Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp với hi vọ
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hoạt động cho vay của ngân hàng là một trong những hoạt động chính đemlại phần lớn lợi nhuận lớn cho ngân hàng Với cách thức hoạt động “vay để chovay” nên các NHTM phải tìm mọi cách cho vay với khả năng tối đa Tìm kiếm đốitượng để cho vay, vận dụng các loại hình tín dụng, trong đó có cho vay tiêu dùng
để đầu tư vốn có hiệu quả, luôn là mục tiêu quan trọng của NHTM
Trong những năm gần đây, CVTD đã đạt được một số kết quả nhất định.Song CVTD của các NHTM còn bộc lộ nhiều hạn chế Trước yêu cầu của nềnkinh tế xã hội đòi hỏi ngày càng cao, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt giữacác ngân hàng, đặt ra cho NHTM phải tập trung nâng cao chất lượng CVTD nhằmtăng lợi nhuận đồng thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và nâng cao vị thếcủa mình trên thị trường
Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh
Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp với hi vọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động CVTD nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của TECHCOMBANK Chinhánh Hà Nội nói chung trong những năm tới
2 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về CVTD của NHTM
- Đánh giá thực trạng hoạt động CVTD của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàngThương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội
3 Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận tập trung nghiên cứu về CVTD và nâng cao chất lượng CVTD,lấy số liệu thực tế của hoạt động CVTD của Ngân hàng Thương mại Cổ phần KỹThương Chi nhánh Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2009 làm cơ sở minh chứng
Trang 24 Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biệnchứng, phương pháp duy vật lịch sử với các phương pháp nghiên cứu phân tích lýluận, thực tiễn, so sánh…
Trang 3CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC NHTM
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NHTM
1.1.1 Khái niệm về cho vay
Các NHTM có 3 hoạt động chủ yếu là: hoạt động huy động vốn, hoạt độngtín dụng, đầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách hàng Trong đó, tín dụng là hoạtđộng kinh doanh chủ yếu của NHTM, hoạt động này thường chiếm khoảng 70%trong tài sản của các NHTM Việc cấp tín dụng của các ngân hàng thực hiện dướihình thức cho vay, thông qua cho vay vốn để ngân hàng thực hiện một khoản thulợi nhuận bởi vì, cho vay được thực hiện trên sự cam kết giữa các ngân hàng vàkhách hàng, là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhấtđịnh, giữa một bên là ngân hàng và một bên là những người đi vay
Từ đó, có thể hiểu: Cho vay là một chức năng chính của bất kì NHTM nào,
là đảm bảo nguồn tiền thu hút từ khách hàng của mình và thực hiện cho vay số tiếnnày tới khách hàng khác với một tỷ lệ lãi suất thỏa thuận theo những điều kiệnnhất định Cho vay là một dịch vụ chính trong hệ thống sản phẩm sẵn có mà ngânhàng cung cấp cho khách hàng và là một đòi hỏi của nhu cầu kinh doanh ngânhàng nhằm thu lợi nhuận
1.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay của ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương
- Đối với ngân hàng
Cho vay là hoạt động chính của ngân hàng, đây là hoạt động mang lại lợinhuận cho ngân hàng
Cho vay của ngân hàng lớn mà mức dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng làm ăn
có hiệu quả, uy tín của ngân hàng rất lớn Cho vay của ngân hàng làm ăn có hiệuquả chứng tỏ nhiều người đã biết đến ngân hàng Như vậy vấn đề huy động vốn,hoặc huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư gửi vào ngân hàng nhiều hơn
Trang 4Từ đó tạo điều kiện mở rộng mạng lưới của ngân hàng nhờ đó ngày càng phát triển
và sẽ càng ngày càng đa dạng hoá các hình thức cho vay từ đó mà nâng cao thunhập cho ngân hàng
- Đối với khách hàng
Nhờ có ngân hàng cho vay mà khách hàng sẽ có thể thực hiện được những dựđịnh, dự án của mình Do vậy mang lại lợi nhuận cho khách hàng hay giải quyếtđược những vấn đề mà khách hàng gặp phải trong vấn đề đột xuất, cấp bách Tuyvậy khách hàng cần phải tính toán đến khả năng chi trả để việc chi tiêu hợp lý
- Đối với nền kinh tế
Cho vay của ngân hàng sẽ làm cho khách hàng thực hiện được các dự án củamình, như vậy rất tốt trong việc thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá, tạo thêmcông ăn việc làm cho xã hội, tạo khả năng lưu thông vốn nhanh,từ đó thúc đẩynền kinh tế phát triển và tăng trưởng
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
1.2.1 Đặc điểm của CVTD
CVTD là những khoản cho vay đối với nhu cầu chi tiêu của người tiêudùng CVTD là một hình thức tài trợ cho chính sự tiêu dùng của cá nhân và hộ giađình Các khoản CVTD giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá và dịch vụtrước khi họ có khả năng chi trả Những khoản cho vay như thế thường được dùngvào mục đích: mua nhà, xây sửa nhà, mua ô tô… Do đó, CVTD có những đặcđiểm sau:
Thứ nhất, khách hàng vay là các cá nhân và hộ gia đình, kết quả nghiên cứu
cho thấy những người có thu nhập cao thường có xu hướng vay tiền nhiều hơnnhững người có thu nhập thấp Với người có thu nhập cao, việc vay mượn đượcxem là công cụ để đạt được mức sống như mong muốn hơn là một sự lựa chọn chỉđược dùng trong tình trạng khẩn cấp
Thứ hai, mục đích vay là nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân chứ
không phải mục đích kinh doanh Các nhu cầu như: mua nhà, mua sắm xe ô tô, xe
Trang 5gắn máy, xây dựng sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, chữa bệnh, đi học
Thứ ba, việc sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của người tiêu dùng
thường không đem lại thu nhập, nên nguồn trả nợ thường được lấy từ lương hoặcthu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác Việc sử dụng tiền vay ngân hàng sẽtạo cho người vay một tâm lý tích luỹ, tăng động lực làm việc của khách hàng
Thứ tư, quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lại lớn.
