Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
0,97 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THÚY MƠ
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
HUỲNH ANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301
Cần Thơ - 2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THÚY MƠ
MSSV: LT11321
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
HUỲNH ANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
ThS LÊ TÍN
Cần Thơ - 2013
LỜI CẢM TẠ
Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Ban
chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Cần Thơ đã tạo
điều kiện để em có thể thực hiện bài luận văn tốt nghiệp này.
Sau đó em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô, đặc biệt
là khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trƣờng Đại học Cần Thơ đã trang bị cho
em đầy đủ kiến thức trong những năm qua, cũng nhƣ đã nhiệt tình hƣớng dẫn
trong suốt thời gian thực tập với đề tài luận văn tốt nghiệp là “Phân tích tình
hình hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Xây lắp điện công nghiệp
Huỳnh Anh”.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Lê Tín đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ
để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình trong suốt thời gian thực
hiện luận văn này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, Cô, Chú, Anh, Chị
công tác tại Công ty TNHH Xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh, đặc biệt là
Anh, Chị Bộ phận kế toán đã nhiệt giúp đỡ và hƣớng dẫn em tận tình, tạo điều
kiện để em có thể tiếp xúc công việc ngoài thực tế.
Mặt dù đƣợc sự giúp đỡ và hƣớng dẫn từ các Thầy Cô ở trƣờng và các
Anh Chị trong công ty nhƣng do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu
chƣa sâu nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận đƣợc sự thông cảm và chỉ bảo thêm của Qúy Thầy Cô và ban lãnh đạo
Công ty để giúp em khắc phục những thiếu sót và khuyết điểm.
Cuối lời, em xin chúc đến Qúy Thầy Cô Trƣờng Đại học Cần Thơ, Ban
lãnh đạo Công ty TNHH Xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh lời chúc sức
khỏe và luôn thành đạt.
Em xin thành thật cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 24 tháng 09 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thúy Mơ
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 24 tháng 09 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thúy Mơ
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Thủ trƣởng đơn vị
iii
MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .............................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian ............................................................................ 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ................................................................................ 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 2
1.4 Lƣợc khảo tài liệu .................................................................................. 2
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1 Phƣơng pháp luận ...................................................................................6
2.1.1 Vài vấn đề chung về phân tích tình hình hoạt động kinh doanh ............6
2.1.2 Khát quát về doanh thu ........................................................................8
2.1.3 Khát quát về chi phí .............................................................................9
2.1.4 Lợi nhuận ..........................................................................................11
2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính ....................................................................13
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................15
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................15
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích ......................................................................15
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY .............................19
3.1 Khát quát về công ty TNHH xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh ......19
3.1.1 Thông tin tổng quan về công ty ..........................................................19
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ......................................19
3.1.3 Chức năng và mục tiêu hoạt động của công ty ...................................19
3.1.4 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................20
iv
3.2 Tổ chức công tác kế toán ......................................................................22
3.2.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán ......................................................22
3.2.2 Các chế độ và hình thức ghi sổ sách kế toán ......................................23
3.3 Khái quát tình hình hoạt động sáu tháng đầu năm .................................24
3.4 Những thuận lợi và khó khăn của công ty .............................................25
3.4.1 Những thuận lợi của công ty ..............................................................25
3.4.2 Những khó khăn của công ty .............................................................26
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .......27
4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ............................................27
4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 ............28
4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu giai đoạn 2010 – 2012 .........................28
4.2.2 Phân tích tình hình chi phí giai đoạn 2010 – 2012 ..............................32
4.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2012 ..........................36
4.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh bằng các chỉ tiêu .....................37
4.3.1 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lợi ...............................37
4.3.2 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ..........40
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH ............43
5.1 Kết quả đạt đƣợc ..................................................................................43
5.2 Phân tích ma trận SWOT ......................................................................44
5.3 Đề xuất giải pháp ..................................................................................48
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................51
6.1 Kết luận ................................................................................................51
6.2 Kiến nghị ..............................................................................................52
6.2.1 Đối với nhà nƣớc ...............................................................................52
6.2.2 Đối với các doanh nghiệp ..................................................................52
Tài liệu tham khảo ......................................................................................53
Phụ lục .......................................................................................................54
v
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Bảng ma trận SWOT ...................................................................18
Bảng 3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm ........................24
Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 ..................27
Bảng 4.2 Tình hình doanh thu giai đoạn 2010 – 2012 .................................29
Bảng 4.3 Tình hình theo thị trƣờng giai đoạn 2010 – 2012 .........................31
Bảng 4.4 Tình hình biến động chi phí giai đoạn 2010 – 2012 .....................34
Bảng 4.5 Tình hình lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2012...................................36
Bảng 4.6 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi tại công ty ......................37
Bảng 4.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ...................40
vi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận ..................................12
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty ..................................................21
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty ..................................................22
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung..........................................23
Hình 4.1 Biểu diễn kết quả hoạt động kinh doanh 2010 – 2012 ...................28
Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu doanh thu giai đoạn 2010 – 2012 .........................29
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tình hình doanh thu theo địa bàn .........................32
Hình 4.4 Biểu đồ cơ cấu chi phí giai đoạn 2010 – 2012 ...............................33
Hình 4.5 Biểu đồ cơ cấu lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2012 ...........................36
Hình 4.6 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi ........................................39
vii
DANH SÁCH MỤC VIẾT TẮT
DN
: Doanh nghiệp
DTT
: Doanh thu thuần
GTGT
: Giá trị gia tăng
TNDN
: Thu nhập doanh nghiệp
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
TS
: Tài sản
VCSH
: Vốn chủ sở hữu
DT
: Doanh thu
CP
: Chi phí
LN
: Lợi nhuận
HĐKD
: Hoạt động kinh doanh
BQ
: Bình quân
HTK
: Hàng tồn kho
ĐVT
: Đơn vị tính
QLKD
: Quản lý kinh doanh
CKHĐ
: Chu kỳ hoạt động
KPT
: Khoản phải thu
viii
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, kinh tế xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, những thành
tựu về kỹ thuật công nghệ ngày càng cao, các hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú. Do đó, việc phân tích kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng trong quá
trình quản lý đối với các doanh nghiệp. Phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh ngoài việc kiểm tra, xem xét, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, còn là cơ sở để doanh nghiệp đề ra các kế hoạch và mục
tiêu hoạt động trong tƣơng lai.
Công ty trách nhiệm hữu hạn xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh đƣợc
thành lập năm 2008, thời gian hoạt động còn non trẻ với nghề chính là xây lắp
điện phục vụ cho các tổ chức và cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh
và trong sinh hoạt. Từ khi thành lập đến nay, trong quá trình hoạt động kinh
doanh công ty đã gặp không ít những khó khăn và thách thức nhƣng công ty
đã vƣợt qua những rào cản để đứng vững trên thị trƣờng nhƣ ngày hôm nay và
khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho công ty nắm bắt
đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh, tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến kết
quả hoạt động kinh doanh, và cũng là cơ sở giúp công ty phấn đấu sử dụng tối
ƣu hơn nữa nguồn nhân lực và vật lực tại công ty.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp. Vì vậy, đề tài “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty
trách nhiệm hữu hạn xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh” đƣợc lựa chọn
làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của em.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn
(TNHH) Xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận tại công
ty.
- Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty qua các tỷ số tài
chính.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện nghiên cứu tại Công ty TNHH xây lắp điện công
nghiệp Huỳnh Anh.
Địa chỉ: Số 329, ấp Cây Trâm A, xã Định Bình, thành phố Cà Mau, tỉnh
Cà Mau.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Số liệu phân tích đƣợc thu thập từ năm 2010 đến 2012 và sáu tháng đầu
năm 2013.
Thời gian thực hiện đề tài cũng chính là thời gian thực tập tại Công ty
TNHH xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh bắt đầu từ tháng 08/2013 đến
11/2013.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này chủ yếu xoay quanh doanh thu, chi
phí, lợi nhuận tại công ty TNHH Xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thị Diễm Hằng, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp.
Đại học Cần Thơ. Bài viết tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ qua 3 năm
2006-2008. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh: số tƣơng đối và tuyệt
đối, phƣơng pháp thay thế liên hoàn. Kết quả luận văn đã phân tích đƣợc chi
2
tiết tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong ba năm 20062008. Bên cạnh đó còn tìm ra đƣợc nguyên nhân ảnh hƣởng đến tình hình tiêu
thụ cũng nhƣ yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty và các giải pháp
khắc phục những yếu tố có tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Tống Thị Tuyết Trinh, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp. Đại
học Cần Thơ. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh của đơn vị trong ba năm 2006 - 2008. Trên cơ sở đó
thấy đƣợc những kết quả mà công ty đã đạt đƣợc cũng nhƣ những điểm mạnh
và điểm yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, tìm hiểu những
thuận lợi và khó khăn làm cơ sở cho việc thực hiện các chiến lƣợc mới nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả luận văn đã thực hiện
đƣợc những mục tiêu đã đề ra, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng
nhƣ là tìm ra đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tồn tại ở công
ty. Đề ra các giải pháp khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh để công ty
ngày càng phát triển.
Phan Thị Thúy Kiều, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
Công ty trách nhiệm hữu hạn MTB Thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp.
Đại học Cần Thơ. Luận văn nghiên cứu tình hình doanh thu, chi phí và lợi
nhuận qua ba năm tại công ty từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh tại công ty. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh là chủ
yếu. Kết quả luận văn đã phân tích đƣợc chi tiết tình hình doanh thu theo từng
thành phần và từng nhóm mặt hàng, tình hình chi phí và lợi nhuận của công ty
qua ba năm. Ngoài ra còn đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty thông qua một số chỉ tiêu tài chính.
Trƣơng Thị Hƣơng Lan, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Luận
văn phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu Tây Nam
Bộ qua 3 năm 2006 - 2008 để thấy đƣợc những mặt mạnh, những mặt còn hạn
chế của công ty, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh
doanh, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của công ty trong thời gian tới. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh,
phƣơng pháp thay thế liên hoàn và phƣơng pháp xây dựng ma trận SWOT để
thực hiện bài viết này. Kết quả luận văn đã phân tích đƣợc ba nội dung quan
trọng, đó là phân tích tình hình hoạt động kinh doanh gồm doanh thu, chi phí
và lợi nhuận; phân tích đƣợc các chỉ tiêu tài chính và phân tích thêm cả môi
trƣờng kinh doanh của công ty.
3
Đinh Thái Nhƣ Ngà, 2009. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Gia Thịnh. Luận văn tốt nghiệp. Đại
học Cần Thơ. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh và thay thế liên hoàn
để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
tƣ vấn đầu tƣ xây dựng Gia Thịnh qua ba năm 2006 - 2008. Từ đó, đƣa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. Kết
quả luận văn này đạt đƣợc là phân tích đƣợc tình hình doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của công ty qua ba năm. Đồng thời nêu ra đƣợc một số nguyên nhân
ảnh hƣởng gián tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và đề ra các giải pháp
để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty.
Qua các lƣợc khảo trên, hầu hết các tác giả phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh đều tập trung xoáy sâu vào phân tích doanh thu, chi phí và lợi
nhuận qua các năm và phân tích các chỉ số tài chính. Tuy nhiên, ngoài phân
tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận tƣơng tự nhau thì các tác giả còn có những
điểm riêng nhƣ: tác giả Nguyễn Thị Diễm Hằng còn tìm ra đƣợc các nguyên
nhân ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ, các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận.
Tác giả Tống Thị Tuyết Trinh ngoài việc nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu
trong hoạt động kinh doanh thì tác giả còn đề ra các giải pháp khắc phục điểm
yếu tại đơn vị. Nhìn chung, các tác giả đều phân tích doanh thu theo sản lƣợng
và giá bán nhƣng tác giả Phan Thị Thúy Kiều phân tích doanh thu theo từng
thành phần và từng nhóm mặt hàng, đây là sự khác nhau giữa tác giả và các
tác giả khác. Ngoài hai tác giả Tống Thị Tuyết Trinh và Trƣơng Thị Thúy
Kiều, tác giả Trƣơng Thị Hƣơng Lan còn kết hợp thêm phƣơng pháp xây dựng
ma trận SWOT để thực hiện bài viết. So với các tác giả trƣớc chỉ nêu các yếu
tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thì tác giả Đinh Thị
Nhƣ Ngà tìm thêm một số nguyên nhân ảnh hƣởng gián tiếp đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh tại công ty.
Từ khi so sánh các lƣợc khảo trên, nhận thấy hầu hết các tác giả đều
phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các công ty kinh doanh các mặt
hàng nhƣ xây dựng, xăng dầu,… các luận văn trên đều có điểm chung là đều
khái quát tình hình kinh doanh của công ty qua các năm và phƣơng pháp phân
tích chủ yếu là so sánh số tuyệt đối, số tƣơng đối. Trong quá trình phân tích
các tác giả tập trung đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bởi
hai nhân tố giá, sản lƣợng nói lên sự tăng giảm qua các năm, chƣa nêu đƣợc
ảnh hƣởng của các nhân tố bên ngoài công ty. Đề tài này kế thừa các nghiên
cứu của Nguyễn Thị Diễm Hằng, Tống Thị Tuyết Trinh, Phan Thị Thúy Kiều
và Đinh Thị Nhƣ Ngà và Trƣơng Thị Hƣơng Lan ở các phƣơng pháp nghiên
cứu so sánh, thay thế liên hoàn để phân tích tình hình kinh doanh của công ty
4
qua các năm. Bên cạnh đó, luận văn còn phát triển sâu hơn so với các nghiên
cứu trƣớc đó, luận văn không chỉ phân tích các yếu tố định lƣợng là sự ảnh
hƣởng của nhân tố nhƣ doanh thu, chi phí mà luận văn còn đi sâu phân tích
mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố định tính đến hoạt động của công ty nhƣ:
các yếu tố bên trong là uy tín, tổ chức nhân công lao động, trình độ quản lý và
sử dụng vốn, các yếu tố bên ngoài là Chính sách Nhà nƣớc, sự phát triển khoa
học kỹ thuật và yếu tố khách hàng. Ngoài ra các phƣơng pháp đánh giá, phân
tích các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thì đề
tài còn kết hợp với phƣơng pháp SWOT tìm ra các yếu tố có khả năng tác
động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, những điểm mạnh, điểm
yếu, các cơ hội và thách thức của chúng để giúp công ty hình thành các
phƣơng án, chiến lƣợc phù hợp với điều kiện hiện tại của công ty.
5
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Những vấn đề chung về phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh
2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
- Hoạt động kinh tế là những hoạt động có ý thức nhằm tạo ra những sản
phẩm dịch vụ đem lại lợi ích kinh tế nhất định.
- Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện
hoạt động đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là nghiên cứu tất cả các hiện tƣợng, các
hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh
của con ngƣời, quá trình phân tích đƣợc tiến hành từ bƣớc khảo sát thực tế đến
tƣ duy trừu tƣợng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử
lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hƣớng hoạt động tiếp
theo.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả của quá trình hoạt động kinh
doanh đƣợc biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế cụ thể, với sự tác động của các
nhân tố ảnh hƣởng.
