Tình hình hoạt động cho vay cá nhân tại Vietcombank Hà Nội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Hà Nội (Trang 40)

Trong những năm qua hoạt động cho vay cá nhân của phòng Thể nhân của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Hà Nội đã có nhiều kết quả đáng khích lệ nhờ vào việc nắm bắt được nhu cầu vay cá nhân đang ngày càng nhiều hơn nên ngân hàng đã thực hiện nhiều hoạt động như : đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay cá nhân đồng thời chủ động tiếp cận và tìm kiếm khách hàng. Mặc dù, hoạt động cho vay cá nhân chiếm một tỉ lệ nhỏ trong hoạt động cho vay của Chi nhánh nhưng cũng góp phần đa dạng hóa các loại hình thức cho vay tại ngân hàng,đồng thời kích thích các dịch vụ khác cũng phát triển như : dịch vụ thẻ, thanh toán,trả lương qua thẻ…Sau đây là một số kết quả đã đạt được của Phòng Thể nhân của Vietcombank Hà Nội:

•Doanh số và dư nợ

Doanh số dư nợ của cho vay cá nhân tại Vietcombank Hà Nội qua các năm ngày càng tăng , các loại hình sản phẩm dịch vụ mới đa dạng hơn và phong phú hơn .Dư nợ cho vay cá nhân tại Vietcombank Hà Nội đều tăng từ năm 2007 đến nay.

Bảng 4: Hoạt động cho vay KH cá nhân tại Vietcombank Hà Nội

Thời gian Chỉ tiêu 2008 Số tiền 08/07 2009 Số tiền 09/08 11 tháng đâu năm 2010 Số tiền 11T.10/09

1.Doanh số cho vay 788 130% 1083 137% 1652 153% 2.Doanh số thu nợ 615 134% 823 133% 1272 155% 3.Dư nợ vay 173 108% 260 150% 380 146%

4.Nợ quá hạn 0,82 0.91 1

5.Tỉ lệ nợ quá hạn/Dư nợ 0,47% 0,35% 0,26%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2008 -2010

Qua bảng này ta có thể thấy đươc doanh số thu nợ và dư nợ vay tăng qua các năm.Cụ thể là, Năm 2008 dư nợ vay là 173 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên 260 tỷ đồng( tăng 50% so với năm trước), năm sau dư đoán cũng sẽ tăng .Nguyên nhân của sự tăng này là do Phòng khách hàng Thể nhân đã áp dụng đa dạng các loại hình cho vay như: Cho vay mua ô tô, nhà cửa, chung cư….Tuy nhiên thì do hầu hết các món vay đối với khách hàng cá nhân thì chủ yếu là cho vay có tài sản đảm bảo,cầm cố giấy tờ có giá nên các món vay này thường không có giá trị cao lắm.Doanh số thu nợ cũng tăng qua các năm cụ thể là năm 2008 là 615 tỷ đồng đến năm 2009 con số này tăng lên 823 tương ứng với mức 133% so với năm trước, đến gần hết năm 2010 thì doanh số thu nợ đạt khoảng 1272 tỷ đồng một con số khá cao, qua đây ta thấy được khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân có tài chính tốt, hạn chế được rủi ro thu hồi nợ từ khách hàng.

• Tỷ lệ nợ quá hạn

Hoạt động cho vay cá nhân tại VCBHN ngày càng mở rộng và phát triển hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vay thấp qua bảng 4 ta thấy rõ điều này, cụ thể là nợ quá hạn năm 2008 là 0,82 tỷ đồng( chiếm trên dư nợ 0,47%), năm 2009 là 0,91 tỷ đồng (chiếm trên dư nợ 0,35%), 11 tháng đầu năm 2010 là 1 tỷ đồng (chiếm trên dư nợ 0,26%). Nguyên nhân là do doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân so với tổng doanh số cho vay của cả chi nhánh chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ. Các khoản

vay cá nhân rất nhỏ lẻ khoảng từ vài triệu đồng đến vài tỷ đồng nếu đem so sánh với các khoản vay của doanh nghiệp thì con số này là không đáng kể. Qua đây ta có thể thấy được hoạt động cho vay cá nhân nhỏ về quy mô doanh số và dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ quá hạn của nó rất thấp.

• Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân

Hiện nay, Vietcombank Hà Nội có các sản phẩm dịch vụ đang cung cấp là: - Cho vay cán bộ công nhân viên.

- Cho vay cán bộ quản lý điều hành. - Cho vay mua nhà dự án.

- Cho vay mua ô tô.

- Sản phẩm kinh doanh tài lộc. - Bảo an tín dụng.

- Sản phẩm cho vay khác: Cho vay để xây nhà, sửa chữa nhà cửa

Bảng 5: Hoạt động cho vay cá nhân tại Vietcombank Hà Nội (Phân theo loại hình cho vay)

Đơn vị: tỷ đồng Thời gian Loại hình 2008 Dư nợ 08/07 2009 Dư nợ 09/08 11T. 2010 Dư nợ 11T.10/09 Tổng dư nợ 173 108% 260 150% 380 146%

1.Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 109 214% 169 155% 235,6 139% 2.Cho vay mua ô tô trả góp 13,8 57% 20,8 151% 34,2 164% 3.Cho vay mua nhà/căn hộ

trung cư,xây và sửa chữa nhà

41,5 164% 57,2 137% 90,8 159%

4.Cho vay không có bảo đảm 4,1 115% 5,9 144% 11,1 188% 5.Cho vay khác 4,6 89% 7,1 154% 8,3 117%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008- 11 tháng đầu năm 2010

Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng dư nợ chủ yếu tập trung vào các loại hình cho vay cầm cố giấy tờ có giá luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ vay và tỷ trọng này đều tăng qua các năm cụ thể từ năm 2008 đến gần cuối năm 2010 tăng từ 109 tỷ đồng lên 235,6 tỷ đồng chỉ sau 2 năm lượng cho vay giấy tờ có giá đã tăng hơn 2 lần.Nguyên nhân là do hình thức cho vay cầm cố giấy tờ có giá thủ tục đơn giản,thuận tiện và nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng cao.Đối với cho vay để mua nhà cửa, xây dựng và sửa chữa nhà chiếm tỉ lệ thứ 2 khoản trên 20%. Còn đối với các khoản cho vay còn lại như không có bảo đảm, cho vay mua ô tô, cho vay khác mặc dù cũng tăng qua các năm nhưng chúng vẫn còn chiếm một tỉ lệ khá nhỏ ví dụ như cho vay mua ô tô trả góp từ năm 2008 là 13,8 tỷ đồng đến gần cuối năm 2010 là 34,2 tăng khá mạnh do nhu cầu tiêu dùng tăng cao của khách hàng cá nhân .Hình thức cho vay không có bảo đảm chủ yếu áp dụng cho các CBNV trong ngân hàng cũng tăng qua các năm từ 4,1 tỷ năm 2008 lên đến 11.1 tỷ đồng vào cuối năm 2010.

• Số lượng khách hàng

Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có giảm sút hơn so với nhiều năm trước.Hiện nay sau cuộc khủng hoảng nền kinh tế chúng ta tiếp túc phát triển mạnh mẽ hơn.Hoạt động cho vay cá nhân ngày càng phát triển, số lượng khách hàng đến giao dịch với Phòng thể nhân ngày càng tăng.

2.3.Đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Hà Nội 2.3.1. Kết quả đạt được

Với việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ hữu ích cho người dân phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng ngày tín dụng cá nhân đã góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người dân, và có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế- xã hội. Ngân hàng đã đạt được một số kết quả sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Cho vay cá nhân đã hỗ trợ tích cực vào hoạt động kinh doanh chung của Vietcombank Hà Nội.

