Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và biến động không ngừng như hiện nay, đời sống con người ngày càng được nâng cao khiến cho nhu cầu vay vốn của cá nhân cũng thay đổi nhiều so với trước đây.
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 7
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 7
1.1.1.Khái quát về Ngân hàng thương mại 7
1.1.2 Khái niệm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 7
1.1.3 Phân loại cho vay của ngân hàng thương mại 8
1.1.3.1 Căn cứ vào đối tượng khách hàng 8
1.1.3.2 Căn cứ vào thời gian cho vay 8
1.1.3.4 Căn cứ vào tài sản đảm bảo 10
1.2 Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 11
1.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân 11
1.2.2.Đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân 11
1.2.2.1 Độ rủi ro cao 11
1.2.2.2 Chi phí thẩm định khoản vay thường lớn 12
1.2.2.3 Đối tượng cho vay thường đa dạng 12
1.2.2.4 Số lượng các khoản vay nhiều nhưng giá trị thường nhỏ 12
1.2.3 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân 12
1.2.3.1 Căn cứ vào phương thức hoàn trả 12
1.2.3.2 Căn cứ vào mục đích đi vay 13
1.2.3.3 Căn cứ vào thu nhập khách hàng đi vay: 14
1.2.4 Lợi ích cho vay khách hàng cá nhân 14
1.2.4.1.Đối với khách hàng cá nhân 14
1.2.4.2.Đối với ngân hàng 15
1.2.4.3.Đối với nền kinh tế 15
Trang 21.3 Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của NHTM 15
1.3.1 Quan điểm về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân 15
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng hoạt động cho vay 16
1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các NHTM 18
1.4.1 Các nhân tố chủ quan 18
1.4.2 Các nhân tố khách quan 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK HÀ NỘI 23
2.1 Vài nét về Vietcombank Hà Nội 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank Hà Nội 23
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Hà Nội 25
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức và mối quan hệ các phòng ban 25
2.1.2.2 Chức năng các phòng ban 27
2.1.3 Công tác hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hà Nội 29
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Hà Nội 35
2.2.1.Quy trình chung của Vietcombank Hà Nội cho vay khách hàng cá nhân .35
2.2.1.1.Đối tượng cho vay 35
2.2.1.2 Nguyên tắc cho vay và điều kiện cho vay 36
2.2.1.3 Phương thức cho vay 36
2.2.1.4 Quy trình cho vay cá nhân 39
2.2.2 Tình hình hoạt động cho vay cá nhân tại Vietcombank Hà Nội 41
2.3.Đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Hà Nội 45
2.3.1 Kết quả đạt được 45
2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân 46
2.2.3.1 Hạn chế 46
Trang 32.2.3.2 Nguyên nhân 48
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK HÀ NỘI 50
3.1.Định hướng mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Hà Nội 50
3.1.1 Định hướng phát triển chung của Vietcombank Hà Nội 50
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay cá nhân 50
3.2 Các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Hà Nội 51
3.2.1.Đẩy mạnh hoạt động Marketing trong ngân hàng 51
3.2.1.1 Xây dựng giao tiếp khuếch trương sản phẩm 52
3.2.1.2 Xây dựng văn hoá giao dịch Vietcombank 53
3.2.2 Phân loại nhóm khách hàng mục tiêu 54
3.2.3 Không ngừng phát triển công nghệ ngân hàng 56
3.2.4 Đa dạng hoá hình thức và sản phẩm cho vay cá nhân 57
3.2.5 Xây dựng các sản phẩm chiến lược 58
3.2.6 Mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng 59
3.2.7 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng 59
3.2.8 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cá nhân 60
3.3 Một số kiến nghị 61
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành 61
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 61
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 62
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Sơ đồ1: Sơ đồ tổ chức và mối quan hệ các phòng ban.
Bảng 1: Tổng huy động vốn cuối kỳ của Vietcombank Hà Nội
Bảng 2: Hoạt động tín dụng qua các năm 2007 – quý IV/2009
Bảng 3:Tổng lợi nhuận trước thuế theo kế hoạch và thực tế của Viecombank
Hà Nội năm 2007 – quý IV/2009
Bảng 4: Hoạt động cho vay KH cá nhân tại Viecombank Hà Nội
Bảng 5: Hoạt động cho vay cá nhân tại Vietcombank Hà Nội
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và biến động không ngừngnhư hiện nay, đời sống con người ngày càng được nâng cao khiến cho nhu cầu vayvốn của cá nhân cũng thay đổi nhiều so với trước đây Theo đánh giá của cácchuyên gia tổ chức tài chính kinh tế thì các nhu cầu về mua nhà cửa, sửa chữa nhà,mua xe ô tô, du lịch, kinh doanh chứng khoán, chi phí du học ngày càng tăng mạnh
mẽ Có thế nói đây là thị trường tiềm năng để cho các ngân hàng mở rộng hoạt đôngcho vay, gia tăng lợi nhuận Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều ngân hàng chỉ tập trungđến khách hàng lớn như các doanh nghiệp mà chưa thực sự quan tâm đến kháchhàng cá nhân
Là một trong những chi nhánh hàng đầu của hệ thống Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đang từngbước đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân góp phần vào
sự phát triển kinh tế của Thủ đô đồng thời nâng cao vị thế của Ngân hàng Ngoạithương trong việc xây dựng hình ảnh của một tập đoàn tài chính hàng đầu ViệtNam
Với lý do trên “ Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Hà Nội ” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu chuyên
đề tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu theo ba chương:
Chương I: Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng đối với kháchhàng cá nhân
Chương II: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàngVietcombank Hà Nội
Chương III: Các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhântại chi nhánh ngân hàng Vietcombank Hà Nội
Trang 7CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1.Khái quát về Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vịtrí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước Có nhiều khái niệmkhác nhau về ngân hàng thương mại: Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ,chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tàichính Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận củacông chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng chochính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính Ở Ấn Độ:NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư
Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là
nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để chovay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt
Nam có hiệu lực vào tháng l0/1998:“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được
thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liênquan” Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa:
“Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thựchiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước "
1.1.2 Khái niệm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay là một trong hai hoạt động cơ bản của ngân hàng Chovay là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác(bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong mộtthời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất
Hoạt động cho vay được thực hiện theo một số nguyên tắc nhất định để đảmbảo tính an toàn và khả năng sinh lời cho các Ngân hàng bao gồm: Khách hàng phảicam kết hoàn trả gốc và lãi theo thời gian xác định , cam kết sử dụng vốn theo mục
Trang 8đích đã được thỏa thuận với ngân hàng và không trái với pháp luật quy định,ngânhàng cho vay trên phương án, dự án đầu tư có hiệu quả.
