Các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây lắp điện công nghiệp huỳnh anh (Trang 47)

Đánh giá khả năng sinh lợi là căn cứ tốt nhất cho việc ra quyết định của cả công ty và nhà đầu tƣ.

Bảng 4.6: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi tại công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 2011 2012 Tổng doanh thu (1) Nghìn đồng 2.558.875 2.359.772 2.531.777 Tổng TS BQ (2) Nghìn đồng 1.641.449 1.724.111 1.939.035 VCSH BQ (3) Nghìn đồng 1.500.000 1.529.047 1.576.988 LN sau thuế (4) Nghìn đồng 64.518 58.094 37.791 ROS (5)=(4)/(1) % 2,52 2,46 1,49 ROA (6)=(4)/(2) % 3,93 3,37 1,95 ROE (7)=(4)/(3) % 4,30 3,79 2,39

Nguồn: Bộ phận kế toán công ty Huỳnh Anh, 2010, 2011, 2012

Một công ty có tồn tại lâu dài hay không phụ thuộc vào khả năng kiếm đƣợc lợi nhuận mong muốn của nó. Và các nhà đầu tƣ không phải ngần ngại lo sợ cho số vốn của mình khi đầu tƣ vào hoạt động của công ty khi đã xem xét tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi của công ty là khá an toàn.

38

4.3.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: phản ánh tỷ lệ của lợi nhuận sau thuế so với tổng doanh thu. Tỷ số này trong năm 2010 là 2,52%, năm 2011 là 2,46% giảm 0,06% so với năm 2010. So sánh năm 2012 với năm 2011 là 1,49% tỷ suất năm 2012 lại tiếp tục giảm, giảm đến 0,97%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 tình hình tiêu thụ giảm dẫn đến lợi nhuận cũng giảm so với năm 2010.

Với tỷ suất lợi nhuận/doanh thu qua ba năm 2010 – 2012 đều giảm, cho thấy lợi nhuận thu đƣợc từ 1 đồng doanh thu ngày một ít. Cụ thể thì năm 2010 cứ 1000 đồng doanh thu sẽ tạo ra hơn 25 đồng lợi nhuận, năm 2011 là gần 24 đồng và năm 2012 là gần 15 đồng. Năm 2011 do cả doanh thu và chi phí đều giảm so với năm 2010, nên lợi nhuận thu đƣợc trên doanh thu cũng giảm, điều này cho thấy, tình hình tiêu thụ của công ty ngày càng kém. Năm 2012, tỷ suất này tiếp tục giảm và giảm xuống 0,97% so với năm 2011. Nguyên nhân do, công ty đã có biện pháp đẩy mạnh tình hình tiêu thụ nhƣng vì tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của chi phí, nên lợi nhuận thu đƣợc trên doanh thu thấp so với các năm 2011.

4.3.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Tỷ suất lợi nhuận/tài sản: Căn cứ vào tổng tài sản hiện có tại công ty cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty năm 2010 là 3,39%, sang năm 2011 tỷ suất này giảm còn 3,37%. Tỷ suất này cho biết cứ 1000 đồng công ty đầu tƣ vào tài sản thì thu đƣợc 39 đồng lợi nhuận vào năm 2010, và 34 đồng vào năm 2011, tức giảm 5 đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy công ty hoạt động không hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận khi đầu tƣ mỗi đồng tài sản.

Sang năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn tạo ra 19 đồng lợi nhuận khi bỏ ra 1000 đồng tài sản đầu tƣ, tức 1,95%. Điều này cho thấy, năm 2011 tốc độ giảm của lợi nhuận (9,96%) nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản (5,04%) và năm 2012 tốc độ giảm của lợi nhuận (34,95%) nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản (12,47%) dẫn đến tỷ suất lợi nhuận qua các năm đều giảm mạnh. Tuy số tài sản này hàng năm vẫn tạo ra lợi nhuận cho công ty, nhƣng mỗi năm đều giảm, đây là biểu hiện không tốt, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức là việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

39

4.3.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là thƣớc đo quan trọng về khả năng sinh lời từ quan điểm của chủ sở hữu. Trong năm 2010 tỷ suất này là 4,30%, năm 2011 là 3,79%, năm 2012 là 2,39%. Kết quả này cho biết cứ 1.000 đồng đƣợc chủ sở hữu đầu tƣ năm 2010 kiếm đƣợc lợi nhuận là 43 đồng, năm 2011 là gần 38 đồng và năm 2012 chỉ còn khoản 24 đồng.

