1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở việt nam

117 932 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

Một số công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là: Thuế và phí môi trường; Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm"; Ký quỹ môi trường; Trợ cấp môi trường; Nhãn sinh t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -

NGUYỄN DIỆU LINH

VAI TRÕ CỦA CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

NGUYỄN DIỆU LINH

VAI TRÕ CỦA CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN LƯƠNG THANH

VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI – BỘ CÔNG THƯƠNG

TS Nguyễn Trúc Lê TS Nguyễn Lương Thanh

Hà Nội - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn v¨n lµ trung thùc Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc c«ng bè trong bÊt cø c«ng tr×nh nµo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn , giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Lương Thanh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iv

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9

1.1 Cơ sở lý luận về tổng quan vấn đề nghiên cứu 9

1.1.1 Môi trường và phát triển bền vững 9

1.1.2 Các công cụ quản lý nhà nước về môi trường 13

1.1.3 Nâng cao vai trò của CCKT và nó trong quản lý nhà nước về môi trường 14

1.2 Một số công cụ kinh tế và vai trò của nó trong quản lý môi trường 19

1.2.1 Thuế và phí môi trường 19

1.2.2 Giấy phép xả thải 20

1.2.3 Ký quỹ môi trường: 21

1.2.4 Bồi thường thiệt hại cho môi trường: 22

1.2.5 Nhãn sinh thái 23

1.2.6 Các công cụ kinh tế khác 23

1.3 Tình hình nghiên cứu và một số vấn đề liên quan đến kinh nghiệm sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường của một số quốc gia trên thế giới 25

1.3.1 Tình hình nghiên cứu 25

1.3.2 Kinh nghiệm về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường của một số nước trên thế giới 30

1.3.3 Tiểu kết chương 36

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 39

2.2 Phương pháp nghiên cứu 40

2.3 Kỹ thuật sử dụng 41

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 42

Trang 6

3.1 Thực trạng các công công kinh tế và việc áp dụng trong quản lý môi trường ở

Việt Nam 42

3.1.1 Thực trạng chính sách sử dụng các công cụ kinh tế áp dụng trong quản lý môi trường ở nước ta 42

3.1.2 Thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại một số địa phương ở nước ta 60

3.2 Đánh giá thực trạng vai trò của các công cụ kinh tế ở nước ta 65

3.2.1 Các thành tựu đã đạt được 65

3.2.2 Các mặt còn hạn chế 68

3.3 Một số nguyên nhân làm hạn chế vai trò của các công công kinh tế trong quản lý môi trường ở nước ta 75

3.3.1 Những nguyên nhân chủ yếu 75

3.3.2 Những vấn đề đặt ra đối với việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nước ta trong thời gian tới 80

CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 83

4.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động tới việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 83

4.1.1 Bối cảnh quốc tế 83

4.1.2 Bối cảnh trong nước 85

4.2 Quan điểm của việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 87 4.3 Các Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 90

4.3.1 Nhóm các giải pháp chung 90

4.3.2 Nhóm các giải pháp cụ thể 95

KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

2 BOD Biological Oxygen Demand: Nhu cầu oxy tối thiểu

3 BPP Beneficiary Pay Principle: Nguyên tắc “Người hưởng

thụ phải trả tiền”

5 CAC Command and control – Mệnh lệnh và kiểm soát

6 CCKT EIs - Economic instruments – công cụ kinh tế

7 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

8 COD Chemical Oxygen Demand: Nhu cầu oxy hóa học

12 KCN – KCX Khu công nghiệp – Khu chế xuất

15 LEFASO Hiệp hội Da giày Việt Nam

18 OECD Organization of Economic Cooperation and

Development: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

19 PPP Pollution Pay Principle: Nguyên tắc “Người gây ô

nhiễm phải trả tiền

Trang 8

27 VASEP Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 1.1 Các loại cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường 24

2 Bảng 1.2 Các công cụ kinh tế được áp dụng ở các nước

3 Bảng 3.1 Mức thuế áp dụng đối với từng nhóm hàng hóa 43

4 Bảng 3.2 Mức phí BVMT đối với nước thải công nghiệp 46

5 Bảng 3.3 Tình hình thu phí nước thải tại một vài địa

Trang 10

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

1 Hình 1.1 Mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống

Sự phát triển về số lượng nhãn sinh thái Châu Âu được cấp từ năm 1992 đến 2010 (tính đến 30/7/2010) [124]

62

Hình 3.3

Kết quả thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn TP.HCM từ tháng 1/2010 đến tháng 9/2010

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo thời gian, con người đã nhận thức rằng môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người và sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hoá-

xã hội của đất nước Môi trường tập hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội mà trong

đó có con người, sinh vật tồn tại, phát triển, hiện môi trường đang là mối quan tâm bức xúc của nhân loại và trở thành vấn đề toàn cầu Cùng với quá tình tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu là sự suy thoái môi trường Những tác động của môi trường tự nhiên như, hạn hán, lụt lội, sạt lở đất, bão tố, lốc xoáy, sóng thần … đã

và đang đặt con người trước những thảm họa khôn lường Chính vì vậy, bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững ngày càng thu hút sự quan tâm của các nước và đã trở thành mục tiêu của thiên niên kỷ

Việt Nam tiến hành quá trình Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước đồng thời với quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế nên bên cạnh những thành quả đạt được về kinh tế là sự xuống cấp về nôi trường Cùng với việc hình thành ngày càng nhiều các khu công nghiệp, cụm điểm công nghiệp, khu chế xuất là quá trình gia tăng chất thải Cùng với việc đẩy mạnh xuất, nhập khẩu là sự cạn kiệt về tài nguyên và sự nhập khẩu công nghệ lạc hậu, hang hóa kém chất lượng phế thải… Sự xuống cấp của môi trường đang trở thành vấn đề bức xúc và tạo ra nguy cơ phát triển “chệch hướng bền vững” của nước ta

Để kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, bên cạnh những nổ lực của toàn dân, của cộng đồng doanh nghiệp, thì vai trò quan trọng nhất thuộc về nhà nước Trước thực tế đó, Đảng và Chính phủ nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng như: Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước; Luật bảo vệ môi trường năm 1995 và sửa đổi năm 2005;

Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về

phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 và nhiều văn bản khác

Trong các công cụ quản lý nhà nước về môi trường như biện pháp hành chính, thanh tra, kiểm tra, giám sát,tuyên truyền ,giáo dục… thì các công cụ kinh tế đóng một vai trò quan trọng Nội dung chủ yếu của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra

Trang 12

các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường Một số công

cụ kinh tế trong quản lý môi trường là: Thuế và phí môi trường; Giấy phép chất thải

có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm"; Ký quỹ môi trường; Trợ cấp môi trường; Nhãn sinh thái…Việc sử dụng các công cụ kinh tế có tác động tích cực đến các hành

vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị môi trường của quốc gia

Ở nước ta, việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đã được Chính phủ quan tâm Một số công cụ kinh tế đã được triển khai áp dụng ở các quy mô khác nhau Bước đầu, các công cụ kinh tế đã có tác dụng tích cực giúp hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường Tuy nhiên, do chưa có nghiên cứu đầy đủ về các công cụ kinh tế trước khi ban hành nên quá trình triển khai các công cụ này còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả thực thi chưa cao Ngoài ra, năng lực nghiên cứu và thực thi các công cụ kinh tế còn hạn chế, một số công cụ kinh tế chưa được áp dụng Nhìn chung vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường còn hạn chế

Để phát huy vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở nước

ta hiện nay cần nghiên cứu làm rõ bản chất, nội dung các công cụ kinh tế trong quản

lý môi trường, phân tích đánh giá thực trạng việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở nước ta thời gian qua; chỉ rõ các nguyên nhân hạn chế của việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường; đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở nước ta trong thời gian tới

Vì những lý do trên, tác giả tiến hành thực hiện đề tài “ Vai trò của các

công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam” để làm luận văn tốt

nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế

- Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo: đề tài hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành quản lý kinh tế mà học viên được đào tạo

- Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu :

+ Thực trạng vai trò của các công cụ kinh tế trong quan lý môi trường ở nước

ta hiện nay ra sao?

Trang 13

+ Cần có giải pháp gì để nâng cao vai trò của các công cụ kinh tế trong quản

lý môi trường nước ta trong thời gian tới?

