Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 75 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
75
Dung lượng
1,41 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
---------------o0o---------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT HÓA LÝ VÀ MỘT
SỐ ỨNG DỤNG CỦA PROTEIN CHIẾT TỪ
RONG ĐỎ KAPPAPHYCUS ALVERAZII
GVHD: TS. Lê Đình Hùng
TS.Nguyễn Văn Duy
SVTH: Trương Minh Tuấn
MSSV: 53131945
Khánh Hòa, tháng 6/2015
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Đình Hùng (Trưởng
phòng Công nghệ sinh học biển - Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha
Trang) và TS. Nguyễn Văn Duy (Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Môi
trường – Trường Đại học Nha Trang), những người đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Ứng dụng
công nghệ Nha Trang đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện khóa
luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ công tác tại Phòng
Công nghệ sinh học biển - Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang và
Viện Công nghệ sinh học và Môi trường – Trường Đại học Nha Trang đã dạy dỗ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã
nhiệt tình động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 26 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
TRƯƠNG MINH TUẤN
ii
TÓM TẮT
Đã thực hiện các bước tinh sạch và thu được chế phẩm lectin từ rong đỏ
K.alvarezii có hoạt độ tổng 3584 HU, hoạt độ riêng đạt 387,46 HU/mg, nồng độ nhỏ
nhất gây NKHC 0,003 mg/HU, đạt độ tinh sạch gấp 8,6 lần sao với dịch thô ban đầu.
Trên gel polyacrylamide thấy xuất hiện một band có khối lượng phân tử 28 kDa.
Lectin từ rong đỏ K. alvarezii khá bền nhiệt, khoảng nhiệt độ hoạt động khá
rộng từ 20 đến 60oC. Nhiệt độ hoạt động ổn định của lectin (duy trì 100% hoạt tính sau
60 phút phản ứng) là 20 đến 50oC. Hoạt tính NKHC không thay đổi từ vùng pH 3 đến
10.
Lectin từ rong đỏ K.alvarezii kháng lại 5/6 loài vi khuẩn thí nghiệm:
Staphylococcus hominis, Pseudomonas aeruginosa, Clostridium perfringens, Vibrio
parahaemolyticus và Vibrio harveyi.
Lectin từ rong đỏ K. alvarezii có khả năng kháng lại sâu tơ Plutella xylostella
hại rau và mọt gạo Sitophilus oryzae.
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
TÓM TẮT ...................................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................................................................ vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 3
1.1
. TỔNG QUAN VỀ RONG BIỂN .................................................................. 3
1.1.1.
Giới thiệu chung về rong biển .................................................................. 3
1.1.2.
Phân loại rong biển .................................................................................. 4
1.1.3.
Rong đỏ Kappaphycus alvarezii .............................................................. 4
1.2.
TỔNG QUAN VỀ LECTIN ........................................................................... 6
1.2.1.
Lịch sử nghiên cứu lectin ......................................................................... 6
1.2.2.
Sự phân bố của lectin trong sinh giới ....................................................... 9
1.3
. LECTIN TỪ RONG BIỂN ......................................................................... 10
1.3.1.
Tình hình nghiên cứu lectin từ rong biển trong nước và nước ngoài ....... 10
1.3.2.
Cấu tạo của lectin từ rong biển ............................................................... 12
1.3.3.
Một số tính chất lý, hóa và sinh học của lectin từ rong biển.................... 15
1.4.
ỨNG DỤNG CỦA LECTIN TỪ RONG BIỂN ............................................ 17
1.5.
PHƯƠNG PHÁP THU NHẬN LECTIN ...................................................... 19
1.5.1. Các kĩ thuật chiết xuất lectin...................................................................... 19
1.5.2.
Các kỹ thuật tinh chế lectin .................................................................... 20
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 23
2.1.
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................... 23
2.2.
VẬT LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ............................. 23
2.3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 24
2.3.1.
Xác định hoạt độ lectin bằng phương pháp ngưng kết hồng cầu ............ 24
2.3.2.
Xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Lowry (1951)............... 25
iv
2.3.3.
Phương pháp tách chiết lectin từ rong đỏ K. alvarezii............................. 27
2.3.4.
Tinh sạch lectin bằng phương pháp sắc ký lọc gel Sephacryl S- 200 ..... 29
2.3.5.
Kiểm tra độ tinh sạch và xác định khối lượng phân tử lectin bằng phương
pháp điện di SDS-PAGE .................................................................................... 30
2.3.6.
Phương pháp xác định ảnh hưởng của các tác nhân: nhiệt độ, pH đến hoạt
tính NKHC của lectin từ rong đỏ K. alvarezii ...................................................... 32
2.3.7.
Phương pháp khảo sát khả năng kháng khuẩn của lectin từ rong đỏ K.
alvarezii .............................................................................................................. 33
2.3.8.
Bố trí thí nghiệm diệt sâu tơ ................................................................... 34
2.3.9.
Bố trí thí nghiệm xua đuổi mọt gạo ........................................................ 35
2.3.10. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 37
3.1
. KẾT QUẢ TÁCH CHIẾT VÀ TINH SẠCH LECTIN TỪ RONG ĐỎ
KAPPAPHYCUS ALVERAZII ................................................................................. 37
3.1.1.
Chiết và tinh sạch lectin từ rong đỏ K.alverazii ...................................... 37
Tinh sạch lectin bằng sắc ký lọc gel Sephacryl S-200 ................................... 38
3.1.2.
Kiểm tra độ tinh sạch và xác định trọng lượng phân tử lectin bằng phương
pháp điện di SDS-PAGE ..................................................................................... 39
3.2.
KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA LECTIN.................... 42
3.2.1.
Ảnh hưởng của nhiệt độ ......................................................................... 42
3.2.2.
Ảnh hưởng của pH ................................................................................. 44
3.3
. ỨNG DỤNG CỦA LECTIN ĐỂ KHÁNG KHUẨN, DIỆT SÂU RAU VÀ
XUA ĐUỔI MỌT GẠO ......................................................................................... 46
3.3.1.
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của lectin .............................................. 46
3.3.1
Khảo sát hoạt tính diệt sâu của lectin từ rong đỏ K. alvarezii.................. 48
3.3.2
Khảo sát hoạt tính xua đuổi Mọt gạo của lectin từ rong đỏ K. alvarezii .. 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 52
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 59
Phụ lục A. Phụ lục các bảng giá trị ......................................................................... 59
Phụ lục B. Phụ lục các hình .................................................................................... 64
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
K. alvarezii
Kappaphycus alvarezii
DC
Dịch chiết
EDTA
Axit ethylene diamine tetra acetic
HA
Hemaggllutinin assay (hoạt tính ngưng kết)
HC
Hồng cầu
HĐR
Hoạt độ riêng
HĐTS
Hoạt độ tổng số
HU
Hemaggllutinin unit (đơn vị ngưng kết)
MAC
Minimum agglutination concentration (nồng độ ngưng kết
nhỏ nhất)
NKHC
Ngưng kết hồng cầu
OD
Optical density (mật độ quang)
PBS
Phosphate buffered saline (đệm phosphat chứa NaCl
0,85%)
PL
Phụ lục
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Trình tự sắp xếp các axit amin đầu tận cùng N của các chuỗi α ở một số loài
rong thuộc chi Eucheuma .......................................................................... 14
Bảng 1.2. Nguồn lectin từ rong biển có khả năng diệt côn trùng ................................ 19
Bảng 2.1. Các vi khuẩn dùng trong thí nghiệm khảo sát hoạt độ kháng khuẩn của lectin
từ rong K. alvarezii.................................................................................... 35
Bảng 3.1. Kết quả quá trình thu chiết lectin từ rong K. alvarezii ................................ 38
Bảng 3.2. Trọng lượng phân tử protein từ rong K. alvarezii ....................................... 42
Bảng 3.3. Kết quả thử nghiệm khả năng kháng lại một số loại vi khuẩn gây bệnh của
lectin từ rong K. alvarezii .......................................................................... 47
Bảng PL 1. Giá trị mật độ quang OD tương ứng với nồng độ BSA (µg/mL) .............. 60
Bảng PL 2. Giá trị Rf và lg M của protein trong thang chuẩn ..................................... 60
Bảng PL 3. Hàm lượng protein tổng số ...................................................................... 61
Bảng PL 4. Kết quả đo OD280 và hoạt độ NKHC của các phân đoạn sau khi sắc
lọc gel trên cột Sephacryl S-200 .............................................................. 61
Bảng PL 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt độ NKHC
của lectin từ rong K. alvarezii .................................................................. 62
Bảng PL 6. Độ bền nhiệt độ của lectin từ rong K.alvarezii ......................................... 62
Bảng PL 7. Ảnh hưởng của pH đến hoạt độ NKHC của lectin từ rong K. alvarezii .... 63
Bảng PL 8. Kết quả thí nghiệm diệt sâu tơ bằng dịch lectin từ rong K.alvarezii ......... 64
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Rong đỏ Kappaphycus alvarezzi................................................................... 5
Hình 2.1. Đường chuẩn protein theo phương pháp của Lowry ................................... 27
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ thu nhận và tinh chế lectin
từ rong K. alvarezii ................................................................................... 28
Hình 2.3. Nguyên tắc của sắc ký lọc gel ................................................................... 30
Hình 2.4. Đồ thị tương quan giữa lgM và Rf của protein trong thang chuẩn ............... 33
Hình 2.5. Sâu tơ (Plutella xylostella) ....................................................................... 35
Hình 2.6. Bố trí thí nghiệm diệt sâu tơ (Plutella xylostella) bằng dịch lectin từ rong
K. alvarezii ................................................................................................ 36
Hình 2.7. Mọt gạo (Sitophilus oryzae) ....................................................................... 36
Hình 2.8. Bố trí thí nghiệm xua đuổi mọt gạo bằng dịch lectin chiết từ rong
K. alvarezii ................................................................................................ 37
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn độ hấp thu (A = 280 nm) và hoạt độ NKHC của các phân
đoạn trong quá trình sắc ký lọc gel Sephacryl S – 200 ............................... 39
Hình 3.2. Kết quả điện di protein lectin từ rong K. alvarezii qua từng bước tinh sạch 41
Hình 3.3 . Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt độ NKHC của lectin
từ rong K. alvarezii .................................................................................. 43
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên độ bền nhiệt của hoạt độ NKHC của lectin từ
rong K. alvarezii ...................................................................................... 45
Hình 3.5. Ảnh hưởng của pH đến hoạt độ NKHC của lectin từ rong K.alvarezii ....... 46
Hình 3.6. Kết quả thử nghiệm khả năng kháng lại một số vi khuẩn gây bệnh của
lectin từ rong K. alvarezii ......................................................................... 48
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện số lượng sâu chết dưới tác động của lectin từ rong đỏ
K. alvarezii .............................................................................................. 49
Hình 3.8. Kết quả thí nghiệm xua đuổi mọt gạo bằng dịch lectin từ rong
K. alvarezii ............................................................................................... 50
Hình PL 1. Hoạt tính NKHC của dịch thô lectin thu từ rong K.alvarezii ................... 65
Hình PL 2. Hoạt tính NKHC tại một số phân đoạn sau khi chạy sắc ký lọc gel
Sephacryl S – 200 ................................................................................... 65
Hình PL 3. Một số hình ảnh thí nghiệm diệt sâu bằng dịch lectin từ rong
viii
K.alvarezii ............................................................................................ 67
Hình PL 4. Sự thay đổi màu sắc và trạng thái của sâu sau khi ăn phải lectin từ rong
K.alverazii ............................................................................................... 68
1
MỞ ĐẦU
Lectin là những protein hoặc glycoprotein có khả năng làm ngưng kết hồng cầu,
liên kết với carbohydrate mà không gây đáp ứng miễn dịch. Lectin giữ vai trò quan
trọng như là một phân tử nhận dạng trong sự tương tác giữa chất nền với tế bào hoặc tế
bào với tế bào vì chúng có thể phân biệt sự khác nhau trong cấu trúc cũng như khả
năng liên kết với carbohydrate trên bề mặt tế bào. Những đặc tính này làm cho lectin
trở thành một công cụ hữu ích cho các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau như: nghiên cứu
miễn dịch học, hóa sinh, sinh học tế bào, xác định và phát hiện nhóm máu, nghiên cứu
tế bào ung thư [62].
Lectin từ rong biển lần đầu tiên được Boyd phát hiện vào năm 1966 và cho đến
nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự phân bố, đặc tính hóa sinh cũng như ứng
dụng của lectin từ rong biển trong nhiều lĩnh vực khác nhau [23,24].
Hầu hết, các lectin từ rong biển có trọng lượng phân tử thấp, tồn tại ở dạng
monomer, không có ái lực với đường đơn nhưng có ái lực với glycoprotein (đặc biệt là
các glycoprotein từ động vật), thuộc nhóm protein rất bền nhiệt và hoạt tính của chúng
không đòi hỏi sự có mặt của các cation hóa trị II [54]. Với những tính chất ưu việt
trên, lectin từ rong biển đang là mục tiêu được quan tâm trong các nghiên cứu cơ bản
cũng như các ứng dụng của chúng trong tương lai.
Mặt khác, Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới,
có chiều dài bờ biển khoảng 3260km, với hơn 1000 loài rong biển đã được tìm thấy.
Trong đó, đã xác định được 151 loài thuộc ngành rong Lục (Chlorophyta), 269 loài
thuộc ngành rong Đỏ (Rhodophyta), 143 loài thuộc ngành rong Nâu (Phaeophyta) và
76 loài thuộc ngành rong Lam (Cyanophyta) [70].Đây là nguồn vật liệu vô cùng phong
phú cung cấp cho việc nghiên cứu, điều chế những hợp chất có hoạt tính sinh học cao
từ rong biển, mà lectin là một trong những đối tượng nghiên cứu được quan tâm hiện
nay.
Kết quả khảo sát sự có mặt của lectin ở hơn 80 loài rong biển thuộc vùng biển
Ninh Thuận và Khánh Hòa từ năm 2009 đến 2013 của TS. Lê Đình Hùng và cộng sự
cho thấy: hơn 90% dịch chiết từ rong được khảo sát cho thấy sự hiện diện lectin.
2
Chúng có khả năng làm ngưng kết với ít nhất một trong các loại hồng cầu được thử
nghiệm. Trong đó, dịch chiết từ các loài rong Đỏ cho hoạt tính ngưng kết hồng cầu
với cả hồng cầu thỏ và hồng cầu cừu [34, 41]. Loài rong đỏ Kappaphycus alvarezii đã
và đang được trồng rất phổ biến ở ven biển tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận là nguồn
nguyên liệu dồi dào cho nghiên cứu lectin từ rong.
Với những kết quả khảo sát sơ bộ và cơ sở nêu trên, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu tính chất hóa lý và một số ứng dụng của protein chiết từ
rong đỏ Kappaphycus alvarezii”
Mục tiêu nghiên cứu
Tách chiết và tinh chế lectin từ rong đỏ Kappaphycus alvarezii.
Xác định các tính chất lý, hóa của lectin từ rong đỏ Kappaphycus alvarezii để định
hướng khả năng ứng dụng lectin này trong các lĩnh vực khác nhau.
Nội dung nghiên cứu
Chiết và tinh chế sơ bộ lectin từ rong đỏ Kappaphycus alvarezii.
-
Chiết và thu dịch lectin thô từ mẫu rong đỏ K.alverazii.
-
Tinh chế lectin bằng phương pháp sắc ký lọc gel Sephacryl S-200.
-
Xác định khối lượng phân tử lectin từ rong đỏ K.alverazii bằng phương pháp điện
di SDS-PAGE.
Xác định tính chất lý hóa của lectin từ rong đỏ K.alverazii.
-
Ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt độ NKHC của lectin.
-
Ảnh hưởng của pH tới hoạt độ NKHC của lectin.
Khảo sát khả năng ứng dụng của lectin từ rong đỏ K.alverazii.
-
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn.
-
Khảo sát hoạt tính kháng sâu tơ hại rau.
-
Khảo sát hoạt tính xua đuổi mọt gạo.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 .
TỔNG QUAN VỀ RONG BIỂN
1.1.1. Giới thiệu chung về rong biển
Rong biển là một loài thực vật sinh sống ở biển. Chúng mọc trên các rạn san hô,
vách đá hoặc có thể mọc dưới các tầng nước sâu với điều kiện có ánh sáng mặt trời
chiếu tới để quang hợp. Sự có mặt của rong biển trong thủy vực không chỉ đóng hai
vai trò quan trọng là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của sinh vật biển mà còn là
nguồn cung cấp thức ăn cho các loài động vật ven biển khác [4].
Rong biển có kích thước và hình dạng rất phong phú, chúng có kích thước từ
hiển vi cho đến hàng chục mét; hình dạng của chúng có thể là hình cầu, hình sợi, hình
phiến lá hay nhiều hình thù rất đặc biệt. Hằng năm, đại dương cung cấp cho con người
khoảng 200 tỷ tấn rong. Hơn 90% lượng cacbon trên Trái Đất được tổng hợp hằng
năm là nhờ quang hợp trong môi trường lỏng, trong đó 20% là từ rong biển [54, 58].
Rong biển rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài thành phần đạm, rong biển còn chứa
rất nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin. Trong đó, nổi bật là iốt yếu tố vi
lượng tối cần thiết cho tuyến giáp, canxi với hàm lượng cao hơn trong sữa, vitamin A
cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều
lần trong rau quả. Ngoài ra, các hợp chất protein và polysaccharide từ rong biển còn là
đối tượng nghiên cứu của rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp thực phẩm, y
dược, nông nghiệp và công nghệ sinh học…[4].
Những nghiên cứu khoa học trong thời gian gần đây cũng đã xác nhận, nhiều
loài rong biển có tác dụng phòng chống virus và ung thư [34]. Theo báo Telegraph
dẫn một cuộc nghiên cứu mới đây, các loài rong biển cũng chứa nhiều thành phần hoạt
chất sinh học giúp giảm lượng cholesterol, hạ huyết áp, tăng cường sự ngon miệng và
thậm chí nó còn có khả năng loại bỏ những gốc phân tử tự do là tác nhân chính gây
ung thư. Trong khi đó, kết quả báo cáo được đăng tải trên chuyên san Hiệp hội Nghiên
cứu Ung thư Mỹ vào tháng 3/2011 cho biết, một số hợp chất từ rong biển có thể ngăn
chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư dẫn đến ung thư hạch bạch huyết.
Ở Việt Nam, việc sử dụng rong biển tuy chưa phổ biến như các nước phát triển
nhưng những tác dụng “thần dược” của chúng đang dần được người ta quan tâm,
nghiên cứu và sử dụng nhiều như một liệu pháp an toàn cho sức khỏe.
4
Ở nước ta có khoảng hơn 1000 loài rong biển, phân bố chủ yếu ở vùng biển các
tỉnh phía Nam và phía Bắc. Với hơn 200 loài được tìm thấy ở cả hai miền Bắc Nam.
Trong đó, có các đối tượng quan trọng là: rong Câu (Gracilaria), rong Mơ
(Sargassum), rong Đông (Hypnea), rong Mứt (Porphyza),
và rong Bún
(Enteromorpha) [33].
