Theo kết quả nghiên cứu của một nhóm tác giả Mỹ, tỷ lệ mang S. aureus
trong mũi khác nhau ở mỗi quần thể, trung bình khoảng từ 20 - 25%. Các nhà nghiên cứu đã tìm đƣợc mối liên hệ giữa việc mang S. aureus ở mũi và sự xuất hiện nhiễm khuẩn sau đó trên những bệnh nhân có chạy thận nhân tạo hoặc phải phẫu thuật. Kết quả điều tra cho thấy những ngƣời mang S. aureus ở mũi sẽ tăng từ 2-10 lần nguy cơ nhiễm khuẩn [90].
Bảng 3.6 cho thấy sự phân bố tỷ lệ phân lập đƣợc S. aureus của 53 nhân viên theo số lần lấy mẫu. Tỷ lệ phân lập đƣợc vi khuẩn này 1 lần trong 4 lần lấy mẫu chiếm đa số 52,83%, tỷ lệ phân lập đƣợc vi khuẩn cả 4 lần trong 4 lần lấy mẫu là 5,66%. Tỷ lệ này giảm dần theo số lần lấy mẫu. Kết quả này cho thấy S. aureus cƣ trú không thƣờng xuyên trên cơ thể ngƣời. Tỷ
lệ phân lập đƣợc vi khuẩn với tần xuất thấp cao hơn tỷ lệ phân lập đƣợc vi khuẩn với tần suất cao hơn.
Tỷ lệ phân lập đƣợc S. aureus sau 1 lần lấy mẫu là cao nhất chiếm 37,74%. Kết quả ở bảng 3.7 cho chúng ta thấy lấy mẫu càng nhiều lần thì càng tăng khả năng phân lập đƣợc vi khuẩn càng cao, tuy nhiên tỷ lệ phát hiện ở những lần lấy mẫu sau thấp hơn những lần lấy mẫu trƣớc. Ở lần lấy mẫu thứ tƣ phát hiện 9,4% ngƣời mang vi khuẩn. Điều này có nghĩa nếu chúng ta tiếp tục lấy mẫu những lần tiếp theo thì khả năng phát hiện ngƣời mang S. aureus sẽ tăng lên. Tuy vậy, lấy mẫu nhiều lần gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Vì vậy tùy theo mục đích nghiên cứu mà chúng ta lựa chọn số lần lấy mẫu cho phù hợp.
Trong nghiên cứu này, nếu chỉ tính sự có mặt hay không có mặt của S. aureus ở nhân viên thì tỷ lệ ngƣời mang S. aureus tính chung là 25%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Bustan M. A. là 26,6% trên 500 nhân viên nhà hàng ở Kuwait [30]. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Jonge ở Hà Lan năm 2010, tỷ lệ mang S. aureus ở mũi và tay là 33% [67], của Borges Liana J. trên những ngƣời có tiếp xúc với thực phẩm năm 2010 tại Brazil (36%) [37]. Oteri trong nghiên cứu của mình cho thấy không có bằng chứng nhân viên làm việc ở các cơ sở dịch vụ ăn uống có tỷ lệ mang S. aureus cao hơn so với các nhóm đối tƣợng khác [96]. Phƣơng pháp nghiên cứu của chúng tôi xác định tỷ lệ mang S. aureus sau 4 lần lấy mẫu, vì vậy tỷ lệ mang cũng sẽ cao hơn so với các nghiên cứu khác chỉ lấy mẫu 1 lần.
Tỷ lệ mang S. aureus trong nghiên cứu của chúng tôi 25% nằm trong khoảng giới hạn bình thƣờng (16-70%) nhƣng nguy cơ lan truyền S. aureus
ra cộng đồng và thức ăn luôn tiềm ẩn. Vì vậy tuân thủ những biện pháp vệ sinh cá nhân, quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh tay, đội mũ, đeo
khẩu trang và mang găng tay đúng lúc và đúng chỗ trong quá trình chế biến thức ăn là rất cần thiết [57].
