Ngộ độc thực phẩm do S. aureus là vấn đề nan giải ở nhiều nƣớc trên thế giới. Nhiều vụ dịch ngộ độc tập thể lớn gây nên thiệt hại nặng nề về cả sức khỏe và kinh tế. Năm 1968 tại một trƣờng học ở Mỹ có 1300 trẻ em ngộ độc do ăn salat làm từ thịt gà nhiễm vi khuẩn. Năm 2000 tại Osaka, Nhật có 13420 ngƣời ngộ độc do uống sữa ít chất béo nhiễm S. aureus. Tại Pháp năm 2008 có 47 ngƣời ngộ độc trong đám cƣới do ăn thịt nhiễm S. aureus [61]. Tình trạng mang S. aureus ở những nhân viên nhà hàng, những ngƣời làm trong cơ sở dịch vụ ăn uống, chế biến và tiếp xúc với thức ăn là nguy cơ tiềm ẩn gây nên các vụ dịch ngộ độc thức ăn. S. aureus có thể ô nhiễm thức ăn nhƣ thịt, trứng, sữa qua động vật mang vi khuẩn này khi chúng bị bệnh nhiễm trùng, viêm tuyến vú [95]. Tuy nhiên, nguồn gây ô nhiễm chính S. aureus vào thực phẩm lại là con ngƣời chiếm đến 84% các vụ dịch ngộ độc thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, tiếp xúc với thức ăn. S. aureus
ô nhiễm thực phẩm thông qua tiếp xúc nhƣ bàn tay ngƣời, vết thƣơng ở tay, da, tóc, mụn nhọt, áp xe hoặc qua đƣờng hô hấp nhƣ ho, xì mũi, hắt hơi [76]. Ngày nay, với kỹ thuật PFGE chúng ta xác định đƣợc nguồn gốc các chủng, căn nguyên các vụ ngộ độc thực phẩm. Chủng phân lập trong các vụ dịch có chung nguồn gốc với chủng từ nhân viên chế biến thực phẩm. Chính vì vậy, nhân viên này là nguồn lây nhiễm vi khuẩn [123].
Tỷ lệ mang vi khuẩn ở nhóm nhân viên tiếp xúc với thực phẩm khoảng 20 - 40% theo nhiều nghiên cứu khác nhau [46], [67]. Các chủng S. aureus phân lập đƣợc từ nhân viên nhà ăn cũng cho thấy có tỷ lệ kháng kháng sinh và chứa các gen độc lực nhƣ các gen độc tố ruột se: sea, seb, sec, sed, see…(80 - 90%) [42].
Những nghiên cứu cho thấy ở ngƣời bình thƣờng có khoảng 20% (dao động từ 12 - 30%) mang S. aureus thƣờng xuyên, 30% mang không thƣờng xuyên (16 - 70%) và 50% (16 - 69%) không mang S. aureus [57]. Tiêu chuẩn đánh giá kiểu cách cƣ trú vi khuẩn dựa vào sự có mặt của S. aureus ở từng lần lấy bệnh phẩm ở mũi vì lỗ mũi là vị trí cƣ trú ổn định của vi khuẩn này và ít chịu tác động của các yếu tố bên ngoài nhƣ tình trạng vệ sinh. Đây là vị trí thích hợp đƣợc lựa chọn để nghiên cứu kinh điển về tình trạng mang và kiểu cách cƣ trú S. aureus [119]. Nghiên cứu của Nouwen và cộng sự, so sánh giữa lấy mẫu 12 lần và 2 lần ở mũi, mỗi lần cách nhau 1 tuần để xác định kiểu cách cƣ trú của S. aureus. Kết quả cho thấy tỷ lệ mang thƣờng xuyên lần lƣợt là 29% và 30%, không thƣờng xuyên là 31% và 16% và không mang là 40% và 54%. Nếu nghiên cứu kéo dài thì tỷ lệ mang không thƣờng xuyên sẽ tăng lên và tỷ lệ mang thƣờng xuyên sẽ giảm đi. Số lần lấy mẫu tối thiểu là 3 - 4 lần để xác định là mang thƣờng xuyên [90]. Một số nghiên cứu khác cho thấy lấy mẫu 2 lần mỗi lần cách nhau 1-2 tuần là thích hợp để xác định kiểu cách cƣ trú [68], [91].
Theo những nghiên cứu điều tra ngang thì tỷ lệ mang S. aureus
khoảng 27% từ năm 2000. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ 35% ở những nghiên cứu trƣớc từ năm 1934. Điều này có thể giải thích đƣợc là do những thay đổi tốt hơn về vệ sinh cá nhân, về kinh tế xã hội và gia đình ít thành viên hơn [57].
