7. Kết luận:
4.2.3. Kết quả công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho laođộng thanh niên nông
niên nông thôn
4.2.3.1. Kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động thanh niên
Từ năm 2011, ban chỉ đạo huyện Bình Minh quyết định đưa ra đề án đào tạo nghề cho lao động, đó là đề án 1956 “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
năm 2011”, với mục tiêu giúp cho lao động nông thôn có trình độ chuyên môn
để hỗ trợ cho việc tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn, giúp lao động nâng cao thu nhập và có nghề nghiệp ổn định. Thông qua đề án 1956, kết quả công tác đào tạo nghề tại địa phương như sau:
a) Kết quả công tác đào tạo nghề năm 2011
Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch triển khai, điều tra khảo sát nhu cầu học nghề và chuyển đổi nghề của lao động nông thôn. Kết quả đều tra cho thấy, tổng số hộ được điều tra là 21.809 hộ, trong đó số hộ không thay đổi là 16.653 hộ và 5.156 hộ thay đổi ngành nghề lao động
Kết hợp với trung tâm giới thiệu việc làm mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các xã, thị trấn với tổng số là 33 lớp, dạy nghề cho 1.214 lao
động, giải quyết việc làm cho 3.045 lao động, đạt 101,5%. Tạo việc làm mới cho 476 lao động thanh niên nhàn rỗi ở địa phương giúp họ tạo thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Tuy là năm đầu thực hiện đề án, còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, nhưng đây được xem là kết quả khả quan và là nền tảng phát triển công tác đào tạo nghề cho những năm tiếp theo.
b) Kết quả công tác đào tạo nghề năm 2012
Tiếp tục thực hiện đề án 1956 “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
năm 2011” và triển khai thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Kết quả công tác đào tạo nghề năm 2012 như sau:
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Lao động tổ chức triển khai các văn bản cấp trên về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 02 cuộc với 140 người tham dự gồm: Thành viên ban chỉ đạo cấp huyện, tổ triển khai đề án cấp xã- thị trấn, trưởng ban nhân dân ấp, khóm. Công tác tư vấn hướng nghiệp, học nghề và việc làm cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện có 200 lược đoàn viên tham dự. Ngoài ra còn phối hợp với đài truyền thanh huyện tổ chức ghi hình đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng huyện.
Trong năm đã tổ chức điều tra cung - cầu lao động trên địa bàn huyện với 22.386 hộ dân trong đó có 5.740 hộ có thay đổi về trình độ học vấn, việc làm và 16.464 hộ không thay đổi thông tin về việc làm. Huyện còn điều tra, khảo sát với tổng số 87 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện trong đó có 25 doanh nghiệp và cơ sở có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động và 62 doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh không có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động.
Kết hợp với trung tâm dạy nghề huyện, trung tâm khuyến công và trung tâm khuyến nông tỉnh Vĩnh Long mở 47 lớp đào tạo nghề cho lao động thanh niên nông thôn ở các xã, thị trấn dạy nghề cho với 1.159 lao động. Ngoài ra học viên ở các xã Đông Bình, Đông Thạnh, Đông thành còn được Công ty cổ phần Thủy sản Minh phú, Công ty cổ phần thủy sàn Cafatex hậu giang đưa đi đào tạo nghề chế biến thủy sản và nhận vào làm với 325 lao động nâng tỷ lệ đào tạo nghề trên đại bàn huyện được 1.484 lao động, đạt 114,6%. Giới thiệu và giải quyết việc làm cho 3.352 lao động đạt 111.7% kế hoạch năm.
