Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 164 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
164
Dung lượng
3,92 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LÊ KHÁNH TRÂM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Hà Nội - 2013
BỘ Y TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LÊ KHÁNH TRÂM
Chuyên ngành: Vi sinh y học
Mã số: 62720115
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. ĐINH HỮU DUNG
PGS. TS. NGUYỄN VŨ TRUNG
Hà Nội - 2013
Lời cám ơn
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các
thày cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đinh Hữu
Dung, PGS.TS. Nguyễn Vũ Trung, những người thày đã trực tiếp hướng dẫn và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lê Văn Phủng, Trưởng Bộ môn Vi sinh
Trường Đại học Y Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Thị Vinh, TS. Phạm Hồng Nhung,
TS. Lê Văn Duyệt, ThS. Văn Đình Tráng hướng dẫn và đóng góp cho tôi những ý
kiến quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
CN. Nguyễn Thị Minh Thư, CN. Vũ Thị Hồ Vân, KTV. Lê Thị Hải, KTV. Phạm Thị
Vinh, những người đã giúp đỡ tận tình trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, các
thày cô giáo Bộ môn Vi sinh, Trường Đại học Y Hà Nội đã trang bị kiến thức, tạo
điều kiện, giúp đỡ cho tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn tới Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Ban Lãnh đạo và tập thể Khoa Vi
sinh Bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện và động viên tôi học tập tốt.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và Tập thể khoa xét nghiệm Bệnh
viện Nhiệt đới Trung ương, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, Trung tâm Y tế
Quận Đống Đa, các nhân viên của các cơ sở dịch vụ ăn uống tham gia nghiên
cứu, đã giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu, thu thập số liệu phục vụ luận án này.
Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết
đã động viên, hỗ trợ tôi cả về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 8 năm 2013
Lê Khánh Trâm
CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu do
tôi chủ trì thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đinh
Hữu Dung và PGS.TS Nguyễn Vũ Trung. Các số liệu
trong luận án là trung thực và kết quả nghiên cứu chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Lê Khánh Trâm
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................... 3
1.1. VI HỆ Ở NGƢỜI BÌNH THƢỜNG ............................................................3
1.1.1. Khái niệm về vi hệ ............................................................................ 3
1.1.2. Các vi hệ ở ngƣời .............................................................................. 3
1.1.3. Vai trò của vi hệ với sức khỏe .......................................................... 4
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA S. AUREUS .....................................................................5
1.2.1. Lịch sử phát hiện và phân loại .......................................................... 5
1.2.2. Tính chất sinh học của S. aureus ...................................................... 6
1.2.3. Đặc điểm di truyền của S. aureus ..................................................... 7
1.3. TỶ LỆ MANG VÀ KIỂU CÁCH CƢ TRÚ CỦA S. AUREUS ...............7
1.3.1. Tỷ lệ mang ........................................................................................ 7
1.3.2. Đặc điểm và kiểu cách cƣ trú............................................................ 8
1.4. CÁC YẾU TỐ ĐỘC LỰC CỦA S. AUREUS ..........................................11
1.4.1. Các yếu tố độc lực là thành phần cấu trúc tế bào ........................... 11
1.4.2. Các yếu tố độc lực là sản phẩm ngoại tiết ...................................... 12
1.4.3. Các yếu tố độc lực khác .................................................................. 15
1.5. CÁC GEN ĐỘC LỰC CỦA S. AUREUS .................................................16
1.5.1. Gen mã hoá coagulase của S. aureus .............................................. 17
1.5.2. Các gen mã hoá cho độc tố ruột của S. aureus ............................... 19
1.6. CÁC BỆNH DO S. AUREUS GÂY RA....................................................21
1.6.1. Nhiễm khuẩn ngoài da và các mô mềm .......................................... 21
1.6.2. Hội chứng da phồng rộp ................................................................. 21
1.6.3. Viêm tủy xƣơng .............................................................................. 21
1.6.4. Viêm khớp....................................................................................... 22
1.6.5. Viêm nội tâm mạc ........................................................................... 22
1.6.6. Nhiễm khuẩn huyết ......................................................................... 22
1.6.7. Viêm phổi........................................................................................ 22
1.6.8. Ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp ............................................. 23
1.6.9. Hội chứng sốc nhiễm độc ............................................................... 24
1.6.10. Nhiễm trùng bệnh viện do S. aureus ............................................ 24
1.7. CÁC KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH S. AUREUS TRONG PHÒNG XÉT
NGHIỆM .......................................................................................................24
1.7.1 Các kỹ thuật thông thƣờng xác định S. aureus ................................ 24
1.7.2. Các kỹ thuật sinh học phân tử ......................................................... 26
1.8. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KIỂU CÁCH CƢ TRÚ VÀ GEN ĐỘC LỰC
CỦA S. AUREUS .........................................................................................32
1.8.1. Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 32
1.8.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam............................................................ 35
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...................................................................... 38
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................38
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu tỷ lệ mang và kiểu cách cƣ trú
của S. aureus ................................................................................... 38
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu sự phân bố gen độc lực của S. aureus ........ 38
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 38
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .............................................................. 38
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu.......................................................... 40
2.3. VẬT LIỆU ....................................................................................................40
2.3.1. Thiết bị ............................................................................................ 40
2.3.2. Hóa chất .......................................................................................... 41
2.4. CÁC KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU ............................................................42
2.4.1. Lấy mẫu .......................................................................................... 42
2.4.2. Phân lập, xác định S. aureus ........................................................... 43
2.4.3. Lƣu giữ các chủng .......................................................................... 46
2.4.4. Quy trình PCR xác định gen độc lực .............................................. 46
2.4.5. Kỹ thuật sequencing xác nhận kết quả của phản ứng PCR ............ 53
2.5. CÁCH KHỐNG CHẾ SAI SỐ ...................................................................55
2.6. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KIỂU CÁCH MANG S. AUREUS ...........56
2.7. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .........................................56
2.8. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ..........................56
2.9. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ........................................................................57
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 58
3.1. TỶ LỆ MANG, KIỂU CÁCH CƢ TRÚ CỦA S. AUREUS ...................58
3.1.1. Một số đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu.................................... 58
3.1.2. Tỷ lệ mang S. aureus và một số yếu tố liên quan ........................... 60
3.1.3. Tỷ lệ mang, kiểu cách cƣ trú S. aureus ở mũi và một số
yếu tố liên quan ............................................................................. 66
3.1.4. Tỷ lệ mang S. aureus ở tay và một số yếu tố liên quan. ................ 69
3.1.5. Tỷ lệ mang S. aureus ở mũi và tay ................................................. 72
3.1.6. Tỷ lệ mang S. aureus ở mũi hoặc tay ............................................. 73
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC GEN ĐỘC LỰC CỦA S. AUREUS... 74
3.2.1. Kết quả nghiên cứu gen mã hóa coagulase của S. aureus .............. 75
3.2.2. Kết quả nghiên cứu gen mã hóa độc tố ruột của S. aureus............. 79
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................... 85
4.1. TỶ LỆ MANG VÀ KIỂU CÁCH CƢ TRÚ CỦA S. AUREUS .............85
4.1.1. Một số đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu.................................... 85
4.1.2. Tỷ lệ mang S. aureus chung và một số yếu tố liên quan ................ 86
4.1.3. Tỷ lệ mang, kiểu cách cƣ trú S. aureus ở mũi và một số yếu tố
liên quan ......................................................................................... 90
4.1.4. Tỷ lệ mang S. aureus ở tay và một số yếu tố liên quan .................. 96
4.1.5. Tỷ lệ mang S. aureus ở cả mũi và cả tay ...................................... 100
4.1.6. Tỷ lệ mang S. aureus ở mũi hoặc tay ........................................... 101
4.2. CÁC GEN ĐỘC LỰC CỦA S. AUREUS .............................................. 102
4.2.1. Gen mã hóa coagulase .................................................................. 103
4.2.2. Gen mã hóa độc tố ruột của S. aureus .......................................... 107
KẾT LUẬN ............................................................................................ 115
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ....................................... 116
ĐỀ XUẤT……………............................................................................ 117
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CHỮ VIẾT TẮT
A:
Adenine
bp:
Base pair (cặp bazơ)
C:
Cytosine
DNA:
Deoxyribonucleic acid
dNTP:
Deoxyribonucleotid triphosphate
ELISA:
Enzyme-Linked Immunosorbent Assay
(Phản ứng miễn dịch gắn enzyme)
EFT:
Exfoliatin toxin
G
Guanine
MLST:
Multi-locus sequence typing
(Giải trình tự gen nhiều locus)
MRSA:
Methicillin resistant Staphylococcus aureus
(Tụ cầu vàng kháng methicillin)
PCR:
Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng trùng hợp chuỗi)
RFLP:
Restriction fragment length polymorphism
(Kỹ thuật xác định tính đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn)
SE:
Staphyloccocal enterotoxin
(Độc tố ruột của tụ cầu)
T:
Thymine
TNF:
Tumor necrosis factor
(Yếu tố hoại tử u)
TSST:
Toxic shock syndrome toxin
(Độc tố gây hội chứng shock nhiễm độc)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:
Đặc điểm các các loại dung huyết tố của S. aureus ................ 14
Bảng 1.2:
Vị trí di truyền của một số gen sinh độc tố ruột của S. aureus ..... 20
Bảng 2.1:
Trình tự các mồi của các gen se ............................................. 51
Bảng 2.2:
Chu trình nhiệt của phản ứng PCR dùng cho các cặp mồi
SEA, SEB, SEC, SED, SEE, SIE, SEJ ................................... 52
Bảng 2.3:
Chu trình nhiệt của phản ứng PCR dùng cho các cặp mồi SEG .... 52
Bảng 2.4:
Thành phần phản ứng đối với ống chuẩn ................................ 53
Bảng 2.5:
Thành phần phản ứng đối với các ống chứa mẫu .................... 54
Bảng 2.6:
Chu trình nhiệt của phản ứng PCR sequence .......................... 55
Bảng 2.7:
Tiêu chuẩn xác định kiểu cách cƣ trú của S. aureus ............... 56
Bảng 3.1:
Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới ................................. 58
Bảng 3.2:
Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nhóm tuổi ....................... 58
Bảng 3.3:
Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo vị trí làm việc ................. 59
Bảng 3.4:
Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo thâm niên công tác .......... 59
Bảng 3.5.
Phân bố các chủng S. aureus theo các lần và vị trí lấy
mẫu ở 53 nhân viên có mẫu dƣơng tính .................................. 60
Bảng 3.6:
Phân bố tỷ lệ mang S. aureus theo số lần lấy mẫu .................. 62
Bảng 3.7:
Phân bố tỷ lệ mang S. aureus ở các lần lấy mẫu ..................... 62
Bảng 3.8:
Tỷ lệ mang S. aureus theo giới ............................................... 63
Bảng 3.9:
Tỷ lệ mang S. aureus theo nhóm tuổi ..................................... 64
Bảng 3.10: Tỷ lệ mang S. aureus theo vị trí làm việc ............................... 64
Bảng 3.11: Tỷ lệ mang S. aureus theo thâm niên công tác ....................... 65
Bảng 3.12: Tỷ lệ mang và kiểu cách cƣ trú S. aureus ở mũi theo
nhóm tuổi ............................................................................... 67
Bảng 3.13: Tỷ lệ mang và kiểu cách cƣ trú S. aureus ở mũi theo thâm
niên công tác ......................................................................... 69
Bảng 3.14: Tỷ lệ mang S. aureus ở tay ..................................................... 69
Bảng 3.15: Tỷ lệ mang S. aureus ở tay theo giới ...................................... 70
Bảng 3.16: Tỷ lệ mang S. aureus ở tay theo nhóm tuổi ............................ 70
Bảng 3.17: Tỷ lệ mang S. aureus ở tay theo vị trí làm việc ..................... 71
Bảng 3.18: Tỷ lệ mang S. aureus ở tay theo thâm niên công tác ............... 72
Bảng 3.19: Tỷ lệ mang S. aureus ở mũi và tay ......................................... 72
Bảng 3.20: Tỷ lệ mang S. aureus ở mũi hoặc tay tính chung .................... 73
Bảng 3.21: Tỷ lệ mang S. aureus ở mũi hoặc tay theo nhóm tuổi ............. 73
Bảng 3.22: Tỷ lệ mang S. aureus ở mũi hoặc tay theo vị trí làm việc ....... 74
Bảng 3.23: Phân bố các genotype của gen mã hóa coagulase ở 101
chủng S. aureus ...................................................................... 75
Bảng 3.24: Phân bố các genotype gen mã hóa coagulase của S. aureus
ở tay và mũi ........................................................................... 78
Bảng 3.25: Phân bố nhân viên theo số lƣợng các genotype gen mã hóa
coagulase ............................................................................... 79
Bảng 3.26: Tỷ lệ chung mang gen mã hóa độc tố ruột của S. aureus ........ 79
Bảng 3.27: Phân bố các chủng S. aureus mang gen độc tố ruột ở mũi
và ở tay .................................................................................. 81
Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu tỷ lệ mang S. aureus ở tay nhân viên
cơ sở dịch vụ ăn uống của một số tác giả ............................... 98
Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu genotype gen mã hóa coagulase của
một số tác giả ....................................................................... 104
Bảng 4.3:
Kết quả nghiên cứu gen độc tố ruột ở S. aureus của một
số tác giả .............................................................................. 111
Bảng 4.4:
Sự phân bố tỷ lệ các chủng S. aureus theo số lƣợng các
gen mã hóa độc tố ruột của một số nghiên cứu. .................... 113
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1:
Tỷ lệ mang S. aureus ......................................................... 63
Biểu đồ 3.2:
Tỷ lệ mang và kiểu cách cƣ trú S. aureus ở mũi ................. 66
Biểu đồ 3.3:
Tỷ lệ mang và kiểu cách cƣ trú S. aureus ở mũi theo
giới .................................................................................... 66
Biểu đồ 3.4:
Tỷ lệ mang và kiểu cách cƣ trú S. aureus ở mũi theo vị
trí làm việc ......................................................................... 68
Biểu đồ 3.5:
Phân bố các genotype chính của gen mã hóa coagulase
của S. aureus ...................................................................... 76
Biểu đồ 3.6:
Phân bố tỷ lệ các chủng S. aureus theo loại gen mã
hóa độc tố ruột ................................................................... 80
Biểu đồ 3.7:
Phân bố tỷ lệ các chủng S. aureus theo số lƣợng các
gen mã hóa độc tố ruột ....................................................... 83
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:
Hình ảnh Staphylococcus aureus dƣới kính hiển vi điện tử ...... 6
Hình 1.2: Tỷ lệ mang S. aureus ở các vị trí khác nhau trên quần thể
ngƣời bình thƣờng và trên nhóm ngƣời mang S. aureus ở mũi ... 10
Hình 1.3:
Các yếu tố độc lực của Staphylococcus aureus ....................... 13
Hình 1.4:
Cấu trúc của gen mã hoá coagulase và vị trí của nó trên
nhiễm sắc thể ......................................................................... 18
Hình 1.5:
So sánh vị trí cắt của AluI giữa chủng S. aureus A và
chủng S. aureus B, vị trí gắn của các primer 1, 2, 3, 4,
trong phản ứng PCR. .............................................................. 19
Hình 1.6:
Vị trí nhiễm trùng và các bệnh do S. aureus gây ra ................ 23
Hình 2.1:
Sơ đồ phân lập, xác định S. aureus ......................................... 43
Hình 2.2:
Kết quả giải trình tự gen sec ................................................... 54
Hình 3.1:
Kết quả điện di các sản phẩm thu đƣợc sau PCR vòng 2
xác định gen coagulase ........................................................... 76
Hình 3.2:
Kết quả cắt DNA của một số chủng S. aureus bằng
enzyme AluI ........................................................................... 77
Hình 3.3:
Kết quả điện di sản phẩm PCR gen seb của một số chủng
S. aureus ................................................................................ 81
Hình 3.4:
Kết quả điện di sản phẩm PCR gen sei của một số chủng
S. aureus ................................................................................ 82
Hình 3.5:
Kết quả điện di sản phẩm PCR gen seg của một số chủng
S. aureus ................................................................................ 82
Hình 3.6:
Kết quả điện di sản phẩm PCR gen sec của một số chủng
S. aureus ................................................................................ 83
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Staphylococcus aureus là một trong những vi khuẩn hay gặp nhất trên
cơ thể ngƣời, nó cũng là căn nguyên của nhiều loại nhiễm trùng khác nhau.
S. aureus có thể gây nhiễm trùng ngoài da, ngộ độc thực phẩm, viêm tủy
xƣơng, nhiễm khuẩn huyết…Tùy vào mức độ và loại nhiễm trùng mà biểu
hiện trên lâm sàng khác nhau.
S. aureus là thành viên của hệ vi khuẩn ở ngƣời. Khoảng 30% ngƣời
khoẻ mạnh mang S. aureus. S. aureus đƣợc phát hiện thấy ở nhiều vùng của
cơ thể nhƣ da ở vùng cổ, ngực, bụng, bàn tay…và một số hốc tự nhiên trên
cơ thể. Vị trí cƣ trú hay gặp nhất của S. aureus là lỗ mũi trƣớc. S. aureus có
thể cƣ trú thƣờng xuyên, không thƣờng xuyên và không cƣ trú trên cơ thể
ngƣời. Khi có tổn thƣơng da, niêm mạc, sức đề kháng của cơ thể suy giảm
thì các nhiễm trùng do S. aureus dễ dàng xuất hiện. Sự có mặt và số lƣợng S.
aureus ở trên cơ thể phụ thuộc vào tình trạng vệ sinh, miễn dịch, và nhiều
yếu tố khác của cơ thể vật chủ cũng nhƣ của vi khuẩn [6].
Phần lớn các chủng S. aureus đều có một hoặc một số gen độc lực
liên quan đến những tình trạng nhiễm trùng và bệnh lý khác nhau. Một số
gen chịu trách nhiệm sản xuất các độc tố ruột (Staphylococcal enterotoxinsSE), gen liên quan đến hội chứng sốc nhiễm độc (Toxic shock syndrome
toxin 1-tsst1), gen mã hóa coagulase gây đông huyết tƣơng ... Ngoài ra,
nhiều gen khác chịu trách nhiệm việc S. aureus kháng lại nhiều kháng sinh
và một số kiểu gen của S. aureus cũng liên quan đến những bệnh cảnh lâm
sàng đặc thù do vi khuẩn này gây ra [57]. Trên thế giới, ngày càng có nhiều
nghiên cứu dịch tễ học phân tử của S. aureus và mối liên quan giữa các yếu
tố độc lực, các kiểu gen cũng nhƣ vai trò của các yếu tố này với tình trạng
nhiễm trùng và kháng kháng sinh của của S. aureus [9].
2
S. aureus là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực
phẩm trên toàn thế giới và cho đến nay vẫn còn là vấn đề nan giải. Ngộ độc
thực phẩm do S. aureus chiếm khoảng 25% số vụ và 10% số bệnh nhân ngộ
độc phải nhập viện điều trị, có trƣờng hợp nặng nguy hiểm đến tính mạng. Ở
Việt Nam, S. aureus là nguyên nhân chính gây ô nhiễm thực phẩm. Do khí
hậu nóng ẩm, thiếu các điều kiện bảo quản phù hợp, sự có mặt của S. aureus
với số lƣợng lớn trong thực phẩm là nguy cơ tiềm ẩn bùng phát các vụ ngộ
độc tập thể gây tổn thất nặng về kinh tế. Những ngƣời làm việc chế biến thực
phẩm, bán hàng ăn, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn luôn là nguồn gây ô nhiễm
S. aureus trong quá trình chế biến, sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo
quản thực phẩm [15]. Ở nƣớc ta đã có nhiều nghiên cứu về vai trò gây bệnh
và tính kháng thuốc của S. aureus nhƣng chƣa có nghiên cứu về kiểu cách cƣ
trú và rất ít nghiên cứu về gen độc lực của vi khuẩn này.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài „„Xác định kiểu cách cƣ
trú và gen độc lực của Staphylococcus aureus ở nhóm ngƣời làm việc tại
một số cơ sở dịch vụ ăn uống” với hai mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ mang, kiểu cách cư trú của S. aureus ở mũi và tay của
nhóm người làm việc tại một số cơ sở dịch vụ ăn uống tại Hà Nội.
