7. Kết luận:
3.1 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Khái quát về huyện Bình Minh
Huyện Bình Minh được xác định là trung tâm tiểu vùng phía Nam, nằm trong vùng kinh tế động lực của Vĩnh Long, chịu tác động mạnh và cũng được hưởng những lợi thế rất quan trọng khi tiếp giáp với TP. Cần Thơ. Bình Minh có vai trò quan trọng là đô thị vệ tinh của TP Cần Thơ, có vị trí giao thông thủy, bộ và hệ thống cảng, đường hàng không thuận lợi trong việc giao lưu, hợp tác phát triển trong thời gian qua và những năm tiếp theo. Ngoài ra, Bình Minh còn là trung tâm tổng hợp cấp vùng liên huyện, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc biệt thuận lợi; quốc phòng, an ninh luôn được đảm bảo; quy hoạch và thực trạng kết cấu hạ tầng cơ sở tương đối đồng bộ là tiền đề cho xây dựng và phát triển đô thị.
Thị trấn Cái Vồn là trung tâm đô thị của Bình Minh đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV từ năm 2010 và được tỉnh xác định là đô thị cảng - công nghiệp - đô thị sinh thái của tỉnh Vĩnh Long. Thị trấn có ý nghĩa rất quan trọng là đầu mối giao thông thủy bộ, cửa ngõ chiến lược đi vào các tỉnh vùng Tây Sông Hậu.
Huyện Bình Minh có 6 đơn vị hành chính trực thuộc cụ thể: - Khu vực thành thị: thị trấn Cái Vồn.
- Khu vực nông thôn: xã Thuận An, xã Mỹ Hòa, xã Đông Bình, xã Động Thạnh, xã Đông Thành.
Theo thống kê năm 2012, diện tích huyện Bình Minh là 91.63 km2, dân số là 88.386 người, mật độ dân số 965 người/km. Gồm có 3 dân tộc chính là Việt (Kinh), Khmer, Hoa.
Bảng 3.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số, số huyện của huyện Bình Minh
Tên đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (Người) Mật độ (Người/km2 ) Số hộ (Hộ) 1. Thị trấn Cái Vồn 5.4 22.370 4.143 5.882 2. Xã Thuận An 19.86 18.941 954 5.014 3. Xã Mỹ Hòa 23.49 14.845 632 3.929 4. Xã Đông Bình 13.65 16.360 1.199 4.343 5. Xã Đông Thạnh 13.45 6.016 447 1.623 6. Xã Đông Thành 15.78 9.854 624 2.534
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Người dân nông thôn chủ yếu sống tập trung ven các sông, rạch để tiện cho việc sử dụng nguồn nước sông tự nhiên cho sinh hoạt và sản xuất, nuôi trồng. Người dân thành thị sống tập trung ở các khu chợ, trung tâm huyện.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Vị trí địa lý:
Bình Minh có ưu thế nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, như có Quốc lộ 1A đi qua, tiếp giáp với sông Hậu, cách TP. Vĩnh Long 30 km, cách TP.HCM 165 km, cách TP. Cần Thơ 3 km, cách Sân bay quốc tế Cần Thơ chưa đầy 20 km. Phía Đông giáp huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ; Nam giáp huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ; Bắc giáp huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
3.1.2.2 Địa hình:
Địa hình Bình Minh là dạng địa hình đồng bằng châu thổ với đặc điểm chung là thấp và bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình 1m
so với mặt nước biển. Hệ thống sông ngòi chằn chịt, thuận lợi cho giao thông đường sông và sử dụng thủy triều cho việc tưới tiêu.
3.1.2.3 Khí hậu:
Khí hậu Bình Minh là khí hậu nhiệt đới gió mùa điều hòa dễ chịu, do gần các sông ngòi nên khí hậu tương đối mát mẻ, ít bão, với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa ( tháng 5 đến tháng 11); mùa khô ( tháng 12 đến tháng 4). Nhiệt độ trung bình là 26 oC, nhiệt độ cao nhất trong năm 35,6 oC, nhiệt độ thấp nhất 20 oC. Đây là kiểu khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
3.1.2.4 Đất đai
Do Bình Minh có địa thế trải dài trên sông Hậu nên thường xuyên được phù sa bồi đắp. Vì thế, đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trồng lúa nước, cây ăn trái và hoa màu, đặc biệt là cây bưởi năm roi.