2.1.1.2 Nội dung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kinh doanh phải phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu, nội dung
chủ yếu của phân tích hoạt động kinh doanh là các hiện tƣợng, các quá trình
kinh doanh đã hoặc sẽ xảy ra trong các đơn vị, bộ phận và doanh nghiệp dƣới
sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Các hiện tƣợng, các quá
trình kinh doanh đƣợc thể hiện bằng một kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể
đƣợc biểu hiện bằng các chỉ tiêu.
Kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả của từng khâu riêng biệt,
cũng có thể là kết quả tổng hợp của quá trình hoạt động kinh doanh. Khi phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh phải hƣớng vào kết quả thực hiện các định
hƣớng, mục tiêu và phƣơng án đặt ra.
Trong phân tích, kết quả hoạt động kinh doanh đƣợc biểu hiện bằng hệ
thống chỉ tiêu hiện vật, hiện vật quy ƣớc và chỉ tiêu giá trị. Đó là sự xác định
về nội dung và phạm vi của kết quả hoạt động kinh doanh. Nội dung chủ yếu
6
của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là phân tích sản lƣợng, doanh thu
hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên việc phân tích này phải luôn luôn đặt trong
mối quan hệ với các yếu tố của quá trình hoạt động kinh doanh nhƣ lao động,
vật tƣ, tiến vốn...
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết
quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiếu kết quả, mà còn phải đi sâu
phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Thông qua
việc phân tích đánh giá đƣợc kết quả đạt đƣợc, điều kiện hoạt động kinh doanh
và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và từng bộ
phận, từng khía cạnh, từng đơn vị nói riêng.
Để thực hiện đƣợc các nội dung trên, phân tích hoạt động kinh doanh cần
phải xác định các đặc trƣng về mặt lƣợng của các giai đoạn, các quá trình kinh
doanh (số lƣợng, kết cấu, mối quan hệ, tỷ lệ...) nhằm xác định xu hƣớng và
nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự biến động
của quá trình kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa
kết quả kinh doanh với các điều kiện (yếu tố) kinh doanh.
2.1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh
Khi sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin của các nhà quản
trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh phát triển
nhƣ một môn khoa học độc lập để đáp ứng thông tin cho các nhà quản trị.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh giúp nhà lãnh đạo có đƣợc các
thông tin cần thiết để nhìn nhận đúng đắn về khả năng sức mạnh cũng nhƣ
những hạn chế của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xác định đúng đắn mục tiêu,
đề ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn
bộ quá trình hoạt động và kết quả kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm làm rõ
hiệu quả kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần đƣợc khai thác để đề ra
phƣơng án và giả pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh ngoài việc phân tích các điều kiện bên
trong doanh nghiệp còn phải phân tích các điều kiện tác động bên ngoài để có
thể dự đoán các sự kiện kinh doanh trong thời gian tới. Từ đó, đƣa ra chiến
lƣợc kinh doanh phù hợp có kế hoạch cụ thể nhằm phòng ngừa các rủi ro có
thể xảy ra.
Bên cạnh đó phân tích tình hình hoạt động kinh doanh cũng là cơ sở để
các đối tác kinh doanh chọn lựa để hợp tác lâu dài.
7
2.1.2 Khái quát về doanh thu
2.1.2.1 Khái niệm doanh thu
- Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu
đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thƣờng của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm
tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không đƣợc coi là doanh thu.
- Các khoản giảm trừ doanh thu gồm:
+ Chiết khấu thƣơng mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết
cho khách hàng mua hàng với khôi lƣợng lớn.
+ Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho khách hàng do hàng kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
+ Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lƣợng hàng bán đã xác định là
bán hoàn thành bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
- Doanh thu thuần (DTT) bằng tổng doanh thu trừ các khoản giảm trừ,
các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp
trong kỳ báo cáo.
2.1.2.2 Các loại doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng của
doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (theo Chuẩn mực kế toán số
14: Doanh thu và thu nhập”).
- Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường là toàn bộ số tiền phải
thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ
công ích, doanh thu bao gồm cả các khoản trợ cấp của Nhà nƣớc cho doanh
nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo nhiệm vụ
Nhà nƣớc giao mà thu không đủ bù đắp chi.
- Doanh thu hoạt động tài chính: các khoản thu phát sinh từ tiền bản
quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tiền lãi từ việc cho
vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính;
chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; chênh lệch lãi
chuyển nhƣợng vốn và lợi nhuận đƣợc chia từ việc đầu tƣ ra ngoài doanh
nghiệp (bao gồm cả phần lợi nhuận sau thuế sau khi để lại trích các Quỹ của
doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên; lợi nhuận sau
8
thuế đƣợc chia theo vốn nhà nƣớc và lợi nhuận sau thuế trích lập Quỹ đầu tƣ
phát triển của doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập).
- Thu nhập khác: Thu nhập khác gồm các khoản thu từ việc thanh lý,
nhƣợng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm đƣợc bồi thƣờng các khoản nợ
phải trả nay mất chủ đƣợc ghi tăng thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi
phạm hợp đồng và các khoản thu khác.
2.1.3 Khái quát về chi phí
2.1.3.1 Khái niệm chi phí
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lƣu
thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội đƣợc biểu hiện bằng tiền
trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với
doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua
nguyên liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó.
2.1.3.2 Các loại chi phí
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện
cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí đƣợc phân theo khoản mục. Cách phân
loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối
tƣợng. Theo đó, toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp đƣợc
phân chia thành các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí trong sản xuất: Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên
vật liệu thành thành phẩm bằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc
sử dụng máy móc thiết bị. Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục: chi phí
nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm
các loại nguyên liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản
phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu
chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lƣợng và hình dáng.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm tiền
lƣơng phải trả cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và những
khoản trích theo lƣơng của họ đƣợc tính vào chi phí. Cần phải chú ý rằng, chi
phí tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng của bộ phận công nhân phục vụ
hoạt động chung của bộ phận sản xuất hoặc nhân viên quản lý các bộ phận sản
9
xuất thì không bao gồm trong khoản mục chi phí này mà đƣợc tính là một
phần của khoản mục chi phí sản xuất chung.
+ Chi phí sản xuất chung: là các chi phí phát sinh trong phạm vi các phân
xƣởng để phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. Khoản mục chi
phí này bao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản
xuất, tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng của nhân viên quản lý phân
xƣởng, chi phí khấu hao , sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị, nhà xƣởng, chi
phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xƣởng, v.v..
- Chi phí ngoài sản xuất: Đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản
xuất sản phẩm liên quan đến qúa trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công
tác quản lý chung toàn doanh nghiệp. Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản
mục chi phí: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng: Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát
sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm. Có thể kể đến các chi phí nhƣ chi
phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu
hao các phƣơng tiện vận chuyển, tiền lƣơng nhân viên bán hàng, hoa hồng bán
hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm
tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất
kinh doanh nói chung trên giác độ toàn doanh nghiệp. Khoản mục này bao
gồm các chi phí nhƣ: chi phí văn phòng, tiền lƣơng và các khoản trích theo
lƣơng của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định của doanh
nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác.
+ Chi phí tài chính: là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn,
các hoạt động đầu tƣ tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng
hợp lý các nguồn vốn tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính gồm: lãi tiền vay vốn góp, dự
phòng giảm giá đầu tƣ, chi phí chiết khấu thanh toán cho ngƣời mua.
+ Chi phí khác: gồm những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ
riêng biệt với hoạt thông thƣờng của doanh nghiệp mang lại, cũng có thể
những chi phí bỏ sót từ những năm trƣớc khi lên báo cáo tài chính. Những
khoản chi phí bất thƣờng có thể do chủ quan doanh nghiệp hay khách quan
mang lại.
10
2.1.4 Lợi nhuận
2.1.4.1 Khái niệm về lợi nhuận
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã
khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn
hàng bán, chi phí hoạt động, thuế.
- Lợi nhuận trước thuế: là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu thuần và
các khoản giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động.
- Lợi nhuận sau thuế: là khoản lợi nhuận trƣớc thuế sau khi đã trừ đi thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.
2.1.4.2 Các bộ phận cấu thành tổng lợi nhuận
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu bán
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật.
- Lợi nhuận hoạt động tài chính: là số thu lớn hơn số chi của các hoạt
động tài chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu,
chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gởi ngân hàng thuộc
vốn kinh doanh, lợi nhuận tham gia góp vốn liên doanh.
- Lợi nhuận hoạt động khác: là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp
không dự tính đƣợc trƣớc, hoặc có dự tính nhƣng ít có khả năng thực hiện,
hoặc những khoản thu không mang tính chất thƣờng xuyên. Những khoản lợi
nhuận này có thể do chủ quan hay khách quan đƣa tới.
2.1.4.3 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; một trong
những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là lợi nhuận, nếu một doanh
nghiệp bị thua lỗ liên tục, kéo dài thì doanh nghiệp sẽ sớm lâm vào tình trạng
bị phá sản.
Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp tăng
trƣởng một cách ổn định, vững chắc, đồng thời cũng là nguồn thu quan trọng
của Ngân sách Nhà nƣớc, Lợi nhuận còn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động trong doanh nghiệp.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp phản ánh hiệu quả của
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, việc giảm chi phí sản xuất hạ giá thành
sản phẩm sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên một cách trực tiếp khi các điều kiện
11
khác không thay đổi. Do đó, lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc xác định chính xác lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng đối với
doanh nghiệp. Nó đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, là cơ sở cho việc đánh giá năng lực
hoạt động của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng, đồng thời là cơ sở cho việc
phân phối đúng đắn lợi nhuận tạo ra để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên liên tục.
2.1.4.4 Khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng để đo lƣờng khả năng hoạt
động của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích tình hình lợi nhuận có àl aĩhgn một
nội dung trọng tâm của phân tích hoạt động kinh doanh, chỉ có phân tích tình
hình lợi nhuận của công ty mới giúp cho họ hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty mình. Từ đó, đề ra các phƣơng hƣớng hay giải pháp
thích hợp cho tình hình chung của công ty.
Sau khi phân tích lợi nhuận có đƣợc kết quả thì nhiệm vụ quan trọng tiếp
theo là phải xác định đƣợc nhân tố nào ảnh hƣởng hay tác động đến lợi nhuận,
góp phần làm cho lợi nhuận thay đổi.
LỢI NHUẬN
NHÂN TỐ ĐỊNH LƢỢNG
DOANH THU
NHÂN TỐ ĐỊNH TÍNH
CHI PHÍ
BÊN TRONG
BÊN NGOÀI
Hình 2.1 Sơ đồ các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận
Dựa vào mô hình trên thì lợi nhuận bị ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp
bởi nhân tố định lƣợng và định tính.
- Nhân tố định lượng: là các yếu tố liên quan đến lƣợng và số, là yếu tố
có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của doanh
nghiệp. Các yếu tố này gồm:
12
+ Doanh thu: doanh thu có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuân của đơn vị,
tỷ lệ thuận với lợi nhuận: doanh thu tăng, lợi nhuận tăng và ngƣợc lại. Tuy
nhiên doanh thu còn chịu sự ảnh hƣởng bởi khối lƣợng tiêu thụ và giá bán của
sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đó.
+ Chi phí: tổng chi phí phụ thuộc vào các chi phí nhƣ: giá vốn, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Nếu
các chi phí này tăng làm cho tổng chi phí tăng kéo theo lợi nhuận giảm.
- Nhân tố định tính: là các nhân tố liên quan đến chất và các mô tả.
không có tác động trực tiếp đến lợi nhuận nhƣng nó cũng góp phần ảnh hƣởng
gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố định
tính tồn tại cả bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.
+ Bên trong doanh nghiệp: là những nhân tố xuất phát từ chính doanh
nghiệp ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp nhƣ: uy tín, trình độ quản
lý và khả năng sử dụng vốn.
+ Bên ngoài doanh nghiệp: là những nhân tố thuộc bên ngoài tác động
đến doanh nghiệp nhƣ: chính sách của Nhà Nƣớc, hệ thống tài chính ngân
hàng, sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật.
2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh
2.1.5.1 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là chỉ tiêu tƣơng đối, phản ánh mối quan hệ
giữa lợi nhuận và doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra
đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế
ROS =
%
(2.1)
Tổng doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp càng cao.
2.1.5.2 Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (VCSH) là chỉ tiêu phản ánh cứ 1 đồng
vốn hoạt động bình quân trong kỳ sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
%
(2.2)
Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH càng lớn, thì hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp càng cao, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.
13
2.1.5.3 Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận/tài sản (TS) là chỉ tiêu đo lƣờng số lợi nhuận kiếm
đƣợc trên mỗi đồng tài sản đƣợc đầu tƣ. Đây là thƣớc đo bao quát nhất đo
lƣờng khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
Tổng tài sản bình quân
%
(2.3)
Tỷ suất lợi nhuận/tài sản cho biết rằng sau một năm 1 đồng tài sản đầu
tƣ tạo ra đƣợc bao nhiêu lợi nhuận.
2.1.5.4 Tỷ số về hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chí đánh giá hiệu quả của doanh
nghiệp trong việc sử dụng hàng tồn kho nhƣ thế nào. Tùy theo đặc điểm của
ngành nghề kinh doanh mà có số vòng quay hàng tồn kho phù hợp.
Số vòng quay
Giá vốn hàng bán
=
của hàng tồn kho
(2.4)
Hàng tồn kho bình quân
Đây là chỉ tiêu kinh doanh quan trọng bởi sản xuất, dự trữ hàng hoá và
tiêu thụ nhằm đạt đƣợc mục đích doanh số và lợi nhuận mong muốn trên cơ sở
đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trƣờng. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn
thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào
luân chuyển đƣợc nhiều vòng hơn và ngƣợc lại. Vòng quay này càng nhiều
càng tốt.
Số ngày dự trữ
Số ngày trong kỳ
=
(2.5)
hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho
số ngày dự trữ hàng tồn kho cho biết độ dài của thời gian dự trữ và sự
cung ứng của hàng tồn kho trong thời gian đó. Nó cũng cho biết doanh nghiệp
có dự trữ thừa hay thiếu không.
2.1.5.5 Tỷ số về các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu đo lƣờng mối quan hệ tƣơng quan của
các khoản phải thu với sự thành công của chính sách bán chịu và thu tiền của
doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu bình quân đƣợc chuyển đổi
thành tiền bao nhiêu lần trong kỳ. Tuy nhiên, nó cũng chịu ảnh hƣởng bởi các
yếu tố bên ngoài nhƣ các điều kiện kinh tế và lãi suất đi vay.