2. Xác định sự phân bố, tính đa hình của gen mã hóa coagulase và gen
mã hóa độc tố ruột của các chủng S. aureus phân lập được.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. VI HỆ Ở NGƢỜI BÌNH THƢỜNG
1.1.1. Khái niệm về vi hệ
Vi hệ ở ngƣời bình thƣờng (normal microbial flora) là những quần thể
vi sinh vật sinh sống trên cơ thể ngƣời khỏe mạnh. Chúng có mặt ở trên da
và niêm mạc của hầu hết các cơ quan có tiếp xúc với môi trƣờng ngoài [32].
Thành phần của vi hệ bình thƣờng đƣợc chia làm hai nhóm: i) Các vi
sinh vật cƣ trú thƣờng xuyên (thƣờng trú - resident flora) và ii) các vi sinh
vật vãng lai (tạm trú - transient flora). Các vi sinh vật thƣờng trú có sự ổn
định tƣơng đối về chủng loại và tƣơng quan số lƣợng (mật độ) giữa chúng,
tùy thuộc vào vị trí cƣ trú và lứa tuổi của chủ thể. Các vi sinh vật tạm trú có
nguồn gốc từ môi trƣờng, chúng cƣ trú trên da và niêm mạc từ vài giờ, vài
ngày đến vài tuần, chúng không có sự ổn định về chủng loại và tƣơng quan
số lƣợng và không trở thành thƣờng trú. Bình thƣờng các vi sinh vật tạm trú
không gây bệnh nhƣng một số trong chúng có thể trở thành gây bệnh khi sự
cân bằng của các vi sinh vật thƣờng trú bị phá vỡ [48].
Thành viên của vi hệ bình thƣờng có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác
nhau nhƣ yếu tố di truyền, tuổi tác, giới tính, dinh dƣỡng, chế độ ăn uống và
thậm chí cả yếu tố căng thẳng thần kinh của mỗi ngƣời.
1.1.2. Các vi hệ ở ngƣời
Vi khuẩn có ở nhiều cơ quan trên cơ thể ngƣời nhƣ da, hệ tiêu hóa, hô
hấp, tiết niệu, sinh dục. Trong nghiên cứu này chúng tôi đề cập chính đến vi
hệ ở da và đƣờng hô hấp.
1.1.2.1. Vi hệ ở da
Vi hệ ở da chủ yếu là các vi khuẩn Gram dƣơng, thƣờng là tụ cầu da
4
(Staphylococcus epidermidis), trực khuẩn kỵ khí (Propionibacterium acnes
gây mụn trứng cá). Ngoài ra còn có tụ cầu vàng (S. aureus), liên cầu nhóm
viridians, trực khuẩn giả bạch hầu và vi khuẩn sinh nha bào có trong không
khí. Ƣớc tính trên da ngƣời có khoảng 1010 vi khuẩn.
Các yếu tố trên da góp phần hạn chế sự cƣ trú của các vi sinh vật khác
là: pH thấp, acid béo trong các chất tiết của tuyến bã nhờn và lysozym. Nồng
độ muối cao và độ ẩm làm cho bề mặt da có tính ƣu trƣơng và có thể tiêu
diệt một số vi khuẩn. Lysozym do tuyến mồ hôi tiết ra diệt đƣợc những vi
khuẩn Gram dƣơng khác. Tuyến mồ hôi tiết ra những peptide chống lại vi
khuẩn, đƣợc gọi là cathelicidin. Lipid đƣợc phân cắt thành các acid béo
không bão hòa có khả năng diệt các vi khuẩn Gram âm và một số nấm [48].
1.1.2.2. Vi hệ ở đường hô hấp
Có nhiều loài vi khuẩn sinh sống ở hốc mũi và ở họng mũi
(nasopharynx). Đƣờng hô hấp dƣới nhƣ khí quản, phế quản, mô phổi và
trong xoang ngƣời khỏe mạnh không có vi sinh vật [12].
Vi khuẩn hay gặp nhất ở đƣờng hô hấp trên, đặc biệt ở họng là các liên
cầu tan máu anpha và không tan máu; các cầu khuẩn Gram-âm, tụ cầu, trực
khuẩn giả bạch hầu, phế cầu, Haemophilus và Bacteroides. Vi hệ ở hốc mũi
thƣờng gặp là các tụ cầu, liên cầu và Corynebacterium. Đáng lƣu ý là tụ cầu
vàng vì khả năng gây bệnh và lan truyền của nó [13].
1.1.3. Vai trò của vi hệ với sức khỏe
1.1.3.1. Lợi ích của vi hệ
Ngƣời ta đã chứng minh rằng các vi khuẩn ở ruột có nhiều ích lợi cho
cơ thể. Các enzym của chúng đã làm giáng hóa thức ăn để sản sinh ra các
vitamin nhóm B, K và các acid amin mà cơ thể cần [28].
Hệ vi khuẩn bình thƣờng của cơ thể còn có một vai trò quan trọng là
5
chống nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể không cho vi khuẩn lạ, vi khuẩn gây bệnh
xâm nhập do cơ chế “cạnh tranh vi sinh học” [28]. Chúng cạnh tranh nơi cƣ
trú, cạnh tranh dinh dƣỡng với các vi khuẩn gây bệnh hoặc sản sinh ra các
chất chống vi sinh vật gây bệnh nhƣ bacteriocins đặc hiệu, peroxide hay một
số acid béo. Thành ruột của ngƣời có nhiều tổ chức lympho, nhiều đại thực
bào. Vi hệ bình thƣờng đã kích hoạt hệ thống miễn dịch không đặc hiệu của
cơ thể [48].
1.1.3.2. Tác hại của vi hệ
Trong một số trƣờng hợp nhất định vi sinh vật thuộc vi hệ lại có thể
trở thành tác nhân gây bệnh, đó là khi cơ thể suy giảm sức đề kháng, môi
trƣờng thay đổi và chúng xâm nhập đƣợc vào máu hay mô. Vì vậy, một số vi
sinh vật thuộc vi hệ bình thƣờng còn đƣợc coi là những kẻ “gây bệnh cơ hội”
(opportunist) [49]. Vi hệ bình thƣờng, đặc biệt ở những ngƣời thƣờng hay sử
dụng kháng sinh, mang những vi khuẩn chứa gen đề kháng kháng sinh và đó
là nguồn dự trữ, có thể sẵn sàng “chuyển giao” cho vi khuẩn gây bệnh khi có
điều kiện. Ví dụ tụ cầu kháng penicillin hoặc E. coli mang plasmid đa kháng
kháng sinh. Nhƣ vậy hệ vi khuẩn bình thƣờng cũng tham gia vào quá trình
dự trữ và lan truyền các gen đề kháng kháng sinh [28].
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA S. AUREUS
1.2.1. Lịch sử phát hiện và phân loại
Tụ cầu (Staphylococci) là một trong những vi khuẩn gây bệnh ở ngƣời đƣợc
biết đến từ rất sớm. Năm 1878, Robert Koch phát hiện đƣợc Staphylococci trong
mủ của một bệnh nhân. Hai năm sau - 1880, Louis Pasteur đã nuôi cấy đƣợc vi
khuẩn này trên môi trƣờng lỏng nhân tạo. Sau đó, năm 1881, Ogston chứng minh
vai trò gây bệnh thực nghiệm cho chuột và đặt tên cho những cầu khuẩn này là
Staphylococcus [5]. Chi Staphylococcus bao gồm ít nhất 20 loài, trong đó S.
aureus là loài gây bệnh hay gặp nhất ở ngƣời [56].
6
1.2.2. Tính chất sinh học của S. aureus
S. aureus là những cầu khuẩn Gram dƣơng, có đƣờng kính 0,8-1m,
xếp thành hình chùm nho, không có lông, không sinh nha bào và thƣờng
không có vỏ. Tụ cầu vàng thuộc loại dễ nuôi cấy, phát triển đƣợc ở nhiệt độ
100C-450C và nồng độ muối cao tới 10%, thích hợp ở cả điều kiện hiếu và kỵ
khí.
Trên môi trƣờng thạch thƣờng, tụ cầu vàng tạo thành khuẩn lạc S,
đƣờng kính 1-2mm sau 24h ở 370C, thƣờng có màu vàng chanh. Trên môi
trƣờng thạch máu tụ cầu vàng phát triển nhanh, tạo tan máu hoàn toàn. Tụ
cầu vàng tiết ra 5 loại hemolysin: α, β, δ, ε, γ. Trên môi trƣờng canh thang:
tụ cầu vàng làm đục môi trƣờng, để lâu, có thể lắng cặn.
Tụ cầu có hệ thống enzyme phong phú. Những enzyme đƣợc dùng
trong chẩn đoán nhƣ coagulase có khả năng làm đông huyết tƣơng ngƣời và
động vật khi đã đƣợc chống đông. Vi khuẩn sinh catalase nên có khả năng
chuyển hoá H2O2 thành nƣớc và oxy [5].
Hình 1.1: Hình ảnh Staphylococcus aureus dưới kính hiển vi điện tử [116]
7
Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn
các vi khuẩn không có nha bào khác. Nó bị diệt ở 800C trong một giờ (các vi
khuẩn khác thƣờng bị diệt ở 600C trong 30 phút). Khả năng đề kháng với
nhiệt độ thƣờng phụ thuộc vào khả năng thích ứng nhiệt độ tối đa (45 0C) mà
vi khuẩn có thể phát triển.
1.2.3. Đặc điểm di truyền của S. aureus
Trong những năm gần đây, toàn bộ trình tự gen của một số chủng S.
aureus đã đƣợc giải trình tự hoàn toàn. Các nhà khoa học đã tiến hành
nghiên cứu sâu thêm về cấu trúc cũng nhƣ chức năng của vật liệu di truyền
của S. aureus.
Trình tự bộ gen đầu tiên của S. aureus đƣợc công bố năm 2001 là của
chủng Mu50 và N315 (Kuroda và cộng sự). Cho tới nay đã có hơn 10 chủng
đƣợc giải trình tự gen. Khi so sánh các trình tự gen nói trên, các nhà khoa học
nhận thấy, có những gen có mặt ở tất cả các chủng S. aureus nhƣng cũng có
những gen chỉ có ở chủng này mà không có ở những chủng khác. Kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy 22% bộ gen của S. aureus chứa những vùng hay thay
đổi. Bộ gen của 5 chủng S. aureus đƣợc giải trình tự hoàn toàn có kích cỡ từ
2820 đến 2903 bp với G+C chứa khoảng 33% và có từ 2592 đến 2748 trình tự
mã hoá cho các protein. Trong đó, 75% các trình tự là rất ít thay đổi giữa các
chủng S. aureus. Tập hợp toàn bộ các trình tự này gọi là vùng gen gốc [102].
1.3. TỶ LỆ MANG VÀ KIỂU CÁCH CƢ TRÖ CỦA S. AUREUS
1.3.1. Tỷ lệ mang
Sự phối hợp giữa việc mang S. aureus và các nhiễm trùng do vi khuẩn
này gây ra đã đƣợc Danbolt đề cập từ năm 1931. Kể từ năm 1947 trở đi, khi tỷ
lệ S. aureus kháng penicilin đã trở thành vấn đề đáng lo ngại, việc hiểu rõ hơn
về cơ chế bệnh sinh của các bệnh do S. aureus ngày càng trở nên cần thiết [70].
8
S. aureus là thành viên của hệ vi khuẩn ở ngƣời. Khoảng 20 - 30%
ngƣời khoẻ mạnh mang S. aureus. S. aureus đƣợc phát hiện thấy ở nhiều
vùng của cơ thể nhƣ da ở vùng cổ, ngực, bụng, bàn tay…và một số hốc tự
nhiên trên cơ thể. Vị trí cƣ trú hay gặp nhất của S. aureus là lỗ mũi trƣớc [5].
Các công trình nghiên cứu sau này cho thấy, các chủng S. aureus cƣ
trú ở mũi và các chủng S. aureus gây nhiễm trùng trên bệnh nhân đó đều có
chung týp phage và kiểu gen [118]. Mang vi khuẩn ở mũi cũng là yếu tố
nguy cơ cao của nhiễm khuẩn huyết trong nhiễm trùng bệnh viện. Thậm chí,
những ngƣời nằm viện lâu ngày đƣợc coi là nguồn chứa S. aureus [16].
S. aureus là một trong những căn nguyên hàng đầu gây ngộ độc thực
phẩm. Từ lâu, mối liên quan mật thiết giữa ngƣời mang vi khuẩn và ngộ độc
thực phẩm do S. aureus đã đƣợc đề cập và quan tâm nghiên cứu [95]. Đặc
biệt những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất,
chế biến, vận chuyển, phân phát và bảo quản thực phẩm [76].
Tỷ lệ mang và đặc điểm cƣ trú của S. aureus khác nhau ở các cá thể
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau ở cả vật chủ và vi khuẩn.
1.3.2. Đặc điểm và kiểu cách cƣ trú
S. aureus có mặt ở nhiều nơi trên cơ thể nhƣ lỗ mũi, da và các hốc tự
nhiên khác. Tuy nhiên, vi khuẩn này có thể tồn tại thƣờng xuyên hoặc không
thƣờng xuyên trên cơ thể vật chủ, ở một số cá thể, ngƣời ta không thấy có sự
tồn tại của vi khuẩn này [36].
Các cơ chế liên quan đến khả năng và đặc điểm cƣ trú của S. aureus
rất phức tạp. Một nghiên cứu gần đây trên ngƣời tình nguyện đƣợc gây
nhiễm với S. aureus cho thấy, ở những ngƣời không có S. aureus trên cơ thể,
S. aureus gây nhiễm bị loại trừ rất nhanh khỏi cơ thể. Ở những ngƣời mà S.
aureus có kiểu cách cƣ trú thƣờng xuyên, chỉ có chủng S. aureus đƣợc phân
9
lập từ chính họ có khả năng tồn tại trên cơ thể trong khi các chủng khác gây
nhiễm bị loại trừ [88].
Có bốn yếu tố quyết định đến sự cƣ trú ở mũi của S. aureus: cần có sự
tiếp xúc của mũi với vi khuẩn, S. aureus phải bám đƣợc vào thụ thể ở
niêm mạc mũi, S. aureus phải vƣợt qua đƣợc cơ chế bảo vệ của vật chủ,
cuối cùng S. aureus phải có khả năng nhân lên ở mũi [31]. Mũi là vị trí
thích hợp để S. aureus cƣ trú nhờ sự gắn kết giữa carbohydrat của màng
nhày mũi và protein của vi khuẩn. Mặt khác, cơ chế đề kháng tại chỗ cũng
tác động đến sự mang vi khuẩn ở vị trí này. Dịch tiết của mũi đóng vai trò
quan trọng trong hệ thống bảo vệ của vật chủ. Trong dịch tiết có chứa
IgA, IgG, lysozyme, lactoferrin và các peptid bảo vệ. Những ngƣời mang
S. aureus thƣờng là những ngƣời bị kích ứng mũi và hay có thói quen xì
mũi. Điều này có thể dẫn đến những tổn thƣơng và thay đổi ở niêm mạc và
màng nhày ở mũi. Hàng rào bảo vệ ở niêm mạc mũi suy yếu dẫn đến vi
khuẩn dễ xâm nhập [57].
Tỷ lệ mang S. aureus liên quan đến số lần tay tiếp xúc với mũi nhƣ khi xì
mũi, ngoáy mũi. Cũng có thể tay mang vi khuẩn ở ngoài môi trƣờng đến
mũi. Khả năng mang vi khuẩn phụ thuộc vào thời gian, tần xuất và cƣờng độ
của xì mũi. Tổn thƣơng ở mũi không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến
tỷ lệ mang vi khuẩn cao ở mũi. Hầu hết các trƣờng hợp mang vi khuẩn này ở
mũi là nguyên nhân nội sinh. Lỗ mũi là nguồn dự trữ vi khuẩn cho nên biện
pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh do vi khuẩn này gây nên là giảm tỷ lệ
mang chúng ở mũi. Hầu hết các trƣờng hợp khi giảm đƣợc tỷ lệ mang vi
khuẩn ở mũi thì cũng đồng thời cũng giảm đƣợc nguy cơ nhiễm trùng. Có
nghiên cứu cho thấy 100% các chủng phân lập đƣợc trong nhiễm trùng do S.
aureus là thuộc vi hệ cơ thể và có đặc tính di truyền giống với các chủng
phân lập đƣợc ở mũi [99].
10
Hình 1.2: Tỷ lệ mang S. aureus ở các vị trí khác nhau trên quần thể
người bình thường và trên nhóm người mang S. aureus ở mũi [57]
Nhiều biện pháp ngắt quãng lƣu hành vi khuẩn làm giảm tỷ lệ mang vi
khuẩn nhƣ điều trị kháng sinh tại chỗ, sử dụng hóa chất diệt khuẩn, kháng sinh
hệ thống, globulin miễn dịch [64]. Ngƣời ta cũng ứng dụng biện pháp phổ biến
nhƣ dùng mupirocin (pseudomonic acid) để làm giảm tỷ lệ mang S. aureus ở
mũi cho những đối tƣợng có nguy cơ nhiễm trùng hoặc với mục đích phòng
bệnh. Hiệu quả điều trị đạt đến 97%, tuy nhiên có hiện tƣợng kháng lại thuốc
khi dùng trong thời gian dài và trên diện rộng [99]. Ngày nay probiotics ví dụ
nhƣ hỗn dịch gồm các vi khuẩn Bifidobacterium sp B420, Lactobacillus CG
(ATCC 53103), Lactobacillus acidophilus 145 và Streptococcus thermophilus
đƣợc ứng dụng phối hợp trong điều trị với mục tiêu làm giảm khả năng cƣ trú
của những vi khuẩn có khả năng gây bệnh cƣ trú ở mũi nhƣ S. aureus, S.
pneumoniae, Streptococcus tan máu beta, H. influenzae [49].
11
1.4. CÁC YẾU TỐ ĐỘC LỰC CỦA S. AUREUS
S. aureus có nhiều yếu tố tham gia tạo độc lực. Có thể chia thành ba
nhóm: thành phần cấu trúc tế bào, sản phẩm ngoại tiết và các yếu tố khác.
1.4.1. Các yếu tố độc lực là thành phần cấu trúc tế bào
1.4.1.1. Peptidoglycan
Peptidoglycan là một trong những thành phần chính cấu tạo nên vách
tế bào S. aureus. Đây là polymer của N-acetylglucosamine và Nacetylmuramic acid. Các chuỗi đƣợc nối với nhau bởi các cầu peptide
(interpeptide bridge). Nhờ vậy mạng lƣới ba chiều tạo thành bộ khung vững
chắc và đóng vai trò là kháng nguyên thân đặc hiệu [108]. Peptidoglycan đã
đƣợc xác định có một số tính chất giống nhƣ nội độc tố, có khả năng hoạt
hóa bổ thể. Sự hoạt hóa bổ thể có vai trò rất lớn trong cơ chế sinh bệnh của
sốc và ngƣng tập tiểu cầu tự phát trong đông máu nội quản rải rác [107].