Thông thường không có một ngân hàng nào cho vay tiêu dùng với 100% nhu cầuvốn, khách hàng phải tích luỹ một tỷ lệ nhất định so với tổng nhu cầu vốn cần đápứng cho nhu cầu tiêu dùng Mặt khác các sản phẩm mà khách hàng có nhu cầu tiêudùng thường có giá trị không lớn
Thứ năm, các khoản CVTD có rủi ro cao vì tình hình tài chính của các cá
nhân và hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng công việc haysức khoẻ của họ Việc thẩm định và quyết định cho vay đối với các khoản vay tiêudùng thường gặp khó khăn do vấn đề thông tin không đầy đủ
Thứ sáu, chi phí quản lí khoản vay tiêu dùng lớn do các ngân hàng thường
phải tốn nhiều thời gian và nhân lực để điều tra, thu thập các thông tin về ngườivay tiền trước khi đưa ra các quyết định phê duyệt khoản vay, thêm vào đó việcquản lý các khoản vay tiêu dùng với giá trị nhỏ nhưng số lượng lớn cũng khôngphải là vấn đề đơn giản đối với các NHTM
1.2.2 Các hình thức CVTD
Dựa vào các căn cứ khách nhau, CVTD được phân chia thành các hình thứcsau:
1.2.2.1 Căn cứ vào phương thức cho vay
Theo cách phân loại này CVTD được chia thành 2 loại :
Cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng
mua lại các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá chongười tiêu dùng Hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các CTBL mà khôngtrực tiếp tiếp xúc với khách hàng
Trang 6 Cho vay tiêu dùng trực tiếp: là các khoản cho vay trong đó ngân hàng
trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ
từ người vay
1.2.2.2 Căn cứ vào loại tài sản
Theo cách phân loại này, CVTD được phân chia thành :
Cho vay bất động sản: là các khoản cho vay nhằm mục đích mua mới
hoặc sửa chữa, xây dựng nhà ở, căn hộ và trong một số trường hợp bao gồm cả đấtđai
Cho vay hàng tiêu dùng lâu bền: cho vay mua sắm các tài sản có thời
gian sử dụng lâu dài như ô tô, xe máy Tính khả dụng của các tài sản này khá cao,giá trị ở mức trung bình nên nhiều người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm Quy môcủa các khoản vay này thường không lớn, số lượng món vay phát sinh nhiều Tàisản đảm bảo có thể là chính các tài sản hình thành từ vốn vay Với những khoảnvay này nguồn trả nợ có thể là nguồn thu hàng tháng được trả lãi theo định kỳ
Cho vay nhu cầu tiêu dùng khác: nhằm mục đích tài trợ cho những nhu
cầu tiêu dùng như đi học, chữa bệnh Nguồn trả nợ của khoản vay này thường làthu nhập của người đi vay
1.2.2.3 Căn cứ vào phương thức trả nợ của khách hàng
Theo cách phân loại này CVTD được chia thành 2 loại:
- Cho vay trả góp: là các khoản cho vay ngắn hoặc trung dài hạn được thanh
toán làm hai hoặc nhiều lần liên tiếp (thường theo tháng hoặc quý) Những khoảncho vay này thường được dùng để mua sắm những vật dụng đắt tiền hoặc trang trảicác khoản nợ
- Cho vay trả một lần: là các khoản cho vay ngắn hạn của các cá nhân và hộ
gia đình để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời và được thanh toán một lần khikhoản vay đáo hạn
1.2.3 Vai trò của CVTD
Hiện nay, CVTD đang trở thành xu thế phát triển tất yếu của các NHTM, có
Trang 7thể nói CVTD đóng vai trò rất quan trọng Cụ thể là:
* Đối với ngân hàng
CVTD là loại hình tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngânhàng bởi các món vay tiêu dùng thường được định giá cao hơn so với các món vaykinh doanh Cung ứng dịch vụ này cũng giúp ngân hàng mở rộng, thắt chặt mốiquan hệ với khách hàng, khai thác tiềm năng cũng như lòng trung thành từ kháchhàng, từ đó có thể thu hút được nguồn vốn từ các khách hàng đi vay này khi họ cótiền nhàn rỗi CVTD cũng góp phần làm phong phú thêm danh mục dịch vụ củangân hàng, tăng khả năng cạnh tranh, quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín của ngânhàng trên thị trường
* Đối với khách hàng
CVTD có ý nghĩa rất lớn đối với các khách hàng Nhu cầu tiêu dùng của các