Bảng 4.13 : Kết quả đào tạo nghề năm 2012
STT Nghề đào tạo Số lớp (lớp) Số học viên
(người)
1 Tiểu thủ công nghiệp 17 340
2 Kỹ thuật chế biến món ăn 3 93
3 Tin học văn phòng 9 229
4 Cài đặt lắp ráp máy vi tính 1 32
5 Sinh vật cảnh nâng cao 4 116
6 Xây dựng dân dụng 1 35
7 May công nghiệp 5 140
8 Trồng hành 2 60
9 Chăn nuôi gà 1 16
10 Trồng khoai lang 1 27
11 Nuôi cá 1 30
12 Trồng bưởi 1 17
13 Chăn nuôi heo 1 24
Tổng cộng 47 1.159
Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo nghề năm 2012 Phòng lao động – Thương Binh xã hội Bình Minh
Qua bảng tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho thấy, các nghề như: tiểu thủ công nghiệp, kỹ thuật chế biên món ăn, tin học văn phòng, cài đặt lắp ráp máy vi tính, sinh vật cảnh nâng cao, xây dựng dân dụng và may công nghiệp được xem là nhóm nghề chính. Vì đây là những nghề thường xuyên được mở tại địa phương, những nghề này được sử dụng thông dụng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay. Bên cạnh đó, nhóm nghề này còn đáp ứng nhu cầu theo số đông của lao động trên địa bàn. Các nghề còn lại thuộc nhóm nghề phụ vì ít có lao động tham gia các lớp học nghề này, nhóm này được tổ chức giảng dạy là do yêu cầu của một số lao động tại địa phương nên số lớp và số học viên tham gia ít hơn nhóm nghề chính. Trong các lớp học nghề thì nghề được đào tạo nhiều nhất là tiểu thủ công nghiệp có 17 lớp và 340 học viên, thứ 2 là tin học học văn phòng với 9 lớp và 229 học viên.
c) Kết quả đào tạo nghề 9 tháng đầu năm 2013
Trong 9 tháng đầu năm kết hợp trung tâm dạy nghề và các ban, ngành, đoàn thể của xã, phường đã tuyên truyền vận động tổ chức được 20 lớp với 556 lao động thanh niên nông thôn, trong đó:
+ Hội phụ nữ thị xã Bình Minh kết hợp với Hội Phụ nữ tỉnh vận động mở được 2 lớp đan day nhựa với 60 học viên.
+ Phối hợp với trung tâm khuyến công tỉnh và Công ty may Khang Thịnh mở được 2 lớp với 70 học viên.
+ Kết hợp với trung tâm khuyến công tỉnh mở 2 lớp đan lục bình ở xã Đông Thành và Đông Thạnh với 70 học viên.
+ Kết hợp với trung tâm dạy nghề mở được 14 lớp gồm: 4 lớp xây dựng, 1 lớp đan len, 1 lớp may, 1 lớp tin học văn phòng, 2 lớp nấu ăn, 1 lớp trồng rau, 2 lớp sinh vật cảnh, 1 lớp trồng bưởi, 1 lớp đang dây nhựa ở các xã, phường với tổng số 356 học viên.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã: Trong 9 tháng đầu năm 2013 đã đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng theo chức vụ lãnh đạo quản lý; nâng cao năng lực quản lý kinh tế - xã hội và kỹ năng lãnh đạo đơn vị được 103 cán bộ công chức cấp xã.
Nâng tổng số đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã và đào tạo nghề cho lao động thanh niên nông thôn theo Quyết định 1956 được 659 người chiếm tỷ lệ là 59,63% so với kế hoạch năm.
Trong 9 tháng đầu năm đã xác nhận và giới thiệu việc làm cho lao động thanh niên nông thôn đi làm việc trong và ngoài tỉnh được 2.640 người chiếm tỷ lệ là 88% so với kế hoạch.
d) Thuận lợi và khó khăn trong công tác đào tạo nghề * Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Sở Lao động – TB & XH tỉnh, Huyện Uỷ và UBND huyện nên việc triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ- TTg được nhiều thuận lợi như: thành lập Ban chỉ đạo Đề án huyện, tổ thực hiện Đề án xã, thị trấn có nhiều ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội huyện cùng tham gia, góp phần nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện và quản lý Đề án được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng,….
Việc quán triệt Đề án 1956 rộng rãi đến quần chúng nhân dân và người lao động bằng nhiều hình thức khác nhau đã giúp nhân dân lao động nâng cao hiểu biết về chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung, chính sách
đào tạo nghề và giải quyết việc làm của Đề án nói riêng. Từ đó làm nền tảng đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm của huyện.