Số vòng quay
Doanh thu thuần
=
các khoản phải thu
(2.6)
Các khoản phải thu bình quân
14
Trong giới hạn cho phép, số vòng quay các khoản thu tiền càng cao càng
tốt. Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn, các khoản phải thu chuyển đổi
thành tiền càng nhanh. Tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền phụ
thuộc vào các điều khoản tín dụng của doanh nghiệp. Do các điều khoản tín
dụng của doanh nghiệp thƣờng đƣợc xác định bằng ngày nên việc chuyển dổi
số vòng quay các khoản phải thu sẽ có ích.
Số ngày trong năm
Số ngày thu tiền
=
bán hàng bình quân
(2.7)
Số vòng quay các khoản phải thu
2.1.5.6 Tỷ số về vòng quay của tài sản
Vòng quay tài sản là đo lƣờng mức vốn cần thiết phải đầu tƣ vào tài sản
để tạo ra đƣợc một đồng doanh thu.
Số vòng quay
Doanh thu thuần
=
của tài sản
(2.8)
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu số vòng quay của tài sản phản ánh một đồng vốn đem lại bao
nhiêu đồng doanh thu thuần. Nếu vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng
vốn tăng.
2.1.5.7 Chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp
Chu kỳ hoạt động (CKHĐ) của một doanh nghiệp đƣợc tính bằng cách
cộng thêm số ngày hàng tồn kho vào số ngày bán chịu của doanh nghiệp.
CKHĐ = số vòng quay các KPT + số ngày thu tiền bình quân
(2.9)
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin số liệu thứ cấp: các số liệu mà doanh nghiệp cung cấp
thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích
2.2.2.1 Phương pháp phân tích
Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp so sánh để tiến hành phân tích.
* Phương pháp so sánh: Là phƣơng pháp phân tích chỉ tiêu dựa trên việc
so sánh với chỉ tiêu đƣợc chọn làm gốc. Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng
rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh.
- Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc lựa chọn
làm căn cứ để so sánh, đƣợc gọi là gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích của nghiên
cứu mà lựa chọn góc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:
15
+ Tài liệu năm trƣớc (kỳ trƣớc), nhằm đánh giá xu hƣớng phát triển của
các chỉ tiêu.
+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá
tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán định mức.
+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn
đặt hàng nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu
cầu.
Các chỉ tiêu của kỳ đƣợc so sánh với kỳ gốc đƣợc gọi là chỉ tiêu kỳ thực
hiện, và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt đƣợc.
- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh đƣợc phải phù hợp về yếu tố
không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, cùng đơn vị đo lƣờng, phƣơng
pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh.
- Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu thƣờng ngƣời ta
sử dụng những kỹ thuật so sánh.
+ So sánh bằng số tuyệt đối: Phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu
nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ đƣợc sự biến
động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ
(điểm) gốc.
+ So sánh bằng số tƣơng đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số
tƣơng đối, các nhà quản lý sẽ nắm đƣợc kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát
triển, mức độ phổ biến và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.
+ So sánh với số bình quân: Khác với việc so sánh bằng số tuyệt đối và
số tƣơng đối, so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt
đƣợc so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực. Qua đó,
các nhà quản lý xác định đƣợc vị trí hiện tại của doanh nghiệp (tiên tiến, trung
bình, yếu kém).
Mục tiêu 2: Sử dụng phƣơng pháp phân tích tỷ lệ để phân tích.
* Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng phổ biến
trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại
lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính.
Phƣơng pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số
liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên
tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính đƣợc
cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy
quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ nhƣ:
16
- Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc
trƣng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng
hợp nhất của doanh nghiệp.
Các phƣơng pháp trên nhằm tăng hiệu quả phân tích. chúng ta sẽ sử dụng
kết hợp và sử dụng thêm một số phƣơng pháp bổ trợ khác nhƣ phƣơng pháp
liên hệ phƣơng pháp loại trừ nhằm tận dụng đầy đủ các ƣu điểm của chúng để
thực hiện mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất.
Mục tiêu 3: Sử dụng phƣơng pháp ma trận SWOT để tiến hành phân tích.
* Phân tích SWOT: là phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu
(Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) của một vấn đề,
một hiện tƣợng, một tác nhân, một tổ chức, một sản phẩm hay một ngành hàng
để có những chiến lƣợc nhằm giúp cho sự phát triển và hạn chế rủi ro. Công
cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến
lƣợc:
Chiến lƣợc điểm mạnh - cơ hội (SO).
Chiến lƣợc điểm yếu - cơ hội (WO).
Chiến lƣợc điểm mạnh – thách thức (ST).
Chiến lƣợc điểm yếu – thách thức (WT).
- Các bước lập ma trận SWOT:
+ Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài của doanh nghiệp.
+ Liệt kê mối nguy cơ quan trọng bên ngoài của doanh nghiệp.
+ Liệt kê điểm mạnh chủ yếu bên trong doanh nghiệp.
+ Liệt kê những điểm yếu bên trong doanh nghiệp.
+ Kết hợp SO kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài để hình
thành các phƣơng án hành động chiến lƣợc SO. Ghi vào ô tƣơng ứng SO.
+ Kết hợp WO hình thành các phƣơng án chiến lƣợc nhằm khai thác các
cơ hội để khắc phục điểm yếu. Ghi vào ô tƣơng ứng WO.
+ Kết hợp ST hình thành các phƣơng án chiến lƣợc sử dụng các
điểm mạnh bên trong để tránh đƣợc các mối nguy cơ bên ngoài. Ghi vào ô
tƣơng ứng ST.
+ Kết hợp WT xây dựng các phƣơng án phòng thủ nhằm tối thiểu hóa
các điểm yếu bên trong và tránh nguy cơ bên ngoài. Ghi vào ô tƣơng ứng WT.
17
Bảng 2.1: Bảng ma trận SWOT
Môi trƣờng
bên ngoài
Môi trƣờng
bên trong
Các điểm mạnh – S
Liệt kê các điểm mạnh
chính
Những cơ hội – O
Liệt kê các cơ hội
chính
1.
2.
1.
2.
1.
2.
2.
CÁC CHIẾN LƢỢC
CÁC CHIẾN LƢỢC
S–O
S–T
CÁC CHIẾN LƢỢC
CÁC CHIẾN LƢỢC
W–O
W–T
1.
2.
Các điểm yếu – W
Liệt kê các điểm yếu chính
Những đe dọa – T
Liệt kê các đe dọa chính
2.
2.2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu: áp dụng phần mềm Word, Excel để
thực hiện đề tài.
18
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HUỲNH ANH
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY LẮP
ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HUỲNH ANH
3.1.1 Thông tin tổng quan về Công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY LẮP
ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HUỲNH ANH.
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 329, ấp Cây Trâm A, xã Định Bình, thành phố
Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Điện thoại: 0985.790.561
- Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đồng (Một tỷ năm trăm triệu đồng).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 6102000543 của phòng đăng
ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu tƣ tỉnh Cà Mau cấp.
- Ngành nghề kinh doanh: Thi công xây lắp điện công nghiệp, điện dân
dụng; lắp đặt trạm biến thế và sữa chữa các loại máy biến thế; vận chuyển
hàng hoá bằng đƣờng bộ và đƣờng thuỷ nội địa.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh đƣợc
thành lập vào ngày 05/11/2008 với ngành nghề kinh doanh chính là thi công
xây lắp điện công nghiệp, điện dân dụng.
Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng đầu tƣ vào sản xuất kinh
doanh, xây dựng và hoàn thiện dần bộ máy tổ chức quản lý, trang bị thêm máy
móc thiết bị trong dây truyền thi công. Công ty đã có nhiều bƣớc phát triển
đáng kể do biết vận dụng nắm bắt những điểm mạnh cũng nhƣ khắc phục
những điểm yếu.
Khi bắt đầu đi vào quá trình sản xuất công ty chỉ có những khách hàng
nhỏ nhƣng chỉ với thời gian ngắn công ty đã thu hút đƣợc lƣợng khách hàng
lớn và ổn định.
Trong những năm gần đây kinh tế thế giới và kinh tế trong nƣớc có nhiều
biến động nhƣng công ty vẫn hoạt động ổn định với nguồn vốn điều lệ là
1.500.000.000 đồng thêm vào đó quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng mở
19
rộng. Do vậy yêu cầu quản lý lao động và sản xuất tại công ty phải đƣợc tổ
chức chặc chẽ và hiệu quả.
3.1.3 Chức năng và mục tiêu hoạt động của công ty
3.1.3.1 Chức năng
Công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh có đầy đủ tƣ cách pháp nhân
tiến hành hoạt động kinh doanh trên giới hạn phạm vi ngành nghề kinh doanh
của mình.
Thi công các công trình, hạn mục công trình theo đúng đề án, áp dụng
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo công trình đạt chất lƣợng tốt và bền.
3.1.3.2 Mục tiêu hoạt động
Tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững, từng bƣớc cải thiện điều kiện
làm việc, đời sống của ngƣời lao động. Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh
và sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
Mở rộng ngành nghề, thị trƣờng và quy mô hoạt động. Giảm tỷ trọng xây
lắp và tăng năng lực tƣ vấn thiết kế thích hợp, giữ vững sự ổn định tổ chức
trong nội bộ công ty, tạo sự đoàn kết nhất trí cao để phát triển công ty.
3.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu
là Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Phó Giám
đốc làm nhiệm vụ tham mƣu cho Giám đốc, các bộ phận thực hiện nghiệp vụ
cấp trên giao phó.
Bộ máy gọn nhẹ, cơ cấu hợp lý, giữa các bộ phận có sự phối hợp chặt
chẽ với nhau làm cho hoạt động của công ty nề nếp và đồng bộ.
20
3.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN
HÀNH CHÍNH
BỘ PHẬN
KẾ TOÁN
BỘ PHẬN
THI CÔNG
Nguồn: Bộ phận hành chính công ty Huỳnh Anh
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty TNHH
xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh
3.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
- Giám đốc: là ngƣời trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của công ty,
định hƣớng chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm
trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc: Quản lý chung, tham mƣu cho giám đốc trong các lĩnh
vực quản lý tài chính và lĩnh vực kế toán trong công ty, thực hiện nhiệm vụ do
giám đốc phân công.
- Bộ phận hành chính: Thực hiện cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý, tuyển
dụng, sử dụng đúng đắn chế độ chính sách đối với công nhân viên, tham mƣu
cho Giám đốc về nhân sự và cơ cấu lao động.
- Bộ phận kế toán: Chỉ đạo công tác kế toán, thông tin kinh tế, tổ chức
hạch toán kế toán cho công ty. Cung cấp thông tin tài chính của công ty chính
xác, kịp thời, kết hợp cùng các bộ phận khác xây dựng phƣơng án kinh doanh
cho công ty.
- Bộ phận thi công: Theo dõi, kiểm tra, giám sát về kỹ thuật chất lƣợng
các c ông trình. Thực hiện thi công công trình và chịu trách nhiệm về chất
lƣợng và thời gian hoàn thành công trình.
Tuy mỗi bộ phận có chức năng riêng nhƣng tất cả đều nhằm thực hiện
những nhiệm vụ, kế hoạch của công ty đề ra để đạt đƣợc kết quả cao trong
hoạt động kinh doanh của công ty.
21
3.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP
ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HUỲNH ANH
3.2.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại bộ phận kế toán bao gồm:
KẾ TOÁN TRƢỞNG
KẾ TOÁN VIÊN
THỦ QUỸ
Nguồn: Bộ phận kế toán công ty Huỳnh Anh
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty TNHH
xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh
Ghi chú:
:
quan hệ chỉ đạo
:
quan hệ phối hợp
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ xử lý các vấn đề liên quan đến các nghiệp vụ
kế toán của công ty, tham mƣu cho Giám đốc về các chính sách tài chính, kế toán, ký
duyệt các tài liệu kế toán, phổ biến chủ trƣơng và chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng về
chuyên môn. Chịu trách nhiệm trƣớc ban Giám đốc về các vấn đề nghiệp vụ tài chính
kế toán của công ty.
- Kế toán viên: Trực tiếp thực hiện xữ lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
bao gồm: Theo dõi tài khoản tiền gửi, tài khoản tiền mặt, các khoản phải thu,
phải trả của công ty; thu thập hóa đơn đầu vào, đầu ra, cuối kỳ tổng hợp số
liệu đã theo dõi trình kế toán trƣởng. Tính toán và hạch toán tiền lƣơng, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản khấu trừ vào lƣơng,
các khoản thu thập, trợ cấp cho cán bộ, công nhân viên trong công ty.
- Thủ quỷ: Quản lý tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của công ty, hằng
ngày căn cứ vào phiếu thu, chi tiền mặt đề xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ
phần thu, chi. Sau đó tổng hợp, đối chiếu thu chi với kế toán có liên quan.
22
3.2.2 Các chế độ và hình thức sổ sách kế toán tại công ty TNHH Xây
lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh
- Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).
- Chế độ kế toán: áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ
– BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trƣởng BTC.
- Hình thức kế toán: Công ty áp dụng phần mềm kế toán access đƣợc
thiết kế theo nguyên tắc của hình thức nhật ký chung.
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Sổ Nhật Ký
Chung
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp
chi tiết
BẢNG CÂN ĐỐI
SỐ PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung
Ghi chú
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra
23
3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA SÁU
THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Trong thời gian qua công ty đã xây lắp hoàn thành nhiều công trình điện
công nghiệp cho các tổ chức và điện dân dụng cho nhiều hộ gia đình, đã tạo
điều kiện cho mọi ngƣời cần đến dịch vụ của công ty và tạo ra lợi nhuận cho
công ty tái đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh, cũng nhƣ việc làm ổn định cho
nhân viên công ty.
Do sản phẩm và ngành nghề kinh doanh của công ty là thiết yếu và rất
cần thiết. Vì vậy, đây là điều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh sáu tháng đầu năm của công ty
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch 2013/2012
6 tháng đầu năm
2012
2013
Số tiền
%
Doanh thu bán hàng
836.231
1.203.872
367.641
43,96
Giá vốn hàng bán
401.994
706.126
304.132
75,66
Lợi nhuận gộp
434.237
497.746
63.509
14,63
1.753
2.436
683
38,96
144
122
(22)
- 15,28
423.129
479.386
56.257
13,30
12.717
20.674
7.957
62,57
Doanh thu tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí QLKD
Lợi nhuận
Nguồn: Bộ phận kế toán công ty Huỳnh Anh, 6 tháng 2012 và 2013
Qua bảng báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, doanh
thu bán hàng sáu tháng đầu năm 2012 chỉ khoảng 0,84 tỷ đồng, nhƣng sang
sáu tháng đầu năm 2013 doanh thu này đã tăng lên hơn 1,20 tỷ đồng, tức tăng
khoảng 0,36 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 43,96 % so với năm trƣớc. Nguyên
nhân là do đầu năm 2013 công ty thi công nhiều công trình xây lắp hơn so với
năm 2012. Đồng thời, số lần thu tiền đầu năm này nhiều hơn đầu năm 2012,
do thu từ các công trình trƣớc. So với doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính
tăng không đáng kể nhƣng cũng góp phần làm cho tổng doanh thu của công ty
tăng lên. Đầu năm 2013 tăng 683 nghìn đồng, tƣơng đƣơng tăng 38,96% so
với doanh thu tài chính năm 2012. Nguyên nhân do sáu tháng năm 2013 hoạt
động thu tiền tăng lên và chủ yếu thu qua ngân hàng nên đã tạo ra khoản thu
nhập từ hoạt động này.