cá nhân và hộ gia đình là rất lớn và thường xuyên nhưng không phải lúc nào họcũng có đủ nguồn lực tài chính để đáp ứng các nhu cầu đó Nhờ CVTD họ đượchưởng các tiện ích, sử dụng các hàng hoá và dịch vụ mình mong muốn trước khitích luỹ đủ tiền Khi đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp tín dụng tiêu dùng,người đi vay có thể mua sắm các hàng hoá, nhất là các bất động sản ngay ở thờiđiểm hiện tại khi giá cả của chúng đang giảm
* Đối với nhà sản xuất
CVTD bổ sung số tiền còn thiếu giúp người tiêu dùng có đủ khả năng tàichính để hưởng thụ giá trị hàng hoá, dịch vụ, từ đó đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.Giải quyết được bế tắc giữa các khâu sản xuất và lưu thông hàng hoá, nhà sản xuấtbán được nhiều sản phẩm hơn, quay vòng vốn nhanh hơn, trên cơ sở đó có điềukiện đầu tư mở rộng sản xuất Như vậy CVTD góp phần nâng cao hiệu quả kinhdoanh, tăng cường thu nhập cho các cơ sở sản xuất
* Đối với nền kinh tế
CVTD là đòn bẩy kích cầu hàng hoá dịch vụ, mở rộng sản xuất, thúc đẩytăng trưởng kinh tế Nhờ đó, các cơ hội việc làm được tạo ra nhiều hơn, tỷ lệ thất
Trang 8nghiệp cũng như các tệ nạn xã hội giảm, đồng thời thu nhập của người dân tănglên
1.3 CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.3.1 Hiểu về chất lượng CVTD
Đối với NHTM, cái được biểu hiện ra bên ngoài vừa cụ thể, vừa trừu tượngcủa hoạt động tín dụng chính là chất lượng tín dụng Chất lượng CVTD được hiểu
là vốn vay ngân hàng đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của khách hàng trang trải
đủ chi phí, hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi và có lợinhuận phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội Chất lượng CVTD được thể hiện:
- Đối với NHTM: Chất lượng cho vay thể hiện ở hiệu quả của việc
cho vay phù hợp với năng lực của ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh, ở việckhả năng thu hồi gốc và lãi cho vay đúng hạn và đầy đủ Hiệu quả và khả năng thu
nợ càng cao thì chất lượng cho vay càng cao và ngược lại
- Đối với khách hàng: Chất lượng cho vay là thể hiện các khoản vay được
đáp ứng kịp thời, đầy đủ với lãi suất hợp lý và có sức cạnh tranh Các khoản vayvốn từ NHTM giúp cho khách hàng có đủ tiền để thoả mãn nhu cầu về tiêu dùng,nâng cao chất lượng cuộc sống
- Đối với nền kinh tế: Chất lượng CVTD là một khái niệm vừa cụ thể ( thể
hiện qua các chỉ tiêu : kết quả kinh doanh, vòng quay vốn tín dụng, nợ quáhạn .), vừa trừu tượng ( thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đếnnền kinh tế ) Chất lượng cho vay vừa chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý , trình độ và đạo đức cán bộ ngân hàng và khách hàng ), vừakhách quan ( sự thay đổi môi trường bên ngoài: sự ổn định chính trị xã hội, môitrường pháp lý, tốc độ tăng trưởng kinh tế)
1.3.2 Mối quan hệ giữa chất lượng CVTD và mở rộng CVTD
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng CVTD thì vấn đề cần chú trọng nữa làviệc mở rộng CVTD Mở rộng CVTD của ngân hàng là việc tăng cường hoạt động
Trang 9CVTD trên nhiều phương diện nhằm nâng cao doanh số, chất lượng cũng như lợinhuận từ dịch vụ này Mở rộng CVTD được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Đối với khách hàng: CVTD phải thoả mãn được tối đa các yêu cầu hợp lý
của khách hàng về khối lượng cho vay cung cấp, đa dạng hoá các hình thức và loạihình cho vay
- Đối với NHTM: CVTD sẽ là một hướng đi mới góp phần làm đa dạng hoá
danh mục cho vay của ngân hàng, làm tăng hiệu quả hoạt động
- Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: CVTD phải đáp ứng được các yêu cầu
về vốn của người tiêu dùng, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân và sựphát triển của xã hội
Như vậy, mở rộng cho vay phản ánh sự vận động cho vay về mặt lượng, cònchất lượng cho vay phản ánh sự phát triển của cho vay về mặt chất Mở rộng chovay phải đi đôi với nâng cao chất lượng cho vay, phù hợp với tốc độ tăng trưởngcủa nền kinh tế Mở rộng cho vay nhanh và phiến diện, mở rộng không đi liền vớichất lượng cho vay sẽ dẫn đến thất thoát vốn và nguy cơ đe dọa trực tiếp đến huyđộng vốn và sử dụng vốn Có như vậy việc mở rộng mới ổn định và bền vững
