Ảnh hƣởng của loại dung dịch trơn nguội và công nghệ tƣới nguộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng bề mặt gia công khi mài thép suj2 bằng đá mài cbn trên máy mài phẳng (Trang 48 - 50)

- Phƣơng pháp hai góc nghiêng

2.2.1.1. Ảnh hƣởng của loại dung dịch trơn nguội và công nghệ tƣới nguộ

Các tác giả Webster và Ciu [19] đã tiến hành thí nghiệm với: - Hai loại đá mài: Al203 và CBN.

- Hai loại đầu phun: đầu phun thông thường và đầu phun Webster do Webster thiết kế có các đường kính lỗ là 3mm, 4mm, 5mm (áp suất tưới của đầu phun Webster cao hơn đầu phun thường).

- Hai loại dung dịch trơn nguội: nhũ tương tổng hợp nồng độ 5% và dầu nguyên chất.

Kết quả đo độ nhám bề mặt mài được biểu diễn trên (hình 2.6). Từ các đồ thị (hình 2.6) có thể nhận xét như sau:

- Độ nhám bề mặt khi mài bằng đá mài CBN thấp hơn so với khi mài bằng đá mài thông thường.

- Nhám bề mặt khi sử dụng đầu phun Webster nhận đươc thấp hơn, điều này chủ yếu là do khả năng cung cấp dung dịch trơn nguội vào vùng tiếp xúc giữa đá mài và chi tiết gia công hiệu quả hơn.

- Dầu nguyên chất cho nhám bề mặt thấp hơn do khả năng bôi trơn tốt hơn so với nhũ tương tổng hợp.

- Khi mài bằng đá mài CBN với 2 phương pháp tưới nguội thì nhận được độ nhám bề mặt gần như nhau, đó là do đá mài CBN có khả năng duy trì các cạnh sắc trong suốt quá trình gia công mà không đòi hỏi phải sửa đá liên tục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.6. Ảnh hưởng của loại dung dịch trơn nguội và công nghệ tưới nguội đến độ nhám bề mặt mài [19].

Để rõ hơn ảnh hưởng của loại dung dịch trơn nguội tới độ nhám bề mặt gia công E.J da Silva và các đồng nghiệp đã tiến hành thí nghiệm mài bằng đá mài CBN với 4 loại dung dịch trơn nguội là: nước, dung dịch bán tổng hợp 3%, dung dịch bán tổng hợp 20% và dầu nguyên chất. Kết quả (hình 2.7) cho thấy [22]:

- Loại dung dịch có khả năng bôi trơn tốt hơn thì cho độ nhám thấp hơn. - Khả năng bôi trơn của nước kém làm tăng ma sát giữa chất dính kết và phoi, do đó giá trị nhám tăng. Cụ thể là khi tăng lượng bóc tách vật liệu thì độ nhám bề mặt tăng từ 0,26µm lên 0,57µm.

- Sử dụng dầu nguyên chất cho độ nhám nhỏ nhất (độ nhám nhỏ hơn 0,33µm).

- Dung dịch bán tổng hợp 20% cho độ nhám nhỏ hơn dung dịch bán tổng hợp 3%. Như vậy loại dung dịch trơn nguội và công nghệ tưới nguội là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng bóc tách vật liệu, chất lượng bề mặt gia công và tuổi thọ của đá mài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.7. Độ nhám bề mặt khi mài bằng đá CBN với các loại dung dịch trơn nguội khác nhau [22].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng bề mặt gia công khi mài thép suj2 bằng đá mài cbn trên máy mài phẳng (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)