1.1.2. Phân loại rong biển
Tùy thuộc vào thành phần cấu tạo, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh sản mà
rong biển được chia làm 9 ngành sau đây [4]:
1) Ngành rong lục (Chlorophyta)
2) Ngành rong nâu (Phaeophyta)
3) Ngành rong đỏ (Rhodophyta)
4) Ngành rong trần (Englenophyta)
5) Ngành rong giáp (Pyrophyta)
6) Ngành rong khuê (Bacillareonphyta)
7) Ngành rong kim (Chrysophyta)
8) Ngành rong vàng (Xantophyta)
9) Ngành rong lam (Cynophyta)
Trong đó, ba ngành có giá trị kinh tế cao là rong lục, rong nâu và rong đỏ.
Trong đó, rong đỏ được sử dụng phổ biến nhất với khối lượng lớn để phục vụ con
người. Một số loài có hàm lượng cao về Agar, Carrageenan, Furcuellaran được sử
dụng để chế biến keo rong.
Thành phần hóa học của rong Đỏ luôn thay đổi phụ thuộc vào trạng thái sinh lý,
thời gian sinh trưởng và điều kiện sống như cường độ bức xạ, thành phần hóa học của
môi trường. Trong đó, nước chiếm đến 77 đến 91%, hàm lượng protein của rong Đỏ
Việt Nam dao động trong giới hạn 5 ÷ 22% trọng lượng rong khô [2]. Thành phần chủ
yếu của chất khoáng trong rong Đỏ là Canxi, Kali, Lưu huỳnh và hàng loạt các nguyên
tố khác, chiếm khoảng 20% trọng lượng khô. Ngoài ra, rong Đỏ còn chứa các sắc tố
như: diệp lục tố, sắc tố đỏ, sắc tố vàng, sắc tố xanh lam. Nói chung sắc tố của rong Đỏ
kém bền hơn sắc tố trong rong Nâu [4].
1.1.3. Rong đỏ Kappaphycus alvarezii (Doty)
Đặc điểm sinh học
Hệ thống phân loại
5
Theo Yoshida (1998), hệ thống phân loại của
rong Sụn như sau[75]:
Ngành: Rhodophyta
Lớp: Rhodophyceae
Bộ: Gigartinales
Họ: Solieriaceae
Hình 1.1. Rong đỏ Kappaphycus alvarezzi
Chi: Kappaphycus
Loài: K. alvarezii (Doty ex P.C Silva 1996) [68].
Đặc điểm hình thái
Các tản rong K. alvarezii đều có sụn, thân hình trụ đặc, là loài có nhiều biến
thái, dài khoảng 15 – 40 cm [73]. Có một số nhánh cụt hay nhánh nhỏ, trên bề mặt các
nhánh có các u lồi hay mấu nhỏ. Các nhánh mọc cách không đều. Tản rong màu xanh
lục hay nâu vàng tùy điều kiện sống, giai đoạn sinh trưởng và độ sâu phân bố. Cá thể
có hai dạng hình thái chính là dạng thân bò (phân nhánh mạnh, dạng bụi lớn, nhiều
nhánh nhỏ) và dạng thân thẳng (ít phân nhánh, các nhánh mập và dài). Soi trên kính
giải phẫu một lát cắt ngang thân cho thấy tầng da trong có chứa các tế bào hình tròn
lớn nằm rải rác xen lẫn các tế bào nhỏ có vách ngăn dày.
K. alvarezii là loài rong ưa mặn và độ mặn dưới 30‰ đã ảnh hưởng bất lợi tới
sinh trưởng của rong. K. alvarezii là loài rong trồng phổ biến nhất và phát triển nhanh
nhất của chi rong Kappaphycus, đồng thời cho hàm lượng Carrageenan chất lượng tốt
nhất [61].
Đặc điểm sinh học:
Theo Luxton (1999), rong sụn Kappaphycus alvarezii trong điều kiện tự nhiên
ở biển thường sống bám vào các vật bám cứng, tồn tại ở 3 dạng cây: cây giao tử đực
(male gametophyte), cây giao tử cái (female gametophyte) và cây bào tử bốn
(tetrasporophyte) đồng nhất về mặt hình dạng và hình thái (nghĩa là không phân biệt
về mặt hình dạng khi chưa hình thành cơ quan sinh sản) [51]. Theo Azanza và Aliaza
(1999), trong tự nhiên rong Sụn sinh sản theo các kiểu sau [13]:
Sinh sản vô tính bằng đoạn thân, nhánh (từ một đoạn thân, nhánh dù là ở dạng cây
giao tử đực, giao tử cái hay cây bào tử bị đứt gãy hay tách ra có thể sinh trưởng và
phát triển thành một cây mới).
Sinh sản dinh dưỡng (vegetative reproduction).
6
Sinh sản vô tính bằng bào tử (ở cây bào tử bốn)
Sinh sản hữu tính bằng sự kết hợp giữa tinh tử của cây giao tử đực với trứng của
cây giao tử cái qua quá trình kết hợp, phát triển phóng thích, bám, sinh trưởng để trở
thành các cây bào tử mới, từ cây bào tử qua quá trình sinh sản bằng bào tử sẽ cho ra
các cây giao tử đực và giao tử cái.
Các hình thức sinh sản này luân phiên xảy ra trong điều kiện tự nhiên và các
dạng cây khác nhau của rong Sụn cùng đồng thời tồn tại và phát triển [27].
Cho đến nay việc trồng rong Sụn vẫn mới chỉ dựa vào hình thức sinh sản dinh
dưỡng ở điều kiện không bám của cây rong Sụn [53, 55]. Giống rong Sụn để trồng là
các đoạn thân trong nhánh của cây rong Sụn, được cố định bằng cách buộc, treo vào
các hệ thống trồng bằng dây hay giàn. Vì vậy trong nuôi trồng cây rong Sụn, về bản
chất có thể là cây giao tử đực, giao tử cái hay cây bào tử bốn nhưng không còn điều
kiện và khả năng thực hiện quá trình sinh sản hữu tính mà chỉ sinh trưởng và phát triển
theo hình thức sinh sản dinh dưỡng từ chồi mầm để thành cây mới[60].
Ứng dụng của rong Sụn
Hàng năm các nước trên thế giới đã cung cấp lượng nguyên liệu rong này
khoảng 100000 tấn rong khô. Trong số lượng rong trên, một số ít đã được dùng để làm
thực phẩm, còn phần lớn là dùng trong công nghiệp chế biến Kappa – Carrageenan
trên toàn thế giới. Và hàng năm các nước trên thế giới đã sản xuất khoảng 20000 tấn
Kappa – Carrageenan từ nguồn nguyên liệu rong này [59].
Theo Lindsey (1999), Kappa – Carrageenan là nguồn nguyên liệu trong các
ngành công nghiệp [48]:
Công nghiệp thực phẩm: kem, sữa, đồ hộp, thịt, nước chấm, mứt, bánh kẹo…
Công nghiệp mỹ phẩm: các loại xà phòng, các loại kem mỹ phẩm, dịch thơm…
Công nghiệp nhẹ: giấy, da, in, sơn, nhuộm…
Công nghệ sinh học: cố định enzyme và nấm men trong quá trình sinh học, nuôi
cấy mô thực vật và nuôi cấy vi sinh…
Vì Carrageenan từ lâu đã được xem như chất tạo đông keo và kết dính nên nó
rất phổ biến trong việc sản xuất các mặt hàng nói trên. So với Agar và Alginat, nhu
cầu về Carrageenan trên thế giới ngày càng rộng và lớn hơn [53].
1.2.
TỔNG QUAN VỀ LECTIN
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu lectin
7
Cho đến những năm cuối thế kỷ 19, đã bắt đầu có sự tích lũy những bằng chứng
đầu tiên về sự hiện diện của một loại protein có khả năng ngưng kết hồng cầu. Tuy
nhiên, hầu hết các nghiên cứu lúc bấy giờ chủ yếu chỉ tập trung vào việc làm sáng tỏ
nguyên lý gây độc của các loại hạt có chứa thành phần gây độc này nhằm sử dụng cho
các mục đích y tế. Năm 1884, Warden và Waddel đã giải thích nguyên lý gây độc của
các hạt Aprus precatorius, cho đến năm 1887 thì Dixson đã xác định được một dịch
lỏng có độc tố, được tách chiết từ hạt thầu dầu Ricinus precatorius là một protein.
Những protein như vậy, được đề cập dưới tên gọi là hemagglutinin hay agglutinin thực
vật, vì ban đầu chúng được tìm thấy ở mẫu chiết từ thực vật. Tuy nhiên, tất cả các nhà
khoa học sau này đều cho rằng những mô tả đầu tiên và đầy đủ nhất về hemagglutinin
là từ luận văn tiến sĩ của Peter Hermann Stillmark thực hiện tại trường đại học Dorpat
(nay là trường đại học Tartu, Estonia) vào năm 1888. Chất hemagglutinin được
Stillmark tách chiết từ hạt của cây thầu dầu Ricinus communis và được đặt tên là ricin,
một độc tố mà sau đó được xác định là có bản chất protein [36].
Kể từ đó, có thể chia quá trình nghiên cứu lectin thành 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn đầu, từ cuối thế kỷ XIX đến nữa đầu thế kỷ XX: đây là giai đoạn mang
tính điều tra cơ bản về lectin trong sinh giới. Ngoài công trình nghiên cứu của
Stillmark vào năm 1888 thì cũng tại trường đại học Tartu, Hellin cũng đã tách được
một độc tố khác có nguồn gốc từ thực vật, đó là dịch chiết từ hạt của cây Abrus
precatororius, nó có khả năng làm ngưng kết tế bào hồng cầu người và được đặt tên là
abrin. Trong suốt những năm sau đó, các hợp chất có tính chất đặc biệt làm ngưng kết
tế bào hồng cầu người và một số loài động vật được phát hiện ngày một nhiều trong
giới sinh vật từ virus đến con người.
- Tiếp đến, trong những năm 1950 đến năm 1970: năm 1954, Boyd và Shapleigh đã
sử dụng thuật ngữ “Lectin” (thuật ngữ “Lectin” bắt nguồn từ chữ “Lectus”, dạng quá
khứ của động từ “Legre” trong tiếng Latin có nghĩa là “Lựa chọn”) để chỉ nhóm các
“chất ngưng kết” thực vật có khả năng ngưng kết đặc hiệu nhóm máu [17], đây có thể
được coi là khái niệm đầu tiên về lectin.
Trong hai thập kỷ này, bên cạnh các công trình mang tính điều tra về sự hiện
diện của lectin trong sinh giới, phần lớn các nhà khoa học đã tập trung vào việc tinh
chế lectin để nghiên cứu cấu trúc và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt
8
tính của lectin, trên cơ sở đó tìm cách sử dụng lectin nhằm phục vụ cho đời sống con
người.
- Từ năm 1970 đến nay: Giai đoạn này, tiến độ nghiên cứu lectin được đẩy nhanh.
Nhiều kết quả thú vị đã được công bố như việc tìm thấy lectin ở nấm nhầy và ở cơ thể
người.
Năm 1980, Goldstein và các cộng sự đưa ra định nghĩa “Lectin là những protein
hoặc glycoprotein có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng cầu” [26]. Khái niệm này
đồng nhất với định nghĩa về lectin mà Houston và Dooley đã đưa ra năm 1982:
“Lectin là protein tương tác đặc hiệu đường, đặc tính cơ bản của nó là khả năng gây
ngưng kết tế bào hồng cầu” [28].
Năm 1995, Peuman và Van Dame đã đưa ra một số khái niệm mới về cấu trúc
liên quan đến chức năng của lectin: “Lectin là protein mà cấu trúc phân tử có chứa ít
nhất một vị trí liên kết đặc hiệu đường” [62]. Dựa vào cấu trúc phân tử và biểu hiện
hoạt tính sinh học, Peuman và cộng sự đã phân chia lectin thành 3 loại:
Merolectin có khối lượng phân tử tương đối nhỏ và chỉ có một trung tâm liên kết
đường, do đó không có hoạt tính ngưng kết tế bào và không gây kết tủa các hợp chất
liên kết đường. Thuộc về loại này là một số protein của các cây họ Lan (Orchidaceae).
Hololectin có chứa ít nhất hai trung tâm liên kết với đường, do đó có khả năng gây
ngưng kết tế bào và gây tủa, do tương tác với nhiều loại hợp chất cộng hợp đường. Đó
chính là các lectin quen thuộc đã được nghiên cứu nhiều nhất và dễ được phát hiện bởi
vì khả năng gây ngưng kết tế bào của chúng và thường được gọi là hemmagglutinin.
Chimerolectin là những phân tử, trong đó có ít nhất một vị trí liên kết với đường và
có một vùng chức năng sinh học khác (có thể là chức năng xúc tác sinh học). Thuộc về
loại này là protein kìm hãm riboxom typ 2 (RIP, Type 2) có trong hạt thầu dầu
(Ricinus communis L.,) hoặc hạt cây cam thảo dây (Abrus precatorius L.).
Song song với các hướng nghiên cứu ứng dụng, các nhà khoa học vẫn đi sâu
vào tìm hiểu cấu trúc cũng như tính chất của các lectin, để sử dụng chúng một cách
thiết thực và có hiệu quả hơn. Hiện nay các nhà khoa học đã hiểu biết khá nhiều về bản
chất của lectin. Khoa học hiện đại đã đưa ra một định nghĩa mới nhất về lectin như
sau: “Lectin là một loại protein không gây đáp ứng miễn dịch có khả năng liên kết
thuận nghịch, phi hóa trị với carbohydrate mà không làm thay đổi cấu trúc của
carbohydrate được liên kết. Lectin gắn kết với những tế bào có glycoprotein hoặc
9
glycolipid bề mặt. Sự hiện diện của hai hay nhiều vị trí gắn kết đối với mỗi phân tử
lectin cho phép nó gắn kết nhiều loại tế bào và phản ứng gắn kết với hồng cầu được sử
dụng rất rộng rãi để kiểm tra sự hiện diện của lectin trong dịch chiết từ các sinh vật
khác nhau”(www.thuvienkhoahoc.com.vn).
1.2.2. Sự phân bố của lectin trong sinh giới
Sự phân bố lectin trong giới thực vật
Lectin được phân bố rất rộng rãi ở thực vật và được định khu khá rộng trong
các cơ quan như thân, lá và hạt. Tác giả Allen và Brillantine (1969), đã tiến hành điều
tra ở 2663 loài thực vật và kết quả cho thấy có 800 loài chứa lectin, trong đó các cây
họ Đậu (Fabaceae) chiếm trên 600 loài [11]. Ngoài các cây họ Đậu có số lượng loài
lớn nhất có chứa lectin, một số thực vật khác như họ Lan (Orchidaceae), họ Trinh nữ
(Mimosaceae), họ Thủy tiên (Amaryllidaceae) và họ Hòa thảo (Poceae) cũng có chứa
lectin.
Ở Việt Nam, một số tác giả đã tiến hành điều tra sơ bộ các loại đậu đang được
trồng phổ biến, kết quả cho thấy có tới 60% các loài có chứa lectin [7]. Lectin từ họ
Dâu tằm (Moraceae), Mít và một số loài khác như Chay (Artocarpus tonkinensis),
Sakê chi Artocarpus (Artocarpus incia) đều chứa lectin có hoạt tính NKHC rất cao [3].
Không chỉ ở thực vật bậc cao, các nghiên cứu cũng cho thấy sự có mặt của lectin ở
nhiều loài của thực vật bậc thấp như ở một số loài Nấm (Fungi), Địa y (Lichenes) và
Rong (Algae). Báo cáo đầu tiên về lectin từ rong biển là của Boyd và cộng sự vào năm
1966 tại vùng biển Puerto Rico của Mỹ [17], từ đó đến nay đã có hàng loạt các báo cáo
về sự có mặt của lectin trong rong biển ở nhiều quốc gia khác nhau như: Anh, Nhật,
Brazil, Hàn Quốc, Việt Nam…
Mặc dù còn rất nhiều loài thực vật chưa được nghiên cứu nhưng các dẫn liệu
khoa học trên đây cũng đã chứng tỏ rằng lectin là protein khá phổ biến trong giới thực
vật .
Sự phân bố lectin trong giới động vật
Lectin có nguồn gốc từ động vật cũng được phát hiện khá sớm. Lectin trong
giới động vật được phát hiện đầu tiên từ một loài sam biển Châu Mỹ (Limulus
polyphemus). Sau đó, một số loài động vật thuộc lớp Giáp xác và các loài động vật
thuộc ngành Ruột khoang cũng đã được tiến hành điều tra. Ở Việt Nam, khi khảo sát
10
30 loài thuộc ngành Ruột khoang ở vùng biển Nha Trang-Khánh Hòa xuất hiện 10 loài
có chứa lectin [9].
Trong khi đó ở một số loài động vật có xương sống, lectin cũng đã được điều
tra cơ bản. Một số loài thuộc lớp Cá xương (Osteichthye), lớp Lưỡng cư (Amphibia),
lớp Bò sát (Reptila), lớp Chim (Aves) và lớp Thú (Mammalia) cũng có chứa lectin.
Ngoài ra, còn có một số dạng lectin khác từ huyết tương cá chình (Anguilla rastiata)
hay trứng cá vược (Perca piuviatitis)…. Một kết quả nghiên cứu khá thú vị, là ở mô
người như mô cơ và các cơ quan của cơ thể người như tim, phổi và các tế bào của hệ
miễn dịch cũng chứa lectin. Như vậy, có khá nhiều loài động vật có chứa lectin. Đó
cũng là bằng chứng về tính phổ biến của lectin trong sinh giới [14].
Lectin có nguồn gốc vi sinh vật
Lectin đầu tiên từ vi sinh vật được phát hiện là vào năm 1942, khi Hirst và cộng
sự đã tìm thấy virus có chứa chất làm ngưng kết tế bào hồng cầu gà [9].
Trên đối tượng là vi khuẩn E. coli, Ofek (1987) đã cho biết: trên bề mặt của tế
bào vi khuẩn này có chứa chất có khả năng gây ngưng kết tế bào. Hoạt tính này mất đi
khi có mặt một số loại đường như galactoza và dẫn xuất amin của nó. Đó chính là
lectin bề mặt màng tế bào vi khuẩn. Dạng lectin này cũng đã được phát hiện ở một số
loài vi khuẩn khác như Houssto năm 1983 hay của Smit và cộng sự năm 1984 [57].
Sự định khu của lectin trong tế bào và cơ thể sinh vật
Nghiên cứu sự xuất hiện của lectin đã cho thấy, trong một cơ thể, lectin có thể
có ở bộ phận, cơ quan này nhưng lại không có ở bộ phận, cơ quan khác. Hàm lượng
lectin cũng biến đổi trong quá trình sinh trưởng của sinh vật.
Với các cơ thể ở thực vật, sự định khu của lectin khá rộng: ở lá, hoa, thân và
đặc biệt là hạt, hầu hết các loài thực vật hạt kín, hạt thường chứa nhiều lectin nhất.
Trong cơ thể động vật, lectin có trong huyết thanh ở một số mô và cơ quan đặc
biệt là mô cơ. Ngoài ra, còn có ở giao tử hoặc tế bào trứng.
Ở mức độ tế bào, sự định khu của lectin cũng đã được phát hiện. Một số công
trình đã khẳng định lectin có trong nguyên sinh chất và một số bào quan của tế bào.
Gần đây cũng đã chứng minh sự tồn tại của lectin ở trong nhân tế bào ở một số loài bò
sát và động vật có vú [9].
1.3 .