1.3.3 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng CVTD
Để đánh giá chất lượng CVTD, chúng ta cần dựa vào một số chỉ tiêu cụ thểsau:
1.3.3.1 Doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng
* Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàngđối với nền kinh tế Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động chovay trong một thời giann dài, thấy được khả năng tín dụng qua các năm
* Dư nợ cho vay là chỉ tiêu được các ngân hàng tính vào cuối mỗi quý haymỗi năm năm bằng công thức dư nợ cho vay cuối kỳ = dư nợ cho vay đầu kỳ +doanh số cho vay trong kỳ - doanh số thu nợ cuối kỳ Chỉ tiêu này phản ánh quy
mô của mở rộng CVTD và là cơ sở để xác định thu nhập của ngân hàng từ hoạtđộng này
Trang 101.3.3.2 Thu lãi từ hoạt động CVTD
Tỷ trọng thu lãi từ CVTD tăng và giảm qua các năm phản ánh được qui mô
và xu hướng mở rộng CVTD của NHTM là có hiệu quả và lá tín hiệu tốt để tiếptục mở rộng CVTD
Chỉ tiêu này được xác định:
Thu lãi từ hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu trong tổng thu nhập củangân hàng, vì vậy muốn tăng thu nhập thì điều đầu tiên mà các NHTM phải quantâm là làm thế nào để nâng cao chất lượng cho vay
1.3.3.3 Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình với ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn so với tổng
dư nợ của ngân hàng tại những thời điểm nhất định.
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Nợ quá hạn
× 100 %Tổng dư nợ
Nợ quá hạn trong hoạt động CVTD là một hiện tượng tất yếu, song vấn đềquan trọng là phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất CVTD có tỷ lệ nợ quáhạn cao không chỉ báo động sự phát sinh khoản phải thanh lý lớn trong tương lai
mà còn bị đánh giá là có chất lượng vay thấp Mức mong muốn đối với các nhàquản trị ngân hàng về tỷ lệ nợ quá hạn thường dưới 5%
Giải quyết nợ quá hạn là mối quan tâm thường trực của tất cả các NHTM
Do vậy, các NHTM ngay từ đầu phải có chính sách đầu tư, chính sách khách hàng,quy chế cho vay, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay và các biện pháp xử lý nợ quáhạn
Trang 111.3.3.4 Vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm
để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trongviệc đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay của ngân hàng đãluân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá Hệ
số này càng cao phản ánh tình hình tổ chức quản lý vốn tín dụng càng tốt, chấtlượng tín dụng càng cao
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng CVTD
1.3.4.1 Các nhân tố chủ quan
* Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp nhằm khuyếch trươnghay hạn chế tín dụng, để đảm bảo mục tiêu kinh doanh của mỗi ngân hàng Chínhsách tín dụng là “kim chỉ nam” đảm bảo cho hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chếrủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của nhà nước và đảm bảo côngbằng xã hội điều đó cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng tùy thuộc vào việc xâydựng chính sách tín dụng của ngân hàng có đúng đắn hay không
* Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, các quy định trong việc cấptín dụng trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khichuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng Đây làmột nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nâng cao chất lượng CVTD, nếungân hàng có một qui trình tín dụng chặt chẽ, hiệu quả sẽ giúp cho ngân hàng vừa
dễ dàng thu hút khách hàng, vừa giảm được tỉ lệ nợ xấu, cũng như đánh giá đượckhả năng trả nợ của khách hàng
* Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược củangân hàng Cơ cấu của ngân hàng bao gồm hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ
Trang 12của từng phòng ban, mạng lưới hoạt động của ngân hàng Hệ thống tổ chức nếuđược thực hiện theo cơ cấu phù hợp thì việc định hướng, triển khai và đánh giáthực trạng hoạt động của ngân hàng trở nên hiệu quả hơn.
