Thứ nhất, Ngân hàng VIETCOMBANK nên có những chính sách hỗ trợ Chi nhánh trong việc phát triển hoạt động marketing tạo điều kiện phát triển hoạt động cho vay cá nhân cũng như hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Thứ hai, Xây dựng hệ thống chấm điểm tự động đối với khách hàng là cá nhân vào quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân nhằm chuẩn hóa hệ thống phân loại khách hàng để giảm thiểu chi phí, thời gian thẩm định phương án cho vay.
Thứ ba, Cần tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống ngân hàng để phòng ngừa rủi ro, chấn chỉnh sai sót trên toàn hoạt động của ngân hàng.
Thứ tứ, Xây dựng chế độ khen thưởng rõ ràng cho các đơn vị trực thuôc, và tổ chức các cuộc thi giữa các Chi nhánh nhằm khuyến khích và thúc đẩy các đơn vị có hoạt động tốt hơn.
KẾT LUẬN
Hiện nay, ở hầu hết các nước phát triển cho vay cá nhân không còn là vấn đề mới mẻ, riêng dư nợ cho vay loại hình này thường chiếm từ 7-10% tổng dư nợ của Ngân hàng, với các sản phẩm cho vay đa dạng phong phú. Các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đã và đang ngày một cải tiến sản phẩm cho vay cá nhân và phần nào đa dạng hoá được nhiều loại hình cho vay và kích thích nhu cầu vay của người dân.
Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao thì loại hình cho vay này đang ngày một phát triển mạnh mẽ.
Do đ ó việc nghiên cứu những giải pháp nhằm phát triển cho vay cá nhân luôn là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết được quan tâm đặc biệt của các Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội
Chuyên đề đã hoàn thành một số nội dung chủ yếu sau:
Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về cho vay cá nhân của các Ngân hàng thương mại và khẳng định tính tất yếu phải phát triển cho vay cá nhân tại Ngân hàng.
Từ lý luận đến nghiên cứu, chuyên đề đã áp dụng vào thực tiễn hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội, phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng, những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được, những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội.
Ngoài ra, chuyên đề đưa ra một số kiến nghị với Các cơ quan chức năng nhà nước có liên quan trong việc tạo một hành lang pháp lý an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng thương mại, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao các nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, làm cho hoạt động tín dụng tiêu dùng trở thành công cụ đắc lực trong việc thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngân hàng - Tài chính, Phòng Đào tạo và giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Lê Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ Phòng Khách hàng Thể Nhân VIETCOMBANK Hà Nội tạo điều kiện để tôi hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài: “Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietcombank Hà Nội”
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CPcủa Chính phủ về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
2. Edward W.Reed và Edward K.Gill (1993), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
3. Frederic Smishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
5. NH TMCP Ngoại thương Hà Nội (2007), Báo cáo tổng kết năm 2007, Hà Nội. 6. NH TMCP Ngoại thương Hà Nội (2008), Báo cáo tổng kết năm 2008, Hà Nội. 7. NH TMCP Ngoại thương Hà Nội (2009), Báo cáo tổng kết năm 2009, Hà Nội.
8. NH TMCP Ngoại thương Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết 9 tháng đầu năm 2010, Hà Nội.