1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ

78 209 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ MỸ XUÂN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 9 - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ MỸ XUÂN MSSV/HV: LT11176 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LÊ TẤN NGHIÊM Tháng 9 - 2013 LỜI CẢM TẠ Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại Học Cần Thơ cùng với thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh đã cung cấp cho em rất nhiều kiến thức giúp em có thể hoàn thành luận văn tôt nghiệp này. Em vô cùng biết ơn thầy Lê Tấn Nghiêm đã tận tụy chỉ dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn rất nhiều sự hổ trợ nhiệt tình của Ban Giám Đốc, anh Phạm Vĩnh Lễ trưởng phòng giao dịch huyện Phong Điền, cô Trần Thị Hồng Ngọc phó trưởng phòng giao dịch và các anh, chị trong phòng đã cung cấp tài liệu và kiến thức cần thiết trong quá trình thực tập. Em xin cảm ơn gia đình bạn bè luôn quan tâm cổ vũ, khích lệ và giúp em trong suốt quá trình thực hiện đề tài Tuy nhiên do hạn chế về kiến thức nên luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong nhân được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô khoa kinh tế - quản trị kinh doanh và thầy Lê Tấn Nghiêm được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công Cần thơ, ngày….. tháng …..năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Mỹ Xuân LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Trần Thị Mỹ Xuân MSSV: LT11176 Lớp: Tài Chính Ngân Hàng_K37 Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là không trung khớp với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào Cần thơ, ngày…… tháng …..năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Mỹ Xuân NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  …….…………………………………………………………… ……..…………………………………………………………… ……..…………………………………………………………… ……..…………………………………………………………… ……..…………………………………………………………… ……..…………………………………………………………… ……..…………………………………………………………… ……..…………………………………………………………… ……..…………………………………………………………… ……..…………………………………………………………… ………………………………………………………………… ……..…………………………………………………………… ……..…………………………………………………………… ……..…………………………………………………………… ……..…………………………………………………………… …................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... Ngày …..tháng…...năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Mục lục……………………………………………………………………………iv Danh mục bảng…………………………………………………………………..vii Danh mục các đồ thị………………………………………………………………ix Danh mục chữ viết tắt……………………………………………………………..x Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………….....1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU………………………………………………..2 1.2.1 Mục tiêu chung……………………………………………………….2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể……………………………………………………….2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU…………………………………………………..2 1.3.1 Phạm vi không gian…………………………………………………….2 1.3.2 Phạm vi thời gian…………………………………………….................3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………..3 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU…………………………………………………..3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN…………………………………………………..4 2.1.1 Cơ sở lý luận chung về tín dụng ngân hàng……………………...4 2.1.1.1 Khái niệm TDNH..................................................................4 2.1.1.2 Phân loại TDNH...................................................................5 2.1.1.3 Quy trình TDNH...................................................................5 2.1.2 Một số vấn đề chung về hoạt động cho vay ngắn hạn......................7 2.1.2.1 Khái niệm..............................................................................7 2.1.2.2 Các hình thức cho vay...........................................................7 2.1.2.3 Đối tượng cho vay .................................................................9 2.1.2.4 Nguyên tắc vay vốn ..............................................................9 2.1.2.5 Điều kiện vay vốn................................................................10 2.1.2.6 Lãi suất cho vay...................................................................10 2.1.2.7 Mức cho vay.........................................................................10 2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay...................................11 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................13 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.........................................................13 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu........................................................13 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN......................................................15 3.1.1 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam...................................15 3.1.2 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ...16 3.2 CƠ CẤU QUẢN LÝ, TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ...................................17 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.......................................................................17 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.........................................18 3.3 CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CHI NHÁNH........19 3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013.....................................................................................21 3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN..................................................................24 3.5.1 Thuận lợi.........................................................................................24 3.5.2 Khó khăn........................................................................................24 3.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2013...............................................25 Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN..........27 4.1.1 Tình hình huy động vốn........................................................................27 4.1.2 Tình hình sử dụng vốn..........................................................................31 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN..................................34 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ..................................................................34 4.2.1.1 Cho vay theo thành phần kinh tế..................................................36 4.2.1.2 Cho vay theo mục đích sử dụng...................................................38 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ.....................................................................41 4.2.2.1 Thu nợ theo thành phần kinh tế...................................................43 4.2.2.2 Thu nợ theo mục đích sử dụng....................................................45 4.2.3 Phân tích dư nợ cho vay........................................................................47 4.2.3.1 Dư nợ theo thành phần kinh tế.....................................................50 4.2.3.2 Dư nợ theo mục đích sử dụng......................................................52 4.2.4 Phân tích nợ quá hạn.............................................................................54 4.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN........58 4.3.1 Vòng quay vốn tín dụng........................................................................58 4.3.2 Hệ số thu nợ..........................................................................................59 4.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn...........................................................................59 4.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn...................................................................................60 4.3.5 Tỷ lệ nợ xấu..........................................................................................60 4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN..........................................................................................61 4.4.1 Bảo đảm nguồn vốn ổn định....................................................................61 4.4.2 Đa dạng hóa các hoạt động cho vay........................................................62 4.4.3 Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn.....................................................62 4.4.4 Gải pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro khách quan......................................63 4.4.5 Hoạt động Marketing……………………………..........………………63 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN..............................................................................................64 5.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................66 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010 - 2012...................................................................................................21 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 6 tháng đầu năm 2013...............................................................................................23 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013........................................................................29 Bảng 4.2 Tình hình sử dụng vốn tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.......................................................................33 Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo thời gian tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013............................................................ 35 Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013..................................... 37 Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013..................................... 39 Bảng 4.6 Doanh số thu nợ theo thời gian tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013........................................................... 42 Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.......................................44 Bảng 4.8 Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013...................................... 46 Bảng 4.9 Dư nợ theo thời gian tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013...................................................................... 49 Bảng 4.10 Dư nợ theo thành phần kinh tế tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013......................................................51 Bảng 4.11 Dư nợ theo mục đích sử dụng tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013......................................................53 Bảng 4.12 Tình hình nợ quá hạn theo thời gian tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.....................................................55 Bảng 4.13 Tình hình nợ quá hạn theo mục đích sử dụng tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.......................................57 Bảng 4.14 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013....58 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ................................17 Hình 4.1: Tình hình nguồn vốn tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013......................................................................28 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại HĐBT : Hội đồng bộ trưởng VietinBank : Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam TN : Thu nhập DN : Doanh nghiệp QD : Quốc doanh CT : Công thương QĐ : Quyết định VP : Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh Vượng Việt Nam TMCP : Thương mại cổ phần TNHH : Trách nhiệm hữu hạn DNNN : Doanh nghiệp nhà nước MTV : Một thành viên BCTN : Báo cáo thường niên TGDN : Tiền gửi doanh nghiệp TGTK : Tiền gửi tiết kiệm VND : Việt nam đồng NXB : Nhà xuất bản CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời gian vừa qua nền kinh tế Việt Nam đướng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn dưới sự tác động của các thị trường. Nền kinh tế thế giới tuy đã thoát khỏi đáy của cuộc khủng hoảng kinh tế và bất đầu những tín hiệu phục hồi nhưng chưa thật sự bền vững, khủng hoảng công nợ tại một số nước châu âu là màng tối của bức tranh kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, chính phủ Việt Nam tiếp tục chính sách điều hành linh hoạt giàm giảm bớt các tác động xấu từ yếu tố bên ngoài đến các ngành kinh tế, riêng ngành ngân hàng môi trường kinh doanh ngày càng gây gắt, các yếu tố thị trường chuyển biến nhanh và tác động trực tiếp đến kinh doanh ngân hàng. Hệ thống ngân hàng đướng trước những khó khăn nhưng luôn khẳng định mình là cầu nối đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Với sự điều chỉnh mạnh mẽ theo hướng tập trung cho các lĩnh vực, ngành kinh tế trọng điểm, góp phần tăng hiệu quả đầu tư toàn xã hội. Trong năm 2011ngành đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế, cùng với các giải pháp đồng bộ khác, góp phần quan trọng vào kết quả kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội. Đến năm 2012, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng tiếp tục gặp khó khăn khi nợ xấu có xu hướng tăng lên, vấn đề lãi suất, ngoại tệ, thị trường vàng có nhiều bất ổn, lạm phát có giảm nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao, trước tình đó sẽ làm cho hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong yếu tố thanh khoản và huy động vốn của nền kinh tế. Ngân hàng thương mại là nơi thực hiện vai trò phân phối nguồn vốn, thông qua hoạt động huy động và cho vay, trong đó cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao mạng lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, Vậy tại sao cho vay ngắn hạn luôn chiếm vị trí cao, Thứ nhất là do chinh sách của ngân hàng trong hoạt động cho vay tạo thuân lợi trong việc thanh khoản. Thứ hai là do ”chính sách của nhà nước hạn chế việc cho vay trung va dài hạn, siết chặt việc dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn xuống còn 30% thay cho 40% như trước” ( Thông tư 15, 2009. p2) Vậy trong giai đoạn hiện nay hoạt động cho vay ngắn hạn cần được chú trọng và nâng cao nghiệp vụ nhưng có thật sự mang nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng trước sự biến động của nền kinh tế. Kinh tế TP Cần Thơ đã và đang tích cực, xây dựng hình ảnh của một thành phố công nghiệp trẻ năng động và thông thoáng. Các doanh nghiệp đầu tư vào thị Trang 1 thường Cần Thơ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan chức năng, hệ thống ngân hàng và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi. Với sự phát triển của hơn 40 tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn Cần Thơ đã tạo nên môi trường tài chính tín dụng mang tầm vóc khu vực, các NHTM như: Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương, Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển…., Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí là một trong những NHTM hàng đầu trên địa bàn thành phố. Thông qua hoạt động tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, với nhiều phòng giao dịch trải dài hết các quận, huyện trên Thành Phố Cần Thơ, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã và đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là các vùng nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh. Vì những lí do trên mà em quyết định chọn đề tài “Phân Tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân Tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ trong những năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, nhằm đưa ra một số giải pháp giúp ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động cho vay vốn ngắn hạn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cần Thơ qua những năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Phân tích thực trạng hoạt động cho vay vốn ngắn hạn và đánh giá hoạt động cho vay thông qua các chỉ tiêu tài chính. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài thực hiện từ số liệu thu thập từ các phòng ban Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Trang 2 1.3.2 Phạm vi thời gian Số liệu sử dụng cho phân tích được thu thập từ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Thời gian thực hiện đề tài từ 8/2013 đến 12/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cần Thơ qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Lê Ánh, 2008. Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng VP Bank chi nhánh Kinh Đô, Luận văn tốt nghiệp. Đề tài thể hiện các khái niêm cơ bản về cho vay ngắn hạn, phương thức cho vay, cách thức nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, để đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn. Thái Văn Đại, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại Học Cần Thơ, tài liệu thể hiện các quy trình cho vay từ lập hồ sơ đến giải ngân thu hồi nợ, nghiệp vụ tín dụng trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng của hệ thống ngân hàng thương mại. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 2007. Quản trị ngân hàng, NXB Đại Học Cần Thơ. Tài liệu thể hiện phương thức quản trị tổng quát của ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động, công thức tính toán. Trương Thị Ngọc Châu, 2012. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang. Luận văn tôt nghiệp. Đề tài trình bài khái quát các thức thực hiện, phương pháp phân tích, thu thập số liệu, đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn thông qua các chi tiêu: Vòng quay tín dụng, hệ số thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn.... dựa trên kết hoạt doanh số huy động, cho vay, thu nợ, dư nợ. Trang 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Cơ sở lý luận chung về tín dụng ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa, Tín dụng là quan hệ kinh tế thể hiện với hình thức cho vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng được thể hiện với các định nghĩa sau: Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. Định nghĩa 3: Tín dụng là giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên cấp tiền, hàng hóa, chứng khoán, dịch vụ... dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia. Như vậy, tín dụng được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng chúng cùng chỉ một hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay và quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành (Thái Văn Đại , 2012, p.36). Tóm lại, Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng sau một thời gian nhất định trả lại với một lượng lớn hơn. Khái niệm trên thể hiện ở 3 đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong 3 đặc đểm sau thì sẽ không còn là phạm trù tín dụng nữa: - Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. - Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. - Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị đội thêm gọi là lợi tức. Trang 4 2.1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng Căn cứ vào thời hạn tín dụng: tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Căn cứ vào đối tượng tín dụng: tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng tiêu dùng. Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước. 2.1.1.3 Quy trình tín dụng cho vay của ngân hàng Quy trình tín dụng là mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Thông thường gồm 5 bước: Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị và hồ sơ vay vốn - Giấy đề nghị vay vốn. - Hồ sơ pháp lý. - Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính. - Phương án sản xuất kinh doanh. - Các tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay. Bước 2: Phân tích tín dụng Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, ngân hàng sẽ tiên hành phân tích thẩm định hồ sơ để ra quyết định cho vay. Quy trình xét quyệt được xây dựng theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập để xác định rõ từ trách nhiệm của nhân viên tín dụng thẩm định, đến trách nhiệm của người lảnh đạo ra quyết định cho vay. Bước 3: Quyết định cấp tín dụng cho vay Sau khi hoàn tất khâu phân tích và thẩm định, ngân hàng quyết định cho vay thì hợp đồng tín dụng, thế chấp, cầm cố sẽ được ký giữa ngân hàng và khách hàng vay dựa trên các nội dung được thỏa thuận bao gồm: - Hạn mức tín dung là số tiền tối đa mà ngân hàng có thể cho khách hàng sử dụng trong một khoản thời gian nhất định. - Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn để khách hàng có thể sử dụng số tiền vay. Trang 5 - Lãi suất tín dụng là giá cả của quyền sử dụng vốn được ngân hàng thỏa thuận với khách hàng trên cơ sở quan hệ cung cầu vốn trên thị trường và phù hợp với qui định của pháp luật Bước 4: Giải ngân Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng thực hiện phát tiền vay cho khách hàng theo đúng tiến độ đã thỏa thuận trên hợp động và cách giải ngân có thể thực hiện theo các cách sau: - Phát vay bằng tiền mặt trực tiếp cho người vay. - Tiền vay được chuyển trực tiếp cho đối tác bán hàng của người đi vay. - Chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng. Bước 5: Giám sát, thu nợ gốc và lãi Kiểm tra giám sát là quá trình thưc hiện các bước công viêc theo dõi và đôn đốc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn. Theo như thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng thì khách hàng phải trả chủ động trả nợ gốc và lãi khi đến hạn, nếu đến hạn khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thì ngân hàng sẽ xử lý theo các cách sau: Nguyên nhân khách quan: người vay quá hạn tren 10 ngày (theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN) và có văn bản giải quyết đề nghị ngân hàng cơ cấu lại thời hạn (giãn nợ, gia hạn nợ) ngân hàng xem xét và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị của khách hàng. Nguyên nhân chủ quan: ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và theo dõi nợ nhóm 2 và tính lãi suất theo nợ quá hạn. - Tiền lãi vay được tiến hành thu hàng tháng hoặc thu một lần cùng với nợ gốc tùy theo thỏa thuận ban đầu giữa ngân hàng và khách hàng. Trường hợp cho vay theo hạn mức thì việc tính lãi và thu lãi được thực hiện hàng tháng, vào ngày cuối tháng, nếu khách hàng vay chưa trả được lãi khi đến hạn thì ngân hàng tính và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để thu dần, không nhập lãi vào nợ gốc. Bước 6: Thanh lý hợp đồng cho vay Khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi thì ngân hàng tiến hành tất toán khoản vay và đương nhiêu hợp đồng tín dụng hết hiệu lực, đồng thời ngân hàng tiến hành giả chấp cho khách hàng. Trang 6 2.1.2 Một số vấn đề chung về hoạt động cho vay ngắn hạn 2.1.2.1 Khái niệm. Theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hàng quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, cho vay được hiểu như sau: ” Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đố tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử sụng một khoản tiền đề sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” (Nguyễn Lê Ánh, 2008, p.3). Hoạt động cho vay của NHNN được dựa trên nguyên tắc hoàn trả và sự tin tưởng, theo đó người vay sẽ phải hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn thanh toán. Ngoài ra trước khi cho vay, ngân hàng phải có sự tin tưởng đối với người đi vay, tin tưởng rằng họ sẽ trả nợ. Trong quan hệ cho vay, không có sự vận động của quyền sở hữu mà chỉ có sự vận động của quyền sử dụng, cụ thể ngân hàng chỉ nhường quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. - Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay mà thời hạn cho vay đến 12 tháng nhắm giúp các khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân tăng cường vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Thông thường trong cho vay này việc giải ngân có thể thực hiện một lần và khách hàng được trả nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn. Nhưng trong cho vay trung và dài hạn, số tiền vay thường lớn nên được giải ngân nhiều lần phù hợp với tiến độ thi công của dự án. Cũng chính số tiền lớn nên khi trả nợ vay ngân hàng cũng không yêu cầu khách hàng hoàn trả lần mà có thể trả thành nhiều kỳ. Do đó trong cho vay trung và dài hạn thì thời hạn tín dụng được chia ra nhiều loại thời hạn. - Thời Gian giải ngân: là khoản thời gian tính tù khi khách hàng rút số tiền vay đầu tiên cho đến khi khách hàng rút đủ số tiền vay. - Thời gian ân hạn (nếu có): là khoản thời gian tính từ khi khách hàng rút đủ số tiền vay cho đến khi khi bắt đầu trả nợ số tiền đầu tiên. - Thời hạn trả nợ: là khoản thời gian tính từ khi khách hàng trả món nợ đầu tiên đến khi trả hết nợ cho ngân hàng (Thái Văn Đại, 2012. p 42). 2.1.2.2 Các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn Ngày nay sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phát triển rất đa dạng. Chính vì vậy đối với các hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của ngân hàng dành cho các doanh nghiệp Trang 7 cũng rất phong phú, sau đây là một số hình thức cấp tín dụng ngắn hạn phổ biến của ngân hàng thương mại. a) Nghiệp vụ cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.đặc điểm của phương thức cho vay này là mỗi lấn khách vay món nào là phải làm hổ sơ vay vốn món đó. Hình thức cho vay từng lần được áp dụng đối với những khách hàng sau: - Khách hàng cho nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc vay vốn theo thời vụ. - Cho vay vốn lưu động bù đáp những thiếu hụt tài chính tạm thời của các doanh nghiệp. b) Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức: theo phương thức này thì ngân hàng và khách sẽ xác định và thảo thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời gian nhất định. Đặc điểm của phương thức này là khách hàng chỉ cần lập một bộ hồ sơ vay vào đầu kế hoạch để có thể sử dụng cho nhiều món vay. Hình thức cho vay từng lần được áp dụng đối với những khách hàng sau: - Khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng. - Khách hàng có đặc điểm sản xuất kinh doanh thường xuyên và liên tục. c) Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức thấu chi: Nghiệp vụ thấu chi là hình thức mà NHTM thỏa thuận cho phép khách hàng được chi vượt quá số dư trên tài khoản tiền gửi một số tiền nhất định và trong một khoản thời gian nhất định. (Thái Văn Đại, 2012. p 66) Số tiền lãi mà khách hàng phải trả dựa vào lãi suất, thời gian thấu chi và số tiền thấu chi, cụ thể: Số tiền lãi phải trả= Lãi suất thấu chi x Thời gian thấu chi x số tiền Mục đích chủ yếu cho vay theo hạn mức thấu chi: - Nhằm đơn giản hóa thủ tục. - Tiết kiệm thời gian xét duyệt. - Cung cấp cho khách hàng một sản phẩm tiện ích. Hình thức cho vay từng lần được áp dụng đối với những khách hàng sau: - Khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên với ngân hàng. Trang 8 (2.1) - khách hàng có uy tín và có khả năng tài chính, được ngân hàng tín nhiệm ở mức độ nhất định. 2.1.2.3 Nhu cầu được cho vay Những nhu cầu được ngân hàng cho vay hay còn gọi đối tượng cho vay là những chi phí vốn cần thiết để cấu thành nên tài sản và các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nào đó.  Ngân hàng cho vay các nhu cầu sau: - Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiên các dịch vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát tiển.  Những nhu cầu không được cho vay: Tại khoản 2 điều 9 quyết định 1627 ngày 31/12.2001 của NHNN có quy định như sau: Tổ chức không được cho vay các nhu cầu sau: - Để mua sắm các tài sản và các chi phi hình thành nên tài sản mà phát luận cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi. - Để thanh toán các chi phi cho việc thực hiện các giao dịch mà phát luật cấm. - Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà phát luật cấm. Việc đảo nợ: đảo nợ là việc giải ngân một hợp đồng mới để trả nợ một hợp đồng cũ, hiện tượng đảo nợ hoàn toàn bị nghiêm cấm tại các tổ chức tín dụng theo quy chế cho vay vốn của ngân hàng nhà nước, và chỉ Chính Phủ mới được phép thực hiện nghiệp vụ này. 2.1.2.4 Nguyên tắc vay vốn Ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kỳ vọng những đồng vốn bỏ ra của chính mình sẽ mang lại hiệu quả cho cả người đi vay và chính bản thân ngân hàng. Chính vì vậy các ngân hàng bao giờ cũng đặt ra các nguyên tắc để bắt buộc khách hàng tuân thủ nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng theo kế hoạch được thỏa thuận với ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng đặt ra các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Trang 9 - Mang lại lợi ích hợp lý cho ngân hàng TMCP Công Thương và tuân thủ các quy định của pháp luật và NHNN liên quan đến hoạt động cho vay. 2.1.2.5 Điều kiện vay vốn Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với người vay để làm cơ sở xem xét, ra quyết định cho vay hay không cho vay, các khách hàng muốn được giải ngân phải đảm bảo các điều kiện sau. - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. Đối với khách hàng là pháp nhân là cá nhân Việt Nam. + Pháp nhân, cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật hành vi dân sự. Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quóc tich hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân Sự của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản luật của Việt Nam Quy định hoặc được điều ước quốc tế mà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết tham gia quy định. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có kế hoạch sản xuất, kinh doanh khả thi. - Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Các điều kiện cho vay có thể được từng ngân hàng cự thể hóa tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay. 2.1.2.6 Lãi suất cho vay Ngân hàng công bố lãi suất cho vay của cho khách hàng biết. Ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn. 2.1.2.7 Mức cho vay Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định về bảo đảm tiền vay của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay Trang 10 và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, nhưng không vượt quá mức qui định của Ngân hàng nhà nước. 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng Doanh số cho vay: là chỉ tiêu đánh giá tất cả các khoản cho tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một khoản thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi và chưa thu hồi. Doanh số thu nợ: là tất cả cá khoản thu nợ của ngân hàng đã thu về không phân việt thời gian cho vay Dư nợ: là chi phí phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà ngân hàng chưa thu hồi. Nợ quá hạn: là khoản vay mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng mà không có lý do chính đáng, khi đó ngân hàng sẽ chuyền từ nhóm nợ này sang nhóm nợ khác, nợ quá hạn được tinh từ nhóm 2 Tỷ lệ tăng trưởng (%) (Doanh số năm nay - Doanh số năm trước) Tỷ lệ tăng trưởng (%) = --------------------------------------------------x 100% Doanh số năm trước (2.2) Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng doanh số qua các năm để đánh giá khả năng tín dụng, cho vay, thu nợ ... tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kinh doanh chưa hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn (%) Dư nợ ngắn hạn Hiệu quả sử dụng vốn (%) = -------------------------------- x 100% Vốn huy động ngắn hạn (2.3) Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa. Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí. Trang 11 Số liệu dư nợ lớn hơn huy động là bình thường đối với chi nhánh vì chi nhánh còn huy động tiền từ hội sở chuyển xuống hoặc các chi nhánh khác chuyển sang. Vì vậy đánh giá chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng dư nợ/ Tổng vốn huy động của chi nhánh chỉ đúng ở mức độ tương đối. Về lý thuyết thì chỉ tiêu này không được lớn hơn 1, vì còn phải trích lập dự phòng, nhưng nếu phân tích ở 1 chi nhánh thì chỉ tiêu này đôi khi lớn hơn 1. Hệ số thu nợ ngắn hạn ( % ) Doanh số thu nợ ngắn hạn Hệ số thu nợ ( % ) = ---------------------------------- x 100% Doanh số cho vay ngắn hạn (2.4) Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ ngắn hạn của NH. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) Nợ quá hạn ngắn hạn Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = ------------------------------------ x 100 Dư nợ ngắn hạn (2.5) Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại. Tỷ lệ nợ xấu (%) Nợ xấu là các khoản tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc gốc hoặc lãi không thể thu hồi được. Ở Việt Nam nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo Quyết định 493/2005/NHNN. Nợ xấu ngắn hạn Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = ------------------------------------- x 100 Dư nợ ngắn hạn (2.6) Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn. Trang 12 Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại. Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) Doanh số thu nợ ngắn hạn Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) = -----------------------------------------Dư nợ ngắn hạn bình quân trong kỳ Trong đó: ( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ ) Dư nợ ngắn hạn bình quân trong kỳ = --------------------------------------2 (2.7) (2.8) Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Thông qua quan sát và tìm hiểu về tình hình hoạt động thưc tế của ngân hàng trong thời gian thực tập. Thu thập số liệu và tài liệu thông qua báo cáo như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng thuyết minh báo cáo tài chính của 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 do ngân hàng cung cấp. Tham khảo thêm tài liệu từ sách báo, các bài viết, luận văn trên internet. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu a) Đối với mục tiêu 1 Sử dụng phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở( chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ phân tích của các chỉ tiêu. Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. ΔF = F1 – F0 (2.8) Trong đó: ΔF: chênh lệch giữa hai kỳ phân tích F1: chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích F0: chỉ tiêu kinh tế kỳ gốc Trang 13 Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện tốc độ tăng trưởng hay thể hiện trên lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu. F1 – F0 ΔF (%) = x 100 (2.9) F0 Trong đó: ΔF: phần trăm gia tăng các chỉ tiêu phân tích F1: chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích F0: chỉ tiêu kinh tế kỳ gốc b) Đối với mục tiêu 2 Đề tài sử dụng phương pháp thống kê các bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, phương pháp tỷ số, phương pháp so sách các số liệu qua các năm để minh họa phân tích. c) Đối với mục tiêu 3 Thông qua kết quả phân tích mục tiêu 1 và 2 sẽ cho thấy được những tồn tại, nguyên nhân. Từ đó đề đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Trang 14 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ ngân hàng nhà nước Việt Nam và là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tên viết tắt : Vietinbank Địa chỉ : 108 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 043-9421030 Fax: 043-9421032 Website chính thức: www.vietinbank.vn Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở giao dịch, chi nhánh trên 1000 phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm. Bên cạng đó, Có 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm thẻ, Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thành viên nhiều hiệp hội như: Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp Hội ngân hàng Châu Á, Hiệp Hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ Visa, Master quốc tế, và là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.  