Quan tâm, chỉ đạo về việc trung tâm dạy nghề công lập huyện, để phát triển thành cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn điển hình.
* Khó khăn
Người dân nông thôn vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tập quán sản xuất, thời gian làm việc và các điều kiện khác như: việc đi lại, công việc gia đình, trình độ học vấn,… nên việc đăng ký học nghề vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, vẫn còn một số lao động có hoàn cảnh khó khăn, tình hình thu nhập không đủ để trả học phí nghề, do đó lao động nông thôn ít có nhu cầu học nghề.
Tâm lý chung của phụ huynh và học sinh phổ thông vẫn muốn học ở các cấp trình độ cao như đại học, cao đẳng chuyên nghiệp tại các trường trọng điểm. Do đó, đối với lực lượng lao động trẻ này phần lớn chưa xác định được nhu cầu học nghề.
Chất lượng dạy nghề của các cơ sở chưa đồng đều do các cơ sở đào tạo nghề lao động nông thôn hiện đang còn thiếu giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất chưa hoàn thiện,…
Cán bộ quản lý dạy nghề, đặc biệt là cán bộ thuộc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện là những cán bộ chưa am hiểu, chưa được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý dạy nghề nên trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều vấn đề khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý Nhà nước về dạy nghề cũng như các chủ trương chính sách về dạy nghề.
Chưa phát huy được vai trò quản lý, điều hành trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện.
Trung tâm dạy nghề chậm trong việc làm thủ tục cấp lại giấy giấy phép dạy nghề khi đã hết. Bên cạnh đó, việc cấp văn bằng chứng chỉ nghề cho người lao động chưa được đồng nhất trên phạm vi cả nước.
Đào tạo nghề nông thôn do Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh quản lý. Công tác triển khai liên kết đào tạo xuống Bình Minh còn chậm nên ảnh hưởng đến nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.
Do kinh phí đào tạo nghề được chuyển về cấp huyện quản lý nên công tác giải ngân, thanh quyết toán còn gặp nhiều lúng túng phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý đào tạo.
Ngoài ra các cơ sở dạy nghề do hội phụ nữ tỉnh, trung tâm khuyến công tỉnh trực tiếp xuống các xã dạy nghề không thông báo với phòng lao động nên công tác quản lý tổng hợp báo cáo về đào tạo nghề gặp nhiều khó khăn.
4.2.3.2 Kết quả tạo việc làm
a) Lao động thanh niên trong cơ sở sản xuất công nghiệp * Phân theo thành phần kinh tế
Lao động thanh niên làm việc trong các cơ sở công nghiệp được chia thành 3 nhóm: lao động làm việc tại doanh nghiệp nhà nước, lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước và lao động làm việc trong các hộ cá thể. Cụ thể:
Bảng 4.14 : Lao động thanh niên trong lĩnh vực công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Đvt: Người
Đơn vị hành chính Chia theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài nhà nước Hộ cá thể Thị trấn Cái Vồn 90 694 626 Xã Thuận An - 472 609 Xã Mỹ Hòa - 551 151 Xã Đông Bình - 21 197 Xã Đông Thạnh - - 151 Xã Đông Thành - - 144 Tổng cộng 90 1.738 5.878
Nguồn: Niêm giám thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Qua bảng số liệu cho thấy, số lao động thanh niên nông thôn làm việc trong các cơ sở thuộc lĩnh vực công nghệp ở khu vực thành thị thấp hơn ở nông thôn. Cụ thể, tại doanh nghiệp ngoài nhà nước, lao động thanh niên tại khu vực thành thị là 694 người (39,93%), lao động thanh niên nông thôn chiếm 1.044 người (60,07%); hộ cá thể lao động thanh niên thành thị là 626 người (10,65%), nông thôn có 5.252 người (89,35%). Tổng số lao động thanh niên phân theo thành phần kinh tế gồm 7.706 người, trong đó: doanh nghiệp nhà nước có 90 người, doanh nghiệp ngoài nhà nước có 1.738 người và hộ cá thể có số lao động cao nhất là 5. 878 người, chiếm 76,28%. Số lao động thanh niên làm việc trong các cơ sở kinh doanh công nghiệp theo hình thức hộ cá thể luôn chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn vì chưa có nhiều doanh nghiệp lớn thuộc lĩnh vực này, mà chủ yếu chỉ là những hộ buôn bán nhỏ. Vì thế sự ảnh hưởng của các hộ cá thể đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo chỉ tiêu đề ra
* Phân theo ngành công nghiệp
Số lượng lao động thanh niên thuộc ngành công nghiệp hàng năm có tốc độ tăng giảm khác nhau, có một số ngành công nghiệp số lao động qua các năm vẫn không thay đổi, nhưng phần lớn các cơ cơ sở đều có số lao động tăng. Cụ thể qua bảng sau:
Bảng 4.15 : Lao động thanh niên trong lĩnh vực công nghiệp phân theo ngành
Đvt: Người
Nguồn: Báo cáo tình hình doanh nghiệp Phòng Kinh tế huyện Bình Minh.
