ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2013

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 37)

Trong năm 2012, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tiếp tục giữ vững

đà tăng trưởng an toàn, ổn định, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, phát huy vai trò là NHTM Nhà nước lớn, chủ lực của nền kinh tế. Đến 31/12, tổng tài sản của VietinBank (riêng lẻ) đạt trên 505 ngàn tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm trước; dư nợ

tín dụng tăng 13,3%; nguồn vốn tăng 9,4%; lợi nhuận trước thuế trên 8.213 tỷ đồng; cổ tức chi trả 16%; ROE đạt 19,8%, ROA đạt 1,6%; nợ xấu 1,35%/tổng dư nợ. VietinBank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận của toàn ngành ngân hàng.

VietinBank đã nỗ lực toàn diện, chung sức chung lòng, đoàn kết thống nhất để

triển khai các giải pháp có hiệu quả để đạt các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đều

tăng trưởng, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả. VietinBank đã đổi mới sâu rộng về cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành, quản lý rủi ro; đầu tư nguồn nhân lực, hạ tầng CNTT và xây dựng thương hiệu VietinBank ngày càng lớn mạnh. Điều kiện làm việc đời sống của trên 19.000 người lao động, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội được quan tâm và giữ vững. VietinBank vẫn phát huy truyền thống là doanh nghiệp tiên phong đi đầu đóng góp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.

Năm 2013, VietinBank tiếp tục bám sát chủ trương NHNN, tiếp tục đẩy mạnh

tăng trưởng hoạt động kinh doanh: tổng tài sản tăng 15-20%, nguồn vốn huy động

tăng 15-20%, dư nợ tín dụng và đầu tư tăng 15-20%, nợ xấu < 3%, lợi nhuận trước thuế tăng 10-15%, Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia; Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại; Nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh; Đổi mới, nâng cấp mô

mực Quốc tế. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; Đổi mới và nâng cao năng

lực quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II;... đảm bảo hoạt động của VietinBank

tăng trưởng an toàn, hiệu quả, bền vững đồng thời thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm của VietinBank với cộng đồng (BCTN, 2012, p.10).

Để đạt được những mục tiêu này đỏi hỏi sự phấn đấu hết mình từ nhiều phía

trong đó có VietinBank Cần Thơ

Ngân hàng TMCP Công Thương Viêt Nam chi nhánh Cần Thơ tiếp tục thực hiện phương châm “Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại”, ngân hàng TMCP Công Thương

Việt Nam chi nhánh Cần Thơ luôn luôn nắm vững mục tiêu phấn đấu, xây dựng kế

hoạch kinh doanh năm 2013 như sau:

- Nguồn vốn huy động tăng 20% trong năm 2013.

- Tổng dư nợ cho vay và đầu tư kinh doanh khác tăng trưởng 15%. - Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ đến cuối năm 2013 dưới 0,02%. - Tỷ trọng cho vay ngắn hạn / tổng dư nợ tối đa 15%.

- Lợi nhuận kinh doanh đạt 39.000 triệu đồng.

- Tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng, đảm bảo nợ xấu chiếm dưới 3% - Trích dự phòng rủi ro trong năm 2013 là dưới 4.000 triệu đồng

Trong 6 tháng đầu năm 2013 với sự phấn đấu hết mình của toàn thể nhân viên

Vietinbank nói chung trong đó có Vietinbank chi nhánh Cần Thơ nói riêng đã đạt

được những kết quả khả quan luôn ổn định được mức tăng trưởng, thực hiến đúng

theo các chính sách của chính phủ, NHNN, với việc hổ trợ giải quyết những khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, xử lý nợ đọng, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm, giảm tỷ lệ hàng tồn kho, đưa vốn tín dụng ngân hàng tới các lĩnh vực được ưu tiên nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng

của nền kinh tế… hỗ trợ thị trường góp phần ổn định và phát triển sản xuất kinh

doanh cho các doanh nghiệp, điều hành lãi suất huy động và cho vay, xử lý nợ xấu

theo chủ trương của Chính phủ.

Trong 6 tháng cuối năm 2013, các đơn vị trong toàn Vietinbank tiếp tục nỗ lực phấn đấu, hỗ trợ thị trường vượt qua khó khăn trong sản xuất và kinh doanh, góp phần cho việc tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn hệ thống, tích cực

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN 4.1.1 Tình hình huy động vốn

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần

kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao

thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu

vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân

hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của

ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.

Nếu như vấn đề hàng ngày của khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hàng ngày của khối ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho

các thành phần trong nền kinh tế. Thực hiện vay trò là trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế.

Vì thế, hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản

thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền

kinh tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận

lợi và an toàn.