Một số mốc lịch sử của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Ngày 26/03/1988: Thành lập Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam (theo nghị định số 53/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng). Ngày 14/11/1990: chuyển ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam thành ngân hàng Công thương Việt Nam ( theo Quyết định số 407/CT của HĐBT) Trang 15 Ngày 27/03/1993: Thành lập ngân hàng nhà nước có tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam ( Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam) Ngày 21/09/1996 Thành lập lại Ngân hàng Công Thương Việt Nam, (Theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam) Ngày 14/05/2008: Ngân hàng Công Thương Việt Nam đổi tên thương hiệu từ INCOMBANK sang thương hiệu mới VIETINBANK. Ngày 31/07/2008: Ngân hàng Công Thương Việt Nam đón nhận ”chứng chỉ ISO 9001-2000”. Ngày 08/07/2009: công bố đổi tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam (theo giấy phép thành lập và hoạt động của thống đốc NHNN Việt Nam số 142/GP–NHNN,ngày 03/07/2009). Ngày 20/07/2009: Quyết định chuyển đổi, thay đổi tên Sở giao dịch, chi nhánh, Văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam theo Quyết định số 117/BB-HĐQT-2009 của chủ tịch HĐQH Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. (Nguyễn Thị Thúy Huỳnh, 2012, p31 - 32) 3.1.2 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Cùng với yêu cầu đổi mới kinh tế, đồng thời nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã đặt chi nhánh ở hầu hết các tỉnh (thành phố) trên cả nước để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của từng vùng, từng địa phương. Ngân hàng TMCP Công thương Viêt Nam chi nhánh Cần Thơ có tiền thân là ngân hàng khu vực Tỉnh Cần Thơ thuộc Ngân hàng Nhà nước, trụ sở ban đầu đặt tại số 39-40 Ngô Quyền tỉnh Cần Thơ. Đến 10/07/1988, ngân hàng Công Thương tỉnh Cần Thơ được chính thức thành lập theo nghị định 53 của chính phủ và có trụ sở tại số 09 đường Phan Đình Phùng, tỉnh Cần Thơ. Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Tên tiếng anh: Vietnam Joint stock Bank for Industry and Trade–cantho branch. Tên viết tắt: vietinbank Cantho. Địa chỉ: Số 09 đường Phan Đình Phùng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là một ngân hàng chuyên nghiệp, phục vụ hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cho vay, là một Trang 16 chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam, hoạt động dựa vào nguốn vốn tại chỗ và nguồn vốn điều hòa từ NHCT Việt Nam, Ngân hàng hoạt động với phương châm ”Phát triển – an toàn – hiệu quả” với mục tiêu chiếc lược là ” Vì sự thành đạt cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp” đã và đang da dạng hóa các dịch vụ kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả. 3.2 CƠ CẤU QUẢN LÝ, TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cần Thơ gồm: Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc Các phòng ban: gồm 8 phòng ban tại chi nhánh. Các phòng giao dịch: gồm 8 phòng giao dịch. BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG GIAO DỊCH CÁC PHÒNG BAN P. Kế Toán PGD Ninh kiều P. Tiền tệ kho quỹ PGD Phong Điền P. Khách hàng DN PGD Thắng Lợi P. Khách hàng bán lẻ PGD Nguyễn Trãi P.Tổ chức hành chánh PGD Cái Răng P. Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ PGD Thốt Nốt P. Quản lý Tổng hợp PGD An Thới Tổ Thông tin điện toán PGD Quang Trung Nguồn: Phòng kế toán – Ngân hàng TMCP Công Thương CN Cần Thơ Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ Trang 17 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận a) Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc Giám đốc: do Tổng giám đốc NHCT Việt Nam bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chung, ra quyết định điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, có quyền tổ chức, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên của đơn vị. Đồng thời tiếp nhận thông tin từ hộ sở chính và chi nhánh cấp dưới để hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng. Phó giám đốc: có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công, giải quyết những vấn đề nảy sinh của chi nhánh mà giám đốc giao phó, thay mặt giám đốc giải quyết công viêc khi giám đốc đi vắng. b) Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Phòng kế toán: thưc hiện việc giao dịch trực tiếp với khách hàng, liên quan đến công tác tài chính, chi tiêu nội bô, cung cấp các nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dich viên theo đúng quy định của nhà nước và của ngân hàng công thương Việt Nam, Thực hiện nghiệp vụ tu vấn cho khách hàng về sử dụng sản phẩm của ngân hàng. Phòng tiền tệ kho quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, quản ký tiền mặt theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dich trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp. Phòng khách hàng doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác nguồn vốn. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan về tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng Công Thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch dụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. Phòng khách hàng bán lẻ: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là khách hàng cá nhân. Phòng tổ chức hàng chánh: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và ngân Trang 18 hàng Công Thương Việt Nam, thực hiện công tác quản lý và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, công tác bảo vệ, an ninh cho chi nhánh. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: chịu trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của chi nhánh nhằm đảm bảo các nguyên tắc, chế độ, quy định một cách trung thực đúng đắn ngăn ngừa các sai phạm có thể xảy ra, kip thời phát hiện những sai sót để có hướng đề ra giải pháp điểu chỉnh, khắc phục nhanh chóng. Phòng quản lý tổng hợp: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, quản lý giảm sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng, thực hiện quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Tổ thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tín của chi nhánh (Nguyễn Thị Thúy Huỳnh, 2012.p33-34). 3.3 CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CHI NHÁNH Trải qua hơn 25 năm hoạt động, chi nhánh đã tự khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Hiện nay, ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cần Thơ đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm, đẩy mạnh cho vay khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Vì vậy, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã tạo được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng, đồng thời chi nhánh cũng luôn ý thức rằng: được khách hàng tín nhiệm là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.  Huy động vốn Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bàng VND và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhận tiền gửi tiết kiệm với các hình thức phong phú và hấp dẫn.... Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu  Nghiệp vụ cho vay Cho vay, đầu tư Cho vay ngắn hạn bàng VND và ngoại tệ Cho vay trung hạn, dài hạn bằng VND và Ngoại tệ Tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất Trang 19 Thấu chi, cho vay tiêu dùng. Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế. Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.  Bảo lãnh Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế) Bảo lãnh dự thầu. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bảo lãnh thanh toán.  Thanh toán và tài trợ thương mại Phát hàng thanh toán thư tín dựng nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Chuyển tiền trong nước và quốc tế. Chuyển tiền nhanh Western Union. Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc. Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. Chi trả kiều hối.....  Ngân quỹ Mua, bán ngoại tệ Mua bán các chứng từ có giá Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.  Thẻ và ngân hàng điện tử Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD....) Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking  Hoạt động khác Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ Tư vấn đầu tư và tài chính, cho thuê tài chính Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán Trang 20 Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. Ngoài ra, để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời đạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ luôn có tầm nhìn chiếc lược trong đầu từ và phát trển, tập trung ở 3 lĩnh vực:  Phát triển nguồn nhân lực  Phát triển công nghệ  Phát triển kênh phân phối 3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có.  Giai đoạn 2010, 2011, 2012  Thu nhập Thu nhập Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Cần Thơ có sự tăng trưởng, năm 2011 thu nhập tăng vượt bật từ 271.030 triệu đồng lên 772.089 triệu đồng tăng 501.059 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng thu nhập 184,87% tăng gần gấp 2 lần so với 2010. Đến năm 2012 thì có sự sụt giảm còn 697.562 triệu đồng giảm 74.527 triệu đồng , tốc độ giảm 10,68 % so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2011 là nguồn vốn hoạt động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng tăng 12% so với 2010, tạo điều kiện cho chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực chế biến nuôi trồng thủy sản tăng gấp đôi so với 2010, thu nhập từ lãi tăng 188% so với 2010, tín dụng tăng trưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước do đó thu nhập của chi nhánh tăng lên, sang năm 2012 thì thị trường tín dụng ngân hàng bước vào giai đoạn khó khăn với các chính sách của chính phủ trong việc giảm lãi suất huy động và cho vay với trần lãi suất huy động 8% và cho vay 12%, làm cho thu nhập từ lãi giảm 10% so với 2011, chính sách quản lý vàng có nhiều biến động gây bất ổn trên thị thường làm cho ngân hàng giảm đi thu nhập do phần nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao. Trang 21 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2012/2011 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối (74.527) (10,68) Thu nhập 271.030 772.089 697.562 501.059 184,87 TN từ lãi 263.343 739.919 680.604 496.576 188,57 7.687 12.170 16.956 4.483 58,32 4.788 39,34 Chi phí 232.175 703.221 674.585 380.046 117,60 (28.636) (4,07) CP từ lãi 221.138 685.547 654.797 464.409 210,01 30.750 (4,49) CP ngoài lãi 11.037 17.674 19.788 6.637 60,13 2.114 11,96 Lợi nhuận 38.855 68.868 22.977 30.013 77,24 (45.891) (66,6) TN ngoài lãi (79.315) (10,44) Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank CN Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012  Chi phí Chi phi thì chi nhánh đẩy mạnh có hoạt động tín dụng để đáp ứng nhu cầu cho vay các thành phần kinh tế, chi nhánh đã thực hiện nhiều hình thức huy động, nâng cấp các điểm giao dịch như phòng giao dịch Phong Điền xây dựng mới, nâng cấp phòng giao dịch Cái Răng, tăng cường các thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ - công nhân viên nên kéo theo đó chi phí của có sự gia tăng nhảy vọt chi phí năm 2010 là 232.175 triệu đồng đến năm 2011 là 703.221 triệu đồng tăng 380.046 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng 117,60 % so với năm 2010, sang năm 2012 có 674.585 triệu đồng giảm 28.636 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ giảm 4%.. Ngoài ra trong năm 2011 nghiệp vụ huy động vốn hoạt động hiệu quả để phuc vụ cho vay nên chi phí từ lãi tăng lên hơn 200% so với 2011.  Lợi nhuận Lợi nhuận của chi nhánh 3 năm vừa qua đều đạt mức độ an toàn và ổn định. Cụ thể, năm 2010 đạt 38.855 triệu đồng đến năm 2011 đạt 68.868 triệu đồng tăng 77% so với năm 2010, đây là mức tăng rất lớn nguyên nhân giúp cho lợi nhuận của ngân hàng tăng nhanh là do nền kinh tế cơ bản đã thoát khỏi nguy cơ tái khủng hoảng tài chính, chặn được đà suy giảm kinh tế. Sang năm 2012 lợi nhuận đạt 22.977 triệu đồng giảm 45.891 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ giảm 66 % .Nguyên nhân do môi trường kinh doanh chung đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, khách hàng vay vốn ngân hàng Trang 22 mất khả năng thoanh toán nợ làm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao, tăng trưởng tín dụng thấp so với mục tiêu Vietinbank đề ra.  Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 Năm 2011 kết thúc với áp lực phải tái cơ cấu, cải tổ mạnh mẽ được đặt ra cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo đó, năm 2012 được mở ra với khá nhiều thách thức cho các ngân hàng về các vấn đề như xử lý nợ xấu, khó khăn đến từ chính sách tiền tệ chặt chẽ và quy mô tăng trưởng tín dụng hạn hẹp, thực hiện giảm mạnh lãi suất cho vay giúp cho doanh nghiệp có khả năng tiếp cận các nguồn vốn tốt hơn các khoản tín dụng với chi phí hợp lý và đưa ra các gói tín dụng ưu đãi, việc giảm lãi suất cho vay đã khiến chênh lệch lãi suất đầu ra – vào của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh cần Thơ giảm đáng kể. Sang năm 2013 hệ thống các tổ chức tín dụng đã có những nhìn nhận thận trọng hơn đối với điều kiện kinh doanh chung của nền kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của đơn vị trong năm 2013 và hy vọng vào sự cải thiện dần dần hơn là những thay đổi mang tính đột phá. Bảng 3.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 Chỉ Tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tuyệt đối Số tương đối Thu nhập 385.974 438.851 52.877 13,70 Thu nhập từ lãi 375.284 424.623 49.339 13,15 10.690 14.228 3.538 33,10 Chi phí 373.676 424.813 51.137 13,68 Chi phí từ lãi 362.684 411.709 49.025 13,52 Chi phí ngoài lãi 10.992 13.104 2.112 19,21 Lợi nhuận 12.298 14.038 1.740 14,15 Thu nhập ngoài lãi Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Sang 6 tháng đầu năm 2013 với điều kiện kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng đều biến động, nhưng nhờ các chính sách hổ trợ của nhà nước nên nền kinh tế cũng có nhiều khởi sắc, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng đạt được kết quả khả quan. Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cần Thơ kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2013 mang lại lợi nhuận tăng trưởng 14% so với cùng kỳ 2012. Nhìn chung, kết quả hoạt động của chi nhánh qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đều mang lại lợi nhuận. Điều đó, cho thấy ngân hàng hoạt động Trang 23 có hiệu quả uy tín không ngừng được nâng cao là nơi đáng tin cậy để khách hàng gửi tiền và vay tiền, điều này phát huy đúng phương châm hoạt động của ngân hàng là ” phát triển an toàn – nhanh chóng bền vững – uy tín làm đầu”. Tuy nhiên ngân hàng cần phải phấn đấu hơn nữa trong mọi hoạt động, phải biết tiếp tục phát huy những mặt mạnh, hạn chế rủi ro để ngân hàng kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn, giữ vững được thị trường và phuc vụ ngày càng tốt hơn góp phần vào sự nghiệp phát triển của TP Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung. Năm 2013 với việc tiếp bước những khó khăn còn tồn tại, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ luôn chủ động tích cực triển khai, phát triển hoạt động kinh doanh, thực hiện có kết quả các chủ trương phát triển kinh tế của chính phủ, NHNN, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh huy động và khai thác các nguồn vốn trong nước và quốc tế để phuc vụ nhu cầu vốn của nền kinh tế, còn nhiều cơ hội dành cho những ngân hàng có tiềm lực tài chính và nhận thức rõ được vị thế của mình trong hệ thống tài chính ngân hàng cũng trong như nền kinh tế, ngân hàng cần nổ lực hơn trong hoạt động tín dụng để lợi nhuận đạt được luôn có sự tăng trưởng và an toàn. 3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG 3.5.1 Thuận lợi Được sự quan tâm hỗ trợ của ngân hàng TMCP Việt Nam, sự quan tâm của Thành Uỷ - UBND Thành Phố, NHNN thành phố và các sở ban ngành đã hỗ trợ nhiệt tình giúp chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong quá trình hoạt động. Trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng từ các năm trước đã tạo điều kiện cho chi nhánh định hướng đầu tư ngay từ đầu năm đã giúp phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho nền kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ phối hợp cùng chính quyền và các đoàn thể đã tạo được sự đoàn kết nhất trí trong toàn thể cán bộ - công nhân viên góp phần đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả. Chi nhánh có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình tạo mọi điều kiện phục vụ tốt cho khách hàng. Một bộ phận khách hàng của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là khách hàng truyền thống có uy tín, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và gắn bó với chi nhánh. 3.5.2 Khó khăn Nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao nhưng khách hàng không có đủ tài sản thế chấp, không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế không hợp pháp, hợp lệ do đó đã hạn chế việc đầu tư vốn của ngân hàng. Trang 24 Việc xử lý nợ tồn đọng và nợ quá hạn cần thiết phải kết hợp nhiều biện pháp, trong đó việc định giá và bán công khai tài sản thế chấp để thu hồi nợ là việc làm cần thiết, trong khi cơ quan thi hành án đang quá tải về khối lượng công việc, từ đó đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc bán tài sản thế chấp để thu nợ quá hạn. Ngân hàng đang đối mặt với những khó khăn trong huy động và cho vay, dẫn đến khó đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. về huy động vốn, với trên 80% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn. Sự mất cân đối kỳ hạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, do hàng tồn kho lớn, sản xuất của các khách hàng đang suy giảm nghiêm trọng, các ngân hàng khó khăn trong thu nợ, nợ xấu có xu hướng tăng cao. Một số lĩnh vực cho vay cần ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn do khách hàng vay không đủ điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay vì không có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả không có hoặc không đủ tài sản bảo đảm, tình hình tài chính không minh bạch, nợ xấu phát sinh do không tiêu thụ được sản phẩm... 3.