LECTIN TỪ RONG BIỂN
1.3.1. Tình hình nghiên cứu lectin từ rong biển trong nước và nước ngoài
11
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Công trình khoa học đầu tiên về lectin từ rong biển là của Boyd và cộng sự vào
năm 1966, ông đã phát hiện rong biển cũng có khả năng gây ngưng kết tế bào hồng
cầu ở người [17]. Kể từ đó có rất nhiều công trình công bố sự có mặt của lectin trong
rong biển:
Năm 1988, Hori đã khảo sát hoạt tính ngưng kết hồng cầu của 31 loài rong biển
trên hồng cầu người và động vật. Từ kết quả nghiên cứu đạt được ông đã cho rằng hoạt
tính ngưng kết hồng cầu đóng một vai trò quan trọng trong chức năng sinh lý của tế
bào rong biển. Và hoạt tính này có thể tồn tại ở nhiều loài rong biển khác nhau [30].
- Tại Tây Ban Nha, Fábregas được xem là một trong những người tiên phong trong
việc nghiên cứu lectin từ rong biển. Từ năm 1985 đến năm 1992, ông và cộng sự đã
khảo sát sự có mặt của lectin ở hơn 90 loài rong biển thuộc 3 dòng rong: rong đỏ, rong
nâu và rong xanh. Trong đó, hoạt tính ngưng kết hồng cầu từ rong đỏ là phổ biến nhất
[23, 33].
- Những năm gần đây, nghiên cứu về lectin từ rong biển đang được khảo sát ở nhiều
địa điểm khác nhau trên thế giới với quy mô ngày càng lớn hơn: từ Nam Mỹ, Châu
Âu, Châu Á cho đến các vùng Nam cực. Hơn thế nữa, không chỉ dừng lại ở việc khảo
sát sự có mặt của lectin trong rong biển mà những tính chất cơ bản của nó cũng đã
được chú tâm đến [17, 29].
- Tuy nhiên, cho đến nay số lượng lectin được tinh sạch cũng như khảo sát đặc tính
hóa sinh vẫn còn rất khiêm tốn, đặc biệt là khi so sánh với lectin từ thực vật bậc cao .
Hầu hết trong số đó là các lectin từ rong biển mà chủ yếu là ở một số dòng rong đỏ
như: Bryothamnion seaforthii, B. triquetrum; Solieria filiformis [22]; Pterocladiella
capillacea [69] ….Trong số đó, có một vài lectin từ dòng rong đỏ đã được làm sáng tỏ
về cấu trúc bậc 1 như: H. japonica và Vidalia obtusiloba [22].
Trong khi đó, mặc dù chức năng sinh học của lectin vẫn chưa được làm rõ,
nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng lectin từ rong biển có khả năng điều
chỉnh hệ miễn dịch, kháng u, kháng ung thư…Đặc biệt, hàng loạt lectin có khả năng
liên kết với glycoprotein N-glycan dạng high manose như: lectin ESA_2 của rong đỏ
Eucheuma serra , lectin từ rong đỏ Griffithsia sp. [34] hay lectin KAA_2 của rong đỏ
Kappaphycus alvarezii [65]…có khả năng gắn kết với bề mặt của các tế bào có
12
glycoprotein dạng high manose đặc biệt là trên lớp vỏ của virus HIV, HBV và một số
loài virus gây bệnh khác [33].
Những kết quả đạt được cho thấy rằng, lectin từ rong biển mà đặc biệt là rong
đỏ là nguồn nguyên liệu hữu ích để sử dụng trong các nghiên cứu hóa sinh và y sinh
trong giai đoạn sắp tới.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Khác với lectin từ thực vật cao, cho đến nay, việc nghiên cứu lectin từ rong
biển ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, chỉ có một số nghiên cứu của Viện nghiên cứu
và ứng dụng công nghệ Nha Trang. Từ năm 2008 cho đến nay, các công trình nghiên
cứu tại đây đã khảo sát được hơn 80 loài rong biển khác nhau, thuộc 3 dòng: rong đỏ,
rong nâu và rong xanh. Kết quả cho thấy, hầu hết các loài rong biển đều có khả năng
gây ngưng kết với ít nhất một loại hồng cầu từ động vật như thỏ, cừu, gà, ngựa và 3
nhóm máu A, B, O của người. Một số tính chất hóa sinh như liên kết carbohydrate,
khoảng pH hoạt động, nhiệt độ hay khả năng ứng dụng của các lectin này cũng đang
được nghiên cứu [33, 34,10].
1.3.2. Cấu tạo của lectin từ rong biển
Khối lượng phân tử của lectin từ rong biển
Bằng các phương pháp xác định khối lượng phân tử như: phương pháp điện di
trên gel polyacrylamide, phương pháp siêu ly tâm và phương pháp quang phổ khối ion
hóa phun điện tử (electron spray ionization-mass spectrometry) khối lượng phân tử của
khá nhiều dạng lectin đã được xác định. Kết luận có thể dẫn ra ở đây là khối lượng
phân tử của lectin từ rong biển cũng có sự dao động khá lớn và lectin có nguồn gốc
khác nhau thì khối lượng có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Lectin có nguồn gốc từ rong biển có khối lượng phân tử bé nhất là lectin của
Hypnea japonica thuộc dòng rong Đỏ, khoảng 4,2 kDa. Trong khi đó lectin có khối
lượng phân tử lớn nhất cũng thuộc dòng rong Đỏ, Ptilota plumose, gồm một chuỗi
polypeptide khoảng 170 kDa [35].
Năm 1991, Rogers đã tinh chế lectin từ rong xanh Codium fragile và đã xác
định khối lượng phân tử của nó là 60 kDa, bao gồm 4 chuỗi polypeptide có cùng khối
lượng là 15 kDa cấu tạo nên [63]. Dạng lectin này có điểm đẳng điện trong khoảng từ
3,8 đến 3,9. Bằng phương pháp điện di SDS-PAGE, Jong Won Han và các cộng sự
13
(2011) đã xác định khối lượng phân tử của Bryopsis plumosa là 11,5 kDa, lectin này ở
dạng đơn phân [35].
Cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu công bố về khối lượng phân tử của lectin
và đã cho thấy mức độ biến đổi khá mạnh của chúng. Tuy nhiên, so với khối lượng
phân tử của lectin từ thực vật bậc cao như lectin từ hạt đậu rựa (Canavalia ensiformis
L.,) là 108 kDa hay lectin từ động vật như sam biển Việt Nam (Tachpleus tridentatus)
có khối lượng phân tử lên đến trên 700 kDa thì khối lượng phân tử của lectin từ rong
biển lại khá thấp, phần lớn trong chúng dao động tập trung trong khoảng từ 15 đến 45
kDa. Các nhà khoa học cho rằng chưa thể tìm thấy được mối liên hệ nào giữa khối
lượng phân tử lectin và hoạt tính của chính nó. Khối lượng phân tử của lectin không
mang tính đặc trưng cho loài hay cá thể và cũng không phụ thuộc vào mức độ tiến hóa
của loài hay cá thể đó [9].
Cấu tạo phân tử lectin từ rong biển
Cũng giống như lectin từ thực vật bậc cao hay động vật, khi nghiên cứu trình tự
axit amin trong phân tử lectin từ rong biển các nhà khoa học đã nhận thấy: trình tự axit
amin trong phân tử lectin phản ánh mối quan hệ trong quá trình tiến hóa. Khi nghiên
cứu cấu trúc bậc nhất chuỗi α của lectin ở 3 loài rong cùng chi Eucheuma là E. serra,
E. amakusaensis và E. cottonii, Kawakubo và cộng sự đã cho biết: trình tự của 20 axit
amin đầu N của có tỷ lệ tương đồng rất cao, thành phần gốc axit amin chủ yếu giàu các
gốc Glx, Asx, Gly và Ser [37, 38].
Bảng 1.1. Trình tự sắp xếp các axit amin đầu tận cùng N của các chuỗi α ở một số loài
rong thuộc chi Eucheuma
Trọng lượng
Trình tự sắp xếp
(kDa)
(20 axit amin đầu N)
ESA-1
29
GRYTVQNQWGGSSAPWNDAG
ESA-2
29
GRYTVQNQWGGSSAPWNDAG
EAA-1
29
GRYTVQNQWGGSSAPWNDAG
EAA-2
29
GRYTVKNQWGGSSAPWNDAG
EAA-3
29
GRYTVKNQWGGSSAPWNDAG
ECA-1
29
GRYTVQNQWGGSSAPWNDAG
ECA-2
29
GRYTVQNQWGGSSAPWNDAG
Loài
E. serra
E. amakusaensis
E. cottonii
14
Có khá nhiều công trình đã chỉ ra rằng hầu hết các dạng lectin từ rong biển
được cấu tạo từ một mạch polypeptide. Chỉ một số ít lectin có cấu tạo từ hai mạch
polypeptide trở lên, mỗi mạch polypeptide tạo thành một tiểu đơn vị, các tiểu đơn vị
này có khối lượng phân tử giống nhau hoặc khác nhau. Ví dụ như lectin từ rong đỏ
Vidalia obtusiloba có cấu trúc dimer, trọng lượng của 2 chuỗi polypeptide lần lượt là
59,6 và 15,2 Da [22], trong khi đó lectin từ rong xanh Codium fragile lại có cấu tạo
tetramer với khối lượng mỗi đơn phân đều là 15000 Da [63].
Vào năm 2000, khi Hori và cộng sự nghiên cứu cấu trúc bậc nhất của 2 đồng
phân lectin hypnin A-1 và hypnin A-2 từ rong đỏ Hypnea japonica cho thấy: chúng có
cấu tạo đơn phân chỉ do một chuỗi polypeptide gồm 90 gốc axit amin tạo thành; trong
đó, có 4 gốc cystines tạo thành 2 cầu nối disulfide: cys5-cys62 và cys12-cys89; 3 loại axit
amin là serine, glycine và proline chiếm đến 43% số gốc axit amin có trong chuỗi
polypeptide; trình tự axit amin của 2 lectin này chỉ khác nhau ở 3 vị trí: 19, 31 và 52,
sự khác nhau của các gốc axit amin này không ảnh hưởng đến sự giống nhau về hoạt
tính ngưng kết hồng cầu cũng như khả năng liên kết với một số glycoprotein của 2 loại
lectin này. Mặt khác, ngoài glycoprotein, hoạt tính ngưng kết hồng cầu của chúng còn
bị ức chế bởi protein phospholipase A-2, điều này cho phép chúng ta nhận định rằng
lectin hypnins không chỉ chứa vị trí liên kết với carbohydrate mà còn chứa vị trí liên
kết với protein. Với trọng lượng phân tử chỉ xấp xỉ 9,1 kDa cùng với 2 cầu nối
disulfide, đây được xem là 2 yếu tố chính làm tăng khả năng chịu nhiệt của 2 lectin
này. Không những vậy, khi alkyl hóa hoặc cắt đứt cầu disulfide, Hori cũng nhận thấy
hoạt tính ngưng kết hồng cầu của chúng cũng bị mất đi, từ đây có thể đưa ra giả định
rằng trung tâm hoạt động của 2 lectin này có chứa cầu nối disulfide [22].
Bất kỳ một dạng lectin nào dù có cấu trúc bậc I hoặc cấu trúc không gian phức
tạp đều chứa trung tâm hoạt động. Đó là trung tâm liên kết carbohydrate. Chính trung
tâm này quyết định hoạt tính của lectin. Nếu như ở enzyme, trung tâm hoạt động của
chúng là các gốc axit amin hoặc phần phi protein thì ở hầu hết các lectin trung tâm
hoạt động của chúng là do một số gốc axit amin như tyrozine, xerine, treonine,
tryptophan… có khả năng liên kết mạnh với các gốc đường tạo nên. Các dạng lectin
khác nhau thì có thành phần axit amin trong trung tâm hoạt động là khác nhau. Cho
đến nay, vấn đề về trung tâm hoạt động của lectin vẫn còn rất phức tạp [18, 29].
15
Về cơ chế hoạt động của lectin từ rong biển nói riêng đến sinh vật tự nhiên nói
chung, các nhà khoa học đều thống nhất như sau: “Các trung tâm hoạt động của các
phân tử lectin đều có khả năng liên kết các gốc đường trong các thụ thể tiếp nhận
(receptor) trên bề mặt màng tế bào. Các liên kết sẽ được hình thành giữa các receptor
trên bề mặt màng tế bào với các trung tâm hoạt động của lectin. Nhờ các liên kết này
mà lectin đã kết dính các tế bào, tạo nên hiện tượng ngưng kết tế bào. Các dạng lectin
khác nhau, khả năng liên kết với các receptor trên bề mặt tế bào cũng khác nhau.
Giống như enzyme, trung tâm hoạt động của lectin chỉ hoạt động khi nó nằm trong
một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh của cấu trúc phân tử. Bất kỳ một tác nhân nào
phá vỡ cấu trúc phân tử lectin cũng đều làm giảm hoặc mất khả năng hoạt động của
trung tâm này. Chính vì vậy, hoạt độ của lectin phụ thuộc chặt chẽ vào một số tác nhân
lý hóa của môi trường” [9].
1.3.3. Một số tính chất lý, hóa và sinh học của lectin từ rong biển
Tính tan và kết tủa
Cũng giống như lectin từ thực vật bậc cao hay động vật, lectin từ rong biển hòa
tan được trong nước nhưng chúng dễ tan hơn trong các dung dịch muối loãng. Lectin
có bản chất là protein nên chúng dễ bị kết tủa bởi một số tác nhân lý hóa của môi
trường như: tác dụng của ethanol, acetone, của một số muối trung tính ở nồng độ cao
đặc biệt là ammonium sunphate.
Sự tương tác của lectin từ rong biển với các loại đường và dẫn xuất của nó
Qua các thí nghiệm về khả năng liên kết với các loại đường ở lectin được tách
chiết từ rong biển, người ta nhận thấy lectin từ rong biển ít liên kết với các loại đường
đơn hay đường đa như ở thực vật bậc cao hay động vật mà ngược lại nó liên kết với
các glycoprotein dạng N-glycan hay O-glycan như: porcine stomach mucin,
lactotransferrin, asialofetuin…[43, 69].
Phương pháp xác định sự tương tác giữa đường và lectin đang được sử dụng hiện
nay là xác định hoạt độ ngưng kết hồng cầu của lectin khi có mặt một loại đường hoặc
glycoprotein nào đó. Trường hợp hoạt độ lectin giảm hoặc mất hoàn toàn chứng tỏ
đường hoặc glycoprotein đã kìm hãm hoạt tính của lectin. Ngược lại, hoạt độ lectin
vẫn ổn định chứng tỏ đường hoặc glycoprotein không ức chế.
Có thể nói rằng cơ chế của sự tương tác với đường hoặc glycoprotein của lectin
vẫn còn khá phức tạp. Mặc dù vậy, đặc tính này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong
16
các nghiên cứu về lectin. Với các lectin tương tác đặc hiệu với một loại glycoprotein
nào đó thì có thể sử dụng lectin này để nghiên cứu sâu cấu trúc màng tế bào có mặt
glycoprotein đó [33]. Một số nhà khoa học cũng đã sử dụng lectin tương tác đặc hiệu
với glycoprotein để xác định kháng nguyên trên bề mặt màng tế bào hồng cầu. Gần
đây, dựa vào các loại đường ức chế đặc hiệu hoạt độ lectin mà người ta đã sử dụng
chúng để tinh chế nhiều loại lectin bằng sắc ký ái lực và hơn nữa người ta cũng sử
dụng cột ái lực lectin để tinh chế và nghiên cứu nhiều loại glycoprotein có chức năng
sinh học.
Khả năng gây ngưng kết tế bào
Loại tế bào dễ bị lectin làm ngưng kết là các tế bào hồng cầu của động vật và
người. Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận biết lectin. Số lượng lectin có khả năng
ngưng kết hồng cầu chỉ duy nhất của một nhóm máu là rất ít vì chúng đồng thời có thể
gây ngưng kết với nhiều loại hồng cầu như: thỏ, cừu, gà, dê hay ngựa…. Theo tác giả
Allen và Billantine, trong hơn 800 dạng lectin được nghiên cứu thì chỉ có 90 loài chứa
lectin đặc hiệu nhóm máu, 711 loài chứa lectin không đặc hiệu nhóm máu. Lectin từ
rong biển Ptilota plumosa ngưng kết đặc hiệu với nhóm máu B, trong khi lectin từ
rong Codium fragile chỉ ngưng kết hồng cầu máu A đã xử lý papain mà không thể
ngưng kết với các nhóm máu khác của người như O, B hay AB [63]. Các lectin đặc
hiệu nhóm máu này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng.
Theo Sharon (1989), lectin không những gây ngưng kết tế bào hồng cầu người
và động vật mà còn có khả năng gây ngưng kết tế bào của vi sinh vật và một số dạng
tế bào khác như: tế bào giao tử, tế bào khối u, tế bào ung thư hay các tế bào
phôi…[67].
Ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt độ của lectin
Ảnh hưởng của pH
Các nghiên cứu về điểm đẳng điện của lectin cho thấy: Tại điểm đẳng điện
(pHi) hoạt độ lectin là bé nhất. Tại đó, lectin dễ bị kết tủa. pH ngoài điểm đẳng điện,
lectin ở trạng thái phân ly tích điện, dễ hòa tan và có hoạt độ. Mỗi dạng lectin thường
có pH thích hợp với hoạt độ của nó, đó là giá trị pH mà ở đó hoạt độ lectin mạnh nhất
hoặc duy trì ở trạng thái ổn định. Ở pH vùng axit và kiềm mạnh, hoạt độ lectin giảm
hoặc mất hoàn toàn. So với lectin từ thực vật bậc cao hay động vật, lectin từ rong biển
có khoảng pH thích hợp rất rộng, hầu hết từ pH từ 5 đến 9, đặc biệt có một số loại rong
17
như B. composite, D. versluysii hay V. fastigiata không bị giảm hoạt độ trong khoảng
pH từ 3-9 [33].
Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường
Lectin có bản chất là protein và glycoprotein nên nhiệt độ có ảnh hưởng đến
hoạt độ của chúng. Ở nhiệt độ thấp, hoạt độ lectin giảm. Nhiệt độ tăng dần lên, hoạt độ
lectin cũng tăng lên và đạt cực đại ở nhiệt độ thích hợp. Hầu hết các lectin đều bị mất
hoạt độ ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ cao, protein lectin bị biến tính không thuận nghịch.
Hiện tượng sốc nhiệt cũng có thể làm mất hoạt độ lectin.
So với lectin từ thực vật bậc cao hay động vật, hoạt độ của lectin từ rong biển
khá ổn định với mức nhiệt độ khá cao. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt
tính ngưng kết hồng cầu của lectin từ rong Pterocladiella capillacea cho thấy, hoạt độ
vẫn ổn định ở mức 600C trong 30 phút, 50% hoạt độ chỉ bị mất đi sau 30 phút ở mức
nhiệt là 700C và mất hoàn toàn ở 800C sau 10 phút [69]. Thí nghiệm này cũng có kết
quả tương đồng với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác khi khảo sát sự ảnh hưởng
của nhiệt độ đến hoạt tính ngưng kết hồng cầu của lectin từ rong biển [22].