* Công nghệ thông tin
Trong xu thế hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng có vị trí quan trọngtrong các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng Côngnghệ thông tin có thể đem lại những lợi ích to lớn và sức cạnh tranh cho cácNHTM : cập nhật, thu thập, xử lý và phân tích thông tin nhanh hơn, giúp đơn giảnhóa các quá trình làm việc, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm Đồng thờikhách hàng cũng có thể ngồi tại nhà hay bất cứ đâu để nộp đơn xin vay tiêu dùngvào một ngân hàng cũng như tiếp cận các dịch vụ khác của ngân hàng
1.34.2 Các nhân tố khách quan
* Khách hàng vay tiêu dùng
- Nhu cầu vay của người đi vay: Khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng làcác cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu rất đa dạng, từ các nhu cầu thiết yếu đến cácnhu cầu cao cấp Đời sống con người ngày càng được nâng cao thì các nhu cầu vềhàng hoá cao cấp càng lớn Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn phát triển sẽ xuất hiệnnhững nhu cầu nổi bật cần được tài trợ
- Thu nhập của người đi vay: Mức thu nhập của người tiêu dùng có vị trí rấtquan trọng đối với nhu cầu vay tiêu dùng của họ Người ta chỉ có nhu cầu vay tiềnngân hàng để phục vụ cho chi tiêu khi mà thu nhập dự kiến trong tương lai của họ
có khả năng thanh toán khoản nợ đó
- Trình độ văn hoá: Bên cạnh yếu tố thu nhập thì trình độ văn hoá cũng cónhững ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động CVTD Nó ảnh hưởng tới đặc điểm,đạo đức của người vay, đây là yếu tố quyết định đến hành vi trả nợ Vì ngay cảkhách hàng chứng minh được tính khả thi của nguồn trả nợ nhưng đạo đức củakhách hàng lại không tốt thì khi thu hồi nợ là cả vấn đề đối với ngân hàng
* Môi trường pháp lý
Trang 13Mọi thành phần hoạt động trong nền kinh tế đều chịu sự chi phối của phápluật Lĩnh vực cho vay tiêu dùng của ngân hàng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ bởicác quy định của nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy địnhkhác Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho ngân hàng một loạt cơ hội mới và không
ít thách thức mới, như việc dỡ bỏ các hạn chế về hoạt động tín dụng sẽ cho phépcác ngân hàng nước ngoài có thể tung sản phẩm dịch vụ bằng nội tệ với chi phí rẻhơn rất nhiều
* Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
Môi trường kinh tế thể hiện thông qua những biến số kinh tế như thu nhậpquốc dân (GDP), tốc độ tăng trưởng thu nhập, quốc dân, mức thu nhập bình quânđầu người, tỷ lệ thất nghiệp Những cuộc suy thoái kinh tế với các biến số kinh tế
ở tình trạng thê thảm sẽ gây mất lòng tin nghiêm trọng của người dân về triểnvọng thu nhập của mình, do đó nhu cầu về tín dụng tiêu dùng sẽ bị giảm sút.Ngược lại, khi các biến số kinh tế đều biến động tốt sẽ có tác động tích cực tới nhucầu tiêu dùng của người dân Môi trường văn hoá xã hội thể hiện ở các tập quán xãhội, bản sắc dân tộc, tâm lý tiêu dùng giữa các vùng miền và văn hoá cộng đồng.Các yếu tố này ảnh hưởng đến CVTD trong quá trình cá nhân và các hộ gia đình
có nhu cầu tiêu dùng, phương thức, thói quen tài trợ cho nhu cầu đó
1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC NƯỚC
Cải thiện dịch vụ CVTD không những giúp các ngân hàng trong việc tránhcác thách thức từ phía các đối thủ cạnh tranh mà còn là chìa khoá thúc đẩy tiêudùng trong nước, giúp duy trì tăng trưởng kinh tế Có thể thấy việc hỗ trợ một cáchmạnh tay của Chính phủ như nới lỏng các quy định, tạo hành lang pháp lý vữngchắc, các chủ trương kích cầu, chống giảm phát để thúc đẩy kinh tế là những điềukiện thuận lợi về mặt khách quan cho các ngân hàng phát triển CVTD Các NHTM
ở Trung Quốc cũng thực hiện việc đa dạng hoá trong hoạt động tín dụng, phòngtránh rủi ro Một mặt, họ bám vào các chính sách chủ trương lớn của nhà nước đểtài trợ nhu cầu của dân cư, mặt khác chú trọng đến các chiến lược phát triển dài
Trang 14hạn, các biện pháp ngăn ngừa rủi ro hữu hiệu bằng việc áp dụng công nghệ hiệnđại trong việc quản lý khách hàng.