1.4.1.2. Acid teichoic
Acid teichoic đƣợc xác định có mặt ở vách và màng nguyên tƣơng của
S. aureus. Acid này liên kết đồng hóa trị với các lớp peptidoglycan. Acid
teichoic là kháng nguyên ngƣng kết chủ yếu của S. aureus. Đây còn là chất
bám dính của tụ cầu vào niêm mạc mũi. Acid này gắn vào polysaccharide
vách S. aureus. Đây là thành phần đặc hiệu của kháng nguyên O. Acid
teichoic đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt hóa bổ thể, kích thích
sản xuất kháng thể [71].
1.4.1.3. Protein A
Protein A đƣợc mô tả lần đầu tiên năm 1958 bởi Klaus Jensen qua việc
phát hiện kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên này trong toàn bộ 500 mẫu
huyết thanh ngƣời [65]. Năm 1983, đã giải mã đƣợc một phần gen protein A ở
S. aureus. Đây là kháng nguyên bề mặt đặc trƣng cho S. aureus, có trọng lƣợng
phân tử khoảng 42 kDa. Tất cả các chủng S. aureus có protein này nên nó là
một tiêu chuẩn để xác định S. aureus. Protein A có khả năng gắn với phần Fc
12
của IgG dẫn tới làm mất tác dụng của IgG, chủ yếu do là mất sự opsonin hoá,
nên làm giảm thực bào, giúp cho vi khuẩn thoát khỏi sự kiểm soát của hệ thống
miễn dịch của vật chủ. Sự gắn Fc của IgG vào protein A là cơ sở của phản ứng
đồng ngƣng kết đƣợc ứng dụng trong chẩn đoán nhiều bệnh nhiễm trùng.
Protein A cũng có khả năng hoạt hóa các bổ thể [7].
1.4.1.4. Vỏ
Chỉ có một số ít chủng S. aureus có vỏ và có thể quan sát đƣợc bằng
phƣơng pháp nhuộm vỏ. Vỏ S. aureus có bản chất là polysaccharid. Đặc
trƣng cho vỏ của S. aureus là sự có mặt của axid uron. Polysaccharide của vỏ
S. aureus có ít nhất 11 serotype. S. aureus gây bệnh cho ngƣời thƣờng là
những chủng có vỏ mỏng, thuộc serotype 5 hoặc 8. Vỏ có có tác dụng chống
thực bào bởi che phủ lớp peptidoglycan của vách làm cho bổ thể không có
chỗ bám để hoạt hóa theo con đƣờng tắt [7].
1.4.1.5. Yếu tố bám (adhesin)
Giống nhƣ nhiều vi khuẩn khác, tụ cầu có protein bề mặt đặc hiệu, có tác
dụng bám vào thụ thể đặc hiệu tế bào. Adhesin có thể là các protein: laminin,
fibronectin, collagen (fibronectin binding Protein A and B FnBPA, FnBPB;
Clumping factor A and B, ClfA, ClfB; Collagen Binding Proteins, Bone
sialprotein binding proteins, Bbp; Plasmid-sensitive Protein, Pls; Elastin
binding Protein, EbpS; Extracellular matrix-binding Proteins, Ehb) [5].
1.4.2. Các yếu tố độc lực là sản phẩm ngoại tiết
1.4.2.1. Độc tố ruột (Enterotoxin)
Ngộ độc thức ăn do Staphyloccocus đƣợc phát hiện lần đầu tiên năm
1884 (Vaughn). Đến năm 1930, Dack và cộng sự mới xác định đƣợc nhiễm
trùng nhiễm độc do tụ cầu có thể gây ra bởi nƣớc lọc môi trƣờng nuôi cấy tụ
cầu vàng và đó chính là độc tố ruột. Độc tố ruột có thể đƣợc hình thành trong
thực phẩm, trong môi trƣờng nuôi cấy và trong cơ thể ngƣời. Độc tố ruột là
những protein có trọng lƣợng phân tử từ 28000-30000 dalton, có một hàm
13
lƣợng lớn lysin, asparin, glutamic và thyroxin. Đặc tính quan trọng của
enterotoxin là bền vững tƣơng đối với nhiệt độ và không bị phá hủy bởi men
tiêu hóa [35].
Có ít nhất 20 loại độc tố ruột của S. aureus (SE) đã đƣợc mô tả ký
hiệu từ SEA tới SEV và độc tố gây sốc nhiễm độc -1 (TSST-1). SEA, SED
và SEE có 70 - 90% tính tƣơng đồng về trình tự amino acid, trong khi đó
SEB, SEC và TSST-1 chỉ có 40 - 60% trình tự tƣơng đồng. Chiều dài các SE
xấp xỉ 220-240 amino acid tùy thuộc vào từng loại, kích thƣớc phân tử
trung bình khoảng 25kD. Các SE có sự biến đổi trình tự lớn nhƣng đoạn gấp
khúc có cấu trúc bậc ba giống nhau [101]. Độc tố ruột của S. aureus là các
siêu kháng nguyên, có khả năng kích thích các quần thể lympho T (khoảng
20 - 30%) sản sinh một lƣợng lớn cytokine [63].
Hình 1.3: Các yếu tố độc lực của Staphylococcus aureus [5]
1.4.2.2. Độc tố gây hội chứng sốc nhiễm độc (Toxic shock syndrome toxin-TSST)
Hội chứng sốc nhiễm độc lần đầu tiên đƣợc mô tả bởi Todd và cộng
sự năm 1978. Sau này vào năm 1981, hai nhóm nghiên cứu thông báo phát
hiện 2 độc tố gây bệnh này ở những bệnh nhân mắc hội chứng sốc nhiễm
độc. Đó là 2 protein đƣợc xác định là pyrogenic exotoxin type C và
14
enterotoxin F của tụ cầu. Những nghiên cứu sâu hơn tiếp theo đã xác định và
gọi độc tố này là TSST-1. Cả TSST-1 và các nội độc tố đều gây hội chứng
sốc nhiễm độc. TSST kích thích đại thực bào giải phóng TNF và sản xuất
các interleukin I, II, gây sốt, tăng tính mẫn cảm của vật chủ với tác động của
các nội độc tố và làm lan rộng các thƣơng tổn ở nhiều cơ quan. Độc tố gây
shock nhiễm độc thƣờng gặp ở những phụ nữ có kinh dùng băng vệ sinh bị
nhiễm khuẩn hoặc những ngƣời bị nhiễm trùng vết thƣơng [63].
1.4.2.3. Dung huyết tố
Các độc tố tác động tới màng tế bào, bao gồm các dung huyết tố
(staphylolysin) alpha-toxin, beta-toxin, gamma-toxin, delta-toxin có khả
năng ly giải hồng cầu ngƣời, gây hoại tử da, gây độc với bạch cầu đơn nhân,
đại thực bào, lympho bào, tế bào thần kinh..., và một vài độc tố tái tổ hợp.
Bảng 1.1: Đặc điểm các các loại dung huyết tố của S. aureus [5]
Loại
dung
huyết tố
Loại hồng cầu
nhạy cảm
α
Thỏ, cừu
bò
β
Cừu, ngƣời,
bò
γ
Thỏ, cừu,
ngƣời, bò,
chuột, ngựa…
δ
Ngƣời, thỏ,
ngựa, cừu,
chuột…
Loại
bạch cầu
nhạy
cảm
Thỏ,
ngƣời
Không
Thỏ,
chuột,
ngƣời
Nguồn gốc
vi khuẩn
Gây độc súc vật
thí nghiệm
Ngƣời
Gây hoại tử da thỏ gây
chết chuột và thỏ, gây
độc tế bào nuôi cấy
Động vật
Liều cao gây chết thỏ,
hoại tử từng đám tế bào
nuôi cấy
Ngƣời
Hoại tử nhẹ da thỏ và da
chuột, gây chết thỏ
Ngƣời
Làm xơ cứng da thỏ và
da chuột, gây hoại tử tế
bào nuôi cấy
15
1.4.2.4. Các độc tố gây hoại tử da và sinh mủ
Các độc tố gây hoại tử da (exfoliatin toxin hay epidermolitic toxin) là
một ngoại độc tố. Nó gây nên hội chứng phỏng rộp và chốc lở da (Scalded
skin syndrome) ở trẻ em. Hội chứng này đã đƣợc biết khá lâu, nhƣng mãi
đến năm 1971 ngƣời ta mới biết đến exfoliatin. Độc tố này đƣợc tạo bởi gen
của 85% của các chủng tụ cầu vàng thuộc loại phage nhóm II. Nó gồm hai
loại A và B và đều là polypeptide có trọng lƣợng phân tử là 24000 dalton và
có tính đặc hiệu kháng nguyên riêng biệt. Sự hoạt hoá protease của độc tố
exfoliatins gây bong da ở hội chứng này.
Ngoại độc tố sinh mủ (pyogenic exotoxin): vào 1979, Schlivent và
cộng sự đã tách biệt đƣợc một độc tố từ tụ cầu vàng. Về nhiều phƣơng diện
độc tố này tƣơng tự pyogenic exotoxin của liên cầu. Protein ngoại độc tố này
có tác dụng sinh mủ và phân bào lymphocyte, đồng thời nó làm tăng nhạy
cảm về một số phƣơng diện đối với nội độc tố nhƣ gây shock và hoại tử gan
và cơ tim. Sau đó ngƣời ta đã phân biệt đƣợc ba loại pyogenic exotoxin ký
hiệu là A, B, C. Ba loại này khác nhau về trọng lƣợng phân tử (theo thứ tự
12000, 18000 và 22000 dalton), về tính đặc hiệu kháng nguyên, nhƣng giống
nhau về khả năng sinh mủ và phân bào [5].
1.4.3. Các yếu tố độc lực khác
1.4.3.1. Coagulase
Năm 1944 Smith và Hale đã nêu lên tính chất của coagulase. Từ năm
1954 Duthie đã tiến hành những công trình so sánh giữa coagulase tự do (xác
định bằng phản ứng coagulase trong ống nghiệm) và coagulase liên kết-yếu
tố ngƣng kết tế bào (Clumping-factor) (xác định bằng phản ứng Clumping
trên phiến kính). Coagulase không phải là chất độc, chúng có thể đóng vai
trò trong quá trình gây bệnh của Staphylococci và là đặc điểm để xác định S.
aureus. Tế bào Staphylococci đƣợc bao phủ bởi fibrin thoát khỏi
phagocytosis (thực bào) và các fibrin lắng xuống ở vị trí nhiễm
16
Staphylococci có thể giúp cho việc phát hiện vết thƣơng [7].
1.4.3.2. Alpha toxin
Độc tố này gây ly giải các bạch cầu có nhân đa hình và tiểu cầu, từ đó
gây ra các ổ áp xe, gây ra các hoại tử da và tan máu.
1.4.3.3. Độc tố bạch cầu
Độc tố này gây độc cho bạch cầu ngƣời và thỏ và không gây độc cho
bạch cầu các loài động vật khác. Nó cũng có tác dụng hoại tử da thỏ.
1.4.3.4. Enzym staphylokinase
Nhiều chủng Staphylococcus aureus sản xuất một yếu tố hoạt hóa
plasminogen gọi là là staphylokinase. Yếu tố này phân giải fibrin.
1.4.3.5. Độc tố tái tổ hợp Panton-Valentine leukocidin (PVL)
Liên quan chặt chẽ với bệnh viêm phổi hoại tử ở gà, viêm phổi hoại
tử nguy hiểm ở trẻ em. Gen mã hoá thành phần của PVL có mặt trên một
bacteriophage tìm thấy ở chủng MRSA có liên quan tới nhiễm khuẩn ở
cộng đồng.
1.4.3.6. Staphyloxanthin
Một số chủng S. aureus tiết ra staphyloxathin, là một yếu tố độc lực,
có tính chất nhƣ một chất chống oxy hóa giúp vi khuẩn tồn tại trong môi
trƣờng bất lợi. Chúng tạo đặc tính mầu vàng cho S. aureus.
1.4.3.7. Một số enzyme ngoại bào khác
Staphylococcus aureus có thể tiết ra các enzym: hyaronidase,
nuclease, lipase, protease, staphylokinase, elastase, chất hoạt hóa
plasminogen, enzyme deoxyrybonuclease (DNase) và enzyme thay đổi axit
béo (FAME), đóng vai trò không đáng kể trong việc gây bệnh [101].
1.5. CÁC GEN ĐỘC LỰC CỦA S. AUREUS
Các yếu tố độc lực của S. aureus đƣợc kiểm soát bởi các gen trên
nhiễm sắc thể hoặc plasmid. Chúng góp phần quan trọng vào cơ chế bệnh
17
sinh của vi khuẩn này. Tuy nhiên, cho tới nay, ngƣời ta vẫn chƣa biết một
cách chắc chắn về gen nào hoặc tổ hợp các gen nào đóng vai trò quyết định
trong cơ chế nhiễm trùng của S. aureus hoặc là đích tác động của các
phƣơng pháp điều trị mới. Một số gen tiêu biểu nhƣ spa (liên quan đến
protein A, gắn vào đầu Fc của kháng thể); sir, sbn (chịu trách nhiệm cho
việc tổng hợp và vận chuyển siderophore, liên quan đến việc chuyển hoá
sắt); sodM (liên quan đến khả năng tồn tại của vi khuẩn trong bạch cầu đa
nhân trung tính); cap (liên quan đến lớp vỏ polysaccharide); coa (liên quan
đến việc sản xuất coagulase); ssp (liên quan đến sản xuất protease); srtB
(liên quan đến việc gắn một số loại protein lên bề mặt vách tế bào); fib
(chịu trách nhiệm cho protein gắn fibrinogen); hla (chịu trách nhiệm cho
tính tan máu alpha của vi khuẩn); sbi (liên quan đến protein gắn các phân tử
Ig); hlg (chịu trách nhiệm cho tính tan máu gamma); ica (liên quan đến
tổng hợp protein kết dính giữa các tế bào). Ngoài các gen quan trọng hay
vùng gen chính của vi khuẩn, một số chủng S. aureus còn có các gen khác
liên quan đến một số yếu tố độc lực, các enzyme ngoại bào... Các gen này
chỉ có ở một số chủng S. aureus nhất định [93].
Trong những năm gần đây, toàn bộ trình tự gen của một số chủng S.
aureus đã đƣợc nghiên cứu hoàn chỉnh. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên
cứu sâu thêm về cấu trúc cũng nhƣ chức năng của vật liệu di truyền của S.
aureus. Tất cả các yếu tố độc lực của S. aureus đều có gen hoặc các gen kiểm
soát trực tiếp hoặc gián tiếp qua các enzyme. Trong mục này chúng tôi chỉ trình
bày các gen độc lực có tầm quan trọng trong nghiên cứu này [98].
1.5.1. Gen mã hoá coagulase của S. aureus
Sản phẩm coagulase là một chỉ điểm mà nhiều phòng xét nghiệm vi
sinh sử dụng để phân biệt S. aureus với các tụ cầu khác. Nó còn là tiêu chuẩn
phân loại các chủng S. aureus gây nhiễm khuẩn ở ngƣời [31].
Ngƣời ta đã xác định đƣợc nhiều dạng alen của gen mã hóa enzyme
này ở S. aureus. Mỗi chủng S. aureus có thể tạo ra một biến thể enzyme.
18
Một số thí nghiệm phân tích trình tự DNA của các gen này từ các chủng S.
aureus cho thấy nguyên nhân là do thay đổi trình tự gen trong vùng mã hóa ở
vùng 3‟ của gen mã hóa coagulase [74].
Gen mã hoá coagulase của S. aureus có 6 phân đoạn cơ bản. Tín hiệu
của chuỗi trình tự bắt đầu từ đầu tận N đến vùng D1, vùng D2, vùng trung
tâm, vùng lặp lại (những đoạn nucleotid dài 81bp), và vùng cuối C. Tính đa
hình của gen mã hoá coagulase đã đƣợc một số tác giả đề cập. Giữa các
chủng S. aureus khác nhau, trình tự các nucleotid (tƣơng ứng là trình tự các
acid amin trong chuỗi polypeptit) tại vùng D1, D2 khá đa dạng. Trong đó,
vùng trung tâm tƣơng đối ổn định. Tại vùng lặp lại, số lƣợng các đoạn 81 bp
là khác nhau giữa các chủng.
Hình 1.4: Cấu trúc của gen mã hoá coagulase và vị trí của nó
trên nhiễm sắc thể [50]
(A. Mô hình gen coagulase. B. Vị trí của gen mã hoá coagulase trên nhiễm sắc thể của
S. aureus)
19
Việc phân loại các genotype của S. aureus dựa vào tính đa hình của gen
mã hóa coagulase có ƣu điểm đơn giản, nhanh, có khả năng phân loại chính xác
các chủng S. aureus dựa vào các mảnh DNA đƣợc cắt bằng enzyme AluI [122].
Việc phân loại này có thể đƣợc ứng dụng trong xác định dịch tễ học phân tử và
phân loại các chủng S. aureus phân lập từ các nguồn khác nhau [73].
vùng lặp lại
vùng lặp lại
Hình 1.5: So sánh vị trí cắt của AluI giữa chủng S. aureus A và chủng S.
aureus B, vị trí gắn của các primer 1, 2, 3, 4, trong phản ứng PCR [50].
1.5.2. Các gen mã hoá cho độc tố ruột của S. aureus
Các gen mã hoá cho độc tố ruột của S. aureus nhƣ sea, seb, sec,…Các
gen này mã hoá cho hơn 20 loại độc tố ruột khác nhau. Hầu hết các gen mã
hóa cho độc tố ruột đƣợc xác định vị trí ở các yếu tố di truyền di động nhƣ :
plasmid, bacteriophages, hay các gen độc lực đứng rải rác hoặc tập trung
20
thành một nhóm (gọi là cụm gen độc lực - pathogenicity island). Do đó, sự di
truyền ngang giữa các chủng là phổ biến [34].
Bảng 1.2: Vị trí di truyền của một số gen sinh độc tố ruột của
S. aureus [61]
Vị trí
Gene
Tác giả
sea
Prophage
Betley and Mekalanos, 1985; Borst
and Betley, 1994
seb
Chromosome, plasmid,
transposon
Shafer and Iandolo, 1978 Shalita et
al., 1977; Altboum et al., 1985
Plasmid
Altboum et al., 1985
Pathogenicity island
Fitzgerald et al., 2001
sed
Plasmid (pIB485)
Bayles and Iandolo, 1989
see
Defective phage
Couch et al., 1988
seg
Enterotoxin gene
cluster (egc),
chromosome
Jarraud et al., 2001
sei
egc, chromosome
Jarraud et al., 2001
sec1
secbovine
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hầu hết các chủng S. aureus
thu đƣợc từ ba bệnh viện khác nhau đã có nhiều hơn một gen mã hóa cho
độc tố ruột. Số lƣợng trung bình các gen mã hóa độc tố ruột ở các chủng S.
aureus trong nghiên cứu này là 5, một số chủng chứa tới 12 gen độc tố ruột
[77]. Hiện nay kỹ thuật PCR xác định các gen sinh độc tố ruột, yếu tố độc
lực đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý ngộ độc thực phẩm do S. aureus:
sea, seb, sec, sed, see, seg, she, sei, sej… của S. aureus [33].
21
1.6. CÁC BỆNH DO S. AUREUS GÂY RA
Theo số liệu thống kê trong số 16 vi khuẩn gây bệnh thƣờng gặp ở
Việt Nam tỷ lệ S. aureus chiếm từ 18,5 - 21,7%, đứng thứ hai chỉ sau E. coli
và có thể gây nên nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau. Nhiễm khuẩn do S.
aureus chiếm 20,4% trong các bệnh nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai [4].
Tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao 7,6% ở viêm màng não và 11,8% trong nhiễm
khuẩn hô hấp [7].