Nhìn chung, tổng số lao động thanh niên làm việc trong các ngành công nghiệp năm 2010 là 3.322 người, năm 2011 là 3.582 người. So với năm 2010 thì số lao động năm 2011 đã tăng 260 người (7,82%). Sang năm 2012, lao động thanh niên tăng 104 người với 2,9%. Đây là dấu hiệu tăng lên theo sự phù hợp với tăng trưởng kinh tế về qui mô sản xuất cũng như vấn đề giải quyết việc làm
Ngành Công nghiệp Năm 2010 (người) Năm 2011 (người) Năm 2012 (người) 2011/2010 (%) 2012/2011 (%)
a. Công nghiệp khai thác 19 24 24 126,3 100
b. Công nghiệp chế biến 3.303 3.558 3.662 107,72 102,92
- Sản xuất chế biến thực phẩm 653 836 860 128,02 102,87 - Sản xuất đồ uống 241 245 252 101,65 102,85 - Dệt 24 24 25 100 104,16 - Sản xuất trang phục 846 882 908 104,25 102,94 - Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 8 8 8 100 100 - Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre 323 319 328 98,76 102,82
- In, sao chép bản ghi các loại 19 22 23 115,78 104,54 - Sản xuất than cốc,sản phẩm dầu mỏ tinh chế 33 28 29 84,84 103,57 - Sản xuất hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất 116 116 119 100 102,58 - Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 95 95 98 100 103,15 - Sản xuất sản phẩm từ
khoáng phi kim loại khác 604 633 652 104,80 103,01
- Sản xuất sản phẩm từ kim
loại đúc sẳn 236 245 252 103,81 102,85
- Sản xuất thiết bị điện 2 2 2 100 100
- Sản xuất máy móc, thiết bị 3 3 3 100 100
-Sản xuất phương tiện vận tải
khác 4 4 4 100 100
- Sản xuất giường tủ , bàn ,
ghế 34 32 33 94,12 103,12
- Công nghiệp chế biến 3 3 3 100 100
- SC, bảo dưỡng và lắp đặt 59 61 63 103,38 103,27
nghiệp tăng là do việc số lượng các cơ sở công nghiệp tăng qua hằng năm , cùng với việc một số chủ cơ sở cũng tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, nên đã tạo ra việc làm mới thu hút thêm người lao động. Ngành công nghiệp có nhiều lao động nhất là sản xuất chế biến thực phẩm với 860 người (năm 2012) và ngành công nghiệp có ít lao động nhất là sản xuất thiết bị điện có 2 người ( năm 2012).
Bên cạnh các ngành công nghiệp có số lao động tăng thì trong năm 2011, có 4 ngành có số lao động giảm đáng kể như ngành: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre; Sản xuất than cốc,sản phẩm dầu mỏ tinh chế; Sản xuất than cốc,sản phẩm dầu mỏ tinh chế; Sản xuất giường tủ , bàn , ghế. Trong đó ngành có số lao động giảm nhiều nhất là Sản xuất than cốc,sản phẩm dầu mỏ tinh chế, so với năm 2010 thì năm 2011 số lao động của ngành này giảm 15,16%. Nguyên nhân là do sự suy giảm của nền kinh tế trong nước đã làm ảnh hưởng một phần