Tuy vậy cũng phải thừa nhận rằng rủi ro trong lĩnh vực CVTD chưa đượcthể hiện đầy đủ bởi đây là một hình thức tín dụng khá mới mẻ ở những nước nhưTrung Quốc hay Việt Nam, đa số đó là các khoản vay trung dài hạn nên khả năngtrả nợ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng gia đình, sức khoẻ, công việc của người
đi vay Do đó, NHNN cần đưa ra các quy định chặt chẽ hơn trong việc cấp cáckhoản CVTD, thành lập hệ thống đánh giá chất lượng tín dụng toàn quốc
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU
DÙNG TẠI TECHCOMBANK HÀ NỘI2.1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TECHCOMBANK HÀ NỘI
2.1.1 Khái quát về Techcombank Hà Nội
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam được thành lập ngày
27 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1534/QĐ-UB do Uỷ ban nhândân thành phố Hà Nội cấp ngày 04/9/1993, giấy phép hoạt động số 0040/NH-GP
do thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 06/8/1993 Tên gọi tắt là Ngân hàng Kỹthương Việt Nam, tên tiếng anh là Vietnam Technological and Commercial JoinStock Bank (tên viết tắt là: Techcombank)
Ngày 27/09/1993 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Namđược thành lập với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, nhằm mục đích trở thành mộttrung gian tài chính hiệu quả, nối liền những nhà tiết kiệm với những nhà đầu tưđang cần vốn để kinh doanh, phát triển nền kinh tế trong thời kỳ mở cửa Trụ sởchính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt Năm 2007, chính thức chuyểnhội sở về 70 – 72 Bà Triệu
Tiền thân của Chi nhánh Techcombank Hà Nội (đặt tại số 15 Đào Duy Từ)
là trung tâm kinh doanh của hội sở Từ năm 2007, khi hội sở chuyển về địa điểmmới, trung tâm mới chính thức trở thành Chi nhánh Techcombank Hà Nội như
Trang 15hiện nay Techcombank Hà Nội ngày càng vững chắc đi lên, quyết tâm hoàn thành
kế hoạch đã đề ra trong năm 2010 và thực hiện chiến lược lâu dài trong hệ thống
Sơ đồ tổ chức Chi nhánh:
Techcombank Hà Nội là Chi nhánh cấp 1 của NHTM Cổ phần Kỹ Thương ViệtNam, cơ cấu tổ chức:
- Toàn bộ Chi nhánh có 70 nhân viên, đa số có trình độ đại học trở lên
- Có 4 phòng trực thuộc và một Ban kiểm soát hỗ trợ kinh doanh
2.1.2 Kết quả của hoạt động kinh doanh của Techcombank Hà Nội
Ban Kiểm soát hỗ trợ kinh doanh
Phòng Kế toán giao dịch và kho
quỹ
Phòng Thanh toán quốc tế
Trang 16doanh nghiệp nước ngoài Kết quả huy động vốn của Techcombank Hà Nội đạtđược qua một số năm như sau:
2405,911803,22602,69
3488,902614,67874,23
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Techcombank Hà Nội )
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn huy động vốn các năm 2007-2009
Như vậy, qua số liệu trên ta thấy:
- Thứ nhất, Techcombank Hà Nội huy động vốn chủ yếu từ tiền gửi các tổ
chức kinh tế Trong 3 năm, tỷ trọng của nguồn vốn này luôn là lớn nhất Tuynhiên, đây lại là một nguồn không ổn định do có kỳ hạn ngắn và doanh nghiệp cóthể rút vốn bất cứ lúc nào mà không phải báo trước
- Thứ hai, tỷ trọng nguồn vốn từ tiền gửi dân cư có xu hướng giảm dần Xu
hướng này cho thấy Techcombank Hà Nội trong những năm qua đã có những cốgắng nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn, không quá phụ thuộc vào mộtnguồn
Trang 17Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Chi nhánh đã có nhiều cố gắng để bổsung các sản phẩm huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng củakhách hàng Các sản phẩm huy động tiết kiệm trên nền công nghệ tài khoản nhưtiết kiệm đa năng, tiết kiệm trả lãi định kì…được đưa ra thị trường và đang dầndần thu hút được sự quan tâm của khách hàng, góp phần điều chỉnh cơ cấu nguồnvốn của ngân hàng lành mạnh hơn
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Cùng với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng cũng là một hoạtđộng hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay Cáchình thức tín dụng Techcombank Hà Nội cung cấp cho khách hàng gồm có: tíndụng ngắn hạn, tín dụng trung dài hạn Ngoài việc cho vay trực tiếp từ ngân hàng,Techcombank Hà Nội còn kết hợp với các ngân hàng khác trên địa bàn cấp tíndụng dưới dạng đồng tài trợ
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng vốn tại techcombank Hà Nội
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại Techcombank Hà Nội )
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ cho vay của Techcombank HàNội tăng qua các năm cụ thể: từ 1856,89 tỷ đồng năm 2007 tăng lên 2348,77 tỷđồng năm 2008 và lên 3444,9 tỷ đồng năm 2009 Trong tổng dư nợ cho vay thì dư
nợ cho vay kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn là do Chi nhánh đã nghiên cứu sâu vềđặc thù hoạt động, nhu cầu của từng lớp đối tượng để đưa ra các sản phẩm, dịch vụchuyên biệt nhằm vào doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ và các hộ kinh doanh Trong đó,các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục là phân khúc khách hàng được
Trang 18Techcombank Hà Nội chú trọng nhất với sự tư vấn của công ty tài chính quốc tế(IFC) trực thuộc ngân hàng thế giới (WB).