Luật các tổ chức tín dụng có quy định ”ngân hàng được nhận tiền gửi của các

tổ chức và cá nhân và cá tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi có kỳ

hạn, tiền gửi không kỳ hạn và cá loại giấy tờ có giá và các loại tiền gửi khác”. Tóm lại nguồn vốn huy động từ tiền gửi với các ngân hàng có ý nghĩa rất lớn trong viêc lập nguồn vốn kinh doanh, tận dụng được nguồn vốn giá rẻ để cho vay và đầu tư.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là một chi

nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thế nên nguồn vốn

hoạt động chủ yếu có vốn điều chuyển từ hội sở và vốn huy động tại chỗ. Trong đó,

nhánh tạo ra lợi nhuận chi nhánh. Do đó chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện

pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn trong và ngoài TP.Cần Thơ nhằm tạo

nguồn tín dụng để cho vay và đầu tư đối với nền kinh tế.

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 T ri ệ u đ ồ n g

Vốn điều chuyển Vốn huy động

Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ

Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ 3 năm 2010-2012 và

6 tháng đầu năm 2013

Qua hình 4.1 và bảng 4.1 cho thấy tổng nguồn vốn qua 3 năm 2010 – 2012 và

6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng có biến động nhẹ, năm 2011 đạt 2.619.714 triệu đồng tăng 6% so với năm 2010, sang 2012 nguồn vốn giảm 2% so với năm

2011 sự dao động này là do sự kết hợp của vốn điều chuyển và vốn huy động. Vốn điều chuyển từ hội sở Vietinbank đến Vietinbank chi nhánh Cần thơ qua 3 năm 2010 – 2012 luôn giảm từ 494.912 triệu đồng xuống còn 271.730 tương đương

giảm từ 19% so với năm 2010, 32% so với năm 2011, sang 6 tháng 2013 thì nguồn vốn điều chuyển được hộ sở chuyển về tăng hơn 10% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Vì trong 6 tháng 2013 tuy nguồn vốn huy động của chi nhánh Cần Thơ có tăng nhưng chưa đáp đúng được nhu cầu nguồn vốn của người đi vay nên Vietinbank chi nhánh Cần Thơ cần thêm vốn điều chuyển từ hội sở để phục vụ cho hoạt động cũng như cho vay của chi nhánh.

Vốn huy động qua 3 năm 2010 – 2012 đều tăng, năm 2011 vốn huy động đạt 2.220.097 triệu đồng tăng 240.451 triệu đồng so cùng kỳ 2010, tốc độ tăng 12,15%; đến năm 2012 vốn huy động đạt 2.289.406 triệu đồng tăng 69.309 triệu đồng, tốc độ tăng 3,12% so với 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 kết quả huy động khả quan

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng

Nguồn : Phòng kế toán – Vietinbank chi nhánh Cần Thơ

2011/2010 2012/2011 Chênh lệch 6 tháng đầu năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đâu năm 2012 6 tháng đâu năm 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Vốn điều chuyển 494.912 399.617 274.730 252.066 279.175 (95.295) (19,3) (124.887) (31,2) 27.109 11,0 Vốn huy động 1.979.646 2.220.097 2.289.406 2.083.980 2.236.732 240.451 12,15 69.309 3,12 152.752 7,33 TG DN 1.032.677 1.078.501 1.157.760 867.380 968.013 45.824 4,4 79.259 7,3 28.603 46,14 TGTK 889.560 1.112.029 1.033.611 1.154.610 1.178.126 222.469 25,0 (78.418) (7,1) 23.516 2,04 Công cụ nợ 57.409 29.567 98.035 61.990 90.593 (27.842) (49,0) 68.468 231,5 28.603 46,14 Tổng Nguồn Vốn 2.474.558 2.619.714 2.564.136 2.336.046 2.515.907 145.156 6,0 (55.578) (2,0) 152.752 7,33

Tin gi t doanh nghip

Năm 2011 tiền gửi từ khối doanh nghiệp là 1.078.501 triệu đồng tăng 45.824 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 4,4% so với cùng kỳ 2010, đến năm 2012 đạt

1.157.760 triệu đồng tăng 79.259 triệu đồng so với 2011, tốc độ tăng huy động

7,3%. Sang 6 tháng đầu năm 2013 nguồn huy động từ doanh nghiệp tăng 46% so

với 6 tháng đầu năm 2012. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động của

khối doanh nghiêp trong 3 năm đều tăng, do ngân hàng thực hiện nhiều chương

trình huy động hấp dẫn thu hút được lượng tiền nhàn rổi trong doanh nghiệp với lãi suất huy động phù hợp.

Tin gi tiết kim

Đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền chủ yếu là các tầng lớp dân cư ở

cần thơ, họ gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi và nhận được những tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm đạt 1.112.029 triệu đồng tăng

222.469 triệu đồng so với cung kỳ, tốc độ tăng 25% so với 2010. Đến năm 2012 đạt 1.033.611 triệu đồng giảm 7 % so với 2011.