24
Bên cạnh doanh thu đầu năm 2013 tăng so với đầu năm 2012, do số
lƣợng công trình xây lắp tăng làm chi phí giá vốn cũng tăng lên theo công
trình cụ thể: năm 2012, chi phí giá vốn chỉ khoảng 0,40 tỷ đồng nhƣng sang
năm 2013 chi phí năm tăng lên gần 0,71 tỷ đồng, tức tăng gần 0,31 tỷ đồng,
tƣơng đƣơng tăng đến 75,66%. Chi phí giá vốn tăng 75,66% là con số tăng
khá lớn nhƣng cũng không hoàn toàn là do số lƣợng công trình tăng lên mà
còn do sự biến động của giá cả hàng hóa đầu vào tăng lên. Cùng với chi phí
giá vốn tăng, chi phí quản lý kinh doanh cũng biến động tăng đầu năm 2012
hơn 0,40 tỷ đồng, tăng gần 0,50 tỷ đồng vào đầu năm 2013, tƣơng đƣơng tăng
13,30%. Chi phí giá vốn và chi phí quản lý kinh doanh năm 2013 đều tăng so
với năm 2012, nhƣng chi phí tài chính đầu năm 2013 so với năm 2012 không
hề tăng mà còn giảm 22 nghìn đồng, tƣơng đƣơng giảm 15,28%. Mặt dù chi
phí tài chính giảm, nhƣng cũng không đủ để làm cho tổng chi phí đầu năm
2013 giảm do nó chiếm tỷ trọng quá thấp trong tổng chi phí.
Nhìn chung, tổng chi phí đầu năm 2013 tăng so với đầu năm 2012 nhƣng
không làm cho lợi nhuận giảm do tổng doanh thu đầu năm 2013 tăng khá cao
so với năm 2012. Tổng doanh thu tăng hơn 0,36 tỷ đồng, trong khi đó chi phí
chỉ tăng khoảng 0,36 tỷ đồng, tạo nên lợi nhuận đầu năm 2013 lớn hơn năm
2012 khoản 7.957 nghìn đồng, tƣơng đƣơng tăng 62,57%. Lợi nhuận tăng là
kết quả mong đợi của cả công ty và thể hiện sự cố gắng trong suốt quá trình
hoạt động kinh doanh của toàn thể công ty.
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY
3.4.1 Những thuận lợi của công ty
Mặc dù Công ty TNHH Xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh có thời
gian hoạt động còn ngắn nhƣng cũng đủ để cho khách hàng biết đến và khẳng
định vị trí của công ty trên thị trƣờng. Nhờ vào các điều kiện sau:
- Có trụ sở tại thành phố, là trung tâm kinh tế của tỉnh, sẽ có nhiều cơ hội
phát triển ngành nghề kinh doanh của công ty.
- Đội ngũ quản lý và nhân viên có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm và
có trách nhiệm với công việc, đảm bảo cung cấp cho thị trƣờng sản phẩm tốt
nhất:
- Tuy công ty thành lập không lâu, chƣa đƣợc nhiều khách hàng biết đến
nhƣng nhờ vào mối quan hệ rộng trong xã hội nên đã ký đƣợc không ít các
hợp đồng từ các mối quan hệ này.
25
3.4.2 Những khó khăn của công ty
- Với ngành nghề kinh doanh là xây lắp điện công nghiệp và điện dân
dụng, thời gian xây lắp công trình tƣơng đối ngắn, nhƣng đối với một số công
trình để thu đƣợc toàn bộ doanh thu thì cần một thời gian khá dài, có thể kéo
dài đến vài năm, trong khi đó chi phí của một công trình không hoàn toàn nhỏ.
Cho nên bị chiếm dụng về vốn và khoản chi phí đầu tƣ ban đầu khá cao là một
khó khăn lớn nhất đối với công ty.
- Công ty chƣa đƣợc nhiều khách hàng biết đến do thời gian hoạt động
còn ngắn nên có rất ít hợp đồng xây lắp. Vì vậy mà lợi nhuận mang lại trong
năm còn rất thấp.
- Tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng gay gắt, nhƣng công ty
chƣa chủ động trong các chiến lƣợc quảng cáo, quảng bá thƣơng hiệu của
mình, vẫn còn thụ động trong môi trƣờng cạnh tranh.
26
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HUỲNH ANH
4.1 KHÁT QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: 1.000 đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng DT 2.558.875 2.359.772 2.531.777
( 199.103) - 7,78
172.005
7,29
Tổng CP 2.470.851 2.280.314 2.481.390
((190.537) -7,70
199.076
8,72
Tổng LN
86.024
77.458
50.387
(8.566)
-9,96
(27.071) -34,95
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Huỳnh Anh, 2010, 2011, 2012
Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012
của công ty Huỳnh Anh và nhìn vào hình 4.1 ở trên, tình hình kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty giảm dần qua các năm, cụ thể:
Năm 2011, kết quả hoạt động kinh doanh giảm so với năm 2010, cụ thể
là doanh thu giảm gần 0,20 tỷ đồng, tức là giảm từ 2,55 tỷ đồng còn 2,30 tỷ
đồng. Bên cạnh đó, chi phí cũng giảm từ 2,47 tỷ đồng xuống còn 2,28 tỷ đồng,
giảm hơn 0,19 tỷ đồng, do mức giảm của doanh thu cao hơn mức giảm chi phí
dẫn đến lợi nhuận giảm khoảng 0,01 tỷ đồng.
Bƣớc sang năm 2012, mặt dù doanh thu cũng nhƣ chi phí đều tăng nhƣng
mức tăng của chi phí cao hơn mức tăng của doanh thu, làm cho lợi nhuận của
công ty năm 2012 giảm hơn so với năm 2011. Cụ thể, doanh thu tăng từ 2,35
tỷ đồng, tăng lên 2,53 tỷ đồng, tăng hơn 0,17 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng
7,29%, chi phí tăng từ 2,28 tỷ đồng lên 2,48 tỷ đồng, tăng gần 0,20 tỷ đồng,
tƣơng đƣơng tăng 8,72%, từ đó dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm hơn 0,02
tỷ đồng.
Nhƣ vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm chƣa
hiệu quả vì lợi nhuận của năm sau giảm so với năm trƣớc, do đó để biết đƣợc
nguyên nhân của tình trạng này, ta sẽ phân tích từng nhân tố ảnh hƣởng đến
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nhƣ: doanh thu, chi phí và lợi
27
nhuận, từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục và nâng cao kết quả hoạt động
kinh doanh trong thời gian tới.
Nghìn đồng
3.000.000
2.500.000
2.000.000
1.500.000
1.000.000
Doanh thu
Chi phí
500.000
Lợi nhuận
0
năm 2010
năm 2011
năm 2012
Hình 4.1 Biểu diễn kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012
4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu giai đoạn 2010 - 2012
4.2.1.1 Tình hình chung về doanh thu giai đoạn 2010 - 2012
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là xây lắp điện công nghiệp và
điện dân dụng, trong kỳ chủ yếu doanh thu phát sinh từ thu tiền các công trình
xây lắp và một phần rất nhỏ thu từ lãi tiền gửi ngân hàng.
Mặt khác, công ty đƣợc thành lập chƣa lâu, nên ngoài các khoản thu trên
thì công ty chƣa có khoản doanh thu nào phát sinh mang lại kết quả đáng kể từ
các hoạt động nhƣ: thu nhập từ thanh lý, tiền thu do khách hàng hủy hợp đồng,
xử lý hàng thừa khi kiểm kê. Vì vậy, đánh giá tình hình doanh thu, dựa vào hai
chỉ tiêu là doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính.
28
DT tài chính
0,1 %
DT bán hàng
99,9 %
Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu doanh thu giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 4.2: Tình hình doanh thu giai đoạn năm 2010 - 2012
ĐVT: 1.000 đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
2011
Tổng
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
2012
Số tiền
%
Số tiền
%
2.529.039
(198.713)
- 7,77
171.220
7,26
2.738
(390)
- 16,65
2.558.875 2.359.772 2.531.777
(199.103)
- 7,78
DT bán hàng 2.556.532 2.357.819
DT tài chính
Chênh lệch
2.343
1.953
785 40,19
172.005
7,29
Nguồn: Bộ phận kế toán công ty Huỳnh Anh, 2010, 2011, 2012
Dựa vào bảng 4.2 nhận thấy, tổng doanh thu của công ty tăng, giảm
không đồng đều qua các năm. Năm 2011 so với năm 2010 giảm một lƣợng
gần 0,20 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với giảm 7,78%. Nguyên nhân của việc giảm
doanh thu năm 2011 so với năm 2010 là do:
- Doanh thu bán hàng năm 2011 giảm so với năm 2010 là hơn 0,19 tỷ
đồng, tƣơng đƣơng giảm 7,77% từ các công trình xây lắp điện. Nguyên nhân
là do trong năm 2011, công ty không ký đƣợc hợp đồng giá trị lớn, mà đa phần
là các công trình nhỏ và số tiền thu đƣợc trong năm 2011 là doanh thu của các
công trình xây lắp trƣớc đến kỳ thanh toán mang lại.
29
- Doanh thu tài chính của công ty phát sinh chủ yếu là do hoạt động liên
quan đến ngân hàng nhƣ lãi tiền gửi. Khi có phát sinh những khoản thu tiền
lớn, từ 20 triệu đồng trở lên từ khách hàng thì khách hàng thanh toán cho công
ty bằng hình thức chuyển khoản. Doanh thu tài chính năm 2011 giảm không
đến 0,01 tỷ đồng, tƣơng đƣơng giảm 16,65% so với năm 2010. Doanh thu tài
chính phát sinh khá thấp vì vậy mà số chênh lệch trong năm cũng rất nhỏ.
Nguyên nhân giảm do trong năm 2011 phát sinh các khoản thu đƣợc từ khách
hàng qua tiền gửi ít hơn năm 2010, và năm 2011 lãi suất ngân hàng thấp hơn
2010 nên doanh thu tài chính thấp.
Tổng doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng một lƣợng hơn 0,17 tỷ
đồng, tƣơng đƣơng tăng 7,29%. Trong đó:
- Doanh thu bán hàng là năm 2012 hơn 2,52 tỷ đồng, tức tăng 0,17 tỷ
đồng, tƣơng đƣơng tăng 7,26%. Nguyên nhân do trong năm 2012 ngoài việc
thu tiền từ các khách hàng trƣớc còn thiếu thì công ty đã ký thêm đƣợc nhiều
hợp đồng xây lắp với các công ty khác nhƣ: công ty cổ phần Việt Thái, công
ty TNHH Tài Lộc, công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ sài gòn Cà Mau.
- Song song với doanh thu bán hàng tăng thì năm 2012 so với năm 2011,
doanh thu tài chính cũng tăng gần 0,001 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 40,19%.
Trong năm 2012, tiền gửi tại ngân hàng tăng lên do một phân công ty gửi vào
để thanh toán tiền cho nhà cung cấp nhƣng chƣa chuyển trả và một phần do
khách hàng trả tiền qua ngân hàng tăng lên. Vì vậy, doanh thu từ lãi tiền gửi
năm 2012 cũng cao hơn so với năm 2011.
Nhƣ vậy, cũng nhƣ các nhiều công ty xây lắp khác, thu nhập chủ yếu của
công ty là doanh thu từ hoạt động xây lắp, chiếm tỷ trọng khá lớn khoản 99%
trong tổng doanh thu qua các năm. Ngoài doanh thu từ hoạt động xây lắp trên
thì trong năm công ty còn phát sinh thêm khoản thu nhập từ lãi tiền gửi ngân
hàng do thu tiền từ các khách hàng qua ngân hàng. Tuy khoản doanh thu này
rất nhỏ nhƣng đây cũng là một hoạt động tốt, cũng đã tạo nên khoản thu nhập
cho công ty.
30
4.2.1.2 Phân tích tình hình doanh thu bán hàng theo thị trường
Bảng 4.3: Tình hình doanh thu theo thị trƣờng giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: 1.000 đồng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chỉ tiêu
Số lần
Số tiền
Số lần
Số tiền
Số lần
Số tiền
H. Cái Nƣớc
4
256.413
2
152.624
3
189.678
H. Năm Căn
2
172.589
4
321.039
4
252.904
H. Thới Bình
7
546.845
5
453.108
5
321.457
13 1.023.178
25
1.588.568
407.870
3
176.432
28 2.357.819
40
2.529.039
TP. Cà Mau
H. Trần Văn
Thới
Tổng
22 1.255.343
5
325.342
4
40 2.556.532
Nguồn: Bộ phận kế toán công ty Huỳnh Anh, 2010, 2011, 2012
Nhìn chung, thị trƣờng kinh doanh của công ty tập trung nhiều nhất là
Thành phố Cà Mau, là nơi đây thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tƣ, kinh
doanh. Ngoài ra, trụ sở chính của công ty cũng tại thành phố Cà Mau nên rất
thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, Thành phố Cà Mau đã
trở thành nơi mang lại doanh thu nhiều nhất cho công ty, chiếm 51,95% trong
tổng doanh thu trung bình giai đoạn 2010 – 2012.
Bên cạnh thành phố Cà Mau là thị trƣờng kinh doanh chính, công ty còn
mở rộng địa bàn kinh doanh sang các huyện nhƣ: Cái Nƣớc, Trần Văn Thời,
Thới Bình, và Năm Căn nhằm ổn định tình hình doanh thu của công ty, tăng
thêm lợi nhuận. Trong đó: Huyện Thới Bình địa thế đi lại khá thuận tiện và dễ
dàng, đã tạo nên doanh thu đứng thứ hai chiếm 17,95% trong tổng doanh thu,
kế đó là Huyện Trần Văn Thời 12,22%, Năm Căn 10,03%, Cái Nƣớc 8,04%
trong tổng doanh thu của công ty.
Trong năm 2010 doanh thu hơn 2,55 tỷ đồng; năm 2011 so với năm 2010
do số lƣợng công trình xây lắp giảm, số lần thu giảm kéo theo doanh thu trong
năm này giảm còn khoản 2,35 tỷ đồng; năm 2012 doanh thu hơn 2,52 tỷ đồng,
doanh thu tăng do số lần thu tăng và công ty xây lắp thêm nhiều công trình so
với năm 2011. Mặt dù, qua ba năm doanh thu có sự tăng giảm không đều
nhƣng vẫn duy trì ở mức hơn 2 tỷ, đây cũng là sự cố gắng rất nhiều của cả
công ty.