1.1.3 Phân loại cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Căn cứ vào đối tượng khách hàng
Cho vay đối với doanh nghiệp
Cho vay đối với khách hàng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nướcngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương
án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ởtrong nước và ngoài nước.Đối với các ngân hàng thương mại, dư nợ cho vay đối vớicác doanh thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay
Cho vay đối với khách hàng cá nhân
Để đáp ứng nhiều nhu cầu vốn khác nhau như để mua nhà, mua cácthiết bị gia dụng; sửa chữa nhà, xây dựng nhà, mua ôtô, kinh doanh các loại chứngkhoán niêm yết trên sàn giao dịch và các nhu cầu tiêu dùng khác
1.1.3.2 Căn cứ vào thời gian cho vay
Căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự
án, khả năng trả nợ của khách hàng, Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận:
Cho vay ngắn hạn: Thời gian cho vay không quá 12 tháng Các khoảnvay này thường nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động
Cho vay trung hạn: Thời gian chi vay từ 12 tháng và không quá 60tháng.Các khoản vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cốđịnh
Cho vay dài hạn: Thời gian cho vay trên 60 tháng Các khoản vay nàythường nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư
Đối với các ngân hàng thương mại thì tỉ trọng cho vay ngắn hạn thường caohơn so với vay trung và dài hạn, do cho vay trung và dài hạn thì mức độ rủi
ro cao hơn
1.1.3.3 Căn cứ vào phương thức cho vay
Trang 9 Cho vay theo hạn mức
Là sản phẩm tín dụng được áp dụng đối với khách hàng có nhucầu vay vốn bổ sung vốn lưu động thường xuyên Quá trình vay vốn, trả nợ diễn
ra nhiều lần trong thời hạn sử dụng hạn mức được quy định trong hợp đồng tíndụng hạn mức
Cho vay theo dự án đầu tư
Nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn để đầu tư Dự án (Dự án đầutư/phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phương án phục vụ đời sống) được thựchiện tại Việt Nam và một số nước/vùng lãnh thổ tuỳ vào Dự án cụ thể phù hợp vớiquy định của pháp luật và của Vietcombank trong từng thời kỳ
Mọi tổ chức kinh tế có dự án đầu tư phù hợp với đối tượng cho vaycủa Vietcombank
Cụ thể như: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị kinh doanh có đăng
ký kinh doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tưnhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã,công ty hợp doanh.Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổchức xã hội nghề nghiệp và cơ quan, đơn vị trực thuộc các tổ chức trên
Cho vay thấu chi
Cho vay thấu chi là hình thức cấp tín dụng của TCTD cho KH bằngcách cho phép KH chi vượt 1 số tiền nhất định trong tài khoản tiền gửi thanh toáncủa KH, đáp ứng nhu cầu cần tiền nóng của KH, vì vậy lãi suất thường cao và tínhtheo ngày.Hình thức này áp dụng với khách hàng có độ tin cậy cao,thu nhập đềuđặn và kì thu nhập ngắn.Khách hàng phải chịu một mức lãi suất thấu chi đồng thờinếu các khoản chi quá mức thấu chi đều phải chịu lãi phạt và bị đình chỉ sử dụnghình thức thấu chi
Hình thức thấu chi linh hoạt, thủ tục đơn giản do hoàn toàn thực hiện tự độngbằng công nghệ ngân hàn và phần lớn là không có bảo đảm
Cho vay hợp vốn
Trang 10Cho vay đồng tài trợ (cho vay hợp vốn) là hình thức cấp tín dụngthông qua việc tham gia tài trợ vốn của từ hai tổ chức tín dụng trở lên, trong đó cómột tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối
Cho vay trả góp
Là khoản cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn được thanh toán làm haihay nhiều lần liên tiếp (thường theo tháng hoặc theo quý) Những khoản vay nàythường được dùng để mua những vật dụng đắt tiền (như xe ô tô, thuyền, đồdung…) Nhìn chung các khoản vay trả góp này mang lãi suất cố định, tuy nhiênloại mang lãi suất thả nổi cũng đang dần trở nên phổ biến
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Phương thức này thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu dự phòngnguồn vốn tín dụng trong một khoảng thời gian xác định nhằm mục đích đảm bảokhả năng chủ động về tài sản khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch
vu Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trìtrong một thời gian nhất định Khách hàng thanh tóan lãi hằng tháng, thanh tóanvốn theo các kỳ hạn khác nhau được quy định trên các giấy nhận nợ
1.1.3.4 Căn cứ vào tài sản đảm bảo
Cho vay có tài sản đảm bảo
Cho vay có TSBĐ là việc khách hàng dùng động sản hay bất động sảnhợp pháp của mình thế chấp, cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bênvay, hoặc bảo đảm từ tài sản hình thành từ vốn vay, hoặc bảo lãnh bằng tài sản bênthứ ba cho món vay của mình đối với ngân hàng Bên thứ ba(bên bảo lãnh0 sẽ camkết với tổ chức tín dụng cho vay vể việc dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa
vụ trả nợ trong trường hợp khách hàng vay không trả được hoặc không thực hiệnđúng nghĩa vụ trả nợ
Cho vay không có tài sản bảo đảm
Là việc khách hàng dùng uy tín của mình hoặc được người khác dùng
uy tín để bảo lãnh đảm bảo cho khoản vay đối với ngân hàng
Trang 11Khi khoản vay không thu hồi được, có quyền đòi bên thứ 3 đứng ra bảođảm, như vậy bên thứ 3 lúc này có nghĩa vụ phải trả thay.
Đối với bảo đảm bằng tài sản theo chỉ đinh của Chính phủ áp dụngvới các dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, có trọng điểm của Nhànước và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được hưởng chính sách tíndụng ưu đãi về các điều kiện vay vốn theo quy định văn bản quy phạm của Chínhphủ
1.2 Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân
Cho vay cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân
hàng(người cho vay) giao cho đối tượng khách hàng cá nhân(người đi vay) một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi
Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như: mua sắm các vật dụng đắt tiền, các khoản vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua việc phát hành thẻ tín dụng thuận
1.2.2.Đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân
Cho vay cá nhân phục vụ hai mục đích chủ yếu :
- Phục vụ đời sống
- Bổ sung vốn cho hoạt động buôn bán, kinh doanh sản xuất hộ cá thể
1.2.2.1 Độ rủi ro cao.
