7. Kết luận:
4.2.1 Các chính sách, kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên nông
NÔNG THÔN
4.2.1. Các chính sách, kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn niên nông thôn
- Ban chỉ đạo huyện Bình Minh thực hiện đề án 1956: “ Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn năm 2011” ( thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
Mục tiêu của đề án nhằm giúp cho lao động có được một nghề nghiệp ổn định, tay nghề vững chắc để tạo việc làm, tăng hiệu quả thu nhập và phát triển kinh tế. Tình hình kế hoạch các nghề đăng ký được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.8 : Tình hình đăng ký nghề theo đề án 1956 STT Ngành nghề Thời lượng chương trình (tiết) Số lượng học viên dự kiến (người) 1 Tin học văn phòng 120 280 2 Sinh vật cảnh 120 70
3 Sinh vật cảnh nâng cao 546 105
4 Tiểu thủ công nghiệp 120 280
5 Sữa xe gắn máy 360 70
6 May công nghiệp 120 35
7 Kỹ thuật hàn 240 25
8 Công nhân xây dựng 420 35
9 Uốn tóc, hớt tóc 360 70
10 Làm sạch, móng tay….. 120 35
11 Trang điểm thẩm mỹ 360 35
12 Kỹ thuật nông nghiệp 120 105
13 Kỹ thuật chăn nuôi 120 35
14 Kỹ thuật chế biến món
ăn 130 70
Tổng cộng: 3.256 1.250
Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo nghề năm 2011 Phòng lao động – Thương Binh xã hội Bình Minh
- Chính sách hỗ trợ chi phí trực tiếp cho lao động nông thôn
Chính sách này giúp hỗ trợ một phần chi phí trong các khoản chi phí mà học viên phải chi trả để học nghề, cụ thể là hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại của học viên trong quá trình tham gia đào tạo nghề. Các đối tượng được hỗ trợ:
Diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Lao động thuộc hộ nghèo.
Lao động là người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác
- Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề
Từ các nguồn kinh phí của Đề án 1956, sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện việc di dời trụ sở trung tâm dạy nghề từ phường Thành Phước vào trung tâm giáo dục thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm dạy nghề ở huyện, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
Thực hiện theo Quyết định số: 1099/QĐ-UBND, ngày 16/03/2011 của UBND huyện Bình Minh, thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gồm:
1. Địa điểm: Xã Đông Thạnh
2. Nội dung mô hình thí điểm: chuyên canh nông nghiệp về cây lúa và hoa màu
3. Thời gian, kinh phí: ( sẽ phối hợp Ban chỉ đạo tỉnh xây dựng kế hoạch riêng)
4. Công tác tổ chức thực hiện:
Phòng lao động – Thương binh & Xã hội là Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo làm tham mưu ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, triển khai, theo dõi, giám sát quá trình triển khai và tổ chức thực hiện; tham mưu cho ban chỉ đạo điều phối các công việc trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn; sơ tổng kết báo cáo quá trình thực hiện về UBND huyện và cơ quan cấp trên.
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phối hợp với Trung tâm học tập công đồng, thống kê nhu cầu học nghề của người lao động, phối hợp với các ngành liên quan như: trung tâm dạy nghề, Phòng kinh tế, Phòng
Lao động – TB & XH,… tổ chức mở lớp đảm bảo yêu cầu số lượng người dân đã đăng ký.
Các ngành thành viên của ban chỉ đạo đề án 1956 và các ngành, đoàn thể có liên quan tùy theo chức năng nhiệm vụ được phân công, phối hợp với UBND các xã, Thị trấn tổ chức Đào tạo nghề đảm bảo đạt yêu cầu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra.