Thực trạng chính sách sử dụng các công cụ kinh tế áp dụng trong quản lý

Một phần của tài liệu Vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở việt nam (Trang 48)

môi trường ở nước ta

3.1.1.1 Thuế và phí môi trường

- Thuế môi trường

Luật thuế bảo vệ Môi trƣờng đƣợc Quốc hội khoá XII thông qua và ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 ngày 01 năm 2012. Luật thuế BVMT quy định cụ thể danh mục 8 nhóm đối tƣợng phnộp thuế BVMT gồm: xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; dung dịch Hydor- choloro- fluoro-carbon (HCFC); túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng. Căn cứ tính thuế: là số lƣợng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối.

Phƣơng pháp tính thuế: Số thuế bảo vệ môi trƣờng phải nộp bằng số lƣợng đơn vị hàng hóa chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa

Biểu khung thuế BVMT đƣợc áp dụng đối với từng nhóm hàng hóa với các mức thuế tuyệt đối tối thiểu và mức thuế tuyệt đối tối đa đƣợc quy định trong bảng 5. Các mức thuế tuyệt đối tối thiểu và tối đa đƣợc xây dựng theo nguyên tắc phân biệt theo mức độ gây tác động xấu đến môi trƣờng hoặc chi phí khắc phục hậu quả do sử dụng hàng hóa gây ra. Ngoài ra, Biểu khung thuế này còn căn cứ vào mức thu hiện hành đối với phí BVMT. Cụ thể là, mức thu phí BVMT đối với xăng, dầu đã đƣợc ban hành và triển khai thực hiện trƣớc đó theo Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2000 của Thủ tƣớng Chính phủ về phí xăng, dầu. Theo Nghị định này, đối tƣợng chịu thuế là các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng, dầu (nhƣ nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu) có nghĩa vụ kê khai, nộp phí theo quy định của pháp luật. Mức thu phí theo Nghị định này, đối với xăng là 500 đồng/lít; đối với dầu diezel là 300 đồng/lít và dầu hỏa, dầu mazut và dầu mỡ chƣa bị thu phí.

Bảng 3.1. Mức thuế áp dụng đối với từng nhóm hàng hóa TT Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế (đồng/1 đơn vị hàng hóa) I Xăng, dầu, mỡ nhờn 1 Xăng, trừ etanol Lít 1.000-4.000

2 Nhiên liệu bay Lít 1.000-3.000

3 Dầu diezel Lít 500-2.000 4 Dầu hỏa Lít 300-2.000 5 Dầu mazut Lít 300-2.000 6 Dầu nhờn Lít 300-2.000 7 Mỡ nhờn kg 300-2.000 II Than đá 1 Than nâu Tấn 10.000-30.000

2 Than an-tra-xít (antraxit) Tấn 20.000-50.000

3 Than mỡ Tấn 10.000-30.000

4 Than đá khác Tấn 10.000-30.000

III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC)

kg 1.000-5.000

IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 30.000-50.000

V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500-2.000

VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000

VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng

kg 1.000-3.000

VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

kg 1.000-3.000

Nguồn: Luật số 57/2010/QH12 của Quốc hội ngày 15 tháng 12 năm 2010 về thuế bảo vệ môi trƣờng

- Phí môi trường

Phí bảo vệ môi trƣờng đánh vào chủ thể gây ô nhiễm nhằm mục đích thúc đẩy các đối tƣợng gây ô nhiễm giảm thiểu khối lƣợng chất ô nhiễm thải ra và đóng góp một phần tài chính vào việc xử lý ô nhiễm môi trƣờng. Hiện nay, trong lĩnh vực

môi trƣờng đã thực hiện thu phí BVMT đối với nƣớc thải, chất thải rắn và phí BVMT đối với khai thác khoáng sản.

Ở Việt Nam, ngày 13/6/2003 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 67/2003/NĐ - CP về thu phí BVMT đối với nƣớc thải. Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cũng đã ban hành Thông tƣ liên tịch số 125/2003/TTLT- BTC-BTN&MT ngày 18/12/2003 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ- CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nƣớc thải. Ngày 29/3/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2013/NĐ – CP thay thế Nghị định 67/2003/NĐ – CP (có hiệu lực 1/7/2013)

Phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt

Việc thu phí nƣớc thải sinh hoạt đã đƣợc thực hiện vào thời gian đầu năm 2004 nhƣng quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Trƣớc khi Nghị định 88/2007/NĐ-CP ra đời, việc thu phí nƣớc thải sinh hoạt gặp nhiều khó khăn trong cách thu cũng nhƣ quản lý số tiền thu đƣợc. Tuy nhiên sau khi ban hành Nghị định 88/2007/NĐ-CP, việc thu phí nƣớc thải sinh hoạt đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, tỷ lệ thu phí nƣớc thải đạt cao, đặc biệt là các thành phố lớn trong cả nƣớc, tỷ lệ đạt trên 85%[107, năm 2009]. Đây là một Nghị định quan trọng góp phần thành công trong việc thu và quản lý phí nƣớc thải sinh hoạt hiện nay, góp phần thực hiện tốt quá trình kinh tế hóa trong lĩnh vực nƣớc (nƣớc thải), cụ thể là nƣớc thải sinh hoạt. Số phí nƣớc thải sinh hoạt thu đƣợc lên đến 90%, đặc biệt mức thu cao nhất trong cả nƣớc là Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng và một số thành phố lớn khác[113].

Do phƣơng pháp thu phí quy định đã phát huy đƣợc những kết quả nƣớc thải sinh hoạt thu từ đối tƣợng sử dụng nƣớc sạch qua hóa đơn sử dụng nƣớc, công ty cấp nƣớc là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thu phí BVMT. Theo Tổng công ty cấp nƣớc Sài Gòn, từ khi áp dụng thu phí nƣớc thải sinh hoạt năm 2004 đến nay, công ty đã thu, nộp ngân sách gần 560 tỷ đồng, trong đó gần 100% số hộ dân sử dụng nƣớc đóng tiền đầy đủ, góp phần cải thiện môi trƣờng nƣớc. Theo đó mức thu phí nƣớc thải sinh hoạt hàng năm sẽ điều chỉnh tăng từ đầu năm tới mức thu năm 2008 tăng cao hơn. Cụ thể mức thu phí tính theo mỗi m3 thứ tự theo các năm 2008 – 2009 - 2010 là: đối với hộ gia đình sử dụng nƣớc sinh hoạt trong định mức 4m3/ ngƣời/ tháng đóng phí 300 – 350 – 400 đồng. Vƣợt định mức 600 – 700 – 800 đồng; nƣớc phục vụ sản xuất đóng phí 700 – 800 – 900 đồng. Từ năm 2009 – 2010, áp dụng mức thu 650đ/m3 nƣớc sử dụng đối với đối tƣợng hộ gia đình sử dụng nƣớc

sinh hoạt trong định mức; thu 950đ/m3 nƣớc sử dụng đối với nƣớc sinh hoạt sử dụng vƣợt định mức và đối tƣợng khác. Theo tính toán của UBND Tp. Hồ Chí Minh, nếu áp dụng mức thu phí nhƣ đề xuất, tổng thu phí nƣớc hộ gia đình sử dụng sinh hoạt trong năm 2008 là 107,3 tỉ đồng (tổng mức thu tất cả các đối tƣợng năm 2007 là 97,07 tỉ đồng), năm 2009 là 140,28 tỉ đồng và năm 2010 là 166,29 tỉ đồng. Tƣơng ứng các năm 2008 – 2009 – 2010, tổng thu phí nƣớc phục vụ sản xuất là 45,28 – 57,99 – 67,66 tỉ đồng; tổng thu phí nƣớc kinh doanh dịch vụ là 21,69 – 38,38 – 53,07 tỉ đồng và tổng thu phí nƣớc phục vụ các cơ quan hành chính sự nghiệp là 15,98 – 20,89 – 24,77 tỉ đồng. Áp dụng mức phí mới, tổng số phí BVMT đối với nƣớc thải sinh hoạt thu đƣợc từ Tổng công ty cấp nƣớc Sài gòn và Trung tâm nƣớc sinh hoạt vệ sinh môi trƣờng nông thôn trong năm 2011 là 228.354.003.241 VND và từ 1/08/2004 đến năm 2011 là 997.108.440.122 VND [100].