Qua những số liệu đã trình bày ở trên, ta thấy rằng cho vay cá nhân đã có sự tăng trưởng nhanh, vững chắc và từng bước có những đóng góp vào doanh thu của Ngân hàng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đa dạng hóa đối tượng cho vay,phân tán rủi ro và tăng lợi nhuận.Doanh số thu nợ và dư nợ vay tăng nhanh từ năm 2008 sau 2 năm, năm 2010 dư nợ vay đã tăng từ 181 tỷ đồng lên 380 tỷ đồng. Ngân hàng thu hút được một số lượng lớn khách hàng đến giao dịch và sử dụng các dịch vụ khác như giao dịch tài khoản tiền gửi cá nhân, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ,… và từ đó tạo ra những tác động tích cực góp phần phát triển các dịch vụ ngân hàng, bán chéo sản phẩm trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

Ngân hàng đã xây dựng được một số sản phẩm cho vay cá nhân có tính cạnh tranh cao, được khách hàng cá nhân rất ưa chuộng và lựa chọn như sản phẩm Bảo an tín dụng, Kinh doanh tài lộc. Chính lực lượng khách hàng đông đảo này kênh quảng cáo tốt nhất cho Ngân hàng. Từ đó sẽ giúp nâng cao được hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng trên thị trường.

• Đóng góp vào việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là khách hàng của Ngân hàng.

Cho vay cá nhân sẽ giúp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá thông qua việc hợp tác bán chéo sản phẩm giữa Ngân hàng và các nhà cung cấp sản phẩm. Ví dụ như sự kết hợp giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp xây dựng các căn hộ chung cư. Ngân hàng vừa cho vay đầu tư sơ cấp tức là đầu tư xây dựng căn hộ chung cư, vừa cho vay đầu tư thứ cấp tức là cho khách hàng của doanh nghiệp (người mua căn hộ chung cư) vay tiền để mua. Thông qua quá trình hợp tác này sẽ giúp khách hàng cá nhân có thể mua trực tiếp sản phẩm từ các nhà cung cấp mà không phải thông qua trung gian, các doanh nghiệp có nguồn thu ổn định do có Ngân hàng bao tiêu đầu ra của sản phẩm, bên cạnh đó ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng vay vốn và đảm bảo nguồn trả nợ chắc chắn từ việc đầu tư vốn cho doanh nghiệp.

• Góp phần tích cực vào hiệu quả kinh tế đối với khách hàng cá nhân nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Khuyến khích người dân tiêu thụ hàng hoá cũng là tạo động lực kích thích đầu tư và tăng cường mối quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các ngân hàng thương mại, bởi vì khi các nhà sản xuất kinh doanh tiêu thụ được hàng hoá thì khả năng trả nợ các khoản vay Ngân hàng sẽ lớn hơn. Mặt khác, điều đó cũng sẽ nâng cao được chất lượng cuộc sống cho người dân, và góp phần thực hiện chủ trương kích cầu của Nhà nước.

Tóm lại, việc mở rộng và phát triển cho vay cá nhân là một quyết định đúng đắn của Vietcombank Hà Nội. Nó phù hợp với xu thế chung và cũng phù hợp với khả năng của Ngân hàng.

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân

2.2.3.1. Hạn chế

Trong những năm qua hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng Vietcombank Hà Nội đã đạt được những kết quả rất khả quan.Với doanh số cho vay, dư nợ và thu nợ đều tăng .Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số hạn chế sau:

1.Đội ngũ cán bộ cho vay cá nhân còn nhiều hạn chế về số lượng nên số lượng khách hàng bình quân một cán bộ tín dụng phải quản lý cao. Việc này không những ảnh hưởng trực tiếp đến khâu kiểm soát trong và sau quá trình cho vay và thu nợ, mà còn ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách hàng. Mặt khác, hầu hết cán bộ tín dụng là cán bộ trẻ, kinh nghiệm công tác chưa nhiều và kỹ năng bán hàng còn yếu nên việc tiếp cận khách hàng để mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế.

2.Mạng lưới Chi nhánh còn hạn chế: So với các ngân hàng quốc doanh khác trên cùng địa bàn thì Ngân hàng còn có mạng lưới nhỏ. Trong khi nhiều ngân hàng khác không chỉ có chi nhánh tại các Quận, huyện mà còn xuất hiện đến các phường xã ví dụ như hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

3. Đối tượng cho vay và các loại hình cho vay: Đối tượng cho vay vốn của Ngân hàng chỉ tập trung chủ yếu vào một số khách hàng có quan hệ giao dịch với Ngân hàng và những khách hàng này thường là những người có thu nhập khá cao. Còn với loại hình cho vay tín chấp thì khách hàng chủ yếu là CBNV của Ngân hàng, của các chi nhánh VCB và một số trường hợp đặc biệt khác. Vì vậy đã khiến cho dư nợ của hoạt động cho vay cá nhân của Ngân hàng còn thấp.

