Thứ nhất, thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm. Để tồn tại và phát triển, các sản phẩm của ngân hàng bắt buộc phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thị trường.
Việc phát hiện và đưa ra những sản phẩm mới cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế sẽ giúp cho Sở Giao dịch I tiếp cận thường xuyên và bắt kịp với xu thế của thị trường.
Thứ hai, hoàn thiện phương pháp tiếp thị CVTD. Tăng cường bán chéo sản phẩm: Bán chéo sản phẩm vừa mang lại lợi ích trọn gói cho khách hàng đồng thời giúp đơn vị tham gia bán chéo sản phẩm gia tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí. Do đó, CBTD không thể bán nó giống như bán các sản phẩm thông thường khác mà phải có sự chọn lọc đối tượng khách hàng theo các tiêu chuẩn riêng.
Bán chéo sản phẩm là cách đem lại hiệu quả cao nhất giúp mở rộng CVTD vì các đơn vị đối tác có đội ngũ nhân viên tiếp thị, bán hàng với số lượng lớn, am hiểu về sản phẩm, có khả năng tạo ra nhu cầu tiêu dùng của khách hàng qua kỹ năng bày hàng, giới thiệu sản phầm và bán hàng.
Một số giải pháp cụ thể cho các sản phẩm :
Sản phẩm cho vay ô tô trả góp: Làm việc trực tiếp với các hãng xe hoặc các đại lý của các hãng xe. Kết hợp với các hãng xe lớn: ký thỏa thuận với một số đại lý xe lớn của các hãng ôtô hàng đầu hiện đang có mặt tại Việt Nam như Toyota, Mitsubishi, BMW, Mercedes và Mazda để cung cấp dịch vụ này tới tận tay các khách hàng có nhu cầu. Việc kết hợp với các hãng xe, vừa giúp Chi nhánh kiểm soát được mục đích vay tiêu dùng, tránh sử dụng sai mục đích, đồng thời đánh giá được nhu cầu thực tế của người dân.
Một mặt, Chi nhánh có thể cho vay đối với chính các hãng xe này trong các phương án kinh doanh xe, mặt khác Chi nhánh có thể cho vay đối với chính những người khách có nhu cầu mua xe từ các hãng xe này, sản phẩm này sẽ tạo nên một sản phẩm trọn gói. Ngoài ra, việc hợp tác kinh doanh với các hãng xe sẽ phổ biến hơn sản phẩm cho vay trả góp của ngân hàng vì các hãng xe giới thiệu tới người tiêu dùng.
Sản phẩm cho vay mua nhà chung cư : Làm việc trực tiếp với các đơn vị xây nhà hoặc chủ đầu tư các dự án. Việc kết hợp các đơn vị xây dựng nhà ở để bán cần được áp dụng có lựa chọn. Phương án này sẽ giúp cho Chi nhánh thẩm định và đánh giá được năng lực thi công của đơn vị xây dựng, chất lượng công trình vì đây chính là tài sản đảm bảo sau này cho ngân hàng, sản phẩm cho vay trả góp của Chi nhánh.
Thứ ba, tăng cường quảng cáo giúp người dân quen với các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Để mở rộng CVTD, bên cạnh việc bán chéo sản phẩm thì cần có chiến dịch quảng bá rộng rãi với nhiều hình thức khác nhau để người dân không ngại vay vốn ngân hàng là việc làm hết sức cần thiết. Công việc này thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình và đặc biệt là các báo điện tử. Với sự phát triển của thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng đã trở thành một hình thức kinh doanh khá phổ biến, hay chủ động gửi tin quảng cáo vào các địa chỉ email, đây là một phương thức mà nhiều hãng kinh doanh của nước ngoài vẫn thường làm.
Thứ tư, ngoài ra Techcombank Hà Nội có thể liên kết với các ngân hàng hàng đầu trên thế giới để áp dụng những kĩ thuật về CVTD. Ví dụ như chương trình hỗ trợ CVTD mà ACB đang liên kết với Citibank, đó là chương trình hỗ trợ tiêu dùng hoàn toàn dựa vào thu nhập của người vay (UIL - Unscured Installment Loan), theo chương trình chuyển giao kỹ thuật cho vay tiêu dùng. Với chương trình này, ngân hàng sẽ phân nhóm khách hàng theo từng mức độ rủi ro và qui định từng mức vay cụ thể phù hợp với thu nhập khách hàng. Khách hàng có nhu cầu vay theo UIL có thể lên website của ACB để tìm hiểu thông tin, thủ tục hồ sơ
và đăng ký vay qua mạng. Khi ấy, ngân hàng kiểm tra sơ bộ và sẽ có thư phúc đáp lại trên mạng.