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2013 Trong năm 2012, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng an toàn, ổn định, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, phát huy vai trò là NHTM Nhà nước lớn, chủ lực của nền kinh tế. Đến 31/12, tổng tài sản của VietinBank (riêng lẻ) đạt trên 505 ngàn tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm trước; dư nợ tín dụng tăng 13,3%; nguồn vốn tăng 9,4%; lợi nhuận trước thuế trên 8.213 tỷ đồng; cổ tức chi trả 16%; ROE đạt 19,8%, ROA đạt 1,6%; nợ xấu 1,35%/tổng dư nợ. VietinBank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận của toàn ngành ngân hàng. VietinBank đã nỗ lực toàn diện, chung sức chung lòng, đoàn kết thống nhất để triển khai các giải pháp có hiệu quả để đạt các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đều tăng trưởng, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả. VietinBank đã đổi mới sâu rộng về cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành, quản lý rủi ro; đầu tư nguồn nhân lực, hạ tầng CNTT và xây dựng thương hiệu VietinBank ngày càng lớn mạnh. Điều kiện làm việc đời sống của trên 19.000 người lao động, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội được quan tâm và giữ vững. VietinBank vẫn phát huy truyền thống là doanh nghiệp tiên phong đi đầu đóng góp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Năm 2013, VietinBank tiếp tục bám sát chủ trương NHNN, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng hoạt động kinh doanh: tổng tài sản tăng 15-20%, nguồn vốn huy động tăng 15-20%, dư nợ tín dụng và đầu tư tăng 15-20%, nợ xấu < 3%, lợi nhuận trước thuế tăng 10-15%, Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia; Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại; Nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh; Đổi mới, nâng cấp mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn Trang 25 mực Quốc tế. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; Đổi mới và nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II;... đảm bảo hoạt động của VietinBank tăng trưởng an toàn, hiệu quả, bền vững đồng thời thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm của VietinBank với cộng đồng (BCTN, 2012, p.10). Để đạt được những mục tiêu này đỏi hỏi sự phấn đấu hết mình từ nhiều phía trong đó có VietinBank Cần Thơ Ngân hàng TMCP Công Thương Viêt Nam chi nhánh Cần Thơ tiếp tục thực hiện phương châm “Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại”, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ luôn luôn nắm vững mục tiêu phấn đấu, xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2013 như sau: - Nguồn vốn huy động tăng 20% trong năm 2013. - Tổng dư nợ cho vay và đầu tư kinh doanh khác tăng trưởng 15%. - Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ đến cuối năm 2013 dưới 0,02%. - Tỷ trọng cho vay ngắn hạn / tổng dư nợ tối đa 15%. - Lợi nhuận kinh doanh đạt 39.000 triệu đồng. - Tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng, đảm bảo nợ xấu chiếm dưới 3% - Trích dự phòng rủi ro trong năm 2013 là dưới 4.000 triệu đồng Trong 6 tháng đầu năm 2013 với sự phấn đấu hết mình của toàn thể nhân viên Vietinbank nói chung trong đó có Vietinbank chi nhánh Cần Thơ nói riêng đã đạt được những kết quả khả quan luôn ổn định được mức tăng trưởng, thực hiến đúng theo các chính sách của chính phủ, NHNN, với việc hổ trợ giải quyết những khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, xử lý nợ đọng, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm, giảm tỷ lệ hàng tồn kho, đưa vốn tín dụng ngân hàng tới các lĩnh vực được ưu tiên nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng của nền kinh tế… hỗ trợ thị trường góp phần ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, điều hành lãi suất huy động và cho vay, xử lý nợ xấu theo chủ trương của Chính phủ. Trong 6 tháng cuối năm 2013, các đơn vị trong toàn Vietinbank tiếp tục nỗ lực phấn đấu, hỗ trợ thị trường vượt qua khó khăn trong sản xuất và kinh doanh, góp phần cho việc tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn hệ thống, tích cực hơn nữa vào việc hoàn thành nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước giao phó. Trang 26 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN 4.1.1 Tình hình huy động vốn Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Nếu như vấn đề hàng ngày của khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hàng ngày của khối ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho các thành phần trong nền kinh tế. Thực hiện vay trò là trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn. Luật các tổ chức tín dụng có quy định ”ngân hàng được nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân và cá tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn và cá loại giấy tờ có giá và các loại tiền gửi khác”. Tóm lại nguồn vốn huy động từ tiền gửi với các ngân hàng có ý nghĩa rất lớn trong viêc lập nguồn vốn kinh doanh, tận dụng được nguồn vốn giá rẻ để cho vay và đầu tư. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thế nên nguồn vốn hoạt động chủ yếu có vốn điều chuyển từ hội sở và vốn huy động tại chỗ. Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi Trang 27 nhánh tạo ra lợi nhuận chi nhánh. Do đó chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn trong và ngoài TP.Cần Thơ nhằm tạo nguồn tín dụng để cho vay và đầu tư đối với nền kinh tế. Vốn điều chuyển Vốn huy động 3,000,000 Triệu đồng 2,500,000 2,000,000 1,500,000 1,000,000 500,000 0 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Qua hình 4.1 và bảng 4.1 cho thấy tổng nguồn vốn qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng có biến động nhẹ, năm 2011 đạt 2.619.714 triệu đồng tăng 6% so với năm 2010, sang 2012 nguồn vốn giảm 2% so với năm 2011 sự dao động này là do sự kết hợp của vốn điều chuyển và vốn huy động. Vốn điều chuyển từ hội sở Vietinbank đến Vietinbank chi nhánh Cần thơ qua 3 năm 2010 – 2012 luôn giảm từ 494.912 triệu đồng xuống còn 271.730 tương đương giảm từ 19% so với năm 2010, 32% so với năm 2011, sang 6 tháng 2013 thì nguồn vốn điều chuyển được hộ sở chuyển về tăng hơn 10% so với 6 tháng đầu năm 2012. Vì trong 6 tháng 2013 tuy nguồn vốn huy động của chi nhánh Cần Thơ có tăng nhưng chưa đáp đúng được nhu cầu nguồn vốn của người đi vay nên Vietinbank chi nhánh Cần Thơ cần thêm vốn điều chuyển từ hội sở để phục vụ cho hoạt động cũng như cho vay của chi nhánh. Vốn huy động qua 3 năm 2010 – 2012 đều tăng, năm 2011 vốn huy động đạt 2.220.097 triệu đồng tăng 240.451 triệu đồng so cùng kỳ 2010, tốc độ tăng 12,15%; đến năm 2012 vốn huy động đạt 2.289.406 triệu đồng tăng 69.309 triệu đồng, tốc độ tăng 3,12% so với 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 kết quả huy động khả quan hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 có sự tăng trưởng vốn huy động hơn 7 %. Trang 28 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Vốn điều chuyển 2010 2011 2012 6 tháng đâu năm 2012 6 tháng đâu năm 2013 2011/2010 Tuyệt đối Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012/2011 Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 252.066 279.175 (95.295) (19,3) (124.887) (31,2) 27.109 11,0 2.220.097 2.289.406 2.083.980 2.236.732 240.451 12,15 69.309 3,12 152.752 7,33 1.032.677 1.078.501 1.157.760 867.380 968.013 45.824 4,4 79.259 7,3 28.603 46,14 TGTK 889.560 1.112.029 1.033.611 1.154.610 1.178.126 222.469 25,0 (78.418) (7,1) 23.516 2,04 Công cụ nợ 57.409 29.567 61.990 90.593 (27.842) (49,0) 68.468 231,5 28.603 46,14 2.474.558 2.619.714 2.564.136 2.336.046 2.515.907 145.156 6,0 (55.578) (2,0) 152.752 7,33 494.912 399.617 1.979.646 TG DN Vốn huy động Tổng Nguồn Vốn 274.730 98.035 Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Trang 29  Tiền gửi từ doanh nghiệp Năm 2011 tiền gửi từ khối doanh nghiệp là 1.078.501 triệu đồng tăng 45.824 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 4,4% so với cùng kỳ 2010, đến năm 2012 đạt 1.157.760 triệu đồng tăng 79.259 triệu đồng so với 2011, tốc độ tăng huy động 7,3%. Sang 6 tháng đầu năm 2013 nguồn huy động từ doanh nghiệp tăng 46% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động của khối doanh nghiêp trong 3 năm đều tăng, do ngân hàng thực hiện nhiều chương trình huy động hấp dẫn thu hút được lượng tiền nhàn rổi trong doanh nghiệp với lãi suất huy động phù hợp.  Tiền gửi tiết kiệm Đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền chủ yếu là các tầng lớp dân cư ở cần thơ, họ gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi và nhận được những tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm đạt 1.112.029 triệu đồng tăng 222.469 triệu đồng so với cung kỳ, tốc độ tăng 25% so với 2010. Đến năm 2012 đạt 1.033.611 triệu đồng giảm 7 % so với 2011. Nguyên nhân của sự biến đổi này là năm 2011 chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ vừa thu hút được khách hàng mới gửi tiền tại chi nhánh nên số dư của tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Ngoài ra với yếu tố lãi suất huy động cao vượt bật trong năm 2011 làm cho huy động tăng lên. Sang năm 2012 với sự biến động của chính sách trần lãi suất huy động từ 14%/năm từ đầu năm giảm xuống còn 8% vào cuối năm các tầng lớp dân cư đã chuyển đổi hình thức tích lũy từ gửi ngân hàng sang các hình thức đầu tư sinh lãi hay tiết kiệm khác chủ yếu là vàng, ngoại tệ, tạo cho chi nhánh phải đứng trước nhiều thách thức trong việc phát triển loại hình huy động tiết kiệm lãi suất thấp mà thu lại lợi nhuận cao cho chi nhánh trong công tác huy động vốn. Trong 6 tháng đầu năm 2013 với chính sách thắt chặt lãi suất khiến lãi suất huy động giảm xuống chỉ ở mức 6.5% - 8%/năm làm cho các tầng lớp dân cư không còn mặn mà với ngân hàng họ chuyển đổi sang hình thức đầu tư khác mang lại lợi nhuận hơn hơn từ gửi tiết kiệm cho nên loại hình huy động này chỉ tăng 2% so với 6 tháng đầu năm 2012.  Các công cụ nợ Huy động vốn bằng các loại giấy tờ có giá chủ yếu là kỳ phiếu trái phiếu, ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn lớn và ổn định vào ngân hàng trong một thời gian ngắn, vì không thể sử dụng nguồn vốn để đầu tư đặc biệt là đầu tư trung và dài hạn thì ngân hàng không thể dựa vào nguồn vốn tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình. Đối với ngân hàng nguồn vốn có được từ việc phát hành các giấy tờ có giá là rất ổn định nhưng ngân hàng cần phải trả một mức lãi suất lớn hơn nhiều và ngân hàng chỉ phát hành các loại giấy tờ khi có kế hoạch về nguồn vốn cụ thể. Ngoài 2 hình thức huy động từ doanh nghiệp và tiển gửi tiết kiệm thì vốn huy động từ phát hành các công cụ nợ, giấy tờ có giá như: kỳ phiếu, trái phiếu, cũng đóng một phần tương đối trong công tác huy động vốn chiếm tỷ trọng tương đối từ 2% đến 4% trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại Vietinbank Cần Thơ. Trang 30 Vietinbank chi nhánh Cần Thơ phát hành giấy tờ có giá chủ yếu dưới dạng kỳ phiếu ngắn hạn, năm 2010 kỳ phiếu ngắn hạn là 57.409 triệu đồng sang 2011 là 29.567 triệu đồng giảm 49% so với cùng kỳ, đến năm 2012 đạt 98.035 triệu đồng tăng 68.468 triệu đồng tốc độ tăng 231,5 % so với 2011. Sự sụt giảm năm 2011 là do nhu cầu huy động của ngân hàng đối với nguồn vốn này không cao do nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng hơn 25%. Đến năm 2012 thi trường huy động vốn trở nên khó khăn hơn khi mặt bằng lãi suất giảm mạnh, sự tăng trưởng trong loại hình huy động ổn định nhu tiền gửi tiết kiệm không cao nên chi nhánh quyết định phát hành lớn một lượng trái phiếu thu lại nguồn vốn huy động trên 98.035 triệu động, với sự huy động này ngân hàng phải chịu một mức chi phí cao để trả lãi cho những người mua trái phiếu so với các hình thức huy động khác và làm giảm một phần nhỏ lợi nhuận của chi nhánh, tiếp bước sự tăng trưởn năm 2012 sang 6 tháng 2013 thì nguồn vốn huy động từ kỳ phiếu ngắn hạn lại tiếp tục tăng 46% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Tóm lại, để đạt được kết quả như trên thì trong thời gian qua chi nhánh đã cố gắn nâng cao nghiệp vụ trong huy động vốn, thông qua việc thường xuyên quảng bá, đa dạng hoá nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đổi mới phong cách phục vụ lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, tạo được uy tín đối với khách hàng, khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Ngoài ra với sự kiện Vietinbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam nhận giải thưởng ngôi sao quốc tế về chất lượng năm 2010 càng khẳng định vị thế của Vietinbank nói chung, Vietinbank Cần Thơ nói riêng bước thêm lên một vị trí mới nâng cao uy tín đối với khách hàng, vì vậy hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cần Thơ không ngừng tăng lên 4.1.2 Tình hình sử dụng vốn Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại phần lãi tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. khu vực cho vay ngắn hạn nhường chổ cho thị trương tài chính- tiền tệ cung ứng. ngược lại ở hầu hết các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn Trong công tác huy động vốn đã khó mà sử dụng vốn làm sao cho hiệu quả đem lại lợi nhuận cho ngân hàng thì càng khó hơn. Chính vì điều đó, đòi hỏi cán bộ Trang 31 tín dụng của ngân hàng phải có trình độ năng lực chuyên môn cao trong công tác, tìm kiếm khách hàng để cho vay, thẩm định tín dự án. Bên canh việc gia tăng nguồn vốn huy động qua các năm thì hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh ngày càng cũng được nâng cao, đáp ứng khá sâu rộng nhu cầu vốn cho tất cả các thành phần kinh tế và dân cư trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Qua bảng 4.2 cho thấy tình hình sử dụng vốn của ngân hàng qua 3 năm 20102012 và 6 tháng đầu năm 2013 đều mang lại lợi nhuận, doanh số cho vay, doanh sô thu nơ, dư nơ cũng tăng nhưng nợ quá hạn tăng là một điều đáng lo cho ngân hàng vì phải trích lập dự phòng cho các nhóm nợ quá hạn.  Doanh số cho vay Doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm đều tăng, nếu như năm 2010 doanh số cho vay đạt 6.111.874 triệu đồng thì sang năm 2011 doanh số cho vay là 8.376.707 triệu đồng tăng 2.264.833 triệu đồng, tốc độ tăng hơn 37% so với 2010, sụ tăng nhanh về doanh số cho vay do có sự chuyển đổi trong nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, cho vay DNNN lại tăng gấp 3 lần và ngoài quốc doanh lại giảm gần 14% so với 2010, tới năm 2012 doanh số cho vay lại tăng thêm 7% so với 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 nền kinh tế đã có bước chuyển bước tốt theo sự nhìn nhận của các nhà kinh tế, hoạt động tín dụng của ngân hàng có sự sôi động trở lại, doanh số cho vay tăng 13% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012  Doanh số thu nợ Nếu chỉ có doanh số cho vay tăng lên mà ngân hàng không thu hồi được nợ thì hoạt động cho vay cũng không xem là có hiệu quả. Vietinbank chi nhánh Cần Thơ đã phối hợp và thực hiện rất tốt giữa công tác cho vay và quản lý thu hộ nợ, điều này thể hiện qua doanh số thu nợ tăng nhanh qua các năm. Năm 2011 doanh số thu nợ đạt 7.917.143 triệu đồng tăng 2.816.616 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng hơn 55%; đến năm 2012 đạt 8.681.907 triệu đồng tăng 764.764 triệu đồng, tốc độ tăng hơn 9% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doang số tăng lên 1,35 so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhìn chung, trong doanh số thu nợ của DNNN và ngoài quốc doanh thì năm 2011 là tăng trưởng những sang năm 2012 thì sự tăng trưởng nhẹ, nguyên nhân là doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tăng (giảm) nên doanh số thu nợ tỷ lệ thuận để đảm bảo công tác thu hồi vốn cho vay, tốc độ tăng của doanh số thu nợ luôn bám sát tốc độ tăng của doanh số cho vay trong tương lai ngân hàng cần cố gắn duy trì tốc độ này và nếu có thể phải tăng tốc độ thu nợ hơn nữa.  