Xem xét tỷ suất này trong ba năm 2010, 2011 và 2012 cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm đều qua các năm, cho thấy cũng nhƣ tổng tài sản bình quân, công ty sử dụng không hiệu quả vốn chủ sở hữu đã đầu tƣ. Nguyên nhân là do lợi nhuận tại công ty qua các năm giảm, năm sau thấp hơn năm trƣớc, trong khi đó vốn chủ sở hữu bình quân mỗi năm đều tăng. Vì vậy mà tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ngày một giảm.

Hình 4.6 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lời

Sau khi phân tích biến động của các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lời, cho thấy qua các năm thì hầu nhƣ tất cả các tỷ suất gồm ROS, ROA, ROE đều giảm, điều này cho thấy dù có cố gắng trong quá trình hoạt động kinh doanh thì công ty vẫn chƣa đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tài sản cũng nhƣ vốn chủ sở hữu, do các tỷ suất này qua các năm đều giảm, đây là một biến động không hề tốt, điều này đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động của công ty ngày một thấp. Do đó, công ty cần có biện pháp khắc phục trong thời gian tới, để các tỷ suất đánh giá khả năng sinh lời ngày càng tăng.

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5

năm 2010 năm 2011 năm 2012

ROS ROA ROE

40

4.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Các tỷ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, cho biết hiệu quả của những khoản mục mà công ty đầu tƣ có đúng đắn chƣa và hiệu quả nhƣ thế nào?

Từ số liệu bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012, ta đƣợc bảng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh sau:

Bảng 4.7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 2011 2012 Hàng tồn kho BQ(1) Nghìn đồng 64.587 73.624 317.921 Giá vốn hàng bán(2) Nghìn đồng 1.604.836 1.407.224 1.631.841 - Vòng quay HTK (3)=(2)/(1) - Số ngày dự trữ HTK Lần Ngày 24,85 15 19,11 19 5,13 71 Doanh thu thuần(4) Nghìn đồng 2.556.532 2.357.819 2.529.039 Khoản phải thu BQ(5) Nghìn đồng 417.986 209.086 317.918 - Vòng quay khoản

phải thu(6)= (4)/(5) - Số ngày thu tiền BQ (7) = (365/(6)) - Chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp (8) = (6) + (7) Lần Ngày Ngày 6,12 60 66,12 11,28 32 43,28 7,96 46 53,96 Tổng TS BQ(9) Nghìn đồng 1.641.449 1.724.111 1.939.035 Vòng quay TS (10)=(4)/(9) Lần 1,56 1,37 1,3

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Huỳnh Anh, 2010, 2011, 2012

4.3.2.1. Các tỷ số về hàng tồn kho a, Vòng quay hàng tồn kho

Qua số liệu tính toán ở bảng 4.7 cho thấy, số vòng quay hàng tồn kho các năm không đều nhau, càng về sau doanh nghiệp hoạt động càng kém hiệu quả, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41

cụ thể: năm 2010 số vòng quay hàng tồn kho là 24,85 lần, sang năm 2011 số vòng quay giảm còn 19,11 lần và năm 2012 số vòng quay này tiếp tục giảm mạnh chỉ còn 5,13 lần. Nguyên nhân là do năm 2010 và 2011 chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền đƣợc rút ngắn so với năm 2012. Trong năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho thấp chứng tỏ hàng tồn kho dự trữ nhiều dẫn đến ứ đọng hàng tồn kho. Vì vậy ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của công ty. Do đó duy trì mức hàng tồn kho hợp lý là chính sách hàng đầu mà công ty cần hƣớng tới.

b, Số ngày dự trữ hàng tồn kho

Khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho còn đƣợc thể hiện qua số ngày dự trữ hàng tồn kho. Số ngày dự trữ hàng tồn kho trong năm ngắn, năm 2010 là 15 ngày và năm 2011 là 19 ngày. Điều này cho thấy, trong năm 2010 và 2011 số hàng tồn kho giữ tại công ty năm 2010 chỉ khoảng 15 ngày, và năm 2011 là 19 ngày đã xuất hết. Nhƣng sang năm 2012, số ngày dự trữ hàng tồn kho càng dài, lên đến 71 ngày. Điều này cho thấy, càng về sau khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho càng chậm.

