7. Kết luận:
2.2.1 Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình
Việc làm có thể chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau như tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tín dụng, giới tính, học nghề...Mỗi nhân tố đều có tác động khác nhau đến việc làm. Tùy theo đặc trưng của từng vùng, cách thức quản lý của chính quyền địa phương mà mỗi nhân tố sẽ tác động ít hay nhiều, tích cực hay tiêu cực đến việc làm.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Quỳnh (2012), Văn Thanh Hòa An (2010) thì biến tuổi có ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của người lao động, tuổi tác của lao động có ảnh hưởng thuận chiều đến việc làm vì lao động càng lớn tuổi thì càng dễ dàng tìm kiếm việc làm vì có nhiều kinh nghiệm trong công việc cũng như mối quan hệ xã hội.
Theo nghiên cứu của Lương Mạnh Đông (2008), Đinh Quang Thái (2008), Trần Thu Hồng Ngọc (2013), Văn Thanh Hòa An (2010) thì trình độ học vấn của lao động có ảnh hưởng tới khả năng tìm được việc làm của họ, biến này phải tương quan thuận chiều với việc làm.
Theo nghiên cứu của Đặng Tú Lan (2002), Đinh Quang Thái (2008), Bùi Đức Hoàng (2009) thì nhân tố trình độ chuyên môn có ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của người lao động, vì người có trình độ chuyên môn cao sẽ đáp ứng được nhu cầu công việc, khi trình độ chuyên môn cao thì khả nămg tìm được công việc càng cao.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hòa (2008), Trần Thu Hồng Ngọc (2013) thì biến tín dụng có ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của lao động. Khi lao động có vay vốn sẽ có thể giải quyết được nhu cầu việc làm để đi học, sản xuất kinh doanh hoặc đi lao động nước ngoài.
Theo nghiên cứu của Ngô Quang An (2012) thì biến giới tính có ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của người lao động, nếu lao động là nam sẽ có cơ hội tìm được việc làm dễ dàng hơn so với lao động nữ.
Theo nghiên cứu của Trần Thu Hồng Ngọc (2013) thì biến học nghề có ảnh hưởng đến khả năng tìm được việc làm của lao động, vì lao động có tay nghề ổn định sẽ dễ dàng tìm được việc làm hơn đối với những lao động không có tay nghề.