Đối với hoạt động cho vay cá nhân, các sản phẩm cho vay tín chấp của cán
bộ công nhân viên có đặc điểm là nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập thường xuyêncủa người vay ví dụ như lương Mặc dù, nguồn thu nhập này có thể thay đổi thấtthường tùy thuộc vào tình trạng công viêc, hay sức khỏe của khách hàng vay.Do đó,Ngân hàng sẽ có thể phải đối mặt với rủi ro không thu hồi được nợ khi khách hàngvay bị tai nạn, hay thất nghiệp
Trang 121.2.2.2 Chi phí thẩm định khoản vay thường lớn
Do đặc điểm của các khoản vay khách hàng cá nhân thường quy mô nhỏnhưng số lượng các khoản vay lại thường lớn, bên cạnh đó việc thu thập thông tin
về khách hàng cá nhân là rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn,Vì vậy, công việc thẩmđịnh các khoản vay đối với khách hàng cá nhân thường phải tốn nhiều chi phí hơn
so với việc cho vay doanh nghiệp
1.2.2.3 Đối tượng cho vay thường đa dạng.
Đối tượng cho vay của loại hình này có thường là những người có thu nhập tươngđối ổn định, nhưng cũng có rất nhiều đối tượng khác nhau như đối tượng có thunhập thấp( việc đi vay chủ yếu nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu), hoặcđối tượng có thu nhập trung bình( vay nhằm mục đích chi tiêu để cải thiện đời sống)hoặc đối tượng có thu nhập cao(mục đích chi tiêu trước khi có các khoản lợi nhuận
từ đầu tư mang lại
1.2.2.4 Số lượng các khoản vay nhiều nhưng giá trị thường nhỏ.
Các khoản vay của cá nhân thường nhỏ hơn rất nhiều so với các khoản vay củadoanh nghiệp do mục đich chính thường là để chi trả cho các khoản tiêu dùng muasắm nhà cưa, phương tiện đi lại như ô tô , xe máy Nhưng số lượng các khoảng vaynày thường cao và phát sinh thường xuyên nên mức độ giao dịch của chúng ngàycàng tăng
1.2.3 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân
1.2.3.1 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay từng lần
Là các khoản vay ngắn hạn của cá nhân hay hộ kinh doanh cá thểnhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời và được thanh toán một lần khikhoản vay đáo hạn.Các khoản vay này thường có quy mô nhỏ, phần lớn dung để chitrả cho các mục đích thiếu vốn tạm thời của các cá nhân trong các trường hơp nhưmua sắm các đồ dùng giá trị lớn, xây nhà mới…
Cho vay theo hạn mức
Trang 13Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho kháchhàng hạn mức cho vay Hạn mức này có thể là cả kì hoặc cuối kì Khách hàng cóthể vay tới hạn mức tối đa và hoàn trả tất cả hoặc một phần số tiền đã vay sau đó lạivay tiếp, có thể lên đến mức tối đa cho tới khi hết thời hạn rút vốn quy định tronghợp đồng áp dụng với các hộ kinh doanh cá thể vay vốn lưu động phục vụ cho mụcđích sản xuất kinh doanh.
Cho vay thấu chi
Là hình thức cho vay ngân hàng cho phép khách hàng vay được chivượt quá số dư tiền gửi thanh toán của mình đên một giới hạn nhất định và trongkhoảng thời gian xác định.Giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi.Đặc điểm của hìnhthức cho vay này là cho vay ngắn hạn, thủ tục đơn giản,phần lớn là không có bảođảm và thường được áp dụng đối với khách hàng có độ tín nhiệm cao,kì thu nhậpngắn,đều đặn
Cho vay trả góp
Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng trảgốc theo nhiều lần trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận thường theo tháng hoặctheo quý.Những khoản vay này thường dùng để mua sắm các tài sản như: nhà cửa,máy móc thiết bị, các đồ dùng có giá trị trong sinh hoạt gia đình.Hình thức này hiệnnay ngày càng trở nên phổ biến dô nhu cầu tiều dùng của người dân ngày càng tăngcao
Có 2 loại hình trả góp sau:
- Trả góp theo lãi gộp: Lãi của khoản vay này được tính theo số tiền vay ngaytại thời điểm cho vay và trong suốt thời gian vay, cộng với nợ gốc và chiađều cho các kỳ trả nợ
- Trả góp theo dư nợ thực tế: Lãi của khoản vay này áp dụng lãi suất thả nổi vàtính lãi theo dư nợ thực tế hàng tháng
1.2.3.2 Căn cứ vào mục đích đi vay
Các khách hàng đến với ngân hàng với rất nhiều mục đích vay khácnhau và có thể chia ra các hình thức cho vay như sau: Cho vay mua trung cư,mua
Trang 14nhà,cho vay đầu tư nhà và văn phòng cho thuê, cho vay mua ô tô, xe máy, cho vaykinh doanh chứng khoán, cho vay du học…
1.2.3.3 Căn cứ vào thu nhập khách hàng đi vay:
Khách hàng có thu nhập thấp: Họ thường vay vốn để mua sắm các hànghóa dịch vụ thiết yếu như sắm sửa nhà cửa,đồ gia dụng… Thông thường thì nhu cầuvay vốn của các đối tượng này thường ít
Khách hàng có thu nhập trung bình: Họ thường vay vốn để mua sắmnhững tài sản có giá trị như nhà ở,trung cư…Hiện này thì nhu cầu vay vốn của cácđối tượng này có xu thế tăng nhanh do nhu cầu tiêu dùng của họ tăng cao
Khách hàng có thu nhập cao: Nhóm khách hàng này thường vay để thanhtoán những khoản mua sắm lớn , đắt như mua trung cư cao cấp,biệt thự,đồ dùng xaxỉ…
1.2.4 Lợi ích cho vay khách hàng cá nhân
1.2.4.1.Đối với khách hàng cá nhân
Sự phát triển của kinh tế tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng của người dân.Nhu cầu về mua sắm của từng cá nhân, gia đình đặc biệt tăng cao vào dịp cuối năm
và đầu năm mới.Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ năng lực tài chính để đáp ứngđược nhu cầu của mình
Đáp ứng ngay tức thời nhu cầu ứng trước tiền bán chứng khoán niêm yếtchưa được thanh toán của các Nhà đầu tư chứng khoán
Chủ động nguồn vốn cá nhân trong hoạt động đầu tư chứng khoán
Cho vay trả góp là một trong những biện pháp để QTD tạo điều kiện về vốn
và chia sẻ áp lực đối với việc trả nợ vay của thành viên Giả dụ:
Đối với bà con nông dân và tiểu thương, nếu vay 30 triệu đồng trong thờihạn 3 năm thì sau 36 tháng thành viên phải mang đến QTD 30 triệu đồng để hoànvốn vay (chưa tính tiền lãi hàng tháng), điều này có thể sẽ trở nên rất khó khăn,thậm chí nhiều thành viên phải chấp nhận vay nóng với lãi suất cao gấp năm gấpmười lần để đáo hạn Thay vì điều đó, chỉ cần góp 28 ngàn đồng một ngày hoặc
Trang 15833 ngàn đồng một tháng bà con sẽ cảm thấy hết sức nhẹ nhàng khi trả vốn vay.Không những thế, việc trả góp tiền vay còn giúp bà con chủ động trong việc trả nợcho Quỹ tín dụng, cân đối hợp lí việc chi tiêu hàng ngày, hàng tháng và đặc biệt làgóp phần chặn đứng việc cho vay nặng lãi ở một số thành phần trong xã hội.