1.6.1. Nhiễm khuẩn ngoài da và các mô mềm
Vi khuẩn gây nên các nhiễm khuẩn sinh mủ: mụn nhọt, đầu đinh, các
ổ áp xe, eczema, hậu bối… Hậu bối và viêm nang nông có thể gây nên các
biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ nhiễm S. aureus ở tổn thƣơng da trên bệnh
nhân viêm da cơ địa rất cao là 85,7%. Ở trẻ em, S. aureus có thể gây ra hội
chứng phỏng da với biến chứng rất nghiêm trọng [16].
1.6.2. Hội chứng da phồng rộp
Hội chứng da phồng rộp (Scalded skin syndrome-Ritter disease) đã
đƣợc biết đến khá lâu. Một số chủng S. aureus tiết độc tố exfoliatin gây viêm
da hoại tử, ly giải và phồng rộp. Bệnh này thƣờng gặp ở trẻ em mới đẻ và
tiên lƣợng xấu. Các tác dụng gây phồng rộp và làm hỏng biểu bì của độc tố
"gây bong da" EFT là những hình ảnh đặc biệt của bệnh mụn nhọt do S.
aureus. Từ các nhiễm khuẩn da này có thể gây nên nhiễm trùng huyết. Tỷ lệ
tử vong có thể đến 67% [117].
1.6.3. Viêm tủy xƣơng
Hầu hết các trƣờng hợp nhiễm trùng khớp và xƣơng có nguồn gốc từ
máu lan truyền đến. Những chấn thƣơng, gẫy xƣơng, phẫu thuật chỉnh hình có
thể trực tiếp làm vi khuẩn lan đến xƣơng, khớp. BSP (Bone sialoproteinbinding protein) có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh học. Theo một số
nghiên cứu thì tỷ lệ bệnh nhân có ổ di ở xƣơng khớp từ 11,5% đến 27% [26],
[117].
22
1.6.4. Viêm khớp
Staphylococci là nguyên nhân hay gặp nhất trong viêm khớp. Hiện
nay viêm khớp này chiếm ƣu thế ở lứa tuổi trẻ. Ở Mỹ có khoảng 300
genotype của những chủng tụ cầu thƣờng gặp gây viêm khớp ở trẻ em. Vi
khuẩn xâm nhập vào khoang khớp theo đƣờng máu hoặc nhiễm trùng ở vị
trí khác lan truyền đến [117].
1.6.5. Viêm nội tâm mạc
Bệnh thƣờng xảy ra ở những ngƣời trƣởng thành tiêm chích ma túy
hoặc bị bệnh về van tim. Các nghiên cứu cho thấy FnBP (fibronectin-binding
protein), ClfA (clumbing factor A) giúp vi khuẩn cƣ trú gây tổn thƣơng nội
tâm mạc, van tim. Tỷ lệ viêm nội tâm mạc do S. aureus ở các báo cáo
thƣờng khác nhau từ 0 - 15%. Đặc biệt trên đối tƣợng bệnh nhân tiêm chích
tỷ lệ này tăng cao từ 31,4% đến 72%. Tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân này
là 8,5% [117].
1.6.6. Nhiễm khuẩn huyết
Từ máu, vi khuẩn đi tới các cơ quan khác nhau và gây nên các ổ áp
xe (gan, phổi não, tuỷ xƣơng…) hoặc viêm nội tâm mạc. Chúng có thể
gây viêm tắc tĩnh mạch. Một số nhiễm trùng khu trú này trở thành viêm
mạn tính nhƣ viêm xƣơng… Độc tố siêu kháng nguyên SEA, các chủng có
vỏ type 5, 8, α-hemolysin là những độc tố quan trọng đóng vai trò trong
cơ chế gây bệnh. Nhiễm khuẩn huyết do S. aureus chỉ đứng thứ hai sau
nhiễm khuẩn huyết do E. coli với tỷ lệ tử vong do sốc cao từ 14,7 - 49%.
Ở Việt Nam là 23,5% trong bệnh viện và tỷ lệ tử vong là 22,7% [26].
1.6.7. Viêm phổi
Viêm phổi do S. aureus ít gặp thƣờng xảy ra sau viêm đƣờng hô hấp do
virus hoặc sau nhiễm khuẩn huyết. Tuy vậy, cũng có viêm phổi tiên phát do
vi khuẩn này ở trẻ em, ngƣời già, sau chấn thƣơng hoặc bị suy giảm miễn dịch
23
[39]. Tỷ lệ tử vong của bệnh này khá cao, vì thế nó đƣợc coi là bệnh nặng. S.
aureus là nguyên nhân của 14,2% trƣờng hợp viêm phổi tái nhiễm theo một
nghiên cứu ở Bệnh viện Nhi Trung ƣơng [25].
Hình 1.6: Vị trí nhiễm trùng và các bệnh do S. aureus gây ra [5]
1.6.8. Ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp
Khoảng 70% các vụ ngộ độc thực phẩm có căn nguyên là vi khuẩn. S.
aureus là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Độc tố ruột của S.
aureus là nguyên nhân gây nên ngộ độc thức ăn. Trên thế giới và ở Việt Nam
các vụ ngộ độc thực phẩm do S. aureus hay gặp và có quy mô thành vụ ngộ
độc tập thể. Các vụ ngộ độc thực phẩm có căn nguyên là S. aureus chiếm
16% tổng số, 25,6% ca bệnh và 17,5% ca nhập viện của các vụ ngộ độc thực
phẩm, chỉ sau ngộ độc do Salmonella. Viêm ruột cấp có thể do S. aureus vốn
cƣ trú ở đƣờng ruột chiếm ƣu thế về số lƣợng. Nguyên nhân là sau một thời
gian dài dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng, dẫn đến các thành viên trong hệ
vi khuẩn bình thƣờng của đƣờng ruột nhạy cảm với kháng sinh bị tiêu diệt và
24
tạo điều kiện thuận lợi cho S. aureus (kháng kháng sinh) tăng trƣởng về số
lƣợng [129].
1.6.9. Hội chứng sốc nhiễm độc
Hội chứng sốc nhiễm độc thƣờng gặp ở phụ nữ sử dụng băng vệ sinh
bị nhiễm khuẩn khi có kinh nguyệt hoặc những ngƣời bị nhiễm trùng vết
thƣơng. Đa số các chủng S. aureus gây hội chứng này có độc tố siêu kháng
nguyên TSST-1. Các chủng này có ít nhất một gen se (seb hoặc sec). Tỷ lệ tử
vong của bệnh này khoảng 5%. Năm 2004 tại Pháp có 22 trƣờng hợp đƣợc
ghi nhận. Có 5 trƣờng hợp nhiễm trùng có cả 3 độc tố siêu kháng nguyên là
TSST-1, SEB, SEC [117].
1.6.10. Nhiễm trùng bệnh viện do S. aureus
Nhiễm khuẩn bệnh viện do S. aureus rất thƣờng gặp, đứng hàng thứ
hai sau họ Enterobacteriaceae. S. aureus là căn nguyên gây nhiễm trùng vết
mổ, vết bỏng, nhiễm trùng da, tổ chức dƣới da, viêm tuỷ xƣơng, viêm phổi
…từ đó dẫn tới nhiễm khuẩn huyết [121]. Tại bệnh viện Xanh Pôn nhiễm
trùng vết mổ, vết thƣơng do S. aureus chiếm tỷ lệ khá cao 12,9%, riêng
nhiễm trùng vết mổ chấn thƣơng sau tai nạn chiếm đến 40,6% [11]. S.
aureus gây bệnh viêm cầu thận ở trẻ em 5,8%, nhiễm trùng tiết niệu 3% [8].
1.7. CÁC KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH S. AUREUS TRONG PHÕNG XÉT NGHIỆM
1.7.1 Các kỹ thuật thông thƣờng xác định S. aureus
Ngày nay đã có nhiều kỹ thuật xác định tụ cầu nhƣ: nhuộm soi, ngƣng
kết hạt, Staphylatex, nuclease chịu nhiệt, lysostaphin, định typ phage,
ELISA, điện di miễn dịch và thử nghiệm miễn dịch dùng chất phóng
xạ…Sau đây là một số kỹ thuật chính đƣợc áp dụng trong phòng xét nghiệm
để xác định và nghiên cứu S. aureus.
1.7.1.1. Kỹ thuật nhuộm soi
Nhuộm Gram để sơ bộ nhận định hình thể của vi khuẩn: tiêu bản đƣợc
25
làm từ bệnh phẩm/mẫu hoặc từ khuẩn lạc.
- Trên tiêu bản nhuộm Gram từ bệnh phẩm: cầu khuẩn Gram dƣơng,
đƣờng kính trung bình 0,8µm, đứng lẫn với tế bào mủ, hoặc tập hợp lại
thành hình chùm nho, cũng có khi cầu khuẩn đứng riêng rẽ.
- Trên tiêu bản nhuộm Gram từ khuẩn lạc: S. aureus có hình ảnh cầu
khuẩn bắt màu Gram dƣơng xếp thành từng đám [5].
1.7.1.2. Nuôi cấy, phân lập và xác định
Tùy loại bệnh phẩm lựa chọn môi trƣờng nuôi cấy thích hợp. Thông
thƣờng sử dụng thạch máu 5% ủ ở nhiệt độ 35-370C từ 18-24h. Tụ cầu khuẩn
mọc tốt trên hầu hết các môi trƣờng nuôi cấy thƣờng dùng, nhiệt độ thích
hợp 370C, pH:7.2-7.4, trong khí trƣờng có oxy hoặc kỵ khí tùy tiện [33].
Trên canh thang: sau 6 giờ tụ cầu đã làm đục đều môi trƣờng, sau 24
giờ có thể có lắng cặn và có váng. Trên thạch thƣờng: Khuẩn lạc tròn, lồi,
nhẵn, bóng, đục, bờ rõ rệt. Sau 24-36 giờ xuất hiện sắc tố màu vàng. Trên
thạch máu: khuẩn lạc tròn, ƣớt, bóng, có thể có vòng tan huyết hoặc không.
Nếu có vòng tan huyết là vòng tan huyết hoàn toàn, tạo thành một vòng
trong xung quanh khuẩn lạc (tan máu β). Trên môi trƣờng Chapman (có
đƣờng mannit): S. aureus có khả năng sử dụng mannit làm cho môi trƣờng bị
axit hóa, do đó màu môi trƣờng chuyển sang vàng. Khuẩn lạc S. aureus có
ánh vàng [7].
Xác định sự có mặt của men coagulase: (men làm đông huyết tƣơng)
tự do và liên kết.
Ngoài các tính chất trên, S. aureus còn có khả năng sinh các enzyme
dezoxyribonuclease, catalase, phosphatase, kháng novobiocin, gây hoại tử da
thỏ. Khi các thử nghiệm khác không rõ có thể sử dụng kit API-STAPH để
xác định S. aureus [98].
Kỹ thuật nuôi cấy và định danh vi khuẩn là tiêu chuẩn vàng trong chẩn
26
đoán xác định S. aureus. Tuy nhiên kỹ thuật này cho kết quả khá lâu (từ 3-4
ngày), cần một lƣợng vi khuẩn lớn và không xác định đƣợc các yếu tố ở mức
phân tử.
1.7.1.3. Một số kỹ thuật khác
- Kỹ thuật ngƣng kết: Những kit thƣơng mại dựa trên nguyên lý phản
ứng ngƣng kết nhƣ: Dry Spot Staphytect Plus, Pastorex Staph Plus, Slidex
Staph-Kit, Slidex Staph Plus, Staphaurex Plus, Staphylase, Xpert SA Nasal
Complete Cepheid có độ nhạy, độ đặc hiệu cao 96-99% [125].
- Kỹ thuật ELISA: Ƣu điểm của phƣơng pháp: độ nhạy và độ đặc hiệu
cao. Ứng dụng kỹ thật này để xác định độc tố ruột của S. aureus nhƣ SEA,
SEB, SEC, SED….Đây là kỹ thuật đƣợc sử dụng từ vài thập kỷ trƣớc nhƣng
rất hiệu quả và hiện vẫn đang đƣợc sử dụng, đặc biệt để xác định căn nguyên
các vụ ngộ độc thực phẩm do S. aureus [15].
- Kỹ thuật xác định bằng phage: sử dụng các nhóm phage để xác định
lysotyp S. aureus ở ngƣời:
+ Nhóm I: 29, 52, 52A, 79, 80
+ Nhóm II: 3A, 3C, 55, 71
+ Nhóm III : 6, 42 E, 47, 53, 54, 75, 77, 83A, 84, 85
+ Không xếp hạng : 81, 95, 96 [7]
- Xác định typ huyết thanh: Ƣu điểm của phƣơng pháp này là các
kháng huyết thanh có tính đặc hiệu với từng typ huyết thanh của vi khuẩn.
Nói chung đây là kỹ thuật khá ổn định.
1.7.2. Các kỹ thuật sinh học phân tử
Các kỹ thuật sinh học phân tử ngày càng đƣợc ứng dụng nhiều trong
chẩn đoán và nghiên cứu S. aureus. Kết quả xác định sẽ nhanh hơn, nhiều
trƣờng hợp đỡ tốn kém hơn. Đặc biệt, các kỹ thuật này cho các kết quả có
độ nhạy, độ đặc hiệu rất cao. Ngoài việc xác định nhanh căn nguyên vi
27
khuẩn với độ chính xác cao, các kỹ thuật sinh học phân tử còn có thể cho
biết một số cơ chế gây bệnh của S. aureus. Ví dụ, trong trƣờng hợp xác
định độc tố ruột của S. aureus. Việc xác định S. aureus và sự có mặt của
một hoặc một số độc tố ruột có thể đƣợc phát hiện cùng một lúc bằng kỹ
thuật PCR. PCR cũng cho phép xác định sự có mặt của gen liên quan đến
sự kháng thuốc của S. aureus ví dụ nhƣ gen mecA, vanA [52]. Áp dụng kỹ
thuật PCR để xác định và nghiên cứu các gen độc lực của S. aureus nhƣ
agr, tsst-1 gây hội chứng shock nhiễm độc. Ngoài ra, sử dụng một số cặp
mồi đặc hiệu có khả năng khuếch đại một vùng gen đặc trƣng của vi
khuẩn có thể xác định vi khuẩn này trong một loại bệnh phẩm nào đó.
Ngày nay kỹ thuật PFGE và MLST đƣợc ứng dụng để xác định nguồn gốc
của S. aureus trong các vụ dịch và phân typ chúng. Trong một số trƣờng
hợp, bằng việc giải trình tự một đoạn nucleotide, sau đó so sánh trình tự
này với các trình tự sẵn có trên ngân hàng gen, ngƣời ta có thể biết rằng
đoạn nucleotide đó là của S. aureus [98].
1.7.2.1. Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction)
Năm 1985, nhà khoa học ngƣời Mỹ, Kary B. Mullis đã phát triển
“phản ứng chuỗi trùng hợp‟‟ gọi là Polymerase Chain Reaction.
- Nguyên lý của phản ứng PCR: Dựa theo sự sao chép theo cơ chế
bán bảo tồn của DNA trong tế bào. Một đoạn của phân tử DNA chuỗi kép
đƣợc tách ra làm hai chuỗi đơn, mỗi chuỗi đơn này sẽ làm khuôn mẫu cho
việc tổng hợp sợi DNA mới. Kỹ thuật PCR đƣợc thực hiện với một cặp mồi
đặc hiệu, mồi này có khả năng bắt cặp, bổ sung vào hai đầu của hai sợi DNA
khuôn theo chiều 5‟ đến 3‟ dƣới tác dụng của enzym Taq DNA polymerase.
Mạch DNA mới đƣợc hình thành với các nucleotide bổ sung với các
nuclotide trên sợi DNA khuôn. Qua mỗi chu kỳ nhiệt, số lƣợng đoạn DNA
cần tổng hợp sẽ tăng gấp đôi [27].
28
Kỹ thuật PCR ứng dụng trong xác định S. aureus
David P. Kateele và cộng sự ứng dụng kỹ thuật PCR nhân gen nuc của
S. aureus đƣợc sử dụng nhƣ kỹ thuật cơ bản, là tiêu chuẩn vàng để xác định
S. aureus [41]. Gonzalez V. và cộng sự ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử
với mồi tác động đích 16S rRNA của S. aureus. Độ nhạy đạt đến 100%,
độ đặc hiệu 99,4% [51]. Paola Cremonesi ứng dụng PCR đa mồi để xác
định các gen cog, nuc, sea, seb, sec, sed, see, seg, she, sei, sej, sel. Kỹ thuật
PCR đa mồi này có độ nhạy và đặc hiệu cao hơn nhiều so với kỹ thuật
ELISA [40]. Yu-cheng Chiang và cộng sự ứng dụng kỹ thuật PCR nghiên
cứu gen độc tố tsst-1 ở Đài Loan [127]. Kỹ thuật PCR cũng đƣợc ứng dụng
để xác định gen kháng kháng sinh nhƣ mecA, van A [100].
1.7.2.2. Kỹ thuật realtime PCR
- Nguyên lý: Là kỹ thuật dựa trên phản ứng PCR có khả năng vừa phát
hiện vừa định lƣợng sản phẩm PCR theo từng chu kỳ của phản ứng (realtime
nghĩa là đúng thời điểm).
Đây là kỹ thuật phát hiện không đồng nhất, một hỗn hợp của sản phẩm
PCR đƣợc phát hiện mà không phải từng thành phần đƣợc phát hiện nhƣ
trong kỹ thuật điện di thông thƣờng.
- Ƣu điểm:
+ Kiểm soát đƣợc lƣợng huỳnh quang giải phóng ra do đó xác định
đƣợc lƣợng sản phẩm PCR tại từng thời điểm (chu kỳ) của khuếch đại. Ở kỹ
thuật PCR thông thƣờng, gel agarose có nhiều hạn chế nhƣ độ phân giải thấp
do vậy định lƣợng thƣờng không chính xác.
+ Độ đặc hiệu cao hơn do sử dụng các mẫu dò đặc hiệu để phát hiện
sản phẩm khuếch đại.
+ Tiết kiệm thời gian chỉ khoảng 1-2h trong khi PCR truyền thống
phải mất từ 3-5h
29
+ Có hệ thống kín do đó ít có nguy cơ bị tạp nhiễm.
Kỹ thuật realtime PCR đƣợc ứng dụng trong xác định gen kháng kháng
sinh nhƣ mecA, van A của S. aureus [98]. Kỹ thuật này đã đƣợc Lance R.
Peterson sử dụng để xác định MRSA ở mũi, kết quả trong vòng 2 giờ với độ
nhạy từ 95-100%, độ đặc hiệu 96-99% [100].
1.7.2.3. Kỹ thuật PCR lồng (PCR nested)
- Nguyên lý: Là kỹ thuật sử dụng hai cặp mồi xếp lồng vào nhau.
Đoạn DNA lớn sinh ra sau vòng một của PCR sẽ dùng để làm mẫu cho PCR
lần thứ hai có primer nằm trong primer lần một. PCR lồng bao gồm hai phản
ứng đồng thời, phản ứng đầu ở vòng ngoài gene và sản phẩm của nó lại làm
khuôn cho phản ứng sau cho đoạn nằm trong gene.
- Ƣu điểm : Kỹ thuật này làm tăng độ nhạy lên đến 104 lần so với của
phản ứng PCR thông thƣờng. Mặc dù sản phẩm PCR lần 1 không rõ song
các khuôn đích sẽ đƣợc khuếch đại lên nhiều lần nhờ PCR lồng tiếp theo.