31
Trần Văn Thời
12,22 %
Cái Nƣớc
8,04 %
Năm Căn
10,03 %
Thới Bình
17,75 %
TP. Cà Mau
51,95 %
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tình hình doanh thu theo thị trƣờng
4.2.2 Phân tích tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2010 - 2012
4.2.2.1 Tình hình chung về chi phí giai đoạn 2010 - 2012
Chi phí là nhân tố rất quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty. Do đó, cần phải có cái nhìn tổng quan về biến
động của chi phí trong những năm qua một cách hết sức cận thận để hạn chế
sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng
nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
32
CP tài chính
0,05 %
CP QLKD
35,84 %
CP giá vốn
64,11 %
Hình 4.4 Biểu đồ cơ cấu chi phí giai đoạn 2010 - 2012
Do ngành nghề kinh doanh của công ty là kinh doanh dịch vụ, ít phát
sinh các hoạt động mua bán thông thƣờng, và do công ty hạch toán kế toán
theo quyết định 48/2006/QĐ - BTC nên chi phí bán hàng đƣợc gộp chung với
chi phí quản lý kinh doanh. Vì vậy, kết cấu chi phí đƣợc tổng hợp từ các loại
chi phí sau: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí tài chính.
Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí
chiếm hơn 60% tổng chi phí và có ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận của công ty.
Tiếp đó là chi phí quản lý kinh doanh chiếm hơn 30% tổng chi phí trong công
ty. Trong ba loại chi phí kể trên thì chi phí tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ nhất
và ít ảnh hƣởng đến lợi nhuận, vì vậy mà chi phí này có tăng hay giảm của
không làm cho lợi nhuận thay đổi rõ rệt.
4.2.2.2 Phân tích tình hình chi phí giai đoạn 2010 - 2012
Nhìn chung, tổng chi phí của công ty có sự thay đổi không đều nhau.
Năm 2011 tổng chi phí thấp hơn so với năm 2010. Cụ thể, năm 2011 giảm hơn
0,19 tỷ đồng so với năm 2010 tƣơng đƣơng giảm 7,70%.
Tuy nhiên, đến năm 2012, tổng chi phí lại tăng cao so với năm 2011 tăng
lên đến gần 0,20 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 8,70%. Chi phí năm 2012 tăng lên
so với năm 2011 còn cao hơn khoản chi phí giảm của năm 2011 so với năm
2010.
33
Bảng 4.4: Tình hình biến động chi phí giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Số tiền
Năm 2011
%
Số tiền
%
Giá vốn hàng bán 1.604.836
64,90
1.407.224
61,66
866.829
35,05
873.662
1.186
0,05
2.472.851
100
Chi phí QLKD
Chi phí tài chính
Tổng
Chênh lệch
2011/2010
Năm 2012
Số tiền
Chênh lệch
2012/2011
%
Số tiền
1.631.841
65,76
(197.612)
-12,31
224.617
15,96
38,28
848.537
34,20
6.833
0,79
(25.125)
- 2,88
1.428
0,06
1.012
0,04
242
20,41
2.282.314
100
2.481.390
100
(190.537)
-7,70
Nguồn: Bộ phận kế toán công ty Huỳnh Anh, 2010, 2011, 2012
34
%
Số tiền
%
(416) - 29,13
199.076
8,72
Căn cứ vào bảng 4.4, cho thấy cũng giống nhƣ tình hình doanh thu thì
chi phí cũng tăng, giảm không đều qua các năm. Để biết đƣợc nguyên nhân
của tình trạng trên, ta sẽ phân tích từng đối tƣợng chi phí.
- Giá vốn hàng bán: năm 2010 khoảng 1,60 tỷ đồng, chiếm 64,90% trong
tổng chi phí, nhƣng năm 2011 chi phí này giảm còn hơn 1,40 tỷ đồng, chiếm
61,66% trong tổng chi phí. Nguyên nhân là do trong năm 2011, số lƣợng công
trình xây lắp mà công ty nhận đƣợc giảm so với năm 2010, bên cạnh đó thì
những công trình mà công ty nhận đƣợc đa số có giá trị tƣơng đối nhỏ, dẫn
đến chi phí giá vốn giảm. Sang năm 2012, do công ty nhận đƣợc nhiều công
trình xây lắp có giá trị lớn nhƣ nhận xây lắp cho công ty cổ phần Việt Thái,
công ty TNHH Tài Lộc,... Ngoài ra, do năm 2011 tình hình kinh doanh kém
nên công ty cắt giảm một số nhân công, nhƣng sang năm 2012 số lƣợng công
trình tăng, quy mô công trình lớn, nên công ty phải thuê mới nhân công, để
đảm bảo tiến độ thi công cho khách hàng. Do đó, chi phí nhân công tăng làm
cho chi phí giá vốn tăng lên, cụ thể tăng hơn 0,22 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng
15,96% so với năm 2011.
- Chi phí quản lý kinh doanh: là chí phí chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong
tổng chi phí, hơn 30% trong tổng chi phí. Năm 2011 chi phí quản lý kinh
doanh tăng không đáng kể so với năm 2010, chỉ tăng 6.833 nghìn đồng, tƣơng
đƣơng 0,79%. Sang năm 2012, chi phí này giảm 25.125 nghìn đồng, tƣơng
đƣơng 2,88%, nguyên nhân là do trong năm 2012 đa số các công trình thi công
có cùng địa bàn với công ty nên chi phí vận chuyển vật liệu đến công trình
thấp, do vậy, công ty đã tiết kiệm đƣợc một khoản chi phí quản lý từ đây.
- Chi phí tài chính: chủ yếu là phí ngân hàng khi công ty thanh toán tiền
mua hàng cho nhà cung cấp bằng hình thức chuyển khoản và chiếm tổng trọng
rất nhỏ trong tổng chi phí. Trong năm 2011, khoản chi phí này tăng lên so với
năm 2010 là 242 nghìn đồng. Do công ty mua vật liệu nhiều và các khoản
thanh toán cho nhà cung cấp có giá trị lớn, làm cho chi phí này tăng lên. Sang
năm 2012, khoản chi phí này giảm từ 1.428 nghìn đồng, xuống còn 1.012
nghìn đồng, tức giảm 416 nghìn đồng, vì công ty đã mua nhiều vật liệu ở năm
2011, cho nên trong năm này công ty ít phát sinh các khoản mua thêm vật liệu,
vì vậy phí ngân hàng giảm so với năm 2011.
Nhƣ vậy, qua kết quả phân tích trên ta thấy, tổng chi phí của công ty qua
các năm tăng giảm không đều, giảm vào năm 2011, tăng vào năm 2012 và chủ
yếu ảnh hƣởng bởi giá vốn hàng bán, bên cạnh đó thì chi phí quản lý kinh
doanh cũng chiếm tỷ trọng khá cao qua các năm, do đó công ty cần có công
35
tác quản lý chi phí tốt hơn trong thời gian tới để đạt đƣợc kết quả hoạt động
kinh doanh cao nhất.
4.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010 - 2012
4.2.3.1 Tình hình chung về lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2012
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của
công ty. Phân tích tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của
toàn công ty nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận của công ty.
Nhìn chung, kết cấu lợi nhuận tại công ty bao gồm lợi nhuận mang lại từ
hoạt động kinh doanh và lợi nhuận tài chính. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất đến hơn 98% trong tổng lợi nhuận.
LN tài chính
1,59 %
LN HĐKD
98,41 %
Hình 4.5 Biểu đồ cơ cấu lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2012
4.2.3.2 Phân tích tình hình lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 4.5: Tình hình Lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: 1.000 đồng
Chênh lệch
2011/2010
Năm
Chỉ tiêu
2010
LN từ HĐKD
LN tài chính
Tổng LN
2011
2012
84.867 76.933 48.661
1.157
525 1.726
Số tiền
%
Số tiền
%
(7.934)
-9,35
(28.272)
-36,75
(632) -54,62
86.024 77.458 50.387
Chênh lệch
2012/2011
(8.566)
-9,96
1.201 228,762
(27.071)
Nguồn:bộ phận kế toán công ty Huỳnh Anh, 2010, 2011, 2012
36
-34,95
Căn cứ vào bảng lợi nhuận trên, cho thấy tại công ty lợi nhuận năm sau
giảm so với năm trƣớc. Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2010 hơn 0,08 tỷ đồng,
trong khi đó năm 2011, lợi nhuận giảm khoản 0,01 tỷ đồng, chỉ còn hơn 0,07
tỷ đồng, tƣơng đƣơng giảm 9,96% so với năm 2010. Không những thế mà
sang năm 2012 lợi nhuận tiếp tục giảm mạnh, giảm đến 34,95% so với năm
2011, lợi nhuận năm 2012 còn hơn 0,05 tỷ đồng, tức giảm 0,02 tỷ đồng so với
năm 2011.
Lợi nhuận năm sau giảm sút so với năm trƣớc, do số lƣợng công trình
xây lắp ít, doanh thu giảm, nhƣng chi phí quản lý kinh doanh lại tƣơng đối ổn
định qua các năm. Ngoài ra, trong những năm gần đây, lạm phát tăng cao nên
chi phí giá vốn hàng bán biến động tăng qua các năm gần đây. Vì vậy, trong
quá trình hoạt động kinh doanh của công ty tuy có mang lại lợi nhuận nhƣng
tỷ lệ tăng không nhiều mà còn có xu hƣớng giảm so với các năm trƣớc.
4.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẰNG CÁC
TỶ SỐ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
4.3.1 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lợi tại công ty
Đánh giá khả năng sinh lợi là căn cứ tốt nhất cho việc ra quyết định của
cả công ty và nhà đầu tƣ.
Bảng 4.6: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi tại công ty
Năm
ĐVT
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Tổng doanh thu (1)
Nghìn đồng 2.558.875
2.359.772
2.531.777
Tổng TS BQ (2)
Nghìn đồng 1.641.449
1.724.111
1.939.035
VCSH BQ (3)
Nghìn đồng 1.500.000
1.529.047
1.576.988
LN sau thuế (4)
Nghìn đồng
64.518
58.094
37.791
ROS (5)=(4)/(1)
%
2,52
2,46
1,49
ROA (6)=(4)/(2)
%
3,93
3,37
1,95
ROE (7)=(4)/(3)
%
4,30
3,79
2,39
Nguồn: Bộ phận kế toán công ty Huỳnh Anh, 2010, 2011, 2012
Một công ty có tồn tại lâu dài hay không phụ thuộc vào khả năng kiếm
đƣợc lợi nhuận mong muốn của nó. Và các nhà đầu tƣ không phải ngần ngại lo
sợ cho số vốn của mình khi đầu tƣ vào hoạt động của công ty khi đã xem xét
tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi của công ty là khá an toàn.
37
4.3.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: phản ánh tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế so với
tổng doanh thu. Tỷ số này trong năm 2010 là 2,52%, năm 2011 là 2,46% giảm
0,06% so với năm 2010. So sánh năm 2012 với năm 2011 là 1,49% tỷ suất
năm 2012 lại tiếp tục giảm, giảm đến 0,97%. Nguyên nhân là do trong năm
2011 tình hình tiêu thụ giảm dẫn đến lợi nhuận cũng giảm so với năm 2010.
Với tỷ suất lợi nhuận/doanh thu qua ba năm 2010 – 2012 đều giảm, cho
thấy lợi nhuận thu đƣợc từ 1 đồng doanh thu ngày một ít. Cụ thể thì năm 2010
cứ 1000 đồng doanh thu sẽ tạo ra hơn 25 đồng lợi nhuận, năm 2011 là gần 24
đồng và năm 2012 là gần 15 đồng. Năm 2011 do cả doanh thu và chi phí đều
giảm so với năm 2010, nên lợi nhuận thu đƣợc trên doanh thu cũng giảm, điều
này cho thấy, tình hình tiêu thụ của công ty ngày càng kém. Năm 2012, tỷ suất
này tiếp tục giảm và giảm xuống 0,97% so với năm 2011. Nguyên nhân do,
công ty đã có biện pháp đẩy mạnh tình hình tiêu thụ nhƣng vì tốc độ tăng của
doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của chi phí, nên lợi nhuận thu đƣợc trên
doanh thu thấp so với các năm 2011.
4.3.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Tỷ suất lợi nhuận/tài sản: Căn cứ vào tổng tài sản hiện có tại công ty cho
thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty năm 2010 là 3,39%, sang năm
2011 tỷ suất này giảm còn 3,37%. Tỷ suất này cho biết cứ 1000 đồng công ty
đầu tƣ vào tài sản thì thu đƣợc 39 đồng lợi nhuận vào năm 2010, và 34 đồng
vào năm 2011, tức giảm 5 đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy công ty
hoạt động không hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận khi đầu tƣ mỗi đồng tài
sản.
Sang năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn
tạo ra 19 đồng lợi nhuận khi bỏ ra 1000 đồng tài sản đầu tƣ, tức 1,95%. Điều
này cho thấy, năm 2011 tốc độ giảm của lợi nhuận (9,96%) nhanh hơn tốc độ
tăng của tài sản (5,04%) và năm 2012 tốc độ giảm của lợi nhuận (34,95%)
nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản (12,47%) dẫn đến tỷ suất lợi nhuận qua các
năm đều giảm mạnh. Tuy số tài sản này hàng năm vẫn tạo ra lợi nhuận cho
công ty, nhƣng mỗi năm đều giảm, đây là biểu hiện không tốt, nếu tình trạng
này kéo dài sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty. Vì vậy, công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu
quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức là việc sử dụng tài sản hiệu
quả hơn.
38
4.3.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là thƣớc đo quan trọng về khả năng
sinh lời từ quan điểm của chủ sở hữu. Trong năm 2010 tỷ suất này là 4,30%,
năm 2011 là 3,79%, năm 2012 là 2,39%. Kết quả này cho biết cứ 1.000 đồng
đƣợc chủ sở hữu đầu tƣ năm 2010 kiếm đƣợc lợi nhuận là 43 đồng, năm 2011
là gần 38 đồng và năm 2012 chỉ còn khoản 24 đồng.
Xem xét tỷ suất này trong ba năm 2010, 2011 và 2012 cho thấy, tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm đều qua các năm, cho thấy cũng nhƣ tổng
tài sản bình quân, công ty sử dụng không hiệu quả vốn chủ sở hữu đã đầu tƣ.
Nguyên nhân là do lợi nhuận tại công ty qua các năm giảm, năm sau thấp hơn
năm trƣớc, trong khi đó vốn chủ sở hữu bình quân mỗi năm đều tăng. Vì vậy
mà tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ngày một giảm.