Còn đối với công nhân viên chức, liệu chúng ta cần tiết kiệm trong bao lâu
để có 30 triệu đồng mua một chiếc xe máy làm phương tiện đi lại, công tác, trongkhi hàng ngày cuộc sống đòi hỏi rất nhiều khoản chi phí ? Đó là chưa kể trong thờigian chờ tiết kiệm để mua xe mới, chúng ta phải đi lại với một phương tiện tạm bợthỉnh thoảng lại trục trặc, hỏng hóc, có khi “tiền vá lại quá tiền may” Lúc này vaytrả góp là phương pháp tối ưu để bạn có ngay một chiếc xe mới…
1.2.4.2.Đối với ngân hàng
Hiện nay, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để giành thị phần Vì vậy nếucác ngân hàng chú trọng không chỉ đối với khách hàng là doanh nghiệp mà kháchhàng là những cá nhân cũng rất quan trọng
Từ việc cho vay đối với khách hàng cá nhân với các loại hình cho vay phongphú và đa dạng ngân hàng sẽ tăng lợi nhuận cao, giảm thiểu được rủi ro trong việckinh doanh Bên cạnh đó việc mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng
là giải pháp để ngân hàng quản bá tới mọi người dân về hình ảnh của ngân hàng
1.2.4.3.Đối với nền kinh tế
Việc cho vay cá nhân là đòn bẩy quan trọng góp phần kích thích hoạt độngsản xuất phát triển, tiền để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ tục cho vay cá nhântương đối đơn giản, nhanh gọn giúp người dân có thể tiếp cận nguồn vốn một cách
dễ dàng góp phần giảm thiểu nạn cho vay nặng lãi
Thông qua hoạt động cho vay cá nhân sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tiêu dùng thu hồi vốn,tăng vòng quay vốn và kích thích sản xuất tiêu thụhàng hóa tiêu dùng
1.3 Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của NHTM
1.3.1 Quan điểm về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân.
Mở rộng hoạt động cho vay có hai hình thức biểu hiện:
Trang 16 Mở rộng tuyệt đối: Là biểu hiện tăng số dư của các khoản mục cho vay,bảolãnh trong và ngoài bảng tổng kết tài sản so với kì trước, do đó yêu cầu phảităng số lượng các công trình đầu tư, tăng doanh số cấp tín dụng lớn hơndoanh số thu hồi tín dụng.
Mở rộng tương đối: Là biểu hiện tăng tỷ trọng số dư cho vay, số dư bảo lãnh,hay dư nợ tín dụng khác trong tổng dư nợ và đầu tư của toàn hệ thống ngânhàng.Việc tăng tỷ trọng trong tín dụng sẽ dẫn đến thay đổi cơ cấu hoạt độngkinh doanh của ngân hàng theo chiều hướng tăng hoạt động tín dụng
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng hoạt động cho vay
Tốc độ tăng trưởng cho vay cá nhân
Tăng trưởng là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng trong một thời kỳ nhấtđịnh Tăng trưởng là điều kiện và là tiền đề cho phát triển song tăng trưởng cũng cóthể không dẫn đến phát triển nhưng không có tăng trưởng thì nhất định không cóphát triển Tại các NHTM, tăng trưởng cho vay là một trong những tiền đề cho việcchiếm lĩnh thị trường, gia tăng lợi nhuận
Tăng trưởng cho vay cá nhân là sự tăng lên về quy mô cho vay, số lượng chovay được xác định trong thời gian nhất định Mức tăng trưởng cho vay cá nhânđược tính bằng số tương đối hay số tuyệt đối của số lượng cho vay cá nhân kỳ sau
so với kỳ trước Số tương đối thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm hoặckhông có tăng trưởng Số tuyệt đối thể hiện quy mô tăng trưởng cho vay Khi đánhgiá mức độ tăng trưởng cho vay cá nhân, người ta thường dùng chỉ tiêu ‘Tốc độtăng trưởng dư nợ cho vay cá nhân’ Chỉ tiêu này được xác định bởi công thức sau:
( Dư nợ cho vay khách hàng năm n - 1) x 100
Dư nợ cho vay khách hàng năm (n-1)Những con số và tốc độ tăng (giảm) dư nợ cho vay cá nhân qua các nămphản ánh được quy mô và xu hướng của việc đầu tư tín dụng là mở rộng hay thuhẹp
Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Khi đánh giá quy mô cho vay cá nhân của NHTM, người ta thường nhắcđến chỉ tiêu dư nợ tín dụng Bằng chỉ tiêu dư nợ tín dụng có thể đánh giá được quy
Trang 17mô cho vay, dư nợ càng cao thì quy mô cho vay càng lớn Như vậy, tỷ trọng dư nợcho vay tiêu cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng sẽ phản ánh được quy
mô cho vay cá nhân của ngân hàng đó Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân tăng chứng
tỏ hoạt động cho vay cá nhân được chú trọng phát triển tại ngân hàng đó Hơn nữa,nếu tỷ trọng này chiếm phần lớn trong tổng dư nợ có nghĩa là hoạt động cho vay cánhân tại ngân hàng này rất phát triển, nó là hoạt động chính đem lại lợi nhuận từ tíndụng cho ngân hàng Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân được xác định :
Dư nợ cho vay cá nhân cuối kỳ Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng cuối kỳ
Thu lãi từ cho vay cá nhân
Tỷ trọng thu lãi từ cho vay cá nhân tăng hay giảm qua các năm phản ánhđược quy mô và xu hướng mở rộng cho vay cá nhân của NHTM là có hiệu quả và làtín hiệu tốt để tiếp tục phát triển cho vay cá nhân Chỉ tiêu này được xác định:
Lợi nhuận
Mục tiêu hoạt động của ngân hàng là kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhất có thể
do đó bất cứ hoạt động nào của ngân hàng cũng cần phải đảm bảo được mục tiêunày Hoạt động mở rộng hoạt động cho vay không chỉ là gia tăng dư nợ, tăng sốlượng khách hàng vay… mà quan trọng là cẩn đảm bảo các khoản cho vay sẽ manglại lợi nhuận cho ngân hàng
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay khách hàng cánhân
Trang 18Mặc dù cả hai chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn không trực tiếp phảnánh vào việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng nhưng là chỉ tiêu rất quantrọng nhằm đánh giá chất lượng mở rộng cho vay của ngân hàng.Mục tiêu chính củangân hàng là an toàn và hiệu quả do đó việc mở rộng cho vay không vì thế mà tiếnhành hoạt động bằng mọi giá, không thể chấp nhận nợ quá hạn đã rất cao rồi mà vẫntiếp tục cho khách hàng đó vay vốn.