Còn các sản phẩm phụ trong sản phẩm PCR lần 1 sẽ ít có khả năng gắn với
mồi (của PCR lồng lần 2) do vậy sẽ không đƣợc khuếch đại. Dùng cặp mồi
đặc hiệu có thể xác định đƣợc gene đặc trƣng cho loài, thậm chí một chủng
vi sinh vật nào đó. Đây là lợi thế của kỹ thuật PCR dùng trong xác định typ
vi sinh vật trong nghiên cứu dịch tễ học.
- Nhƣợc điểm : Sản phẩm PCR lần 1 không đặc hiệu song lại đủ lớn và
có thể làm khuôn cho PCR lồng tiếp theo. Hiện tƣợng này dẫn đến các sản
phẩm gen không đặc hiệu cũng sẽ đƣợc khuếch đại và làm sai lệch kết quả [27].
Nghiên cứu của Fred C. Tenover và cộng sự ứng dụng kỹ thuật PCR
lồng sử sụng enzyme cắt AluI phân tích gen coagulase trên 59 chủng S.
aureus. Mồi phía ngoài là COAG-1 và COAG-4, mồi bên trong là COAG-2
và COAG-3 [115].
30
1.7.2.4. Kỹ thuật RFLP (restriction fragment length polymorphism)
- Nguyên lý : Sử dụng enzym cắt hạn chế để cắt sản phẩm PCR tạo
nên những đoạn cắt khác nhau và xác định kết quả sau khi điện di sản phẩm
trên gel agarose hoặc polyacrylamid.
Ứng dụng kỹ thuật RFLP để xác định tính đa hình của gen đƣợc cắt.
Ví dụ cắt bằng AluI xác định gen mã hóa coagulase của S. aureus. Tiêu
chuẩn phân loại S. aureus dựa vào tính đa hình của gen mã hóa coagulase
(theo nghiên cứu của Su [113] và Goh [50]). Siti Salasia ứng dụng kỹ
thuật này trong nghiên cứu các gen của S. aureus nhƣ hla 73%, cap8 là
91%, fnbA 100% [105].
1.7.2.5. Kỹ thuật PFGE (Pulsed-field gel electrophoresis: Điện di
trường xung)
- Nguyên lý: Sử dụng enzyme cắt giới hạn để cắt DNA tạo ra đƣợc các
đoạn (thƣờng từ 10-20 đoạn) có kích thƣớc lớn (40 kb-2000 kb). PFGE tăng
khả năng di chuyển của các đoạn DNA lớn trong điện trƣờng nhờ trƣờng
điện tích thay đổi liên tục dẫn đến các mảnh DNA có kích thƣớc khác nhau
thay đổi hƣớng di động. Các đoạn có kích thƣớc khác nhau sẽ có khả năng di
động khác nhau, kích thƣớc càng lớn thì mức di động càng chậm qua gel tạo
ra sự phân tách các băng DNA trong trƣờng điện di.
- Ứng dụng : trong nghiên cứu về sự tƣơng đồng, phân loại các chủng,
điều tra các vụ dịch, đóng vai trò nhƣ một phƣơng pháp tham chiếu trong xác
định kiểu gen, xác định nguồn mang và phƣơng thức lây truyền của một vi
khuẩn nào đó [23].
Năm 2011 Yanping Xie và cộng sự đã ứng dụng kỹ thuật này để phân
tích sự tƣơng đồng về di truyền của 108 chủng S. aureus phân lập đƣợc ở bệnh
viện tại Trung Quốc. Kết quả cho thấy có 80% các chủng tƣơng đồng [126].
31
1.7.2.6. Kỹ thuật MLST (Multilocus sequence typing)
- Nguyên lý kỹ thuật dựa trên nguyên tắc điện di đoạn gen nhiều
locus. Những đoạn (khoảng 500 bp) của gen quan trọng và thiết yếu (thƣờng
là 7 gen) sẽ đƣợc nhân lên và giải trình tự. Những trình tự này đƣợc so sánh
với trình tự DNA là kết quả của các type của các chủng đã nghiên cứu công
bố trên MLST website.
- Ứng dụng: Đƣợc ứng dụng trong nghiên cứu điều tra dịch tễ.
Peacock và cộng sự năm 2002 cho thấy kỹ thuật này có ƣu điểm tƣơng
đƣơng nhƣ PFGE để nghiên cứu trong các vụ dịch nhỏ [98]. Yanping Xie và
cộng sự khi ứng dụng kỹ thuật này để phân tích tƣơng đồng về di truyền của
108 chủng S. aureus phân lập đƣợc ở bệnh viện tại Trung Quốc cho thấy kỹ
thuật này ít có khả năng xác định tính tƣơng đồng hơn PFGE tuy nhiên giải
trình tự gen kết hợp với PFGE hoặc MLST sẽ tăng khả năng xác định tính
tƣơng đồng về trình tự gen di truyền của các chủng [126].
1.7.2.7. Giải trình tự gen
Hai phƣơng pháp chính xác định trình tự là phƣơng pháp hóa học
của Maxam và Gilbert (1977) và phƣơng pháp enzyme học của Sanger và
cộng sự (1977). Phƣơng pháp của Sanger đƣợc ứng dụng phổ biến trong
nghiên cứu y sinh học [22]. Phƣơng pháp này dựa vào sự tổng hợp DNA
nhờ enzyme DNA polymerase mạch bổ xung cho trình tự DNA mạch đơn
cần xác định. Đặc trƣng của phƣơng pháp là ngoài bốn loại nucleotide
thông thƣờng còn sử dụng thêm bốn loại dideoxynucleotide là những
deoxynucleotide trong đó nhóm 3‟OH đƣợc thay bằng H. Điều này khiến
các dideoxynucleotide không còn khả năng hình thành các cầu nối
phosphodiester, do đó sẽ làm ngừng quá trình tổng hợp. Kết quả phản ứng
tạo ra các đoạn DNA có kích thƣớc khác nhau. Sản phẩm đƣợc đem phân
tách trên gel polyacrylamide và kết quả đƣợc đọc trên máy tự ghi [27].
32
1.8. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KIỂU CÁCH CƢ TRÖ VÀ GEN ĐỘC LỰC CỦA
S. AUREUS
1.8.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Ngộ độc thực phẩm do S. aureus là vấn đề nan giải ở nhiều nƣớc trên
thế giới. Nhiều vụ dịch ngộ độc tập thể lớn gây nên thiệt hại nặng nề về cả
sức khỏe và kinh tế. Năm 1968 tại một trƣờng học ở Mỹ có 1300 trẻ em ngộ
độc do ăn salat làm từ thịt gà nhiễm vi khuẩn. Năm 2000 tại Osaka, Nhật có
13420 ngƣời ngộ độc do uống sữa ít chất béo nhiễm S. aureus. Tại Pháp năm
2008 có 47 ngƣời ngộ độc trong đám cƣới do ăn thịt nhiễm S. aureus [61].
Tình trạng mang S. aureus ở những nhân viên nhà hàng, những ngƣời làm
trong cơ sở dịch vụ ăn uống, chế biến và tiếp xúc với thức ăn là nguy cơ tiềm
ẩn gây nên các vụ dịch ngộ độc thức ăn. S. aureus có thể ô nhiễm thức ăn
nhƣ thịt, trứng, sữa qua động vật mang vi khuẩn này khi chúng bị bệnh
nhiễm trùng, viêm tuyến vú [95]. Tuy nhiên, nguồn gây ô nhiễm chính S.
aureus vào thực phẩm lại là con ngƣời chiếm đến 84% các vụ dịch ngộ độc
thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, tiếp xúc với thức ăn. S. aureus
ô nhiễm thực phẩm thông qua tiếp xúc nhƣ bàn tay ngƣời, vết thƣơng ở tay,
da, tóc, mụn nhọt, áp xe hoặc qua đƣờng hô hấp nhƣ ho, xì mũi, hắt hơi [76].
Ngày nay, với kỹ thuật PFGE chúng ta xác định đƣợc nguồn gốc các chủng,
căn nguyên các vụ ngộ độc thực phẩm. Chủng phân lập trong các vụ dịch có
chung nguồn gốc với chủng từ nhân viên chế biến thực phẩm. Chính vì vậy,
nhân viên này là nguồn lây nhiễm vi khuẩn [123].
Tỷ lệ mang vi khuẩn ở nhóm nhân viên tiếp xúc với thực phẩm
khoảng 20 - 40% theo nhiều nghiên cứu khác nhau [46], [67]. Các chủng S.
aureus phân lập đƣợc từ nhân viên nhà ăn cũng cho thấy có tỷ lệ kháng
kháng sinh và chứa các gen độc lực nhƣ các gen độc tố ruột se: sea, seb, sec,
sed, see…(80 - 90%) [42].
33
Những nghiên cứu cho thấy ở ngƣời bình thƣờng có khoảng 20% (dao
động từ 12 - 30%) mang S. aureus thƣờng xuyên, 30% mang không thƣờng
xuyên (16 - 70%) và 50% (16 - 69%) không mang S. aureus [57]. Tiêu chuẩn
đánh giá kiểu cách cƣ trú vi khuẩn dựa vào sự có mặt của S. aureus ở từng lần
lấy bệnh phẩm ở mũi vì lỗ mũi là vị trí cƣ trú ổn định của vi khuẩn này và ít
chịu tác động của các yếu tố bên ngoài nhƣ tình trạng vệ sinh. Đây là vị trí thích
hợp đƣợc lựa chọn để nghiên cứu kinh điển về tình trạng mang và kiểu cách cƣ
trú S. aureus [119]. Nghiên cứu của Nouwen và cộng sự, so sánh giữa lấy mẫu
12 lần và 2 lần ở mũi, mỗi lần cách nhau 1 tuần để xác định kiểu cách cƣ trú
của S. aureus. Kết quả cho thấy tỷ lệ mang thƣờng xuyên lần lƣợt là 29% và
30%, không thƣờng xuyên là 31% và 16% và không mang là 40% và 54%. Nếu
nghiên cứu kéo dài thì tỷ lệ mang không thƣờng xuyên sẽ tăng lên và tỷ lệ
mang thƣờng xuyên sẽ giảm đi. Số lần lấy mẫu tối thiểu là 3 - 4 lần để xác định
là mang thƣờng xuyên [90]. Một số nghiên cứu khác cho thấy lấy mẫu 2 lần
mỗi lần cách nhau 1-2 tuần là thích hợp để xác định kiểu cách cƣ trú [68], [91].
Theo những nghiên cứu điều tra ngang thì tỷ lệ mang S. aureus
khoảng 27% từ năm 2000. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ 35% ở những nghiên cứu
trƣớc từ năm 1934. Điều này có thể giải thích đƣợc là do những thay đổi tốt
hơn về vệ sinh cá nhân, về kinh tế xã hội và gia đình ít thành viên hơn [57].
Các nghiên cứu trên nhân viên làm việc tại các cơ sở dịch vụ ăn uống,
chế biến và tiếp xúc với thức ăn đã đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc trên thế
giới. Tỷ lệ mang và đặc điểm cƣ trú và các gen độc tố ruột của S. aureus trên
nhóm đối tƣợng này có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng chống,
kiểm soát các vụ ngộ độc thực phẩm [62]. Nghiên cứu của Jonge ở Hà Lan
năm 2010 cho thấy tỷ lệ mang S. aureus ở mũi và tay của nhân viên nhà ăn
là 33% và tỷ lệ này ở ngƣời bình thƣờng khỏe mạnh ở Hà Lan là 30% [67].
Kết quả của một nghiên cứu khác cùng năm của Borges tại Brazil ở nhân
34
viên chế biến thức ăn về tỷ lệ mang là ở mũi 14,7%, ở cả tay và mũi là 1,4%
[37].
Nghiên cứu tỷ lệ trên tay nhân viên nhà ăn cho kết quả dao động khác
nhau từ 2-20%. Tỷ lệ mang vi khuẩn này ở tay nhân viên làm việc trong
quán cà phê sinh viên ở các trƣờng đại học của Gashaw Andargie năm 2008
tại Ethiopia [47] và của Soares M.J. trên nhân viên bếp ăn tại bệnh viện và
trong cộng đồng năm 1997 tại Brazil là 16,5% [110]. Nghiên cứu khác của
Borges J. Liana tại Brazil ở nhân viên chế biến thức ăn năm 2010 là 2,9%
[37] và của Johan N. Bruun năm 1973 là 10,2% [66]. Sospedra và cộng sự
năm 2012 tại Tây Ban Nha nghiên cứu 53 chủng S. aureus từ nhân viên nhà
ăn cho thấy tỷ lệ mang vi khuẩn này ở tay là 8,4% [111].
Khi nghiên cứu về mối liên quan giữa kích ứng mũi và mang S. aureus
ở mũi, Wertheim và cộng sự nhận thấy 71,4% những ngƣời có kích ứng mũi
mang S. aureus đối lại với 40% mang S. aureus ở những ngƣời không bị
kích ứng mũi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,023. Nhƣ vậy kích
ứng mũi đóng vai trò quan trọng của mang vi khuẩn này ở mũi [124].
Các gen độc lực giúp S. aureus sản xuất ra các độc tố gây ra các tình
trạng nhiễm trùng khác nhau trên lâm sàng [79]. Nghiên cứu của Jana
Maslankova và cộng sự trên các gen sea, seb, sec, sed, see, tst-1, eta, etb,
cna, spa cho thấy 75% các chủng S. aureus có chứa một trong các gen độc tố
trên [84]. Một nghiên cứu khác cho thấy, 64% (101/157) số chủng S. aureus
phân lập từ tủ lạnh của các hộ gia đình ở Irland có ít nhất 2 trong số những
gen qui định độc tố ruột kể trên. Nghiên cứu của Morandi tại Italy xác định
16 genotype khác nhau của gen coa ở 25 chủng S. aureus [86]. Xác định căn
nguyên và nguồn gốc của các vụ ngộ độc thực phẩm đóng vai trò quan trọng
trong công tác giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm. Wei H.L và cộng sự tại
Đài Loan năm 2002 ứng dụng kỹ thuật PFGE xác định chủng S. aureus phân
35
lập đƣợc trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân ngộ độc thực phẩm và chủng
S. aureus phân lập đƣợc từ bàn tay bị nhiễm trùng của nhân viên nhà ăn có
cùng nguồn gốc và đã xác định nguồn lây nhiễm là nhân viên của cơ sở dịch
vụ ăn uống [123].
Theo nghiên cứu của Kerouanton A. năm 2006 tại Pháp 84% các vụ
ngộ độc thức ăn do S. aureus có nguồn gốc từ ngƣời và 16% từ chim và các
vật chủ khác không rõ nguồn gốc. Các chủng này đều mang gen độc tố ruột
se [72]. Nghiên cứu của Edet E. Udo năm 2009 trên 200 nhân viên nhà hàng
tại Kuwait cho thấy tỷ lệ mang gen độc tố ruột là 71% [42]. Một nghiên cứu
khác của Zschock tại Đức trên các gen từ sea đến sej cho thấy 58,7% số
chủng mang ít nhất 1 gen độc tố ruột nói trên [131], Fueyo J. M năm 2001
tại Tây Ban Nha cho thấy 28% các chủng phân lập từ ngƣời mang vi khuẩn
này mang gen độc tố ruột se [45].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới xác định tính đa hình của gen mã hóa
coagulase. Đa phần các kết quả cho thấy có một hoặc vài genotype chiếm ƣu
thế so với đa số các genotype khác của gen coagulase trong số các chủng
nghiên cứu. Các nghiên cứu về các gen độc tố ruột có ngày càng đƣợc quan
tâm. Bên cạnh những gen độc tố ruột cổ điển, ngày càng phát hiện nhiều gen
độc tố ruột mới. Trên một chủng S. aureus phần lớn mang hai loại hoặc
nhiều hơn gen độc tố ruột [75].
1.8.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ngộ độc thực phẩm do S. aureus là vấn đề nan giải và gây nhiều tổn thất
về sức khỏe cũng nhƣ thiệt hại về kinh tế ở nhiều nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở
Việt Nam. Tại Việt Nam những vụ dịch ngộ độc tập thể đƣợc ghi nhận ở Hà
Nội 5/2008: 122 khách dự đám cƣới. Công ty TNHH Alliace One, KCN Giao
Long, Bến Tre 6/2008: 100 công nhân. Sơn La 9/2008: 581 ngƣời dân. Tiểu
học Tam Bình, Q. Thủ Đức -TP HCM 11/ 2008: 51 học sinh và phụ huynh. Cty
36
Phú Nguyên, KCN An Đồng Hải Dƣơng 8/2009: 160 công nhân [10].
Tại Việt Nam, có ít nghiên cứu về tỷ lệ mang S. aureus và kiểu cách
cƣ trú của vi khuẩn này. Một số nghiên cứu tỷ lệ mang S. aureus trên ngƣời
khỏe mạnh, trên bệnh nhân, ở tay nhân viên bán hàng ăn, các mẫu thức ăn.
Khoảng 30-50% ngƣời lành và 45% bệnh nhân điều trị tại bệnh viện mang vi
khuẩn. Vũ Bảo Châu và Nguyễn Văn Dịp nghiên cứu về tình trạng mang S.
aureus ở bệnh nhân ngoại khoa và mối liên quan giữa nhiễm khuẩn vết mổ với
việc cƣ trú vi khuẩn này ở mũi. Kết quả cho thấy có 9,6% có mang S. aureus ở
da và tỷ lệ mang S. aureus ở mũi ở bệnh nhân ngoại khoa là 36,1%. Đồng thời
có mối liên quan giữa tỷ lệ mang ở mũi và mang ở da. Những ngƣời có S.
aureus ở mũi có nhiều nguy cơ có vi khuẩn này ở da hơn những ngƣời không
có vi khuẩn này ở mũi. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ do S. aureus ở những ngƣời
có vi khuẩn này ở mũi là 8,2%, ở những bệnh nhân không có vi khuẩn này ở
mũi là 2,3% [6]. Theo nghiên cứu của Bùi Khắc Hậu nhiễm trùng vết mổ, vết
thƣơng do S. aureus chiếm tỷ lệ khá cao 12,9 - 40,6% [11].
Theo nghiên cứu của Lâm Huyền Trân và Võ Hiếu Bình trên 96 ngƣời
khỏe mạnh, tổng số vi khuẩn đƣợc phân lập là 84,73% trong đó S. aureus là
vi khuẩn thƣờng trú hay gặp nhất ở mũi ngƣời khỏe mạnh với tỷ lệ là
33,33%. Đây cũng là vi khuẩn gây bệnh viêm mũi xoang [24]. Nguyễn Thị
Lai và Lê Kinh Duệ nghiên cứu sự cƣ trú của S. aureus trên bệnh nhân viêm
da cơ địa cho thấy S. aureus cƣ trú ở tổn thƣơng da của 85,7% số bệnh nhân,
tỷ lệ này càng cao khi tổn thƣơng càng nặng. Tỷ lệ mang vi khuẩn này ở da
lành của bệnh nhân viêm da cơ địa là 40%. Tỷ lệ mang vi khuẩn này trên da
ở nhóm ngƣời bình thƣờng là 6,7%. Ở vùng da tổn thƣơng có tiết dịch, tỷ lệ
phân lập đƣợc S. aureus là 100%, tại tổn thƣơng da không tiết dịch tỷ lệ này
là 66,7% [16].
Hiện tại ở Việt Nam chúng tôi chƣa tìm thấy nghiên cứu nào về tình
37
trạng mang vi khuẩn này ở mũi trên nhân viên làm việc có tiếp xúc trực tiếp
với thực phẩm mà chỉ có một số nghiên cứu về tình trạng mang S. aureus ở
tay của nhân viên bán hàng ăn. Nghiên cứu của Lý Thành Minh và Cao Thị
Diễm Thúy trên 266 mẫu lấy từ bàn tay ngƣời bán thức ăn trên đƣờng phố
cho thấy tỷ lệ mang S. aureus là 49,6% [18]. Nguyễn Hùng Long và cộng sự
năm 2009 nghiên cứu tỷ lệ ô nhiễm vi sinh vật ở bàn tay của 245 ngƣời trực
tiếp chế biến và sản xuất thực phẩm cho thấy tỷ lệ này là 3,3% [17].