Các nghiên cứu trên nhân viên làm việc tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, chế biến và tiếp xúc với thức ăn đã đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tỷ lệ mang và đặc điểm cƣ trú và các gen độc tố ruột của S. aureus trên nhóm đối tƣợng này có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng chống, kiểm soát các vụ ngộ độc thực phẩm [62]. Nghiên cứu của Jonge ở Hà Lan năm 2010 cho thấy tỷ lệ mang S. aureus ở mũi và tay của nhân viên nhà ăn là 33% và tỷ lệ này ở ngƣời bình thƣờng khỏe mạnh ở Hà Lan là 30% [67]. Kết quả của một nghiên cứu khác cùng năm của Borges tại Brazil ở nhân
viên chế biến thức ăn về tỷ lệ mang là ở mũi 14,7%, ở cả tay và mũi là 1,4% [37].
Nghiên cứu tỷ lệ trên tay nhân viên nhà ăn cho kết quả dao động khác nhau từ 2-20%. Tỷ lệ mang vi khuẩn này ở tay nhân viên làm việc trong quán cà phê sinh viên ở các trƣờng đại học của Gashaw Andargie năm 2008 tại Ethiopia [47] và của Soares M.J. trên nhân viên bếp ăn tại bệnh viện và trong cộng đồng năm 1997 tại Brazil là 16,5% [110]. Nghiên cứu khác của Borges J. Liana tại Brazil ở nhân viên chế biến thức ăn năm 2010 là 2,9% [37] và của Johan N. Bruun năm 1973 là 10,2% [66]. Sospedra và cộng sự năm 2012 tại Tây Ban Nha nghiên cứu 53 chủng S. aureus từ nhân viên nhà ăn cho thấy tỷ lệ mang vi khuẩn này ở tay là 8,4% [111].
Khi nghiên cứu về mối liên quan giữa kích ứng mũi và mang S. aureus
ở mũi, Wertheim và cộng sự nhận thấy 71,4% những ngƣời có kích ứng mũi mang S. aureus đối lại với 40% mang S. aureus ở những ngƣời không bị kích ứng mũi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,023. Nhƣ vậy kích ứng mũi đóng vai trò quan trọng của mang vi khuẩn này ở mũi [124].
Các gen độc lực giúp S. aureus sản xuất ra các độc tố gây ra các tình trạng nhiễm trùng khác nhau trên lâm sàng [79]. Nghiên cứu của Jana Maslankova và cộng sự trên các gen sea, seb, sec, sed, see, tst-1, eta, etb, cna, spa cho thấy 75% các chủng S. aureus có chứa một trong các gen độc tố trên [84]. Một nghiên cứu khác cho thấy, 64% (101/157) số chủng S. aureus
phân lập từ tủ lạnh của các hộ gia đình ở Irland có ít nhất 2 trong số những gen qui định độc tố ruột kể trên. Nghiên cứu của Morandi tại Italy xác định 16 genotype khác nhau của gen coa ở 25 chủng S. aureus [86]. Xác định căn nguyên và nguồn gốc của các vụ ngộ độc thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong công tác giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm. Wei H.L và cộng sự tại Đài Loan năm 2002 ứng dụng kỹ thuật PFGE xác định chủng S. aureus phân
lập đƣợc trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân ngộ độc thực phẩm và chủng
S. aureus phân lập đƣợc từ bàn tay bị nhiễm trùng của nhân viên nhà ăn có cùng nguồn gốc và đã xác định nguồn lây nhiễm là nhân viên của cơ sở dịch vụ ăn uống [123].
Theo nghiên cứu của Kerouanton A. năm 2006 tại Pháp 84% các vụ ngộ độc thức ăn do S. aureus có nguồn gốc từ ngƣời và 16% từ chim và các vật chủ khác không rõ nguồn gốc. Các chủng này đều mang gen độc tố ruột
se [72]. Nghiên cứu của Edet E. Udo năm 2009 trên 200 nhân viên nhà hàng tại Kuwait cho thấy tỷ lệ mang gen độc tố ruột là 71% [42]. Một nghiên cứu khác của Zschock tại Đức trên các gen từ sea đến sej cho thấy 58,7% số chủng mang ít nhất 1 gen độc tố ruột nói trên [131], Fueyo J. M năm 2001 tại Tây Ban Nha cho thấy 28% các chủng phân lập từ ngƣời mang vi khuẩn này mang gen độc tố ruột se [45].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới xác định tính đa hình của gen mã hóa coagulase. Đa phần các kết quả cho thấy có một hoặc vài genotype chiếm ƣu thế so với đa số các genotype khác của gen coagulase trong số các chủng nghiên cứu. Các nghiên cứu về các gen độc tố ruột có ngày càng đƣợc quan tâm. Bên cạnh những gen độc tố ruột cổ điển, ngày càng phát hiện nhiều gen độc tố ruột mới. Trên một chủng S. aureus phần lớn mang hai loại hoặc nhiều hơn gen độc tố ruột [75].