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

2.1 Mục đích

Nghiên cứu về các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường Phân tích thực trạng vai trò của các công cụ kinh tế trong quan lý môi trường ở nước ta Đề xuất các quan điểm, kiến nghị và giải pháp nâng cao cao vai trò của các công cụ kinh tế

trong quản lý môi trường

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài sẽ:

- Làm rõ khái niệm, vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường;

- Phân tích, đánh giá thực trạng về vai trò của các công cụ kinh tế trong quan

lý môi trường ở nước ta hiện nay;

- Chỉ ra các nguyên nhân làm hạn chế vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở nước ta;

- Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các công cụ

kinh tế trong quản lý môi trường nước ta trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Vai trò các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở

nước ta

3.2 Phạm vi nghiên cứu luận văn

- Về không gian, thời gian: tại Việt Nam, giai đoạn từ năm 2005 – 2014

- Về nội dung: Nghiên cứu, phân tích thực trạng các công cụ kinh tế QLMT ở

nước ta và đưa ra quan điểm, kiến nghị đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò

của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp sau:

- Kết hợp các phương pháp phân tích và mô hình hóa lý thuyết

- Phương pháp nghiên cứu tiến trình lịch sử để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các công cụ kinh tế gắn với quản lý môi trường

- Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống để đưa ra quan niệm về công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Trang 14

- Tiếp xúc với các chuyên gia kinh tế tại Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Kinh

tế và Chính trị thế giới

- Phân tích sử dụng các tài liệu của Việt Nam kết hợp với việc khai thác các nguồn tài liệu của nước ngoài

Nguồn tài liệu chính được sử dụng trong luận văn là tài liệu thứ cấp Bên cạnh

đó luận văn còn sử dụng nguồn dữ liệu là kết quả phỏng vấn với các chuyên gia

5 Đóng góp mới

Nghiên cứu có sự so sánh làm rõ, chỉ ra những nguyên nhân, hạn chế, tồn tại trong thực trạng vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các công

cụ kinh tế trong quản lý môi trường

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu kinh tế và các giảng viên về kinh tế môi trường và kinh tế phát triển

6 Kết cấu và nội dung của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 4 chương:

Chương 1 : Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế và vai trò của nó trong quản lý môi trường ở nước ta

Chương 4: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các công

cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở nước ta

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở lý luận về tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Môi trường và phát triển bền vững

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo

Vệ Môi Trường của Việt Nam, 1993)

Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, môi trường được định nghĩa “bao gồm

các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên” [70, tr.940] Hiểu theo nghĩa rộng, môi trường là khái niệm “chỉ toàn bộ các điều kiện vô cơ và hữu cơ có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của các cơ thể sống, bao gồm tất cả những gì đang tồn tại khách quan, là toàn

bộ thế giới với tất cả các hình thức biểu hiện muôn màu của nó” [45, tr.7]

Luật Bảo vệ môi trường (2005) của nước ta thì cho rằng, môi trường “bao

gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [113, tr.8] Theo quan niệm của UNESCO, môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật ), trong đó con người bằng lao động, tiến hành khai thác các loại tài nguyên nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình Với nghĩa này, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng, phát triển mà còn là khung cảnh của cuộc sống, của lao động và

sự nghỉ ngơi của con người

Trang 16

Như vậy, môi trường là khái niệm có nội hàm rộng lớn Từ khái niệm này người ta chia ra thành các khái niệm hẹp hơn như “môi trường tự nhiên”, “môi trường

xã hội”, “môi trường nhân tạo”, “môi trường sinh thái”, “môi trường sinh thái nhân văn”… Mỗi khái niệm đó lại được nghiên cứu ở các góc độ khác nhau Không thể đi sâu vào từng khái niệm, đề tài chỉ đề cập tới những khái niệm điển hình nhất, được nhiều người thừa nhận và có mối liên quan chặt chẽ tới đối tượng nghiên cứu

Luật Bảo vệ môi trường (năm 2005) ở nước ta quy định: “Hoạt động bảo vệ

môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học” [113, tr.8-9] Ở khái niệm này, bảo

vệ môi trường không chỉ là khái niệm mang tính hành động của con người nhằm tác động trực tiếp vào môi trường, khắc phục sự ô nhiễm, suy thoái môi trường mà còn bao hàm cả việc khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học

1.1.1.2 Phát triển bền vững

Khái niệm về phát triển bền vững: Phát triển bền vững là một khái niệm mới

nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm

sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo

Brundtland Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là: "Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai "

Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường “Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều

có một ý nghĩa riêng, trong đó những thành tố xem xét chủ yếu sẽ gắn với (hệ thống kinh tế, phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế)

Trang 17

Khái niệm về hệ thống kinh tế: Hệ thống kinh tế là một quy trình bao gồm

sản xuất, phân bố các yếu tố đầu vào, phân phối các yếu tố đầu ra của sản xuất, tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế Đây là một hệ thống mở, bên cạnh mối quan hệ nội tại hình thành bên trong hệ thống kinh tế- mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất của các yếu tố, thành phần trong hệ thống kinh tế, còn tồn tại mối quan

hệ giữa toàn bộ hệ thống kinh tế với hệ thống bên ngoài

Khái niệm về phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế là quá trình cải thiện và

nâng cao chất lượng sống cho người dân của một quốc gia (bao gồm các điều kiện sống về vật chất và tinh thần) với sự tăng trưởng bền vững từ nền kinh tế đơn giản, thu nhập thấp sang nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao Phát triển là xu thế chung của nhân loại, là sự tăng tiến mọi mặt trong nền kinh tế

Mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế

Môi trường và hệ thống kinh tế có mối quan hệ tương tác, có sự gắn kết chặt chẽ với nhau Môi trường vừa là yếu tố đầu vào, vừa là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất Môi trường là nơi cung cấp các nguyên vật liệu, năng lượng cho quá trình sản xuất (như khoáng sản, gỗ, dầu mỏ…), là không gian sống, cung cấp các giá trị cảnh quan, vui chơi, giải trí phục vụ cho cuộc sống của con người Môi trường cũng là nơi chứa chất thải của các hoạt động trong nền kinh

tế như quá trình sản xuất, quá trình lưu thông và quá trình tiêu dùng Các chất thải ra môi trường tồn tại dưới nhiều dạng như: dạng rắn, dạng khí, dạng lỏng

Hình 1.1 Mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế

( Nguồn: Nguyễn Thế Chinh, 2003, Kinh tế và quản lý Môi trường, tr.36-tr.38,

Nhà xuất bản thống kê, Đại học Kinh tế quốc dân)

Ý niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh

Trang 18

vực khác, nhất là thiên nhiên Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt là một phát triển không bền vững Có quan điểm còn cho rằng phát triển phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực (như FDI) cũng là khó bền vững Nói ngắn gọn, phát triển là không bền vững nếu nó thật "nóng" đó không thể giữ lâu, nền kinh tế chóng rơi vào khủng hoảng, hay ít nhất cũng chậm lại trong tương lai

1.1.1.3 Vai trò của môi trường đối với phát triển bền vững

Quá trình phát triển kinh tế sẽ góp phần tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ cho quá trình cải tạo môi trường, phòng chống suy thoái, sự cố môi trường xảy ra… Phát triển kinh tế tạo tiềm lực để BVMT Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh cũng dẫn đến việc khai thác, sử dụng quá mức các tài nguyên thiên nhiên và môi trường, gây nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường Mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại chiến thế giới II (UNDP, UNESCO, WHO, FAO, và ICSU) Các tổ chức này

đã phối hợp chặt chẽ trong việc tìm hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, từ đó đưa

ra chương trình hành động hướng các quốc gia phát triển theo mô hình bền vững Năm 1951, UNESCO đã xuất bản một tài liệu đáng lưu ý với tiêu đề "Thực trạng bảo vệ môi trường thiên nhiên trên thế giới vào những năm 50" Tài liệu này được cập nhật vào năm 1954 và được coi là một trong số những tài liệu quan trọng của

"Hội nghị về môi trường con người" (1972) do Liên hiệp quốc tổ chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) và cũng được xem như là "tiền thân" của báo cáo

Theo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sình thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế

hệ Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững

Trang 19

Như vậy, khái niệm "Phát triển bền vững" được Đề cập trong báo cáo Brundtlanđ với một nội hàm rộng, nó không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường Nội dung khái niệm còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội Với ý nghĩa này, nó được xem là "tiếng chuông" hay nói cách khác là

"tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của loài người trong thế giới đương đại

Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào những khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ

Từ mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế, môi trường và phát triển kinh tế ta thấy được vị trí và vai trò của môi trường trong hệ thống kinh tế, trong quá trình phát triển kinh tế đó là yếu tố chủ yếu và không thể thiếu được trong bất kỳ hoạt động nào của nền kinh tế

Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, vùng, khu vực cần lồng ghép yếu tố môi trường vào trong các chủ trương, chính sách đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu của hiện tại trong tăng trưởng và phát triển vừa không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ trong tương lai và trong các chính sách quản lý và bảo vệ môi trường cũng nên lồng ghép yếu tố kinh tế để đảm bảo những chính sách này phát huy được tính hiệu quả trong thực tiễn hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

1.1.2 Các công cụ quản lý nhà nước về môi trường

Thực tế phát triển kinh tế thị trường ở nhiều quốc gia cho thấy, tăng trưởng kinh tế mặc dù là cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, song không phải khi nào nó cũng diễn ra cùng chiều với những yêu cầu phát triển xã hội và bảo

vệ môi trường nếu vai trò của nhà nước không được phát huy Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau

Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ Công cụ điều chỉnh vĩ mô

là luật pháp và chính sách Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v

Trang 20

và công cụ kinh tế Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:

 Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương

 Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường

 Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào

Thông thường, mỗi quốc gia sẽ dựa vào điều kiện thực tiễn của nước mình

để đề ra hệ thống chính sách phù hợp Các chính sách cơ bản mà nhà nước cần xây dựng và tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi

trường bao gồm: chính sách về phát triển nguồn lực, chính sách về khoa học và công nghệ, chính sách về xây dựng cơ cấu kinh tế và phân bổ nguồn tài nguyên thiên nhiên, vai trò của nhà nước trong việc đề ra hệ thống chiến lược về kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường

Ngoài ra, nhà nước còn phải xây dựng các quy định về tiêu chuẩn môi trường

Tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững, nó phản ánh trình độ khoa học và công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế của quốc gia; đồng thời, là cơ sở pháp lí cho việc xác định, truy cứu trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong tăng trưởng kinh tế

1.1.3 Nâng cao vai trò của CCKT trong quản lý nhà nước về môi trường

1.1.3.1 Khái niệm công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường

Công cụ quản lý và BVMT được hiểu là các phương thức hay biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý và BVMT của Nhà nước, các tổ chức khoa

Trang 21

học và sản xuất Các công cụ quản lý và BVMT rất đa dạng Tuy nhiên, về cơ bản các CCKT thường mang lại hiệu quả cao hơn so với các công cụ khác

CCKT là một loại công cụ quản lý và BVMT “sử dụng đến những đòn bẩy lợi ích kinh tế” [114, tr.23] Trong khoa học kinh tế, CCKT trong BVMT được hiểu

là “các công cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường” [31, tr.421]

Dưới góc độ pháp lý thì CCKT trong BVMT là những công cụ chính sách do pháp luật quy định được sử dụng nhằm tác động tới chi phí của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, thường xuyên tác động tới môi trường nhằm thay đổi hành vi của con người theo hướng có lợi cho môi trường [43, tr,43] Như vậy, chỉ những biện pháp sử dụng lợi ích và chi phí để tác động đến hành vi của con người theo hướng có lợi cho môi trường được pháp luật quy định mới được xem là các CCKT trong quản lý và BVMT

Tuy nhiên, cho đến nay trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa có một văn bản nào đưa ra định nghĩa thế nào là CCKT trong BVMT Tại chương XI Luật BVMT năm 2005 mới chỉ đưa ra các nguồn lực BVMT Theo đó, CCKT trong BVMT bao gồm: ngân sách Nhà nước về BVMT; thuế môi trường; phí BVMT; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên; Quỹ BVMT và các chính sách ưu đãi và hỗ trợ hoạt động BVMT [61]

Từ những khái niệm được nhìn nhận ở các góc độ khác nhau đã nêu trên có thể rút ra hai điểm cơ bản nhằm làm sáng tỏ bản chất của CCKT trong BVMT với mục tiêu thực thi chính sách về môi trường là:

Một là, CCKT trong BVMT hoạt động theo cơ chế giá cả trên thị trường

thông qua việc thực hiện các hoạt động môi trường, có thể đẩy cao hoặc hạ thấp chi phí, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của DN

Hai là, CCKT trong BVMT sẽ tạo ra khả năng lựa chọn cho các tổ chức và

cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ

1.1.3.2 Đặc điểm của công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường

Công cụ kinh tế là một trong số các công cụ quản lý và BVMT hữu hiệu nhất hiện nay Các đặc điểm của CCKT trong BVMT được thể hiện như sau [33, tr8-9]:

Thứ nhất, CCKT trong BVMT có tính linh hoạt và mềm dẻo, tạo điều kiện cho

các tổ chức và cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ Các CCKT

Trang 22

trong BVMT là các biện pháp khuyến khích kinh tế được xây dựng trên nền tảng các quy luật KTTT nhằm tác động đến các hành vi của các tác nhân kinh tế ngay từ khi chuẩn bị cho đến khi thực hiện các quyết định Các biện pháp khuyến khích này cho

phép cân nhắc, so sánh, tính toán một cách kỹ càng giữa cái “được” và cái “mất”, cái

“lợi” và cái “hại” của từng kịch bản phát triển, từng phương án hành động mà theo họ

cho là có lợi nhất đối với mình Các CCKT trong BVMT duy trì môt tập hợp tương đối rộng rãi các hành động môi trường có tính pháp lý nhưng xác định những hậu quả khác nhau đối với những sự lựa chọn khác nhau và bắt buộc phải phục tùng từng hậu quả xảy ra Trong khi đó các công cụ pháp lý truyền thống thường cứng nhắc, bắt buộc các chủ thể phải tuân thủ mà không được phép lựa chọn

Thứ hai, CCKT trong BVMT có tính hiệu quả về BVMT, nhất là trong nền

KTTT Cụ thể là:

- Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước như là một trung tâm điều hành, kiểm soát Mọi kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đều được giao từ trên xuống, các DN hầu như không có quyền chủ động Trong khi đó, các CCKT trong BVMT vận hành thông qua cơ chế chi phí và giá cả của các quy luật KTTT, do đó nó hoàn toàn giành cơ hội lựa chọn và quyền chủ động quyết định cho các cá nhân và tổ chức sao cho phù hợp với điều kiện của họ Vì thế, các CCKT trong BVMT tạo cơ hội

và điều kiện để nhà sản xuất chuyển chi phí BVMT vào giá thành sản phẩm, tức là chuyển trách nhiệm BVMT gián tiếp cho người tiêu dùng, khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào BVMT tương xứng với mức đầu tư phát triển sản xuất Như vậy, CCKT trong BVMT đã thực hiện một trong những nguyên tắc BVMT mà Luật BVMT

năm 2005 đã đề ra tại Điều 4 là: “BVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”

- CCKT trong BVMT sử dụng lợi ích kinh tế để BVMT, do đó các hành vi môi trường được điều chỉnh một cách tự giác Vì vậy chúng ta sẽ giảm được những chi phí kinh tế trong quản lý Mặc khác, do vận hành theo cơ chế chi phí và giá cả nên các DN, các nhà sản xuất phải tự tìm hiểu về các CCKT để có cơ sở tính toán chi phí sản xuất và ấn định giá bán Vì thế, chúng ta sẽ giảm được những chi phí kinh tế trong việc tuyên tuyền phổ biến Ngoài ra, nếu sử dụng tốt CCKT trong BVMT sẽ tăng nguồn thu cho NSNN để đầu tư trở lại môi trường

- Sử dụng CCKT trong BVMT sẽ đảm bảo tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải

Trang 23

Như vậy, CCKT trong BVMT vừa mang tính hiệu quả về kinh tế, vừa mang tính hiệu quả về môi trường

Thứ ba, CCKT trong BVMT có tính công bằng về mặt xã hội, bởi lẽ một

trong những nguyên tắc hình thành nên CCKT trong BVMT là nguyên tắc PPP và nguyên tắc BPP

Thứ tư, CCKT trong BVMT có tính kích thích lợi ích kinh tế Đặc điểm này

của CCKT là do một trong những nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng CCKT trong BVMT là nguyên tắc kích thích lợi ích kinh tế Cũng do đặc điểm này mà khi được

sử dụng, CCKT làm cho con người tự giác thực hiện các hoạt động BVMT

Thứ năm, CCKT bảo đảm BVMT gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh

doanh Bởi lẽ, khi nào việc sử dụng môi trường sống chưa trở thành một chi phí trong sản xuất hay tiêu dùng thì khi đó con người chưa có ý thức được trách nhiệm giảm nhẹ hủy hoại môi sinh Trong khi đó, các CCKT trong BVMT vận hành thông qua cơ chế chi phí và giá cả của các quy luật KTTT, hơn nữa nếu sử dụng CCKT thì môi trường được xem là một loại hàng hóa, do đó việc sử dụng môi trường (dù là với vai trò là yếu tố đầu vào hay yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất, kinh doanh) thì cũng đều phải trả tiền Vì vậy, trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh dù lớn hay nhỏ của mình, các chủ thể đều phải cân nhắc, suy xét việc BVMT ngay từ giai đoạn lập kế hoạch và trong suốt quá trình tổ chức thực hiện

1.1.3.3 Vai trò của công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường

Trong điều kiện ngày càng phát triển của nền KTTT ở nước ta hiện nay, việc tăng cường sử dụng các CCKT có một ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo thực thi pháp luật BVMT trong kinh doanh Các chủ nguồn thải chỉ giảm phát thải khi họ

dự đoán được các chi phí cần phải trả thêm cho việc kiểm soát ô nhiễm ít hơn các khoản tiền mà họ buộc phải nộp nếu tiếp tục gây ô nhiễm Những khoản tiền này không chỉ bao gồm tiền phạt mà còn có thể bao gồm cả chi phí ô nhiễm, các khoản tiền bị Ngân hàng từ chối cho vay vì lo ngại về trách nhiệm pháp lý, thậm chí là cả thái độ tẩy chay của cộng đồng do phải chịu nạn ô nhiễm và nguy cơ đóng cửa Như vậy, trong kinh doanh và quản lý môi trường trong kinh doanh, sử dụng CCKT có thể đem lại những hiệu quả to lớn cho tổ chức, cá nhân Việc sử dụng các CCKT trong BVMT có các vai trò cụ thể sau:

Trang 24

Thứ nhất, so với các công cụ quản lý và BVMT khác, CCKT có một số ưu

điểm nhất định và đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các CCKT trong quản

lý và BVMT, cụ thể:

Một là, áp dụng CCKT giúp các DN có những thuận lợi trong sản xuất, kinh

doanh Trước tiên do tính linh hoạt, mềm dẻo mà các DN hoàn toàn có quyền chủ động xây dựng và triển khai các dự án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện của mình Mặt khác, việc áp dụng CCKT trong quản lý và BVMT

sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế cho các DN để từ đó tạo tiền đề cũng như khả năng giúp DN có thể mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hai là, CCKT giúp đạt kết quả BVMT nhanh hơn và đặt ra mục tiêu cao hơn

so với công cụ pháp lý Nguyên nhân là càng đầu tư giảm thiểu ô nhiễm nhanh hơn thì hiệu quả kinh tế lại cao hơn Bên cạnh đó, các CCKT trong quản lý và BVMT còn tạo điều kiện để các nhà sản xuất chủ động nghiên cứu, xây dựng chương trình

và tổ chức thực hiện việc giảm thiểu ô nhiễm cũng như khuyến khích họ tiến xa hơn nữa để đạt được các mục tiêu môi trường cao hơn và nhanh hơn

Ba là, áp dụng CCKT sẽ khiến cho các chủ thể tự giác thực hiện các hoạt

động BVMT Khi Nhà nước tác động đến những lợi ích vật chất sẽ thúc đẩy các chủ thể tự giác thực hiện các hoạt động BVMT Trong khi đó, công cụ tuyên truyền, giáo dục cũng có tác dụng khiến cho các chủ thể tự giác thực hiện các hoạt động BVMT nhưng chỉ áp dụng trong trường hợp trước đó con người vì sự vô thức đã tàn phá chính môi trường trong đó họ đang sống, còn trong các trường hợp khác biện pháp này hầu như không phát huy tác dụng

Bốn là, so với biện pháp chính trị và biện pháp công nghệ thì việc sử dụng

các CCKT mang tính khả thi hơn Do các biện pháp chính trị thường được thể hiện qua đường lối của các đảng phái chính trị, vì thế nó thường mang tính chất định hướng Còn biện pháp công nghệ có bản chất là việc đầu tư các dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại để làm giảm thiểu ô nhiễm Tuy nhiên, không phải

DN nào cũng có nguồn tài chính đủ lớn để làm được điều này

Với sức ép mà các vấn đề môi trường Việt Nam đang đặt ra hiện nay, cùng với phương thức quản lý mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT luôn bị đặt trong tình trạng quá tải về công việc Song, nếu biết cách sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các CCKT trong lĩnh vực này thì sự quá tải đó sẽ được giảm bớt phần nào

Trang 25

1.1.3.4 Nâng cao vai trò của CCKT trong QLMT

CCKT sẽ trở nên đặc biệt hiệu quả khi nó được thực hiện với các biện pháp

hỗ trợ tài chính của Nhà nước Thông qua quá trình tự nghiên cứu đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể đầu tư, sử dụng những quy trình sản xuất và xử lý chất thải không quá đắt mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu đặt ra Nói cách khác, việc sử dụng CCKT một cách hợp lý có tác dụng thúc đẩy các chủ thể gây ô nhiễm tự giác nghiên cứu, triển khai, thay đổi công nghệ và kỹ thuật của cơ sở mình theo hướng

có lợi và an toàn hơn cho môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng

Vai trò này thể hiê ̣n khá rõ nét đối với những chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Nếu như Nhà nước chỉ sử du ̣ng các công cu ̣ hành chính để quản lý hoa ̣t

đô ̣ng BVMT thì nó buộc các DN phải thực hiê ̣n nghĩa vu ̣ bảo vệ, mô ̣t sự “cưỡng chế”

mà bất kỳ một DN nào cũng không thoải mái , tự nguyê ̣n và mong muốn thực hiê ̣n Nhưng với CCKT thì điều này la ̣i có ý nghĩa khác hẳn vì nó trực tiếp tác động vào người gây ô nhiễm Nguồn kinh phí để trang trải cho các hoa ̣t đô ̣ng BVMT này không đươ ̣c Nhà nước cung cấp, hỗ trợ mà DN hoàn toàn phải tự bỏ ra do đã có hành vi gây ô nhiễm môi trường Vì thế, mặc dù lợi ích môi trường được đảm bảo nhưng lợi ích kinh

tế của các DN thì bi ̣ ảnh hưởng, lợi nhuâ ̣n giảm sút Để giải quyết mâu thuẫn này, DN không có giải pháp nào tối ưu hơn là điều chỉnh hành vi của mình, hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường, đồng thời sử du ̣ng các máy móc , phương tiê ̣n hiê ̣n đa ̣i nhằm ha ̣n chế khả năng gây ô nhiễm môi trường

1.2 Một số công cụ kinh tế và vai trò của nó trong quản lý môi trường

1.2.1 Thuế và phí môi trường

Kinh nghiệm thế giới cho thấy đóng góp chính của lĩnh vực môi trường cho ngân sách là các loại thuế/phí môi trường và một số phí đánh vào sản phẩm, phí xả thải, giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng, tùy theo từng quốc gia và từng giai đoạn khác nhau mà cách thức và phần đóng góp này là khác nhau Doanh thu từ nhóm thuế/phí môi trường trung bình chiếm khoảng 5% tổng GDP (dao động

từ 3% đến 13%) tại nhiều quốc gia khác nhau

Thuế và phí môi trường là công cụ kinh tế được sử dụng để tạo nguồn thu trực tiếp cho NSNN Công cụ này nhằm 2 mục tiêu chủ yếu là khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho NSNN thông qua việc đưa chi phí môi trường vào trong giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”

* Thuế môi trường

Trang 26

Thuế môi trường (Environmental Tax) là một công cụ kinh tế để giải quyết các vấn đề môi trường Đây là khoản thu cho NSNN từ những đối tượng gây ô nhiễm, làm thiệt hại cho môi trường Nó góp phần hạn chế, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, khuyến khích các hoạt động BVMT Thuế môi trường được thiết kế để nội hóa chi phí môi trường và tạo ra động lực kinh tế cho cá nhân, tổ chức thúc đẩy các hoạt động sinh thái bền vững Thuế môi trường thông thường đánh chủ yếu vào các chất gây ô nhiễm môi trường hay các sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất, sử dụng chúng có tác động tiêu cực đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường như: thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm (thuế Sunfua, thuế CFCs, thuế CO2…) và thuế đánh vào các sản phẩm gây

ô nhiễm môi trường (thuế xăng, dầu, than, thuốc bảo vệ thực vật…)

* Phí môi trường

Phí môi trường là khoản thu của NSNN dành cho hoạt động bảo vệ môi trường như để thu gom và xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm môi trường Mục đích chính của việc thu phí môi trường là hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa việc xả các chất thải ra môi trường, mà các chất thải này có khả năng xử lý được Phí môi trường buộc những người gây ô nhiễm môi trường phải xử lý các chất thải trước khi thải ra môi trường hay hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu có nguy cơ gây ra ô nhiễm, vì vậy công cụ này khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh, những người gây ô nhiễm phải xử lý các chất

ô nhiễm trong nguồn thải trước khi thải ra môi trường Phí môi trường được tính toán dựa trên lượng phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm, khắc phục

ô nhiễm

Một số loại thuế/phí ô nhiễm môi trường phổ biến bao gồm: phí nước thải, phí gây ô nhiễm không khí, thuế cacbon, thuế sulphur, phí gây suy thoái tầng ôzôn, thuế chôn lấp rác, thuế xăng dầu, thuế sử dụng khí gas, thuế môi trường, gần đây là việc áp dụng mới các loại thuế liên quan đến chất thải rắn (CTR), và tăng thuế suất đối với thuế CTR Đối với thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm: có 2 loại thuế chủ yếu được áp dụng ở các nước trên thế giới đó là thuế sulphur và thuế CO2

1.2.2 Giấy phép xả thải

Giấy phép xả thải là loại giấy phép cấp cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quy định mỗi một đơn vị cụ thể được phép xả thải đến một mức độ nhất định phù hợp với tiêu chuẩn môi trường tại khu vực đó Việc phân

Trang 27

phối giấy phép xả thải thường dựa vào mức độ ô nhiễm hoặc hiện trạng tác động môi trường của từng doanh nghiệp, đơn vị Một số đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh muốn thải ra lượng thải lớn hơn lượng thải cho phép được quy định đối với đơn vị, cơ sở đó và một số đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh có mức xả thải thấp hơn lượng thải được phép xả theo qui định Vì vậy, xuất hiện nhu cầu mua bán, trao đổi, chuyển nhượng giấy phép xả thải giữa các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó, người mua là các đơn vị cần giấy phép xả thải còn người bán là các đơn vị

sở hữu giấy phép xả thải và hình thành thị trường mua bán giấy phép xả thải Thị trường này vận hành theo quy luật cung cầu như các thị trường thông thường khác, tuy nhiên hàng hóa giao dịch trên thị trường này đặc biệt hơn các thị trường khác, đó là việc mua bán các chứng chỉ hay giấy phép mang một giá trị nhất định với giá cả được định đoạt theo chủ quan, kỳ vọng và dự báo của các bên tham gia giao dịch, hay nói cách khác, giá cả của giấy phép xả thải được quyết định trên quan hệ cung cầu của thị trường Thị trường mua bán, chuyển nhượng giấy phép xả thải cho phép các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh lựa chọn các phương án là mua thêm giấy phép xả thải để tiếp tục thải hay tìm cách cải thiện chất lượng môi trường bằng cách giảm thải, từ đó tạo ra động cơ khuyến khích các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hạn chế hành vi gây ô nhiễm môi trường Thông qua việc mua bán trao đổi giấy phép xả thải chất lượng môi trường vẫn được đảm bảo đồng thời cả người mua và người bán đều có lợi

1.2.3 Ký quỹ môi trường:

Ký quĩ/ trái phiếu môi trường là khoản tài chính mà các doanh nghiệp, các

cơ sở sản xuất kinh doanh phải nộp/ đặt cọc tại các Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng trước khi tiến hành các hoạt động có thể gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo đảm cam kết về thực hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh gây ra ô nhiễm suy thoái môi trường Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu doanh nghiệp có các biện pháp chủ động khắc phục không để xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường đúng như cam kết thì số tiền ký quỹ được hoàn trả lại còn ngược lại nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng như cam kết hoặc phá sản thì số tiền đó được rút ra khỏi tài khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm

Trang 28

Về cơ bản, cơ chế thực hiện của ký quĩ/ trái phiếu môi trường tương tự như

hệ thống đặt cọc hoàn trả, nhưng có sự can thiệp sâu của Nhà nước Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, việc qui định ký quỹ nhằm đảm bảo nghĩa vụ bảo vệ môi trường đối với các đối tượng gây ô nhiễm môi trường do Nhà nước qui định bắt buộc Nơi

ký quĩ do Nhà nước quy định cụ thể, thường là các ngân hàng thương mại, kho bạc Nhà nước, nơi các đối tượng ký quĩ có tài khoản giao dịch

Ký quỹ/ trái phiếu môi trường thường được áp dụng trong các ngành kinh tế

dễ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng như: khai thác khoáng sản, xây dựng các nhà máy tiềm ẩn mức độ ô nhiễm môi trường cao…và là công cụ kinh tế cần thiết trong quản lý môi trường, tác động trực tiếp đến việc thực hiện trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp thông qua việc khuyến khích họ tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường để nhận lại số tiền đã ký quỹ

1.2.4 Bồi thường thiệt hại cho môi trường:

Bồi thường thiệt hại môi trường là công cụ kinh tế áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi gây tổn hại đến môi trường được quy định trong pháp luật Theo TS Vũ Thị Hạnh (2007), hiện nay, trên thế giới, tồn tại 2 quan điểm liên quan đến bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm suy thoái môi trường (38)

Quan điểm thứ nhất, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường chỉ bao gồm việc bồi thường do những hành vi gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường (như môi trường đất, nước, không khí )

Quan điểm thứ hai, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm cả việc bồi thường do những hành vi gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và những hành vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản của cá nhân Thiệt hại đối với sức khoẻ và tính mạng con người do cơ thể hấp thu hoặc bị tác động bởi các chất độc hại dẫn đến phát sinh các bệnh tật hoặc tổn thương khác Thiệt hại về tài sản như do tác động của ô nhiễm lên môi trường sống của hệ sinh thái dẫn đến sự suy thoái, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, thoái hoá đất…

Tùy thuộc vào cách thức xác định thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, các nước đều có quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường; phương pháp xác định thiệt hại; cơ quan có thẩm quyền giải quyết; cơ chế, trình tự, thủ tục giải quyết Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng vấn đề xác định thiệt hại

do ô nhiễm là vấn đề không đơn giản ngay cả ở những nước phát triển, nhất là vấn đề lượng hóa thiệt hại về môi trường theo chức năng, tính hữu ích của mỗi thành

Trang 29

phần môi trường khi bị ô nhiễm, suy thoái; thiệt hại về vật chất tính theo chi phí bị mất, chi phí khắc phục hậu quả của thiệt hại, cải tạo môi trường

1.2.5 Nhãn sinh thái

Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đưa ra khái niệm:“Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”

Đây là một dạng công cụ kinh tế thông qua việc khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường tác động đến nhà sản xuất trong việc thay đổi quy trình công nghệ nhằm đáp ứng được các tiêu chí môi trường, giảm thiểu các tác động môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm sử dụng nguyên nhiên liệu đầu vào Nhãn sinh thái khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất, giúp cho nhà sản xuất có thể tạo dựng hình ảnh và có vị thế trên thị trường vì những sản phầm loại này thường có sức cạnh tranh cao và giá thành cũng cao hơn so với các sản phẩm cùng loại khác

Nhãn sinh thái ngày càng phổ biến trên toàn cầu, có khoảng hơn 40 chương trình nhãn sinh thái đã chính thức được công bố hoặc đang được xây dựng Năm 2003, ý tưởng này đã được Chính phủ các nước đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg về phát triển bền vững Nhãn sinh thái đã thực

sự trở thành một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính bắt buộc, thống nhất quốc

tế với mục tiêu đảm bảo quyền lợi chung của cộng đồng toàn thế giới, tạo nên môi trường sinh thái bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp đầy đủ các thông tin về đặc tính môi trường của sản phẩm từ đó nâng cao nhận thức thay đổi hành vi trong hoạt động bảo vệ môi trường của người tiêu dùng

1.2.6 Các công cụ kinh tế khác

- Chi trả dịch vụ môi trường (chi trả dịch vụ sinh thái)

Chi trả dịch vụ môi trường (Payments for Environment Services-PES) hay còn gọi là (Payments for Ecosystems Services-PES) chi trả dịch vụ sinh thái là công cụ kinh tế sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó Đây là cơ chế chuyển giao nguồn tài chính từ những người được hưởng lợi từ dịch vụ sinh thái nhất định cho những người cung cấp các dịch vụ sinh thái

Trang 30

PES chia thành 4 loại chính: chi trả cho bảo vệ rừng đầu nguồn (watershed protection); chi trả cho cảnh quan môi trường (landscape beauty); chi trả cho bảo tồn đa dạng sinh học (biodiversity); chi trả cho hấp thụ cacbon (carbon sequenstration)

Bảng 1.1 Các loại cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường

Các khu rừng đầu nguồn cung cấp rất nhiều dịch vụ cho

xã hội bao gồm kiểm soát xói mòn đất, duy trì chất lượng nước và điều chỉnh dòng chảy của nước Những giá trị này

có thể thu được thông qua nhiều cơ chế khác nhau như thanh toán trực tiếp hay các loại phí sử dụng nước

Chi trả cho bảo

tồn đa dạng sinh

học(biodiversity)

Người dân sẵn lòng chi trả cho việc duy trì và bảo tồn

đa dạng sinh học của thiên nhiên

Nguồn: Nguyễn Công Thành (2008)

- Đặt cọc hoàn trả

Đặt cọc hoàn trả là khoản phụ phí thêm vào trong giá thành sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường, người tiêu dùng các sản phẩm này phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng nhằm đảm bảo cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó (hoặc phần còn lại của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn

vị thu gom phế thải hoặc tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo cách an toàn đối với môi trường Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận lại khoản đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại

Công cụ đặt cọc hoàn trả và hệ thống hoàn trả lại nhà sản xuất (take back)

là công cụ hiệu quả trong việc tạo ra động cơ làm giảm phát sinh chất thải và tăng cường tái chế, tái sử dụng

Trang 31

Đặt cọc hoàn trả phổ biến ở các nước như Australia, Áo, Canada (Quebec, New Brunswick, British Columbia), Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Hungary, Aixơlen, Ý, Hàn Quốc, Mehico, Hà Lan, Nauy, Ba Lan, Thuỵ Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ…Hệ thống này phù hợp nhất đối với các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng Áp dụng phổ biến đối với các bao bì (nhôm, thuỷ tinh, nhựa), bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật, vỏ ô tô, lốp và các thùng chứa axit v.v

Đối với những công ty nước ngoài muốn đưa sản phẩm của họ vào thị trường nước Đức thì hoặc là phải nhận lại những bao bì và trả một mức phí thu gom, vận chuyển cao hoặc là có thể giao cho một công ty nào đó của Đức đóng gói sản phẩm với chi phí rất lớn

Ưu điểm của hệ thống đặt cọc hoàn trả là tăng cường mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm thiểu vấn đề CTR và việc thải bỏ bằng biện pháp chôn lấp, nâng cao

tỷ lệ thu hồi của các chương trình tái chế Tuy nhiên, các chi phí sẽ gia tăng đối với người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất

1.3 Tình hình nghiên cứu và một số vấn đề liên quan đến kinh nghiệm sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường của một số quốc gia trên thế giới

1.3.1 Tình hình nghiên cứu

1.3.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cho đến nay có một số nghiên cứu quốc tế và khu vực đề cập từng khía cạnh khác nhau về sử dụng các CCKT trong BVMT, tác giả chỉ xin nêu một số công

trình liên quan mật thiết đến đề tài như: “Economic instruments in environmental policy and law with a sort review of Serbia and Montenegro” của Assistant Professor Dragoljub todic, PhD, Geoeconomics Faculty, Megatrend University of Applied Sciences, Belgrade, Megatrend Review, vol 2(1) 2005; “Environmental Policy in Transition Economies: The Effectiveness of Pollution Charges” của tác giả Patrik Suderholm -

Assistant Professor Division of Economics Lulea University of Technology;

“Applying market-based instruments to environmental policies in China and OECD countries” của OECD (1999); Các nghiên cứu trên đều có điểm chung nêu rõ chi

phí ô nhiễm được coi là một phần của chi phí sản xuất, đó đã là một quy tắc quốc tế được chấp nhận ở các nước phát triển Tuy nhiên, việc áp dụng các CCKT trong thực tế đã bị giới hạn bởi các nước có nền kinh tế kém phát triển và khoa học công nghệ chưa phát triển Ngoài ra trong các phân tích đã liệt kê một số CCKT trong BVMT chỉ được coi như là một hệ thống pháp lý và chính trị của cộng đồng quốc tế

Trang 32

cũng như chưa nêu lên được cách tiếp cận cũng như phân tích thành tựu trong lĩnh vực môi trường, áp dụng đồng bộ các CCKT trong BVMT

Một công trình có giá trị tham khảo lớn đối với đề tài nghiên cứu đó là cuốn

sách “Economic instrument in Environmental policy: Lessons from OECD, experience and relevance to Economies in transition” của tác giả Jean-Philippe,

Barde Research programme on: Environmental Management in Developing Countries, OECD (93)193, năm 1994 Đây là cuốn sách chứa nhiều nội dung lý luận quan trọng và hiện đại về các CCKT trong BVMT của các nước OECD Nội dung của cuốn sách đề cập đến việc áp dụng các CCKT trong các chính sách môi trường của các nước thành viên OECD ngày càng được áp dụng một cách rộng rãi Cuốn sách đã chỉ ra rằng các nước đang phát triển cần phải học hỏi kinh nghiệm từ OECD

và việc áp dụng các CCKT trong BVMT thường phải đối mặt với những thách thức, cũng như mở ra những cơ hội nhất định trong việc áp dụng các công cụ đó Tác giả cũng khẳng định, trong BVMT các nước OECD áp dụng nguyên tắc PPP, phát triển

và triển khai "công cụ chính sách" để thực hiện và thực thi chính sách về môi

trường Cuốn sách này có giá trị tham khảo khi hoàn thiện các quy định của pháp luật về áp dụng các CCKT trong BVMT ở Việt Nam Bình luận về công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường còn được tìm thấy trong phát biểu của các nhà lãnh đạo các nước tại các hội nghị, diễn đàn khu vực, gần đây như hội nghị các Bộ trưởng kinh

tế, các chuyên gia kinh tế và lãnh đạo khu vực Cụ thể như: “Policy Instruments for Environmental and Natural Resource Management” của tác giả Sterner T.2003; bài viết “Environmental Taxes in Developing and Transition Economies” của Randall

A Bluffstone, Department of Economics University of Redlands; bài viết

“Economic Valuation of the Environment: methods and case studies”, của tác giả

Garrod, G and Willis, K.G.,1999, Edward Elgar, Cheltenham, UK Những bài viết này khẳng định thuế môi trường là thành phần trong bảo vệ môi trường và được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong quản lý BVMT Ngoài ra những bài viết trên cũng cung cấp một số ý kiến sơ bộ về tầm quan trọng của việc áp dụng thuế môi trường ở các nước Châu Âu và nêu lên những kinh nghiệm của Châu Âu trong việc thực hiện thuế môi trường đối với năng lượng và nhiên liệu, thuế vận tải, các loại thuế liên quan đến nước và các loại thuế sinh thái khác Ngoài ra, còn có một số bài viết về CCKT trong BVMT được đăng tải trên Internet cũng như báo chí các nước trong khu vực như Bangkok Post, Asia Times, Strait Times Các học giả tập trung

Trang 33

phân tích, bình luận về mục tiêu chính trong quản lý MT gắn với vấn đề: kiểm soát

số lượng, mức độ ô nhiễm và nâng cấp chất lượng môi trường đến một mức độ chấp nhận được Tuy nhiên các phân tích trên chưa được cụ thể cũng như chưa có sự phân tích sâu về triển vọng và thách thức khi áp dụng các công cụ kinh tế trong bảo

vệ MT

1.3.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003, một trong những giải pháp thực hiện Chiến lược được đưa ra

là: “Đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường” Đặc biệt, ngày

03/6/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên

và bảo vệ môi trường đã đưa ra năm giải pháp quan trọng, đặc biệt giải pháp thứ tư

khẳng định “Quán triệt và vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc: người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường; người được hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”

Các nghiên cứu trong nước gần đây gắn với CCKT trong BVMT gồm có

sách “Thuế môi trường” do Nhà xuất bản Tài chính năm 2006 của TS Bùi Đường Nghiêu (chủ biên); Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Anh Đào; Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật

về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Tú; bài viết “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải” của TS Benoit Laplante -

Chuyên gia quốc tế Dự án quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam;

bài viết “Hệ thống phí xác định theo khối lượng rác thải, công cụ kinh tế hữu hiệu nhằm đẩy mạnh 4R ở Hàn Quốc và cơ hội áp dụng ở Việt Nam” của tác giả Jung

Gun Young - Trưởng đại diện Cơ quan Môi trường Hàn Quốc (Keco) tại Việt Nam;

bài viết “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng biện pháp ký quỹ trong quản lý môi trường” của ThS Nguyễn Văn Phương; bài viết “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng chế tài tài chính trong quản lý môi trường” của TS Vũ Thu Hạnh; bài viết “Những vướng mắc trong việc sử dụng biện pháp phí trong quản lý môi trường

và giải pháp khắc phục” của KS Đặng Dương Bình; bài viết “Những vướng mắc trong việc sử dụng Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong quản lý môi trường và

Trang 34

giải pháp khắc phục” của Nguyễn Nam Phương; bài viết “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng biện pháp nhãn sinh thái/nhãn môi trường” của Nguyễn Thị Minh Lý; bài viết “Sử dụng côta phát thải để kiểm soát ô nhiễm môi trường – kinh nghiệm Hoa Kỳ” của ThS Nguyễn Văn Cương; bài viết “Vấn đề áp dụng thuế đối với môi trường ở Việt Nam” của TS Võ Đình Toàn; bài viết “Luật Thuế môi trường – giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường” của NCS Nguyễn Quang Tuấn – ThS

Lê Thị Thảo đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp tháng 8/2008; bài viết “Pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở Việt Nam hiện nay” của ThS

Nguyễn Ngọc Anh Đào trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 6 tháng 3 năm 2010 Các nghiên cứu trên đã phân tích và đánh giá từng CCKT trong BVMT ở Việt Nam

và giải pháp của các CCKT đó

Các nghiên cứu của Trần Thanh Lâm (2006) “Quản lý môi trường bằng công

cụ kinh tế”; Đỗ Nam Thắng (2011) “Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường – Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam” cũng phân tích những điểm

cơ bản ban đầu về quản lý môi trường; sử dụng CCKT trong quản lý môi trường; khái quát về môi trường toàn cầu, khu vực và Việt Nam; hiện trạng quản lý môi trường bằng CCKT Tuy nhiên nội dung nghiên cứu chủ yếu đề cập các CCKT trong quản lý ô nhiễm; CCKT trong bảo tồn đa dạng sinh học, chứ chưa phân tích sâu mối quan hệ kinh tế - môi trường: mô hình đầu vào và đầu ra; chi phí – lợi ích; hiệu quả của việc áp dụng các công cụ kinh tế

Tại Hội thảo quốc tế “Môi trường toàn quốc năm 2005” tổ chức ngày

19/7/2005, các học giả trong nước cũng có nhiều bài tham luận có giá trị gắn với vấn đề nhãn sinh thái và bảo vệ môi trường Trong số các bài tham luận, Nguyễn Thế Chinh (2005) cũng đã bước đầu tiếp cận phân tích các CCKT đang được sử dụng ở Việt Nam trong quản lý môi trường và khẳng định việc áp dụng các biện pháp kinh tế trong BVMT là giải pháp phù hợp cho bối cảnh của kinh tế thị trường, đảm bảo nguyên tắc PPP và BPP

Tiếp theo các nghiên cứu kể trên, bài viết “Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường” của ThS Vũ Đình Nam trên Tạp chí Môi trường số 7 năm 2007 Bài

viết đã nêu một cách khái quát về quản lý nhà nước đối với hoạt động BVMT Theo tác giả, để thực hiện vai trò quản lý của mình, Nhà nước đã sử dụng nhiều loại công

cụ quản lý khác nhau như kế hoạch, chính sách, pháp luật, CCKT Trong đó tác giả khẳng định các CCKT có một số lợi thế như: xúc tiến các biện pháp chi phí hiệu quả

Trang 35

để đạt được các mức ô nhiễm có thể chấp nhận được; kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân; cung cấp nguồn thu nhập cho Chính phủ để hỗ trợ cho các chương trình kiểm soát ô nhiễm; cung cấp tính mềm dẻo trong công nghệ kiểm soát ô nhiễm đối với đơn vị xả thải… hơn những công cụ quản lý khác Từ đó, tác giả cũng nêu lên sự cần thiết của việc

áp dụng các CCKT trong BVMT vì việc sử dụng các công cụ này trong công tác BVMT đã đem lại những kết quả mong muốn Tác giả cũng đề cập các loại CCKT

có thể sử dụng trong quản lý, BVMT cũng như phân tích một cách tổng quan việc

áp dụng các CCKT trong quản lý môi trường ở Việt Nam và những khuyến nghị

Luận án “Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” do Nguyễn Thị Anh Đào (2013) thực hiện cũng đã đóng góp

những nghiên cứu tổng thể cũng như phân tích vấn đề thực thi các CCKT trong BVMT như: Thuế BVMT, phí BVMT, ký quỹ môi trường, đặt cọc – hoàn trả, quỹ BVMT Luận án cũng tiếp cận trên khía cạnh luật pháp và nêu lên những tác động tích cực về hiệu quả kinh tế, về mặt xã hội trong việc sử dụng tốt các CCKT, đảm bảo được yêu cầu tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải Điều đó dẫn đến kết quả là chất lượng môi trường ngày càng cải thiện hơn

Bên cạnh đó, trên các tạp chí như “Những vấn đề kinh tế thế giới”, “Nghiên cứu quốc tế” và “Nghiên cứu Đông Nam Á”, các trang điện tử như google.com.vn,

vietnam.net và vnexpress.net có thể thấy một số bài viết của các học giả Việt Nam đánh giá về công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường cũng như phân tích những mặt được và không được của cơ chế này…

Từ góc độ lý thuyết gắn với phát triển kinh tế đã có một loạt nghiên cứu về về vấn đề bảo vê ̣ môi trường trong quá trình công nghiê ̣p hóa - hiê ̣n đa ̣i hóa nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của Viê ̣t Nam Tuy nhiên các nghiên cứu này mang tính truyền thống, chưa có một tiếp cận tổng thể từ: khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của kinh tế hóa lĩnh vực môi trường, cũng như làm rõ những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, để từ đó có thể kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực môi trường

Từ giác độ đó, đề tài “Vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu tổng thể dựa trên các luận cứ:

Trang 36

Một là, lợi ích kinh tế chưa được “đánh thức” bằng các phương tiện, công cụ

thích hợp trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế

Hai là, một số công cụ kinh tế quan trọng còn chưa được sử dụng trong quản

lý môi trường

Ba là, chính sách và cơ chế quản lý kinh tế và xã hội đang được hoàn thiện

và đổi mới theo hướng phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước cũng như những nhận thức về BVMT của các cộng đồng trong xã hội đang dần được nâng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc sử dụng các CCKT trong BVMT

Dựa trên những luận cứ này đề tài sẽ tiếp cận toàn diện hơn khung khổ lý thuyết trên góc độ kinh tế từ đó xây dựng những cơ sở nhằm nâng cao vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở nước ta

1.3.2 Kinh nghiệm về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường của một số nước trên thế giới

1.3.2.1 Kinh nghiệm sử dụng chính sách tài trợ để quản lý và bảo vệ môi trường

Từ các nguồn tài chính như NSNN, Quỹ BVMT, Nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân một khoản tiền dưới nhiều hình thức như: trợ giúp, cho vay với lãi suất ưu đãi, cấp không hoàn lại…nhằm khuyến khích, giúp đỡ họ và làm thay đổi hành vi và giúp họ hướng tới hoặc lựa chọn những hành vi không có hại hoặc có hại

ít tới môi trường Nhà nước cũng có thể thay đổi chính sách tài trợ, bảo trợ giá tới các lĩnh vực ảnh hưởng môi trường

Các nước OECD thường sử dụng 3 hình thức trợ cấp sau đây:

+Trợ cấp không hoàn lại: thông thường đây là các khoản trợ giúp trong trường hợp người gây ô nhiễm sẽ thực hiện các biện pháp để giảm bớt mức độ gây ô nhiễm trong tương lai

+Cho vay với lãi suất thấp: loại trợ cấp này thường được cấp cho những người gây ô nhiễm khi họ áp dụng các biện pháp làm giảm ô nhiễm và Trợ cấp qua thuế:

là điều kiện thuận lợi về tài chính (miễn, giảm thuế) nếu họ áp dụng một số biện pháp chống ô nhiễm theo quy định

Các hình thức trợ cấp này được sử dụng ở các nước OECD đều có chức năng giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường khi DN không có khả năng tài chính cho việc chi trả ô nhiễm

Trang 37

1.3.2.2 Kinh nghiệm sử dụng nhóm các công cụ kích thích lợi ích kinh tế

Thuế và phí BVMT là CCKT được sử dụng kích thích lợi ích kinh tế Công

cụ này nhằm hai mục tiêu chủ yếu là khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho NSNN thông qua việc đưa

chi phí môi trường vào trong giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”

Ở các nước trong khu vực OECD, công cụ thuế và phí đã được sử dụng từ những năm 1970 và cho đến nay đã có trên 150 loại công cụ được áp dụng ở Châu

Âu và Châu Á Tùy điều kiện của từng quốc gia, từng loại công cụ khác nhau được

áp dụng để đạt mục tiêu BVMT và phát triển bền vững, trong đó có 10 loại công cụ được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới Bảng dưới đây giới thiệu về các công cụ kinh tế được áp dụng phổ biến ở 15 quốc gia thuộc OECD (bảng 3):

Bảng 1.2: Các công cụ kinh tế được áp dụng ở các nước OECD

Công

Cụ

Nước

Phí ô nhiễm không khí

Phí ô nhiễm nước

Phí rác thải

Phí gây

ồn

Phí sử dụng môi trường

Phí sản phẩm

Lệ phí

Thuế môi trường

Trợ giá

Hoàn trả

ủy thác

Trang 38

 Thuế và phí BVMT ở Canada

Các loại thuế và phí chính được áp dụng tại Canada gồm: phí sử dụng nước; phí hoa lợi cải tạo đất; phí sử dụng nước mưa; phí khôi phục hoặc loại bỏ chất thải; phí phát thải; phí cho phép đổ chất thải (ví dụ: đổ chất thải xuống biển); thuế liên bang và 6 loại thuế cấp tỉnh đánh vào xăng dầu; thuế đối với chất đốt không hiệu quả; phí phát tán đặc biệt là đối với việc phát thải khí NO2, SO2, VOC, CO ; thuế đối với xăng pha chì

Việc áp dụng các loại thuế và phí ở Canada đã có những tác động nhất định tới hành vi ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng Ví dụ như trường hợp áp dụng thu thuế đối với xăng pha chì, từ tháng 12 năm 1991 xăng pha chì đã bị loại hẳn ra khỏi thị trường của Canada

 Thuế và phí BVMT ở Thụy Điển

Việc đánh thuế phát thải khí sulfur tại Thụy Điển cũng đem lại những kết quả khả quan trong kiểm soát ô nhiễm Ước tính có tác động làm giảm 30% lượng phát thải trong thời gian từ năm 1989 đến năm 1995 [20] Thụy Điển cũng

áp dụng công cụ thuế môi trường trong kiểm soát ô nhiễm Loại thuế này áp dụng cho tất cả hoạt động gây ô nhiễm như: sử dụng năng lượng, hoạt động gây ô nhiễm, sử dụng tài nguyên, sử dụng các phương tiện giao thông

 Phí BVMT ở Hàn Quốc

Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm được Hàn Quốc áp dụng từ năm 1983 đối với chất thải khí và nước thải Ban đầu, thu phí được áp dụng dưới dạng phạt do không thực hiện cam kết Từ năm 1986, biện pháp này được thay thế bằng thu phí đối với phần thải vượt tiêu chuẩn Mức phí được xác định trên cơ sở nồng độ chất gây ô nhiễm,

vị trí thải ô nhiễm, thời gian vượt tiêu chuẩn cho phép và tùy thuộc vào số lần vi phạm tiêu chuẩn Đến năm 1990, số phí này được điều chỉnh cao hơn chi phí vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm để có tác dụng khuyến khích giảm ô nhiễm

 Phí ô nhiễm ở Singapore

Singapore có biểu giá phí ô nhiễm đánh vào nhu cầu ôxy hóa (BOD) và tổng chất rắn lơ lửng (TSS) áp dụng với tất cả các cơ sở công nghiệp Mức phí được xác định tùy theo lượng nước thải và nồng độ các chất gây ô nhiễm Lượng BOD và TSS cho phép được thải vào hệ thống công cộng là 400 mg/lít Nếu cơ sở có nồng

độ BOD từ 401-600 mg/lít thì phải trả số phí là 0,12$ Singapore/m3 Nếu nồng độ BOD từ 1.601-1.800 mg/lít thì phí sẽ tăng lên là 0,84$ Singapore/m3 Nếu nồng độ

Trang 39

chất gây ô nhiễm nằm trong khoảng 601-1.600 mg/lít thì số phí sẽ tăng lên một cấp cho mỗi 200 mg/lít Hạn chế của chương trình này là phí được áp dụng như nhau đối với mọi cơ sở công nghiệp, không phân biệt quy mô, cơ sở mới hay cũ

1.3.2.3 Kinh nghiệm sử dụng nhóm các công cụ nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động BVMT

 Hệ thống đặt cọc - hoàn trả

Mọi đối tượng trong sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng các loại sản phẩm

có khả năng gây ô nhiễm môi trường phải nộp vào Quỹ BVMT một khoản tiền đặt cọc nhất định Điều này bảo đảm sự cam kết của họ trong sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng không vi phạm các quy định của pháp luật về BVMT Nếu hết thời hạn cam kết mà họ thực hiện đúng các quy định về BVMT thì sẽ được nhận lại số tiền đặt cọc, còn nếu vi phạm cam kết thì số tiền đặt cọc sẽ được sung vào Quỹ BVMT

Ở các nước OECD, phần lớn quy định của pháp luật về hệ thống đặt cọc - hoàn trả được áp dụng cho các loại nước uống như bia, rượu và đã phát huy tác dụng trong việc thu gom bao bì và chất thải sau sử dụng sản phẩm Hiện nay, các nước OECD đã và đang mở rộng việc áp dụng quy định của pháp luật trong hệ thống đặt cọc - hoàn trả sang các lĩnh vực khác như vỏ tàu hoặc ô tô cũ, sử dụng dầu, ắc quy, thùng đựng thuốc trừ sâu, đồ gia dụng bằng điện và thiết bị năng lượng

Kinh nghiệm cho thấy, hiệu quả của việc sử dụng công cụ này tùy thuộc vào việc xác định đúng mức đặt cọc Nếu mức đặt cọc thấp sẽ không tạo ra động cơ đủ mạnh cho việc quản lý và BVMT Ngược lại, nếu mức đặt cọc quá cao sẽ dẫn đến cản trở sự phát triển Ngoài ra, hiệu quả của việc sử dụng công cụ này còn tùy thuộc vào nhận thức và ý thức của người sản xuất và người tiêu dùng

 Ký quỹ môi trường

Về cơ bản, cơ chế thực hiện của ký quỹ môi trường tương tự như hệ thống đặt cọc - hoàn trả nhưng có sự can thiệp sâu của Nhà nước Trong lĩnh vực BVMT, việc quy định ký quỹ nhằm đảm bảo nghĩa vụ BVMT đối với các đối tượng gây ô nhiễm môi trường do Nhà nước qui định bắt buộc Nơi ký quỹ do Nhà nước quy định cụ thể, thường là các Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước nơi các đối tượng ký quỹ có tài khoản giao dịch

Ký quỹ môi trường tại Quebec (Canada) [12]

Ký quỹ môi trường đã được áp dụng trong ngành khai thác khoáng sản tại Quebec (Canada) từ đầu những năm 1990 Theo quy định của Bộ Tài nguyên và

Trang 40

Bộ Môi trường Quebec, trong Luật Khai thác mỏ thì từ ngày 9 tháng 4 năm 1995 bất kỳ cá nhân tham gia khai thác mỏ hoặc điều hành hệ thống khai thác phải đệ trình kế hoạch phục hồi và một khoản tài chính đảm bảo chiếm 70% chi phí phục hồi khu vực khai thác

Ký quỹ môi trường tại Philipin [128]

Ký quỹ môi trường cũng được áp dụng trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tại Philipin Theo Nghị định sửa đổi số 7942 nhằm triển khai thực hiện Luật Khai thác mỏ năm 1995 của Philipin, tại điều 13 qui định về khoản ký quỹ mà người khai thác khoáng sản phải chi trả để được thực hiện dự án có nội dung như sau: người ký hợp đồng sẽ phải chi trả cho Chính phủ một khoản tiền đặt cọc có giá trị tối thiểu bằng 5% giá trị thị trường của toàn bộ sản lượng khoáng sản khai thác hoặc các sản phẩm chế biến không bao gồm tất cả các loại thuế khác 10% khoản tiền trên và 10% doanh thu khác như quản lý hành chính, vệ sinh, khai thác

và các phí liên quan khác được thu từ hoạt động thăm dò, khai thác, phát triển

và sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản cùng với khoáng sản dự trữ sẽ được Chính phủ quản lý như một quỹ tín dụng và sẽ được ký quỹ vào ngân quỹ của Chính phủ để phân phối cho các dự án đặc biệt và các chi phí hành chính khác liên quan đến thăm dò, khai thác, phát triển và quản lý môi trường khoáng sản

 Nhãn sinh thái

Đây là một dạng công cụ kinh tế thông qua việc khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường tác động đến nhà sản xuất trong việc thay đổi quy trình công nghệ nhằm đáp ứng được các tiêu chí môi trường, giảm thiểu các tác động môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm sử dụng nguyên nhiên liệu đầu vào

Nhãn sinh thái Châu Âu

Nhãn sinh thái Châu Âu đã được Hội đồng Bộ trưởng môi trường Châu Âu thông qua theo Quyết định số 880/92 ngày 23 tháng 3 năm 1992 bao gồm các sản phẩm tẩy rửa, giấy, dệt, các sản phẩm trong nhà và làm vườn, thiết bị, chất bôi trơn và các dịch vụ như nhà ở du lịch

Đến đầu năm 2010, đã có hơn 1000 nhãn sinh thái Châu Âu được cấp cho

26 chủng loại sản phẩm, trong đó dịch vụ du lịch chiếm 37% tổng số giấy chứng nhận Ý và Pháp là hai quốc gia có số chủ sở hữu nhãn sinh thái lớn nhất, với

331 và 203 giấy phép tương ứng Đứng thứ ba là Tây Ban Nha và Đức với hơn

60 giấy phép

Ngày đăng: 07/10/2015, 19:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Cục môi trường , 2000. Các quy định pháp luật về môi trường. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quy định pháp luật về môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
3. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Cục môi trường, 2000. 200 câu hỏi đáp về môi trường. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 200 câu hỏi đáp về môi trường
4. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Cục môi trường, 2001. Giới thiệu về công cụ kinh tế và khả năng áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt Nam. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu về công cụ kinh tế và khả năng áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt Nam
5. Chương trình đào tạo kinh tế fulbright, 1998. Tập bài giảng "Kinh tế học môi trường và chính sách". TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học môi trường và chính sách
6. Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP); Bộ kế hoạch và Đầu tư (MPI); Trung tâm kinh tế môi trường và phát triển vùng (ceerd), 2001. Khoá tập huấn CP3 – Sinh lời từ sản xuất sạch hơn – Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Việt Trì, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoá tập huấn CP3 – Sinh lời từ sản xuất sạch hơn
7. Chính phủ, 1994. Nghị định 175/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ, 1994. "Nghị định 175/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường
8. Cục Môi trường; CEETIA, NORAD, UNEP, 2001. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Môi trường; CEETIA, NORAD, UNEP, 2001
9. Cục Môi trường, 2002. Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972-1992-2002. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972-1992-2002
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
11. Cục Môi trường, 2002. Phát triển bền vững ở Việt Nam mười năm nhìn lại và con đường phía trước, Báo cáo quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững ở Việt Nam mười năm nhìn lại và con đường phía trước, Báo cáo quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững
12. Dự án kinh tế chất thải, waste – econ, 2001. Kinh tế chất thải trong Phát triển bền vững. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế chất thải trong Phát triển bền vững
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
14. David W.Pearce, Tổng biên tập. 1999. Từ điển Kinh tế học hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Kinh tế học hiện đại
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
15. Joseph E.Stiglitz, 1995. Kinh tế học công cộng. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học công cộng
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
16. Đặng Nhƣ Toàn và Nguyễn Thế Chinh, 1997. Một số vấn đề cơ bản về kinh tế và Quản lý môi trường. Hà Nội: Nhà xuất bản Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về kinh tế và Quản lý môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng
17. Lê Thu Hoa, 1999. Bàn thêm về sử dụng các công cụ kinh tế và cơ chế đặt cọc – hoàn trả trong quản lý môi trường ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về sử dụng các công cụ kinh tế và cơ chế đặt cọc – hoàn trả trong quản lý môi trường ở Việt Nam
18. Lê Thạc Cán, 1995. Cơ sở khoa học môi trường. Giáo trình Đại học Mở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học môi trường
19. Lê Thị Hường, 1999. Kinh tế môi trường. TP.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
20. Lê Văn Khoa, 1997. Môi trường và ô nhiễm. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và ô nhiễm
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
21. Nguyễn Thế Chinh, 1999. Áp dụng các công cụ kinh tế đề nâng cao năng lực quản lý môi trường ở Hà Nội. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng các công cụ kinh tế đề nâng cao năng lực quản lý môi trường ở Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
23. Robert S.Pindyck & Daniel L.Rubinfeld, 1999. Kinh tế học vi mô. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học vi mô
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
24. E. Kerry Turner, David Pearce & Ian Bajeman, 2005. Kinh tế môi trường. Tài liệu dùng cho lớp huấn luyện ngắn hạn kinh tế tài nguyên và môi trường tổ chức tại Trường Đại học nông lâm TP.Hồ Chí Minh từ 24/7/1995 đến 1/9/1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế môi trường

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w