1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các NHTM
kỷ niêm thành lập ngân hàng hay ngày khai trương Chi nhánh mới
Chính sách cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng
Chính sách cho vay là các quy định về quy trình, thủ tục, các phương thứccho vay, cách thu phí tín dụng Nó hướng dẫn nhân viên tín dụng các thủ tục, cácquy định cần tuân thủ và chỉ rõ phạm vi trách nhiệm của họ trong việc đưa ra quyếtđịnh cho vay và xây dựng danh mục cho vay Nhờ đó sẽ giúp cho ngân hàng có mộtdanh mục cho vay hiệu quả, dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu kinh tế,chăng hạn như tăng lợi nhuận qua các năm,hạn chế được mức độ rủi ro của cáckhoản cho vay
Việc thiết lập một chính sách cho vay bằng văn bản là cần thiết đối với ngânhàng tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế luôn biên động như hiện nay thì việc xâydựng chính sách cần phải linh hoạt, hài hòa trong mục tiêu an toàn tín dụng và tạonhững điều kiện thuận lợi cho khách hàng cá nhân có thể vay vốn ngân hàng
Trang 19 Chất lượng và tính đa dạng của các sản phẩm cho vay cá nhân
Một ngân hàng nếu đưa ra những sản phẩm cho vay cá nhân quá đơnđiệu, thêm vào đó chất lượng lại không cao chưa đáp ứng tốt nhu cầu của kháchhàng thì ngân hàng không thể có tiềm năng trong lĩnh vực cho vay cá nhân
Nhất là trong bối cảnh hiện nay các ngân hàng đang phải cạnh tranhnhau về cả chất lượng lẫn sự đa dạng của sản phẩm để có thể thu hút được kháchhàng Các ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa cácloại hình sản phẩm cho vay nhằm củng cố và mở rộng thị phẩn, tăng sức cạnh tranhtrong nền kinh tế hiện nay
Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng
Trong lĩnh vực ngân hàng con người đóng vai trò hết sức quan trọngtrong sự thành công và phát triển của một ngân hàng Thái độ phụ vụ khách hàngcũng như trình trình độ hiểu biết của các nhân viên tín dụng là bộ mặt của ngânhàng.Khi một khách hàng đến giao dịch nhân viên ngân hàng chính là người trựctiếp hướng dẫn, giúp họ hiểu được đầy đủ về các loại hình sẩn phẩm dịch vụ củangân hàng mà họ quan tâm.Trong trường hợp nếu nhân viên đó tỏ thái độ khó chịukhi hướng dẫn khách hàng thì sẽ gây ra hình ảnh phục vụ kém đối với khách hàng
và họ có thể sẽ lựa chọn một ngân hàng khác và ngược lại nếu khách hàng có ấntượng tốt với ngân hàng thì họ sẽ quảng bá cho nhiều người khách khác đến vớingân hàng khi họ có nhu cầu vay vốn hay gửi tiết kiệm
Khi ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệmthì việc tiếp cận và thầm định khách hàng sẽ nhanh chóng, hạn chế được rủi ro chongân hàng
Yếu tố về công nghệ thông tin của ngân hàng
Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã làm cho quátrình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn.Việc áp dụng công nghệ thôngtin vào ngành ngân hàng là thực sự cần thiết.Nhờ vào công nghệ thông tin mà khốilượng công việc cần xử lí trong ngân hàng giảm đáng kể, các thông tin được xử límột cách nhanh chóng và chính xác Đem lại lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng
Trang 20 Quy mô và uy tín của ngân hàng
Quy mô của ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định tạo lòng tin củakhách hàng đối với ngân hàng Đặc biệt quy mô vốn chủ sở hữu sẽ quyết định mứccho vay tối đa trên một khách hàng Từ đó chúng ta có thể thấy các ngân hàng lớn
có khả năng cung cấp một danh mục cho vay cá nhân đáp ứng nhu cầu nhiều kháchhàng hơn so với một ngân hàng nhỏ Chính điều đó cũng là một nhân tố tạo nên sứcmạnh của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay cá nhân, và cũng dễ dàng thu hút kháchhàng hơn
Đối với những ngân hàng có quy mô lớn thì chi phí huy động vốn sẽ thấphơn những ngân hàng có quy mô nhỏ Do chi phí huy động vốn thấp nên lãi suấtcho vay cũng sẽ thấp.Vì vậy khả năng cạnh tranh của ngân hàng quy mô lớn sẽ caohơn so với các ngân hàng có quy mô nhỏ
Muốn mở rộng danh mục cho vay cá nhân một cách đa dạng và phong phúđòi hỏi quy mô của ngân hàng phải tương đối lới.Bên cạnh đó thì uy tín của ngânhàng cũng là một yếu tố quan trọng đê khách hàng quyết định đến vay ngân hàng
Hệ thống mạng lưới các phòng giao dịch của ngân hàng
Xây dựng được mạng lưới giao dịch rộng khắp sẽ là cơ sở thuận lợi cho ngânhàng trong việc hoạt động kinh doanh Khi hệ thộng mạng lưới giao dịch của ngânhàng càng mở rộng bao nhiêu thì khả năng ngân hàng đáp ứng các nhu cầu củakhách hàng ngày càng cao, số lượng khách hàng sẽ ngày càng nhiều hơn
1.4.2 Các nhân tố khách quan
Nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân
Đối tượng vay cá nhân rất đa dạng là các cá nhân, hộ gia đình có các nhu cầu
từ thiết yếu đến cao cấp và thời gian vay vốn có thể là ngắn hạn,trung hạn hay dàihạn sẽ là nhân tố quan trọng quyết định việc mở rộng cho vay hay không vì nó ảnhhưởng đến cơ cấu dư nợ theo kì hạn của ngân hàng
Môi trường kinh tế
Chính sách đầu tư, thu nhập bình quân đầu người, chế độ chính trị ổn định,tập quán xã hội, bản sắc dân tộc là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
Trang 21triển cho vay tiêu dùng của NHTM Do đó, cần phải nắm vững các nhân tố ảnhhưởng và biết vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và đồng bộ ảnh hưởng của cácnhân tố này trong hoàn cảnh thực tế sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của hoạtđộng cho vay cá nhân.
