 12,942 triệu đồng (37,37%). Số vốn vay để hỗ trợ việc làm chỉ ở mức khiêm tốn chiếm 7,97% (năm 2010), 9,9% (năm 2011), 5,35% (năm 2012).

4.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN NÔNG THÔN

4.2.1. Các chính sách, kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn niên nông thôn

- Ban chỉ đạo huyện Bình Minh thực hiện đề án 1956: “ Đào tạo nghề cho

lao động nông thôn năm 2011” ( thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày

27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Mục tiêu của đề án nhằm giúp cho lao động có được một nghề nghiệp ổn định, tay nghề vững chắc để tạo việc làm, tăng hiệu quả thu nhập và phát triển kinh tế. Tình hình kế hoạch các nghề đăng ký được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.8 : Tình hình đăng ký nghề theo đề án 1956 STT Ngành nghề Thời lượng chương trình (tiết) Số lượng học viên dự kiến (người) 1 Tin học văn phòng 120 280 2 Sinh vật cảnh 120 70

3 Sinh vật cảnh nâng cao 546 105

4 Tiểu thủ công nghiệp 120 280

5 Sữa xe gắn máy 360 70

6 May công nghiệp 120 35

7 Kỹ thuật hàn 240 25

8 Công nhân xây dựng 420 35

9 Uốn tóc, hớt tóc 360 70

10 Làm sạch, móng tay….. 120 35

11 Trang điểm thẩm mỹ 360 35

12 Kỹ thuật nông nghiệp 120 105

13 Kỹ thuật chăn nuôi 120 35

14 Kỹ thuật chế biến món

ăn 130 70

Tổng cộng: 3.256 1.250

Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo nghề năm 2011 Phòng lao động – Thương Binh xã hội Bình Minh

- Chính sách hỗ trợ chi phí trực tiếp cho lao động nông thôn

Chính sách này giúp hỗ trợ một phần chi phí trong các khoản chi phí mà học viên phải chi trả để học nghề, cụ thể là hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại của học viên trong quá trình tham gia đào tạo nghề. Các đối tượng được hỗ trợ:

 Diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

 Lao động thuộc hộ nghèo.

 Lao động là người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác

- Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề

Từ các nguồn kinh phí của Đề án 1956, sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện việc di dời trụ sở trung tâm dạy nghề từ phường Thành Phước vào trung tâm giáo dục thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm dạy nghề ở huyện, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

Thực hiện theo Quyết định số: 1099/QĐ-UBND, ngày 16/03/2011 của UBND huyện Bình Minh, thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gồm:

1. Địa điểm: Xã Đông Thạnh

2. Nội dung mô hình thí điểm: chuyên canh nông nghiệp về cây lúa và hoa màu

3. Thời gian, kinh phí: ( sẽ phối hợp Ban chỉ đạo tỉnh xây dựng kế hoạch riêng)

4. Công tác tổ chức thực hiện:

 Phòng lao động – Thương binh & Xã hội là Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo làm tham mưu ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, triển khai, theo dõi, giám sát quá trình triển khai và tổ chức thực hiện; tham mưu cho ban chỉ đạo điều phối các công việc trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn; sơ tổng kết báo cáo quá trình thực hiện về UBND huyện và cơ quan cấp trên.

 Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phối hợp với Trung tâm học tập công đồng, thống kê nhu cầu học nghề của người lao động, phối hợp với các ngành liên quan như: trung tâm dạy nghề, Phòng kinh tế, Phòng

Lao động – TB & XH,… tổ chức mở lớp đảm bảo yêu cầu số lượng người dân đã đăng ký.

 Các ngành thành viên của ban chỉ đạo đề án 1956 và các ngành, đoàn thể có liên quan tùy theo chức năng nhiệm vụ được phân công, phối hợp với UBND các xã, Thị trấn tổ chức Đào tạo nghề đảm bảo đạt yêu cầu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

4.2.2. Thực trạng mạng lưới tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

Qua thu thập tài liệu từ phòng Kinh tế và Cục Thống kê, cho thấy huyện Bình Minh có hệ thống mạng lưới tạo việc làm cho người lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng tương đối đa dạng và phong phú. Mỗi một loại hình doanh nghiệp, cơ sở đều có hình thức, nội dung hoạt động riêng, theo cơ cấu của tổ chức cụ thể.

4.2.2.1 Cơ sở sản xuất công nghiệp

a) Phân theo thành phần kinh tế

Thành phần kinh tế trên địa bàn được chia thành 3 thành phần chính: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp ngoài nhà nước, Hộ cá thể.