Hiện nay những nghiên cứu về gen độc lực tại Việt Nam rất ít, đặc
biệt là nghiên cứu về gen coagulase và gen độc tố ruột. Nghiên cứu độ nặng
lâm sàng trên bệnh nhân tại Bệnh viện Nhiệt đới Hồ Chí Minh cho thấy độ
nặng phụ thuộc vào kiểu gen nhƣ tổ hợp gen egc, cna của các chủng hơn là
gen quy định một yếu tố quyết định đặc tính nhƣ PVL. Trong nghiên cứu
của Diệp Thế Tài và cộng sự năm 2007 phát hiện đồng thời gen mã hóa độc
tố ruột SEA, SEB của S. aureus trong 94 mẫu thức ăn nhanh tại Thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy có 4% mang gen mã hóa SEA và 3,19% mang gen
mã hóa SEB [21]. Nguyễn Đỗ Phúc và cộng sự tại Viện Vệ Sinh Y tế Công
cộng TP Hồ Chí Minh đã xác định gen sinh độc tố ruột từ SEA đến SEE
trên 124 chủng S. aureus phân lập đƣợc trong thực phẩm cho thấy 33% các
chủng mang những gen này [20]. Theo Bùi Mai Hƣơng và cộng sự có tới
40% chủng S. aureus phân lập đƣợc từ thức ăn có chứa SE [38].
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ mang, kiểu cách cƣ trú và
gen độc lực của S. aureus trên đối tƣợng nhân viên cơ sở dịch vụ ăn uống,
tuy nhiên ở Việt Nam những chỉ có những nghiên cứu về tình trạng nhiễm S.
aureus ở các mẫu thức ăn và các gen độc tố ruột từ những chủng phân lập
đƣợc trên những mẫu này mà chƣa có những nghiên cứu về tình trạng mang
và các gen độc tố của S. aureus phân lập đƣợc trên nhân viên các cơ sở dịch
vụ ăn uống.
38
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu tỷ lệ mang và kiểu cách cƣ trú của S. aureus
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Nhân viên làm việc tại 14 cơ sở dịch vụ ăn uống ở Hà Nội từ 18 tuổi trở
lên, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn nhƣ chế biến, phân phát thức ăn, phục vụ
bàn ăn, lau rửa, vệ sinh đồ dùng ăn uống (phụ lục 1).
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Nhân viên không tự nguyện tham gia, không tham gia đủ tổng số 4 lần
lấy mẫu, mắc các bệnh cấp hoặc mạn tính, đang điều trị các bệnh về mũi
họng, viêm da, nhiễm trùng da và bàn tay, móng tay, đang dùng thuốc kháng
sinh hoặc thuốc ức chế miễn dịch.
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu sự phân bố gen độc lực của S. aureus
Chọn tất cả các chủng S. aureus phân lập đƣợc ở mũi và ở tay nhân
viên làm việc tại 14 cơ sở dịch vụ ăn uống ở Hà Nội đảm bảo đủ tiêu chuẩn
lựa chọn nêu ở mục 2.1.1.
Cách tính cỡ mẫu và chọn mẫu đƣợc trình bày cụ thể tại mục 2.2.2.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thiết kế theo phƣơng pháp mô tả cắt ngang [19].
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu:
39
Số lƣợng nhân viên đƣợc chọn vào vào đối tƣợng nghiên cứu tỷ lệ mang
và kiểu cách cƣ trú của S. aureus đƣợc tính theo công thức
n Z12 / 2
p(1p)
(p) 2
[19]
n: Cỡ mẫu nghiên cứu
Z: Hệ số tin cậy, với α = 0,05 thì Z 1-α/2 = 1,96
p : Tỷ lệ mang S. aureus ở nhân viên làm việc ở cơ sở dịch vụ ăn uống
theo nghiên cứu trƣớc đây (33%) [67].
ε: Độ chính xác tƣơng đối so với p
Lấy ε = 0,2. Chọn giá trị này để xác định cỡ mẫu nghiên cứu phù hợp
với khả năng và điều kiện cho phép.
Từ đó tính đƣợc số mẫu dự kiến sẽ chọn vào nghiên cứu là n = 195.
Số đối tƣợng đủ tiêu chuẩn đƣợc nghiên cứu là 212 ngƣời.
+ Mỗi đối tƣợng đƣợc lấy bệnh phẩm 4 lần, hai lần liên tiếp cách nhau 1
tuần. Nhƣ vậy có 848 lƣợt ngƣời đƣợc nghiên cứu.
+ Mẫu đƣợc tiến hành lấy cả ở mũi và ở tay. Vì vậy tổng số mẫu để
phân lập là: 848 x 2 = 1696 mẫu.
- Cách chọn mẫu:
+ Trong khu vực Hà Nội chọn 14 cơ sở dịch vụ ăn uống có đăng ký và
đƣợc cấp giấy phép kinh doanh.
Các nhà hàng này có quy mô phục vụ cho 200 ngƣời ăn trở lên, dịch vụ
ăn uống trong siêu thị, chợ [2].
Những nhà hàng này đều có khu nhà bếp chế biến, nấu nƣớng thực
phẩm và khu ăn uống của khách hàng riêng biệt. Nguồn thực phẩm có xuất
xứ cụ thể và an toàn. Bàn ghế, thiết bị, dụng cụ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đủ
nhà vệ sinh, bồn rửa tay, tủ lƣu mẫu thức ăn 24 giờ.
40
Nhân viên phục vụ ăn uống tại các cơ sở này đƣợc tuyển dụng làm hợp
đồng, kiểm tra sức khỏe định kỳ một năm một lần và đƣợc tập huấn vệ sinh
an toàn thực phẩm, đảm bảo tốt thực hành vệ sinh cá nhân [3].
+ Lựa chọn đủ cỡ mẫu cần nghiên cứu.
Đối tƣợng đƣợc chọn theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Cá nhân đủ
tiêu chuẩn và tự nguyện tham gia nghiên cứu sẽ đƣợc lấy mẫu lần lƣợt cho
đủ cỡ mẫu.
- Các chủng S. aureus đƣợc phân lập và xác định từ các đối tƣợng nghiên
cứu đƣợc dùng để xác định gen coagulase, gen mã hóa độc tố ruột.
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin cá nhân theo phiếu điều tra (phụ lục 2), mẫu bệnh
phẩm và thực hiện các xét nghiệm tại Bộ môn Vi sinh Trƣờng Đại học Y Hà
Nội và Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ƣơng.
2.3. VẬT LIỆU
2.3.1. Thiết bị
+ Máy móc
- Tủ ấm 370C (Incubator hãng Sanyo của Nhật).
- Kính hiển vi (Olympus của Nhật).
- Máy PCR (C1000 Thermal Cycler hãng Biorad của Mỹ)
- Máy ly tâm tốc độ 16000 vòng/phút (hãng Eppendorf của Đức)
- Máy vortex (BR-2000 Vortexer hãng Biorad của Mỹ)
- Máy ủ nhiệt (Techne-Dr Blook)
- Máy điều nhiệt tự động GenAmp PCR system 9700 AB (Applied
Biosystem, Mỹ).
- Máy ly tâm lạnh (Tomy-Seiko MX-301 của Nhật)
- Bộ điện di ngang (Horizond 58 hãng Gibco-BRL của Mỹ).
41
- Máy soi và chụp gel (Geldoc hãng Biorad Mỹ).
+ Dụng cụ nuôi cấy phân lập vi khuẩn
- Tăm bông cứng vô trùng đựng trong ống nghiệm vô trùng.
- Lam kính sạch, ống nghiệm vô trùng.
- Giá để mẫu
- Que cấy, đèn cồn, đĩa thạch
+ Dụng cụ cho PCR
- Các loại pippet (10µl, 200µl, 1000µl)
- Các loại đầu côn tƣơng ứng
- Ống eppendorf 1,5 ml sạch
- Tube chạy PCR loại ≥ 50µl
2.3.2. Hóa chất
+ Hóa chất nuôi cấy phân lập vi khuẩn
- Bộ thuốc nhuộm Gram.
- Các loại môi trƣờng: thạch máu đĩa, canh thang ống, thạch thƣờng đĩa,
thạch Chapman đĩa (môi trƣờng BHI, BAB, Chapman của hãng BiomeriouxPháp)
- Huyết tƣơng thỏ.
- Dung dịch H2O2
+ Sinh phẩm, hóa chất dùng cho PCR xác định các gen độc lực của S.
aureus.
- Dung dịch đệm TAE (InvitroGen của Mỹ)
- Cồn 96-100 % (Meck của Đức)
- Kít tách chiết DNA: (QIAamp DNA Minikit 50 hãng QIAGEN của
Đức)
42
+ Lyzozyme
+ PCR buffer 10X
+ H2O
- Hỗn hợp Master mix dùng trong PCR của hãng QIAGEN.
+ MgCl2 10µM
+ dNTP 200µM
+ Taq DNA polymerase 1U
- Thạch agarose dùng trong điện di của hãng BBL.
- Ethilium Bromide dùng để nhuộm gel.
- TAE (Tris Acetate EDTA).
- PBS (Phosphate Buffer Saline).
- Enzyme AluI
2.4. CÁC KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU
2.4.1. Lấy mẫu
- Mỗi đối tƣợng tham gia sẽ đƣợc lấy mẫu ở mũi và ở bàn tay bằng tăm
bông vô trùng theo qui trình sau:
+ Ở mũi: Lấy mẫu ở cả hai lỗ mũi ngoài, mỗi lỗ mũi lấy bằng một tăm
bông nhúng vào dung dịch NaCl 0,85%. Dùng tăm bông xoay tròn sát vào
thành mỗi lỗ mũi, quay tròn 4 lần. Tăm bông đƣợc cấy ngay vào môi trƣờng
thạch máu đĩa.
+ Ở bàn tay: Lấy mẫu ở cả hai bàn tay. Dùng một tăm bông vô trùng
nhúng vào dung dịch NaCl 0,85% quệt toàn bộ bề mặt bàn tay (lấy lần lƣợt ở
mu bàn tay, lòng bàn tay, kẽ ngón tay, xung quanh móng tay). Tăm bông
đƣợc cấy ngay vào môi trƣờng thạch máu đĩa.
- Mỗi đối tƣợng tham gia sẽ đƣợc lấy mẫu 4 lần cách nhau 1 tuần để xác
định kiểu cách cƣ trú của S. aureus.
43
2.4.2. Phân lập, xác định S. aureus
Hình 2.1: Sơ đồ phân lập, xác định S. aureus
Mẫu tăm bông lấy ở mũi và tay đƣợc nuôi cấy, phân lập riêng biệt theo
thƣờng qui vi sinh và đƣợc cải tiến dựa vào nghiên cứu của Nouwen và cộng
sự [90]. Tóm tắt qui trình nhƣ sau:
+ Mỗi tăm bông lấy mẫu đƣợc ria thành 3 vùng lên 1 đĩa thạch máu. Đĩa
thạch máu để ở điều kiện 370C trong 18 - 24 giờ.
44
+ Trên thạch máu chọn khuẩn lạc nghi ngờ đục dạng S (tròn, lồi, nhẵn,
bóng), có sắc tố hoặc không, có vòng tan huyết hoặc không.
+ Làm tiêu bản nhuộm Gram, nếu soi thấy có hình ảnh cầu khuẩn bắt
màu Gram dƣơng xếp thành từng đám thì tiếp tục làm các phản ứng sinh vật
hóa học để xác định S. aureus.
- Lên men đƣờng Manitol: Trên môi trƣờng Chapman sau 24 - 48h
S. aureus sẽ làm cho màu của môi trƣờng chuyển từ đỏ sang vàng. Tức là có
khả năng lên men đƣờng manitol.
- Xác định sự có mặt của men coagulase:
+ Coagulase liên kết trên phiến kính: Nhỏ một giọt nƣớc muối sinh lý
lên phiến kính. Lấy vi khuẩn nghi ngờ nghiền đều: nếu không thấy hiện
tƣợng ngƣng kết (nghĩa là, vi khuẩn không tự ngƣng kết) thì nhỏ thêm một
giọt huyết tƣơng thỏ lắc đều. Trong vòng 5 giây, nếu thấy vi khuẩn tụ lại
thành các hạt nhỏ là coagulase liên kết dƣơng tính. Nếu không có gì thay đổi
là coagulase liên kết âm tính. Những trƣờng hợp âm tính phải kiểm tra lại
bằng kỹ thuật xác định coagulase tự do.
+ Coagulase tự do:
Dùng nƣớc muối sinh lý, pha loãng huyết tƣơng thỏ thành ¼
Nhỏ vào 3 ống nghiệm vô trùng, mỗi ống 0,5ml huyết tƣơng đã pha
loãng
Dùng que cấy lấy tụ cầu mẫu (chủng ATCC 25923) cho vào ống thứ
nhất, ống thứ hai để nguyên làm chứng, ống thứ ba cho tụ cầu cần thử. Ủ các
ống nghiệm trên ở 37oC
Đọc kết quả: Sau khi ủ 6 giờ (nếu để quá lâu thì kết quả có thể trở
thành âm tính giả, vì nhiều chủng tụ cầu tiết men fibrinolysin làm lỏng huyết
tƣơng trƣớc đó đã đông), nếu huyết tƣơng đông lại nhƣ một cục thạch, dốc
ống nghiệm lên vẫn không rơi (đông hoàn toàn) hoặc nghiêng ống nghiệm
45
nhìn thấy có cục đông, xung quanh còn một ít huyết tƣơng không đông
(đông không hoàn toàn) thì gọi là coagulase dƣơng tính. Một trong bốn
trƣờng hợp sau đây có thể xảy ra trong khi đọc kết quả thử nghiệm này:
Trƣờng hợp 1: Ở ống 1 và ống 3, huyết tƣơng đông; ống 2, huyết
tƣơng không đông: coagulase dƣơng tính.
Trƣờng hợp 2: Ở ống 1 huyết tƣơng đông, ống 2 và 3 huyết tƣơng
không đông: coagulase âm tính. Để thêm đến 24 giờ ở nhiệt độ phòng, nếu
kết quả vẫn không thay đổi thì kết quả là âm tính thực sự.
Trƣờng hợp 3: Ở cả 3 ống, huyết tƣơng đều đông: huyết tƣơng đã
hỏng, phải làm lại bằng huyết tƣơng mới.
Trƣờng hợp 4: Ở cả 3 ống, huyết tƣơng đều không đông: tụ cầu mẫu
hoặc huyết tƣơng đã hỏng hoặc là hỏng cả hai. Phải kiểm tra riêng rẽ từng
yếu tố và làm lại thử nghiệm.
- Kỹ thuật xác định catalase: Dùng que vô trùng (không phải là kim
loại) lấy một lƣợng vi khuẩn từ khuẩn lạc cần xác định S. aureus (đƣợc nuôi
cấy trên môi trƣờng thạch thƣờng sau 18-24 giờ) lên lam kính. Nhỏ 1 giọt
dung dịch H2O2 3% lên trên vi khuẩn ở lam kính và quan sát, nếu thấy hiện
tƣợng sủi bọt khí (tạo ra O2): catalase dƣơng tính; không thấy hiện tƣợng sủi
bọt khí: catalase âm tính.
- Các tính chất chính đã đƣợc xác định S. aureus [5], [44].
+ Cầu khuẩn Gram dƣơng xếp thành từng đám.
+ Có men coagulase.
+ Có men catalase
+ Lên men đƣờng manit.
- Tiêu chuẩn xác định S. aureus: âm tính
Sau 96 giờ nuôi cấy nếu không thấy khuẩn lạc có tính chất trên xuất
hiện. Mẫu xét nghiệm đƣợc coi là âm tính với S. aureus.
46
2.4.3. Lƣu giữ các chủng
- Các chủng phân lập đƣợc lƣu giữ mỗi chủng trong 2 ống thạch mềm
có nút xoáy cao su sử dụng thƣờng xuyên ở nhiệt độ phòng và định kỳ 1
tháng cấy chuyển chủng một lần.
- Mỗi chủng đƣợc lƣu trong 3 ống canh thang glyxerol 30% bảo quản
lâu dài ở tủ -700C.
- Các chủng đƣợc lƣu giữ tại Bộ môn Vi sinh Trƣờng Đại học Y Hà Nội.
2.4.4. Quy trình PCR xác định gen độc lực
2.4.4.1. Tách DNA (QIAamp DNA Minikit 50 hãng QIAGEN)
- Bƣớc 1: Nuôi cấy các chủng S. aureus (đã phân lập và giữ thuần trong
ống thạch mềm) ra 1 đĩa thạch thƣờng, để tủ ấm 37oC, trong 16-20 h.
- Bƣớc 2: Dùng que cấy lấy 1 ăng đầy vi khuẩn từ đĩa môi trƣờng thạch
thƣờng cho vào 1 eppendorf chứa 200 l dung dịch đệm PBS.
- Bƣớc 3: Trộn đều bằng máy Vortex cho đến khi sinh khối vi khuẩn
hòa tan để tạo thành huyền dịch trong PBS.
- Bƣớc 4: Hút 20l QIAGEN protease cho vào ống chứa dung dịch vi
khuẩn hòa tan.
- Bƣớc 5: Bổ sung 200l đệm AL và trộn đều mẫu bằng máy Vortex
trong 15 giây.
- Bƣớc 6: Ủ mẫu ở nhiệt độ 560C trong 10 phút.
- Bƣớc 7: Ly tâm nhanh ống chứa mẫu để đẩy phần dung dịch bám trên
nắp ống xuống phía dƣới.
- Bƣớc 8: Bổ sung 200l cồn (96-100%), trộn đều mẫu bằng vortex và
ly tâm nhanh ống chứa mẫu.
- Bƣớc 9: Cẩn thận chuyển hỗn dịch từ ống chứa mẫu sang cột QIAamp
Mini spin (ở trong 1 ống hứng 2ml) mà không làm ƣớt miệng cột. Đóng nắp,
ly tâm ở 6000xg (8000rpm) trong 1 phút. Chuyển cột QIAamp Mini spin
47
sang ống hứng 2ml sạch và loại bỏ ống hứng chứa phần dịch lọc.
- Bƣớc 10: Cẩn thận mở nắp cột QIAamp Mini spin và thêm vào 500 µl
Bufer AW1 mà không làm ƣớt miệng cột. Đóng nắp và ly tâm ở 6000xg (8000
rpm) trong 1 phút. Chuyển cột QIAamp Mini spin sang ống hứng 2ml sạch,
và loại bỏ ống hứng chứa phần dịch lọc.
- Bƣớc 11: Cẩn thận mở nắp cột QIAamp Mini spin và thêm vào 500µl
Buffer AW2 mà không làm ƣớt miệng cột. Đóng nắp và ly tâm ở tốc độ tối đa
(20000 xg; 14000rpm) trong 3 phút.
- Bƣớc 12: Chuyển cột QIAamp Mini spin vào ống hứng 2ml mới (không
đƣợc cung cấp) và loại bỏ ống hứng cũ chứa dịch lọc. Ly tâm ở tốc độ tối đa
trong 1 phút.
- Bƣớc 13: Chuyển cột QIAamp Mini spin sang tube 1,5ml sạch
(không đƣợc cung cấp) và loại bỏ ống hứng chứa dịch lọc. Cẩn thận mở
nắp cột QIAamp Mini spin và thêm vào 200 µl Buffer AE hoặc nƣớc cất.