4. Cơ cấu sản phẩm cho vay cá nhân chưa hợp lý: Đang có sự phát triển không đều, chỉ tập trung ở một số sản phẩm tiêu dùng truyền thống như mua nhà đất và sửa chữa nhà ở, mua ô tô trả góp. Điều đó có nghĩa là Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở tài trợ cho một số mục đích nhất định chứ vẫn chưa khai thác được nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của tầng lớp dân cư. Các hình thức cho vay khác như cho vay thấu chi, vay để đi xuất khẩu lao động chưa được phát triển, mặc dù nhu cầu về các dịch vụ này rất cao và được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai. Việc chỉ tập trung phát triển vào một số sản phẩm như hiện nay còn làm cho độ rủi ro của các sản phẩm này tăng lên

5.Thông tin còn hạn chế: Những thông tin về cá nhân về khách hàng cung cấp cho Ngân hàng thường khó thẩm định và không mang tính khách quan.Bên cạnh đó có một số thông tin khác từ báo, mạng internet…, đôi khi không chính xác.Hơn nữa, việc chia sẻ thông tin và phổi hợp giữa các phòng còn yếu.

2.2.3.2. Nguyên nhân

• Nguyên nhân từ phía nền kinh tế

Trong những gần đây, tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá cả hàng hoá liên tục gia tăng, lãi suất huy động và cho vay cũng liên tục thay đổi,... Khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng hết sức khó khăn, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh. Nền kinh tế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng nhưng chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn nhân lực, tăng vốn đầu tư chứ chưa tập trung tăng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả lao động nên chất lượng tăng trưởng thấp và chưa thật vững chắc. Do có những biến động mặc dù Nhà nước Việt Nam đã cố gắng nhưng đơn giá tiền lương của các CBNV hiện nay tương đối thấp không đủ để tái sản xuất sức lao động. Nếu họ có nhu cầu vay vốn thì cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng e ngại do ý thức và khả năng trả nợ không cao, thu nhập lại không được thanh toán qua tài khoản Ngân hàng do đó nếu họ không đến trả nợ, Ngân hàng sẽ khó khăn trong việc thu hồi nợ.

• Nguyên nhân từ phía khách hàng

Có nhiều khách hàng không hiểu thủ tục ngân hàng nên cho rằng thủ tục vay ngân hàng rất rườm rà, phức tạp giống như thủ tục hành chính. Khi có khó khăn về tài chính thì họ thường nghĩ ngay đến người thân vì họ không muốn có gánh nặng tâm lý phải trả lãi sau khi vay, do đó họ ít khi tìm đến ngân hàng và chỉ khi thực sự không còn nơi vay thì họ mới nghĩ đến ngân hàng.Hoặc họ sẵn sàng đi vay tư nhân với lãi suất cao gấp nhiều lần để đạt được mục đích nhanh chóng.

Những khách hàng có trình độ và tài chính lành mạnh sẽ đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ. Nếu cán bộ cho vay tiêu dùng không đủ kinh nghiệm thẩm định và sự phối hợp giữa các bộ phận không tốt rất dễ làm cho khách hàng phật lòng và có phản ứng tiêu cực. Những khách hàng này luôn có nhu cầu giảm tiện thủ tục, luôn có yêu cầu được giải quyết nhanh nhưng lại không hợp tác trong việc cung cấp thông tin gây khó khăn cho việc thẩm định và ra quyết định của cán bộ tín dụng.

Ngoài ra nhiều khách hàng lại có mục đích đầu cơ nhưng hồ sơ lại hoàn chỉnh như một người tiêu dùng thực thụ. Việc này khiến cho cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn trong công tác thẩm định và phân định một khoản vay thực sự.

• Sự cạnh tranh của các ngân hàng

Vietcombank Hà Nội đang phải chịu nhiều sức ép lớn từ các đối thủ cạnh tranh trong cho vay cá nhân. Ngày xuất hiện càng nhiều các tổ chức tín dụng chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Hà Nội (Trang 40)