Khi nền kinh tế phát triển với tốc độ cao sẽ tạo điều kiện cho đầu tư mở rộnghoạt động cho vay cá nhân vì trong thời gian này người dân sẽ thích đi mua sắmhơn.Ngược lại khi nền kinh tế trì trệ kém phát triển sẽ làm giảm lòng tin của ngườidân vào thu nhập do đó sẽ làm giảm nhu cầu vay vốn của họ
Môi trường chính trị pháp luật
Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho ngân hàng những cơ hội mới và cảnhững thách thức mới Một môi trường pháp lý thông thoáng, rõ ràng, đồng bộ giữacác bộ ngành sẽ giúp cho các ngân hàng hoạt động an toàn, có hiệu quả hơn vàtránh được những rủi ro Mỗi ngân hàng cần chủ động điều chỉnh hoạt động kinhdoanh sao cho phù hợp với những quy định mới, phân tích và dự báo được những
xu hướng thay đổi của môi trường pháp luật từ đó đưa ra những quyết sách phù hợpnhất với xu thế chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng
Sự cạnh tranh trên thị trường cho vay cá nhân
Ngày nay, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh là không thể tránh khỏitrong các lĩnh vực kinh tế nói chung cũng như trong hoạt động cho vay tiêu dùngnói riêng Các đối thủ cạnh tranh rất đa dạng và phức tạp, đó có thể là các đối thủ
cũ, cũng có thể là các đối thủ mới xuất hiện hay cũng có thể là các đối thủ tiềm tàngkhác trong tương lai Sự xuất hiện này sẽ dẫn đến thị trường cho vay cá nhân bị chianhỏ
Do đó các ngân hàng luôn phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nhằm củng cố và mở rộng thị trường, duy trìkhả năng cạnh tranh
Trang 22CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI VIETCOMBANK HÀ NỘI2.1 Vài nét về Vietcombank Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank Hà Nội
Vietcombank Hà Nôi( hay còn gọi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chinhánh Hà Nội được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/03/1985theo Quyết định số 177 ngày 22/12/1984 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam và có trụ sở chính tại 78 Nguyễn Du-Hà Nội.Trải qua hơn 20 nămhoạt động ,đến nay Vietcombank Hà Nội đã có những thành công nhất định tronghoạt động kinh doanh trên đia bàn Hà Nội.Từ một chi nhánh nhỏ với điều kiện trangthiết bị lạc hậu thì nay chi nhánh có Trụ sở chính tai 344 Bà Triệu và 8 phòng giaodịch trực thuộc trên địa bàn Thành phố Hà Nội( sau khi đã tách 4 Chi nhánh cấp II
và được chuyển đổi thành Chi nhánh cấp I)
Tóm tắt sơ lược quá trình hoạt động của VCBHN:
Giai đoạn 1985-1998
Được thành lập trong bối cảnh của những năm tháng bao cấp, Vietcombank
Hà Nội chấp chững những bươc đi bước đi ban đầu khó nhọc Khó khăn chất chồng
về cơ sở vật chất tại trụ sở cũ tại phố Ngô Thị Nhậm, lại thêm bất cập về nguồnnhân lực với chỉ 64 các bộ được điều động từ nhiều nguồn khác nhau, kết quả kinhdoanh còn nhiều khiêm tốn trong những ngày đầu thành lập:nguồn vốn huy độngchỉ đạt 53,4 tỷ đồng …với lượng khách hàng là 20 doanh nghiệp
Giai đoạn 1999-2007
Ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng Trên cơ sở công nghệCore Banking- Silverlake của các ngân hàng hiện đại nước ngoài, nhiều sản phẩmdịch vụ đã ra đời như Internet Banking, sms Banking,VCBMoney, giao dịch
“online” gửi tiền một nơi,rút tiền nhiều nơi…Việc thực hiện các giao dịch ngânhàng và các công tác quản lý đã trở nên thuận tiện hơn Mạng lưới giao dịch được
mở rộng khắp Các Chi nhánh Thành Công, Ba Đình, Chương Dương, Cầu Giấy, vàhơn 10 phòng giao dịch lần lượt được ra đời Tồng nguồn vốn đã đạt trên 10 nghìn
tỷ đồng
Trang 23 Giai đoạn 2007 đến nay
Nâng cấp các Chi nhánh Thành Công,Ba Đình,Chương Dương, Cầu Giấy vàPhòng giao dịch số 6 thành các Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam.Năm 2010 huy động vốn từ nền kinh tế tăng 30% Dư nợ tín dụngtăng 23% so với năm 2009 và chiếm tối đa 38% trên tổng nguồn vốn huy động
Một số danh hiệu mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi hánh Hà Nội đãđạt được như: huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước Việt Nam , các cán
bộ công nhân viên trong chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đạt nhiềuthành tich xuất sắc trong công tác năm 2000-2002, Bằng khen của Chủ tịch UBNDThành phố Hà Nội đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế năm 2004, chi nhánh dẫn đầu
về ứng dụng công nghê và huy động vốn năm 2004, Và nhiều bằng khen, giấykhen , huy chương và các danh hiệu thi đua khác cho các cá nhân hay đoàn thể…
Bước sang năm 2010, năm khởi đầu của chiến lược phát triển 10 năm đưaVietcombank trở thành tập đoàn tài chính đa năng nằm trong top 70 các định chế tàichính lớn nhất châu Á và giữ vị thế hàng đầu tại Việt Nam Vietcombank Hà Nộicung thực hiện theo phương châm chung: “ Tăng tốc-An toàn- Chất lương- Hiệuquả” và sẽ “linh hoạt , quyết liệt” trong chỉ đạo điều hành để đạt được những mụctiêu đặt ra đó là:
Tăng trưởng huy động vốn từ nền kinh tế 23%
Với đà phục hồi của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam, vớinhững quyết sách đúng đắn của Chính Phủ,NHNN và các Bộ ngành,với sự tin tưởng
và ủng hộ của khách hàng,bạn hàng,đối tác và quý vị cổ đông,với sự nỗ lực,năngđộng ,sáng tạo ,quyết tâm của tập thể cán bộ nhân viên Vietcombank Hà Nội chắcchắn những mục tiêu trên sẽ trở thành hiện thực,chắc chắn sự phát triển bền vững
Trang 24của ngân hàng sẽ được kế thừa và tiếp nối.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Hà Nội
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức và mối quan hệ các phòng ban.