Nguyên nhân của sự biến đổi này là năm 2011 chi nhánh đã thực hiện tốt

công tác huy động vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ vừa thu hút được khách hàng mới gửi tiền tại chi nhánh nên số dư của tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Ngoài ra với yếu tố lãi suất huy động cao vượt bật trong

năm 2011 làm cho huy động tăng lên. Sang năm 2012 với sự biến động của chính sách trần lãi suất huy động từ 14%/năm từ đầu năm giảm xuống còn 8% vào cuối

năm các tầng lớp dân cư đã chuyển đổi hình thức tích lũy từ gửi ngân hàng sang các hình thức đầu tư sinh lãi hay tiết kiệm khác chủ yếu là vàng, ngoại tệ, tạo cho chi nhánh phải đứng trước nhiều thách thức trong việc phát triển loại hình huy

động tiết kiệm lãi suất thấp mà thu lại lợi nhuận cao cho chi nhánh trong công tác

huy động vốn.

Trong 6 tháng đầu năm 2013 với chính sách thắt chặt lãi suất khiến lãi suất huy động giảm xuống chỉ ở mức 6.5% - 8%/năm làm cho các tầng lớp dân cư

không còn mặn mà với ngân hàng họ chuyển đổi sang hình thức đầu tư khác mang lại lợi nhuận hơn hơn từ gửi tiết kiệm cho nên loại hình huy động này chỉ tăng 2%

so với 6 tháng đầu năm 2012.  Các công c n

Huy động vốn bằng các loại giấy tờ có giá chủ yếu là kỳ phiếu trái phiếu, ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn lớn và ổn định vào ngân hàng trong một thời

gian ngắn, vì không thể sử dụng nguồn vốn để đầu tư đặc biệt là đầu tư trung và dài hạn thì ngân hàng không thể dựa vào nguồn vốn tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình. Đối với ngân hàng nguồn vốn có được từ việc phát hành các giấy tờ có giá là rất ổn định nhưng ngân hàng cần phải trả một mức lãi suất lớn hơn nhiều và ngân hàng chỉ phát hành các loại giấy tờ khi có kế hoạch về nguồn vốn cụ thể.

Ngoài 2 hình thức huy động từ doanh nghiệp và tiển gửi tiết kiệm thì vốn huy động từ phát hành các công cụ nợ, giấy tờ có giá như: kỳ phiếu, trái phiếu, cũng đóng một phần tương đối trong công tác huy động vốn chiếm tỷ trọng tương đối từ 2% đến 4% trong cơ cấu nguồn vốn huy động tại Vietinbank Cần Thơ.

Vietinbank chi nhánh Cần Thơ phát hành giấy tờ có giá chủ yếu dưới dạng

kỳ phiếu ngắn hạn, năm 2010 kỳ phiếu ngắn hạn là 57.409 triệu đồng sang 2011 là 29.567 triệu đồng giảm 49% so với cùng kỳ, đến năm 2012 đạt 98.035 triệu đồng tăng 68.468 triệu đồng tốc độ tăng 231,5 % so với 2011. Sự sụt giảm năm 2011 là do nhu cầu huy động của ngân hàng đối với nguồn vốn này không cao do nguồn

vốn từ tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng hơn 25%. Đến năm 2012 thi trường huy động

vốn trở nên khó khăn hơn khi mặt bằng lãi suất giảm mạnh, sự tăng trưởng trong

loại hình huy động ổn định nhu tiền gửi tiết kiệm không cao nên chi nhánh quyết định phát hành lớn một lượng trái phiếu thu lại nguồn vốn huy động trên 98.035 triệu động, với sự huy động này ngân hàng phải chịu một mức chi phí cao để trả lãi cho những người mua trái phiếu so với các hình thức huy động khác và làm giảm

một phần nhỏ lợi nhuận của chi nhánh, tiếp bước sự tăng trưởn năm 2012 sang 6 tháng 2013 thì nguồn vốn huy động từ kỳ phiếu ngắn hạn lại tiếp tục tăng 46% so

với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012.

Tóm lại, để đạt được kết quả như trên thì trong thời gian qua chi nhánh đã cố

gắn nâng cao nghiệp vụ trong huy động vốn, thông qua việc thường xuyên quảng bá, đa dạng hoá nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam đổi mới phong cách phục vụ lịch sự tạo sự thoải mái cho

khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, tạo được uy tín đối với khách hàng, khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà ngân hàng cung cấp nên lượng

khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều.

Ngoài ra với sự kiện Vietinbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam nhận giải

thưởng ngôi sao quốc tế về chất lượng năm 2010 càng khẳng định vị thế của Vietinbank nói chung, Vietinbank Cần Thơ nói riêng bước thêm lên một vị trí mới

nâng cao uy tín đối với khách hàng, vì vậy hoạt động huy động vốn của ngân hàng

TMCP Công Thương chi nhánh Cần Thơ không ngừng tăng lên

4.1.2 Tình hình sử dụng vốn

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)