Dư nợ Năm 2011 doanh số dư nợ đạt 2.713.981 triệu đồng tăng 459.564 triệu đồng tốc độ tăng hơn 20% so với năm 2010. cuối năm 2012 doanh số dư nợ đạt 2.466.717 triệu đồng giảm 247.264 triệu đồng giảm là hơn 9% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số dư nợ tăng 10% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sự tăng trưởng này tương ứng theo doanh số cho vay và thu nợ của chi nhánh Trang 32 Bảng 4.2 : Tình hình sử dụng vốn tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu DS cho vay 2010 2011 6 tháng đầu năm 2012 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 6.111.874 8.376.707 8.434.642 4.034.102 4.573.657 2.264.833 37,1 57.935 6,9 539.555 13,37 958.921 3.937.909 2.625.891 1.217.948 1.496.649 2.978.988 311,0 (1.312.018) (33,3) 278.701 22,8 DN ngoài QD 5.152.953 4.438.798 5.808.751 2.816.154 3.077.008 (714.155) 13,9 1.369.953 30,86 260.854 9,26 DS Thu Nợ 5.100.527 7.917.143 8.681.907 4.516.169 4.578.387 2.816.616 55,22 764.764 9,66 62.218 1,38 607.671 3.434.363 2.895.780 1.323.288 1.364.095 2.826.692 465,2 (538.583) (15,7) 40.807 3,08 DN ngoài QD 4.492.856 4.482.780 5.786.127 3.192.881 3.214.292 (10.076) 2,24 1.303.347 29,08 22.411 0,7 Dư Nợ 2.254.417 2.713.981 2.466.717 2.231.914 2.461.986 459.564 20,39 (247.264) (9,1) 230.072 10,31 DNNN 464.998 968.544 698.665 491.141 699.884 503.546 108,29 (269.879) 27,86 208.743 42,5 1.879.419 1.745.437 1.768.062 1.740.773 1.762.102 (133.982) (7,13) 22.625 1,29 21.329 1,23 654 954 4.546 2.863 3.952 300 45,8 3.592 376,5 1.089 38,04 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 654 954 4.546 2.863 3.952 300 300 3.592 376,5 1.089 38,04 DNNN DNNN DN ngoài QD Nợ quá hạn DNNN DN ngoài QD Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Trang 33  Nợ quá hạn Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng nhìn chung có xu hướng tăng, so với năm 2010 nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 654 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 954 triệu đồng tăng hơn 45%, năm 2012 nợ quá hạn là 4.546 triệu đồng tăng 380%, tăng gấp 3 lần cho với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ quá hạn tăng hơn 35% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Nợ quá hạn tăng nhanh là do các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, lượng hàng tồn kho nhiều, nuôi trồng kém hiệu quả, lĩnh vực thủy sản được mùa mất giá, mặt khác do nền kinh tế gặp khó khăn chung do cuộc khủng hoảng và lạm phát tăng nhanh nên khách hàng mất khả năng thanh toán nợ đúng hạn, mặc dù ngân hàng đã có chính sách tăng cường đội ngũ theo dõi khuyến khích khách hàng thanh toán nợ đúng hạn nhưng mà nợ quá hạn cũng tiếp tục tăng. 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN 4.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trử, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư. Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trơ nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. khu vực cho vay ngắn hạn nhường chổ cho thị trương tài chính tiền tệ cung ứng. ngược lại ở hầu hết các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn trong đó có những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng lạm phát.... Nguồn vốn để cho vay của Vietinbank chi nhánh Cần Thơ chủ yếu từ huy động ngắn hạn, hơn nữa TP Cần thơ là thành phố đang trên đà phát triển, đa dạng các ngành nghề lĩnh vực nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn, nhu cầu mua sắm, nông nghiệp nên việc cho vay của ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trên 80% tổng doanh số cho vay, tạo nên nguồn thu nhập rất lớn cho chi nhánh. Qua bảng 4.3 cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 đạt tỷ trọng hơn 80% trong tổng doanh số, cho vay ngắn hạn năm 2010 là 4.924.376 triệu đồng đến năm 2011 đạt 7.482.715 triệu đồng tăng 2.558.339 triệu đồng tốc độ tăng hơn 51% nên tỷ trọng vốn ngắn hạn tăng lên 10% so với năm 2010, sang năm 2012 tỷ trọng vốn ngắn hạn đã giảm 2%, doanh số giảm 110.701 triệu đồng, cho vay giảm 1,5% so với 2011, tuy doanh số cho vay có tăng gần 1% nhưng cho vay ngắn hạn giảm vì hoạt động cho vay trung hạn tăng 19% vo với 2011. Sang những tháng đầu năm 2013 cho vay ngắn hạn tăng 14% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trang 34 Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời gian tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2010 (%) TT 2011 (%) TT 2012 (%) 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Tuyệt đối (%) 2012/2011 Tuyệt đối Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 (%) Tuyệt đối (%) Ngắn hạn 4.924.376 80.3 7.482.715 89 7.372.014 87 3.517.172 4.022.472 2.558.339 51,95 (110.701) (1,5) 505.300 14,37 Trung hạn 1.187.507 19.7 893.994 11 1.062.628 13 516.930 551.185 (293.513) (24,7) 168.634 18,9 34.255 6,63 Tổng cộng 6.111.874 100 8.376.707 100 8.434.642 100 4.034.102 4.573.657 2.264.833 37,06 57.935 0,7 539.555 13,37 Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Trang 35 Nguyên nhân của sự tăng trưởng doanh số cho vay là do năm 2011 kinh tế Cần Thơ từng bước phát triển với việc bám sát các chủ trương của Đảng Ủy, thành phố, ưu tiên phát triển cho vay các ngành trọng điểm của khu vực, các tầng lớp dân cư, phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn trong việc tìm nguồn vốn phục vụ sản xuất, tăng vốn lưu động phục vụ kinh doanh và tiêu dùng. Sang năm 2012 thị trường lãi suất có sự yêm điềm trở lại với các chính sách tín dụng thắt chặt, giảm lãi suất huy động dẫn đến hạ nhiệt lãi suất cho vay nhưng hoạt động cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm, trong khi các thành phần kinh tế đều khát vốn họ chuyển sang vay vốn với thời gian trung hạn để đảm bảo nguồn vốn ổn định và giảm áp lực trả nợ đáo hạn ngắn hạn vì thế hoạt động cho vay trung hạn tăng 18% so với 2011. 4.2.1.1 Cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế Vietinbank chi nhánh Cần Thơ phục vụ hoạt động cho vay ngắn hạn với tất cả các thành phần kinh tế cho vay theo nhu cầu của nền kinh tế, theo chính sách của đảng và nhà nước. Qua bảng 4.4 cho thấy hoạt động cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Vietinbank chi nhánh Cần Thơ không cân đối về tỷ trọng, cho vay thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn cao chiếm tỷ trọng từ 80 đến 85% trong đó loại hình công ty TNHH chiến từ 55% đến 65 % trong 3 năm 2010 – 2012 vì đây là thành phần kinh tế phổ biến tại TP Cần Thơ. DNNN: đây là một trong những thành phần kinh tế có hoạt động kinh doanh ổn định, chấp hành thể lệ tín dụng tương đối tốt, trả nợ và đúng hạn nên tạo được uy tín đối với ngân hàng, cho vay đối với loại hình kinh tế này chiếm từ 10% đến 20% trong doanh số cho vay ngắn hạn: năm 2010 là 772.607 triệu đồng sang năm 2011 là 1.118.422 triệu đồng tăng 345.815 triệu đồng tốc độ tăng 44% so với năm 2010; đến năm 2012 đạt 1.4828.220 triệu đồng tăng 309.798 triệu đồng tốc độ tăng 27% so với năm 2011, sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay DNNN tăng gần 14% so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số cho vay đối với DNNN qua 3 năm đều tăng, cho thấy các doanh nghiệp nhà nước đang có nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh, bù đắp thiếu hụt tạm thời khi ngân sách nhà nước chưa chuyển xuống kịp, và chỉ có ngân hàng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn cho họ kịp thời và đúng lúc. Công ty TNHH: doanh số cho vay năm 2011 đạt 4.724.964 triệu đồng tăng 1.702.166triệu đồng tốc độ tăng hơn 56% so với năm 2010; đến năm 2012 đạt 4.020.578 triệu đồng giảm 704.386 triệu đồng tốc độ giảm hơn 14% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng nhanh doanh số trong năm 2011 là do các công ty đang thiếu hụt nguồn vốn tạm thời trong việc hoạt động kinh doanh, thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản nhiều biến động và các công ty chỉ có thể huy động vốn từ ngân hàng nhanh để giải quyết khó khăn tạm thời trong kinh doanh. Trang 36 Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu DNNN 2010 (%) TT 2011 (%) TT 2012 (%) 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối 44,76 309.798 27,70 161.878 30,05 1.702.166 56,31 (704.386) (14,91) 289.268 13,96 Tuyệt đối 772.607 15,6 1.118.422 14,9 1.428.220 19,3 538.764 700.642 3.022.798 61,3 4.724.964 63,2 4.020.578 54,5 2.071.387 2.360.655 DNTN 629.301 12,7 915.241 12,3 802.977 10,8 426.543 436.725 285.940 45,44 (112.264) Cá nhân 499.661 10,4 724.086 10,6 1.120.239 15,4 480.478 524.450 224.425 44,92 4.924.367 100 7.482.713 100 7.372.014 100 3.517.172 4.022.472 CT TNHH Tổng cộng 345.815 (%) (12,27) 10.182 2,39 396.153 54,71 43.972 9,15 2.558.346 51,95 (110.699) (1,48) Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Trang 37 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 505.300 14,37 Đến năm 2012 doanh số sụt giảm đa phần là do môi trường kinh doanh không tốt, sức cầu của thị trường chưa cao, một số công ty làm ăn không có hiệu quả trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng, nên hoạt động cho vay của chi nhánh cần phải chọn lọc, xem xét chắc chẽ những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển để cho vay nhàm đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả và an toàn nên doanh số cho vay có giảm Những tháng đầu năm 2013 hoạt động kinh doanh của các công ty TNHH bất đầu đi vào vĩ đạo nhờ sử dụng đòn bẩy tài chính trong năm 2011, 2012 và các chính sách của nhà nước trong việc giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp bất đầu phát huy hiệu quả các công ty làm ăn có lợi nhuận tạo được uy tín với ngân hàng nên các Công ty huy động vốn từ ngân hàng tăng 13% so với cùng kỳ 6 thàng đầu năm 2012 DNTN: thành phần này huy động vốn từ ngân hàng năm 2011 là 915.241 triệu đồng tăng 285.940 triệu đồng tốc độ tăng hơn 45% so với năm 2010; đến năm 2012 chỉ đạt 802.977 triệu đồng giảm 12% so với năm 2011. loại hình doanh nghiệp tư nhân cũng giống như thành phần kinh tế công ty TNHH luôn phát triển kinh doanh theo nhu cầu người tiêu dùng, sức cầu của thị trường Cần Thơ và các cùng lân cận. Khi thị trường kinh doanh tốt thì nhu cầu vay vốn ngân hàng khi thiếu hụt vốn tạm thời là rất lớn và ngươc lại. Cá nhân: Đây là thành phần kinh tế cần nguồn vốn để phục vụ cho nhu cầu của cá nhân, nông dân các tầng lớp dân cư, vay vồn để hỗ trợ họ sản xuất tạm thời, chăn nuôi, mua sắm công cụ sản xuất, xây dựng và sửa chữa nhà ở, cải tạo vườn, mua sắm, tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu nhất thời khi thiếu hụt. Năm 2011 doanh số cho vay đối với cá nhân đạt 724.086 triệu đồng tăng 224.425 triệu đồng, trong năm Vietinbank chi nhánh Cần Thơ đưa ra nhiều hình thức cho vay cá nhân như vay tín chấp, cho vay ưu đãi công nhân viên....nên đã thu hút người vay đến vay và tốc độ tăng hơn 45% so với năm 2010; đến năm 2012 theo đà tăng trưởng nên hoạt động cho vay đạt 1.120.239 triệu đồng tăng 54% so với năm 2011, tiếp bước đà phát triển sang 6 tháng đầu năm 2013 cho vay cá nhân tăng 14% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Nhìn chung, doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tăng nhanh trong năm 2011 điều này cho thấy năm 2011 là năm thuận lợi cho kinh tế Cần Thơ phát triển sản xuất kinh doanh nhu cầu nguồn vốn ngắn hạn rất lớn, có chu kỳ sản xuất chiếm dụng vốn ngắn mang tính thời vụ. Sang năm 2012 doanh số có xu hương tăng và giảm: tăng trong khối doanh nghiệp nhà nước và cho vay cá nhân, hai thành phần chiếm tỷ trọng khoản 30% trong doanh số cho vay, trong khi hoạt động cho vay công ty TNHH và DNTN lại giảm vì môi trường kinh doanh không thuận lợi. 4.2.1.2 Cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng Khách hàng vay vốn từ ngân hàng để thực hiện ý định, mục đích mà mình muốn vay vốn được thể hiện trong hợp đồng vay vốn và phải tuân thủ nguyên tắc vay vốn sử dụng đúng mục đích cam kết trong hợp đồng Trang 38 Qua bảng 4.5 cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn của khách hàng phần lớn điều sử dụng cho mục đích sản suất kinh doanh tỷ trọng từ 30% đến 40%. Chế bến nuôi trồng thủy sản từ 25% đến 35% tỷ trọng có xu hướng giảm. Còn đối với mục đích sử dụng trong cho vay dịch vụ và tiêu dùng có xu hướng tăng. Đối với cho vay sản xuất kinh doanh: doanh số cho vay luôn tăng trưởng qua 3 năm 2010 - 2012. Doanh số năm 2011 đạt 2.369.405 triệu đồng tăng 631.669 triệu đồng tốc độ tăng hơn 36% so với năm 2010, đến năm 2012 đạt 2.731.710 triệu đồng tăng hơn 14 % so với năm 2011. Năm 2011 hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều biến động, chính phủ thực hiện nhiều biện pháp trong việc kiềm chế lạm phát, tháo gõ khó khăn về hàng tồn kho, ưu tiên giải quyết khó khăn trong viêc thiếu hụt vốn tạm thời trong hoạt động kinh doanh nên hoạt động cho vay cho mục đích kinh doanh luôn được chú trọng phát triển cho vay. Một phần các thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả nên cần thêm các đòn bẩy tài chính từ ngân hàng để tiếp tục phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, còn một phần là do hoạt động kinh doanh gặp khó khăn nên cần nguồn vốn từ ngân hàng để hỗ trợ thiếu hụt nguồn vốn trong thời gian tạm thời thoát khỏi khó khăn nên nhu cầu nguồn vốn từ ngân hàng là rất cao. Sang năm 2012 tổng doanh số cho vay giảm hơn 1% so với năm 2012 nhưng doanh số cho vay trong sản xuất kinh doanh lại tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao trên 37% so với doanh số năm 2012 điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh ở Cần Thơ đang trên trên tiến trình phuc hồi ưu tiên phát triển để phuc vụ nhu cầu người dân. Vào những tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tiếp bước đà tăng trưởng năm 2012 nên doanh số tăng 20% so với 6 tháng đầu năm 2012. Mục đích sử dụng trong chế biến, nuôi trồng thủy sản: doanh số cho vay năm 2011 đạt 2.776.214 triệu đồng tăng 1.244.718 triệu đồng tốc độ tăng 113% so với năm 2010 nâng tỷ trọng lên 37% cao nhất trong doanh số cho vay năm 2011; đến năm 2012 chỉ đạt 2.283.183 triệu đồng giảm 17% so với năm 2011. Năm 2011 lĩnh vực thủy sản gặp nhiều thuận lợi, nhu cầu nguồn thủy sản rất cao các thành phần kinh tế từng bước xâm nhập vào thị trường với giá trị kinh tế cao xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Mặc khác chi phí đầu tư vào lĩnh vực chế biến và nuôi trồng thủy sản rất cao, như tiền thuê nhân cao, thuốc, con giống, thức ăn trong khi các chi phí điều tăng lên vì thế hoạt động cho vay trong lĩnh vực này cũng tăng nhanh theo nhu cầu của người đi vay. Sang năm 2012 môi trường kinh doanh trong lĩnh vực này sựt giảm với sự kiện vỡ nợ, thiếu hụt nguồn vốn mà không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của một số công ty thủy sản trên địa bàn Cần Thơ, nông dân được mùa mà mất giá, giá cá xuống thấp trong khi các chi phí nuôi trồng tăng cao, doanh nghiệp thì hạn chế mua nguyên liệu sản xuất vì thiếu vốn, làm thị trường trở nên khó khăn và hoạt động cho vay trong năm 2012 giảm 17% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tăng 11% so với 6 tháng đầu năm 2012. tuy năm 2012 hoạt động cho vay thủy sản có giảm nhưng sang những tháng đầu năm 2013 hoạt động có sự tăng trưởng, đây là một tính hiệu tốt cho thấy doanh số cho vay năm 2013 sẽ tăng so với năm 2012. Trang 39 Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2010 (%) TT 2011 (%) TT 2012 (%) 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Tuyệt đối (%) Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 2012/2011 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Sản xuất kinh doanh 1.737.736 35,2 2.369.405 31,6 2.731.710 37,0 1.313.365 1.584.427 631.669 36,35 362.304 15,29 271.062 20,64 Thủy sản 1.299.078 26,3 2.776.214 37,2 2.283.183 30,9 1.244.718 1.383.323 1.477.136 113,7 (493.031) (17,76) 138.605 11,14 Dịch vụ 1.123.656 22,8 1.482.687 19,8 1.476.880 20,0 456.367 486.489 359.031 31,95 (5.806) (0,39) Tiêu dùng 763.897 15,8 854.407 11,4 880.241 12.1 502.722 568.233 90.510 11,85 25.834 3,02 65.511 13,03 Tổng cộng 4.924.367 100 7.482.713 100 7.372.014 100 3.517.172 4.022.472 2.558.346 51,95 (110.699) (1,48) 505.300 14,37 Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Trang 40 30.122 6,60 Mục đích sử dụng trong loại hình dịch vụ: doanh số này chiếm tỷ từ 19% đến 22% trong doanh số cho vay, năm 2011 doanh số là 1.482.687 triệu đồng tăng 359.031 triệu đồng tốc độ tăng hơn 31% so với năm 2010; đến năm 2012 đạt 1.476.880 triệu đồng giảm 0.39% so với năm 2011, sang 6 tháng đầu năm thì tăng 6.6% so với cùng kỳ 2012 cho thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ, kinh doanh khác đang từng bước phát triển nhu cầu vay vốn đang tăng lên. Đối với mục đích tiêu dùng: doanh số cho vay chiếm tỷ lệ từ 10% đến 20%, mục đích sử dụng theo nhu cầu mua sắm, tiêu dùng nên tỷ lên này phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu hàng ngày và mức sống của người dân Cần Thơ. Năm 2011 doanh số cho vay là 854.407 triệu đồng tăng 90.510 triệu đồng tốc độ tăng hơn 11% so với năm 2010; đến năm 2012 đạt 880.241 triệu đồng tăng hơn 3% so với năm 2011. Tỷ lệ lạm phát năm 2011 tăng nhanh, nền kinh tế khó khăn, giá cả hàng hóa đắt đỏ nên nhu cầu của người tiêu dùng, mua sắm, trang thiết bị sinh hoạt cũng bị hạn chế, sang năm 2012 thị trường hàng hóa bất đầu bình ổn trong khi mức sống của người dân càng được nâng cao nhu cầu sản phẩm phuc vụ cho đời sống trong khi lãi suất đang có chiều hướng giảm nên hoạt động cho vay tiêu dùng cũng được người dân quan tâm và hoạt động cho vay ngày cang tăng trưởng doanh số. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì nhu cầu tiêu dùng tăng 13.03% so với 6 tháng đầu năm 2012, hoạt động cho vay tăng do nhu cầu vay vốn của tầng lớp công nhân viên chức tăng cao, chi nhánh thực hiện nhiều hình thức cho vay ưu đãi, vay vốn tín chấp lãi suất phù hợp nên doanh số cho vay tăng so với cùng kỳ 2012. 4.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay nên hoạt động đi vay từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức tín dụng khác, qua NHNN… đều phải trả lãi đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng, trong khi hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trể hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Qua bảng số liệu 4.6 cho thấy trong 3 năm 2010 – 2013 doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng trưởng theo đó thì doanh số thu nợ cũng phải tăng trưởng để đáp ứng mục tiêu cho vay và thu hồi để đảm bảo nhu cầu luân chuyển vốn cho nền kinh tế. Năm 2011 doanh số thu nợ đạt 7.917.143 triệu đồng tăng 2.816.616 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng hơn 55%. Đến năm 2012 doanh số thu nợ tăng trưởng thêm 9% lên 8.681.907 triệu đồng tăng 764.764 triệu đồng so với năm 2011, sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2012. Trong nghiệp vụ thu nợ thì việc doanh số thu nợ bên ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao từ hơn 80% đến 90% từ năm 2010-2012 trong tổng doanh số thu nợ. Trang 41 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thời gian tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2010 % TT 2011 % TT 2012 % 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Ngắn hạn 4.314.122 85 7.064.597 89 7.664.472 88,3 3.647.511 3.825.561 Trung hạn 786.405 15 852.546 11 1.017.435 11,7 868.658 752.826 Tổng cộng 5.100.527 100 7.917.143 100 8.681.907 100 4.516.169 4.578.387 2011/2010 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối 599.875 8,49 178.050 4,88 8,41 164.889 19,3 (115.832) (13,3) 2.816.616 55,22 764.764 9,65 Tuyệt đối (%) 2.750.475 63,75 66.141 Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Trang 42 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 62.218 (%) 1,38 Doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm điều tăng, năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng hơn 63% từ 4.314.122 triệu đồng trong năm 2010 tăng lên 7.064.597 triệu đông trong năm 2011, tới năm 2012 doanh số đạt 7.664.472 tăng thêm 8% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 doanh số cho vay của ngân hàng tăng cao nên hoạt động thu hồi vốn cũng phải tăng để đáp nhu cầu bảo toàn nguồn vốn cho ngân hàng vì hoạt động cho vay ngắn hạn luôn chứa đựng nhiều rửi ro. Ngoài ra, chi nhánh còn phân tích khách hàng đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích phát huy hiệu quả nguồn vốn đi vay đã tạo điều kiện cho các đơn vị các thành phần kinh tế trả nợ đúng hạn cho ngân hàng vì vậy hoạt động thu nợ của chi nhánh luôn tăng năm 2012 tăng thêm 8% so với năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số thu nợ tăng 4,8% so với 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng theo doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013. Đối với thu nợ trong hoạt động cho vay ngắn hạn thì cán bộ tín dụng phải kiểm tra thường xuyên nguồn vốn cho khách hàng vay có sử dụng đúng mục đích, thường xuyên theo dõi sự biến động nền kinh tế có ảnh hưởng tới khách hàng đã vay vốn cũng như nhu cầu của thị trường. Qua đó, ngân hàng sẽ nắm vững về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng mà có hướng cho vay cũng như kế hoạch thu hồi vốn thích hợp. 4.2.2.1 Thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Qua bảng 4.7 cho thấy hoạt động thu nợ theo thành phần kinh tế của chi nhánh phụ thuộc vào hoạt động cho vay, doanh số cho vay tăng thì doanh số thu nợ cũng phải tăng để nguồn vốn được luân chuyển nhịp nhàng, tạo nguồn lợi nhuận tăng trưởng cho ngân hàng. Tỷ trọng thu nợ cũng không thay đổi nhiều cho với doanh số cho vay thành phần công ty TNHH luông chiếm tỷ trọng cao trên 60%. DNNN: doanh số thu nợ qua 3 năm 2010 đến 2012 có tăng nhưng không đều năm 2011 doanh số thu nợ đạt 1.196.933 triệu đồng tăng 682.953 triệu đồng tốc độ 132% so với năm 2010; đến năm 2012 chỉ đạt 1.400.540 triệu đồng tăng 17% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tăng 33% so với 6 tháng đầu năm 2012. các doanh nghiệp nhà nước luôn nhận được sự hỗ trợ từ các chính sách của chính phủ nên việc hoạt động kinh doanh luôn mang lại lợi nhuận, vay vốn và trả hạn đúng hạn nên ngân hàng rất ưu tiên cho vay thành phần kinh tế nhà nước. nên hoạt động thu nợ của DNNN cũng dễ dàng cho ngân hàng. Trong năm 2011doanh số thu nợ tăng 132% điều này cho thấy trong năm các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động kinh doanh hiệu quả có khả năng trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Công ty TNHH: Trong thời gian qua nhờ tích cực trong công tác thu nợ nên doanh số thu nợ ở khu vực ngoài quốc doanh cũng tăng lên đáng kể. N ă m 2011 doanh số thu nợ đạt 4.315.946 triệu đồng tăng 1.596.150 triệu đồng tốc độ tăng hơn 58 % so với năm 2010; đến năm 2012 thu hồi được 4.241.224 triệu đồng giảm 1,7% so với năm 2011, sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tăng 2% so với cùng kỳ 2012. Sự tăng nhanh doanh số thu nợ năm 2011 là do doanh số cho vay tăng nên doanh số thu nợ phải tăng tương ứng theo nhưng thật sự thu nợ năm 2011 chỉ đạt ở mức tốt chưa hiệu quả so với doanh số thu nợ năm 2012, tỷ trọng Trang 43 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu DNNN 2010 % TT 2011 % TT 2012 % 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Tuyệt đối (%) 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 513.980 11,9 1.196.933 16,9 1.400.540 18,3 519.555 692.525 682.953 132,88 203.607 17,01 172.970 33,29 2.719.796 63,1 4.315.946 61,1 4.241.224 55,3 2.248.091 2.296.912 1.596.150 58,69 (74.722) (1,73) 48.821 2,17 DNTN 622.164 14,4 860.663 12,2 819.692 10,7 420.056 408.259 238.499 38,33 (40.971) (4,76) (11.797) (2,81) Cá nhân 458.182 10,6 691.053 9,8 1.203.016 15,7 459.809 427.865 232.871 50,82 511.963 74,08 (31.944) (6,95) 4.314.122 100 7.064.595 100 7.664.472 100 3.647.511 3.825.561 2.750.473 63,76 599.877 8,49 178.050 4,88 CT TNHH Tổng cộng Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Trang 44 thu nợ 2011 đạt 91% so với cho vay 2011 trong khi tỷ trọng thu nợ năm 2012 đạt 106% so với cho vay năm 2012. Thông qua sự tăng trưởng tương đối ổn định của doanh số thu nợ đối với khu vực này cho thấy một phần các công ty TNHH ở Cần Thơ hoạt động sản xuất kinh doanh đã có bước tiến triển, kinh doanh có hiệu quả nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng, có thể đánh giá phần nào qua công tác lựa chọn khách hàng cũng như theo dõi việc sử dụng vốn vay và động viên khách hàng để khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế việc gia hạn nợ, là tốt nhờ vậy doanh số thu nợ qua các năm tăng lên đáng kể. DNTN: Doanh số thu nợ năm 2011 đạt 860.663 triệu đồng tăng 238.499 triệu đồng tốc độ tăng hơn 38% so với năm 2010, năm 2011 doanh số cho vay tăng gần 50% nên doanh số thu nợ cũng tăng tương ứng theo năm. Đến năm 2012 đạt 819.629 triệu đồng giảm 4% so với năm 2011, sang 6 tháng đầu năm thì đạt 310.257 triệu đồng giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2012. Trong những tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay tuy có tăng so với cùng kỳ nhưng do tình hình kinh tế có nhiều biến động, hoạt động kinh doanh đang trong chu kỳ sản xuất nên doanh số thu hồi nợ có giảm so với cùng kỳ năm 2012. Cá nhân: Trong 3 năm 2011-2012 doanh số cho vay tăng tương ứng theo đó là hoạt động thu nợ cũng tăng, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 691.053 triệu đồng tăng 232.871 triệu đồng tốc độ tăng hơn 50% so với năm 2010; đến năm 2012 đạt 1.203.016 triệu đồng tăng hơn 74% so với năm 2011. Sang 6 tháng 2013 thì doanh số thu nợ có giảm 7% so với cùng kỳ 2012 nguyên nhân là do doanh số thu nợ năm 2012 đạt 100% so với doanh số cho vay, trong khi doanh số thu nợ 6 tháng năm 2013 chỉ chiếm 80% so với cho vay, sự sụt giảm này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần phải chú trọng hơn trong công tác thu nợ từ thành phần kinh tế cá nhân vì đây là thành phần có nợ quá hạn cao nhất trong năm 2012. 4.2.2.2 Thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng Qua bảng 4.8 cho thấy hoạt động thu nợ theo mục đích sử dụng tăng qua các năm nhưng có thật sự hiệu quả so với doanh số cho vay của từng năm. Cho vay sản xuất kinh doanh: doanh số thu nợ trong cho vay năm 2011 là 2.575.171 triệu đồng tăng 1.056.367 triệu đồng tốc độ tăng gần 70% so với năm 2010; đến năm 2012 chỉ đạt 2.659.534 triệu đồng tăng lên 4% so với năm 2011. Sang 6 tháng 2013 thì doanh số thu hồi nợ tăng 19% so với cùng kỳ năm 2012 Năm 2011 môi trường kinh doanh dần được phục hồi, lạm phát có chiều hướng giảm, đời sống nhân dần dần được nâng lên, kinh tế phát triển làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bất đầu khởi sắc, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả lãi và nợ cho ngân hàng đúng hạn nên doanh số thu hồi nợ năm này tăng cao và tiếp tục đà phát triển trong năm 2012. Cho vay chế biến, nuôi trồng thủy sản: doanh số thu nợ ngắn hạn thay đổi không khác gì so với doanh số cho vay. Năm 2011 đạt 2.230.449 triệu đồng tăng 1.271.999 triệu đồng tốc độ tăng hơn 132% so với năm 2010; sự tăng doanh số thu nợ là do doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng lên nên đòi hỏi hoạt động thu nợ của chi nhánh cũng phải tỷ lệ thuận với doanh số cho vay mới đảm bảo được nguồn vốn cho vay luôn vận động và sinh lãi cho ngân hàng, trong năm 2011 lĩnh vực chế biến nuôi trồng thủy sản thu được nguồn lợi khá lớn cho người dân Trang 45 Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Sản xuất kinh doanh 2010 % TT 2011 % TT 2012 % 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Tuyệt đối 2012/2011 (%) 1.518.804 35,2 2.575.171 36,5 2.659.534 34,7 1.313.909 1.568.813 1.056.367 69,55 958.450 22,2 2.230.449 31,6 2.515.140 32,8 1.287.361 1.298.449 1.271.999 132,71 1.052.297 24,3 1.405.884 19,8 1.531.025 20,0 554.864 512.452 353.587 33,60 Tiêu dùng 784.571 18,3 853.091 12,1 958.773 12,4 491.377 445.847 68.520 8,73 Tổng cộng 4.314.122 100 7.064.595 100 7.664.472 100 3.647.511 3.825.561 2.750.473 63,76 Thủy sản Dịch vụ Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Trang 46 Tuyệt đối Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 (%) Tuyệt đối (%) 3,28 254.904 19,40 284.691 12,76 11.088 0,86 8,90 (42.412) (7,64) 105.682 12,39 (45.530) (9,27) 599.877 178.050 4,88 84.363 125.141 8,49 nên việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng tăng cao. Song sự tăng nhanh này không thật sự hiệu quả trong năm 2011 khi doanh số thu nợ chỉ chiếm khoản 80% so với doanh số cho vay còn khoản 20% nguồn vốn vay chưa được thu hồi đúng hạn sẽ tạo nên một gánh nặng lớn trong công tác thu hồi nợ trong năm 2012. Đến năm 2012 doanh số thu nợ đạt 2.515.140 triệu đồng tăng thêm 5% so với năm 2011, trong khi doanh số cho vay năm 2012 lại giảm gần 17% điều này cho thấy việc thu nợ trong lĩnh vực này đang được chú trọng nhằm thu hồi lại hết các khoản nợ quá hạn chưa thu nợ được của năm 2011 và các khoản cho vay của năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay phục vụ cho chế biến nuôi trồng thủy sản có tăng 11%, doanh số thu hồi nợ chỉ tăng lên gần 1% so với 6 tháng đầu năm 2012. Qua chỉ tiêu cho thấy ngân hàng cần nổ lực hơn nửa trong công tác đôn đốc, khách hàng trả nợ đúng hạn vì so với hoạt động thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 là đạt tỷ trọng không cao, 6 tháng đầu năm 2012 tỷ trọng thu hồi nợ đạt 100% so với cho vay,còn trong cùng kỳ 2013 thu nợ đạt 94% so với cho vay. Cho vay dịch vụ: doanh số thu nợ năm 2011 đạt 1.405.884 triệu đồng tăng 353.587 triệu đồng tốc độ tăng hơn 33% so với năm 2010; đến năm 2012 chỉ đạt 1.531.025 triệu đồng tăng 125.141 triệu đồng tốc độ tăng hơn 21% so với năm 2011. Qua sự tăng trưởng doanh số thu nợ cho thấy khách hàng vay vốn cho mục đích kinh doanh dịch vụ đều có lợi nhuận khách hàng kinh doanh có hiệu quả từ đó khách hàng trả vốn và lãi đúng hạn cho chi nhánh. Ngoài ra hoạt động thu hồi có hiệu quả cũng là do cán bộ tín dụng kiểm tra, thẩm định chặt chẽ các phương án vay vốn của khách hàng để đưa ra mức vay vốn hợp lý. Cho vay tiêu dùng: doanh số thu nợ năm 2011 đạt 853.091 triệu đồng tăng 68.520 triệu đồng tốc độ tăng hơn 8% so với năm 2010; đến năm 2012 đạt 958.773 triệu đồng tăng 105.682 triệu đồng tốc độ tăng 10% so với năm 2011, đa số khách hàng vay vốn tiêu dùng đều chứng minh có được nguồn thu nhập ổn định nên hoạt động thu nợ cũng dễ dàng luôn tăng trưởng ổn định theo doanh số cho vay. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ giảm 9% trong khi doanh số cho vay tăng 20% so với cùng kỳ 2012, trong 6 tháng 2012 thu nợ chiếm 98% doanh số cho vay trong khi năm 2013 chỉ chiếm 78% doanh số cho vay điều này cho thấy dư nợ 6 tháng năm 2013 sẽ tăng. Nhìn chung, hoạt động thu nợ ngắn hạn tăng giảm tỷ lệ thuận với doanh số cho vay tại chi nhánh. Ngoài ra, công tác thẩm định khách hàng tốt trước khi cho vay của cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh số thu nợ, khách hàng tốt thì mới có khả năng thanh toán lãi và nợ đúng hạn cho chi nhánh, hoạt động tín dụng mới thật sự hiệu quả. 4.2.3 Dư nợ ngắn hạn Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ. Trang 47 Dư nợ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá qui mô tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, dư nợ tăng (giảm) qua các năm thể hiên tính 2 mặt: thứ nhất là mặt tốt vì dự nợ tăng (giảm) đồng nghĩa với cho vay tăng (giảm), tuy nhiên dư nợ tăng cũng đồng nghĩa với các khoản nợ quá hạn chưa thu hồi còn nhiều (Nguyễn thị Thúy Huỳnh, 2012, p.48). Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ mở rộng tín dụng đến với mọi thành phần kinh tế. Thực hiện nhiều chương trình sản phẩm dịch vụ để doanh số cho vay luôn phát triển tăng doanh số cho vay và dư nợ nhưng phải đảm bảo việc thu hồi nợ đúng hạn để tạo nên nguồn lợi nhuận không ngừng cho chi nhánh. Qua bảng 4.9 cho thấy Dự nợ cho vay của chi nhánh qua 3 năm có sự biến động. Năm 2011 doanh số dư nợ đạt 2.713.981 triệu đồng tăng 459.564 triệu đồng so với năm 2010 tốc độ tăng hơn 20%. Đến năm 2012 doanh số dư nợ có sự sụt giảm 9% nên doanh số dư nợ năm 2012 còn 2.466.717 giảm 247.264 triệu đồng so với năm 2011. sang 6 tháng đầu năm thì du nợ tăng 10% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong doanh số dự nợ thì dự nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trong hơn 60% trong tổng doanh số 3 năm 2010- 2012. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn đạt 1.957.704 triệu đồng tăng 418.118 triệu đồng tăng hơn 27% so với năm 2010; năm 2012 dự nợ giảm gần 15% còn 1.665.246 triệu đồng so với năm 2012, sang 6 thàng đầu năm 2013 dư nợ tăng gần 2% so với 6 tháng đầu năm 2012. Năm 2011 hoạt động cho vay ngắn hạn đạt mức tăng trưởng cao, đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế tăng cường nguồn vốn, một mặt khách hàng tận dụng nguồn vốn để tháo gỡ khó khăn mặt khác khàng hàng có kết quả kinh doanh tốt tận dụng nguồn vốn vay làm làm đòn bẩy để sản xuất kinh doanh, cho nên trong năm 2011 dư nợ trong lĩnh vục này tăng nhanh. Đến năm 2012 dư nợ có chiều hướng giảm, hoạt động cho vay bất đầu trầm lấn so với năm 2011, kinh tế có nhiều biến động nên doanh số cho vay vẫn giữ mức ổn định so với 2011, một số khách hàng được đánh giá không đủ khả năng tài chính để thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng, sự sụt giảm này trải điều cho các thành phần kinh tế từ doanh ngiệp sản xuất kinh doanh đến cá nhân người tiêu dùng. Sang năm 2013 bước đầu cho thấy dư nợ cho vay tăng vì doanh số huy động và cho vay tăng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Trang 48 Bảng 4.9: Dư nợ theo thời gian tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2010 % TT 2011 Ngắn hạn 1.539.586 68,3 1.957.704 Trung hạn 714.831 31,7 756.277 Tổng cộng 2.254.417 100 2.713.981 % TT 2012 % 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 2012/2011 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) 72 1.665.246 67,5 1.827.365 1.862.157 418.118 27,15 (292.458) (14,9) 34.792 1,90 28 801.471 32,5 404.549 599.829 41.446 5,79 45.194 5,97 195.280 48,27 100 2.466.717 100 2.231.914 2.461.986 459.564 20,38 (247.264) (9,1) 230.072 10,31 Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Trang 49 4.2.3.1. Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Qua bảng 4.10 cho thấy dư nợ theo thành phần kinh tế nhà nước trong năm 2011 sụt giảm còn các thành phần kinh tế còn lại có chiều hướng giảm trong năm 2012. DNNN: Dư nợ năm 2011đạt 239.046 triệu đồng giảm 78.511 triệu đồng tốc độ giảm hơn 24% so với năm 2010; đến năm 2012 dư nợ tăng lên 266.726 triệu đồng tăng hơn 11% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tăng 6% so với cùng kỳ 2012. Sự gia tăng của dư nợ cho thấy hoạt động cho vay của trong khối doanh nghiệp nhà nước đang tăng lên với lượng khách hàng thường xuyên, ổn định và đã thu hút thêm được khách hàng mới. Nguyên nhân chính khiến cho khu vực doanh nghiệp nhà nước được hưởng những ưu đãi về tín dụng nên các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khu vực khác. Công ty TNHH: Doanh số dư nợ năm 2011 đạt 1.269.456 triệu đồng tăng 409.018 triệu đồng tốc độ tăng hơn 47% so với năm 2010, trong năm này chi nhánh thu hút một lượng lớn khách hàng mới là các doanh nghiệp mới đầu tư vào thị trường đầy tìm năng. Chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay đối với những đối tượng này tạo điều kiện cho họ có vốn đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô ngành nghề nên dư nợ đối với khu vực này có chiều hướng tăng trưởng. Nhưng vào năm 2012 chỉ các công ty kinh doanh không được tốt nợ quá hạn tăng đa phần trong lĩnh vực kinh doanh nên hoạt động cho vay trong năm 20112 cũng được chi nhánh chọn lọc kỹ các đối tường cho vay đủ tiềm năng kinh tế nên doanh số chỉ đạt 1.048.809 triệu đồng giảm 16% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ có sự tăng trưởng hơn 6% so với cùng kỳ 2012 sự tăng trưởng này tương ứng theo doanh số cho vay và thu nợ năm 2013. DNTN: cũng giống như loại hình công ty TNHH doanh số dư nợ năm 2011 tăng sang năm 2012 lại giảm cụ thể như sau: năm 2011 dự nợ đạt 148.257 triệu đồng tăng 54.578 triệu đồng tốc độ tăng hơn 58% so với năm 2010; đến năm 2012 chỉ đạt 131.542 triệu đồng giảm 11% so với năm 2011 Sang 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tăng 3% so với cung kỳ 2012, dư nợ giảm trong năm 2012 là do hoạt động cho vay năm 2012 giảm trong khi thu nợ đạt hơn 100% so với cho vay nên lượng tiền lưu thông trong doanh nghiệp giảm xuống. Trang 50 Bảng 4.10: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2010 % TT 2011 % TT 2012 % 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Tuyệt đối (%) 2012/2011 Tuyệt đối (%) Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 Tuyệt đối (%) DNNN 317.557 20,6 239.046 12,2 266.726 16,1 258.255 274.843 (78.511) (24,72) 27.680 11,58 16.588 6,42 CT TNHH 860.437 55,9 1.269.455 64,8 1.048.809 63,1 1.092.751 1.112.552 409.018 47,54 (220.646) (17,38) 19.801 1,81 DNTN 93.679 6,10 148.257 7,6 131.542 7,7 154.744 160.008 54.578 58,26 (16.715) (11,27) 5.264 3,40 Cá nhân 267.913 17,4 300.946 15,4 218.169 13,1 321615 314.754 33.033 12,33 (82.777) (27,51) (6.861) (2,13) 1.539.586 100 1.957.704 100 1.665.246 100 1.827.365 1.862.157 418.118 27,16 (292.458) (14,94) 34.792 1,90 Tổng cộng Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Trang 51 Cá nhân: Dư nợ năm 2011 đạt 300.946 triệu đồng tăng 33.033 triệu đồng tốc độ tăng hơn 12% so với năm 2010; đến năm 2012 chỉ đạt 218.169 triệu đồng giảm 27% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm dư nợ giảm 2 % so với cùng kỳ 2012. Sự giảm mạnh dư nợ năm 2012 một phần là do công tác thu nợ đạt được hiệu quả so với năm 2010 và 2011, doanh số thu nợ tăng 74% so với năm 2011. 