Trang 25Sơ đồ1: Sơ đồ tổ chức và mối quan hệ các phòng ban.
P.Thanh toán XNK
P.Khách hàng
P.Quản lý nợ P.Kế toán tài
chính
P.Kinh doanh dịch
vụ NH P.Thẻ
P.Khách hàng thể nhân
P.Giao dịch
P.Tổng hợp P.Kiểm tra nội bộ
P.Ngân quỹ
P.Hành chính nhân sự
P.Tin học
Bài
Trang 262.1.2.2 Chức năng các phòng ban
1 Phòng Khách hàng:
Xác định nhóm khách hàng mục tiêu; Đầu mối trong quan hệ với khách hàng
và xây dựng chính khách hàng; Trực tiếp tham gia các quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng; Giám sát quá trình phê duyệt tín dụng; Hỗ trợ phát triển và kiểm soát các dấu hiệu rủi ro; Tham gia đào tạo nghiệp vụ
2 Phòng Khách hàng thể nhân:
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng và cá nhân: cho vay cầm
cố , thế chấp, tín chấp theo quy định hiện hành; Tổ chức nghiên cứu triển khai các sản phẩm bán lẻ như cho vay trả góp, cho vay du hoc, cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các sản phẩm khác…
3 Phòng Tổng hợp:
Lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình công tác; Kinh doanh ngoại tệ;Nghiên cứu tổng hợp và phân tích kinh tế; Thực hiện hoạt động PR của ngân hàng; Phát triển mở rộng mạng lưới
4 Phòng Kế toán tài chính:
Bộ phận “Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền”, “Quản lý tài khoản”, “ Quản lý chi tiêu nội bộ”, “Thông tin khách hàng”, “Kế toán giao dịch”, Thực hiện các nghiệp vụthanh toán xuất, nhập khẩu
5 Phòng Quản lý nợ:
Nhập dữ liệu vào hệ thống; Nhận và lưu giữ hồ sơ tín dụng; Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn; Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản vay; Tham gia vào các quá trình thu nơ,thu lãi; Góp ý sửa đổi chương trình quản lý nợ vay
6 Phòng Kinh doanh dịch vụ:
Huy động vốn tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, phát hành séc
cá nhân và các loại chứng từ có giá khác; Thu đổi ngoại tệ do chuyển đổi, séc du
Trang 27lịch…; Chi trả kiều hối, chuyển tiền nước ngoài cho các khách hàng cá nhận; Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, chứn từ…; Thực hiện chức năng marketing khách hàng
về thẻ
7 Phòng thanh toán thẻ:
Phát hành và thanh toán các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy định; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đại lý thanh toán thẻ do nước ngoài phát hành; Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ; Tổng hợp, thống kê về công tác phát hành
và thanh toán thẻ của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
8 Phòng Thanh toán xuất-nhập khẩu:
Thực hiện thanh toán xuất, nhập khẩu, bảo lãnh, chuyển tiền nước ngoài
9 Phòng Ngân quỹ:
Thu chi các ngoại tệ, tiền Việt Nam đồng, giám định tiền thật, tiền giả; Điều chuyển và điều hòa tiền mặt trong lưu thông
10 Phòng Kiểm tra nội bộ:
Lập kế hoạch định kì hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ; Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tài chính ban hàn; Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, cơ quan pháp luật,cơ quan kiểm toán trong việc thanh tra, kiểm toán đối với các hoạt động ngân hàng; Giúp Giám đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của ngân hàng
11 Phòng Tin học:
Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng; Thực hiện quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của Chi nhánh và bảo mật thông tin Thực hiện quản trị mạng, cài đặt chương trình phần mềm hệ thống mạng, thiết lập hệ thông bảo mật của hệ thống mạng
12 Phòng hành chính nhân sư:
Thực hiện công tác quản lý nguồn nhân lực, bảo quản tài sản của chi nhánh, công tác lễ tân, phục vụ, bảo vệ trong ngân hàng; Trực tiếp quản lý con dấu của cơ
Trang 28quan, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, in ấn.fax quản lý tài liệu mật và bảo quản tài liệu lưu trữ tại kho.
13 Phòng giao dịch:
Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hang là cá nhân và tổ chứckinh tế, mở và quản lý tài khoản tiền gửi, huy động vốn; Thực hiện các giao dịchthanh toán, chuyển tiền trong nước bằng VNĐ và dịch vụ phát hành thẻ ATM chokhách hàng; Thực hiện công tác tiếp thị mở rộng khách hàng
2.1.3 Công tác hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hà Nội
Công tác huy động vốn.