Ảnh hưởng của một số nhân tố khác
Enzyme có khả năng làm tăng hoạt độ lectin. Trong nhiều thí nghiệm, các hồng
cầu được xử lý bằng các enzyme như trypsin, chimotrypsin, papain… thì chúng dễ bị
lectin làm ngưng kết. Ví dụ, khi xử lý hồng cầu nhóm máu O bằng papain thì hoạt độ
của lectin từ dòng rong xanh Ulva lactuca tăng lên 7-8 lần [43]. Sở dĩ có hiện tượng
này là vì khi hồng cầu xử lý với enzyme thì chính enzyme đã thủy phân giới hạn một
số protein trên bề mặt tế bào hồng cầu, làm phơi ra các nhóm carbohydrate của nó, vì
vậy lectin dễ dàng gắn kết vào màng tế bào hồng cầu hơn, dẫn đến hoạt độ lectin tăng
lên.
Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về sự ảnh hưởng
của ion kim loại đến hoạt tính ngưng kết hồng cầu của lectin. Mặc dù theo kết quả
nghiên cứu của Benevides và Fabio thì hoạt tính ngưng kết hồng cầu của lectin từ 2
loài rong đỏ Enantiocladia duperreyi và Vidalia obtusiloba phụ thuộc vào sự có mặt
của cation hóa trị 2 là Ca2+ và Mn2+ [16, 22]. Nhưng rất nhiều dẫn liệu khoa học gần
đây cho thấy rằng, khác với lectin từ thực vật bậc cao, hoạt tính ngưng kết hồng cầu
của lectin từ rong biển không bị ảnh hưởng bởi các ion kim loại [29, 43].
1.4.
ỨNG DỤNG CỦA LECTIN TỪ RONG BIỂN
18
Lectin từ rong biển đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khác nhau của đời sống. Các ứng dụng đó có thể được tóm tắt như sau:
Lectin trong huyết học
Sử dụng lectin để phân loại nhóm máu là ứng dụng sớm nhất và đến nay vẫn
còn được áp dụng rộng rãi. Phương pháp xác định nhóm máu bằng lectin cho kết quả
nhanh, chính xác mà không cần dùng huyết thanh mẫu. Tuy nhiên, phương pháp này
đòi hỏi lectin phải tinh khiết và có tính đặc hiệu cao.
Việc sử dụng lectin từ rong biển để xác định nhóm máu cũng đã được sử dụng
trong nhiều năm nay. Lectin từ rong Ptilota plumose gây ngưng kết đặc hiệu với nhóm
máu B, trong khi lectin từ rong Codium fragile chỉ ngưng kết với hồng cầu máu A đã
xử lý papain mà không thể ngưng kết với các nhóm máu khác như A, B, O hay AB
[63].
Lectin trong tế bào học
Lectin được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để nghiên cứu cấu trúc màng tế
bào và những biến đổi trên bề mặt màng tế bào trong quá trình biệt hóa bệnh lý thông
qua sự thay đổi thành phần carbohydrate trên bề mặt tế bào.
Năm 1988, lectin được tinh sạch từ Codium tomentosum được sử dụng như một
công cụ để phát hiện sự có mặt của nhiều loại glycoprotein khác nhau mà phần lớn là
Glu-NAc.
Lectin trong thuốc bảo vệ thực vật và ngũ cốc
Lectin mà đặc biệt là lectin từ rong biển có khả năng kháng lại nhiều loại sâu bọ
và côn trùng có hại cho cây trồng vì chúng có khả năng liên kết với glycoprotein
đường ruột và phá vỡ cơ chế tự phục hồi của enzyme đường ruột dẫn đến côn trùng tự
chết.
Bảng 1.2. Nguồn lectin từ rong biển có khả năng diệt côn trùng
Nguồn lectin
Loại côn trùng
Ảnh hưởng
Gracilaria
cornea (rong
Đỏ)
Boophilus
microplus
Gracilaria
ornate (rong
Đỏ)
Callosobruchus
maculates
Làm côn trùng
chậm phát triển,
giảm trọng
lượng trứng và
lượng trứng nở
thành con…
Làm côn trùng
chậm phát
triển…
Liên kết
đặc hiệu
Fetuin, porcine
stomach mucin
Lima et al
2005 [47].
Fetuin, porcine
stomach mucin
Leite et al
2005 [44].
Tác giả
19
Lectin trong y học
Lectin có tiềm năng rất lớn trong nhiều lĩnh vực. Lectin được sử dụng như một
công cụ chẩn đoán có hiệu quả. Dựa vào khả năng phân biệt và ức chế sự phát triển
của một số vi sinh vật, lectin từ rong biển được sử dụng kết hợp với các xét nghiệm
thông thường khác để nâng cao giá trị chẩn đoán và điều trị bệnh trên sinh vật biển.
Dịch chiết lectin từ rong Eucheua serra và Galaxaura marginata ức chế sự phát triển
của vi khuẩn biển gây hại cho cá là Vibrio pelagius và Vobrio vulnificus, 2 loại vi
khuẩn này gây bệnh ở cá [47]. Lectin từ một số loài rong nâu như Fucus vesiculosus,
Dictyopteris membranacea, Fucus serratus…có khả năng gây ngưng kết và ức chế sự
phát triển của các chủng nấm nhầy gây bệnh như Candida guilliermondi [74].
Lectin từ một số loài rong đỏ như Eucheuma serra, Oscillatoria agardhii hay
Griffithsia sp. Có khả năng liên kết đặc hiệu với glycoprotein dạng high manose Nglycan ở nồng độ rất thấp, đây là những glycoprotein có mặt chủ yếu trên bề mặt của
màng tế bào HIV, do đó có thể kìm hãm hiện tượng nhiễm HIV và hạn chế được khả
năng mắc bệnh [33].
Như vậy có thể thấy, lectin đã và đang được nghiên cứu để sử dụng trong chuẩn
đoán các bệnh truyền nhiễm và rối loạn trao đổi chất, trong nghiên cứu sinh học và
miễn dịch, làm mitogen trong nuôi cấy tế bào với mục đích chữa bệnh, tăng năng suất
trong trồng trọt, chăn nuôi và bảo quản lương thực [9].
Lectin trong virus học
Gần đây, lectin từ rong biển đang được xem là nguồn sản phẩm tự nhiên phong
phú, có khả năng kháng virus mạnh mẽ. Ví dụ như grifftithsin (GRFT) [33],
Oscillatoria agardhii (OAA) (Sato et al, 2007) [34], Eucheuma serra (ESA-2) [65]
những lectin này đã cho thấy hoạt tính rất mạnh kháng lại virus HIV và những virus
khác. Không giống như phần lớn các liệu pháp điều trị kháng virus hiện tại, những
lectin có khả năng hoạt động qua sự ức chế chu kỳ sống của virus, ngăn chặn sự xâm
nhập vào tế bào vật chủ của virus. Thêm vào đó, những lectin này thường chịu được
nhiệt độ cao, pH thấp, không có mùi, có khả năng liên kết với nhiều loại glycoprotein
trên bề mặt lớp vỏ của virus. Vì vậy, lectin từ rong biển đang là mục tiêu được quan
tâm trong các nghiên cứu cơ bản và những ứng dụng của chúng trong tương lai.
1.5.
PHƯƠNG PHÁP THU NHẬN LECTIN[34]
1.5.1. Các kĩ thuật chiết xuất lectin
20
Lectin có bản chất là protein hay glycoprotein dễ tan trong nước nên việc chiết
xuất lectin ra khỏi các mô động vật, thực vật hay vi sinh vật có thể thực hiện dễ dàng
bằng cách dùng các dung dịch muối loãng hoặc các dung dịch đệm chứa muối làm
dung môi chiết xuất. Tùy theo tính chất của mỗi loại lectin người ta có thể sử dụng các
dung môi chiết xuất khác nhau như dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%; CaCl2
0,1M; dung dịch đệm PBS, đệm Tris-HCl…
Kỹ thuật kết tủa bằng muối trung tính
Phần lớn lectin bị kết tủa bởi một số muối trung tính ở nồng độ cao và có thể
được hòa tan trở lại. Các muối thường dùng để kết tủa protein là muối cation hóa trị 1,
anion đa hóa trị như: (NH4)2SO4, Na2O4, Na2SO4….Các protein khác nhau được kết tủa
ở những nồng độ muối trung tính khác nhau. Người ta sử dụng phương pháp này trong
các quy trình chiết xuất lectin để cô đặc dung dịch protein cần tách.
Kết tủa phân đoạn bằng dung môi
Một số dung môi hữu cơ có thể dễ hòa tan trong nước như axetone,
polyetylenglycol, ethanol…làm giảm độ hòa tan trong nước của protein đến mức
chúng có thể bị kết tủa nhanh chóng. Nhược điểm chủ yếu của phương pháp này là rất
dễ gây biến tính protein, vì vậy việc sử dụng dung môi để kết tủa lectin cần phải được
tiến hành ở nhiệt độ thấp.
Thẩm tách
Phương pháp thẩm tách được tiến hành dựa trên nguyên lý sử dụng màng bán
thấm với đặc tính cho qua những phần tử nhỏ hòa tan và giữ lại những phần tử lớn.
Trong phương pháp này, màng bán thấm ở dạng túi chứa chất cần thẩm tách đặt trong
môi trường có pH nhất định, các phân tử nhỏ trong túi sẽ khuếch tán ra môi trường
ngoài nhờ tác động của máy khuấy từ. Thẩm tách thường dùng để loại muối và những
chất phân tử nhỏ không phải protein ra khỏi dung dịch chứa lectin cần thẩm tích.
1.5.2. Các kỹ thuật tinh chế lectin
Sắc ký lọc gel
Đây là phương pháp tách lectin ra khỏi hỗn hợp protein dựa vào kích thước
phân tử. Chất giá thường được sử dụng là Sephadex. Mỗi hạt Sephadex có bản chất là
polysaccharide chứa nhiều liên kết ngang tạo thành hệ thống lỗ lưới xốp. Có nhiều loại
Sephadex, trong đó mỗi loại có mức độ liên kết khác nhau tạo nên kích thước của lỗ
xốp khác nhau. Chính mức độ liên kết này quyết định khả năng phân tách các chất có
21
kích thước phân tử khác nhau. Để tinh chết lectin, người ta thường dùng loại Sephadex
G-75 và Sephadex G-100.
Phương pháp sắc ký lọc gel còn được dùng để xác định khối lượng phân tử của
chất cần tách.
Sắc ký trao đổi ion
Lectin có bản chất protein nên phân tử của nó mang điện tích. Tùy thuộc vào
pH của môi trường mà lectin mang điện tích dương hoặc âm. Lợi dụng tính chất này
người ta đã sử dụng cột sắc ký trao đổi ion để tinh chế lectin. Các chất nhựa gắn các
nhóm chứa ion tích điện dương như DEAE-sephadex, DEAE-xenluloza, DEAEtrisacryl…được sử dụng làm chất trao đổi anion. Các chất nhựa gắn các nhóm chức
ion tích điện âm như CM-sephadex, CM-xenluloza, CM-trisacryl…được sử dụng làm
chất trao đổi cation. Mỗi chất trao đổi ion đều có khả năng trao đổi một lượng ion nhất
định gọi là dung lượng trao đổi. Người ta có thể sử dụng hai loại chất trao đổi ion ở
trên để tinh chế lectin dựa vào bản chất ion hóa và khả năng trao đổi ion của phân tử
lectin trong những điều kiện môi trường pH nhất định.
Sắc ký ái lực
Nguyên tắc của phương pháp sắc ký ái lực là dựa trên ái lực kết hợp đặc hiệu
của lectin với một phân tử khác gọi là chất kết hợp (ligand) được gắn vào một chất giá
tạo nên pha tĩnh của cột sắc ký. Chất giá được sử dụng nhiều nhất là một số loại gel:
Sephadex, Sepharose, Sephacryl, Ultrogel….Quá trình thực hiện sắc ký ái lực được
tiến hành qua 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là tạo cột ái lực với lectin, giai đoạn 2 là gắn hay
hấp phụ lectin vào cột ái lực và giai đoạn 3 là phản hấp phụ lectin khỏi cột ái lực.
-
Giai đoạn 1: Thiết kế cột ái lực lectin: việc lựa chọn chất kết hợp có ái lực đặc hiệu
với protein cần tách có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, cần phải dựa vào tính chất của
protein cần tách, đặc tính lý hóa của chất kết hợp và đặc biệt là khả năng liên kết đặc
hiệu giữa protein và chất kết hợp. Trong các thí nghiệm tinh chế lectin người ta thường
lựa chọn các chất đường, glycoprotein hoặc chất cộng hợp đường có ái lực hóa học với
một lectin nhất định.
- Giai đoạn 2: Hấp phụ lectin vào cột và loại bỏ các chất không có ái lực với cột: Các
protein có ái lực với cột cần được tạo điều kiện tốt cho quá trình hấp phụ (pH, nhiệt
độ, quá trình hấp phụ nhiều lần), ở giai đoạn này các protein không có ái lực với ligand
và các protein hay lectin thừa sẽ bị đẩy ra khỏi cột.
22
- Giai đoạn 3: Giải hay phản hấp phụ lectin ra khỏi cột: Cần phải dùng một dung
dịch giải hấp phụ có ái lực thích hợp để phản hấp phụ lectin ra khỏi cột.
Quá trình thực hiện sắc ký phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: dung dịch giải hấp phụ, tốc
độ dòng chảy.
23
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Rong đỏ Kappaphycus alvarezii thu ở vùng biển Cam
Ranh-Khánh Hòa.
Địa điểm nghiên cứu: Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha TrangTp. Nha Trang-Tỉnh Khánh Hòa.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2015 đến tháng 6/2015.
2.2.
VẬT LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Vật liệu
- Mẫu rong đỏ Kappaphycus alvarezii thu ở vùng biển Cam Ranh-Khánh
Hòa.
- Hồng cầu của máu thỏ lấy từ Viện Vaccine - Nha Trang.
- Sâu tơ (Plutella xylostella ) và mọt gạo (Sitophilus oryzae) được cung cấp từ
Chi cục bảo vệ thực vật - Kilomet 4 đường 23/10, xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang, Khánh
Hòa.
- Chủng vi sinh vật được cung cấp từ bộ sưu tập của phòng Công nghệ sinh
học biển – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang.
2.2.2. Hóa chất
- BSA (Bovine serium albumin), enzyme Trypsin, EDTA(USA), thuốc thử
Folin, agar, NaCl, NaH2PO4, Na2HPO4,…
2.2.3. Thiết bị nghiên cứu
Thiết bị
Model máy
Xuất sứ
Máy đo quang phổ UV-Vis
2505UV/VIS
Labomed-Mỹ
Máy ly tâm
Z36HK
Hermel-Đức
Máy ly tâm eppendorf
5417R
Eppendorf-Đức
Máy đo pH
827pH Lab
Metrohm-Thụy Sỹ
Bể ổn nhiệt
B12
Heraeus-Đức
24
Hệ thống sắc ký lọc gel
FCF-920
Intertek-Thụy Điển
Thiết bị điện di đứng
AJ-6530
Atto-Japan
Bể rửa siêu âm
UC-20
Jeiotech-Hàn Quốc
Cân phân tích
CP224S
OCE-Đức
Máy khuấy PTN hình đĩa siêu
CB 162
Stuart-UK
Tủ ấm
ON-11E
Gallenkamp
Tủ cấy vi sinh
AV-100
Telstar-Tây Ban
phẳng(x4)
Nha
2.3.
Tủ sấy chân không
XF020
Etuves-Pháp
Tủ sấy
Model ON-11E
Gallenkamp
Nồi hấp khử trùng
ES-315
TOMY-Nhật
Thiết bị điện di đứng
AJ-6530
Atto-Japan
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Xác định hoạt độ lectin bằng phương pháp ngưng kết hồng cầu [29]
Hồng cầu được sử dụng trong các thí nghiệm xác định hoạt độ NKHC của
lectin là hồng cầu thỏ 2% đã xử lý trypsin.
Tiến hành:
-
Cho 25µL NaCl 0,85% vào mỗi giếng của đĩa 96 giếng đáy chữ V.
-
Thêm 25µL mẫu dịch lectin cần kiểm tra hoạt độ ngưng kết hồng cầu vào giếng
đầu tiên, trộn đều, pha loãng sang các giếng tiếp theo với tỷ lệ pha là 1/2n (n: số lần
pha loãng).
-
Tiếp tục cho 25µL hồng cầu thỏ 2% đã xử lý trypsin vào tất cả các giếng.
-
Lắc nhẹ, giữ ở nhiệt độ phòng. Sau 2 giờ, đọc kết quả.
Đọc kết quả:
-
Kết quả âm tính: tất cả hồng cầu lắng xuống đáy giếng thành chấm nhỏ.
25
-
Kết quả dương tính: hồng cầu trong giếng bị ngưng kết hơn 50%.
Đơn vị hoạt độ
1 đơn vị hoạt độ lectin hay 1 đơn vị hoạt độ NKHC trên 1 mL (HU/mL) chính
là giá trị nghịch đảo của độ pha loãng lớn nhất mà dịch lectin còn có khả năng làm
ngưng kết hơn 50% lượng hồng cầu cho vào phản ứng.
Hoạt độ lectin được xác định theo 2 chỉ số:
-
Hoạt độ tổng (Utổng): là tổng số đơn vị hoạt tính có trong một thể tích nhất định.
Đơn vị: HU
Utổng = V. 2n
Trong đó: V: tổng thể tích (mL)
n: số lần pha loãng
-
Hoạt độ riêng (Uriêng): là số đơn vị hoạt độ lectin có trong 1mg protein. Đơn vị:
HU/mg
ê
=
U
Protein
Trong đó: Utổng: tổng số đơn vị hoạt tính.
Proteintổng: tổng hàm lượng protein.
-
MAC (minimum agglutination concentration) là nồng độ nhỏ nhất có khả năng gây
ngưng kết hồng cầu thỏ đã được xử lý trypsin. Đơn vị (mg/HU).
2.3.2. Xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Lowry (1951)[50]
Xác định hàm lượng protein bằng phương pháp của Lowry và cộng sự năm
1951 , dùng Albumin huyết thanh bò (BSA – Bovine serium albumin) làm chất chuẩn.
Nguyên tắc
Nguyên tắc của phương pháp dựa trên cơ sở protein có khả năng phản ứng với
thuốc thử Folin tạo phức chất có màu xanh da trời. Cường độ màu tỷ lệ thuận với nồng
độ protein trong một phạm vi nhất định. Đo cường độ màu bằng thiết bị đo màu quang
điện ở bước sóng 750nm. Dựa vào đồ thị protein chuẩn (BSA) có thể xác định được
hàm lượng protein ở nồng độ vài chục micro gram (µg).
Hóa chất
Dung dịch A: 4 g NaOH (0,1M) và 20 g Na2CO3 (2%) pha trong 1000 mL nước
cất.
26
Dung dịch B: 0,5 g CuSO4.5H2O (0,5%) pha trong dung dịch Natri Xitrat (1%)
hoặc trong dung dịch Natri, Kali Tactơrat 1%.
Dung dịch C: Hỗn hợp của 2 dung dịch A và B theo tỉ lệ 49:1 (pha trước khi sử
dụng).
Thuốc thử Folin, pha loãng 2 lần với nước cất trước khi sử dụng.
Dung dịch gốc: Albumin huyết thanh bò (BSA) 1 mg/mL.
Các bước tiến hành
Cân 10 mg BSA hòa tan trong 10 mL nước cất, ta được dung dịch gốc có nồng
độ 1 mg/mL. Sau đó, pha loãng dung dịch gốc bằng nước cất thành các nồng độ 20,
40, 60, 80, 100 và 120 µg/mL để tiến hành xây dựng đồ thị chuẩn.