Nghiên cứu khác của Bischoff và cộng sự ở phía bắc Carolina trên 450 sinh viên cho thấy tỷ lệ, mang S. aureus là 29% [36]. Theo nghiên cứu của Kalsoom Farzana và cộng sự tỷ lệ mang S. aureus ở nhân viên y tế làm việc trên 2 năm là 37%, ở bác sỹ cao hơn y tá [70].
Nguyễn Thị Lai và Lê Kinh Duệ nghiên cứu sự cƣ trú của S. aureus
trên bệnh nhân viêm da cơ địa cho thấy, S. aureus có ở tổn thƣơng (85,7%). Tỷ lệ này càng cao khi tổn thƣơng càng nặng. Tỷ lệ mang vi khuẩn này ở da lành của bệnh nhân viêm da cơ địa là 40%. Tỷ lệ mang vi khuẩn này trên da ở nhóm ngƣời bình thƣờng là 6,7%. Ở vùng da tổn thƣơng có tiết dịch, tỷ lệ mang S. aureus là 100%, tại tổn thƣơng da không tiết dịch tỷ lệ là 66,7%. Sự suy giảm miễn dịch tế bào ở bệnh nhân viêm da cơ địa làm tăng nhiễm S. aureus ở tổn thƣơng da, chính vì vậy trên những đối tƣợng bệnh nhân này cần kiểm soát sự hiện diện của S. aureus. Vi khuẩn này có vai trò làm vƣợng bệnh và kéo dài bệnh nên trong phác đồ điều trị cần có kháng sinh [16].
4.1.2.1. Tỷ lệ mang S. aureus theo giới
Trong nghiên cứu của chủng tôi trên 212 nhân viên làm việc tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, tỷ lệ mang S. aureus theo giới là khác nhau, nam (19,64 %) và nữ (31%). Tỷ lệ mang S. aureus ở tay trên nhân viên y tế nam (57,4%), nữ (43%) [70].
4.1.2.2. Tỷ lệ mang S. aureus theo nhóm tuổi
Tỷ lệ mang vi khuẩn khác nhau theo lứa tuổi. Trẻ em có tỷ lệ mang S. aureus thƣờng xuyên cao hơn ngƣời lớn. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo lứa tuổi, khoảng 45% trong 8 tuần đầu và 21% khi 6 tháng, khoảng 70% trẻ sơ sinh có mang vi khuẩn này [89]. Tỷ lệ này tăng ở lứa tuổi thanh niên 20 tuổi và giảm dần ở lứa tuổi 30 trở lên [57]. Kết quả nghiên cứu của Juliana Lamaro-
Cardoso trên trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi ở Brazil có tỷ lệ mang S. aureus 31,1% [69]. Nghiên cứu trên trẻ em của Ashish Pathak và cộng sự cho thấy tỷ lệ mang S. aureus ở mũi của trẻ từ 1 - 5 tuổi là 6,3%. Một nghiên cứu khác của Muge trên trẻ em trƣớc tuổi đến trƣờng từ 5 - 7 tuổi cho thấy tỷ lệ này là 18% [92]. Những nghiên cứu về tỷ lệ mang vi khuẩn này ở Ấn Độ bằng kỹ thuật nuôi cấy S. aureus cho thấy ở trẻ từ 5 - 15 tuổi thấp khoảng 16% nhƣng khi ứng dụng kỹ thuật PCR thì tỷ lệ phát hiện cao hơn 52,5% [97]. Nghiên cứu của MA Halablab và cộng sự ở Lebanon trên cộng đồng cho thấy tỷ lệ mang S. aureus ở ngƣời từ 6 - 65 tuổi là 38,4%. Trong đó trẻ em từ 6 - 10 tuổi là 57,1% [53].
