Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 74)

Nợ quá hạn là một vấn đề luôn làm các nhà quản trị ngân hàng thương mại

quan tâm. Bất cứ ngân hàng thương mại nào dù quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu

thì vẫn không thể triệt tiêu hết nợ quá hạn, các khoản nợ quá hạn ngắn hạn thì thời

gian thu hồi nợ phải nhanh, bởi vậy nguy cơ nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Do đó quản lý hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng thương

mại.

- Ngân hàng thường xuyên có chính sách gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo

huấn luyện để nâng cao thêm trình độ chuyên môn cho họ. Nhằm hạn chế đến mức

tối đa những sai phạm của cán bộ, nhân viên trong hoạt động của mình cũng như phân tích đánh giá sai khách hàng.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách

hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử

dụng vốn vay sai mục đích, vì đây là khoản nợ có thời gian thu hồi ngắn nên đòi hỏi cán bộ tích dụng phải tích cực trong việc kiểm tra việc sử dụng vốn của khách

hàng có thật sự hiệu quả để có biện pháp thu hồi nợ hợp lý.

- Nếu thấy các khoản nợ không có khả năng thu hồi nợ được thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ giúp ngân hàng bảo toàn nguồn vốn hoạt động.

4.4.4 Giải pháp ngăn ngừa hạn chế rủi ro khách quan

Các rủi ro khách quan thường gặp trong cho vay ngắn hạn như: tai nan, bệnh

tật, chết, mất tích đối với người đi vay. Đây là những tai nạn khó có thể lường trước được trước khi cho vay, để ngăn ngừa hạn chế và hạn chế những rủi ro này ngân hàng có thể sử dụng biện pháp là khi người đi vay vay tiền đòi hỏi phải có tài sản thế chấp đảm bảo. Ngoài ra nếu khách hàng là cá nhân thì cần phải có người

thừa kế khoản vay, hình thức thế chấp bằng sổ bảo hiểm nhân thọ cũng có thể áp

dụng.

4.4.5 Hoạt động Marketing

Trong kinh doanh mỗi ngân hàng muốn cho khách hàng biết đến dịch vụ

trong cho vay của mình thì ngân hàng cần phải tăng cường công tác quảng cáo, tiếp

thị và xây dựng chiến lược khách hàng nhằm nâng cao uy tín của ngân hàng đối

với khách hàng để khi có nhu cầu vay vốn khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng.

Để công tác tiếp thi được thành công thì ngân hàng phải trực tiếp tiếp cận với khách hàng như thông qua hội nghị khách hàng, tổ vay vốn, hoặc sở giao

dịch….chủ động tìm đến khách hàng để giới thiệu và gửi gấm lời hứa của mình về

vấn đề hoạt động dịch vụ mà mình sẽ cung cấp luôn là tốt nhất.

Ngoài tiếp thị trực tiếp đến khách hàng, ngân hàng cũng nên tuyên truyền,

quảng cáo rộng rãi trên thông tin đại chúng như: thông qua báo trí, đài phát thanh,

bảng hiệu, tờ rơi……. để thu hút thêm nhiều khách hàng.

Các sản phẩm cho vay cũng nên tuyên truyền rộng rãi, giới thiệu các hình thức, sản phẩm cho vay ưu đãi, đối với từng đối tượng, thành phần kinh tế khác

nhau thông qua việc cung cấp các tờ rơi tới từng khu vực chuyên hoạt động sản

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN:

Cùng với sự lớn mạnh của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân Hàng TMCP Công Thương Chi Nhánh Cần Thơ cũng ngày càng phát triển và tự

khẳng định mình đối với nền kinh tế TP Cần Thơ, Vietinbank chi nhánh Cần Thơ

laà ngân hàng thương mại với mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Cần Thơ còn chú trọng quan tâm đến

mục tiêu chính sách xã hội. Thực tế vài năm qua vốn của ngân hàng đã giúp cho

người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu và ứng dụng

khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã tạo ra sự thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế

TP Cần Thơ.

Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn tại chi nhánh

Ngân hàng công thương Cần Thơ cho thấy nghiệp vụ cho vay ngắn hạn luôn chiếm

tỷ trọng rất cao trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, góp phần vào việc cung

cấp nguồn vốn tạm thời cũng như hỗ trợ vốn cho dân cư, các đơn vị kinh tế ở cả

khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh. Ngoài ra, có tác động tích cực đến việc

khai thác thế mạnh tiềm năng trong địa phương, thúc đẩy khả năng phát triển kinh

tế, đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của cả nước.

