Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm cho thanh niên nông thôn huyện bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 33)

7. Kết luận:

2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu

2.3.3.1 Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp

Đề tài sử dụng các phương pháp: phương pháp so sánh (tương đối, tuyệt đối), mô hình xương cá.

a) Phương pháp so sánh

Xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một năm, tình hình thực hiện các kỳ đã qua, các chỉ tiêu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Sử dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối

+ Phương pháp So sánh tuyệt đối: dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở

+ Phương pháp So sánh tương đối: tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

- Đối chiếu, so sánh với chủ trương, chính sách của Chính phủ, của Đoàn thanh niên về giải quyết việc làm.

b) Mô hình xương cá

* Giới thiệu về biểu đồ nhân quả

Biểu đồ nhân quả đơn giản chỉ là một danh sách liệt kê những nguyên nhân có thể có dẫn đến kết quả. Công cụ này đã được xây dựng vào năm 1953 tại Trường Đại học Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì. Ông đã dùng biểu đồ này giải thích cho các kỹ sư tại nhà máy thép Kawasaki về các yếu tố khác nhau được sắp xếp và thể hiện sự liên kết với nhau. Do vậy, biểu đồ nhân quả còn gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá.

* Mục đích

Là một phương pháp nhằm tìm ra nguyên nhân của một vấn đề, từ đó thực hiện hành động khắc phục để đảm bảo chất lượng. Đây là công cụ được dùng nhiều nhất trong việc tìm kiếm những nguyên nhân, khuyết tật trong quá trình sản xuất.

* Ý nghĩa và lợi ích

Công cụ này dùng để nghiên cứu, phòng ngừa những mối nguy tiềm ẩn gây nên việc hoạt động kém chất lượng có liên quan tới một hiện tượng nào đó, như phế phẩm, đặc trưng chất lượng, đồng thời giúp ta nắm được toàn cảnh mối quan hệ một cách có hệ thống. Đặc trưng của biểu đồ này là giúp chúng ta lên danh sách và xếp loại những nguyên nhân tiềm ẩn chứ không cho ta phương pháp loại trừ nó.

* Cách thức áp dụng: Các bước để vẽ một biểu đồ xương cá:

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết và xem vấn đề đó là hệ quả của

một số nguyên nhân sẽ phải xác định.

Bước 2: Lập danh sách tất cả những nguyên nhân chính của vấn đề trên

bằng cách đặt các câu hỏi 5W (Who, What, Where, When, Why) và 1H (How). Sau đó, trình bày chúng bằng những mũi tên chính.

cấp 1) có thể gây ra nguyên nhân chính, được thể hiện bằng những mũi tên hướng vào nguyên nhân chính.

Bước 4: Nếu cần phân tích sâu hơn thì nên xem mỗi nguyên nhân mới

như là hệ quả của những loại nguyên nhân khác nhỏ hơn (lặp lại bước 3)

2.3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu sơ cấp

Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu.

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá thực

trạng việc làm của lao động thanh niên tại khu vực nông thôn Bình Minh.

- Mục tiêu 2: Sử dụng mô hình hồi qui Logistic để phân tích các nhân tố

ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm cho thanh niên nông thôn Bình Minh.

- Mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích mục tiêu thứ nhất và mục tiêu thứ hai,

đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn Bình Minh trong thời gian tới.

a) Thống kê mô tả * Khái niệm

Phân tích thống kê mô tả là quá trình chuyển dịch dữ liệu thô thành dạng thích hợp hơn cho việc hiểu và giải thích chúng. Phân tích mô tả được thực hiện qua hai giai đoạn. Một là, mô tả các câu trả lời hay các quan sát cụ thể bằng các kỹ thuật lập bảng, sắp xếp thứ tự các dữ liệu đã được thu thập. Hai là, tính toán các chỉ tiêu thống kê như số trung bình, phân phối tần số, phân phối tỷ lệ,… Ngoài ra, có thể sử dụng đồ thị, biểu đồ để phân tích dữ liệu ở giai đoạn này. Việc lập biểu bảng và tính toán các chỉ tiêu có thể thực hiện bằng tay hoặc sử dụng các chương trình phần mềm máy tính được thiết kế cho mục đích này.

Các bảng được lập thông thường gồm có bảng tần suất, bảng so sánh chéo khi có sự so sánh hai hoặc nhiều hơn các biến số được sử dụng trong thiết kế hàng và cột của các bảng.

Lập bảng tần suất và tính tỷ lệ phần trăm: Lập bảng thể hiện việc sắp xếp dữ liệu theo một trật tự trong bảng dữ liệu hoặc các dạng tóm tắt khác. Một bảng tần suất đơn giản là bảng ghi số lần xuất hiện những câu trả lời giống nhau do cùng một câu hỏi, bảng thống kê những câu trả lời hoặc những quan sát theo từng câu hỏi hoặc theo từng mục, cung cấp những thông tin cơ bản, bổ ích nhất cho nhà nghiên cứu. Những số liệu thống kê này cho các nhà nghiên cứu biết các câu trả lời xuất hiện với một tần số như thế nào.

Để bắt đầu lập bảng, người nghiên cứu phải đếm các câu trả lời hoặc các quan sát cho mỗi vấn đề, loại hạng ở mỗi biến. Trong trường hợp mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ, việc lập bảng có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công. Tuy nhiên, trong những trường hợp mẫu nghiên cứu có kích thước lớn, người nghiên cứu phải thực hiện rất nhiều công việc, các kỹ thuật phân tích bằng máy tính với các phần mềm chuyên dụng sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn khi lập bảng.

b) Mô hình hồi qui Logistic

Mô hình hồi qui Logistic là mô hình nghiên cứu mối tương quan giữa một biến phụ thuộc với các biến độc lập. Trong hồi qui Logictis thì biến phụ thuộc thường được thể hiện qua các biến số nhị phân như xảy ra hay không xảy ra; có hay không...còn các biến độc lập có thể được thể hiện qua các biến số liên tục (tuổi, huyết áp,...) hoặc các biến nhị phân (giới tính,...) hay các biến thứ bậc (thu nhập: cao, trung bình, thấp,...).

7 7 6 6 5 5 4 4 3 3 2 2 1 1 0 ] ) 0 ( ) 1 ( [ log B B X B X B X B X B X B X B X Y P Y P e           Trong đó:

- Y là biến phụ thuộc có dạng nhị phân, (nhận giá trị 0 nếu không xảy ra và nhận giá trị 1 nếu có xảy ra…).

- Các biến X1,X2,X3,X4,X5,X6,X7 là các biến độc lập (biến giải thích.

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM HUYỆN BÌNH MINH

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm cho thanh niên nông thôn huyện bình minh tỉnh vĩnh long (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)