Bảng 4.9 : Cơ sở công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Đvt: Cơ sở

Đơn vị hành chính Chia theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài nhà nước Hộ cá thể Thị trấn Cái Vồn 1 8 271 Xã Thuận An - 13 215 Xã Mỹ Hòa - 2 51 Xã Đông Bình - 3 74 Xã ĐôngThạnh - - 93 Xã Đông Thành - - 56 Tổng cộng 1 26 760

Nguồn: Niêm giám thống kê cục Thống Kê huyện Bình Minh

Theo số liệu cho thấy, tổng số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế là 787 cơ sở, trong đó tập trung nhiều nhất là các hộ cá thể với 760 cơ sở được phân bố đều ở khu vực thành thị và nông thôn, nhiều nhất là thị trấn Cái Vồn có 271 cơ sở và xã Thuận An có 215 cơ sở. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có 26 cơ sở và doanh nghiệp nhà nước chỉ có 1 cơ

sở ở thị trấn Cái Vồn.

b) Phân theo ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp huyện Bình Minh chia theo 2 ngành chính: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến, hằng năm thu hút khoảng 3.000 lao động, cụ thể năm 2012: công nghiệp khai thác có 1 cơ sở, công nghiệp chế biến có 782 cơ sở, gồm nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó ngành sản xuất chế biến thực phẩm có số cơ sở kinh doanh cao nhất với 204 cơ sở (năm 2012).

Bảng 4.10 : Cơ sở công nghiệp phân theo ngành

Đvt: Cơ sở

Ngành Công nghiệp Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

a. Công nghiệp khai thác 1 1 1

b. Công nghiệp chế biến 753 769 782

- Sản xuất chế biến thực phẩm 188 200 204 - Sản xuất đồ uống 116 118 121 - Dệt 9 9 9 - Sản xuất trang phục 135 136 138 - Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 2 2 2 - Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre 166 164 167

- In, sao chép bản ghi các loại 7 8 8

- Sản xuất than cốc,sản phẩm dầu mỏ

tinh chế 7 6 6

- Sản xuất hoá chất và các sản phẩm từ

hoá chất 1 1 1

- Sản xuất sản phẩm từ cao su và

plastic 3 3 3

- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim

loại khác 18 19 19

- Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc

sẳn 55 57 58

- Sản xuất thiết bị điện 1 1 1

- Sản xuất máy móc, thiết bị chưa phân

vào đâu 1 1 1

-Sản xuất phương tiện vận tải khác 2 2 2

- Sản xuất giường tủ , bàn , ghế 17 16 16

- Công nghiệp chế biến , chế tạo khác 1 1 1

- Sữa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy

móc và thi công 24 25 25

Tổng cộng 757 773 787

Nguồn: Báo cáo tình hình doanh nghiệp phòng Kinh tế huyện Bình Minh

Nhìn chung, tổng số các cơ sở công nghiệp trên địa bàn đều tăng qua các năm, cụ thể: có 757 cơ sở (năm 2010), 773 cơ sở (năm 2011), 787 cơ sở (năm 2012). Tuy nhiên, số cơ sở công nghiệp hằng năm tăng không cao và tập trung

chủ yếu là các cơ sở buôn bán nhỏ lẻ và chưa được mở rộng quy mô sản xuất, vì thế cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn vẫn không phải là ngành kinh tế mũi nhọn giúp phát triển kinh tế.

4.2.2.2 Cơ sở sản xuất thương mại - dịch vụ

a) Phân theo thành phần kinh tế

Phân theo thành phần kinh tế, số cơ sở thuộc ngành thương mại – dịch vụ đươc chia thành hai nhóm: khối doanh nghiệp và hộ cá thể. Trong đó, số cơ sở thuộc nhóm cá thể chiếm tỷ lệ cao hơn khối doanh nghiệp với 4.913 (98,2%), cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.11 : Cơ sở Thương mại – dịch vụ phân theo thành phần kinh tế

Đvt: Cơ sở

Đơn vị hành chính

Chia theo thành phần kinh tế

Khối doanh nghiệp Hộ cá thể

Thị trấn Cái Vồn 50 2.315 Xã Thuận An 16 1.010 Xã Mỹ Hòa 6 281 Xã Đông Bình 10 704 Xã Đông Thạnh 3 196 Xã Đông Thành 3 407 Tổng cộng 88 4.913

Nguồn: Niêm giám thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh

Qua bảng số liệu thấy được, số cơ sở trong nhóm khối doanh nghiệp tại khu vực thành thị cao hơn nông thôn với 88 cơ sở, trong đó thị trấn Cái Vồn có 50 cơ sở (56,8%), còn lại là 38 cơ sở thuộc khu vực các xã, nhiều nhất là xã Đông Bình (10 cơ sở). Ngược lại, số cơ sở thuộc nhóm hộ cá thể ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị, cụ thể: 4.913 cơ sở, thị trấn Cái vồn có 2.315 cơ sở (47,11%), ở khu vực các xã có 2.598 cơ sở (52.89%). Cho thấy, cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ trên địa bàn vẫn chưa phân bố đồng đều, các cở sở có quy mô lớn chỉ tập trung chủ yếu ở trung tâm huyện Bình Minh, còn lại ở khu vực nông thôn chỉ là các hộ gia đình có quy mô sản xuất nhỏ, vì thế chính quyền địa phương cần có những phương pháp nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hơn nữa để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn.

Ngành thương mại – dịch vụ trên địa bàn được phân theo 3 ngành chính: Thương mại, khách sạn – nhà hàng, dịch vụ. Bình quân hằng năm có trên 9.000 lao động đang làm việc tại các cơ sở thương mại – dịch vụ này. Năm 2012, nhóm

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm cho thanh niên nông thôn huyện bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)