Qua số vòng quay hàng tồn kho và số ngày dự trữ hàng tồn kho cho thấy, tình hình hoạt động tại công ty đối với hàng tồn kho không hiệu quả. Năm 2010 và 2011 số vòng quay quá cao và số ngày dự trữ hàng tồn kho ngắn cho thấy hàng tồn kho không đủ để đáp ứng nhu cầu xây lắp của công ty. Tuy nhiên, năm 2012 số vòng quay tƣơng đối thấp và số ngày dự trữ dài hơn so với năm 2010 và 2011, cho thấy công ty đã thay đổi chính sách đối với hàng tồn kho, tức là tăng dự trữ hàng tồn kho so với năm 2010 và 2011.

4.3.2.2 Các tỷ số về các khoản phải thu a, Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu đo lƣờng mối quan hệ tƣơng quan của các khoản phải thu với sự thành công của chính sách bán chịu và thu tiền của công ty. Năm 2010 là 6,12 lần, năm 2011 là 11,28 lần và năm 2012 là 7,93 lần. Số vòng quay thu tiền năm 2011 cao nhất, điều này cho thấy, chính sách thu tiền đã có sự cải thiện và tốt hơn so với năm 2010 và năm 2012.

b, Số ngày thu tiền bán hàng bình quân

Trong giới hạn cho phép, số vòng quay các khoản phải thu của công ty càng cao thì càng tốt. Do số vòng quay các khoản phải thu năm 2011 và 2012 tăng hơn năm 2010, nên số ngày thu tiền các khoản bán chịu ngắn hơn so với năm 2010. Thay vì năm 2010 là 60 ngày thì năm 2011 chỉ 32 ngày và năm 2012 là 46 ngày đã thu đƣợc tiền. Điều này cho thấy, chính sách thu tiền của

42

công ty ngày đƣợc cải thiện nhƣng vẫn chƣa hiệu quả vì thời gian thu tiền vẫn còn dài so với nhu cầu vốn tại công ty.

c, Chu kỳ hoạt động kinh doanh của công ty

Trong năm 2010 chu kỳ hoạt động của công ty là 66 ngày, năm 2011 là 43 ngày, năm 2012 là 53 ngày. Điều này cho thấy, thời gian từ khi công ty mua vật liệu, cho đến khi thi công xây lắp hoàn thành và thu đƣợc tiền càng về sau càng ngắn. Chứng tỏ chu kỳ hoạt động kinh doanh của công ty ngắn, quá trình hoạt động tại công ty ngày một hiệu quả.

4.3.2.3 Số vòng quay của tài sản

Dựa vào số vòng quay tài sản của công ty cho thấy, càng về sau tỷ số này càng giảm, cụ thể: năm 2010 là 1,56 lần, năm 2011 là 1,37 lần và năm 2012 là 1,3 lần. Điều này cho thấy, những năm về sau công ty sử dụng tài sản không hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến số vòng quay của tài sản năm 2011 giảm so với năm 2010 là do doanh thu thuần trong năm giảm. Tuy năm 2012 doanh thu thuần tăng lên so với năm 2011 nhƣng do tổng tài sản bình quân cũng tăng nên số vòng quay này cải thiện không đáng kể.

Mặt dù, số vòng quay của tài sản qua các năm giảm, nhƣng một đồng tài sản tạo ra hơn một đồng doanh thu. Vì vậy, khoản đầu tƣ vào tài sản của công ty vẫn hiệu quả, nhƣng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hƣởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.

43

CHƢƠNG 5

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP HUỲNH ANH

5.1 NHẬN XÉT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY

- Kết quả đạt được: Từ khi đƣợc thành lập đến nay, Công ty TNHH Xây

lắp điện công nghiệp Huỳnh Anh đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan nhƣ sau: + Hàng năm đều có hợp đồng xây lắp điện lớn đƣợc ký kết.

+ Uy tín của công ty ngày một nâng cao và công ty đƣợc nhiều cá nhân, tổ chức biết đến.