Lấy chính xác 0,5 mL dịch chứa protein với các nồng độ khác nhau cho vào
ống nghiệm, thêm vào đó 2,5 mL dung dịch C, lắc đều để yên trong 20 phút. Sau đó,
thêm vào hỗn hợp trong ống nghiệm 0,25 mL thuốc thử Folin đã pha loãng 2 lần, lắc
đều và để yên trong 60 phút. Đem so màu của hỗn hợp trên máy so màu quang điện ở
bước sóng 750 nm.
Thực hiện thí nghiệm với mẫu kép, lấy giá trị trung bình, xây dựng đường hồi
quy. Kết quả được xử lý theo phương pháp thống kê thông thường.
0.25
y = 0.001x + 0.027
R² = 0.994
0.2
OD750
0.15
0.1
0.05
0
0
20
40
60
80
100
120
140
Nồng độ protein (µg/mL)
Hình 2.1. Đường chuẩn protein theo phương pháp của Lowry
Mẫu thí nghiệm cũng được chuẩn bị và tiến hành bổ sung các hóa chất như đã
nêu trên. Sau đó, đem so màu ở bước sóng 750 nm, đối chiếu với đồ thị chuẩn BSA để
tính giá trị protein. Làm thí nghiệm với mẫu kép và lấy giá trị trung bình.
27
2.3.3. Phương pháp tách chiết lectin từ rong K. alvarezii[10, 34]
Rong
Kappaphycus
alvarezii
Bảo quản -200C
Cắt, xay nhuyễn ở 40C
Nhiệt độ chiết: 40C.
Dung môi: dung dịch
ethanol 20%.
Chiết
Tỉ lệ nguyên liệu: dung
môi(w/v) = 1:2
Thời gian chiết: 8 giờ.
Lọc
Loại bã
Dung môi ethanol 95%.
Tỉ lệ nguyên liệu: dung
Kết tủa lectin
môi(v/v) = 1:4.
Nhiệt độ: 40C.
Ly tâm thu kết tủa lectin
Thẩm tách làm sạch lectin
Thời qian: 4 giờ.
28
Chế phẩm lectin
thô
Săc ký lọc gel
S-200
Xác định:
Điện di
SDS - PAGE
Ảnh hưởng của pH
Ảnh hưởng của nhiệt độ
Khả năng kháng khuẩn
Khả năng diệt sâu xanh
hại rau
Khả năng xua đuổi mọt
gạo
Lectin
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ thu nhận và tinh chế lectin từ rong K. alvarezii
Mẫu rong K. alvarezii thu từ biển Cam Ranh. Sau đó, rong được bảo quản
trong các thùng xốp để tránh dập nát rồi đưa về phòng thí nghiệm. Tiến hành rửa sạch
rong, cho vào các túi nilong, bảo quản trong tủ đông -20oC, xay rong thành bột mịn
bằng cối xay inox có bổ sung Nitơ lỏng, chia đều rong thành các mẫu có khối lượng
như nhau để chuẩn bị cho quá trình tách chiết.
Dung môi dùng để chiết lectin là ethanol 20%, tỷ lệ nguyên liệu : dung môi
(w/v) 1:2, thời gian chiết 8 giờ và nhiệt độ chiết 4oC. Để thu hồi dịch chiết cần phải
qua khâu lọc thô để loại cặn lẫn trong DC, thu dịch trong để chuẩn bị cho quá trình
tinh chế tiếp theo.
Sau đó, tiến hành kết tủa lectin bằng ethanol 95% với tỷ lệ DC : ethanol (v/v) là
1:4, nhiệt độ tủa 4oC và thời gian tủa 4 giờ. Tiến hành ly tâm lạnh dịch sau tủa ở 4oC
với tốc độ 6000 vòng/phút trong 30 phút để thu phần kết tủa. Phần kết tủa được loại
29
muối và các phân tử nhỏ không phải là lectin ra khỏi dung dịch chứa lectin bằng
phương pháp thẩm tách trong dung môi là PBS 0,05M, pH 7, 40C trong 8 giờ.
Tiếp tục tinh sạch lectin bằng phương pháp sắc ký lọc gel Sepharyl S – 200.
Xác định độ tinh sạch và trọng lượng phân tử của lectin qua các bước tinh sạch
bằng phương pháp điện di SDS-PAGE.
2.3.4. Tinh sạch lectin bằng phương pháp sắc ký lọc gel Sephacryl S- 200 [12, 24,
54]
Nguyên tắc
Hình 2.3. Nguyên tắc của sắc ký lọc gel
Khi cho hỗn hợp chứa những phân tử có kích thước khác nhau qua cột sắc ký,
chứa những lỗ có kích thước giới hạn nhất định thì các phân tử có kích thước lớn hơn
không khuếch tán qua lỗ. Do đó, chúng sẽ ra khỏi cột trước. Những phân tử nhỏ
khuếch tán vào trong lỗ gel và di chuyển trong lỗ gel. Sau đó, chúng sẽ được đẩy ra
khỏi cột bằng một dung dịch đẩy. Kết thúc quá trình sắc ký sẽ thu được các protein có
kích thước khác nhau được phân tách.
Sephacryl S -200: là gel agarose, có khả năng phân tách những protein có kích
thước từ 5 × 103 - 2.5 × 105 Da. Vì vậy khi cho dung dịch chứa protein qua cột, những
phân tử lớn sẽ ra khỏi cột trước, những phân tử có trọng lượng phân tử nhỏ hơn sẽ đi
vào trong gel nên ra sau.
Các thông số tinh sạch bằng sắc ký lọc gel được thiết lập như sau:
- Gel: Sephacryl S- 200
30
- Kích thước cột: đường kính 1,6 cm, chiều cao 40 cm.
- Đệm: PBS 0,05M pH 7 (đã loại khí)
- Thể tích mẫu qua cột: 1mL
- Tốc độ dòng: 1,2 mL/phút
- Thể tích mỗi phân đoạn thu nhận: 3mL/phân đoạn
- Số lượng phân đoạn: 30 phân đoạn
2.3.5. Kiểm tra độ tinh sạch và xác định khối lượng phân tử lectin bằng phương
pháp điện di SDS-PAGE [39]
Nguyên tắc
Điện di là sự dịch chuyển các chất có điện tích trong điện trường, tốc độ dịch
chuyển phụ thuộc vào điện tích, hình dạng và kích thước của chất đó.
SDS- PAGE (sodium dodecyl sulfate polyacrylamide gel electrophoresis) là
một kỹ thuật điện di trên gel polyacrylamide khi có sự hiện diện của SDS, đây là một
tác nhân làm biến tính và âm tính hóa các phân tử protein. Trong kỹ thuật này protein
được xử lý với SDS và tác nhân khử cầu nối disulfite là mercaptoethanol. Với các tác
nhân này protein từ cấu trúc bậc 2, 3, 4 được biến đổi thành chuỗi polypeptide (bậc 1)
và tất cả các protein đều được tích điện âm. Dưới tác dụng của điện trường các phân tử
tích điện âm sẽ di chuyển về cực dương của điện trường. Nhờ đó, sự di chuyển trong
gel của các phân tử protein chỉ còn phụ thuộc vào kích thước, những phân tử có kích
thước lớn sẽ di chuyển chậm hơn những phân tử có kích thước nhỏ khi đi qua một lỗ
gel có kích thước nhất định. Để xác định phân tử lượng của một protein, người ta
thường so sánh với một thang phân tử lượng chuẩn, là một hỗn hợp các protein có
trọng lượng phân tử khác nhau đã biết.
Đổ gel
Gel phân tách 12,5% (Separating gel)
Cho các thành phần sau theo thứ tự vào cốc 25 ml sạch:
Acrylamide/Bis (15,5:1)
3,8 mL
Tris – HCl 3M; pH 8.8; 0,8 % SDS
5 mL
Glycerine
2g
Nước cất
4,2 mL
APS 10%
50 µL
TEMED
5 µL
31
Sau khi cho TEMED vào, khuấy nhẹ, tiến hành đổ gel (tránh tạo bọt khí). Sau
đó nhẹ nhàng đặt một lớp nước cất lên trên lớp mặt gel để mặt gel được phẳng. Chờ
gel đông (khoảng 2 giờ).
Stacking gel
Cho các thành phần sau theo thứ tự vào cốc 25 ml sạch khác:
Acrylamide/Bis (15,5:1)
1 mL
Tris – HCl 3M; pH 6,8; 0,8 % SDS
3,1 mL
Nước cất
8,4 mL
APS 10%
100 µL
TEMED
10 µL
Sau khi gel phân tách đã trùng ngưng hoàn toàn, đỗ hết nước bên trên. Tiến
hành đỗ lớp gel gom bằng cách dùng pipetteman bơm dung dịch gel gom vào khuôn.
Đồng thời đưa lược vào khuôn để tạo các giếng mẫu (tránh tạo bọt khí trong khuôn
gel). Sau khi gel trùng ngưng, tháo lược, lắp đĩa gel vào bộ phận điện di, cho dung
dịch điện di vào buồng điện di.
Tiến hành chạy điện di
Cho 20µl dung dịch mẫu cần kiểm tra vào các giếng. Tiến hành chạy điện di
với dòng điện ổn định có hiệu điện thế 100V. Quá trình điện di kết thúc dựa vào sự
dịch chuyển của vạch màu xanh (bromophenol) khi cách đáy gel khoảng 1 cm.
Sau khi điện di, nhuộm gel với dung dịch nhuộm Coomassie Brilliant Blue R250, trong 30 phút. Sau đó cho tiến hành tẩy màu bằng cách ngâm gel trong dung dịch
giải nhuộm (hỗn hợp methanol: acid acetic: nước). Protein sẽ được phát hiện nhờ các
vạch màu xanh lam trên nền gel trong suốt.
Xác định trọng lượng phân tử của protein
Đo khoảng cách di chuyển của các băng protein từ gel phân tách tới các băng
protein và khoảng cách từ gel phân tách tới vạch màu bromophenol (vạch màu cuối
cùng).
Tính giá trị Rf.
Rf =
Khoảng cách di chuyển của protein lectin
Khoảng cách từ gel phân tách đến dung môi (vạch màu Brommophenol)
blue
32
Trọng lượng phân tử của các vạch protein có thể xác định thông qua giá trị Rf
trên, nhờ phương pháp ngoại suy theo đồ thị.
Dựa vào thang chuẩn trên gel điện di, tiến hành xác định giá trị Rf của từng
vạch protein. Kết quả được trình bày trong bảng PL 2. Từ đó, xây dựng phương trình
hồi quy tuyến tính giữa giá trị Rf và lgM (lg trọng lượng phân tử) của các protein trong
thang chuẩn bằng phần mềm Excel.
5.5
5
Lg M
4.5
4
3.5
y = -1.369x + 5.092
R² = 0.985
3
2.5
2
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
Rf
Hình 2.4. Đồ thị tương quan giữa lgM và Rf của protein trong thang chuẩn
Phương trình hồi quy tuyến tính thu được từ hình 2.4:
Y = -1,369x + 5,092
R2 = 0,985
Trong đó:
Y: là lgM (lg trọng lượng phân tử).
x: là Rf (tỷ số khoảng cách di chuyển của protein và vạch màu cuối cùng tính từ
gel phân tách).
Từ phương trình hồi quy tuyến tính, có thể suy ra công thức tính trọng lượng
phân tử của protein theo công thức sau:
M = 10y
Trong đó:
M: là trọng lượng phân tử (đơn vị: Da)
y: là lgM
2.3.6. Phương pháp xác định ảnh hưởng của các tác nhân: nhiệt độ, pH đến hoạt
tính NKHC của lectin từ rong K. alvarezii[34]
a. Ảnh hưởng của nhiệt độ
33
Cho 0,5-1 ml mẫu dung dịch lectin đun nóng tại những nhiệt độ khác nhau: 20,
30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100(0C) trong 30 phút, sau đó làm lạnh ngay trong đá và đo
lại hoạt tính NKHC để xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đế hoạt tính NKHC của lectin
từ rong K. alvarezii.
b. Ảnh hưởng của pH
Cho 0,5 đến 1 ml mẫu dung dịch lectin thẩm tách với dung dịch đệm ở nhiệt độ
phòng, qua đêm với các mức pH khác nhau: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Sau đó, thẩm tách
ngược lại với NaCl 0,85%.
Phần dịch trong túi thẩm tách được thu lại và thử hoạt tính NKHC để xác định
ảnh hưởng của pH đến hoạt tính NKHC của lectin từ rong K. alvarezii.
Những dung dịch đệm được sử dụng:
Đệm acetate
pH: 3, 4, 5
Acitic acid/ acetate natri
Đệm phosphate
pH: 6, 7
Na2HPO4.12H2O/ NaH2PO4.2H2O
Đệm tris HCl
pH: 8
Tris/HCl
Đệm cacbonate
pH: 9, 10
Na2CO3/NaHCO3
2.3.7. Phương pháp khảo sát khả năng kháng khuẩn của lectin từ rong K.
alvarezii
Đánh giá khả năng kháng khuẩn của lectin từ rong K. alvarezii bằng phương
pháp khuếch tán trên giếng thạch.
Tiến hành
-
Chuẩn bị dịch huyền phù của vi khuẩn đã được nuôi cấy qua 24 giờ với mật độ
khoảng 109 tế bào/mL. Trải dịch huyền phù vi khuẩn lên môi trường thạch trong đĩa
petri.
-
Sử dụng thanh kim loại vô trùng để tạo thành những giếng nhỏ có đường kính
khoảng 5mm trên bề mặt môi trường thạch.
-
Nhỏ một lượng lectin nhất định vào mỗi giếng của đĩa thạch. Hoạt chất lectin sẽ
khuếch tán trên môi trường thạch, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn, tạo
vòng vô khuẩn.
-
Ủ đĩa ở 370C. Sau 24 giờ, kiểm tra sự tạo thành vòng vô khuẩn, đo đường kính
vòng vô khuẩn. Tính kháng khuẩn mạnh hay yếu tùy thuộc vào đường kính vòng vô
khuẩn lớn hay nhỏ.
34
Vi khuẩn thí nghiệm
Bảng 2.1. Các vi khuẩn dùng trong thí nghiệm khảo sát hoạt độ kháng khuẩn của lectin
từ rong K. alvarezii
Kí hiệu
Vi khuẩn
T1
Staphylococcus hominis
T2
Pseudomonas aeruginosa
T3
Clostridium perfringens
T4
Acinetobacter baumannii
T5
Vibrio parahaemolyticus
T6
Vibrio harveyi
2.3.8. Bố trí thí nghiệm diệt sâu tơ
Giới(regnum): Animalia
Ngành(phylum): Arthropoda
Lớp(class): Insecta
Bộ(ordo): Lepidoptera
Hình 2.5. Sâu tơ (P. xylostella)
Họ(familia): Plutellidae
Chi(genus): Plutella
Loài(species): P. xylostella
Xác định ảnh hưởng của lectin lên sâu xanh hại rau ở các nồng độ khác nhau
của dung dịch lectin sau quá trình tinh chế bằng sắc ký lọc gel ở các nồng độ: 0,1
mg/ml; 0,2 mg/ml; 0,4 mg/ml.
Hình 2.6. Bố trí thí nghiệm diệt sâu tơ (P. xylostella) bằng dịch lectin từ rong
K. alvarezii
35
Tiến hành phun trực tiếp dịch lectin từ rong lên lá cải rồi đặt chúng vào các hộp
nhựa chứa 20 cá thể sâu mỗi hộp và các hộp được đặt trong khay chứa nước để ngăn
chặn các côn trùng hại mẫu thí nghiệm.
Tiến hành thay lá cho sâu ăn sau 24 giờ trong vòng 7 ngày và tiến hành quan sát
ghi nhận kết quả sâu chết, qua đó đánh giá hiệu lực diệt sâu của lectin từ rong.
2.3.9. Bố trí thí nghiệm xua đuổi mọt gạo
Giới(regnum): Animalia
Ngành(phylum): Arthropoda
Lớp(class): Insecta
Bộ(ordo): Coleopteran
Hình 2.7. Mọt gạo (S. oryzae)
Họ(familia): Curculionidae
Chi(genus): Sitophilus
Loài(species): S. oryzae
Xác định ảnh hưởng của lectin lên mọt gạo bằng dung dịch lectin sau sắc ký lộc
gel ở nồng độ 0,4 mg/ml.
Thí nghiệm được bố trí như trong hình 2.8:
Hình 2.8. Bố trí thí nghiệm xua đuổi Mọt gạo bằng dịch lectin chiết từ rong
K. alvarezii
Với lượng gạo chiếm khoảng 70% ở khay nhựa có chứa dịch lectin và 100%
với khay nhựa chứa gạo trắng. Dịch lectin được thấm vào trong viên bông gòn thấm
36
nước với 200 ul dịch lectin và được đặt vào giữa khay có chứa khoảng 200 cá thể mọt
ở những độ tuổi khác nhau, sau 12 giờ lại tiếp tục bổ sung thêm 200 ul vào bông gòn.
Kết quả được ghi nhận sau 12 giờ mỗi ngày và sau khi mọt có di chuyển hết
khỏi khay chứa dịch lectin thì kết thúc thí nghiệm, ghi nhận kết quả.
2.3.10.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê thông thường và vẽ
đồ thị bằng phần mềm Microsoft office Excel 2007.
37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 .
KẾT QUẢ TÁCH CHIẾT VÀ TINH SẠCH LECTIN TỪ RONG ĐỎ
KAPPAPHYCUS ALVERAZII
3.1.1. Chiết và tinh sạch lectin từ rong đỏ K.alverazii
Sau quá trình chiết lectin từ rong Sụn K. alvarezii bằng ethanol 20%, ly tâm thu
dịch và bỏ cặn ở 6000 vòng/phút trong 15 phút. Tiếp tục kết tủa dịch chiết bằng
ethanol 95%, theo tỷ lệ DC : ethanol (v/v) 1:4; ly tâm thu tủa ở 6000 vòng/phút trong
30 phút, lượng tủa thu được tiến hành xác định trọng lượng rồi tiến hành thẩm tách
qua đêm trong PBS 0,05M - pH 7, mục đích loại bỏ muối và các phân tử có khối lượng
phân tử thấp không phải protein, làm tăng thêm độ tinh sạch cho chế phẩm lectin. Kết
quả thống kê về hoạt tính ngưng kết (HA), hoạt độ riêng (HĐR), hoạt độ tổng số
(HĐTS), nồng độ ngưng kết nhỏ nhất (MAC) của quá trình tách chiết và tinh chế
lectin từ rong K.alverazii được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Kết quả quá trình thu chiết lectin từ rong đỏ K. alvarezii
Mẫu
Dịch chiết
Dịch sau thẩm
tích
Dịch lectin sau
sắc ký lọc gel
V (ml)
Protein
(mg)
HA
MAC
(HU/
(mg/
ml)
HU)
HĐTS
(HU)
Độ
HĐR
tinh
(HU/
sạch
mg)
(lần)
200
284
64
0,022
12800
45,07
1
12,5
58,5
512
0,009
6400
109,4
2,43
7
9,52
512
0,003
3584
387,46
8,6
HĐR dịch lectin sau tinh sạch
Trong đó: Độ tinh sạch =
(lần)
HĐR dịch chiết thô
Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy, sau mỗi bước tách chiết, làm sạch dịch chiết
lectin thì hoạt độ NKHC (HA) tăng lên đáng kể, điều này là do các phân tử không phải
lectin đã bị loại bỏ dần, dẫn đến hàm lượng protein tổng của dịch giảm đi.
