CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HÔN MÊ... MỤC TIÊU• Trình bày được nguyên nhân thường gặp • Trình bày được triệu chứng • Trình bày được nguyên tắc xử trí • Trình bày được các nguy cơ biến chứng thườn
Trang 1CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HÔN MÊ
Trang 2MỤC TIÊU
• Trình bày được nguyên nhân thường gặp
• Trình bày được triệu chứng
• Trình bày được nguyên tắc xử trí
• Trình bày được các nguy cơ biến chứng thường gặp
Trang 3KHÁI NIỆM VỀ HÔN MÊ
• Là tình trạng mất ý thức và mất sự thức tỉnh,không hồi phục lại hoàn toàn khi bị kích thích
• Mất ý thức: mất khả năng tự nhận biết bản thân
và môi trường xung quanh
• Mất sự thức tỉnh: mất sự tỉnh táo và sự phản ứng với các kích thích
Trang 4CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP
• Chấn thương não
• Tai biến mạch máu não
• Viêm não- màng não, abces não, sốt rét thể não
• U não
• Hạ đường huyết (bệnh tiểu đường)
Trang 5TRIỆU CHỨNG
• -Ý thức : lờ đờ, ngủ gà, không tiếp xúc
• -Mở mắt tự nhiên hay không mở mắt khi kích thích
• -Vận động: chậm chap ,lẫn lộn hay không đáp ứng
• -Triệu chứng của các tổn thương thần kinh phối hợp hay của bệnh nguyên nhân như co giật, vật
vã, liệt ½ người
Trang 6CÁC NGUY CƠ
• Về hô hấp: Tắc nghẽn đường thở do tụt lưỡi , ứ động đàm giải, dị vật Bệnh nhân nôn sặc vào phổi gây rối loạn nhịp tim, ngừng thở
• Về tuần hoàn: Có thể rối loạn nhịp tim, huyết áp bất ổn tăng hay giảm
• Rối loại thân nhiệt
• Biến chứng nằm lâu bất động: loét tì đè, loét giác mach, tắc mạch
• Teo cơ cứng khớp
Trang 7CÁC NGUY CƠ (tt)
• Đánh giá hôn mê theo thang điểm Glasgow: tối
đa 15 điểm gồm:
• Mắt :4 điểm
• Lời nói 5 điểm
• Vận động : 6 điểm
• <8 điểm hôn mê sâu
Trang 8CÁC XÉT NGHIỆM
• Huyết học sinh hóa
• Cấy máu, cấy dịch não tủy
• Đo điện tâm đồ, điện não đồ, soi đáy mắt
• Chụp X quang sọ CTscan sọ, chụp cộng hưởng từ
sọ não ( MRI ), chụp mạch máu não
Trang 9THỰC HIỆN CHĂM SÓC
• Bảo đảm hô hấp:
• Kiểm soát đường thở: đầu cao 30 độ, mặt
nghiêng an toàn, đặt calnul miệng tránh tụt lưỡi
• Hút đàm dải họng, mũi miệng, chăm sóc ống nội khí quản nếu đã đặt nội khí quản
• Theo dõi sát đường thở, nhịp thở, kiểu thở
• Biên độ thở, di động của bụng và lồng ngực
• Thở oxy, theo dõi SpO2
Trang 10BẢO ĐẢM TUẦN HOÀN
• Theo dõi mạch, huyết áp
• Thực hiện thuốc nâng hay hạ huyết áp theo y lệnh
• Truyền dịch theo y lệnh
Trang 11TƯ THẾ BỆNH NHÂN
• Đặt bệnh nhân tư thế an toàn, đầu cao 30-45
độ,nghiêng về một bên
• Nằm giường có song chắn, cố định an toàn tránh
té ngã, đề phòng rút ống nội khí quản, tube Levin
• Thực hiện thuốc an thần nếu bệnh kích thích vật
vã nhiều
Trang 12DINH DƯỠNG
• Đặt tube Levin nuôi dưỡng vì bệnh không ăn
bằng miệng được.Kiểm tra trước khi ăn: ống có đúng vị trí, dịch dạ dày tồn lưu
• Cho ăn chậm nhỏ giọt, nhiều lần trong ngày, bảo đảm đủ năng lượng cho bệnh nhân từ 25-30
cal/cân nặng/ ngày, mỗi lần 300-400ml, sau ăn tráng ống với nước ấm
Trang 13CHĂM SÓC CƠ BẢN
• Vệ sinh mắt, nhỏ thuốc, băng kín nếu bị hở mi đề phòng loét giác mạc
• Săn sóc răng miệng
• Tắm, gội tóc, vệ sinh sau khi tiêu tiểu
• Giữ giường khô ráo, sạch sẽ
• Xoay trở chống loét
Trang 14CHĂM SÓC CƠ BẢN (tt)
• Vận động vật lí trị liệu tại giường
• Vỗ lưng, hút đàm tránh bội nhiễm
• Điều dưỡng chăm sóc chú ý rửa tay để tránh lây chéo
• Đặt thông tiểu lưu nếu bệnh nhân không tiểu được
Trang 15Bài học đến đây là kết thúc
Cảm ơn