Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đƣa ra khái niệm:“Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”.
Đây là một dạng công cụ kinh tế thông qua việc khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng tác động đến nhà sản xuất trong việc thay đổi quy trình công nghệ nhằm đáp ứng đƣợc các tiêu chí môi trƣờng, giảm thiểu các tác động môi trƣờng, giảm tiêu thụ năng lƣợng, giảm sử dụng nguyên nhiên liệu đầu vào.... Nhãn sinh thái khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất, giúp cho nhà sản xuất có thể tạo dựng hình ảnh và có vị thế trên thị trƣờng vì những sản phầm loại này thƣờng có sức cạnh tranh cao và giá thành cũng cao hơn so với các sản phẩm cùng loại khác.
Nhãn sinh thái ngày càng phổ biến trên toàn cầu, có khoảng hơn 40 chƣơng trình nhãn sinh thái đã chính thức đƣợc công bố hoặc đang đƣợc xây dựng. Năm 2003, ý tƣởng này đã đƣợc Chính phủ các nƣớc đƣa ra thảo luận tại Hội nghị thƣợng đỉnh Johannesburg về phát triển bền vững. Nhãn sinh thái đã thực sự trở thành một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính bắt buộc, thống nhất quốc tế với mục tiêu đảm bảo quyền lợi chung của cộng đồng toàn thế giới, tạo nên môi trƣờng sinh thái bền vững, nâng cao chất lƣợng cuộc sống thông qua việc cung cấp đầy đủ các thông tin về đặc tính môi trƣờng của sản phẩm từ đó nâng cao nhận thức thay đổi hành vi trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng của ngƣời tiêu dùng.