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất đai toàn tỉnh là 9.163,4 ha được chia ra thành 3 loại chính như sau:
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Minh
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1. Đất Nông nghiệp 6.895,2 75,24
a) Cây hàng năm 4.420 48,23
b) Cây lâu năm 2.472 26,97
c) Đất trồng cỏ 3,2 0,034
2. Đất Thủy sản 30 0,032
3. Đất phi nông nghiệp 1.153,4 12,58
a) Đất ở 368 4,02
b) Đất chuyên dùng 720,4 7,85
c) Đất tôn giáo, tín ngưỡng 14 0,15
d) Đất nghĩa trang 51 0,55
5. Sông, gạch 1.084,8 11,83
Tổng cộng 9.163,4 100
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Vì Bình Minh là huyện thuần nông nên diện tích đất nông nghiệp được sử dụng nhiều nhất với 75,24%, cho thấy cuộc sống người dân còn phụ thuộc vào nông nghiệp. Kế tiếp là đất phi nông nghiệp (12,58%) và sông gạch (11,83%). Đất thủy sản chiếm cơ cấu thấp nhất là 0,032%.
3.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội
3.1.3.1 Phát triển kinh tế
Năm 2011 là một năm mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, vì thế huyện Bình Minh cũng chịu ảnh hưởng không ít. Trong bối cảnh đó, Bình Minh đã tập trung quyết liệt, dồn sức cho thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững; đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, tận dụng sức mạnh, trí tuệ, đoàn kết; sự đồng thuận cao của cộng đồng và các thành phần kinh tế, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh và Trung ương. Kết quả là, Bình Minh đã có nhiều khởi sắc, góp phần đẩy nhanh việc hoàn thiện và đạt các tiêu chí đề ra. Cụ thể như sau: tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trên 5% so với năm 2010; gần 90% diện tích xây dựng vùng sản xuất đạt giá trị trên 70 triệu đồng/ha/năm; hoàn thành và phê duyệt xong đề án, đồ án quy hoạch xã nông thôn mới cho 5/5 xã...; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng gần 22% so với năm 2010, chủ yếu là các sản phẩm nhựa, sản phẩm bê tông, may gia công xuất khẩu, xay xát và cơ khí...
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu huyện Bình Minh
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Tổng giá trị sản xuất Triệu
đồng 2.407.868 2.858.208 3.345.434
- Thương mại - dịch vụ Triệu
đồng 1.744.737 2.152.600 2.589.862
- Nông nghiệp Triệu
đồng 323.671 328.613 333.3
- Công nghiệp Triệu
đồng 266.422 299.450 346.44
- Sản lượng lúa Tấn 53.984 58.426 55.14
- Thủy Sản Triệu
đồng 19.054 19.119 19.01
2. Cơ cấu kinh tế % 100 100 100
- Thương mại – dịch vụ % 72,46 75,31 77,41
- Nông nghiệp % 13,44 11,50 9,98
- Công nghiệp % 11,06 10,48 10,36
- Sản lượng lúa % 2,24 2,04 1,66
- Thủy Sản % 0,80 0,67 0,59
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Theo số liệu trên thấy được cơ cấu kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực và tăng qua các năm. Thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm với giá trị năm 2010 là 1.744.737 triệu đồng (72,45%) và năm 2012 là 2.589.862 triệu đồng (77,41%). Đứng thứ 2 là lĩnh vực nông nghiệp, tăng chậm qua các năm (323.671 triệu đồng năm 2010 và 333.813 triệu đồng năm 2012). Về lĩnh vực công nghiệp đứng vị trí thứ 3 với giá trị sản xuất tăng qua từng năm (năm 2010 với 266.422 triệu đồng và năm 2012 với 346.644 triệu đồng), đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm ( 11,06% năm 2010, 10,36% năm 2012) vì tỷ trọng Thương mại – dịch vụ tăng rất nhanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế huyện nên chiếm phần lớn tỷ trọng của các ngành khác. Sản lượng lúa có giá trị sản xuất tăng không rõ rệt, năm 2010 có 53.984 tấn, đến năm 2011 tăng 58.426 tấn và năm 2012 giảm xuống còn 55.414 tấn. Thủy sản là ngành chiếm tỷ trọng cơ cấu kinh tế thấp nhất 0,79% năm 2010 và 0,58% năm 2012. Nhìn chung, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành đã diễn ra theo
hướng tăng dần tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ và Thủy sản, Nông nghiệp tăng nhẹ và chưa có xu hướng giảm; Sản lượng lúa tăng giảm không ổn định nhưng có xu hướng giảm trong những năn tiếp theo.