Tuy nhiên bên cạnh đó cho vay tiêu dùng cũng đóng góp một phần khôngnhỏ và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn Đến năm 2009, dư nợ cho vay tiêu dùng đãlên đến 1101,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,87% Điều này cho thấy ngân hàng ngàycàng tập trung vào việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng Mặc dù phải đốimặt với những khó khăn của thị trường năm 2008 nhưng Techcombank Hà Nộivẫn kiên trì theo đuổi chiến lược đúng đắn được đề ra từ những năm trước và ngàycàng hoàn thiện Đó là tài trợ những khách hàng cá nhân có nhu cầu đa dạng vềvốn vay phục vụ đời sống, tiêu dùng và phát triển các kế hoạch đầu tư, kinh doanhhiệu quả Đồng thời Chi nhánh đã nghiên cứu và cải tiến quy trình cho vay của cácsản phẩm như: “Cho vay nhà mới”, “Cho vay ô tô xịn”, “Cho vay du học”, “Giađình trẻ”…với lãi suất và thời hạn rất linh hoạt tùy theo mục đích vay Trong năm
2009, Chi nhánh đã triển khai nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng mới với lãi suấthấp dẫn như “Cho vay mua ô tô áp dụng cho khách hàng khối dịch vụ ngân hàngtài chính cá nhân”…
2.1.2.3 Các hoạt động kinh doanh khác
Xác định mục tiêu đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ là hướng đi tất yếu phùhợp với xu thế hội nhập kinh tế, là nhiệm vụ xuyên suốt trong chiến lược kinhdoanh, Techcombank Hà Nội đã có những bước chuẩn bị cần thiết từ việc đào tạocán bộ đến nghiên cứu, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới Đến nay, ngoàinhững sản phẩm dịch vụ truyền thống, Chi nhánh đã triển khai đa dạng các sảnphẩm như : dịch vụ kiều hối, dịch vụ du học trọn gói, dịch vụ điện tử qua mạng,dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, giải ngân các dự án…
Doanh số thanh toán quốc tế năm 2009 đạt 654,45 tỷ đồng, tăng 52% so vớinăm 2008 Còn dịch vụ bảo lãnh, Chi nhánh đạt 502 tỷ đồng, năm 2008 đạt 753 tỷđồng, tăng 1,5 lần so với năm 2007, năm 2009 đạt 1317,75 tỷ đồng, tăng gấp1,75% so với năm 2008 Techcombank hiện là một trong ba ngân hàng phát hành
Trang 19thẻ quốc tế lớn nhất Việt Nam với thị phần 14%.
Dưới chính sách và sự chỉ đạo của ban lãnh đạo, trong năm 2007 Chi nhánhTechcombank Hà Nội đạt doanh số kinh doanh ngoại tệ là 746 tỷ đồng, sang năm
2008 là 917,58 tỷ đồng, tăng 1,23 lần so với năm 2007 Và đến năm 2009 đạt1312,14 tỷ đồng, tăng 1,43 lần so với năm 2008 Ngoài ra Techcombank Hà Nộicũng từng bước xây dựng cơ sở vật chất phát triển các nghiệp vụ đầu tư mới nhưđầu tư vào chứng khoán, bất động sản…
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CVTD TẠI TECHCOMBANK HÀ NỘI 2.2.1 Chất lượng cho vay tiêu dùng của Techcombank Hà Nội
2.2.1.1 Doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 2.4 Doanh số và dư nợ cho vay tiêu dùng
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm Cho vay CVTD Tỷ trọng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007,2008,2009 tại Techcombank )
Trong ba năm từ 2007 đến 2009, doanh số cho vay cũng như dư nợ cuối kỳcủa hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng đều không ngừng tăngtrưởng Trong năm 2007, doanh số CVTD 583,07 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,79%trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng Dư nợ đạt 651,81 tỷ đồng chiếm35,1% tổng dư nợ cho vay Nhận xét chung là hoạt động tín dụng tiêu dùng đãbước đầu có sự khởi sắc
Năm 2008, hoạt động tín dụng tiêu dùng tiếp tục có bước phát triển khá cả
về doanh số và tỷ trọng so với hoạt động tín dụng nói chung Theo đó doanh sốCVTD đạt 769,65 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 35,77%trong tổng doanh số cho vay
Trang 20Bước sang năm 2009 với thế và lực mới, được sự chỉ đạo của Ban Giám đốcdoanh số CVTD tăng 39% so với năm 2006 (769,65 tỷ), điều này cho thấy, hoạtđộng CVTD đã trở thành một xu hướng phát triển mới của thị trường Việt Namnói chung và đối với Techcombank Hà Nội nói riêng Sở dĩ ngân hàng đạt đượcđiều này vì ngoài lý do chủ quan kể trên thì khách quan mà nói, nền kinh tế tăngtrưởng, với nhu cầu về vốn tín dụng của nền kinh tế tăng trong đó có cầu về tíndụng tiêu dùng.