Trước yêu cầu phải tăng cường hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, với các chính sách thỏa thuận lãi suất linh hoạt phùhợp với diễn biến thị trường lượng vốn huy động tiết kiệm của VCBHN đã đạt đượcnhững kết quả khá tốt nhất là trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn từ năm 2007 đến nay
Bảng 1: Tổng huy động vốn cuối kỳ của VCBHN
Nguồn: Báo cáo tổng kết từ năm 2007-2009 của ngân hàng VCB Hà Nội
Tính đến thời điểm 31/12/2008,tổng nguồn vốn của VCBHN đạt 7.187 tỷđồng tăng 19% so với năm 2007,trong đó huy động VNĐ tăng 24% và huy độngNgoại tệ tăng 12,5% so với cùng thời điểm năm 2007
Trong năm 2009, huy động vốn của VCBHN gặp phải sự cạnh tranh gay gắt
từ các NHTM trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là cuộc chạy đua lãi suất huy độngVND giữa các NHTM trong những tháng cuối năm.Thực hiện chủ trương tăngcường huy động vốn của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,toàn thể cán bộ nhân viên VCBHN đã nỗ lực làm việc,tìm kiếm khách hàng nêntổng nguồn vốn của Chi nhánh năm 2009 đạt 8.481 tỷ đồng ,tăng 18% so với năm2008
Trang 29Biểu đồ 1: Tổng nguồn vốn Vietcombank Hà Nội 1985-2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 của Vietcombank Hà Nội
Huy động vốn được thực hiện đa dạng dưới các hình thức:
Tiết kiệm lĩnh lãi định kì
Tiền gửi có kì hạn của các tổ chức và cá nhân
Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ
Trang 30 Các loại kỳ phiếu,trái phiếu
Tiền gửi thanh toán
Sử dụng vốn
Công tác quản lý & sử dụng vốn của Chi nhánh được thực hiện theo phương châm hiệu quả va an toàn,tăng khả năng sinh lời và luôn đảm bảo khả năng thanh khoản cao
Bảng 2: Hoạt động tín dụng qua các năm 2007 – quý IV/2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 đến quý IV/2009 của Vietcombank Hà Nội
Hoạt động tín dụng thực hiện dưới các hình thức:
Cho vay vốn lưu động: Khách hàng có thể lựa chọn theo từng lần hoặc vaytheo hạn mức tín dụng
Cho vay dự án đầu tư để đổi mới công nghệ,đáp ứng nhu cầu tài sản cố địnhhoặc bất động sản của khách hàng
Cho vay khấu bộ chứng từ
Năm 2009 Ngân hàng VCB HN đã thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả cao
về chủ trương chống suy giảm kinh tế, khuyến khích đầu tư,tiêu dung,kich thíchtăng trưởng kinh tế thông qua kênh hỗ trợ lãi suất cho vay của Chính phủ; đồng thờigóp phần bảo đảm ổn định cán cân đổi tiền tệ quan trọng,duy trì an toàn hệ thốngngân hàng và tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp,người dân phát triển sảnxuất kinh doanh và đời sống.Với mốt số thành tựu đã đạt được như sau:
Tổng dư nợ tính đên 31/12/2009 đạt 3.135 tỷ đồng tăng 27.3% so với cuốinăm 2008, đạt kế hoạch mục tiêu năm 2009 Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam giao cho Chi nhánh
Trang 31Dư nợ phân theo loại ngoại tệ: dư nợ VND chiếm 75%,dư nợ ngoại tệ chiếm28%.Tỷ trọng dư nợ VND tăng cao là do trong năm 2009 ,thực hiện chủ trương chovay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ,các doanh nghiệp đều có xu hướng chuyển sangnhận nợ băng VND để được hưởng hỗ trợ lãi suất ưu đãi 4%/năm.
Tính đến 31/12/2009, nợ xấu ở mức 163,4 tỷ đồng chiếm 5,21% tổng dư nợ
Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến 31/12/2009 đạt 1.678 tỷ đồng tăng38% so với thời điểm 31/05/2009
Hoạt động cho vay đối với khách hàng thể nhân: Dư nợ tính đến 31/12/2009đạt 260 tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng dư nợ ,tăng 50% so vơi thời điểm 31/12/2008.Phòng Khách hàng Thể nhân là đầu mối cho sự phát triển hoạt động tín dụng đốivới khách hàng cá nhân và hộ gia đình
Dịch vụ ngân hàng, phát hành và thanh toán thẻ
Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọngtác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh
Số liệu tính đến 31/12/2009
- Số lượng tài khoản cá nhân mở mới đạt 16.980 tài khoản,nâng tổng số tàikhoản cá nhân mở tại Chi nhánh ước lên 96.856 tài khoản,tăng 4,9% so vớinăm 2008
- Chuyển tiền trong nước đạt 186 tỷ đồng,bằng 63% so với năm 2008
- Chuyển tiền đi nước ngoài đạt 3.530 nghìn USD,tăng 26,7% so với năm2008
- Chi trả kiều hối đạt 54,3 triệu USD,đạt 75% so với cuối năm 2008 và bằng73,6% kế hoạch TW giao cho Chi nhánh cả năm 2009 là 73,78 triệu USD
- Số lượng khách hàng SNS Banking đạt 20.678 người,bang 91 % so với kếhoạch năm 2009
- Số lượng khách hàng Internet Banking đạt 16.678 người,vượt 10.4% so với
kế hoạch năm 2009
Trang 32- Dịch vụ chi trả tiền Money Gram đạt 589 ngàn USD,bằng 92,6% so với năm2008
- Doanh số thanh toán quốc tế qua thẻ đạt 6.564 nghìn USD,đạt và vượt kếhoạch TW giao cho Chi nhánh cả năm 2009 là 211 tỷ đồng
Kết quả kinh doanh
Bảng 3: Tổng lợi nhuận trước thuế theo kế hoạch và thực tế củaVietcombank Hà Nội năm 2007 – quý IV/2009
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết từ năm 2007 đến quýIV/2009 của VCB Hà Nội
Kết quả kinh doanh năm 2008 lợi nhuận đạt 76,4 tỷ đồng,vượt 4% so với kếhoạch VCB TW giao cho Chi nhánh đầu năm 2008 là 73,6 tỷ đồng
Lợi nhuận của Chi nhánh tính đến 31/12/2009 đạt 46 tỷ, bằng 54% so với kếhoạch TW giao cho Chi nhánh cả năm 2009 là 85 tỷ đồng sau khi Chi nhánh đãtrích lập DPRR là 158 tỷ theo yêu cầu củ VCB TW
Thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ
- Thanh toán xuất nhập khẩu
Phát huy uy tín và thương hiệu bền vững đã tạo dựng được về thanh toánquốc tế Vietcombank Hà Nội đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho các doanhnghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Thủ đô Hà Nội
Công tác thanh toán quốc tế năm 2008 có chất lượng khá tốt với tổng kimngạch xuất nhập khẩu đạt 512 triệu USD tăng 17,7% so với năm 2007 và đạt 115%
so với kế hoạch năm 2008 đề ra đầu năm