Mặc dù đã đạt những kết quả khả quan, nhưng nền kinh tế của Bình Minh vẫn còn nhiều khó khăn, do cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Công nghiệp chiếm tỷ trọng còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Sản phẩm làm ra không có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.1.3.2 Văn hóa – xã hội
a) Văn hóa
Bình Minh là huyện có nền văn hóa phong phú, gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Khmer và Hoa, ngoài ra còn có một số dân tộc nhỏ khác nhưng chiếm tỷ lệ không cao. Trong đó, tỷ lệ người dân tộc Kinh cao nhất 82.272 người chiếm 93.08%, dân tộc Khmer có 5.106 người chiếm 5,06%, dân tộc Hoa 953 người chiếm 1,03% và các dân tộc khác có 55 người chiếm 0,83%.
Bình Minh là một trong những huyện chiếm tỷ lệ người dân tộc Khmer khá cao ở Đồng bằng sông Cửu Long, vì thế ngoài các lễ truyền thống của người Kinh thì hằng năm trên địa bàn huyện còn có một số lễ hội khác mang đậm bản sắc dân tộc Khmer như: Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác.
Bên cạnh đó, tín ngưỡng - tôn giáo của người dân Bình Minh cũng rất đa dạng. Theo thống kê, dân số từ 5 tuổi trở lên theo tín ngưỡng - tôn giáo là 49.214 người, chiếm 60,42% . Cụ thể qua biểu đồ sau:
DÂN SỐ TỪ 5 TUỔI TRỞ LÊN THEO TÔN GIÁO
67% 5% 25% 3% Phật Giáo Cao đài
Phật giáo Hòa Hảo Khác
Nguồn: Niêm giám thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Biểu đồ cho thấy Phật giáo chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm đến 67%, vì thế trên địa bàn huyện có rất nhiều chùa, miếu tôn thờ Phật giáo, hàng năm có rất nhiều lễ hội người dân thường đến chùa để thờ cúng, cầu nguyện…Phật giáo Hòa Hảo chiếm tỷ lệ thứ 2 với 25%, Cao đài 5% và các tôn giáo khác chiếm 3%.
b) Xã hội
Trong những năm qua, huyện đã có nhiều cuộc vận động, các chính sách xã hội nhằm tác động sâu sắc và mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống xã hội của người dân, tuyên truyền hoạt động hạn chế và giảm tối đa các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, ma túy, mại dâm…Ngoài ra còn có nhiều chính sách xây cầu, đường, nhà ở cho người nghèo, đặc biệt là người Khmer.
Hỗ trợ kinh phí sửa chữa các nhà truyền thống, nhà thờ cúng, khu di tích văn hóa, chùa chiền…nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng - tôn giáo, vui chơi góp phần nâng cao dân trí cho người dân.
Việc nâng cao nhận thức về văn hóa gia đình, tạo ý thức tự nguyện, tự giác xây dựng và giữ vững danh hiệu "Gia đình văn hóa" duy trì thường xuyên, chế độ bình chọn, chấm điểm gia đình văn hóa, được tiến hành thường xuyên và ngày càng đi vào nề nếp. Huyện đã thực hiện việc đưa quy ước xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đến từng hộ gia đình, từng người dân.
c) Giáo dục
Những năm qua tình hình giáo dục ở huyện Bình Minh đã có những bước phát triển khá rõ rệt. Hệ thống giáo dục của huyện bao gồm đầy đủ các cấp học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tổng số các trường trên địa bàn là 37 trường ( năm 2012), trong đó mẫu giáo có 13 trường, cấp tiểu học có 16 trường, cấp THCS có 6 trường và cấp THPT có 2 trường. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2011 - 2012 là 94,77%, đây là tỷ lệ cao so với năm học 2010 - 2011 là 77,95%.