%
5
4,5
4
3,5
3
2,5
ROS
2
ROA
1,5
ROE
1
0,5
0
năm 2010
năm 2011
năm 2012
Hình 4.6 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lời
Sau khi phân tích biến động của các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng
sinh lời, cho thấy qua các năm thì hầu nhƣ tất cả các tỷ suất gồm ROS, ROA,
ROE đều giảm, điều này cho thấy dù có cố gắng trong quá trình hoạt động
kinh doanh thì công ty vẫn chƣa đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tài sản
cũng nhƣ vốn chủ sở hữu, do các tỷ suất này qua các năm đều giảm, đây là
một biến động không hề tốt, điều này đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động của
công ty ngày một thấp. Do đó, công ty cần có biện pháp khắc phục trong thời
gian tới, để các tỷ suất đánh giá khả năng sinh lời ngày càng tăng.
39
4.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Các tỷ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh đƣợc sử dụng để đánh giá
hiệu quả của việc sử dụng tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của
công ty, cho biết hiệu quả của những khoản mục mà công ty đầu tƣ có đúng
đắn chƣa và hiệu quả nhƣ thế nào?
Từ số liệu bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty giai đoạn 2010 – 2012, ta đƣợc bảng đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh sau:
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2010
2011
2012
Hàng tồn kho BQ(1)
Nghìn đồng
64.587
73.624
317.921
Giá vốn hàng bán(2)
Nghìn đồng
1.604.836
1.407.224
1.631.841
Lần
24,85
19,11
5,13
Ngày
15
19
71
Doanh thu thuần(4)
Nghìn đồng
2.556.532
2.357.819
2.529.039
Khoản phải thu BQ(5)
Nghìn đồng
417.986
209.086
317.918
Lần
6,12
11,28
7,96
- Số ngày thu tiền BQ
(7) = (365/(6))
Ngày
60
32
46
- Chu kỳ hoạt động
của doanh nghiệp
(8) = (6) + (7)
Ngày
66,12
43,28
53,96
Nghìn đồng
1.641.449
1.724.111
1.939.035
Lần
1,56
1,37
1,3
- Vòng quay HTK
(3)=(2)/(1)
- Số ngày dự trữ HTK
- Vòng quay khoản
phải thu(6)= (4)/(5)
Tổng TS BQ(9)
Vòng quay TS
(10)=(4)/(9)
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Huỳnh Anh, 2010, 2011, 2012
4.3.2.1. Các tỷ số về hàng tồn kho
a, Vòng quay hàng tồn kho
Qua số liệu tính toán ở bảng 4.7 cho thấy, số vòng quay hàng tồn kho các
năm không đều nhau, càng về sau doanh nghiệp hoạt động càng kém hiệu quả,
40
cụ thể: năm 2010 số vòng quay hàng tồn kho là 24,85 lần, sang năm 2011 số
vòng quay giảm còn 19,11 lần và năm 2012 số vòng quay này tiếp tục giảm
mạnh chỉ còn 5,13 lần. Nguyên nhân là do năm 2010 và 2011 chu kỳ hoạt
động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền đƣợc rút ngắn so
với năm 2012. Trong năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho thấp chứng tỏ
hàng tồn kho dự trữ nhiều dẫn đến ứ đọng hàng tồn kho. Vì vậy ảnh hƣởng
đến khả năng thanh toán của công ty. Do đó duy trì mức hàng tồn kho hợp lý
là chính sách hàng đầu mà công ty cần hƣớng tới.
b, Số ngày dự trữ hàng tồn kho
Khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho còn đƣợc thể hiện qua
số ngày dự trữ hàng tồn kho. Số ngày dự trữ hàng tồn kho trong năm ngắn,
năm 2010 là 15 ngày và năm 2011 là 19 ngày. Điều này cho thấy, trong năm
2010 và 2011 số hàng tồn kho giữ tại công ty năm 2010 chỉ khoảng 15 ngày,
và năm 2011 là 19 ngày đã xuất hết. Nhƣng sang năm 2012, số ngày dự trữ
hàng tồn kho càng dài, lên đến 71 ngày. Điều này cho thấy, càng về sau khả
năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho càng chậm.
Qua số vòng quay hàng tồn kho và số ngày dự trữ hàng tồn kho cho thấy,
tình hình hoạt động tại công ty đối với hàng tồn kho không hiệu quả. Năm
2010 và 2011 số vòng quay quá cao và số ngày dự trữ hàng tồn kho ngắn cho
thấy hàng tồn kho không đủ để đáp ứng nhu cầu xây lắp của công ty. Tuy
nhiên, năm 2012 số vòng quay tƣơng đối thấp và số ngày dự trữ dài hơn so với
năm 2010 và 2011, cho thấy công ty đã thay đổi chính sách đối với hàng tồn
kho, tức là tăng dự trữ hàng tồn kho so với năm 2010 và 2011.
4.3.2.2 Các tỷ số về các khoản phải thu
a, Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu đo lƣờng mối quan hệ tƣơng quan của
các khoản phải thu với sự thành công của chính sách bán chịu và thu tiền của
công ty. Năm 2010 là 6,12 lần, năm 2011 là 11,28 lần và năm 2012 là 7,93
lần. Số vòng quay thu tiền năm 2011 cao nhất, điều này cho thấy, chính sách
thu tiền đã có sự cải thiện và tốt hơn so với năm 2010 và năm 2012.
b, Số ngày thu tiền bán hàng bình quân
Trong giới hạn cho phép, số vòng quay các khoản phải thu của công ty
càng cao thì càng tốt. Do số vòng quay các khoản phải thu năm 2011 và 2012
tăng hơn năm 2010, nên số ngày thu tiền các khoản bán chịu ngắn hơn so với
năm 2010. Thay vì năm 2010 là 60 ngày thì năm 2011 chỉ 32 ngày và năm
2012 là 46 ngày đã thu đƣợc tiền. Điều này cho thấy, chính sách thu tiền của
41
công ty ngày đƣợc cải thiện nhƣng vẫn chƣa hiệu quả vì thời gian thu tiền vẫn
còn dài so với nhu cầu vốn tại công ty.
c, Chu kỳ hoạt động kinh doanh của công ty
Trong năm 2010 chu kỳ hoạt động của công ty là 66 ngày, năm 2011 là
43 ngày, năm 2012 là 53 ngày. Điều này cho thấy, thời gian từ khi công ty
mua vật liệu, cho đến khi thi công xây lắp hoàn thành và thu đƣợc tiền càng về
sau càng ngắn. Chứng tỏ chu kỳ hoạt động kinh doanh của công ty ngắn, quá
trình hoạt động tại công ty ngày một hiệu quả.
4.3.2.3 Số vòng quay của tài sản
Dựa vào số vòng quay tài sản của công ty cho thấy, càng về sau tỷ số này
càng giảm, cụ thể: năm 2010 là 1,56 lần, năm 2011 là 1,37 lần và năm 2012 là
1,3 lần. Điều này cho thấy, những năm về sau công ty sử dụng tài sản không
hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến số vòng quay của tài sản năm 2011 giảm so
với năm 2010 là do doanh thu thuần trong năm giảm. Tuy năm 2012 doanh thu
thuần tăng lên so với năm 2011 nhƣng do tổng tài sản bình quân cũng tăng nên
số vòng quay này cải thiện không đáng kể.
Mặt dù, số vòng quay của tài sản qua các năm giảm, nhƣng một đồng tài
sản tạo ra hơn một đồng doanh thu. Vì vậy, khoản đầu tƣ vào tài sản của công
ty vẫn hiệu quả, nhƣng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hƣởng không tốt đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh tại công ty.
.
42
CHƢƠNG 5
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP
ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HUỲNH ANH
5.1 NHẬN XÉT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG
TY
- Kết quả đạt được: Từ khi đƣợc thành lập đến nay, Công ty TNHH Xây
lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan nhƣ sau:
+ Hàng năm đều có hợp đồng xây lắp điện lớn đƣợc ký kết.
+ Uy tín của công ty ngày một nâng cao và công ty đƣợc nhiều cá nhân,
tổ chức biết đến.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu luôn đƣợc duy trì một mức ổn định.
+ Mỗi năm kết quả hoạt động của công ty đều phát sinh lợi nhuận.
+ Công ty một phần cũng tạo công ăn việc làm cho một số đối tƣợng
trong xã hội.
+ Công ty có đƣợc đội ngũ quản lý và nhân viên vững về chuyên môn, có
tay nghề cao, làm việc trong khuôn khổ kỷ luật, nghiêm túc, đúng việc đúng
ngƣời.
+ Công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh cũng nhƣ đóng góp một
phần nhỏ vào nền kinh tế của đất nƣớc, tạo ra tiêu dùng và thực hiện tốt nghĩa
vụ đóng thuế.
+ Công ty có mối quan hệ rộng nên nhờ đó mà ký kết đƣợc nhiều hợp
đồng xây lắp.
- Hạn chế: Bên cạnh những kết quả mà công ty đạt đƣợc đã nêu ở trên
thì song song với những kết quả này, cũng nhƣ hiện trạng của công ty đều có
hạn chế ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động của công ty. Sau đây là một vài
hạn chế tiêu biểu:
+ Tuy mỗi năm tại công ty đều có phát sinh lợi nhuận nhƣng lợi nhuận
của năm sau thấp hơn năm trƣớc. Điều này cho thấy khả năng hoạt động của
công ty ngày càng giảm sút, số lƣợng công trình xây lắp càng giảm cho nên
doanh thu thu vào lớn hơn không nhiều so với chi phí.
43
+ Do công ty thực hiện chức năng thi công, xây lắp công trình cho nên để
hoàn thành công trình thì công ty phải bỏ ra nhân lực và vật lực ban đầu, mà
số tiền thu về kéo dài rất lâu và qua nhiều kỳ kinh doanh mới thu về hết. Đây
cũng là một điều khó khăn tại công ty nếu công ty không mạnh về vốn rất khó
để đứng lâu trên thị trƣờng.
+ Thị trƣờng hoạt động của công ty còn nhỏ, đa phần đƣợc ký kết ở địa
bàn nội ô thành phố. Chỉ có một số ít ở huyện.
+ Ngoài ra, công ty chƣa có chiến lƣợc quảng cáo đối với sản phẩm cũng
nhƣ thƣơng hiệu của công ty để thu hút mọi ngƣời.
5.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
Bên cạnh yếu tố định lƣợng tác động trực tiếp thì yếu tố định tính góp
một phần tác động gián tiếp nhƣng cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến lợi nhuận
của công ty.
* Các yếu tố bên trong công ty
- Uy tín của công ty
Trong thị trƣờng cạnh tranh ngày nay, rất khó để thu hút khách hàng
hoặc đối tác mới, yếu tố quan trọng nhất để giành chỗ đứng vững vàng trong
lòng khách hàng của các doanh nghiệp đó chính là niềm tin và uy tín đóng vai
trò quyết định tới sự thành bại trong giai đoạn kinh doanh này để khẳng định
sự tồn tại và sức mạnh của doanh nghiệp.
Hiện nay, khách hàng của công ty là các nhà thầu xây dựng công trình,
các tổ chức, và hộ gia đình. Trong đó, lƣợng khách hàng tìm đến công ty
chiếm hơn 50% doanh thu là khách hàng quen nhờ vào mối quan hệ rộng của
giám đốc. Còn lại là khách hàng đƣợc giới thiệu từ các khách hàng khác, hay
từ công ty Huỳnh Mai chuyển sang. Do trƣớc đây, giám đốc của công ty
Huỳnh Anh từng hợp tác với công ty TNHH Xây lắp điện công nghiệp Huỳnh
Mai nên khách hàng biết đến công ty thông qua công ty Huỳnh Mai.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty luôn chú trọng đến uy tín
của mình. Công ty sẳn sàng bỏ thêm chi phí, lợi nhuận thấp hơn để công trình
hoàn thành đúng hạn với khách hàng nhƣ: tập trung nhân công, tăng tiền lƣơng
cho công nhân tăng ca để hoàn thành đúng tiến độ công trình, nhằm tạo uy tín,
tăng thêm vị thế của công ty trong lòng của khách hàng. Để công ty luôn là lựa
chọn hàng đầu khi khách hàng cần đến dịch vụ này.
Thời gian hoạt động kinh doanh của công ty chƣa dài nhƣng cũng đủ để
công ty có chổ đứng trong lòng của một số khách hàng đã sử dụng dịch vụ của
44
công ty. Chính từ những khách hàng này, đã đem lại cho công ty nhiều khách
hàng khác, nhờ vào chất lƣợng dịch vụ và uy tín của công ty mà công ty giảm
bớt một phần chi phí trong khâu tìm kiếm khách hàng.
- Nhân tố tổ chức lao động
Nhân tố tổ chức lao động, nói một cách khái quát hơn đó là quản trị nhân
sự. Quản trị nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào
cũng cần phải có bộ phận nhân sự. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết
định đến sự thành bại của một doanh nghiệp.
Công ty có một đội ngũ nhân viên trình độ cao, khả năng quản lý tốt, Từ
khi công ty thành lập đến nay, đội ngũ nhân viên vẫn đƣợc duy trì và ổn định,
nên lƣợng chi phí này vẫn nằm trong kế hoạch, không phát sinh thêm chi phí
cho công ty.
Ngoài ra, công ty còn có một lực lƣợng lao động chuyên nghiệp, đƣợc
đào tạo chuyên môn, gắn bó với công ty nhiều năm. Trong quá trình thi công,
luôn hoàn thành tốt công việc cũng nhƣ tiến độ của công trình rất đúng hạn. Vì
vậy, uy tín của công ty đƣợc tăng thêm từ lƣợng lực này.
- Trình độ quản lý và sử dụng vốn của công ty
Trƣớc khi thành lập công ty, ngƣời quản lý của công ty đã có cơ hội tiếp
xúc với công việc thực tế tại công ty Huỳnh Mai, cùng ngành nghề kinh doanh
với công ty kết hợp với trình độ học vấn sẳn có, nên áp dụng rất nhanh và hiệu
quả cho tình hình hiện tại của công ty.
Thời gian hoạt động càng lâu, kinh nghiệm cũng nhƣ trình độ quản lý
cao đã giúp cho công ty sử dụng vốn càng hiệu quả.
* Các yếu tố bên ngoài công ty
- Chính sách của nhà nước
Trƣớc đây, luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tất cả các doanh
nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ
kinh doanh có lãi là 25%. Tuy nhiên, từ ngày 1-7-2013, có hai loại hình doanh
nghiệp đƣợc áp dụng thuế suất thuế TNDN 20% và 10% thay cho mức 25% là
doan nghiệp nhỏ và vừa có tổng doanh thu không quá 20 tỷ đồng/năm. Nhờ
vào đó, mà nhiều công ty nói chung và công ty Huỳnh Anh nói riêng đƣợc
khuyến khích, phấn đấu rất nhiều trong hoạt động tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Bên cạnh đó, tổng cục thuế đã cho phép các công ty đƣợc đăng ký kê
khai qua mạng, vì vậy mà công ty tiết kiệm thêm một khoản chi phí và thời
gian trong kỳ kinh doanh trong hoạt động này.