Ủ ở nhiệt độ phòng (15 - 250C) trong 1 phút, và sau đó ly tâm ở 6000xg
trong 1 phút.
Để bảo quản lâu dài DNA, tách bằng Buffer AE và bảo quản ở -200C.
2.4.4.2. PCR xác định tính đa hình của gen coagulase (theo qui trình của
Goh và cộng sự) [50]
4 loại primer:
COAG1:5‟-ATACTCAACCGACGACACCG-3‟
COAG2: 5‟-CGAGACCAAGATTCAACAAG-3‟
COAG3: 5‟-AAAGAAAACCACTCACATCA-3‟
COAG4: 5‟-GATTTTGGATGAAGCGGATT-3‟
COAG1: trình tự mồi của gen coagulase ở vị trí nucleotide 1362 đến 1381
COAG2: trình tự mồi của gen coagulase ở vị trí nucleotide 1632 đến 1651
COAG3: trình tự mồi của gen coagulase ở vị trí nucleotide 2589 đến 2608
COAG4: trình tự mồi của gen coagulase ở vị trí nucleotide 2859 đến 2878
48
+ Quy trình PCR vòng 1: Các thành phần cho 1 phản ứng:
Nƣớc cất cho PCR
6,5 µl
PCR master mix (x2)
12,5 µl
Primer 1 COAG 1 (12,5 µM)
2,0 µl
Primer 2 COAG 4 (12,5 µM)
2,0 µl
DNA template
2,0 µl
Thể tích cuối cùng
25,0 µl
Chu kỳ nhiệt:
950C trong 5 phút
950C trong 30 giây
550C trong 2 phút
40 chu kỳ
720C trong 4 phút
720C trong 7 phút
Giữ ở 40C
+ Quy trình PCR vòng 2
Các thành phần cho 1 phản ứng:
Nƣớc cất cho PCR
7,5 µl
PCR master mix (x2)
12,5 µl
Primer 1 COAG 2 (12,5 µM)
2,0 µl
Primer 2 COAG 3 (12,5 µM)
2,0 µl
DNA template (sản phẩm của vòng 1)
1,0 µl
Thể tích cuối cùng
25,0 µl
Chu kỳ nhiệt:
950C trong 5 phút
950C trong 30 giây
550C trong 2 phút
40 chu kỳ
720C trong 4 phút
720C trong 7 phút
Giữ ở 40C
+ Điện di sản phẩm lần 1 và lần 2 để kiểm tra
49
- Điện di các sản phẩm sau khi chạy PCR trên gel agarose 1,5% (100 ml
dung dịch TAE cho 1,5 g thạch agarose) với dung dịch đệm là TAE.
- Chuẩn bị gel agarose 1,5 %: Đun sôi cho tan hoàn toàn agarose trong đệm
TAE bằng lò vi sóng. Đợi nhiệt độ gel hạ xuống 56-600C, đổ gel vào khay nhựa
điện di (6 x 5,5 cm hoặc 6 x 11 cm tuỳ theo số lƣợng mẫu cần điện di). Khay
đƣợc đặt thăng bằng trên mặt phẳng nằm ngang đã đặt sẵn lƣợc.
- Để gel đông lại (khoảng 30 phút ở nhiệt độ phòng), gỡ bỏ lƣợc, đặt bản gel
vào buồng điện di ngang sao cho chìm hẳn trong dung dịch đệm TAE.
- Dùng micropipette cho các sản phẩm PCR vào các giếng của bản gel. Với
các gel sử dụng răng lƣợc nhỏ, dùng 10 l sản phẩm PCR trộn đều với 2 l
loading dye.
- Điện di với hiệu điện thế 120V, cƣờng độ dòng điện 100 mA trong thời
gian 30 phút.
- Các mẫu thực nghiệm đƣợc điện di song song cùng với chứng.
- Luôn có thang DNA chuẩn để đối chiếu kết quả khi đọc.
+ Nhuộm DNA và đọc kết quả
- Bản gel sau khi điện di đƣợc ngâm trong dung dịch ethidium bromide 1%
pha trong nƣớc cất (trong 10 phút), sau đó vớt bản gel ra ngâm vào nƣớc cất 10
phút để khử ethidium bromide bám không đặc hiệu vào thạch. Sau khi nhuộm,
các vạch DNA trên bản gel sẽ phát sáng dƣới ánh đèn cực tím.
- Đọc kết quả bằng máy GelDoc (BioRad) với phần mềm chuyên dụng.
Chụp ảnh nếu có sản phẩm phù hợp.
+ Đo nồng độ DNA sản phẩm PCR 2
Đo mật độ sản phẩm PCR 2 bằng máy Spectrophotometer (Eppendorf,
Đức)
Tính ra nồng độ bằng ng/µl (nồng độ tối thiểu phải từ 10-50 ng/µl)
50
+ Cắt bằng enzyme AluI
Tiến hành cắt bằng enzyme AluI
Các thành phần tham gia phản ứng cắt như sau (theo quy trình của nhà
sản xuất):
-
Sản phẩm PCR vòng 2
10 µl
-
Nƣớc cất PCR
18 µl
-
10x Buffer
-
AluI
2 µl
1,5 µl
Trộn thật đều bằng pipette với đầu tip 10 µl, không để dính lên thành,
nếu dính thì ly tâm nhanh trong vòng 20 giây.
Để ở 370C trong 10 giờ (dùng block nhiệt) cho ổn định, phải theo dõi
nhiệt độ liên tục, không để mất điện
+ Điện di trên agarose 1,5%
+ Soi và chụp ảnh
+ Tiêu chuẩn phân loại S. aureus dựa vào tính đa hình của gen mã hóa
coagulase (theo nghiên cứu của Goh [50] và Su [113]).
Các genotype của S. aureus đƣợc xác định dựa vào:
-
Kích cỡ của băng DNA đƣợc cắt bằng enzyme AluI
-
Số lƣợng các đoạn DNA sau khi cắt
2.4.4.3. Kỹ thuật xác định các gen sinh độc tố ruột se.
- Các thành phần tham gia phản ứng ở các mẫu bệnh phẩm đƣợc chứa
trong ống nghiệm đều giống nhau, chúng chỉ khác nhau về primer.
- Luôn có chứng âm và chứng dƣơng đi kèm mẫu khi làm phản ứng để
kiểm tra kết quả
- Các thành phần tham gia phản ứng PCR (theo hƣớng dẫn của nhà sản
51
xuất Epicentre, Canada):
+ Nƣớc đã khử ion
7,5 µl
+ PCR master mix
12,5 µl
+ Mồi xuôi
1,0 µl
+ Mồi ngƣợc
1,0 µl
+ DNA khuôn mẫu
3,0 µl
Tổng cộng
25,0 µl
- Cho các tube vào máy PCR, thực hiện chu kỳ nhiệt phù hợp với từng
loại phản ứng PCR với từng đoạn DNA cần phát hiện.
+ Các cặp mồi xác định độc tố ruột của S. aureus (primers)
Bảng 2.1: Trình tự các mồi của các gen se [103]
Gene
Primer
Trình tự nucleotide
Kich cỡ
sản phẩm
Tác giả
SEA-1
SEA-2
tggaaacggttaaaacgaa
gaaccttcccatcaaaaaca
120 bp
Johnson et al.
(1991)
SEB-1
SEB-2
tcgcatcaaactgacaaacg
gcaggtactctataagtgcc
478 bp
Johnson et al.
(1991)
SEC-1
SEC-2
gacataaaagctaggaattt
aaatcggattaacattatcc
257 bp
Johnson et al.
(1991)
ctagtttggtaatatctcct
taatgctatatcttataggg
317 bp
sed
SED-1
SED-2
Johnson et al.
(1991)
aggttttttcacaggtcatcc
cttttttttcttcggtcaatc
209 bp
see
SEE-1
SEE-2
Merhotra et al.
(2000)
aagtagacatttttggcgttcc
agaaccatcaaactcgtatagc
287 bp
seg
SEG-1
SEG-2
Omoe et al.
(2002)
ggtgatattggtgtaggtaac
atccatattctttgcctttaccag
454 bp
sei
SEI-1
SEI-2
Omoe et
al.(2002)
SEJ-1
SEJ-2
catcagaactgttgttccgctag
ctgaattttaccatcaaaggtac
142 bp
Nashev et al.
(2004)
sea
seb
sec
sej
52
Bảng 2.2: Chu trình nhiệt của phản ứng PCR dùng cho các cặp mồi
SEA, SEB, SEC, SED, SEE, SIE, SEJ
TT
Các bƣớc
Nhiệt độ [0C]
Thời gian [phút]
1
Biến tính bƣớc đầu
94
5
2
Biến tính
94
2
3
Gắn mồi
50
0,5
4
Kéo dài
72
1
5
Lặp lại 30 lần từ bƣớc 2 đến
bƣớc 4
6
Kết thúc
72
5
7
Giữ sản phẩm
4
Bảng 2.3: Chu trình nhiệt của phản ứng PCR dùng cho các cặp mồi SEG
Các bƣớc
TT
Nhiệt độ [0C]
Thời gian [phút]
1
Biến tính bƣớc đầu
94
5
2
Biến tính
94
2
3
Gắn mồi
55
0.5
4
Kéo dài
72
1
5
Lặp lại 30 lần từ bƣớc 2 đến
bƣớc 4
6
Kết thúc
72
5
7
Giữ sản phẩm
4
53
- Điện di sản phẩm
+ Sau khi phản ứng PCR kết thúc, lấy 8µl sản phẩm để kiểm tra bằng
điện di gel agarose 1,2% (trong 250 ml dung dịch TBE 0,5X), đem đun sôi
bằng lò vi sóng, sau đó để nguội đến khoảng 500C thì đổ vào khuôn, bản gel
dày khoảng 1,5 cm). Sử dụng ladder 100bp, điện di trong 30 phút.
+ Bản gel sau khi chạy điện di nhuộm trong dung dịch Ethidium
bromide trong 4 phút, vớt ra ngâm vào nƣớc 1 phút, đọc và chụp ảnh.
2.4.5. Kỹ thuật sequencing xác nhận kết quả của phản ứng PCR
Do trong nghiên cứu này không có chứng dƣơng và chứng âm của nhà
sản xuất, vì vậy chúng tôi thực hiện thêm kỹ thuật Sequencing nhằm mục
đích xác nhận kết quả của phản ứng PCR. Sản phẩm PCR từ các chủng S.
aureus đƣợc giải trình tự là : 80M2 (sea), 103M2 (seb), 110M1 (sec), 65M3
(sed, see, seg), 7M2 (sei). Các chủng này đƣợc sử dụng nhƣ chứng dƣơng và
chứng âm là nƣớc cất.
+ Phản ứng sequencing
Bảng 2.4: Thành phần phản ứng đối với ống chuẩn
Thành phần
Thể tích
Big Dye 2,5X
4 µl
Big Dye Sequencing Buffer 5X
2 µl
Primer
4 µl
H2O
7 µl
DNA
3 µl
Tổng thể tích phản ứng
20µl
54
Hình 2.2: Kết quả giải trình tự gen sec
Chú thích: Chữ (A, T, G, C) là các loại nucleotide, số là vị trí các nucleotide.
Bảng 2.5: Thành phần phản ứng đối với các ống chứa mẫu
Thành phần
Số lƣợng
Big Dye 2,5X
4 µl
Big Dye Sequencing Buffer 5X
2 µl
Primer
1 µl
H2O
10 µl
DNA
3 µl
Tổng thể tích phản ứng
20 µl
55
+ Tinh sạch
- Cho 90µl Sam Solution + 20µl Big Dye X vào ống chứa sản phẩm
PCR sequence.
- Lắc kỹ hỗn hợp trong 30 phút.
- Ly tâm với tốc độc 1000 vòng/phút trong 2 phút.
Bảng 2.6: Chu trình nhiệt của phản ứng PCR sequence
Các bƣớc
TT
Nhiệt độ
[0C]
Thời gian
[giây]
1
Khởi đầu
96
60
2
Biến tính
96
1
3
Gắn mồi
50
5
4
Kéo dài
60
240
5
Lặp lại 25 lần từ bƣớc 2 đến bƣớc 3
6
Kết thúc
4
300
7
Giữ sản phẩm
4
+ Sequencing
- Hút 20µl chứng chuẩn cho vào giếng đầu, sau đó hút 20µl mẫu vào
mỗi giếng.
- Ghi sơ đồ và cho giếng chứa mẫu vào máy Sequencing để tiến hành
phân tích trình tự gen của các mẫu bằng cách đối chiếu với trình tự
nucleotide trong ngân hàng gene.
2.5. CÁCH KHỐNG CHẾ SAI SỐ
Tập huấn nhân viên xét nghiệm tham gia nghiên cứu, tập huấn thử
nghiệm, rút kinh nghiệm.
56
Thống nhất quy trình thực hiện, quy trình xét nghiệm ở các lần lấy mẫu
và xét nghiệm là nhƣ nhau.
Giải thích cho đối tƣợng tham gia nghiên cứu về tính bí mật thông tin cá
nhân, kết quả nghiên cứu không ảnh hƣởng đến quyền lợi và vị trí công việc
của họ nhằm tăng cƣờng ý thức tham gia nghiên cứu.
Thống nhất cách ghi chép, thu thập số liệu.
2.6. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KIỂU CÁCH MANG S. AUREUS
Tiêu chuẩn đánh giá kiểu cách mang S. aureus dựa vào sự có mặt của
vi khuẩn ở từng lần lấy mẫu ở mũi vì lỗ mũi là vị trí cƣ trú ổn định của vi
khuẩn này và ít chịu tác động của các yếu tố bên ngoài nhƣ tình trạng vệ
sinh. Đây là vị trí thích hợp đƣợc lựa chọn để nghiên cứu kinh điển về kiểu
cách cƣ trú của S. aureus [57], [90].
Bảng 2.7: Tiêu chuẩn xác định kiểu cách cư trú của S. aureus
Số lần lấy mẫu có S. aureus dƣơng tính
Kiểu cách cƣ trú
4 trong 4 lần xét nghiệm
Thƣờng xuyên
1 – 3 trong 4 lần xét nghiệm
Không thƣờng xuyên
0 trong 4 lần xét nghiệm
Không mang
2.7. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN CÁC XÉT NGHIỆM
- Từ tháng 7/2009 đến 3/2012
- Địa điểm: Bộ môn Vi sinh Trƣờng Đại học Y Hà Nội
Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Nhiệt đới Trung ƣơng
2.8. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ SỬ LÝ SỐ LIỆU
+ Các kết quả số liệu đƣợc xử lý bằng phầm mềm SPSS 16.
+ Test 2 đƣợc sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa hai tỷ lệ. Giá trị p <
57
0,05 đƣợc coi là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
2.9. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Các đối tƣợng tham gia tự nguyện, đƣợc tƣ vấn trƣớc và sau xét
nghiệm, đƣợc thông báo kết quả xét nghiệm cho từng cá nhân và tƣ vấn
phòng tránh lây nhiễm, vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc và chế biến thức ăn.
Kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, đảm
bảo bí mật cá nhân không ảnh hƣởng đến công việc và việc làm của đối
tƣợng tham gia nghiên cứu.
58
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TỶ LỆ MANG, KIỂU CÁCH CƢ TRÖ CỦA S. AUREUS
3.1.1. Một số đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 212 nhân viên làm việc tại 14
cơ sở dịch vụ ăn uống ở Hà Nội. Mỗi nhân viên đƣợc tiến hành lấy mẫu 4 lần
ở mũi và ở tay, mỗi lần cách nhau 1 tuần để xác định tỷ lệ mang và kiểu cách
cƣ trú của S. aureus. Thời gian thu thập mẫu nghiên cứu từ tháng 7/2009 đến
tháng 1/2011.
3.1.1.1. Phân bố đối tượng theo giới
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Giới
n
%
Nam
112
52,83
Nữ
100
47,17
Tổng số
212
100,00
Trong tổng số 212 nhân viên tham gia nghiên cứu, nam 112 ngƣời và
nữ 100 ngƣời. Tỷ lệ nam chiếm 52,83% và nữ 47,17%.
3.1.1.2. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
n
%
≤ 19
42
19,81
20-29
140
66,04
30-39
17
8,02
40-49
9
4,24
≥ 50
4
1,89
Tổng số
212
100,00
59
Bảng trên cho thấy phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nhóm tuổi.
Nhóm tuổi 20-29 chiếm tỷ lệ cao nhất 66,04%. Thứ hai là nhóm ≤ 19 tuổi
chiếm 19,81%. Tiếp theo thứ ba là nhóm 30-39 tuổi 8,02%. Nhóm 40-49 ở vị
trí thứ tƣ 4,24%. Cuối cùng là nhóm ≥ 50 với 1,89%.
3.1.1.3. Phân bố đối tượng theo vị trí làm việc
Bảng 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo vị trí làm việc
Vị trí làm việc
n
%
Chế biến
79
37,27
Phân phát
25
11,79
Phục vụ
102
48,11
Rửa
6
2,83
Tổng số
212
100,00
Vị trí làm việc có số nhân viên nhiều nhất là phục vụ bàn 102/212
(48,11%). Đứng thứ hai là nhân viên làm ở bộ phận chế biến (37,27%). Bộ
phận phân phát thức ăn có 25 nhân viên chiếm 11,79% ở vị trí thứ ba. Nhân
viên ở bộ phận rửa 6 ngƣời và chiếm tỷ lệ ít nhất (2,83%).
3.1.1.4. Phân bố đối tượng theo thâm niên công tác
Bảng 3.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thâm niên công tác
Thâm niên
n
%
< 1 năm
62
29,25
1-5 năm
30
14,15
Tổng số
212
100,00
60
Nhóm nhân viên có thâm niên từ 1 đến dƣới 2 năm đông nhất 66/212
ngƣời (31,13%). Thứ hai là nhóm có thâm niên công tác dƣới 1 năm
(29,25%). Nhóm có thâm niên 2-5 năm ở vị trí thứ ba (25,47%). Chiếm tỷ lệ
thấp nhất là nhóm nhân viên có thâm niên công tác trên 5 năm (15,15%).
3.1.2. Tỷ lệ mang S. aureus và một số yếu tố liên quan
3.1.2.1. Phân bố tỷ lệ phân lập được S. aureus ở các lần lấy mẫu
Bảng 3.5. Phân bố các chủng S. aureus theo các lần và vị trí lấy mẫu ở
53 nhân viên có mẫu dương tính
STT
Lần 1
Mũi
Tay
+
1
Lần 2
Mũi
Tay
Lần 3
Mũi
Tay
+
+
2
+
+
+
3
+
+
4
5
6
+
+
+
+
+
+
+
+
+
9
10
+
+
+
+
7
8
+
+
11
+
+
12
13
+
+
+
+
+
14
15
16
+
18
+
20
21
+
+
+
+
+
+
+
22
23
+
+
+
+
+
+
+
17
19
Lần 4
Mũi
Tay
+
+
+
+
+
+
+
61
STT
24
25
Lần 1
Mũi
Tay
Lần 2
Mũi
Tay
Lần 3
Mũi
Tay
+
+
+
26
27
+
+
+
28
+
29
30
+
+
+
31
32
+
+
+
+
33
+
34
35
Lần 4
Mũi
Tay
+
+
+
+
36
+
+
37
38
+
39
+
+
40
+
41
42
43
45
47
+
+
52
+
+
+
+
49
51
+
+
+
+
48
50
+
+
44
46
+
+
+
+
+
+
+
+
53
Ghi chú: +: phân lập đƣợc S. aureus
+
+
+
62
Bảng 3.5 cho ta thấy phân bố các chủng S. aureus trong 4 lần lấy mẫu
và các vị trí tƣơng ứng ở tay và ở mũi. 4 nhân viên mang S. aureus ở cả 4 lần
lấy mẫu là các nhân viên số 10, 13, 19, 21.