38
Hoạt độ riêng (HĐR) của dịch lectin tăng từ 45,07 lên 109,4 (HU/mg) qua các
bước thu nhận. Độ tinh sạch của dịch cũng được tăng lên gấp 2,43 lần so với dịch thô
ban đầu. Nồng độ nhỏ nhất gây NKHC (MAC) của dịch lectin thu được giảm dần từ
0,022 mg/HU ở dịch thô và giảm xuống chỉ còn 0,009 mg/HU đối với dịch sau thẩm
tách.
Tinh sạch lectin bằng sắc ký lọc gel Sephacryl S-200
Lấy 1mL dịch tủa sau thẩm tách cho vào cột gel Sephacry S - 200, tiến hành
chạy sắc ký lọc gel ở 40C với tốc độ 1,2mL/phút, dung dịch đẩy là đệm PBS 0,05M pH
7(đã được loại khí), thu 30 phân đoạn, thể tích mỗi phân đoạn là 3 ml.
Tiến hành đo OD ở bước sóng 280 nm và xác định hoạt độ NKHC của từng
phân đoạn thu được. Vẽ đồ thị biểu diễn sự tương quan giá trị OD280, hoạt độ NKHC
và thứ tự các phân đoạn.
II
70
0.3
Hoạt độ ngưng kết
50
0.25
A 280 nm
40
0.2
30
0.15
20
OD280
Hoạt tính NKHC
60
0.35
0.1
I
10
0.05
0
0
1
3
5
7
9
11
13
15
17
19
21
23
25
27
29
Phân đoạn
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn độ hấp thu (A= 280nm) và hoạt độ NKHC của các phân
đoạn trong quá trình sắc ký lọc gel Sephacry S - 200
Từ hình 3.1 chúng tôi ghi nhận được 2 peak có chỉ số OD cao, trong đó lượng
protein mẫu chủ yếu tập trung vào peak số II. Như vậy, theo dự đoán sơ bộ, hỗn hợp
protein qua lọc gel gồm 2 peak chủ yếu có 2 loại protein có khối lượng phân tử khác
nhau.
Cũng dựa trên kết quả từ sắc ký đồ, mặc dù hàm lượng protein được thể hiện ở
2 peak, nhưng chỉ có peak số II mới thể hiện hoạt độ NKHC một cách rõ rệt nhất,
39
trong khi đó peak I lại không thể hiện hoạt độ NKHC. Từ đó, có thể dự đoán rằng
protein lectin cần tinh sạch được phân bố chủ yếu tại peak số II này.
Trong peak số II, hoạt độ NKHC và hàm lượng protein tập trung chủ yếu ở các
phân đoạn 18, 19, 20, 21, 22 và 23 nên chúng tôi tiến hành thu hồi các phân đoạn này
và ultrafilter (dùng màng lọc 10 kDa) dịch lectin sau sắc ký để cô đặc lại nồng độ và
thể tích dịch để thực hiện quá trình chạy điện di xác định khối lượng phân tử lectin.
Kết quả từ bảng 3.1, qua các bước tinh sạch, chúng ta nhận thấy, HĐTS cũng
như hàm lượng protein tổng số của chế phẩm thu được giảm đi đáng kể từ 12800 HU
và 284 mg xuống còn 3584 HU và 9,52 mg tương ứng. Điều này có thể giải thích là do
sự tổn thất và biến tính bất thuận nghịch của một số phân tử protein trong suốt quá
trình tinh sạch.
Khi tiến hành tinh sạch lectin bằng phương pháp sắc ký lọc gel, lượng mẫu cho
chạy qua cột sắc ký đã bị pha loãng nhiều lần trong pha động, đồng thời sự phân tách
protein thành các peak dựa trên trọng lượng phân tử cũng đã loại bỏ được đáng kể
những protein không mong muốn nên dẫn hàm lượng protein lại giảm đáng kể.
Kết quả từ bảng 3.1 cũng cho thấy, qua các bước tinh sạch HĐR của protein
lectin từ rong K. alvarezii tăng lên đáng kể (từ 45,07 HU/mg của DC, sau đó tăng lên
109,4 HU/mg ở dịch sau thẩm tách và đạt 387,46 HU/mg ở bước sắc ký lọc gel. Sự
thay đổi này là vì quá trình tủa đã loại bớt được một số tạp chất và các protein không
mong muốn cũng đã bị loại bỏ tiếp tục qua quá trình sắc ký lọc gel. Dựa trên nguyên
tắc phân đoạn của sắc ký lọc gel với Sephacryl S – 200 cho phép thu được những phân
tử protein có khối lượng phân tử nằm trong khoảng từ 5 đến 250 kDa và kết quả xác
định hoạt độ NKHC trên mỗi phân đoạn, chúng ta sẽ loại bỏ được các tạp chất và
protein có kích thước nằm ngoài giới hạn hoặc không thể hiện hoạt độ NKHC nên
HĐR của lectin sau khi tinh sạch và hệ số tinh sạch ở giai đoạn này đều cao nhất
(HĐR 387,46 HU/mg, độ tinh sạch là 8,6 lần). Kết quả này cũng được minh chứng rõ
hơn, khi nồng độ protein nhỏ nhất có thể tạo nên 1 đơn vị hoạt độ NKHC cũng giảm
dần qua các bước tinh sạch: MAC ở dịch thô là 0,022 mg/HU; sau khi tủa giảm còn
0,009 mg/HU và sau khi sắc ký lọc gel giá trị này chỉ còn 0,003 mg/HU.
3.1.2. Kiểm tra độ tinh sạch và xác định trọng lượng phân tử lectin bằng phương
pháp điện di SDS-PAGE
40
Tiến hành chạy điện di các dịch protein thu được qua từng bước tinh sạch trên gel
polyacrylamide nồng độ 12,5% với dòng điện ổn định có hiệu điện thế 100V. Thang
protein chuẩn là những protein có trọng lượng phân tử từ 6500 đến 116000 Da. Các
bước tiến hành chạy điện di được trình bày ở mục 2.3.5. Kết quả thu được như sau:
Hình 3.2. Kết quả điện di protein lectin từ rong đỏ K. alvarezii qua từng bước
tinh sạch
Trong đó:
Giếng 1: Thang chuẩn protein
Giếng 2: DC thô
Giếng 3: Chế phẩm lectin sau thẩm tách
Giếng 4: Chế phẩm qua sắc ký lọc gel (peak II phân đoạn 18 đến 23)
Giếng 5: Phân đoạn 20
Giếng 6: Phân đoạn 20 + chất khử 2-mercaptoethanol
Từ kết quả điện di trên gel và công thức tính trọng lượng phân tử của protein
mục 3.1.1, có thể xác định được trọng lượng phân tử protein lectin qua các bước tinh
sạch.
41
Bảng 3.2. Trọng lượng phân tử lectin từ rong đỏ K. alvarezii qua các bước tinh sạch
bằng điện di SDS-PAGE
Giếng
Mẫu
2
Dịch chiết thô - Chỉ lấy
band đậm
3
Chế phẩm lectin sau thẩm
tách
4
Vạch 1
Vạch 2
Vạch 3
54819 (Da)
28318(Da) 18859(Da)
54819(Da)
28318(Da) 18859(Da)
54819(Da)
28318(Da) _
28318(Da)
_
_
28318(Da)
_
_
Chế phẩm qua sắc ký
lọc gel (peak II phân
đoạn 18 đến 23)
5
Giếng 5 (phân đoạn 20)
6
Giếng 6 (phân đoạn 20 +
2-mercaptoethanol)
Kết quả điện di từ hình 3.2 và bảng 3.2 cho thấy: sau mỗi bước tinh sạch, các
protein tạp trong DC đã được loại bỏ đáng kể. So với giếng số 2, các vạch protein ở
giếng số 3 có màu đậm hơn và chỉ xuất hiện ở 3 vị trí (54,819; 28,318; 18,859 kDa),
trong đó vạch thứ 2 (ở vị trí 28,318 kDa) thể hiện rõ nhất. Kết quả này cũng phù hợp
với kết quả sắc ký đồ với nhựa Sephacryl S-200 khi ở đây xuất hiện lần lượt 2 peak,
trong đó peak thứ 2 có nồng độ protein cao hơn rất nhiều so với peak 1.
Ở giếng số 4, chỉ xuất hiện 2 vạch ở vị trí 54,819 và 28,318 kDa, trong đó vạch
protein thứ 2 có khối lượng khoảng 28,318 kDa được nhận biết là của lectin, vì nó thể
hiện hoạt độ NKHC một cách rõ rệt nhất (hình 3.1). Trong khi đó, vạch ở vị trí 54,819
kDa lại rất mờ, đây có thể là do sự lẫn tạp protein từ peak số 1 sang trong quá trình
phân tách protein của sắc ký lọc gel.
Giếng số 5 và số 6 lần lượt là kết quả điện di của phân đoạn 20 không có chất
khử và phân đoạn 20 có bổ sung chất khử 2-mercaptoethanol. Tuy nhiên, kết quả cho
thấy, cả 2 giếng này đều chỉ xuất hiện một vạch duy nhất ở cùng một vị trí (28,318
kDa), do vậy có thể nói lectin của rong K. alvarezii đã được phân tách ra khỏi DC, có
trọng lượng phân tử xấp xỉ 28,318 kDa và phân tử này tồn tại ở dạng đơn phân.
Kết quả thực nghiệm của chúng tôi cho thấy sự tương đồng cao đối với nghiên
cứu của Rogers và cộng sự năm 1991 [63] khi cho rằng, lectin từ rong biển thường có
42
trọng lượng phân tử thấp, khoảng từ 12 – 43kDa. Theo nghiên cứu của Kawakubo năm
1997 và 1999 [37, 38], lectin từ rong Eucheuma serra và E. amakusaensis cũng là
những protein dạng monomer, có khối lượng phân tử xấp xỉ 29000Da. Ngoài ra, kết
quả nghiên của của TS. Lê Đình Hùng và cộng sự năm 2011 về rong Kappaphycus
alvarezii và E. denticulatum cũng cho thấy lectin của chúng có trọng lượng khoảng
28000 Da và tồn tại ở dạng monomer.
Mặt khác nghiên cứu của TS. Lê Đình Hùng và ctv cũng cho thấy, cũng giống
như lectin từ vi khuẩn hầu hết các lectin từ rong biển đều ở dạng monomer và có trọng
lượng phân tử thấp. Trong khi đó lectin từ thực vật bậc cao lại được tạo thành từ sự
gắn kết của 2 cho đến 4 monomer khác nhau và thường có trọng lượng phân tử lớn
hơn, dao động từ 50000 đến 700000 Da [34].
3.2.
KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA LECTIN
3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ hoạt động tối ưu
Để khảo sát nhiệt độ tối ưu của lectin từ rong K. alvarezii, lectin sẽ được xử lý
ở các mức nhiệt độ khác nhau từ 20oC đến 100oC trong vòng 30 phút, sau đó làm lạnh
nhanh và xác định hoạt độ NKHC của lectin với hồng cầu thỏ đã xử lý trypsin.
Kết quả được trình bày trong bảng PL 5 và hình 3.3:
Hoạt độ
NKHC
HU/ml
600
Hoạt độ NKHC
HU/mL
500
400
300
200
100
0
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Nhiệt độ
Hình 3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt độ NKHC của lectin từ rong K. alvarezii
Ở nhiệt độ 20oC HĐTS của lectin đạt giá trị cực đại HA = 29. Khi tăng dần
nhiệt độ từ 20 đến 60oC thì hoạt độ của lectin vẫn không không thay đổi. Nhưng khi
43
nhiệt độ vượt quá 60oC thì hoạt độ NKHC bắt đầu giảm dần. Ở nhiệt độ 80oC, HĐTS
chỉ còn 64 HU và mất đi hoàn toàn khi nhiệt độ tăng đến 90oC.
Nguyên nhân có thể do khi nhiệt độ tăng cao đã làm đứt gãy một số liên kết yếu
trong phân tử lectin, làm thay đổi cấu trúc của phân tử này, đặc biệt là cấu trúc trung
tâm hoạt động của lectin, làm nó mất khả năng liên kết với các glycoprotein trên bề
mặt tế bào hồng cầu thỏ, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng ngưng kết của lectin. Tuy
nhiên, theo kết quả nghiên cứu của luận văn này cho thấy, cũng giống như một số
lectin từ rong biển khác, lectin từ rong K. alvarezii là một lectin khá bền nhiệt.
Theo nghiên cứu của Stelio và cộng sự, khi khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ
đến hoạt độ NKHC của lectin từ rong Pterocladiella capillacea, hoạt độ vẫn đạt được
giá trị cực đại ở nhiệt độ 600C và chỉ mất hoàn toàn hoạt độ khi nhiệt độ tăng lên 80oC
[69]. Trong khi đó, khi nghiên cứu về 2 loài rong là Codium fragile và Hypnea
japonica, Hori cũng nhận thấy hoạt độ NKHC của chúng vẫn không bị ảnh hưởng ở
mức nhiệt độ rất cao là 80oC [34, 64].
Khả năng chịu nhiệt là một trong những điểm khác biệt đặc trưng giữa lectin từ
rong biển so với lectin từ thực vật bậc cao và động vật. Nhiều nghiên cứu cho thấy,
hoạt độ NKHC của lectin từ thực vật bậc cao hay động vật bị ảnh hưởng khá mạnh bởi
nhiệt độ. Theo kết quả nghiên cứu của TS. Trương Văn Châu, ở mức nhiệt độ 60oC thì
hoạt độ NKHC của lectin từ mít na đã giảm hơn 50% và mất hoàn toàn ở 70oC [1].
Khả năng chịu nhiệt tốt của lectin từ rong K. alvarezii sẽ là một yếu thuận lợi
cho việc nghiên cứu cũng như ứng dụng lectin này trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Độ bền nhiệt độ
Mặc dù lectin từ rong biển được xem là một protein bền nhiệt nhưng nhiệt độ
vẫn có ảnh hưởng đến hoạt độ NKHC của lectin. Nhiệt độ có thể làm cho một số liên
kết yếu tham gia vào việc giữ vững cấu trúc của phân tử bị đứt gãy. Mức độ ảnh hưởng
tùy thuộc vào mức nhiệt độ cao hay thấp và thời gian ủ ngắn hay dài. Để đánh giá độ
bền nhiệt độ của lectin từ rong K. alvarezii, tiến hành xác định hoạt độ NKHC của
lectin, sau khi được ủ ở các nhiệt độ khác nhau (30, 50, 70, 90, 100oC) với các khoảng
thời gian khác nhau (0, 10, 20, 30, 40, 50, 60 phút).
Kết quả khảo sát độ bền nhiệt độ của lectin từ rong K. alvarezii được trình bày
trong bảng PL 6 và hình 3.4:
Hoạt tính NKHC tương đối (%)
44
120
100
80
60
40
20
0
0
10
30˚C
20
30
40
Thời gian ủ (phút)
50˚C
70˚C
50
90˚C
60
70
100˚C
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên độ bền nhiệt của hoạt độ NKHC của lectin từ
rong K. alvarezii
Kết quả trên hình 3.4 và bảng PL 6 cho thấy, ở mức nhiệt độ 30oC và 50oC hoạt
độ NKHC không bị ảnh hưởng khi thời gian ủ kéo dài đến 60 phút. Tuy nhiên, ở
những nhiệt độ ủ cao hơn, hoạt độ NKHC cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Sau 20 phút ủ ở
70oC, hoạt độ tương đối còn lại 50%, hoạt độ này tiếp tục giảm và chỉ đạt 25,5% khi
thời gian ủ được kéo dài từ 40 cho đến 60 phút. Khi tăng nhiệt độ ủ lên 90oC và 100oC
thì hoạt độ giảm rất nhanh và bị mất hoàn toàn sau khi ủ 30 phút.
Khảo sát độ bền nhiệt độ của hoạt độ NKHC từ lectin của các loài rong biển
khác như Enantiocladia deperreyi [16], Gracilaria ornate [43] và Pterocladiella
capillacea [69] cho thấy, khi kéo dài thời gian ủ lên đến 60 phút ở 50oC thì hoạt độ của
chúng không hề bị thay đổi, chỉ ở mức nhiệt độ cao như 70oC, 80oC thì hoạt độ ban
đầu bắt đầu giảm sau khi được ủ từ 10 đến 20 phút. Các kết quả này cũng tương đồng
với kết quả nghiên cứu của luận văn khi cho rằng hầu hết hoạt độ NKHC của lectin từ
rong biển chỉ mất hoàn toàn khi mức nhiệt tăng lên rất cao là 90oC và 100oC. Có thể
thấy lectin từ rong biển, là một protein khá bền nhiệt.
3.2.2. Ảnh hưởng của pH
Để tìm ra khoảng pH tối ưu cho hoạt động của lectin từ rong K. alvarezii, tiến
hành thẩm tích lectin trong 18 giờ ở nhiệt độ phòng với các loại đệm có pH khác nhau
từ 3 đến 10. Sau đó tiến hành thẩm tích một lần nữa với NaCl 0,85% để loại bỏ sự ảnh
hưởng của pH với hồng cầu thỏ.
45
Kết quả xác định ảnh hưởng của pH đến hoạt độ NKHC của lectin từ rong K.
alvarezii được trình bày trong bảng PL 7 và hình 3.5:
Hoạt độ tổng số (HU)
600
500
400
300
200
100
0
3
4
5
6
7
8
9
10
pH
Hình 3.5. Ảnh hưởng của pH đến hoạt độ NKHC của lectin từ rong K.alvarezii
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt độ NKHC của lectin từ rong K. alvarezii
không hề bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của pH, ở cả 3 môi trường axit, kiềm và trung
tính.
Đây là một tính chất khá thú vị của lectin từ rong K. alvarezii và tính chất này
cũng đã được nhận thấy ở một số loài rong khác như Ulva pertusa hoạt động tốt trong
khoảng pH từ 3 đến 10, hay rong Enteromorpha linza không thay đổi hoạt độ trong
khoảng pH từ 4 đến 10 [63]. Các nghiên cứu trên cũng tương đồng với kết quả trong
nghiên cứu của TS. Lê Đình Hùng cùng cộng sự vào năm 2012, khi tiến hành khảo sát
sự ảnh hưởng của pH đến hoạt độ NKHC của 8 loài rong thuộc vùng biển Ninh Thuận,
Việt Nam. Kết quả từ nghiên cứu trên cho thấy, hầu hết hoạt độ NKHC của các lectin
này đều không bị ảnh hưởng bởi pH, tiêu biểu như rong Boodlea composite và rong
Dictyosphaeria versluysii hoạt độ tương đối của chúng đạt 100% trong khoảng pH từ
4 đến 9 [33].
Mặc dù hoạt độ NKHC của một số loài rong biển khác cũng bị ảnh hưởng khi
pH môi trường thay đổi như rong Avrainvillea obscura và rong Amansia rhodantha, bị
giảm hoạt độ trong môi trường axit mạnh và kiềm mạnh, khoảng pH tối ưu cho hoạt độ
của chúng là từ 5 đến 8. Tuy nhiên, so với lectin từ thực vật bậc cao thì tính chất này
cũng có sự khác biệt rõ rệt. Khi nghiên cứu về lectin từ thực vật bậc cao, người ta nhận
thấy khoảng pH tối ưu cho hoạt độ NKHC là ở môi trường trung tính, axit yếu hoặc
46
kiềm yếu. Hoạt độ NKHC của lectin từ mít na Artocarpus melinoxylus đạt tối ưu trong
khoảng pH từ 6,5 đến 8, trong khoảng pH từ 4 đến 6 hay từ 8-10 khả năng NKHC của
lectin giảm mạnh hoặc mất hoàn toàn [1].
3.3 .
ỨNG DỤNG CỦA LECTIN ĐỂ KHÁNG KHUẨN, DIỆT SÂU RAU VÀ
XUA ĐUỔI MỌT GẠO
3.3.1. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của lectin
Đĩa thạch sau khi được trải vi khuẩn và bổ sung 200µL dịch lectin đã tinh sạch
nồng độ 1 mg/mL vào lỗ thạch, sẽ được ủ ở 370C trong 24 giờ. Hoạt độ kháng khuẩn
của lectin từ rong K. alvarezii được tính bằng mm đường kính vòng vô khuẩn trên đĩa
thạch.
Bảng 3.3. Kết quả thử nghiệm khả năng kháng lại một số vi khuẩn gây bệnh của lectin
từ rong K. alvarezii
Đường kính
Kí
hiệu
Vi khuẩn
T1
Staphylococcus
hominis
T2
Pseudomonas
aeruginosa
Đặc điểm vi khuẩn
Gram (+), hình cầu.
Gây nhiễm trùng ở bệnh nhân có hệ
vòng vô
khuẩn (mm)
23
thống miễn dịch kém [37].
Gram (-), hình que.
Gây viêm nhiễm ở người và động
vật, kháng kháng sinh [11].
11
15
T3
Clostridium
perfringens
Gram (+), sinh bào tử.
Gây ngộ độc thực phẩm ở người,
bệnh đường ruột ở gia súc, gia cầm
[52].
T4
Acinetobacter
baumannii
Gram (-).
Gây viêm phổi, nhiễm trùng máu,
kháng thuốc mạnh [48].
_
T5
Vibrio
parahaemolyticus
Gram (-), hình que.
Gây viêm ruột cấp tính [24].
17
Vibrio harveyi
Gram (-).
Gây bệnh cho động vật biển sò, cá
đặc biệt là tôm [10].
16
T6
47
Hình 3.6. Kết quả thử nghiệm khả năng kháng lại một số vi khuẩn gây bệnh
của lectin từ rong K. alvarezii
Kết quả từ bảng 3.3 và hình 3.6 cho thấy, lectin từ rong K. alvarezii có khả
năng kháng lại 5/6 loài vi khuẩn gây bệnh (trong đó có 2 loài vi khuẩn biển) với đường
kính vòng vô khuẩn lần lượt là 23, 11, 15, 17,16 mm.
Các loài vi khuẩn trên được biết đến như là những tác nhân gây nên những căn
bệnh nguy hiểm cho cả gia súc, gia cầm, thủy sản và con người như: nhiễm trùng máu,
nhiễm trùng đường hô hấp, ngộ độc thức ăn, viêm ruột hoại tử…. Mặt khác, các mầm
bệnh này đã kháng rất nhiều loại kháng sinh thông dụng vì vậy việc chữa trị và loại bỏ
chúng ngày càng gặp nhiều khó khăn và tốn kém [10, 34]. Một số nghiên cứu trước
đây của Liao W.R. (2003) và Souza J.B. (2007) cũng cho thấy lectin từ rong biển mà
đặc biệt là rong đỏ Eucheuma serra và Galaxaura marginata cũng có khả năng ngăn
chặn sự phát triển của một số loài vi khuẩn biển và tụ cầu streptococci [45].
Do đó, phát hiện khả năng kháng các vi khuẩn gây bệnh trên của lectin từ rong K.
alvarezii sẽ là một trong những phát hiện quan trọng nhằm định hướng sử dụng lectin
như là một công cụ y dược hữu hiệu trong tương lai.
48
3.3.1 Khảo sát hoạt tính diệt sâu của lectin từ rong đỏ K. alvarezii
Sau thời gian nuôi invitro có bổ sung dịch lectin vào lá sâu ăn, chúng tôi thu
được kết quả diệt sâu như trong bảng PL 8 thể hiện qua biểu đồ sau:
Số cá thể sâu
25
0,1 mg/ml
0,2 mg/ml
0,4 mg/ml
20
15
10
5
0
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện số lượng sâu còn lại dưới tác động của lectin từ rong đỏ
K. alvarezii
Kết quả thí nghiệm thể hiện trong hình 3.7, hình PL 4 cho thấy lectin có ảnh
hưởng đến sâu tơ (P. xylostella) ở các nồng độ khác nhau thì sự ảnh hưởng có sự khác
nhau trên đối tượng thí nghiệm, cụ thể: số lượng sâu chết và tốc độ sâu chết qua các
ngày có sự thay đổi giảm dần từ nồng độ cao 0,4 mg/ml xuống nồng độ 0,1 mg/ml.
Nồng độ 0,4 mg/ml: tốc độ sâu chết rất nhanh. Bắt đầu từ ngày thứ 2 sau khi ăn
phải lectin số lượng sâu giảm rất nhanh, chỉ đến ngày thứ 5 của thí nghiệm thì số sâu
thí nghiệm đã chết toàn bộ.
Nồng độ 0,2 mg/ml: tốc độ sâu chết khá nhanh. Do nồng độ thấp hơn nồng độ 0,4
mg/ml nên ở nồng độ này tuy ngày thứ 2 thí nghiệm đã có số sâu chết 4 con (thấp hơn
2 con so với nồng độ 0,4 mg/ml ở ngày thí nghiệm thứ 2) nhưng phải qua ngày thứ 2
thì tốc độ sâu chết đạt cực đại 7 con/ ngày và duy trì trong ngày thứ 4 rồi ngày thứ 5
chỉ còn lại 1 con và qua ngày thứ 6 thì toàn bộ sâu đã chết hết.
Nồng độ 0,1 mg/ml: tốc độ sâu chết chậm hơn so với hai nồng độ trước của thí
nghiệm. Do là nồng độ thấp nhất nên trong hai ngày đầu không có hiện tượng sâu chết
như hai nồng độ cao hơn, mà phải sang ngày thứ 3 với số sâu chết là 3/20 con và tốc
độ sâu chết giảm mạnh trong hai ngày tiếp theo. Sau ngày thứ 5 số sâu chỉ còn 2 con
nhưng sang hai ngày tiếp theo thì hai cá thể còn lại này vẫn không có dấu hiệu chết mà
chỉ có dầu hiệu chậm lớn lại, điều này có thể giải thích do sự kháng lại lectin của hệ
49
miễn dịch của hai cá thể này giống với sự kháng thuốc với các loại thuốc hóa học
khác.
Quá trình thực hiện các thí nghiệm lặp lại và căn cứ vào bảng PL 8 cũng như
hình 3.7, có thể cho rằng lectin tách chiết từ rong K. alvarezii có khả năng diệt được
sâu tơ Plutella xylostella hại rau cũng giống như các kết quả khác từ : thí nghiệm ảnh
hưởng lectin trên ấu trùng Plutella xylostella cho thấy lectin phá gãy các vi nhung mao
trên lớp màng hấp thu dưỡng chất của ruột non và cảm ứng sự phát triển bất bình
thường tế bào biểu mô của ấu trùng [19]; Lectin từ Annona coriacea ảnh hưởng đến sự
thay đổi môi trường của màng ruột và ức chế nhiều enzyme tiêu hóa thông qua việc
liên kết với protein ruột non, của ấu trùng Anagasta kuehniella khiến ấu trùng giảm đẻ
trứng và làm rối loạn giai đoạn biến thái lên thể trưởng thành [20].
3.3.2 Khảo sát hoạt tính xua đuổi mọt gạo của lectin từ rong đỏ K. alvarezii
Kết quả xua đuổi mọt hoàn toàn trong 4 ngày của lectin từ rong đỏ K. alvarezii
thể hiện trong hình 3.8:
Hình 3.8. Kết quả thí nghiệm xua đuổi mọt gạo bằng dịch lectin từ rong K. alvarezii
Kết quả thí nghiệm trên cho thấy, qua thời gian thí nghiệm 4 ngày toàn bộ mọt
gạo đã di chuyển đi hết khỏi mẫu thí nghiệm có chứa dịch lectin trong đó một phần số
mọt đã di chuyển qua mẫu gạo bình thường và một phần số mọt còn lại bị chết do rơi
xuống nước trong quá trình di chuyển từ mẫu có lectin sang mẫu không có lectin.
Tuy rằng việc bố trí thí nghiệm không đi đến mục đích có tiêu diệt được Mọt
gạo bằng dịch lectin như các thí nghiệm trước đó: Lectin từ Olneya tesota liên kết làm
bao quanh lớp vi nhung mao và những cấu trúc glycoconjugate trên ruột giữa của ấu
trùng loài bọ Zabrotes subfasciatus cùng họ với mọt gạo [40]; Lectin từ lá cây hoa
móng bò một nhị (Bauhinia monandra) gây chết Zabrotes subfaciatus và
50
Callosobruchus maculatus khi tẩm lectin vào thức ăn của ấu trùng. Loại lectin từ
B.monandra này làm giảm 40% khối lượng của ấu trùng A. kuehniella và liên kết với
protein trên ruột non của loài bọ Callosobruchus maculatus [52]; lectin từ Gracilaria
ornate (Rong Đỏ) làm chậm sự phát triển của loài bọ Callosobruchus maculates [44].
Nhưng với bằng chứng việc toàn bộ số mọt đã di chuyển khỏi khay gạo có lectin đã
cho thấy ứng dụng xua đuổi mọt gạo bằng dịch lectin là có. Và việc xua đuổi thay vì
diệt mọt mang lại ưu điểm là không có hiện tượng lẫn mọt chết trong nông sản làm
giảm giá trị nông sản khi sử dụng.
51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Sau các bước tinh sach chế phẩm lectin thu được có hoạt độ tổng 3584 HU, hoạt độ
riêng đạt 387,46 HU/mg, nồng độ nhỏ nhất gây NKHC 0,003 mg/HU.
2. Trọng lượng phân tử lectin chiết tách từ rong đỏ K. alvarezii khoảng 28 kDa.
3. Nghiên cứu bước đầu xác định một số tính chất đặc trưng của lectin từ rong đỏ K.
alvarezii bao gồm:
-
Lectin này khá bền nhiệt, khoảng nhiệt độ hoạt động khá rộng từ 20 đến 60oC.
Nhiệt độ hoạt động ổn định của lectin (duy trì 100% hoạt tính sau 60 phút phản
ứng) là 20 đến 50oC.
-
Hoạt tính NKHC không thay đổi từ vùng pH 3 đến 10.
4. Lectin kháng lại 5/6 loài vi khuẩn thí nghiệm: Staphylococcus hominis,
Pseudomonas aeruginosa, Clostridium perfringens, Vibrio parahaemolyticus và
Vibrio harveyi.
5. Lectin từ rong đỏ K. alvarezii có khả năng kháng lại sâu tơ Plutella xylostella hại
rau và mọt gạo Sitophilus oryzae.
KIẾN NGHỊ
Để hoàn thiện hơn quá trình tinh sạch và đảm bảo tính thuyết phục của kết quả
thu được, chúng tôi có những kiến nghị sau đây:
1. Nâng cao khả năng phân tách và độ tinh sạch của lectin có hoạt tính NKHC cao
bằng cách:
Tăng chiều cao cột gel.
Sử dụng các loại gel khác Sephacryl S-200.
Tiếp tục tinh sạch lectin bằng sắc ký trao đổi ion sau khi qua sắc ký lọc gel.
2. Nghiên cứu điều kiện bảo quản chế phẩm sau khi tinh sạch.
3. Nghiên cứu, phát triển ứng dụng chế phẩm lectin từ rong đỏ K. alvarezii trong các
lĩnh vực y học, nông nghiệp và một số lĩnh vực khác.
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1].
Trương Văn Châu (2004), “Một số tính chất hóa sinh của Lectin mít na”, tạp chí
khoa học-ĐHSP Hà Nội, 4, 83-87.
[2].
Lê Đình Hùng (2009a). Một vài tính chất của lectin từ rong đỏ. Hội nghị
Công nghệ sinh học toàn quốc ở Thái nguyên 26-27/11/2009, 177-181.
[3].
Đỗ Ngọc Liên, Trần Tuấn Quỳnh (1991), “Tách tinh chế và một số tính chất của
Lectin từ hạt chay A. tonkinensis”, Tạp chí khoa học, 13(2), 20-27.
[4].
Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn, Ngô Đăng Nghĩa, “Chế
biến rong biển”, Giáo trình Đại học Nha Trang.
[5].
Nguyễn Đức Lượng và cộng sự (2004), “Công nghệ emzyme”, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[6].
Lê Thanh Mai và các cộng sự (2006), “Các phương pháp phân tích ngành công
nghệ lên men”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[7].
Nguyễn Thị Thịnh, Lê Doãn Diên, Nguyễn Quốc Khang và Phan Huy Bảo
(1983), “Kết quả điều tra Lectin ở một số giống đậu ở Việt Nam”, Tạp chí sinh học,
5(4), 11-18.
[8].
Đặng Thị Thu và các cộng sự (2003), “Công nghệ enzyme”, Nhà xuất bản Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
[9].
Đặng Thị Thu, Tô Kim Anh, Lê Quang Hòa, Đỗ Ngọc Liên, Nguyễn Thị Xuân
Sâm, Lê Ngọc Tú, Đỗ Hoa Viên (2009), “Cơ sở công nghệ sinh học_Tập 2: Công nghệ
hóa sinh”, NXB Giáo dục Việt Nam, Đà Nẵng.
[10].
Võ Thị Diệu Trang (2011), Nghiên cứu thu nhận lectin từ rong đỏ Kappaphycus
striatum và khảo sát khả năng ứng, Luận Văn Thạc sĩ kỹ thuật, Đại Học Bách Khoa
Hà Nội, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
[11].
Allen, N. K and Brillantine L. (1969), “A survey of hemagglutinins in various
seeds”, J. Immunol, 102, 1295-1299.
[12].
Amersham Pharmacia Biotech. Gel Permeation Chromatography: Principle and
Methods.
53
[13].
Azanza, R. V., và T. T. Aliaza, 1999. In vitro carpospore release and
germination in Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty from Tawi-Tawi, Philippines.
Botanica Marina. 42(3): 281-284.
[14].
Barondes S.H., Cooper D.N., Gitt M.A., Leffler H. (1994), “Galectin: Structure
and function of a large family of animal lectin”, J. Biol. Chem., 269, 20807-10.
[15].
Bartolomeu Warlene S. de Souza et al (2007), “A survey of Antarctic algae for
agglutinins”, Oecol. Bras., 11(1), 122-130.
[16].
Benevides N. M. B., Holanda M. L., Melo F. R., Freitas A. L. P. and Sampaio
A. H. (1998), “Purification and Partial Characterisation of the Lectin from the Marine
red alga Enantiocladia duperreyi (C. Agardh) Falkenberg”, Botanica Marina, vol 41,
521-525.
[17].
Boyd W.C., Almodavar L.R., Boyld L.G. (1966), “Agglutinins in marine algae
for human erythrocytes”, Transfusion (Philadelphia), 6, 82-83.
[18].
Calvete J. J., Costa F. H. F., Saker S. S., Murciano M. P. M., Nagano C. S.,
Cavada B. S., Grangeiro T. B., Ramos M. V., Bloch C., Freitas B. T. and Sampaio A.
H. (2000), “The amino acid sequence of the agglutinin isolated from the red marine
alga Bryothamnion triquetrum defines a novel lectin structure”, CMLS. Cell. Mol. Life
Sci., 57, 343-350.
[19].
Chen SJ, Chen NT, Wang SH, Hsu JC, Ding WH, Kuo-Huang LL,Huang RN
(2009b). Insecticidal action of mammalian galectin-1against diamondback moth
(Plutella xylostella). Pest Manag Sci 65 : 923–930.
[20].
Coelho MB, Marangoni S, Macedo ML (2007). Insecticidal action of Annona
coriacea lectin against the flour moth Anagasta kuehniella and the rice moth Corcyra
cephalonica (Lepidoptera: Pyralidae). Comp Biochem Physiol C Toxicol Pharmacol
146:406–414.
[21].
David Freifelder, 1976. Physical biochemistry.
[22].
Fabio R.M., Norma M.B.B., Maria G.P., Marjory L.H., Francisca N. P.M.,
Stelio R. M.O., Ana L.P.F. and Luana M.C.M.S (2004), “Purification and partial
characterization of a lectin from the red marine alga Vidalia obtusiloba C. Agardh”,
Revista Brasil. Bol., 27(2), 263-269.
[23].
Fabregas J. et al (1992), “A comparative study of seafish erythrocytes and
agglutinins from seaweeds”, Comp. Biochem. Physiol., Vol 103A, No. 2, 307-313.
54
[24].
Finkelstein R. A. (1996), “Cholera, Vibrio cholera O1 and O139 and other
Pathogenic Vibrios”, Barron’s Medical Microbiology, 4.
[25].
Freitas A. L. P., Teixeira D. I. A., Costa F. H. F., Farias W. R. L., Lobato A. S.
C., Sampaio A. H. and Benevides N. M. B. (1997), “A new survey of Brazilian marine
algae for agglutinins”, Journal of Applied Phycology, 9, 495-501.
[26].
Goldstein I. J., Hughes R. C., Monsigny M., Osawa T. and Sharon N. (1980),
“What should be call a letin?”, Nature (London), 285, 66.
[27].
Granbom, M., F. Chow, P. F. Lopes, M. C. Oliveira, P. Colepicolo, E. J. Paula
và M. Pedersen, 2004. Characterisation of nitrate reductase in the marine macroalga
Kappaphycus alvarezii (Rhodophyta). Aquatic Botany 78: 295 – 305.
[28].
Houston, L. L. and Dooley, T. P. (1982). Binding of two molecules of 4-
methylumbelliferyl galactosesamine or 4-methylumbelliferyl N-acetylgalactosamine
to the B-chain of ricin and Ricinus comnunis agglutinin and to purified ricin B-chain.
J. Biol. Chem. 257: 4147-4151.
[29].
Hori K., Keisuke M. & Keiji I. (1990), “Some common properties of lectins
from marine algae”, Hydrobiologia, 204/205, 561-566.
[30].
Hori K., Oiwa C., Miyazawa K. and Ito K. (1988), “Evidence for wide
distribution of Agglutinins in Marine Algae”, Botanica Marina, 31, 133-138.
[31].
Hori, K., Matsubara, K. & Miyazawa, K. (2000). Biochim. Biophys. Acta, 1474,
226–236.
[32].
Hung L.D, Hori K., Nang H.Q. (2009a), “Screening and preliminary
characterization of hemagglutinins in Vietnamese marine algae”, J. Appl Phycol, 21,
89–97.
[33].
Hung L.D, Ly B.M, Trang V.T.D., Ngoc N.T.D., Hoa L.T.H., Trinh P.T.H.
(2012), “A new screening for hemagglutinins from Vietnamese marine macroalgae”, J.
Appl. Phycol., 24, 227-235.
[34].
Hung L.D, Trang V.T.D., Ngoc N.T.D. (2011),“High-manose type N-glycan
specific lectins from red marine algae, carragenophytes”, Biotechnology 9(1), 87-98.
[35].