45
- Sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật
Sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật đã giúp công ty không ít
trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Những công nghệ hỗ trợ trong quản lý kinh doanh của công ty nhƣ: máy
in, máy fax, máy vi,... thay thế các phƣơng thức làm việc trƣớc kia. Nhờ vào
các thiết bị công nghệ này đã giúp cho công ty tiết kiệm thời gian, giảm bớt
các khoản chi phí đi lại, sử dụng tối đa nguồn nhân lực tại công ty.
Công nghệ thông tin đã giúp công ty xử lý số liệu nhanh chóng bằng
những phần mềm đƣợc viết sẳn theo yêu cầu của công ty. Bên cạnh đó, hệ
thống mạng đã giúp công ty cập nhật nhanh nhất về thông tin kinh tế trên thị
trƣờng để kịp thời điều chỉnh giá, cũng nhƣ chiến lƣợc trong hoạt động kinh
doanh của công ty.
Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật đã tạo ra các
loại máy móc thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận tiện và dễ dàng trong quá
trình thi công, áp dụng các máy móc thiết bị nhƣ máy ổn áp, máy khoan, máy
hàn... hiện đại vào các công trình sẽ giúp cho ngƣời tiêu dùng tiết kiệm khoản
chi phí nhƣ chi phí điện. vì vậy, khách hàng sẽ ƣu tiên lựa chọn sản phẩm của
công ty.
- Khách hàng
Những năm trƣớc đây khách hàng của công ty đa phần là nhờ vào các
mối quan hệ để ký hợp đồng với công ty, nên lƣợng khách hàng của công ty
còn rất ít. Vì vậy mà lợi nhuận thu lợi của công ty chƣa cao.
Trong những năm gần đây, ngoài thành phố Cà Mau, công ty còn mở
rộng thị trƣờng kinh doanh sang một số Huyện nhƣ: Trần Văn Thời, Cái
Nƣớc, Thới Bình,... Mặt dù, khách hàng nhiều, doanh thu cao hơn trƣớc nhƣng
công ty hoạt động theo phƣơng châm đặt uy tín lên hàng đầu và đảm bảo chất
lƣợng tốt nhất. Vì vậy, lợi nhuận mang lại còn thấp.
* Phân tích ma trận SWOT
- Điểm mạnh
+ Vị trí của công ty là nằm ngay trung tâm thành phố Tỉnh Cà Mau, là
nơi phát sinh nhiều hoạt động kinh doanh, điều kiện giao thông dễ dàng, thuận
lợi cho các giao dịch, hợp tác, trao đổi và đây cũng là nơi tập hợp đầy đủ nhiều
mặt hàng mà công ty cần.
+ Đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, đƣợc đào tạo tốt và gắn bó
lâu năm với công ty.
46
+ Uy tín của công ty ngày càng đƣợc nâng cao nhờ vào chất lƣợng dịch
vụ và hoàn thành đúng thời hạn cho khách hàng, điều kiện thanh toán phù hợp.
+ Thị trƣờng tiêu thụ ngày càng đƣợc mở rộng. Bên cạnh những khách
hàng quen thì Công ty đã có thêm đƣợc một số khách hàng mới.
+ Tình hình tài chính của công ty khá ổn định.
- Điểm yếu
+ Trong năm có nhiều công trình lớn, nhƣng thời hạn thi công ngắn nên
công ty đã bỏ thêm khoản chi phí cho tiền tăng ca nhân công, thuê thêm nhân
công để công trình đƣợc hoàn thành đúng hạn mà doanh thu không thay đổi.
Do đó, làm cho tổng chi phí của công ty tăng lên mà lợi nhuận không tăng.
+ Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty chƣa có linh hoạt trong
giá cả, chi phí tăng mà doanh thu vẫn không tăng làm cho lợi nhuận của công
ty qua các năm sau có xu hƣớng giảm so với các năm trƣớc.
+ Phƣơng tiện, máy móc, thiết bị dùng trong xây lắp chƣa đƣợc đổi mới.
Vì khoản đầu tƣ cho máy móc thiết bị cần phải có một số vốn lớn nên công ty
còn hạn chế ở mặt này.
- Cơ hội
+ Kể từ năm 2010 Cà Mau đã là đô thị loại hai, đời sống của ngƣời dân
ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao, nhiều tổ chức kinh doanh, nhà ở, khu
vui chơi giải trí ngày càng phát triển thì nhu cầu về điện là rất cao. Vì vậy, đây
là cơ hội tốt để công ty phát triển thêm trong lĩnh vực trong ngành xây lắp điện
và mở rộng thêm thị trƣờng cũng nhƣ là đối tƣợng khách hàng.
+ Bên cạnh đó, thị trƣờng ngoài nội ô thành phố Cà Mau rất có tiềm năng
mà công ty chƣa chủ động đầu tƣ mở rộng thị trƣờng. Thời gian qua, Cà Mau
đang tập trung và chăm lo cho nền giáo dục: nhiều trƣờng học đƣợc xây dựng,
các nhà công vụ xây dựng cho công nhân, viên chức. Ngoài ra, Cà Mau còn là
vùng đất của nông nghiệp và thủy sản, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh mở ra
theo ngành nghề này. Vì vậy, đây cũng là cơ hội để công ty đầu tƣ, phát triển
hoạt động kinh doanh.
+ Đất nƣớc ngày càng đổi mới, các thủ tục trong kinh doanh trở nên đơn
giản hơn đã làm cho quá trình giao dịch trở nên dễ dàng hơn.
+ Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh sẽ mang lại
nhiều lợi ích thiết thực, chi phí kinh doanh giảm xuống, các hoạt động đƣợc
diễn ra nhanh hơn, gọn nhẹ hơn.
47
- Thách thức
+ Môi trƣờng kinh tế không ổn định, các chính sách và cơ chế quản lý
kinh tế vĩ mô Nhà nƣớc đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Đặc biệt
năm 2011 lạm phát tăng cao, giá cả thị trƣờng tăng làm ảnh hƣởng đến quá
trình kinh doanh của công ty.
+ Hiện nay tại Cà Mau có nhiều công ty kinh doanh cùng lĩnh vực với
công ty nhƣ: công ty TNHH Xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Mai, công ty cổ
phần xây lắp điện công nghiệp và dân dụng Thạnh Phát,... nên sự cạnh tranh
giữa các công ty này trở nên ngày càng gay gắt hơn. Đòi hỏi công ty cần phải
có biện pháp thu hút khách hàng hơn, chủ yếu dựa vào uy tín của công ty trên
các tiêu chí nhƣ: chất lƣợng công trình, thời gian hoàn thành, ngoài ra công ty
cần phải có các chiến lƣợc quảng cáo hơn nửa thƣơng hiệu của công ty nhƣ
tham gia vào các chƣơng trình từ thiện, quỹ khuyến học,...để nhiều tổ chức
biết đến,cũng nhƣ tăng thêm các mối quan hệ.
- Kết hợp điểm mạnh và cơ hội: Tiếp tục tìm kiếm, nghiên cứu các thị
trƣờng khác, ở các Huyện khác nhƣ: Huyện Phú Tân, Đầm Dơi, U Minh để
mở rộng thêm thị trƣờng hoạt động kinh doanh của công ty.
- Kết hợp điểm mạnh và thách thức: Thực hiện chính sách giá linh hoạt
hơn để ứng phó kịp thời với sự bất ổn của giá cả trên thị trƣờng. Để đối mặt
với tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay phải phát triển mối quan hệ tốt đẹp
với khách hàng để giữ chân khách hàng cũ và thông qua họ thu hút khách hàng
mới.
- Kết hợp điểm yếu và cơ hội: Đẩy mạnh công tác quản trị trong công ty
đặc biệt hoạt động quảng cáo để quản bá về sản phẩm cũng nhƣ là uy tín của
công ty đối với các khách hàng và các đối tác.
- Kết hợp điểm yếu và thách thức: Thƣờng xuyên theo dõi diễn biến của
thị trƣờng để có sự điều chỉnh kịp thời về hàng hoá mua vào, điều chỉnh kịp
thời giá thành sản phẩm.
5.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Tuy mỗi năm tại công ty đều có phát sinh lợi nhuận nhƣng lợi nhuận của
năm sau thấp hơn năm trƣớc. Điều này cho thấy khả năng hoạt động của công
ty ngày càng kém, số lƣợng công trình xây lắp càng giảm cho nên doanh thu
thu vào lớn hơn không nhiều so với chi phí. Vì vậy, đòi hỏi công ty phải cố
gắng tăng doanh thu cũng nhƣ giảm chi phí phát sinh trong năm, sẽ giúp cho
lợi nhuận của công ty mới tăng cao đƣợc.
48
- Tăng doanh thu
+ Đối với khách hàng là những hộ công nghiệp thì công ty tham gia đấu
thầu với giá thấp hơn các công ty kinh doanh cùng ngành nhƣng vẫn đảm bảo
mức lợi nhuận hợp lý nhằm tăng thêm sản lƣợng xuất bán cho phƣơng thức
bán buôn trực tiếp từ đó góp phần đẩy mạnh doanh thu và nâng cao lợi nhuận.
+ Công ty phải thƣờng xuyên bố trí nhân viên ở bộ phận kỹ thuật kiểm
tra tiến độ cũng nhƣ chất lƣợng công trình đảm bảo chất lƣợng tốt nhất cho
khách hàng.
+ Công ty cần giữ vững và mở rộng thị phần nhằm ngăn chặn sự thâm
nhập thị trƣờng của đối thủ cạnh tranh. Để làm đƣợc điều đó công ty cần quan
tâm đến những khách hàng truyền thống, duy trì mối quan hệ phát triển lâu
dài, giá cả ổn định, đảm bảo chất lƣợng, tổ chức tƣ vấn cho khách hàng.
+ Cần đi sâu hơn nữa về nghiên cứu thị trƣờng, tìm hiểu, phân tích nhu
cầu của thị trƣờng cũng nhƣ nắm bắt thị hiếu của ngƣời tiêu dùng bằng cách
tiếp cận trực tiếp với khách hàng cho họ thấy sản phẩm của đơn vị là có chất
lƣợng tốt, giá cả hợp lý.
+ Do công ty thực hiện chức năng thi công, xây lắp công trình cho nên để
hoàn thành công trình thì công ty phải bỏ ra nhân lực và vật lực ban đầu, mà
số tiền thu về kéo dài rất lâu và qua nhiều kỳ kinh doanh mới thu về hết. Do
đó cần thiết công ty có thể vay mƣợn ngân hàng nhƣng những thủ tục này
thƣờng khác phức tạp. Ngoài giải pháp vay ngân hàng ra thì công ty có thể
dùng chính sách khuyến khích khách hàng trả tiền nhiều kỳ để hƣởng ƣu đãi
giảm % đối với số tiền chi trả trƣớc hạn.
- Tiết kiệm chi phí
+ Tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng. Khi mua vật liệu công ty nên có
kế hoạch mua rõ ràng, phải kiểm tra số lƣợng lẫn chất lƣợng nguồn nguyên
liệu để giảm bớt các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng nhƣ phí
vận chuyển, phí ngân hàng.
+ Hiện nay, thị trƣờng vật liệu biến động rất nhiều, do đó công ty cần dự
toán tình hình biến động giá của vật liệu mua vào. Khi công ty dự đoán đƣợc
tình hình thị trƣờng giá vật liệu thì việc mua vật liệu với giá không cao sẽ ít
ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm của công ty. Vì vậy mà công ty chiếm
đƣợc ƣu thế cạnh tranh hơn so với những công ty khác không dự toán đƣợc
tình hình giá trên thị trƣờng. Ngoài ra, công ty nên phát huy tốt mối quan hệ
với nhà cung cấp vật liệu để mua đƣợc với giá tƣơng đối rẻ và ít biến động
hơn.
49
+ Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng định mức sử dụng
điện, nƣớc, điện thoại. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan
để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm
trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thƣởng phạt về sử dụng tiết
kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp.
- Các giải pháp khác
+ Công ty cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác quảng cáo, giới thiệu về
công ty để nhiều ngƣời biết đến cũng nhƣ mở rộng thị trƣờng hoạt động kinh
doanh cho công ty.
+ Công ty nên quan tâm vào các hoạt động tài chính khác nhƣ tham gia
thị trƣờng chứng khoán, mua bán ngoại tệ và các hoạt động đầu tƣ khác để
tìm thêm lợi nhuận về cho công ty.
+ Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, nâng cao năng lực
quản lý của cán bộ chủ chốt, có chính sách đãi ngộ lao động hợp lý.
+ Công ty cần chú trọng đến việc tạo ý thức đoàn kết trong công ty, tạo
sự phấn khởi, hăng hái làm việc đặc biệt là tạo đƣợc sự thân thiện giữa các
nhân viên trong công ty với nhau để công việc đƣợc trôi trãi và hoàn thành
sớm nhất.
50
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp không
những là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh
doanh mà còn là công cụ để cải tiến quản lý trong kinh doanh.
Ngoài ra, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng
để đề ra các quyết định trong kinh doanh thông qua tài liệu phân tích cho phép
các nhà quản trị doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về khả năng, những hạn
chế cũng nhƣ thế mạnh của doanh nghiệp mình. Chính trên cơ sở này mà
những nhà quản trị doanh nghiệp có thể đƣa ra quyết định đúng đắn để đạt
đƣợc những mục tiêu, chiến lƣợc kinh doanh.
Qua quá trình thực tập tại công ty và thông qua kết quả phân tích tình
hình hoạt động của công ty TNHH xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh cho
thấy qua các năm thì công ty luôn mang lại lợi nhuận, nhƣng khoảng lợi nhuận
này biến động không đều nhau tăng giảm rồi lại tăng. Trong ba năm 2010 –
2012 thì năm 2011 phần lớn tất cả các chỉ tiêu đều giảm so với năm 2010 và
năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến điều này chủ yếu là do số lƣợng hợp đồng ký
kết trong năm này giảm so với các năm còn lại.
Tuy mỗi năm đều mang lại lợi nhuận nhƣng mà tại công ty luôn tồn tại
những hạn chế riêng của nó nhƣ công ty vẫn vay vốn bên ngoài hàng năm vẫn
phát sinh một khoản chi phí tài chính, máy móc thiết bị có một số chƣa đƣợc
đổi mới. Do đó đây cũng là điểm để công ty cân nhắc trong quá trình thi công
công trình nhƣ thế nào để chi phí hợp lý, và mở rộng thị trƣờng trong thời gian
tới.
Bên cạnh những hạn chế ở tại công ty thì sự cạnh tranh gay gắt giữa các
công ty cùng ngành cũng là một khó khăn lớn đối với công ty mới hoạt động
đƣợc hơn 5 năm không phải là dài những cũng chẳng phải ngắn. Tuy khó khăn
là vậy nhƣng công ty đang nỗ lực phấn đấu phát huy năng lực của mình. Sẽ
không bao lâu nữa hứa hẹn trên thị trƣờng công ty sẽ đƣợc nhiều khách hàng
biết đến, công ty ngày càng phát triển vƣơn cao vƣơn xa hơn với lĩnh kinh
doanh của mình.