4.2.3.2 Dư nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng Qua bảng 4.11 cho thấy dư nợ theo mục đích sử dụng có sự thay đổi theo 2 chiếu hướng, dự nợ trong sản xuất kinh doanh qua các năm đều tăng trong khi dư nợ các thành phần khác có xu hướng giảm dần. Cho vay sản xuất kinh doanh: Dư nợ cho vay năm 2011 đạt 315.867 triệu đồng giảm 205.766 triệu đồng tốc độ giảm hơn 39% so với năm 2010. Năm 2011 hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh tăng vượt bật, nhu cầu về nguồn vốn trong hoạt động này rất cao vì nền kinh tế đang trên tiến trình phục hồi việc sản xuất kinh doanh ngày càng được chú trọng nên doanh số dư nợ ngày càng tăng các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả trả nợ đứng hạn nên doanh số cho vay cuối kỳ có giảm. Đến năm 2012 chỉ đạt 388.043 triệu đồng tăng 22% so với năm 2011 do doanh số cho vay tăng mà hoạt động thu nợ tăng trưởng không tương ứng theo doanh số cho vay chỉ chiếm 97% trong 2012 còn trong 2011 là 108% nên dư nợ năm 2012 tăng so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 du nợ tăng 28% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 vì trong những tháng đầu năm hoạt động cho vay phục vụ cho mục đích kinh doanh tăng do tính hiệu của thị trường khả quan. Cho vay chế biến, nuôi trồng thủy sản: Trái ngược với dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh dư nợ trong cho vay nuôi trồng thủy sản năm 2011 tăng đạt doanh số 993.122 triệu đồng tốc độ tăng 122%, sang năm 2012 chỉ đạt 761.165 triệu đồng giảm từ 23 % so với năm 2011. Nhu cầu nguồn vốn trong lĩnh vực thủy sản là rất lớn nhưng dư nợ lại không tăng vào cuối kỳ cho thấy hoạt động cho vay đang được hạn chế vì phần lớn các doanh nghiệp và nông dân đang gặp khó khăn trong đầu ra của nguồn tài nguyên này. Sang những tháng đầu năm 2013 lĩnh vực cho vay thủy sản lại tiếp tục giảm trong khi hoạt động thu nợ vào 6 tháng này lại tốt chiếm tỷ trọng cao nên dư nợ có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2012 đạt 147.354 triệu đồng giảm 10% so với 6 tháng đầu năm 2013. Cho vay dịch vụ: Dư nợ cho vay năm 2011 đạt 438.671 triệu đồng tăng 76.803 triệu đồng tốc độ tăng hơn 21% so với năm 2010; đến năm 2012 chỉ đạt 384.526 triệu đồng giảm 12% so với năm 2011, sự giảm mạnh của dư nợ cho thấy hoạt động thu hồi nợ của chi nhánh đang thực hiện rất tốt, cán bộ thường xuyên kiểm tra đôn đốc nên khách hàng trả nợ đúng hạn. Sang 6 tháng đầu năm dư nợ tăng 5% là do hoạt động thu nợ giảm trong khi doanh số cho vay tăng so với cùng kỳ 2012. Trang 52 Bảng 4.11: Dư nợ theo mục đích sử dụng tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2010 % TT 2011 % TT 2012 % 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Tuyệt đối Sản xuất kinh doanh 521.633 33,9 315.867 16,1 388.043 23,3 315.323 403.657 (205.766) Thủy sản 447.357 29,0 993.122 50,7 761.165 45,7 950.479 846.039 Dịch vụ 361.868 23,5 438.671 22,4 384.526 23,0 340.174 Tiêu dùng 208.728 13,6 210.044 10,8 131.512 8,0 Tổng cộng 1.539.586 100 1.957.704 100 1.665.246 100 (%) 2012/2011 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) (39,45) 72.176 545.765 122,0 (231.957) 358.563 76.803 21,22 (54.145) (12,34) 18.389 5,41 221.389 253.898 1.316 0,63 (78.532) (37,39) 32.509 14,68 1.827.365 1.862.157 418.118 27,16 (292.458) (14,94) 34.792 1,90 Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Trang 53 22,85 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 88.334 28,01 (23,36) (104.440) (10,99) Cho vay tiêu dùng: cũng giống như dư nợ cho vay dịch vụ doanh số dư nợ đối với cho vay tiêu dùng cũng vậy, dư nợ năm 2011 đạt 210.044 triệu đồng tăng 1.316 triệu đồng tốc độ tăng hơn 0.63% so với năm 2010; đến năm 2012 chỉ đạt 131.512 triệu đồng giảm 37% so với năm 2011, sang 6 tháng đầu năm 2013 tăng 14% so với cùng kỳ 2012. sự giảm mạnh dư nợ năm 2012 không phải là một dấu hiệu xấu các khoản cho vay tiêu dùng sụt giảm mạnh mà là công tác thu nợ đạt được kết quả tốt doanh số thu nợ đạt 110% so với doanh số cho vay nên dư nợ cào cuối kỳ năm 2012 giảm mạnh so với dư nợ năm 2011. 4.2.4 Nợ quá hạn ngắn hạn Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng có những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu ngân hàng đồng ý thì điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Qua bảng 4.12 ta thấy trong 3 năm qua tình hình nợ quá hạn tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ có nhiều biến động lớn. Năm 2011 Nợ quá hạn đạt 954 triệu đồng tăng 300 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng hơn 45 %. Đến năm 2012 tăng lên 377% so với 2011 đạt 4.546 triệu đồng, nguyên nhân của sự tăng nợ quá hạn quá nhanh hơn 45 % là do nợ quá hạn ngắn hạn năm 2011 tăng nhanh hơn 74% sang năm 2012 tăng thêm 3.596 triệu đồng, còn nợ trung và dài hạn thì do chính sách của ngân hàng nhà nước đối với các khoản vay trung - dài được giản nợ, gia hạn nợ nên nợ quá hạn ngắn hạn tăng nhanh ở Vietinbank chi nhánh Cần Thơ. Sự tăng nhanh này là do hậu quả của cuộc theo đuổi tín dụng cao trong thời gian trước, cộng với những biến động của nền kinh tế nên nợ quá hạn tăng cao trong năm 2011 kéo dài đến 2012. Nợ quá hạn ngắn hạn tăng chủ yếu phần lớn từ dư nợ cho vay bất động sản, cá nhân, cho vay dịch vụ và cho vay sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài ra với sự kiện vỡ nợ của một số công ty thủy sản làm cho một lượng khách hàng của ngân hàng mất khả năng thanh toán nợ đúng hạn nên nợ quá hạn của lĩnh vực cho vay nuôi trồng thủy sản tăng lên 2.000 triệu đồng trong năm 2012. Việc gia tăng các khoản nợ nhóm 2 do nhóm 1 chuyển sang cho thấy chất lượng khoản vay tiếp tục xấu đi dẫn đến nợ quá hạn tăng lên hơn 377% vào năm 2012. Do chất lượng các khoản vay bị sụt giảm nên ngân hàng cần trích lập dự phòng và luôn tăng qua các năm nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm mạnh năm 2012. Trang 54 Bảng 4.12: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2010 % TT 2011 TT 2012 % 6 tháng đầu năm 2012 % 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Tuyệt đối (%) Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 2012/2011 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Ngắn hạn 534 82 954 100 4.546 100 2.863 3.952 420 74,65 3.592 377 1.089 38.04 Trung hạn 120 18 0 0 0 0 0 0 (120) (100) 0 0 0 0 654 100 954 100 4.546 100 2.863 3.952 300 45,87 3.592 377 1.089 38,04 Tổng cộng Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Trang 55 Sang 6 tháng đầu năm 2013 nền kinh tế đang trên tiến trình phục hồi theo các chính sách chỉ đạo của nhà nước, hoạt động của ngân hàng cũng dần được cải thiện nhưng chưa cao, nợ quá hạn của chi nhánh vẫn tăng thêm 38% so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân chủ yếu là do chuyển nhóm nợ từ năm 2012 chuyển qua. Việc gia tăng nợ quá hạn qua các năm cho thấy chất lượng cho vay của ngân hàng ở mức thấp thì các khoản nợ quá hạn nợ xấu tăng lên, tỷ lệ nợ xấu tăng cao bộc lộ sự suy giảm chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trở thành mối quan ngại sâu sắc đối với việc quản trị ngân hàng tại chi nhánh.  Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng Qua bảng 4.13 cho thấy nợ quá hạn theo mục đích sử dụng đang có chiều hướng tăng lên trong lĩnh vực thủy sản và dịch vụ trong khi nợ quá hạn tiêu dùng không có và lĩnh vực sản xuất kinh doanh giảm . Nợ quá hạn trong sản xuất kinh doanh: Trong năm 2010 môi trường kinh doanh không tốt hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên nợ quá hạn đạt mức 540 triệu đồng thuộc thành phần kinh tế công ty TNHH, sang năm 2011 nợ quá hạn giảm còn 300 triệu đồng, đến năm 2012 hoạt động sản xuất kinh doanh thu được lợi nhuận nên cuối năm nợ quá hạn bằng 0, sang 6 tháng đầu năm tỷ lệ này ổn định ở mức 0% Nợ cho vay chế biến, nuôi trồng thủy sản: Tuy trong năm 2010 và 2011 thị trường thủy sản tại Cần thơ có nhiều biến động nhưng hoạt động trả nợ cho ngân hàng đúng hạn không có nợ quá hạn, Sang năm 2012 với sự kiện Công ty thủy sản Bình An mất khả năng thanh toán nợ cho người nuôi cá, kéo theo hàng loạt khách hàng vay vốn đầu tư vào thủy sản không thể thanh toán lãi và nợ gốc đúng hạn cho ngân hàng, khách hàng bị chuyển nhóm nợ nên nợ quá hạn tăng lên 2.000 triệu đồng từ thành phần kinh tế cá nhân. Sang 6 tháng đầu năm 2013 nợ quá hạn trong hoạt động này tăng do chuyển nhóm nợ từ năm 2012 qua và hoạt động thủy sản cũng bất đầu khởi sắc phát triển trở lại với sự hỗ trợ từ các chính sách trong việc giúp công ty thủy sản Bình An thoát khởi khó khăn trả được phần lớn tiền nợ nông dân nên nợ quá hạn có giảm so với cả năm 2012 và tăng 76% so với cùng kỳ 6 thắng đầu năm 2012. Nợ quá hạn trong cho vay dịch vụ và sản xuất kinh doanh khác: nợ quá hạn năm 2011 chỉ đạt 654 triệu đồng sang năm 2012 nợ quá hạn tăng lên 2.546 triệu đồng tăng 1.892 triệu đồng tốc độ tăng 389% so với năm 2011. Nợ quá hạn tăng mạnh phần lớn là nằm trong nên kinh tế thành phần cá nhân vay vốn để đầu tư, kinh doanh mà không mang lại hiệu quả kinh tế lựa chọn loại hình dịch vụ và sản xuất kinh doanh nhỏ không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nên hoạt động thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ nợ quá hạn tiếp tục tăng do chuyển nhóm nợ từ năm 2012 qua năm 2013 mặc dù hoạt động cho vay vào mục đích kinh doanh này có giảm. Hoạt động cho vay tiêu dùng luôn mang lại lợi nhuận cho chi nhánh, lương tiền cho vay và thu hồi luôn được đảm bảo nên trong 3 năm vừa 2010- 2012, khách hàng cho vay luôn được chọn lọc, có nguồn thu nhập ổn định để thanh toán lãi và nợ gốc cho chi nhánh nên không có tỷ lệ nợ quá hạn nào trong cho vay tiêu dùng. Trang 56 Bảng 4.13: Tình hình nợ quá hạn theo mục đích sử dụng tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Sản xuất kinh doanh 2010 2011 6 tháng đầu năm 2012 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 Tuyệt đối Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 2012/2011 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) (%) 534 300 0 128 0 (234) (43,8) (300) 0 (128) (100) Thủy sản 0 0 2.000 879 1.547 0 0 2.000 100 668 76,0 Dịch vụ 0 654 2.546 1.856 2.405 654 100 1.892 389 549 29,6 Tiêu dùng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 534 954 4.546 2.863 3.952 420 74,65 3.592 377 1.089 38,04 Tổng cộng Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ Trang 57 4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN Đánh giá hiệu quả hoạt động trong kinh doanh là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp, ngân hàng cũng vậy, từ những kết quả đánh giá cho thấy được chất lượng hoạt động kinh doanh, từ đó có thể đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm và phương hướng hoạt động có hiệu quả hơn. Đối với hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cần Thơ, việc đánh giá hoạt động cho vay được thực hiện thông qua một số chỉ tiêu. Mặc dù hoạt động cho vay không chỉ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay ngắn hạn nhưng để theo mục đích thực hiện đề tài, vì thế cần phải lựa chọn vốn huy động ngắn hạn để cho vay ngắn hạn để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngắn hạn. Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Vốn huy động ngắn hạn DS Cho vay ngắn hạn DS Thu nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn Dư nợ bình quân ngắn hạn Nợ quá hạn ngắn hạn Nợ xấu ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng Hiệu quả sử dụng vốn Tỷ lệ nợ quá hạn Hệ số thu nợ Tỷ lệ nợ xấu ĐVT 2010 2011 2012 Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Tr.đ Lần % % % % 1.691.853 4.924.367 4.314.122 1.539.586 1.280.006 534 534 3,37 91,2 0,035 87,6 0,035 2.060.741 7.482.715 7.064.597 1.957.704 1.748.645 954 954 4,04 95,1 0,049 94,4 0,049 1.914.076 7.372.014 7.664.472 1.665.246 1.811.475 4.546 2.389 4,23 87,l 0,27 103,9 0,143 6 tháng đầu năm 2013 1.372.989 4.022.472 3.825.561 1.862.157 1.844.761 3.952 2.056 2,07 136,4 0,21 95,1 0,11 Nguồn : Phòng kế toán – Vietin bank chi nhánh Cần Thơ 4.3.1 Vòng quay vốn tín dụng Một đồng quay hết một vòng khi nó đã được giải ngân và đã được thu hồi về ngân hàng. Do đó, vòng quay vốn tín dụng sẽ đo lường tốc độ luận chuyển vốn tín dụng trong thời gian ngắn hạn là 1 năm, thể hiện thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng của Vietinbank chi nhánh Cần Thơ trong những năm qua có sự biến động theo chiều hướng tăng dần qua các năm. Năm 2010, vòng quay vốn là 3,37 vòng, sang 2011 là 4,04 vòng và đến 2012 vòng quay tín dụng là 4,23 vòng, đều này thể hiện trong 1 năm 1 đồng vốn cho vay được quay vòng giải ngân và thu hồi được từ 3 đến 4 lần tương đương từ 90 ngày đến 120 ngày trên 1 Trang 58 vòng. Sự tăng nhanh của vòng quay cho thấy nguồn vốn thu hồi trong cho vay ngắn hạn đang thu hồi nhanh chóng nhằm đảm bảo nguồn vốn trong nền kinh tế trước những khó khăn. Sang 6 tháng đầu năm 2013 vòng quay tín dụng là 2,07 vòng so với 6 tháng đầu năm 2012 tương đương 90 ngày trên một vòng quay ngắn hạn, đây là một tín hiệu tốt trong việc thu hồi nợ so với cùng kỳ 2012 và mong gần chi nhánh sẽ cố gắn duy trì để giảm mức độ rủi ro hết mức trong cho vay ngắn hạn. 4.3.2 Hệ số thu nợ Cùng với sự tăng trưởng chung của ngân hàng hệ số thu nợ trong 3 năm 20102012 cũng tăng lên rất tốt và ổn định qua từng năm tăng từ 87,6% năm 2010 lên gần 104% trong năm 2012, sang 6 tháng đầu năm 2013 hệ số này là 92% so với cùng kỳ 2012. Như vậy có thể khẳng định công tác thu nợ được quan tâm rất nhiều, hệ số luôn tăng trưởng, Vietinbank chi nhánh Cần Thơ luôn áp dụng thực thi các biện pháp mạnh nhằm thu về các khoản vay trong thời gian nhất định, mặc khác các khách hàng đã được rà soát kỹ trước khi vay, nên phần đông các khách hàng này là những khách hàng quen thuộc, có khả năng trả nợ tốt. 4.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn Mặc dù hoạt đồng cho vay ngắn hạn không chỉ sử dụng vốn ngắn hạn mà có sử dụng nguồn huy động trung và dài hạn nhưng do yêu cầu của đề tài phân tích trong ngắn hạn nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn sử dụng công thức dư nợ ngắn hạn chia vốn huy động ngắn hạn. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động đã sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu nhỏ hơn 100% thì vốn huy động vẫn còn thừa. Qua bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá hoạt động, thì 3 năm 2010 – 2012 thì hiệu quả sử dụng vốn của Vietinbank chi nhánh Cần Thơ hiệu quả nhưng chưa cao khi số dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn chưa sử dụng hết. Cụ thể tỷ lệ năm 2010 vốn huy động được sử dụng là 91,2%, đến 2011 thì chi nhánh đã sử dụng hết 95% nguồn vốn huy động để cho vay, từ đó phát huy được hiệu quả của nguồn vốn huy động tạo thêm một khoảng lợi nhuận khá lớn từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đến 2012 là 87% vốn huy động ngắn hạn mà không sử dụng hết thì không tạo nên lợi nhuận cho ngân hàng mà ngân hàng còn phải tốn thêm 1 khoản chi phi trả lãi cho khách hàng. Vì vậy Vietinbank chi nhánh Cần Thơ cần phải quan tâm tìm kiếm khách hàng hơn nữa để gia tăng doanh số dư nợ, tận dụng hết mức nguồn vốn huy động hiện có để tạo thêm doanh thu cho ngân hàng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn huy động được sử dụng để cho vay đạt 136,4%. Trang 59 4.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn Đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, năm 2010 tỷ lệ này là 0.035% đến năm 2011 là 0,049% sang 2012 là 0,27 tỷ lệ này so với các ngân hàng khác là tương đối nhỏ nhưng qua các năm đều tăng là một đều đáng báo động trong công tác thẩm định cho vay và thu hồi vốn ngắn hạn, cán bộ tín dụng đã cần thẩm định dự án, khách hàng tốt hơn nữa. Ngoài ra cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên theo dõi sự biến động giá cả, kinh tế cũng như nhu cầu của thị trường. Qua đó, ngân hàng sẽ nắm vững về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng mà có hướng đầu tư cũng như kế hoạch thu hồi vốn thích hợp. 4.3.5 Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn ngắn hạn vào nền kinh tế và tính an toàn hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng, thực tế chứng minh tình hình nợ xấu tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ qua các năm điều tăng. Năm 2010 tỷ lệ này là 0.035% đến năm 2011 chỉ còn 0,049% sang 2012 là 0,14%, nợ xấu luôn tăng lên nhưng mức độ vẫn nằm trong mức cho phép của ngân hàng nhà nước, sự tăng nhanh nợ xấu ngoài việc các khách hàng vay vốn ngắn hạn bị ảnh hưởng của nền kinh tế kinh doanh không hiệu quả, mất khả năng thanh toán nợ đúng hạn mà còn do sự bất cập trong các chính sách bất nguồn từ ”vòng luẩn quẩn” về lãi suất huy động và cho vay, nền kinh tế khó khăn cộng với lãi suất cho vay quá cao làm cho các doanh nghiệp cá nhân mất khả năng chi trả các khoản vay hiện tại tại ngân hàng làm cho nợ quá hạn của 3 năm tăng, còn các khách hàng mới thì khó tiếp cận được nguồn vốn ngắn hạn. Để thoát khỏi vòng luẩn vuẩn thì vấn đề trọng tâm cần thiết là giải quyết vấn đề lãi suất “ giảm mặt bằng lãi suất” với nền kinh tế nhằm khắc phục nền kinh tế đình trệ. Là những bước mà NHNN đang phấn đấu và thực hiện trong thời gian tới trong thời gian tới. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ nợ xấu hơn 0,11% so với cùng kỳ 2012 trong khi tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn cả năm 2012 chỉ là 0,14%, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 lại lên mức cao phần lớn là do nợ xấu ngắn hạn của năm 2012 chuyển giao qua năm 2013. Trang 60 4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN Qua quá trình tìm hiểu, phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn của Vietinbank chi nhánh Cần Thơ, ta vẫn thấy một số tồn tại và hạn chế bên cạnh những mặt mạnh đạt được. - Hoạt động huy động vốn tăng trưởng không cao nhưng huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn trong khi nhu cầu vay vốn dài hạn lại tăng. - Doanh số cho vay và thu nợ chưa thật sự cân đối tăng trưởng không ổn định qua các năm. - Mặc dù có sự theo dõi giám sát thường xuyên của cán bộ tín dụng, bộ phận xử lý nợ nhưng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại ngân hàng vẫn tăng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Do đó, để có sự hoạt động tốt hơn trong công tác tín dụng nói chung hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ trong thời gian tới, với một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh. 4.4.1 Bảo đảm nguồn vốn ổn định Hiện tại nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn đây là điều kiên thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng và nền kinh tế đòi hỏi ngân hàng phải khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động, để thu hút được lượng tiền gửi trong dân cư thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn lãi suất với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để đề ra các mức lãi suất tiết kiệm cho phù hợp với biến động của thị trường nhằm thu hút các tầng lớp dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi lớn, có nguồn tiền gửi ổn định. - Thực hiện tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị dưới nhiều hình thức như quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình, báo, về các thể thức huy động vốn ngắn hạn tới mọi đối tượng khách hàng trong thành phố. Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, những đơn vị có lượng tiền nhàn rỗi, thanh toán lớn thông qua cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán hoặc có chính sách về ưu đãi phí dịch vụ, lãi suất tiền gửi, tiền vay đối với các đơn vị này, đồng thời phải mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn từ các tổ chức này. Trang 61 - Quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ và nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để có thể tư vấn cho khách hàng và thực hiện các yêu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ ngân hàng, tạo được uy tín cho ngân hàng. Đồng thời không ngừng cải tiến phong cách giao tiếp, phục vụ văn minh, lịch sự, tận tình và nhanh chóng tạo cho khách hàng cảm nhận được sự tự tin và cần thiết khi đến với ngân hàng. - Cần nâng cao cơ sở vật chất cho chi nhánh nhất là công nghệ thông tin, tin học điện tử trong các hoạt động dich vụ của ngân hàng trong đó phát triển mạnh dịch vụ thanh toán với tốc độ cao và thuận tiện để thu hút khách hàng quan hệ với ngân hàng để tạo niềm tin, sự thoái mái cho khách hàng khi đến giao dịch đồng thời có đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. - Mở rộng mạng lưới hoạt động: xây dựng thêm các phòng giao dịch ở các huyện, các địa bàn có tiềm lực phát triển công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, khu vực dân cư để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ giao dịch. Mở rộng mạng lưới thu và chi tiền tại nhà, công ty, xí nghiệp theo yêu cầu của khách hàng để vận động thu hút tiền gửi. 4.4.2 Đa dạng hóa các hoạt động cho vay ngắn hạn Để mở rộng hoạt động cho vay ngân hàng ngắn hạn cần phải đa dạng hóa các hình thức cho vay, ngoài các hình thức truyền thống cầm cố thế chấp thì bên cạnh đó còn có cho vay theo hình thức linh động hơn, về thời gian, lãi suất, hình thức đảm bảo tiền vay, cầm cố các chứng từ có giá: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu kho bạc, hình thức này thường rất ít rủi ro. 4.4.3 Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn ngắn hạn Nợ quá hạn là một vấn đề luôn làm các nhà quản trị ngân hàng thương mại quan tâm. Bất cứ ngân hàng thương mại nào dù quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu thì vẫn không thể triệt tiêu hết nợ quá hạn, các khoản nợ quá hạn ngắn hạn thì thời gian thu hồi nợ phải nhanh, bởi vậy nguy cơ nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Do đó quản lý hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng thương mại. - Ngân hàng thường xuyên có chính sách gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ chuyên môn cho họ. Nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ, nhân viên trong hoạt động của mình cũng như phân tích đánh giá sai khách hàng. Trang 62 - Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, vì đây là khoản nợ có thời gian thu hồi ngắn nên đòi hỏi cán bộ tích dụng phải tích cực trong việc kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có thật sự hiệu quả để có biện pháp thu hồi nợ hợp lý. - Nếu thấy các khoản nợ không có khả năng thu hồi nợ được thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ giúp ngân hàng bảo toàn nguồn vốn hoạt động. 4.4.4 Giải pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro khách quan Các rủi ro khách quan thường gặp trong cho vay ngắn hạn như: tai nan, bệnh tật, chết, mất tích đối với người đi vay. Đây là những tai nạn khó có thể lường trước được trước khi cho vay, để ngăn ngừa hạn chế và hạn chế những rủi ro này ngân hàng có thể sử dụng biện pháp là khi người đi vay vay tiền đòi hỏi phải có tài sản thế chấp đảm bảo. Ngoài ra nếu khách hàng là cá nhân thì cần phải có người thừa kế khoản vay, hình thức thế chấp bằng sổ bảo hiểm nhân thọ cũng có thể áp dụng. 4.4.5 Hoạt động Marketing Trong kinh doanh mỗi ngân hàng muốn cho khách hàng biết đến dịch vụ trong cho vay của mình thì ngân hàng cần phải tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị và xây dựng chiến lược khách hàng nhằm nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng để khi có nhu cầu vay vốn khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng. Để công tác tiếp thi được thành công thì ngân hàng phải trực tiếp tiếp cận với khách hàng như thông qua hội nghị khách hàng, tổ vay vốn, hoặc sở giao dịch….chủ động tìm đến khách hàng để giới thiệu và gửi gấm lời hứa của mình về vấn đề hoạt động dịch vụ mà mình sẽ cung cấp luôn là tốt nhất. Ngoài tiếp thị trực tiếp đến khách hàng, ngân hàng cũng nên tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi trên thông tin đại chúng như: thông qua báo trí, đài phát thanh, bảng hiệu, tờ rơi……. để thu hút thêm nhiều khách hàng. Các sản phẩm cho vay cũng nên tuyên truyền rộng rãi, giới thiệu các hình thức, sản phẩm cho vay ưu đãi, đối với từng đối tượng, thành phần kinh tế khác nhau thông qua việc cung cấp các tờ rơi tới từng khu vực chuyên hoạt động sản xuất, ngành ngề phù hợp với loại hình sản phẩm cho vay của ngân hàng. Trang 63 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN: Cùng với sự lớn mạnh của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân Hàng TMCP Công Thương Chi Nhánh Cần Thơ cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nền kinh tế TP Cần Thơ, Vietinbank chi nhánh Cần Thơ laà ngân hàng thương mại với mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cần Thơ còn chú trọng quan tâm đến mục tiêu chính sách xã hội. Thực tế vài năm qua vốn của ngân hàng đã giúp cho người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã tạo ra sự thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế TP Cần Thơ. Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng công thương Cần Thơ cho thấy nghiệp vụ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn tạm thời cũng như hỗ trợ vốn cho dân cư, các đơn vị kinh tế ở cả khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh. Ngoài ra, có tác động tích cực đến việc khai thác thế mạnh tiềm năng trong địa phương, thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế, đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của cả nước. Mặc dù tình hình kinh tế bị biến động lớn trong những năm qua với sự sác nhập nhiều ngân hàng để tạo sự mạnh mẽ trong cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng đặt Vietinbank chi nhánh Cần Thơ vào thế phải cạnh tranh gay gắt. Nhưng Vietinbank chi nhánh Cần Thơ kết quả kinh doanh hoạt động vẫn hiệu quả, lợi nhuận vẫn tăng trưởng và ổn định, hoạt động cho vay ngắn hạn vẫn đạt mức cao luôn chiếm vai trò chủ đạo tạo nên nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại khó khăn và thách thức dưới tác động chung của nền kinh tế đòi hỏi Vietinbank chi nhánh Cần Thơ cần phấn đấu hơn nữa trong hoạt đông huy động vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn tạo đà thanh khoản cao hơn, hoạt động cho vay và thu hồi luôn tỷ lệ thuận với nhau, lợi nhuận luôn tăng trưởng. 5.2. KIẾN NGHỊ Bên cạnh những kết quả đạt được, với vốn nhận thức còn hạn chế trong khuôn khổ một đề tài báo cáo, sau đây em xin đưa ra một vài kiến nghị góp phần vào hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Trang 64  Đối với chính phủ và các cơ quan liên quan Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế đang từng bước phục hồi phát triển thì chắc chắn hệ thống ngân hàng cũng phát triển. Vì thế vai trò của ngành ngân hàng là vô cùng quan trọng trong điều tiết chính sách vĩ mô, nhằm thực hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với ngân hàng nhà nước cần thực hiện các giải phát sau. - Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để điều hành các chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. - Xây dựng một hệ thống pháp luật rõ ràng, chính xác có hiệu lực để giúp các ngân hàng giảm thiểu các thủ tục rườm rà tạo thuận lợi cho các đối tượng, khách hàng khi tiếp cận dịch vụ ngân hàng. - Thực hiện đồng nhất các văn bản hướng dẫn, giảm thiểu các giấy tờ thủ tục cần thiết mà vẫn đảm bảo tính pháp lý được chặt chẽ.  Đối với ngân hàng nhà nước Với vai trò cấp quản lý cao nhất của hệ thống ngân hàng, ngân hàng nhà nước cần phải đổi mới công tác thanh tra giám sát đối với các ngân hàng trong công tác huy động và cho vay. Về lãi suất và phí cần phải điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với cung cầu vốn của nền kinh tế, để hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh. Từng bước hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin ngành ngân hàng, ban hàng quy chế bắt buộc các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng phải cung cấp CIC.  Đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Cần tạo điều kiện cho Vietinbank chi nhánh Cần Thơ linh hoạt trong việc quyết định lãi suất cho vay đối với từng thành phần đối tượng khách hàng - Hỗ trợ, đào tạo thêm nguồn nhân lực chuyên sâu về hoạt động Makerting, cho phép chi nhánh chủ động thực hiện chương trình khuyến mãi trong huy động vốn. Trang 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ninh Kiều, 2006. Nghiệp vụ ngân hàng. Hà Nôi: NXB Thống Kê 2. Duy phương, 2012. Kết quả kinh doanh của một số ngân hàng thương mại. Hà Nội: trang website: http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/ndhmoney.vn/Ketqua-kinh-doanh-cua-mot-so-ngan-hang-thuong-mai-Lo-do-dau/7814408.epingày truy cập 8/09/2013 3. Nguyễn Thị Hương, 2008. Phân tích tài chính trong ngân hàng thương mại. Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng. NXB Tập chí kế toán. http://www.tinkinhte.com/vietnam/ho-so-tu-lieu/phan-tich-tai-chinh-trong-ngan-hang-thuong-mai.nd5dt.55314.113207.html. ngày truy cập 24/09/2013 4. Nguyễn Lê Ánh, 2008. Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng VP Bank chi nhánh Kinh Đô, Luận văn tốt nghiệp. Đại học kinh tế Quốc Dân. Trang website http://www.doko.vn. Truy cập ngày 10/09/2013 5. Nguyễn Thị Thúy Huỳnh, 2012. Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. 6. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ 7. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyêt, 2010. Quản trị ngân hàng. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. 6. Trương Thị Ngọc Châu, ”2012”, Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang. Luận văn tốt nghiệp. Đại học An Giang. Trang website http://luanvan.com.vn truy cập ngày 07/09/2013 9. Trần Nguyệt Bích Vân, 2010. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. GVHD: Trần Quế Anh. Đại học Cần Thơ. Truy cập website http://doc.edu.vn Truy cập ngày 24/09/2013. 10. Thông tư 15/2009/TT-NHNN,2009. Quy đinh về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đucợ sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng” http://phapluat.tuoitre.com.vn/Van-ban/Tai-chinh---Tin-dung---Ngan-hang/Thong-tu-so15-2009-TT-NHNN-quy-%c4%91inh-ve-ty-le-toi-.aspx truy cập ngày 09/09/2013. 11. Trang website Vietinbannk, 2010, 2011, 2012. Báo cáo thường niên. http://www.vietinbank.vn/ Truy cập ngày 28/08/2013. Trang 66 [...]... hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Trang 14 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ ngân hàng nhà nước Việt Nam và là ngân hàng thương. .. trạng hoạt động cho vay vốn ngắn hạn và đánh giá hoạt động cho vay thông qua các chỉ tiêu tài chính - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài thực hiện từ số liệu thu thập từ các phòng ban Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Trang... hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ trong những năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, nhằm đưa ra một số giải pháp giúp ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động cho vay vốn ngắn hạn 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cần Thơ qua những năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Phân tích. .. Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã và đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là các vùng nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh Vì những lí do trên mà em quyết định chọn đề tài Phân Tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân Tích hoạt động cho vay ngắn hạn. .. quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng VP Bank chi nhánh Kinh Đô, Luận văn tốt nghiệp Đề tài thể hiện các khái niêm cơ bản về cho vay ngắn hạn, phương thức cho vay, cách thức nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, để đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn Thái Văn Đại, 2007 Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại Học Cần Thơ, tài liệu thể hiện các quy trình cho vay. .. Nam) Ngày 14/05/2008: Ngân hàng Công Thương Việt Nam đổi tên thương hiệu từ INCOMBANK sang thương hiệu mới VIETINBANK Ngày 31/07/2008: Ngân hàng Công Thương Việt Nam đón nhận ”chứng chỉ ISO 9001-2000” Ngày 08/07/2009: công bố đổi tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam (theo giấy phép thành lập và hoạt động của thống đốc NHNN Việt Nam số 142/GP–NHNN,ngày... làm cho hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong yếu tố thanh khoản và huy động vốn của nền kinh tế Ngân hàng thương mại là nơi thực hiện vai trò phân phối nguồn vốn, thông qua hoạt động huy động và cho vay, trong đó cho vay ngắn hạn luôn chi m tỷ trọng cao mạng lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, Vậy tại sao cho vay ngắn hạn luôn chi m vị trí cao, Thứ nhất là do chinh sách của ngân hàng trong hoạt động. .. giải ngân thu hồi nợ, nghiệp vụ tín dụng trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng của hệ thống ngân hàng thương mại Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 2007 Quản trị ngân hàng, NXB Đại Học Cần Thơ Tài liệu thể hiện phương thức quản trị tổng quát của ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động, công thức tính toán Trương Thị Ngọc Châu, 2012 Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân. .. chi nhánh, Văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam theo Quyết định số 117/BB-HĐQT-2009 của chủ tịch HĐQH Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Nguyễn Thị Thúy Huỳnh, 2012, p31 - 32) 3.1.2 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Cùng với yêu cầu đổi mới kinh tế, đồng thời nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã đặt chi. .. điều kiện cho vay có thể được từng ngân hàng cự thể hóa tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay 2.1.2.6 Lãi suất cho vay Ngân hàng công bố lãi suất cho vay của cho khách hàng biết Ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn 2.1.2.7 Mức cho vay Mức cho vay được ... tài Phân Tích hoạt động cho vay ngắn hạn ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân Tích hoạt động cho vay ngắn hạn ngân. .. TP Cần Thơ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ngân hàng chuyên nghiệp, phục vụ hoạt động chủ yếu huy động vốn cho vay, Trang 16 chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam, hoạt động. .. HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 15 3.1.1 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 15 3.1.2 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh

Ngày đăng: 08/10/2015, 23:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w