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NĂM 2012 35% 44% 16% 5% Mẫu giáo Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
Hình 3.3 Giáo dục đào tạo phổ thông năm 2012
Theo số liệu của cục Thống kê, đến năm 2012, huyện Bình Minh có 24 trường học ở các cấp phổ thông. Tổng số học sinh phổ thông tại thời điểm là 13.980 em, trong đó, cấp tiểu học là 7.093 em, cấp trung học cơ sở là 4.500 em, cấp trung học phổ thông là 2.387em. Tổng số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy tại thời điểm 794 người, trong đó, giáo viên tiểu học là 352 người, giáo viên trung học cơ sở là 275 người, giáo viên trung học phổ thông là 167 người, cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3.4: Tình hình giáo dục đào tào huyện Bình Minh năm 2012
Cấp học Số trường Số lớp Số học sinh Số giáo viên
Tiểu học 16 241 7.093 352
Trung học cơ sở 6 135 4.500 275
Trung học phổ thông 2 64 2.387 167
Tổng cộng 24 440 13.980 794
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh d) Y tế:
Theo niêm giám thống kê, Bình Minh có 19 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 1 bệnh viện, 2 phòng khám y học dân tộc và 6 trạm y tế thị trấn, xã. Tổng số giường bệnh là 142 giường, trong đó các bệnh viện có 100 giường, trạm y tế thị trấn, xã có 42 giường. Số cán bộ y tế toàn huyện có 169 người, cụ thể như sau:
Bảng 3.5: Tình hình cán bộ y tế Bình Minh
Số cán bộ y tế ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Ngành Y Người 160 160 169
- Bác sĩ có trình độ cao Người 30 39 42
- Y sĩ, kỹ thuật viên Người 66 55 59
- Y tá và hộ sinh Người 64 66 68
2. Ngành dược Người 18 23 31
- Dược sĩ cao cấp Người - 2 2
- Dược sĩ trung cấp Người 18 21 29
3. Khác Người 10 18 24
Nguồn: Niêm giám Thống kê Cục Thống kê huyện Bình Minh
3.1.3.3 Cơ sở hạ tầng
Tính đến nay, Bình Minh đã đưa vào sử dụng các công trình, như Trung tâm hành chính huyện, Bệnh viện đa khoa huyện… Phát triển các loại hình chợ và tiếp tục kêu gọi đầu tư khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa. Đồng thời, nhiều công trình khác, như trụ sở UBND xã Mỹ Hòa, Thuận An, các công trình giáo dục đạt chuẩn quốc gia, công trình giao thông xã nông thôn mới cũng đang được thi công; cụm công nghiệp Thuận An, Khu dân cư đô thị vệ tinh, kè chống sạt lở sông Tắc Từ Tải, đường từ Quốc lộ 54 đi xã Mỹ Hòa được triển khai lập dự án…
Hiện các công trình trọng điểm được Trung ương đầu tư đang trong giai đoạn hoàn thành, gồm các công trình: các cầu Cái Vồn, Bình Minh, Thành Lợi. Bên cạnh đó, tuyến dân cư vùng ngập lũ giai đoạn 1 đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, giải quyết cho 1.000 hộ trên địa bàn vào định cư.
Chương trình phát triển đô thị- nhà ở: tập trung kế hoạch chỉnh trang và xây dựng, đi liền với xây dựng hoàn chỉnh tuyến dân cư giai đoạn 1 và 2 và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp.
3.2. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA HUYỆN 3.2.1. Dân số
Dân số chỉ tất cả những người sống trong phạm vi một địa giới nhất định (một nước, một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính, v.v...) đến một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định.