Jong Won Han, Kang Sup Yoon, Tatyana A. Klochkova, Mi-Sook Hwang,
Gwang Hoon Kim (2011), “Purification and characterization of a lectin, BLP-3, from
the marine green alga Bryopsis plumose”, J. Appl. Phycol, 23, 745-753.
55
[36].
Judd, W. J. (1980), “The role of lectin in blood group serology”, CRC Crit. Rev.
Clin. Lab. Sci., 12, 171-214.
[37].
Kawakubo A., Makino H., Hirohara H., Hori K. (1997), “The marine red alga
Eucheuma serra J. Agardh, a high yielding source of two isolectins”, J. appl. Phycol,
9, 331-338.
[38].
Kawakubo A., Makino H., Ohnishi J., Hirohara H. & Hori K. (1999),
“Occurrence of highly yielded lectins homologous within the genus Eucheuma”,
Journal of Applied Phycology, 11, 149-156.
[39].
Laemmli U.K. (1970), “Cleavage of structural proteins during the assembly of
the head of bacteriophage T4”, Nature, 227, pp.680-685.
[40].
Lagarda-Diaz I, Guzman-Partida AM, Urbano-Hernandez G, OrtegaNieblas
MM, Robles-Burguex Mr, Winzerling J, VazquezMoreno L (2009). Insecticidal action
of PF2 lectin fromOlneyatesota (Palo Fierro) against Zabrotes subfasciatus larvae
andmidgut glycoconjugate binding. J Agric Food Chem 57:689–694.
[41].
Le Dinh Hung, Sato T, Shibata H, Hori K (2009b). Biochemical
comparisonof lectins among three different color strains of the red alga, Kappaphycus
alvarezii. Fish.Sci 75: 723-730.
[42].
Le Dinh Hung, Sato Y, Hori K (2011). High-mannose N-glycan-specific lectins
from the red alga Kappaphycus striatum (Carrageenophyte). Phytochemistry 72: 855861.
[43].
Leite Marques Y. F. M., Silva Melo L. M. C., Amorim Neves R. C., Freire E.
A., Jorge D. M., Grangeiro T. B., Benevides N. M. B. (2005), “Purification of a lectin
fro the marine red alga Gracilaria ornata and its effect on the development of the
cowpea weevil Callosobruchus maculatus ( Coleoptera: Bruchidae)”, Biochimica et
Biophysica Acta, 137-145.
[44].
Leite YF, Silva LM, Amorim RC, Freire EA, de Melo Jorge DM, Grangeiro TB,
Benevides NM (2005). Purification of a lectin from the marine red alga Gracilaria
ornataand its effect on the development of the cowpea weevil Callosobruchus
maculatus (Coleoptera: Bruchidae). Biochim Biophys Acta 1724:137–145.
[45].
Liao W.R., Lin J.Y. & Huang R. (2003), “ Antibiotic activity of Lectins from
marine algae against marine vibrios”, Microbiol Biotechnol, 30, 433-439.
56
[46].
Luxton, D. M. và P. M. Luxton, 1999. Development of commercial
Kappaphycus production in the Line Islands, Central Pacific. Hydrobiologia 398/399:
477 – 486.
[47].
Lima M. E., Carneiro M. E., Nascimento A. E., Grangeiro T. B., Holanda M.L.,
Amorim R. C. and Benevides N. M. (2005), “Purification of a lectin from the marine
red alga Gracilaria cornea and its effects on the cattle tick Boophilus microolus
(Acari: Ixodidae)”, J. Agric. Food. Chem, 53, 6414-6419.
[48].
Lindsey, Z. W. và Ohno Masao., 1999. World seaweed utilisation: An end – of –
century summary. Journal of Applied Phycology 11: 369 – 376, 1999. Kluwer
Academic Pulishers. Printed in the Netherlands.
[49].
Lindsey, Z. W. vaà Ohno Masao., 1999. World seaweed utilisation: An end – of
– century summary. Journal of Applied Phycology 11: 369 – 376, 1999. Kluwer
Academic Pulishers. Printed in the Netherlands.
[50].
Lowry, O.H.et al, Protein measurement with folinphenol reagent, J.Biol. Chem.
193, (1951), 256 - 257.
[51].
Luxton, D. M. và P. M. Luxton, 1999. Development of commercial
Kappaphycus production in the Line Islands, Central Pacific. Hydrobiologia 398/399:
477 – 486.
[52].
Macedo ML, das Graças Machado Freire M, da Silva MB, Coelho LC (2007).
Insecticidal action of Bauhinia monandra leaf lectin ( BmoLL) against Anagasta
kuehniella (Lepidoptera: Pyralidae), Zabrotes subfasciatus and Callosobruchus
maculatus(Coleoptera: Bruchidae). Comp Biochem Physiol A Mol Integr Physiol
146:486–498.
[53].
Mairh, O. P., S. T. Zodape, A. Tewari và M. R Rajyaguru, 1995. Culture of
marine red alga Kappaphycus striatum (Schmitz) Doty in the Saurashtra region, west
coast of India. Indian Journal of Marine Sciences. 24 (1): 24 – 31.
[54].
Merrill J.E., Waaland J.R. (1998), “The seaweed resources of the United State
of America”, In: Seaweed resources of the world. JICA, 303-323.
[55].
Munoz, J., Y. Pelegrin và D. Robledo, 2004. Mariculture of Kappaphycus
alvarezii, (Rhodophyta, Solieriaceae) color strains in tropical waters of Yucatan,
Mexico. Aquaculture 239 (1 – 4): 161 – 177.
57
[56].
Neish, I.C. and SuriaLink.com (2003), “The ABC of Eucheuma Seaplant
Production: Agronomy, Biology and Crop – handling of Betaphycus, Eucheuma and
Kappaphycus”, Marine Botanicals.
[57].
Ofek I., Beachey E.H. (1987), “Mannose binding and epithelial cell adherence
of Escherichia coli”, Infect Immun, 22(1), 247–54.
[58].
Ohno M., Critchley A.T. (1997), “Seaweed cultivation and marine ranching”,
Bull. Mar. Sci. Fish.
[59].
Ohno, M. và Critchley, A.T., 1993. Seaweeds cultivation and marine ranching.
ICCA.
[60].
Ohno, M., H. Q. Nang, N. H. Dinh và V. D. Tiret, 1995. On the growth of
cultivated Kappaphycus alvarezii in Vietnam. Japanese Journal of Phycology. 43 (1):
19 – 22.
[61].
Ohno, M., M. Yano và M. Hiraoka, 1999. Cultivation of carrageenophyte, the
Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty, in warm waters, Southern Japan. Bulletin of
Marine Sciences and Fisheries Kochi University. (19): 37 – 4.
[62].
Peumans, W.J. and Van Damme, E. J. (1995), “The role of lectins in plant
defence”, Histochem. J, 27, 253-271.
[63].
Rogers D.J. and Fish (1991), “Marine algal lectins”, Lectin Reviews, 1, 129-42.
[64].
Ron J. D. and Slifkin (1997), “Methods in enzymology”, Academic Press, 310,
145-151.
[65].
Sato Y., Morimoto K., Hirayama M., Hori K. (2011), “High mannose-specific
lectin (KAA-2) from the red alga Kappaphycus alvarezii potently inhibits influenza
virus infection in a strain-independent manner”, Biochemical and Biophysical
Research Communications, 405, 291-296.
[66].
Sharon N., Lis H. (2003), “Lectins”, Kluwer Academic Publishers, The
Netherlands.
[67].
Sharon, N. & Lis, H. (1989) Lectins, Chapman & Hall, London .
[68].
Silva, P.C., Basson, P.W. & Moe, R.L. (1996). Catalogue of the benthic marine
algae of the Indian Ocean. University of California Publications in Botany 79: 1-1259.
[69].
Stelio R.M.O., Antonia E. N., Maria. E. P. L., Yaskara F. M. M. L. and Norma
M. B. B. (2002), “Purification and characterization of a lectin from the red alga
58
Pterocladiella capillacea (S. G. Gmel.) Santel. & Hommers”, Revista Brasil. Bol.,
25(4), 397-403.
[70].
Sudhir Kumar, Urmila Barros (2012), “Isolation of human erythrocyte
agglutinins from marine algae”, Journal of Natural Pharmaceuticals, Volume 1, Issue
1, 51-54.
[71].
Sugahara T., Ohama Y., Fukyda A., Hayashi M., Kawakubo A., Kato K. (2001),
“The cytotoxic effect of Eucheuma serra agglutinin (ESA) on cancer cells and its
application to molecular probe for drug delivery systerm using lipid vesicles”,
Cytotechnology, 36, 93-99.
[72].
Terrance G. Cooper, 1977. The tools of biochemistry.
[73].
Trono, C. G. Jr. và T. E.Fortes, 1988: Philippines Seaweeds. National book
Store Inc. Publisher Metro manila.
[74].
Trono, G. C. J. (1993), “Eucheuma and Kappaphycus :Taxonomy and
cultivation”, Seaweed Cultivation and Marine Ranching, 75-88.
[75].
Yoshida, T. (1998). Marine algae of Japan. Uchida Rokakuho, Tokyo.
[76].
Sato, Tatsuya (2007). Rises and Falls of Clinical Psychology in Japan: A
Perspective on the Status of Japanese Clinical Psychology. Ritsumeikan Journal of
Human Sciences, 13, 133-144.
59
PHỤ LỤC
Phụ lục A. Phụ lục các bảng giá trị
Bảng PL 1. Giá trị mật độ quang OD tương ứng với nồng độ BSA (µg/mL)
OD750
OD1
OD2
ODtb
20
0,051
0,067
0,059
40
0,076
0,09
0,083
60
0,114
0,118
0,116
80
0,157
0,153
0,155
100
0,183
0,171
0,177
120
0,203
0,207
0,205
Nồng độ BSA (µg/mL)
Bảng PL 2. Giá trị Rf và lg M của protein trong thang chuẩn
Khoảng cách di
Trọng lượng phân tử
M(Da)
chuyển của vạch
Rf
lg M
protein D (cm)
116000
0,3
0,05
5,064
97400
0,5
0,083
4,989
69000
0,9
0,15
4,839
55000
1,5
0,25
4,740
36500
2,1
0,35
4,562
29000
2,8
0,467
4,462
20100
3,7
0,617
4,303
14300
4,4
0,733
4,155
6500
5,3
0,883
3,813
60
Bảng PL 3. Hàm lượng protein tổng số
protein
mẫu
ODtb
Y
X (ug/ml) X (mg/ml) V (ml) (mg)
C
0
0
0
0
0
0
dịch thô
0,24
0,24
1417,333
1,42
200
284
dịch sau thẩm tích
0,0975 0,0975 4673,333
4,68
12,5
58,5
1,36
7
9,52
Dịch sau lọc gel S-200 0,129
0,129
1354,67
(X và Y: hai giá trị trong đường chuẩn BSA(Hình 2.1) dựng từ bảng PL 1)
Bảng PL 4. Kết quả đo OD280 và hoạt độ NKHC của các phân đoạn sau khi sắc lọc gel
trên cột nhựa Sephacryl S-200
STT
A 280 nm
Hoạt độ ngưng kết
1
0
1
2
0
1
3
0
1
4
0
1
5
0
1
6
0
1
7
0
1
8
0,009
1
9
0,019
1
10
0,023
1
11
0,055
1
12
0,024
1
13
0,012
1
14
0,005
1
15
0,01
1
16
0,034
1
17
0,047
2
18
0,076
4
61
19
0,187
16
20
0,303
64
21
0,2
32
22
0,132
16
23
0,087
8
24
0,044
2
25
0,019
1
26
0,006
1
27
0,005
1
28
0
1
29
0
1
30
0
1
Bảng PL 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt độ NKHC của lectin từ rong K. alvarezii
Hoạt độ NKHC
Nhiệt độ (0C)
%
HU/mL
20
100
512
30
100
512
40
100
512
50
100
512
60
100
512
70
50
256
80
12,5
64
90
0
1
100
0
1
62
Bảng PL 6. Độ bền nhiệt độ của lectin từ rong K.alvarezii
Nhiệt
độ (0C)
Đối
chứng
30; 50
70
90
100
Thời gian (phút)
Hoạt độ NKHC
%
HU/mL
0
100
29
10
100
29
20
100
29
30
100
29
40
100
29
50
100
29
60
100
29
10
100
29
20
50
28
30
50
28
40
25
27
50
25
27
60
25
27
10
50
28
20
25
27
30
0
0
40
0
0
50
0
0
60
0
0
10
25
27
20
6,25
25
30
0
0
40
0
0
50
0
0
60
0
0
63
Bảng PL 7. Ảnh hưởng của pH đến hoạt độ NKHC của lectin từ rong K. alvarezii
Hoạt độ NKHC
pH
%
HU/mL
3
100
29
4
100
29
5
100
29
6
100
29
7
100
29
8
100
29
9
100
29
10
100
29
Bảng PL 8. Kết quả thí nghiệm diệt sâu tơ bằng dịch lectin từ rong K.alvarezii
Nồng độ
Ngày
Ngày
Ngày
Ngày
Ngày
Ngày
Ngày
lectin
1
2
3
4
5
6
7
0,1 mg/ml
20
20
17
12
4
2
2
0,2 mg/ml
20
19
15
8
1
0
0
0,4 mg/ml
20
18
10
1
0
0
0
64
Phụ lục B. Phụ lục các hình
Hình PL 1. Hoạt tính NKHC của dịch thô lectin thu từ rong K.alvarezii
Hình PL 2. Hoạt tính NKHC tại một số phân đoạn sau khi chạy sắc ký lọc gel
Sephacryl S – 200
65
Hình PL 3. Một số hình ảnh thí nghiệm diệt sâu bằng dịch lectin từ rong K.alvarezii
66
Hình PL 4. Sự thay đổi màu sắc và trạng thái của sâu sau khi ăn phải lectin
[...]... tài: Nghiên cứu tính chất hóa lý và một số ứng dụng của protein chiết từ rong đỏ Kappaphycus alvarezii” Mục tiêu nghiên cứu Tách chiết và tinh chế lectin từ rong đỏ Kappaphycus alvarezii Xác định các tính chất lý, hóa của lectin từ rong đỏ Kappaphycus alvarezii để định hướng khả năng ứng dụng lectin này trong các lĩnh vực khác nhau Nội dung nghiên cứu Chiết và tinh chế sơ bộ lectin từ rong đỏ Kappaphycus. .. ích để sử dụng trong các nghiên cứu hóa sinh và y sinh trong giai đoạn sắp tới Tình hình nghiên cứu trong nước Khác với lectin từ thực vật cao, cho đến nay, việc nghiên cứu lectin từ rong biển ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, chỉ có một số nghiên cứu của Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang Từ năm 2008 cho đến nay, các công trình nghiên cứu tại đây đã khảo sát được hơn 80 loài rong biển... hoạt động của trung tâm này Chính vì vậy, hoạt độ của lectin phụ thuộc chặt chẽ vào một số tác nhân lý hóa của môi trường” [9] 1.3.3 Một số tính chất lý, hóa và sinh học của lectin từ rong biển Tính tan và kết tủa Cũng giống như lectin từ thực vật bậc cao hay động vật, lectin từ rong biển hòa tan được trong nước nhưng chúng dễ tan hơn trong các dung dịch muối loãng Lectin có bản chất là protein nên... - Chiết và thu dịch lectin thô từ mẫu rong đỏ K .alverazii - Tinh chế lectin bằng phương pháp sắc ký lọc gel Sephacryl S-200 - Xác định khối lượng phân tử lectin từ rong đỏ K .alverazii bằng phương pháp điện di SDS-PAGE Xác định tính chất lý hóa của lectin từ rong đỏ K .alverazii - Ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt độ NKHC của lectin - Ảnh hưởng của pH tới hoạt độ NKHC của lectin Khảo sát khả năng ứng dụng. .. ngưng kết hồng cầu của lectin từ rong biển không bị ảnh hưởng bởi các ion kim loại [29, 43] 1.4 ỨNG DỤNG CỦA LECTIN TỪ RONG BIỂN 18 Lectin từ rong biển đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống Các ứng dụng đó có thể được tóm tắt như sau: Lectin trong huyết học Sử dụng lectin để phân loại nhóm máu là ứng dụng sớm nhất và đến nay vẫn còn được áp dụng rộng rãi Phương... dòng: rong đỏ, rong nâu và rong xanh Kết quả cho thấy, hầu hết các loài rong biển đều có khả năng gây ngưng kết với ít nhất một loại hồng cầu từ động vật như thỏ, cừu, gà, ngựa và 3 nhóm máu A, B, O của người Một số tính chất hóa sinh như liên kết carbohydrate, khoảng pH hoạt động, nhiệt độ hay khả năng ứng dụng của các lectin này cũng đang được nghiên cứu [33, 34,10] 1.3.2 Cấu tạo của lectin từ rong. .. thanh ở một số mô và cơ quan đặc biệt là mô cơ Ngoài ra, còn có ở giao tử hoặc tế bào trứng Ở mức độ tế bào, sự định khu của lectin cũng đã được phát hiện Một số công trình đã khẳng định lectin có trong nguyên sinh chất và một số bào quan của tế bào Gần đây cũng đã chứng minh sự tồn tại của lectin ở trong nhân tế bào ở một số loài bò sát và động vật có vú [9] 1.3 LECTIN TỪ RONG BIỂN 1.3.1 Tình hình nghiên. .. của 31 loài rong biển trên hồng cầu người và động vật Từ kết quả nghiên cứu đạt được ông đã cho rằng hoạt tính ngưng kết hồng cầu đóng một vai trò quan trọng trong chức năng sinh lý của tế bào rong biển Và hoạt tính này có thể tồn tại ở nhiều loài rong biển khác nhau [30] - Tại Tây Ban Nha, Fábregas được xem là một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu lectin từ rong biển Từ năm 1985 đến... việc lựa chọn chất kết hợp có ái lực đặc hiệu với protein cần tách có ý nghĩa rất quan trọng Vì vậy, cần phải dựa vào tính chất của protein cần tách, đặc tính lý hóa của chất kết hợp và đặc biệt là khả năng liên kết đặc hiệu giữa protein và chất kết hợp Trong các thí nghiệm tinh chế lectin người ta thường lựa chọn các chất đường, glycoprotein hoặc chất cộng hợp đường có ái lực hóa học với một lectin nhất... hiện sắc ký phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: dung dịch giải hấp phụ, tốc độ dòng chảy 23 CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Rong đỏ Kappaphycus alvarezii thu ở vùng biển Cam Ranh-Khánh Hòa Địa điểm nghiên cứu: Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha TrangTp Nha Trang-Tỉnh Khánh Hòa Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2015 đến ... cho nghiên cứu lectin từ rong Với kết khảo sát sơ sở nêu trên, tiến hành thực đề tài: Nghiên cứu tính chất hóa lý số ứng dụng protein chiết từ rong đỏ Kappaphycus alvarezii” Mục tiêu nghiên cứu. .. Tách chiết tinh chế lectin từ rong đỏ Kappaphycus alvarezii Xác định tính chất lý, hóa lectin từ rong đỏ Kappaphycus alvarezii để định hướng khả ứng dụng lectin lĩnh vực khác Nội dung nghiên cứu. .. chặt chẽ vào số tác nhân lý hóa môi trường” [9] 1.3.3 Một số tính chất lý, hóa sinh học lectin từ rong biển Tính tan kết tủa Cũng giống lectin từ thực vật bậc cao hay động vật, lectin từ rong biển