Mặc dù tình hình kinh tế bị biến động lớn trong những năm qua với sự sác

nhập nhiều ngân hàng để tạo sự mạnh mẽ trong cơ cấu nguồn vốn của các ngân

hàng đặt Vietinbank chi nhánh Cần Thơ vào thế phải cạnh tranh gay gắt. Nhưng

Vietinbank chi nhánh Cần Thơ kết quả kinh doanh hoạt động vẫn hiệu quả, lợi

nhuận vẫn tăng trưởng và ổn định, hoạt động cho vay ngắn hạn vẫn đạt mức cao

luôn chiếm vai trò chủ đạo tạo nên nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại khó khăn và thách thức dưới tác động chung của nền

kinh tế đòi hỏi Vietinbank chi nhánh Cần Thơ cần phấn đấu hơn nữa trong hoạt đông huy động vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn tạo đà thanh khoản cao hơn, hoạt động cho vay và thu hồi luôn tỷ lệ thuận với nhau, lợi nhuận luôn tăng trưởng.

5.2. KIẾN NGHỊ

Bên cạnh những kết quả đạt được, với vốn nhận thức còn hạn chế trong

khuôn khổ một đề tài báo cáo, sau đây em xin đưa ra một vài kiến nghị góp phần

vào hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Đối với chính phủ và các cơ quan liên quan

Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế đang từng bước phục hồi phát triển

thì chắc chắn hệ thống ngân hàng cũng phát triển. Vì thế vai trò của ngành ngân hàng là vô cùng quan trọng trong điều tiết chính sách vĩ mô, nhằm thực hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với ngân hàng nhà nước cần thực hiện các giải phát sau.

- Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để điều hành các chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.

- Xây dựng một hệ thống pháp luật rõ ràng, chính xác có hiệu lực để giúp các

ngân hàng giảm thiểu các thủ tục rườm rà tạo thuận lợi cho các đối tượng, khách

hàng khi tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

- Thực hiện đồng nhất các văn bản hướng dẫn, giảm thiểu các giấy tờ thủ tục

cần thiết mà vẫn đảm bảo tính pháp lý được chặt chẽ.

Đối với ngân hàng nhà nước

Với vai trò cấp quản lý cao nhất của hệ thống ngân hàng, ngân hàng nhà nước

cần phải đổi mới công tác thanh tra giám sát đối với các ngân hàng trong công tác

huy động và cho vay.

Về lãi suất và phí cần phải điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với cung cầu vốn

của nền kinh tế, để hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh.

Từng bước hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin ngành ngân hàng, ban hàng quy chế bắt buộc các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng

với ngân hàng phải cung cấp CIC.

Đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Cần tạo điều kiện cho Vietinbank chi nhánh Cần Thơ linh hoạt trong việc

quyết định lãi suất cho vay đối với từng thành phần đối tượng khách hàng

- Hỗ trợ, đào tạo thêm nguồn nhân lực chuyên sâu về hoạt động Makerting,

cho phép chi nhánh chủ động thực hiện chương trình khuyến mãi trong huy động

vốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ninh Kiều, 2006. Nghiệp vụ ngân hàng. Hà Nôi: NXB Thống Kê

2. Duy phương, 2012. Kết quả kinh doanh của một số ngân hàng thương mại. Hà Nội: trang website: http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/ndhmoney.vn/Ket- qua-kinh-doanh-cua-mot-so-ngan-hang-thuong-mai-Lo-do-dau/7814408.epingày truy cập 8/09/2013

3. Nguyễn Thị Hương, 2008. Phân tích tài chính trong ngân hàng thương mại. Đà

Nẵng, Đại học Đà Nẵng. NXB Tập chí kế toán. http://www.tinkinhte.com/viet- nam/ho-so-tu-lieu/phan-tich-tai-chinh-trong-ngan-hang-thuong-mai.nd5-

dt.55314.113207.html. ngày truy cập 24/09/2013

4. Nguyễn Lê Ánh, 2008. Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng VP Bank chi nhánh Kinh Đô, Luận văn tốt nghiệp. Đại học kinh tế

Quốc Dân. Trang website http://www.doko.vn. Truy cập ngày 10/09/2013

5. Nguyễn Thị Thúy Huỳnh, 2012. Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

6. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản

Đại Học Cần Thơ

7. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyêt, 2010. Quản trị ngân hàng. Cần Thơ: Nhà

xuất bản Đại Học Cần Thơ.

6. Trương Thị Ngọc Châu, ”2012”, Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân

hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang. Luận văn tốt nghiệp.

Đại học An Giang. Trang website http://luanvan.com.vn truy cập ngày 07/09/2013 9. Trần Nguyệt Bích Vân, 2010. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. GVHD: Trần Quế Anh. Đại học Cần Thơ. Truy cập website http://doc.edu.vn Truy cập ngày 24/09/2013.

10. Thông tư 15/2009/TT-NHNN,2009. Quy đinh về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn

hạn đucợ sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng”

http://phapluat.tuoitre.com.vn/Van-ban/Tai-chinh---Tin-dung---Ngan-hang/Thong-tu-so-

15-2009-TT-NHNN-quy-%c4%91inh-ve-ty-le-toi-.aspx truy cập ngày 09/09/2013.

11. Trang website Vietinbannk, 2010, 2011, 2012. Báo cáo thường niên. http://www.vietinbank.vn/ Truy cập ngày 28/08/2013.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)