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ mang S. aureus theo nhóm tuổi có khác nhau. Tỷ lệ mang cao nhất ở nhóm từ 20-29 tuổi (27,14%), nhóm từ 30-39 tuổi (23,53%) và nhóm nhỏ hơn 18-19 tuổi (21,43%). Nhóm 50 tuổi trở lên có 2/4 ngƣời mang S. aureus. Tuy nhiên, số lƣợng nhân viên ở nhóm tuổi này ít nên tỷ lệ mang này không phản ánh đƣợc tình hình mang nói chung. Tỷ lệ này phù hợp với kết quả của nghiên cứu khác trên đối tƣợng khỏe mạnh 27% (sinh viên và ngƣời bình thƣờng) [57].
4.1.2.3. Tỷ lệ mang S. aureus theo vị trí làm việc
Tỷ lệ mang S. aureus ở nhóm nhân viên làm việc ở bộ phận phục vụ bàn là cao nhất (35,29%). Đây là nhóm nhân viên có cơ hội tiếp xúc với nhiều ngƣời và có khả năng di chuyển cao. Tỷ lệ mang vi khuẩn cao ở nhóm đối tƣợng này là nguy cơ phát tán nguồn vi khuẩn ra môi trƣờng ngoài cũng nhƣ nguồn lan truyền từ ngƣời sang ngƣời. Đồng thời, tỷ lệ cao có thể cũng là kết quả của tính chất công việc do tiếp xúc với nhiều ngƣời và môi trƣờng xung quanh. Kết quả nghiên cứu này cũng là một bằng chứng cho thấy tính chất nghề nghiệp, công việc cũng là yếu tố làm tăng khả năng mang S. aureus. Tỷ lệ mang ở các nhóm còn lại gần nhƣ tƣơng đƣơng: ở bộ phận rửa
(16,67%), bộ phận phân phát thức ăn (16%), bộ phận chế biến (15,19%). Nhóm nhân viên này làm việc tại vị trí cố định, ít di chuyển. Sự khác biệt về tỷ lệ mang vi khuẩn này giữa nhóm nhân viên làm việc ở bộ phận phục vụ bàn và các nhóm khác có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
4.1.2.4. Tỷ lệ mang S. aureus theo thâm niên công tác
Tỷ lệ mang S. aureus ở nhóm nhân viên có thâm niên từ 2-5 năm là cao nhất (31,48%). Những nhân viên này làm việc ổn định thƣờng xuyên của các nhà hàng và thƣờng không thuyên chuyển công việc. Tỷ lệ mang vi khuẩn ở nhóm nhân viên có thâm niên từ 1 đến dƣới 2 năm (24,24%). Nhóm nhân viên có thâm niên dƣới 1 năm đứng thứ ba (22,58%). Nhân viên là việc lâu năm khả năng tiếp xúc với nhiều ngƣời và vi khuẩn nhiều hơn những nhân viên có thâm niên ít vì vậy khả năng mang vi khuẩn cao hơn. Tuy nhiên nhóm trên 5 năm có số lƣợng ít (30 ngƣời) khoảng một nửa so với các nhóm khác.
Những ngƣời mắc bệnh về da hoặc có hoạt động thể lực làm tăng chức năng bài tiết của da nhƣ vận động viên thể thao liên quan đến tỷ lệ mang S. aureus cao. Có nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ mang S. aureus khác nhau theo chủng tộc, ví dụ nhƣ tỷ lệ mang cao ở những ngƣời da trắng, ở đàn ông cao hơn phụ nữ, và phụ thuộc vào lứa tuổi. Những ngƣời có bệnh mạn tính nhƣ đái đƣờng, suy thận, bệnh về gan, bệnh nhân nhiễm HIV, bệnh nhân có bệnh ngoài da, béo phì có tỷ lệ mang S. aureus cao hơn ngƣời khỏe mạnh bình thƣờng. Không có mối liên quan giữa tỷ lệ mang theo mùa, nhiệt độ, độ ẩm. Những ngƣời hút thuốc lá có tỷ lệ mang S. aureus thấp hơn những ngƣời hút thuốc bị động. Nguyên nhân của sự khác biệt này vẫn chƣa rõ [57].