Biểu 2.1 Doanh số và dư nợ CVTD các năm 2007-2009
Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích tài trợ
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, thu nhập của người dân ngàymột tăng dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng ngày càng nhiều Chính vìvậy, CVTD ngày càng được các ngân hàng chú trọng và quan tâm nhiều hơn VàTechcombank Hà Nội cũng đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển tậptrung vào việc cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng phong phú, đa dạngnhằm thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng
Hiện nay, Techcombank Hà Nội đang cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêudùng là:
Nhà mới
Trang 21Loại hình cho vay Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT
- Sửa chữa, mua nhà, đất 242,38 41,57 348,80 45,32 512,76 47,93
- Mua ôtô và động sản khác 188,68 32,36 255,60 33,21 370,05 34,59
- CVTD khác 87,58 15,02 124,53 16,18 161,43 15,09
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 tại Techcombank)
Từ bảng trên ta thấy, doanh số cho vay mua, sửa chữa nhà luôn giữ tỷ trọngcao nhất và tăng dần qua các năm Năm 2007 đạt 242,38 tỷ đồng, sang năm 2008
đã tăng 43,9%, đạt 348,8 tỷ đồng; đến năm 2009 con số này đã đạt 512,76 tỷ đồng,tăng 47% so với năm 2008 Tiếp đến là cho vay mua ôtô với tỷ trọng trong tổngdoanh số cho vay tiêu dùng lần lượt là 32,36%; 33,21%; 34,59% Tỷ trọng nàytăng dần qua các năm chứng tỏ nhu cầu về mua ôtô của dân cư ngày càng cao,
Trang 22điều này thể hiện đời sống của dân cư ngày càng được cải thiện Chiếm tỷ trọngnhỏ nhất trong tổng doanh số CVTD đó là cho vay du học với doanh số chỉ chiếmtrên dưới 11% tổng doanh số Còn lại là CVTD khác chiếm tỷ trọng tương đốinhỏ: năm 2008 chiếm 16,18% tổng doanh số CVTD, đến năm 2009 giảm xuốngcòn 15,09% Có thể thấy xu hướng tăng giảm doanh số cả về số tương đối và tuyệtđối của các sản phẩm CVTD tại Techcombank Hà Nội là phù hợp với xu thếchung của nền kinh tế nước ta hiện nay.
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích tài trợ
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Loại hình cho vay Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT
- Sửa chữa, mua nhà, đất 275,32 42,24 397,41 46,9 550,80 50
- Mua ôtô và động sản khác 213,53 32,76 280,81 33,14 403,19 36,6
- CVTD khác 89,62 13,75 102,53 12,1 104,65 9,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 của Techcombank)
Trên cơ sở các sản phẩm tín dụng tiêu dùng mà ngân hàng cung cấp, mức
dư nợ của Techcombank Hà Nội liên tục tăng trong các năm gần đây Ta có bảng
số liệu sau :
Biểu 2.2 Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích tài trợ
Trang 23Cho vay du hoc Cho vay tiêu dùng khác
Cho vay du học Cho vay tiêu dùng khác
Cho vay du học Cho vay tiêu dùng khác
Nhìn trên biểu đồ có thể thấy trong thời gian gần đây, CVTD theo sản phẩmcủa Techcombank Hà Nội đã dần hợp lý Cho vay “Nhà mới” có giá trị lớn và thờigian trả nợ lâu dài nên dư nợ theo mục đích cho vay này chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong tổng dư nợ,lần lượt là: 42,24%; 46,9%; 50% qua các năm Nguyên nhân là
do các đợt sốt đất trên địa bàn Hà Nội dẫn đến việc dân chúng ồ ạt đến ngân hàngvay tiền để mua đất làm nhà Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân thành phố đã quyếtđịnh xây nhiều khu chung cư cao tầng bán với giá cả phải chăng để giải quyết nhu
Trang 24cầu chỗ ở của người dân, nên nhiều người trước đây phải thuê nhà để ở thì nay saukhi tích luỹ được một số vốn nhất định, phần còn lại họ nhờ sự trợ giúp của cácngân hàng để mua căn hộ ở khu chung cư này.
Cùng với việc tăng tỷ trọng cho vay đối với sản phẩm “Nhà mới”, tỷ trọngcho vay mua ôtô, cho vay du học và cả cho vay tiêu dùng khác cũng tăng lên Tuynhiên, trong thời gian tới, để đẩy mạnh hoạt động CVTD và hạn chế rủi ro thì Chinhánh cần có biện pháp đưa thêm một số sản phẩm mới nhằm bổ sung nhữngkhoảng trống do thiếu sản phẩm trên thị trường
Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn
Bảng 2.7 Doanh số CVTD theo thời hạn
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Cho vay ngắn hạn 113,00 19,38 149,47 19,42 212,78 19,89Cho vay trung-dài hạn 470,07 80,62 620,18 80,58 857,03 80,11
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh-Techcombank Hà Nội)
Theo thời hạn cho vay, CVTD được chia thành ngắn hạn, trung hạn và dàihạn nhưng thông thường các ngân hàng chỉ chia thành ngắn hạn và trung-dài hạn.Trong đó, cho vay trung dài hạn có tỷ trọng lớn, phản ánh đúng thực trạng nhu cầumua sắm các vật dụng lâu bền như bất động sản, ôtô…Năm 2007, doanh số chovay trung dài hạn là 583,07 tỷ đồng; chiếm 80,62% trong tổng doanh số CVTD và
dư nợ cho vay trung dài hạn là 522,62 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng là 80,02% Năm
2008, doanh số đã tăng 31,9% so với năm 2007, đạt 620,18 tỷ đồng Về dư nợ, dư
nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng khá nhanh, đạt 673,39 tỷ chiếm 79,47% trong tổng
dư nợ CVTD Năm 2009, doanh số cho vay trung dài hạn đã là 857,03 tỷ đồng;chiếm 80,11% Dư nợ trung-dài hạn là 829,29 tỷ đồng tăng 23,15% so với năm
2008 Qua đó có thể thấy doanh số cho vay và dư nợ cho vay trung-dài hạn chiếm
tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng cao nhất, đóng góp vào sự gia tăng của toàn Chinhánh