51
6.2 KIẾN NGHỊ
Phân tích tình hình hoạt động là đánh giá hiệu quả kinh doanh của công
ty là thƣớc đo chất lƣợng, trình độ quản lý, năng lực hoạt động và cũng là vấn
đề sống còn của công ty. Điều kiện để công ty tồn tại trên thị trƣờng đó là hoạt
động kinh doanh của công ty phải đạt hiệu quả. Hiệu quả hoạt động kinh
doanh càng cao thì công ty càng có điều kiện phát triển và mở rộng hoạt động
kinh doanh của mình.
Với thời gian ngắn ngũi thực tập tại công ty đƣợc tiếp xúc với công việc
thực tế và tình hình thực tế tại công ty, dựa vào kết quả phân tích và một số
giải pháp đƣợc đƣa ra thì em có một vài kiến nghị nhƣ sau:
6.2.1 Đối với nhà nƣớc
Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và phù hợp nhằm tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Cơ quan Nhà nƣớc nên tạo điều kiện đầu tƣ vốn kịp thời và thanh toán
vốn theo chủ trƣơng, kế hoạch phát triển của toàn xã hội để đơn vị có thể
thuận lợi trong mọi hoạt động kinh doanh. Mọi thủ tục xây dựng cơ bản cần
thống nhất tạo nhiều cơ hội, khả năng cho đơn vị mở rộng qui mô sản xuất.
6.2.2 Đối với các doanh nghiệp
Để đảm bảo an toàn cho mình các công ty phải tự trang bị về mọi mặc từ
vật chất đến trình độ chuyên môn để nắm bắt tình hình chung và kịp thời điều
chuyển theo xu hƣớng mới. Các doanh nghiệp cần phải:
- Xây dựng một đội ngũ chuyên về công tác dự báo, theo dõi giám sát
tình hình thực hiện của công trình. Từ đó, công ty có thể nắm bắt đƣợc những
sự cố có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay
nghề cho công nhân, nhân viên kỷ thuật,… nhằm nâng cao năng suất lao động
và chất lƣợng của các công trình thực hiện.
- Giữa các bộ phận trong quá trình quản lý cũng nhƣ xây dựng các công
trình phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đoàn kết, giúp đở lẫn nhau nhằm vì mục
tiêu chung là nâng cao chất lƣợng của thành phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh cho công ty.
- Tăng cƣờng kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tiết kiệm chi phí giúp
tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Công ty cần xây
dựng kế hoạch thực hiện chi phí chính xác, đồng thời tăng cƣờng công tác
quản lý chi phí.
52
Tài liệu tham khảo
Bùi Xuân Phong, 2007. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: Nhà
xuất bản thống kê.
Đinh Thái Nhƣ Ngà, 2009. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Gia Thịnh. Luận văn tốt nghiệp. Đại
học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Thủy, 2012. Kế toán nguyên vật liệu tại công ty THNN
Xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh. Báo cáo tốt nghiệp. Cao đẳng cộng
đồng Cà Mau.
Nguyễn Thị Diễm Hằng, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp.
Đại học Cần Thơ.
Phạm Văn Dƣợc và cộng sự, 2000. Phân tích hoạt đông kinh doanh. Hà
Nội: Nhà xuất bản lao động.
Phạm Thị Thoan, 2008. Kế toán doanh nghiệp sản xuất. Hà Nội: Nhà
xuất bản tài chính.
Phan Thị Thúy Kiều, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
Công ty trách nhiệm hữu hạn MTB Thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp.
Đại học Cần Thơ.
Tống Thị Tuyết Trinh, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp. Đại
học Cần Thơ.
Trần Thị Mỹ Ngân, 2009. Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác
quản trị tại doanh nghiệp tư nhân Hưng Phú. luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần
Thơ.
Trƣơng Thị Hƣơng Lan, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
Võ Thị Thanh Lộc, 2010. Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề
cương nghiên cứu. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
53
Phụ lục
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
TÀI SẢN
A - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng
tiền
II. Đầu tƣ tài chính
1. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài
chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trƣớc cho ngƣời bán
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Các khoản phải thu khác
5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó
đòi
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Thuế GTGT đƣợc khấu trừ
2. Thuế và các khoản khác phải thu
Nhà Nƣớc
3. Tài sản ngắn hạn khác
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Tài sản cố định
1. Nguyên giá
2. Gía trị hao mòn lũy kế
3. Chi phí xây dựng cơ bản dang dở
II. Bất động sản đầu tƣ
1. Nguyên giá
2. Gía trị hao mòn lũy kế
III. Các khoản đầu tƣ tài chính
dài hạn
1. Đầu tƣ tài chính dài hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài
chính dài hạn
IV. Tài sản dài hạn khác
1. Phải thu dài hạn
2. Tài sản dài hạn khác
3. Dự phòng phải thu dài hạn khó
đòi
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
1.295.318.758
895.974.306 1.674.002.848
797.979.506
619.556.691 1.161.872.303
417.986.355
417.986.355
185.903.131
181.903.131
4.000.000
449.934.684
438.860.320
11.074.364
64.587.700
64.587.700
82.661.284
82.661.284
53.180.182
553.180.182
14.765.197
14.765.197
7.853.200
7.853.200
9.015.679
9.015.679
346.130.876
346.130.876
357.667.582
(58.666.896)
47.130.190
910.797.896
910.797.896
299.000.686
(58.666.896)
670.464.106
397.294.370
397.294.370
240.333.790
(58.666.896)
215.627.476
1.641.449.634 1.806.772.202 2.071.297.218
54
CHỈ TIÊU
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho ngƣời bán
3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc
4. Thuế và các khoản phải nộp cho
Nhà Nƣớc
5. Phải trả cho ngƣời lao động
6. Chi phí phải trả
7. Các khoản phải trả ngắn hạn
khác
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
1. Vay và nợ dài hạn
2. Qũy dự phòng trợ cấp mất việc
làm
3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác
4. Dự phòng phải trả dài hạn
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu
2. Thặng dƣ vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở hữu
4. Cổ phiếu quỹ
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
7. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân
phối
II. Qũy khen thƣởng, Phúc lợi
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
141.449.634
141.449.634
248.678.751
248.678.751
475.413.797
475.413.797
108.127.947
205.360.674
428.297.137
33.321.687
43.318.077
47.116.660
1.500.000.000 1.558.093.451 1.595.883.421
1.500.000.000 1.500.000.000 1.500.000.000
1.500.000.000 1.500.000.000 1.500.000.000
58.093.451
95.883.421
1.641.449.634 1.806.772.202 2.071.297.218
55
SỔ CHI TIẾT DOANH THU
2010 – 2012
Đơn vị tính: đồng
Năm 2010
STT
Mã KH
Năm 2011
Năm 2012
Khách hàng
Số lần
Số tiền
Số lần
1 BTTVT1
Trung tâm viễn thông 1
7
32.855
2 BTTVT3
Trung tâm viễn thông 3
1
15.818
3 BTTVT6
Trung tâm viễn thông 6
5
63.713
1
4 B004
Công ty xăng dầu Cà Mau
1
1.818
5 B008
Công ty CP Tƣ vấn xây dựng điện
2
6 B012
Công ty CP CBTS và XNK TS CADOVIMEX
7 B014
Số lần
-
-
-
9.100
-
-
-
-
-
-
40.636
-
-
-
-
3
89.828
-
-
-
-
Trung tâm thông tin di động khu vực IV
3
27.181
-
-
-
-
8 B015
Công ty mạng lƣới Viettel
1
107.921
-
-
-
-
9 B016
Ngân hàng nông nghiệp – PTNT Cà Mau
2
302.988
-
-
-
-
10 B017
Văn phòng điều hành công trình tại Cà Mau
1 1.105.411
-
-
-
-
11 B019
Viễn thông Cà Mau
4
287.147
17 1.209.227
-
-
12 B020
Bộ chỉ huy quân sự cà mau
1
151.390
-
-
-
16.629
Số tiền
-
56
4
Số tiền
-
Năm 2010
STT
Mã KH
Năm 2011
Năm 2012
Khách hàng
Số lần
Số tiền Số lần
Số tiền Số lần
Số tiền
13 B021
Công ty TNHH SX – TM và DV Đại Quang Phát
1
12.545
-
-
-
-
14 B023
DNTN Thành Tín
-
-
1
76.461
-
-
15 B024
DNTN Khải Hoàn
-
-
1
263.636
-
-
16 B026
Trung tâm viễn thông TP.Cà Mau
-
-
-
-
2
101.926
17 B027
Công ty TNHH MTVMai Đăng Khoa
-
-
1
616.547
-
-
18 B028
Trại giam Cái tàu
-
-
-
-
1
192.929
19 B029
Chi cục thuế huyện Năm Căn
-
-
-
-
1
19.090
20 BTHANHPHAT
Công ty CP XL điện CN và DD Thạnh phát
1
53.060
1
33.653
15
879.335
21 BVIETTHAI
Công ty CP Việt Thái
-
-
-
-
1
640.525
22 BCAMAU
Công ty CP XL Điện Cà Mau
-
-
-
-
1
11.299
23 BTAILOC
Công ty TNHH Tài lộc
-
-
-
-
1
171.757
24 BTTUDUNG
TTTT và Ứng dụng KHCN tỉnh Cà Mau
-
-
-
-
1
25.877
25 BHDUONG
DNTN Hƣớng dƣơng
-
-
1
106.363
-
-
26 BNHBAOVIET
Ngân hàng TMCP Bảo Việt – CN Cà Mau
-
-
-
-
1
13.030
57
Năm 2010
STT
Mã KH
Năm 2011
Năm 2012
Khách hàng
Số lần
Số tiền Số lần
Số tiền Số lần
Số tiền
27 BPTHAM
Phòng tham mƣu Bộ chỉ huy quân sự Cà Mau
2
5.454
-
-
-
-
28 BVIETTEL
CN - KT tổng Công ty viễn thông quân đội Viettel
2
20.142
-
-
-
-
29 BMINHHAI
Công ty phát triển nhà Minh Hải
1
4.484
-
-
-
-
30 BHOAHAO
BQL – DA BV Bình An – Công ty TNHH Y Tế
Hòa Hảo
-
-
-
-
1
8.862
31 BCANCM
Công ty Tỉnh Cà Mau
-
-
-
-
1
50.194
32 BTTGDTX
Trung Tâm Giáo Dục Thƣờng Xuyên
-
-
-
-
1
57.646
33 BDVSAIGON
Công ty TNHH TM DV Sài Gòn, Cà Mau
-
-
-
-
1
16.159
34 BDLUC
Công ty điện lực Cà Mau
1
162.142
-
-
4
246.993
35 BTTAM
Trung tâm phòng chống HIV
-
-
-
-
1
29.183
36 BDTXDCM
Công ty CP đầu tƣ xây dựng Cà Mau
-
-
1
26.200
-
-
37 BTVTHOI
Điện lực Trần Văn Thời
-
-
-
-
1
6.364
38 BCAINUOC
Điện lực Cái Nƣớc
-
-
-
-
6
57.862
39 B018
Trƣờng THPT Nguyễn Văn Nguyễn
1
71.993
-
-
-
-
28 2.357.817
40
2.529.039
Tổng
40 2.556.532
58
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT KINH DOANH NĂM 2010 - 2012
Đơn vị tính: đồng
Năm
2010
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
6. Doanh thu tài chính
Năm
2011
Năm
2012
2.556.532
2.357.819 2.529.039
2.556.532
2.357.819 2.529.039
1.604.836
1.407.224 1.631.841
951.696
950.595
897.198
2.343
1.953
2.738
1.186
1.428
1.012
8. Chi phí quản lý kinh doanh
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
866.829
873.662
848.537
86.024
77.458
50.387
14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế
86.024
77.458
50.387
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
21.506
19.364
12.596
16. Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế
64.518
58.094
37.791
7. Chi phí tài chính
59
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Sáu tháng đầu năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Năm
2012
Năm
2013
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
836.231
1.203.872
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
836.231
1.203.872
4. Giá vốn hàng bán
401.994
706.126
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
434.237
497.746
1.753
2.436
144
122
423.129
479.386
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
12.717
20.674
14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế
12.717
3.179
20.674
5.169
9.538
15.505
Chỉ tiêu
6. Doanh thu tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí quản lý kinh doanh
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
16. Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế
60
[...]... công ty phấn đấu sử dụng tối ƣu hơn nữa nguồn nhân lực và vật lực tại công ty Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Vì vậy, đề tài “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh đƣợc lựa chọn làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của em 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích kết quả hoạt. .. trình kinh doanh đƣợc thể hiện bằng một kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể đƣợc biểu hiện bằng các chỉ tiêu Kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả của từng khâu riêng biệt, cũng có thể là kết quả tổng hợp của quá trình hoạt động kinh doanh Khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phải hƣớng vào kết quả thực hiện các định hƣớng, mục tiêu và phƣơng án đặt ra Trong phân tích, kết quả hoạt động kinh. .. kinh doanh nhƣ lao động, vật tƣ, tiến vốn Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiếu kết quả, mà còn phải đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh Thông qua việc phân tích đánh giá đƣợc kết quả đạt đƣợc, điều kiện hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và... 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HUỲNH ANH 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HUỲNH ANH 3.1.1 Thông tin tổng quan về Công ty - Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HUỲNH ANH - Địa chỉ trụ sở chính: Số 329, ấp Cây Trâm A, xã Định Bình, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau - Điện thoại: 0985.790.561... về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh - Hoạt động kinh tế là những hoạt động có ý thức nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ đem lại lợi ích kinh tế nhất định - Hoạt động kinh doanh là hoạt động kinh tế, khi việc tổ chức thực hiện hoạt động đó nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận - Phân tích hoạt động kinh doanh là nghiên cứu tất cả các hiện tƣợng, các hoạt. .. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận tại công ty - Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty qua các tỷ số tài chính - Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN... những hạn chế của doanh nghiệp Trên cơ sở đó xác định đúng đắn mục tiêu, đề ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động và kết quả kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm làm rõ hiệu quả kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần đƣợc khai thác để đề ra phƣơng án và giả pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Phân tích hoạt động kinh. .. xét, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, còn là cơ sở để doanh nghiệp đề ra các kế hoạch và mục tiêu hoạt động trong tƣơng lai Công ty trách nhiệm hữu hạn xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh đƣợc thành lập năm 2008, thời gian hoạt động còn non trẻ với nghề chính là xây lắp điện phục vụ cho các tổ chức và cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong sinh hoạt Từ khi thành... này chủ yếu xoay quanh doanh thu, chi phí, lợi nhuận tại công ty TNHH Xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Thị Diễm Hằng, 2009 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ Bài viết tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần... hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Kết quả luận văn đã thực hiện đƣợc những mục tiêu đã đề ra, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ là tìm ra đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tồn tại ở công ty Đề ra các giải pháp khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh để công ty ngày càng phát triển Phan Thị Thúy Kiều, 2009 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm