1.2.1. Thuế và phí môi trường
Kinh nghiệm thế giới cho thấy đóng góp chính của lĩnh vực môi trƣờng cho ngân sách là các loại thuế/phí môi trƣờng và một số phí đánh vào sản phẩm, phí xả thải, giấy phép xả thải có thể chuyển nhƣợng, tùy theo từng quốc gia và từng giai đoạn khác nhau mà cách thức và phần đóng góp này là khác nhau. Doanh thu từ nhóm thuế/phí môi trƣờng trung bình chiếm khoảng 5% tổng GDP (dao động từ 3% đến 13%) tại nhiều quốc gia khác nhau.
Thuế và phí môi trƣờng là công cụ kinh tế đƣợc sử dụng để tạo nguồn thu trực tiếp cho NSNN. Công cụ này nhằm 2 mục tiêu chủ yếu là khuyến khích ngƣời gây ô nhiễm giảm lƣợng chất thải ra môi trƣờng và tăng nguồn thu cho NSNN thông qua việc đƣa chi phí môi trƣờng vào trong giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền”.
Thuế môi trƣờng (Environmental Tax) là một công cụ kinh tế để giải quyết các vấn đề môi trƣờng. Đây là khoản thu cho NSNN từ những đối tƣợng gây ô nhiễm, làm thiệt hại cho môi trƣờng. Nó góp phần hạn chế, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng, khuyến khích các hoạt động BVMT. Thuế môi trƣờng đƣợc thiết kế để nội hóa chi phí môi trƣờng và tạo ra động lực kinh tế cho cá nhân, tổ chức thúc đẩy các hoạt động sinh thái bền vững. Thuế môi trƣờng thông thƣờng đánh chủ yếu vào các chất gây ô nhiễm môi trƣờng hay các sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất, sử dụng chúng có tác động tiêu cực đến môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ: thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm (thuế Sunfua, thuế CFCs, thuế CO2…) và thuế đánh vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trƣờng (thuế xăng, dầu, than, thuốc bảo vệ thực vật…).
* Phí môi trường
Phí môi trƣờng là khoản thu của NSNN dành cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng nhƣ để thu gom và xử lý phế thải, nƣớc thải, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng.... Mục đích chính của việc thu phí môi trƣờng là hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng, ngăn ngừa việc xả các chất thải ra môi trƣờng, mà các chất thải này có khả năng xử lý đƣợc. Phí môi trƣờng buộc những ngƣời gây ô nhiễm môi trƣờng phải xử lý các chất thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng hay hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu có nguy cơ gây ra ô nhiễm, vì vậy công cụ này khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh, những ngƣời gây ô nhiễm phải xử lý các chất ô nhiễm trong nguồn thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng. Phí môi trƣờng đƣợc tính toán dựa trên lƣợng phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm...
Một số loại thuế/phí ô nhiễm môi trƣờng phổ biến bao gồm: phí nƣớc thải, phí gây ô nhiễm không khí, thuế cacbon, thuế sulphur, phí gây suy thoái tầng ôzôn, thuế chôn lấp rác, thuế xăng dầu, thuế sử dụng khí gas, thuế môi trƣờng, gần đây là việc áp dụng mới các loại thuế liên quan đến chất thải rắn (CTR), và tăng thuế suất đối với thuế CTR. Đối với thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm: có 2 loại thuế chủ yếu đƣợc áp dụng ở các nƣớc trên thế giới đó là thuế sulphur và thuế CO2.
1.2.2 Giấy phép xả thải
Giấy phép xả thải là loại giấy phép cấp cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quy định mỗi một đơn vị cụ thể đƣợc phép xả thải đến một mức độ nhất định phù hợp với tiêu chuẩn môi trƣờng tại khu vực đó. Việc phân
phối giấy phép xả thải thƣờng dựa vào mức độ ô nhiễm hoặc hiện trạng tác động môi trƣờng của từng doanh nghiệp, đơn vị. Một số đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh muốn thải ra lƣợng thải lớn hơn lƣợng thải cho phép đƣợc quy định đối với đơn vị, cơ sở đó và một số đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh có mức xả thải thấp hơn lƣợng thải đƣợc phép xả theo qui định. Vì vậy, xuất hiện nhu cầu mua bán, trao đổi, chuyển nhƣợng giấy phép xả thải giữa các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó, ngƣời mua là các đơn vị cần giấy phép xả thải còn ngƣời bán là các đơn vị sở hữu giấy phép xả thải và hình thành thị trƣờng mua bán giấy phép xả thải. Thị trƣờng này vận hành theo quy luật cung cầu nhƣ các thị trƣờng thông thƣờng khác, tuy nhiên hàng hóa giao dịch trên thị trƣờng này đặc biệt hơn các thị trƣờng khác, đó là việc mua bán các chứng chỉ hay giấy phép mang một giá trị nhất định với giá cả đƣợc định đoạt theo chủ quan, kỳ vọng và dự báo của các bên tham gia giao dịch, hay nói cách khác, giá cả của giấy phép xả thải đƣợc quyết định trên quan hệ cung cầu của thị trƣờng. Thị trƣờng mua bán, chuyển nhƣợng giấy phép xả thải cho phép các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh lựa chọn các phƣơng án là mua thêm giấy phép xả thải để tiếp tục thải hay tìm cách cải thiện chất lƣợng môi trƣờng bằng cách giảm thải, từ đó tạo ra động cơ khuyến khích các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hạn chế hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng. Thông qua việc mua bán trao đổi giấy phép xả thải chất lƣợng môi trƣờng vẫn đƣợc đảm bảo đồng thời cả ngƣời mua và ngƣời bán đều có lợi.
1.2.3. Ký quỹ môi trường:
Ký quĩ/ trái phiếu môi trƣờng là khoản tài chính mà các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải nộp/ đặt cọc tại các Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng trƣớc khi tiến hành các hoạt động có thể gây ô nhiễm môi trƣờng nhằm bảo đảm cam kết về thực hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trƣờng nếu doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh gây ra ô nhiễm suy thoái môi trƣờng. Trong quá trình thực hiện đầu tƣ và sản xuất, nếu doanh nghiệp có các biện pháp chủ động khắc phục không để xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng đúng nhƣ cam kết thì số tiền ký quỹ đƣợc hoàn trả lại còn ngƣợc lại nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng nhƣ cam kết hoặc phá sản thì số tiền đó đƣợc rút ra khỏi tài khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm.
Về cơ bản, cơ chế thực hiện của ký quĩ/ trái phiếu môi trƣờng tƣơng tự nhƣ hệ thống đặt cọc hoàn trả, nhƣng có sự can thiệp sâu của Nhà nƣớc. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, việc qui định ký quỹ nhằm đảm bảo nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng đối với các đối tƣợng gây ô nhiễm môi trƣờng do Nhà nƣớc qui định bắt buộc. Nơi ký quĩ do Nhà nƣớc quy định cụ thể, thƣờng là các ngân hàng thƣơng mại, kho bạc Nhà nƣớc, nơi các đối tƣợng ký quĩ có tài khoản giao dịch.
Ký quỹ/ trái phiếu môi trƣờng thƣờng đƣợc áp dụng trong các ngành kinh tế dễ gây ô nhiễm môi trƣờng trầm trọng nhƣ: khai thác khoáng sản, xây dựng các nhà máy tiềm ẩn mức độ ô nhiễm môi trƣờng cao…và là công cụ kinh tế cần thiết trong quản lý môi trƣờng, tác động trực tiếp đến việc thực hiện trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp thông qua việc khuyến khích họ tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng để nhận lại số tiền đã ký quỹ.
1.2.4. Bồi thường thiệt hại cho môi trường:
Bồi thƣờng thiệt hại môi trƣờng là công cụ kinh tế áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi gây tổn hại đến môi trƣờng đƣợc quy định trong pháp luật. Theo TS. Vũ Thị Hạnh (2007), hiện nay, trên thế giới, tồn tại 2 quan điểm liên quan đến bồi thƣờng thiệt hại do làm ô nhiễm suy thoái môi trƣờng (38).
Quan điểm thứ nhất, bồi thƣờng thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng chỉ bao gồm việc bồi thƣờng do những hành vi gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng (nhƣ môi trƣờng đất, nƣớc, không khí....)
Quan điểm thứ hai, bồi thƣờng thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng bao gồm cả việc bồi thƣờng do những hành vi gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng và những hành vi gây ảnh hƣởng đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản của cá nhân. Thiệt hại đối với sức khoẻ và tính mạng con ngƣời do cơ thể hấp thu hoặc bị tác động bởi các chất độc hại dẫn đến phát sinh các bệnh tật hoặc tổn thƣơng khác. Thiệt hại về tài sản nhƣ do tác động của ô nhiễm lên môi trƣờng sống của hệ sinh thái dẫn đến sự suy thoái, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, thoái hoá đất…
Tùy thuộc vào cách thức xác định thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng, các nƣớc đều có quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thƣờng; phƣơng pháp xác định thiệt hại; cơ quan có thẩm quyền giải quyết; cơ chế, trình tự, thủ tục giải quyết... Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng vấn đề xác định thiệt hại do ô nhiễm là vấn đề không đơn giản ngay cả ở những nƣớc phát triển, nhất là vấn đề lƣợng hóa thiệt hại về môi trƣờng theo chức năng, tính hữu ích của mỗi thành
phần môi trƣờng khi bị ô nhiễm, suy thoái; thiệt hại về vật chất tính theo chi phí bị mất, chi phí khắc phục hậu quả của thiệt hại, cải tạo môi trƣờng...
1.2.5. Nhãn sinh thái
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đƣa ra khái niệm:“Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”.
Đây là một dạng công cụ kinh tế thông qua việc khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng tác động đến nhà sản xuất trong việc thay đổi quy trình công nghệ nhằm đáp ứng đƣợc các tiêu chí môi trƣờng, giảm thiểu các tác động môi trƣờng, giảm tiêu thụ năng lƣợng, giảm sử dụng nguyên nhiên liệu đầu vào.... Nhãn sinh thái khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất, giúp cho nhà sản xuất có thể tạo dựng hình ảnh và có vị thế trên thị trƣờng vì những sản phầm loại này thƣờng có sức cạnh tranh cao và giá thành cũng cao hơn so với các sản phẩm cùng loại khác.
Nhãn sinh thái ngày càng phổ biến trên toàn cầu, có khoảng hơn 40 chƣơng trình nhãn sinh thái đã chính thức đƣợc công bố hoặc đang đƣợc xây dựng. Năm 2003, ý tƣởng này đã đƣợc Chính phủ các nƣớc đƣa ra thảo luận tại Hội nghị thƣợng đỉnh Johannesburg về phát triển bền vững. Nhãn sinh thái đã thực sự trở thành một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính bắt buộc, thống nhất quốc tế với mục tiêu đảm bảo quyền lợi chung của cộng đồng toàn thế giới, tạo nên môi trƣờng sinh thái bền vững, nâng cao chất lƣợng cuộc sống thông qua việc cung cấp đầy đủ các thông tin về đặc tính môi trƣờng của sản phẩm từ đó nâng cao nhận thức thay đổi hành vi trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng của ngƣời tiêu dùng.
1.2.6. Các công cụ kinh tế khác
- Chi trả dịch vụ môi trường (chi trả dịch vụ sinh thái)
Chi trả dịch vụ môi trƣờng (Payments for Environment Services-PES) hay còn gọi là (Payments for Ecosystems Services-PES) chi trả dịch vụ sinh thái là công cụ kinh tế sử dụng để những ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những ngƣời tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó. Đây là cơ chế chuyển giao nguồn tài chính từ những ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ dịch vụ sinh thái nhất định cho những ngƣời cung cấp các dịch vụ sinh thái.
PES chia thành 4 loại chính: chi trả cho bảo vệ rừng đầu nguồn (watershed protection); chi trả cho cảnh quan môi trƣờng (landscape beauty); chi trả cho bảo tồn đa dạng sinh học (biodiversity); chi trả cho hấp thụ cacbon (carbon sequenstration).
Bảng 1.1. Các loại cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trƣờng
Cơ chế Đặc điểm
Chi trả cho bảo vệ rừng đầu nguồn (watershed
protection)
Các khu rừng đầu nguồn cung cấp rất nhiều dịch vụ cho xã hội bao gồm kiểm soát xói mòn đất, duy trì chất lƣợng nƣớc và điều chỉnh dòng chảy của nƣớc. Những giá trị này có thể thu đƣợc thông qua nhiều cơ chế khác nhau nhƣ thanh toán trực tiếp hay các loại phí sử dụng nƣớc.
Chi trả cho cảnh quan môi trƣờng (landscape beauty)
Du khách tới thăm những cảnh quan thiên nhiên đẹp/những khu bảo tồn, vƣờn quốc gia lƣu trữ các giá trị cảnh quan và đa dạng sinh học. Những giá trị này có thể thu đƣợc thông qua phí vào cửa hoặc trả tiền cho quyền tiếp cận.
Chi trả cho bảo tồn đa dạng sinh học(biodiversity)
Ngƣời dân sẵn lòng chi trả cho việc duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học của thiên nhiên.
Chi trả cho hấp
thụ cacbon
(carbon
sequenstration)
Tài nguyên rừng có chức năng sinh thái quan trọng là hấp thụ cacbon. Nghị định thƣ Kyoto hạn chế lƣợng phát thải cacbon tạo ra thị trƣờng mua bán giấy phép phát thải khí nhà kính thông qua Cơ chế Phát triển sạch (CDM).
Nguồn: Nguyễn Công Thành (2008)
- Đặt cọc hoàn trả
Đặt cọc hoàn trả là khoản phụ phí thêm vào trong giá thành sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng, ngƣời tiêu dùng các sản phẩm này phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng nhằm đảm bảo cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó (hoặc phần còn lại của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo cách an toàn đối với môi trƣờng. Nếu thực hiện đúng, ngƣời tiêu dùng sẽ đƣợc nhận lại khoản đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại.
Công cụ đặt cọc hoàn trả và hệ thống hoàn trả lại nhà sản xuất (take back) là công cụ hiệu quả trong việc tạo ra động cơ làm giảm phát sinh chất thải và tăng cƣờng tái chế, tái sử dụng.
Đặt cọc hoàn trả phổ biến ở các nƣớc nhƣ Australia, Áo, Canada (Quebec, New Brunswick, British Columbia), Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Hungary, Aixơlen, Ý, Hàn Quốc, Mehico, Hà Lan, Nauy, Ba Lan, Thuỵ Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ…Hệ thống này phù hợp nhất đối với các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng. Áp dụng phổ biến đối với các bao bì (nhôm, thuỷ tinh, nhựa), bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật, vỏ ô tô, lốp và các thùng chứa axit v.v... Đối với những công ty nƣớc ngoài muốn đƣa sản phẩm của họ vào thị trƣờng nƣớc Đức thì hoặc là phải nhận lại những bao bì và trả một mức phí thu gom, vận chuyển cao hoặc là có thể giao cho một công ty nào đó của Đức đóng gói sản phẩm với chi phí rất lớn.
Ƣu điểm của hệ thống đặt cọc hoàn trả là tăng cƣờng mục tiêu bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu vấn đề CTR và việc thải bỏ bằng biện pháp chôn lấp, nâng cao tỷ lệ thu hồi của các chƣơng trình tái chế. Tuy nhiên, các chi phí sẽ gia tăng đối với ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ nhà sản xuất.
1.3 Tình hình nghiên cứu và một số vấn đề liên quan đến kinh nghiệm sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trƣờng của một số quốc gia trên thế giới các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trƣờng của một số quốc gia trên thế giới
1.3.1. Tình hình nghiên cứu
1.3.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cho đến nay có một số nghiên cứu quốc tế và khu vực đề cập từng khía cạnh khác nhau về sử dụng các CCKT trong BVMT, tác giả chỉ xin nêu một số công trình liên quan mật thiết đến đề tài nhƣ: “Economic instruments in environmental policy and law with a sort review of Serbia and Montenegro” của Assistant Professor Dragoljub todic, PhD, Geoeconomics Faculty, Megatrend University of Applied Sciences, Belgrade, Megatrend Review, vol 2(1) 2005; “Environmental Policy in Transition Economies: The Effectiveness of Pollution Charges” của tác giả Patrik Suderholm -