Phí BVMT đối với nước thải công nghiệp

Mặc dù quy định về việc thu phí nƣớc thải công nghiệp đƣợc Nhà nƣớc ban hành Nghị định 67/2003/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004 nhƣng trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, vì thế hiệu quả thu phí nƣớc thải công nghiệp còn rất thấp, các nhà quản lý còn lúng túng trong cách thu và tính phí, các DN tìm cách trốn tránh và nợ phí.

Ngày 18 tháng 12 năm 2003, Bộ Tài chính và Bộ TN&MT đã ban hành Thông tƣ liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP. Ngày 06/09/2007, Bộ Tài chính và Bộ TN&MT ban hành Thông tƣ liên tịch số 126/2007/TTLT-BTC-BTNMT. Thông tƣ xác định rõ đối tƣợng cần nộp phí cũng nhƣ các mức phí cụ thể áp dụng với từng loại môi trƣờng tiếp nhận,cách tính phí, kê khai, thẩm định. Mức phí: Mức thu phí BVMT đối với nƣớc thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nƣớc thải quy định trong Bảng 3.2.

Nghị định 25/2013/NĐ-CP có một số điểm mới cơ bản nhƣ sau: (1)bổ sung

vào đối tƣợng không chịu phí: nƣớc làm mát thiết bị, máy móc không tiếp xúc với chất gây ô nhiễm trƣớc khi thải ra môi trƣờng và nƣớc mƣa tự nhiên chảy tràn; (2)xác định rõ về trƣờng hợp các DN sản xuất có sử dụng nƣớc từ đơn vị cung cấp nƣớc sạch thì chỉ phải nộp phí BVMT đối với nƣớc thải công nghiệp (không phải nộp phí BVMT đối với nƣớc thải sinh hoạt trên hoá đơn tiền nƣớc); (3)thay đổi cách tính và mức phí đối với nƣớc thải công nghiệp.

Bảng 3.2: Mức phí BVMT đối với nƣớc thải công nghiệp

STT Chất gây ô nhiễm có trong nƣớc thải

Mức thu

(đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nƣớc thải)

Tên gọi Ký hiệu Môi trƣờng tiếp nhận A Môi trƣờng tiếp nhận B Môi trƣờng tiếp nhận C Môi trƣờng tiếp nhận D

1 Nhu cầu ôxy hóa học (Chemical oxygen demand) ACOD 300 250 200 100 2 Chất rắn lơ lửng (Suspende d solids) ATSS 400 350 300 200 3 Thủy ngân (Mercury) AHg 20.000.000 18.000.000 15.000.000 10.000.000 4 Chì (Lead) APb 500.000 450.000 400.000 300.000 5 Arsenic AAs 1.000.000 900.000 800.000 600.000 6 Cadmium ACd 1.000.000 900.000 800.000 600.000

Nguồn: Báo cáo tổng kết Bộ tài nguyên môi trường (2011)

Bảng 3.3: Tình hình thu phí nƣớc thải tại một vài địa phƣơng (triệu đồng) STT Tỉnh/Thành phố Ngày bắt đầu có hiệu lực Tổng phí thu đƣợc năm 2004 1 Hà Nội 01/05/2004 0 2 Bình Dƣơng 01/01/2004 800 3 Đồng Nai 01/01/2004 1730 4 TP. Hồ Chí Minh 01/01/2004 290 5 Quảng Ninh 01/01/2004 983 6 Thái Nguyên 02/03/2004 395

7 Thừa Thiên Huế 01/01/2005 0

8 Hải Dƣơng 01/01/2005 0

Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường (2008)

Theo thống kê của Bộ TN&MT, trƣớc năm 2008 tỷ lệ thu phí nƣớc thải công nghiệp trên cả nƣớc đạt từ 15% đến 20%. Theo Báo cáo sơ bộ của Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trƣờng, lƣợng phí nƣớc thải thu đƣợc, đƣợc chuyển về TW (Quỹ BVMT Việt Nam) đã đƣợc 3 lần với tổng số khoảng 40,76 tỷ đồng, Cụ thể:

Bảng 3.4: Tổng nguồn thu từ phí nƣớc thải đƣợc chuyển về Quỹ BVMT Năm Tổng lƣợng phí đƣợc chuyển về Trung ƣơng

(Quỹ BVMT Việt Nam) (đơn vị: đồng)

2006 475.487.372

16/10/2008 25.842.365.973

23/12/2008 14.442.976.728

Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường (2008) Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

Phí BVMT đối với CTR đƣợc triển khai thực hiện bắt đầu từ năm 2007 và đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản sau:

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ môi trƣờng đối với chất thải rắn;

- Thông tƣ số 39/2008/TT-BTC ngày 9 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP.