+ Nguồn vốn chủ sở hữu luôn đƣợc duy trì một mức ổn định. + Mỗi năm kết quả hoạt động của công ty đều phát sinh lợi nhuận.

+ Công ty một phần cũng tạo công ăn việc làm cho một số đối tƣợng trong xã hội.

+ Công ty có đƣợc đội ngũ quản lý và nhân viên vững về chuyên môn, có tay nghề cao, làm việc trong khuôn khổ kỷ luật, nghiêm túc, đúng việc đúng ngƣời.

+ Công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh cũng nhƣ đóng góp một phần nhỏ vào nền kinh tế của đất nƣớc, tạo ra tiêu dùng và thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế.

+ Công ty có mối quan hệ rộng nên nhờ đó mà ký kết đƣợc nhiều hợp đồng xây lắp.

- Hạn chế: Bên cạnh những kết quả mà công ty đạt đƣợc đã nêu ở trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thì song song với những kết quả này, cũng nhƣ hiện trạng của công ty đều có hạn chế ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động của công ty. Sau đây là một vài hạn chế tiêu biểu:

+ Tuy mỗi năm tại công ty đều có phát sinh lợi nhuận nhƣng lợi nhuận của năm sau thấp hơn năm trƣớc. Điều này cho thấy khả năng hoạt động của công ty ngày càng giảm sút, số lƣợng công trình xây lắp càng giảm cho nên doanh thu thu vào lớn hơn không nhiều so với chi phí.

44

+ Do công ty thực hiện chức năng thi công, xây lắp công trình cho nên để hoàn thành công trình thì công ty phải bỏ ra nhân lực và vật lực ban đầu, mà số tiền thu về kéo dài rất lâu và qua nhiều kỳ kinh doanh mới thu về hết. Đây cũng là một điều khó khăn tại công ty nếu công ty không mạnh về vốn rất khó để đứng lâu trên thị trƣờng.

+ Thị trƣờng hoạt động của công ty còn nhỏ, đa phần đƣợc ký kết ở địa bàn nội ô thành phố. Chỉ có một số ít ở huyện.

+ Ngoài ra, công ty chƣa có chiến lƣợc quảng cáo đối với sản phẩm cũng nhƣ thƣơng hiệu của công ty để thu hút mọi ngƣời.

5.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

Bên cạnh yếu tố định lƣợng tác động trực tiếp thì yếu tố định tính góp một phần tác động gián tiếp nhƣng cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến lợi nhuận của công ty.

* Các yếu tố bên trong công ty

- Uy tín của công ty

Trong thị trƣờng cạnh tranh ngày nay, rất khó để thu hút khách hàng hoặc đối tác mới, yếu tố quan trọng nhất để giành chỗ đứng vững vàng trong lòng khách hàng của các doanh nghiệp đó chính là niềm tin và uy tín đóng vai trò quyết định tới sự thành bại trong giai đoạn kinh doanh này để khẳng định sự tồn tại và sức mạnh của doanh nghiệp.

Hiện nay, khách hàng của công ty là các nhà thầu xây dựng công trình, các tổ chức, và hộ gia đình. Trong đó, lƣợng khách hàng tìm đến công ty chiếm hơn 50% doanh thu là khách hàng quen nhờ vào mối quan hệ rộng của giám đốc. Còn lại là khách hàng đƣợc giới thiệu từ các khách hàng khác, hay từ công ty Huỳnh Mai chuyển sang. Do trƣớc đây, giám đốc của công ty Huỳnh Anh từng hợp tác với công ty TNHH Xây lắp điện công nghiệp Huỳnh Mai nên khách hàng biết đến công ty thông qua công ty Huỳnh Mai.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty luôn chú trọng đến uy tín của mình. Công ty sẳn sàng bỏ thêm chi phí, lợi nhuận thấp hơn để công trình hoàn thành đúng hạn với khách hàng nhƣ: tập trung nhân công, tăng tiền lƣơng cho công nhân tăng ca để hoàn thành đúng tiến độ công trình, nhằm tạo uy tín, tăng thêm vị thế của công ty trong lòng của khách hàng. Để công ty luôn là lựa chọn hàng đầu khi khách hàng cần đến dịch vụ này.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây lắp điện công nghiệp huỳnh anh (Trang 47)