Bảng 3.6: Phân bố tỷ lệ mang S. aureus theo số lần lấy mẫu
Số lần lấy mẫu
n
%
1 lần
28
52,83
2 lần
16
30,19
3 lần
5
9,43
4 lần
4
7,55
Tổng
53
100,00
Trong tổng số 53 ngƣời mang vi khuẩn, tỷ lệ số ngƣời phát hiện mang 1
lần trong tổng số 4 lần lấy mẫu cao nhất 52,83%, mang 2 lần 30,19%, mang
3 lần 9,43%, mang cả 4 lần 7,55%.
Bảng 3.7: Phân bố tỷ lệ mang S. aureus ở các lần lấy mẫu
Lần lấy mẫu
n
%
Lần 1
20
37,74
Lần 2
19
35,85
Lần 3
9
16,98
Lần 4
5
9,43
Tổng
53
100,00
Sau mỗi lần lấy mẫu, số ngƣời mang S. aureus tăng dần. Ở lần 1 và
lần 2, số nhân viên đƣợc phát hiện đƣợc chiếm tỷ lệ cao hơn 37,74% và
35,85%, lần 3 chiếm 16,98%, lần 4 chiếm 9,43%.
63
3.1.2.2. Tỷ lệ mang S. aureus
25%
75%
Không mang S. aureus
Mang S. aureus
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ mang S. aureus
Trong tổng số 212 nhân viên các cơ sở dịch vụ ăn uống có 53 ngƣời
mang S. aureus chiếm tỷ lệ 25%. Tổng số có 101 chủng S. aureus phân lập
từ mũi và tay của nhân viên.
3.1.2.3 Tỷ lệ mang S. aureus theo giới
Bảng 3.8: Tỷ lệ mang S. aureus theo giới
Giới
Tình trạng
Tính
Nam
Nữ
chung
n
22
31
53
(%)
(19,64)
(31,00)
(25,00)
Không
n
90
69
159
mang
(%)
(80,36)
(69,00)
(75,00)
n
112
100
212
(%)
(100,00)
(100,00)
(100,00)
mang
Có mang
Tổng số
p
0,040,05.
3.1.2.5. Tỷ lệ mang S. aureus theo vị trí làm việc
Bảng 3.10: Tỷ lệ mang S. aureus theo vị trí làm việc
Vị trí làm việc
Tình trạng
Tính
Phân
phát
4
Phục vụ
Rửa
chung
n
Chế
biến
12
36
1
53
mang
(%)
(15,19)
(16,00)
(35,29)
(16,67)
(25,00)
Không
n
67
21
66
5
159
mang
(%)
(84,81)
(84,00)
(64,71)
(83,33)
(75,00)
Tổng
n
79
25
102
6
212
(%)
(100,00)
(100,00)
(100,00)
(100,00)
(100,00)
mang
Có
số
p
0,01
<
0,05
65
Tỷ lệ mang S. aureus ở nhóm nhân viên làm việc ở bộ phận phục vụ
bàn là cao nhất (chiếm 35,29%). Tiếp theo đó là các nhóm còn lại gần tƣơng
đƣơng nhau, bộ phận rửa (16,67%), bộ phận phân phát (16%), bộ phận chế
biến (15,19%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,01 0,05.
66
3.1.3. Tỷ lệ mang, kiểu cách cƣ trú S. aureus ở mũi và một số yếu tố
liên quan
3.1.3.1. Tỷ lệ mang và kiểu cách cư trú S. aureus ở mũi
1,42%
20,28%
78,3%
Không mang S. aureus
Mang S. aureus không thường xuyên
Mang S. aureus thường xuyên
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ mang và kiểu cách cư trú S. aureus ở mũi
Tỷ lệ mang S. aureus ở mũi là 21,7%, tỷ lệ mang không thƣờng xuyên
là 20,28% và mang thƣờng xuyên là 1,42%.
3.1.3.2. Tỷ lệ mang và kiểu cách cư trú S. aureus ở mũi theo giới
Tỷ lệ (%)
85,71
p < 0,05
90
70,00
80
70
60
50
29
40
30
12,5
20
1
1,79
10
0
Nam
Không mang
Mang không thường xuyên
Nữ
Mang thường xuyên
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ mang và kiểu cách cư trú S. aureus ở mũi theo giới
67
Tỷ lệ mang S. aureus không thƣờng xuyên ở nam 12,5%, tỷ lệ mang
thƣờng xuyên 1,79%. Ở nữ, tỷ lệ mang không thƣờng xuyên 29%, mang
thƣờng xuyên 1%. Tỷ lệ mang S. aureus không thƣờng xuyên ở nữ cao hơn ở
nam (29% và 12,5%). Tỷ lệ mang thƣờng xuyên ở nam cao hơn nữ (1,79%
và 1%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p
0,05
Tỷ lệ mang không thƣờng xuyên ở nhóm tuổi từ 20-29 tuổi chiếm
(22,86%). Vị trí thứ hai là nhóm tuổi từ 30-39 tuổi (17,65%). Nhóm tuổi từ
19 tuổi và ít hơn ở vị trí thứ ba (14,29%). Tỷ lệ mang S. aureus thƣờng
xuyên ở nhóm tuổi từ 30-39 tuổi cao nhất (5,88%), tiếp theo là nhóm tuổi từ
20-29 tuổi (1,43%). Nhóm tuổi từ 40-49 tuổi không có ngƣời mang S.
aureus. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
68
3.1.3.4. Tỷ lệ mang và kiểu cách cư trú S. aureus ở mũi theo vị trí làm việc
Tỷ lệ (%)
p < 0,05
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ mang và kiểu cách cư trú S. aureus ở mũi
theo vị trí làm việc
Tỷ lệ mang S. aureus không thƣờng xuyên ở mũi của nhóm nhân viên
là việc ở bộ phận phục vụ bàn cao nhất chiếm 29,41%. Sau đó là nhân viên ở
bộ phận rửa 16,67%, bộ phận phân phát là 16%. Thấp nhất là ở nhóm nhân
viên làm việc ở bộ phận chế biến chiếm 10,13%. Tỷ lệ mang thƣờng xuyên ở
2 nhóm nhân viên bộ phận phục vụ là 1,96% và bộ phận chế biến 1,27%. Sự
khác biệt về tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với p0,05.
Bảng 3.13: Tỷ lệ mang và kiểu cách cư trú S. aureus ở mũi theo thâm niên
công tác
Nhóm thâm niên
Kiểu cách cƣ
< 1 năm
trú
1-5 năm
chung
Không
n
51
53
38
24
166
mang
(%)
(82,26)
(80,30)
(70,37)
(80.00)
(78,30)
n
11
12
15
5
43
(%)
(17,74)
(18,19)
(27,78)
(16,67)
(20,28)
n
0
1
1
1
3
(%)
(0,00)
(1,52)
(1,85)
(3.33)
(1,42)
n
62
66
54
30
212
Không
thƣờng
xuyên
Thƣờng
xuyên
xuyên
Tổng số
p
0,4>0,05
(%) (100,00) (100,00) (100,00) (100,00) (100,00)
3.1.4. Tỷ lệ mang S. aureus ở tay và một số yếu tố liên quan
3.1.4.1. Tỷ lệ mang S. aureus ở tay tính chung
Bảng 3.14: Tỷ lệ mang S. aureus ở tay
Kiểu cách cƣ trú
n
%
Không mang
193
91,04
Mang không thƣờng xuyên
19
8,96
Tổng số
212
100,00
70
Tỷ lệ mang S. aureus ở tay chiếm 8,96%, không có ngƣời mang vi
khuẩn này thƣờng xuyên ở tay.
3.1.4.2. Tỷ lệ mang S. aureus ở tay theo giới
Nữ giới có tỷ lệ mang S. aureus ở tay cao hơn nam (11% so với 7,14%).
Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 3.15: Tỷ lệ mang S. aureus ở tay theo giới
Kiểu cách cƣ trú
Giới
Nam
Nữ
Tính
chung
p
Không mang
n
(%)
104
(92,86)
89
(89,00)
193
(91,04)
Không thƣờng
xuyên
n
(%)
8
(7,14)
11
(11,00)
19
(8,96)
Tổng số
n
(%)
112
(100,00)
100
(100,00)
212
(100,00)
0,3>0,05
3.1.4.3. Tỷ lệ mang S. aureus ở tay theo nhóm tuổi
Bảng 3.16: Tỷ lệ mang S. aureus ở tay theo nhóm tuổi
Kiểu cách
cƣ trú
Không
mang
Không
thƣờng
xuyên
Tổng số
n
Nhóm tuổi
Tính
≤19
20-29
30-39
40-49
≥50
chung
39
127
15
9
3
193
-
(91,04)
(%) (89,82) (90,71)
(88,24) (100,0)
p
n
3
13
2
0
1
19
0,6
(%)
(7,14)
(9,29)
(11,76)
(0,00)
-
(8,96)
>0,05
n
42
140
17
9
4
212
(100,00)
(100,00)
-
(100,00)
(%) (100,00) (100,00)
71
Tỷ lệ mang S. aureus ở tay cao nhất là nhóm từ 30-39 chiếm 11,76%.
Nhóm 20-29 tuổi 9,29% chiếm vị trí thứ hai, thấp nhất ở nhóm ≤ 19 tuổi
7,14%. Nhóm tuổi từ 40-49 không có ngƣời mang vi khuẩn này ở tay.
Nhóm từ 50 tuổi trở lên có 1 ngƣời mang S. aureus trong tổng số 4 ngƣời.
Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.1.4.4. Tỷ lệ mang S. aureus ở tay theo vị trí làm việc
Bảng 3.17: Tỷ lệ mang S. aureus ở tay theo vị trí làm việc
Vị trí làm việc
Kiểu cách
cƣ trú
Chế
Phân
Phục
biến
phát
vụ
Tính
Rửa
chung
p
Không
n
73
24
90
6
193
mang
(%)
(92,41)
(96,00)
(88,24)
-
(91,04)
n
6
1
12
0
19
0,4
(%)
(7,59)
(4,00)
(11,76)
-
(8,96)
>0,05
n
79
25
102
6
212
-
(100,00)
Có mang
Tổng số
(%) (100,00) (100,00) (100,00)
Nhân viên làm việc ở bộ phận phục vụ bàn có tỷ lệ mang S. aureus ở
tay cao nhất chiếm 11,76%. Sau đó là nhóm nhân viên ở bộ phận chế biến
7,59%. Nhân viên ở bộ phận phân phát đứng thứ 3 với tỷ lệ mang là 4%. Bộ
phận rửa không có nhân viên nào mang vi khuẩn này ở tay. Sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.1.4.5. Tỷ lệ mang S. aureus ở tay theo thâm niên công tác
Nhân viên mới thâm niên từ 1 đến dƣới 2 năm có tỷ lệ mang S. aureus
không thƣờng xuyên ở tay cao nhất 15,15%, tiếp theo là nhóm nhân viên
thâm niên 2-5 năm 7,41%. Nhân viên có thâm niên trên 5 năm chiếm tỷ lệ
72
6,67%. Thấp nhất là nhân viên có thâm niên dƣới 1 năm 4,84%. Sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 3.18: Tỷ lệ mang S. aureus ở tay theo thâm niên công tác
Nhóm thâm niên
Kiểu cách cƣ
Tính
0,05
n
62
66
54
30
212
Không
thƣờng
xuyên
Tổng
số
(%) (100,00) (100,00) (100,00) (100,00) (100,00)
3.1.5. Tỷ lệ mang S. aureus ở mũi và tay
Bảng 3.19: Tỷ lệ mang S. aureus ở mũi và tay
Kiểu cách cƣ trú
Không mang
Mang không thƣờng xuyên
Tổng số
n
%
203
95,75
9
4,25
212
100,00
Số ngƣời mang S. aureus không thƣờng xuyên cả ở mũi và cả ở tay có
số lƣợng ít 9/212 ngƣời chiếm 4,25%. Không có ngƣời mang thƣờng xuyên
vi khuẩn này cả ở 2 vị trí.
73
3.1.6. Tỷ lệ mang S. aureus ở mũi hoặc tay và một số yếu tố liên quan
3.1.6.1. Tỷ lệ mang chung S. aureus ở mũi hoặc tay
Tỷ lệ ngƣời mang S. aureus không thƣờng xuyên ở tay hoặc mũi là
23,1% (49/212). Tỷ lệ ngƣời mang S. aureus thƣờng xuyên ở tay hoặc mũi là
1,89% (4/212). Tỷ lệ mang S. aureus cả thƣờng xuyên và không thƣờng
xuyên ở mũi và/ hoặc tay là 25%.
Bảng 3.20: Tỷ lệ mang S. aureus ở mũi hoặc tay tính chung
Kiểu cách cƣ trú
n
%
Không mang
159
75,00
Không thƣờng xuyên
49
23,11
Thƣờng xuyên
4
1.89
212
100,00
Tổng số
3.1.6.2. Tỷ lệ mang S. aureus ở mũi hoặc tay theo nhóm tuổi
Bảng 3.21: Tỷ lệ mang S. aureus ở mũi hoặc tay theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Kiểu cách cƣ
trú
≤19
20-29
n
33
102
(%)
(78,57)
n
Không
mang
Không
thƣờng
xuyên
Thƣờng
xuyên
Tổng số
30-39
40-49
≥50
Tính
chung
13
9
2
159
(72,86)
(76,47)
(100,0)
-
(75,00)
9
36
2
0
2
49
(%)
(21,43)
(25,71)
(11,76)
(0,00)
-
(23,11)
0,043
n
0
2
2
0
0
4
[...]... Staphylococcus aureus ở nhóm ngƣời làm việc tại một số cơ sở dịch vụ ăn uống với hai mục tiêu sau: 1 Xác định tỷ lệ mang, kiểu cách cư trú của S aureus ở mũi và tay của nhóm người làm việc tại một số cơ sở dịch vụ ăn uống tại Hà Nội 2 Xác định sự phân bố, tính đa hình của gen mã hóa coagulase và gen mã hóa độc tố ruột của các chủng S aureus phân lập được 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 VI HỆ Ở NGƢỜI BÌNH... chung mang gen mã hóa độc tố ruột của S aureus 79 Bảng 3.27: Phân bố các chủng S aureus mang gen độc tố ruột ở mũi và ở tay 81 Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu tỷ lệ mang S aureus ở tay nhân viên cơ sở dịch vụ ăn uống của một số tác giả 98 Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu genotype gen mã hóa coagulase của một số tác giả 104 Bảng 4.3: Kết quả nghiên cứu gen độc tố ruột ở S aureus của một... thức ăn luôn là nguồn gây ô nhiễm S aureus trong quá trình chế biến, sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản thực phẩm [15] Ở nƣớc ta đã có nhiều nghiên cứu về vai trò gây bệnh và tính kháng thuốc của S aureus nhƣng chƣa có nghiên cứu về kiểu cách cƣ trú và rất ít nghiên cứu về gen độc lực của vi khuẩn này Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài „ Xác định kiểu cách cƣ trú và gen độc lực của Staphylococcus. .. bố tỷ lệ các chủng S aureus theo số lƣợng các gen mã hóa độc tố ruột của một số nghiên cứu 113 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ mang S aureus 63 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ mang và kiểu cách cƣ trú S aureus ở mũi 66 Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ mang và kiểu cách cƣ trú S aureus ở mũi theo giới 66 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ mang và kiểu cách cƣ trú S aureus ở mũi theo vị trí làm việc 68 Biểu... trong việc gây bệnh [101] 1.5 CÁC GEN ĐỘC LỰC CỦA S AUREUS Các yếu tố độc lực của S aureus đƣợc kiểm soát bởi các gen trên nhiễm sắc thể hoặc plasmid Chúng góp phần quan trọng vào cơ chế bệnh 17 sinh của vi khuẩn này Tuy nhiên, cho tới nay, ngƣời ta vẫn chƣa biết một cách chắc chắn về gen nào hoặc tổ hợp các gen nào đóng vai trò quyết định trong cơ chế nhiễm trùng của S aureus hoặc là đích tác động của. .. thực phẩm có căn nguyên là vi khuẩn S aureus là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất Độc tố ruột của S aureus là nguyên nhân gây nên ngộ độc thức ăn Trên thế giới và ở Việt Nam các vụ ngộ độc thực phẩm do S aureus hay gặp và có quy mô thành vụ ngộ độc tập thể Các vụ ngộ độc thực phẩm có căn nguyên là S aureus chiếm 16% tổng số, 25,6% ca bệnh và 17,5% ca nhập viện của các vụ ngộ độc thực phẩm,... vật thƣờng trú có sự ổn định tƣơng đối về chủng loại và tƣơng quan số lƣợng (mật độ) giữa chúng, tùy thuộc vào vị trí cƣ trú và lứa tuổi của chủ thể Các vi sinh vật tạm trú có nguồn gốc từ môi trƣờng, chúng cƣ trú trên da và niêm mạc từ vài giờ, vài ngày đến vài tuần, chúng không có sự ổn định về chủng loại và tƣơng quan số lƣợng và không trở thành thƣờng trú Bình thƣờng các vi sinh vật tạm trú không... (A Mô hình gen coagulase B Vị trí của gen mã hoá coagulase trên nhiễm sắc thể của S aureus) 19 Việc phân loại các genotype của S aureus dựa vào tính đa hình của gen mã hóa coagulase có ƣu điểm đơn giản, nhanh, có khả năng phân loại chính xác các chủng S aureus dựa vào các mảnh DNA đƣợc cắt bằng enzyme AluI [122] Việc phân loại này có thể đƣợc ứng dụng trong xác định dịch tễ học phân tử và phân loại... thƣờng và trên nhóm ngƣời mang S aureus ở mũi 10 Hình 1.3: Các yếu tố độc lực của Staphylococcus aureus 13 Hình 1.4: Cấu trúc của gen mã hoá coagulase và vị trí của nó trên nhiễm sắc thể 18 Hình 1.5: So sánh vị trí cắt của AluI giữa chủng S aureus A và chủng S aureus B, vị trí gắn của các primer 1, 2, 3, 4, trong phản ứng PCR 19 Hình 1.6: Vị trí nhiễm trùng và các bệnh do S aureus. .. càng trở nên cần thiết [70] 8 S aureus là thành viên của hệ vi khuẩn ở ngƣời Khoảng 20 - 30% ngƣời khoẻ mạnh mang S aureus S aureus đƣợc phát hiện thấy ở nhiều vùng của cơ thể nhƣ da ở vùng cổ, ngực, bụng, bàn tay và một số hốc tự nhiên trên cơ thể Vị trí cƣ trú hay gặp nhất của S aureus là lỗ mũi trƣớc [5] Các công trình nghiên cứu sau này cho thấy, các chủng S aureus cƣ trú ở mũi và các chủng S aureus ... cứu gen độc lực vi khuẩn Vì tiến hành nghiên cứu đề tài „ Xác định kiểu cách cƣ trú gen độc lực Staphylococcus aureus nhóm ngƣời làm việc số sở dịch vụ ăn uống với hai mục tiêu sau: Xác định. .. tỷ lệ mang, kiểu cách cư trú S aureus mũi tay nhóm người làm việc số sở dịch vụ ăn uống Hà Nội Xác định phân bố, tính đa hình gen mã hóa coagulase gen mã hóa độc tố ruột chủng S aureus phân lập... Tình trạng mang S aureus nhân viên nhà hàng, ngƣời làm sở dịch vụ ăn uống, chế biến tiếp xúc với thức ăn nguy tiềm ẩn gây nên vụ dịch ngộ độc thức ăn S aureus ô nhiễm thức ăn nhƣ thịt, trứng,