Theo đó, đối tƣợng chịu phí BVMT là chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ chất thải rắn thông thƣờng phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình). Mức phí BVMT đối với chất thải rắn thông thƣờng phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề dƣới 40.000 đồng/ tấn; đối với chất thải rắn nguy hại dƣới 6.000.0000 đồng/tấn.

Phí BVMT đối với chất thải rắn là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nƣớc, đƣợc quản lý, sử dụng nhƣ sau:

- Để lại một phần số phí thu đƣợc cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí;

- Phần còn lại là khoản thu ngân sách địa phƣơng hƣởng 100% để chi dùng cho các nội dung sau đây: chi phí cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng, hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, đầu tƣ xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật và điều kiện thực tế về xử lý, tiêu hủy CTR ở địa phƣơng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng sẽ xây dựng mức thu phí áp dụng đối với từng loại CTR ở từng địa bàn, từng loại đối tƣợng nộp phí tại địa phƣơng và xác định việc quản lý, sử dụng tiền phí

cho phù hợp để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Số phí thu đƣợc một phần để lại cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí; phần còn lại do ngân sách địa phƣơng hƣởng 100% để chi phí cho việc xử lý CTR đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng nhƣ: đốt, khử khuẩn, trung hóa, chôn lấp hợp vệ sinh...; chi hỗ trợ cho việc phân loại CTR, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phân loại CTR ngay tại nguồn; chi hỗ trợ đầu tƣ xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý CTR, sử dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu hủy CTR.

Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

Hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động vừa tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên khoáng sản vì làm suy gi ảm trữ lƣợng tài nguyên vƣ̀a ảnh hƣởng trực tiếp nặng nề đến đất, nƣớc, môi sinh, môi trƣờng ta ̣i khu vực diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản. Đây chính là hoạt động làm phát sinh các tác đ ộng xấu đối với môi trƣờng. Chính vì vậy, chủ thể tiến hành khai thác khoáng sản trở thành đối tƣợng nộp phí BVMT theo Điều 113 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005: “Tổ chức cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí BVMT”. Nhằm thể chế hóa quy đi ̣n h trên, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản và B ộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 158/2011/TT- BTC ngày 16/11/2011 hƣớng dẫn thƣ̣c hiê ̣n Nghi ̣ đi ̣nh s ố 74/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

3.1.1.2. Giấy phép xả thải

Giấy phép xả thải có thể chuyển nhƣợng đƣợc áp dụng ở Việt Nam chủyếu đối với môi trƣờng không khí và đƣợc thể hiện trong văn bản sau:

Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tƣ theo cơ chế phát triển sạch.

Thực tế cho thấy, để đƣợc hƣởng những ƣu đãi, nhà đầu tƣ dự án CDM gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn này xuất phát từ quy định của pháp luật. Ví dụ nhƣ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp không quy định việc hƣởng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án CDM và do vậy, nhà đầu tƣ không đƣợc hƣởng những ƣu đãi theo quy định của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg.

Thủ tục đƣợc hƣởng những ƣu đãi rất phức tạp. Đối với các nhà đầu tƣ công nghệ vào Việt Nam để thực hiện các dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) thì cơ chế tự động áp dụng cho việc hƣởng ƣu đãi không có, hƣớng dẫn cụ thể về việc hƣởng ƣu đãi cũng chƣa có. Tất cả những khó khăn nêu trên đã dẫn đến việc các dự án CDM ở Việt Nam kém hấp dẫn và cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác.

Ngoài ra một khó khăn mà Việt Nam cũng gặp phải khi tiếp cận các dự án CDM là thiếu chỉ tiêu phát thải nền khí nhà kính (CO2 - một trong các loại khí do

Một phần của tài liệu Vai trò của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)