1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh thành phố cần thơ

62 191 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 632,52 KB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH SVTH: QUÁCH YẾN THANH PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 12, năm 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH SVTH: QUÁCH YẾN THANH MSSV/HV: LT11074 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ThS. KHƢU THỊ PHƢƠNG ĐÔNG Tháng 12, năm 2013 LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Khƣu Thị Phƣơng Đông đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong quá trình học tập. Em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo ngân hàng cùng các anh, chị phòng kế hoạch tổng hợp đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy. Chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong ngân hàng luôn dồi dào sức khỏe, đạt đƣợc nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Sinh viên thực hiện i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Sinh viên thực hiện ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... …………….., ngày…..tháng……năm….. Thủ trƣởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ..........................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3.1. Không gian .................................................................................................2 1.3.2. Thời gian .................................................................................................... 2 1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................2 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............3 2.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................3 2.1.1. Khái quát chung về phân tích hoạt động kinh doanh .................................3 2.1.2. Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ...........................................4 2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ..........7 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................9 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .....................................................................9 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu ....................................................................9 CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ .....................11 3.1. Lịch sử hình thành .......................................................................................11 3.2. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................12 3.2.1. Sơ đồ tổ chức ............................................................................................12 3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban ..................................................13 3.3. Các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng .....................................................17 3.4. Mục tiêu kinh doanh trong thời gian tới ......................................................19 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..............................................20 4.1. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong ba năm ..20 iv 4.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong ba năm .......21 4.2.1. Phân tích tình hình thu nhập của ngân hàng .............................................21 4.2.2. Phân tích tình hình chi phí của ngân hàng ................................................27 4.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của ngân hàng ............................................37 4.3. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................39 4.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính .......................................................................................................42 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ...........................................................................46 5.1. Thuận lợi và khó khăn .................................................................................46 5.1.1. Thuận lợi ...................................................................................................46 5.1.2. Khó khăn ...................................................................................................46 5.2. Giải pháp .....................................................................................................47 5.2.1. Chi phí ......................................................................................................47 5.2.2. Thu nhập ...................................................................................................47 CHƢƠNG 6: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................... 48 6.1. Kết luận ........................................................................................................49 1.2. Kiến nghị .....................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................51 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cần Thơ trong ba năm: 2010, 2011, 2012 ................................................................................................20 Bảng 4.2: Thu nhập lãi của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 –2012 .................21 Bảng 4.3: Thu nhập ngoài lãi của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 –2012........24 Bảng 4.4: Tổng thu nhập của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 – 2012 .............26 Bảng 4.5: Chi phí lãi của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 ...................28 Bảng 4.6: Chi phí ngoài lãi của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 – 2012 ..........30 Bảng 4.7: Chi phí hoạt động dịch vụ của Agribank Cần Thơ trong ba năm: 2010, 2011, 2012 ................................................................................................31 Bảng 4.8: Chi phí hoạt động quản lý công vụ của Agribank Cần Thơ trong ba năm: 2010, 2011, 2012 .......................................................................................34 Bảng 4.9: Tổng chi phí của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 – 2012 ................36 Bảng 4.10: Lợi nhuận trƣớc thuế của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 – 2012 .37 Bảng 4.11. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................39 Bảng 4.12. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................41 Bảng 4.13: Một số chỉ tiêu tài chính của Agribank Cần Thơ trong ba năm: 2010, 2011, 2012 ................................................................................................42 vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức các phòng ban tại Agribank Cần Thơ ..........................12 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Agribank Cần Thơ: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố cần Thơ P. HC & NS: Phòng hành chính và nhân sự P. KT & KSNB: Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ P. KH & TH: Phòng kế hoạch và tổng hợp viii CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bất kỳ một đơn vị, một tổ chức kinh tế hay một cá nhân nào khi bƣớc vào hoạt động kinh doanh đều hƣớng tới mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Khi lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của đơn vị đó có hiệu quả, có phƣơng hƣớng và chiến lƣợc đúng đắn. Đối với ngân hàng, kết quả hoạt động kinh doanh là một bảng báo cáo sơ lƣợc về tình hình hoạt động của ngân hàng trong một thời điểm nhất định. Nó phản ánh đầy đủ những mặt mạnh và mặt yếu của ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nếu kết quả hoạt động kinh doanh tốt, ngân hàng đạt đƣợc nhiều lợi nhuận sẽ làm cho khách hàng có cái nhìn tốt về ngân hàng, từ đó sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng đầu tƣ, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô, cải tiến công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng phục vụ của ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng không tốt thì sẽ không tạo đƣợc uy tín và thƣơng hiệu cho ngân hàng, không thu hút đƣợc khách hàng và có thể làm cho ngân hàng phá sản. Ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phải nâng cao chất lƣợng của công tác huy động vốn và nghiệp vụ tín dụng do đây là hai hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng và mang lại nguồn thu cũng nhƣ lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ từ khi thành lập đến nay đã luôn luôn ra sức phấn đấu, hoàn thiện công tác huy động vốn và cho vay vốn, nâng cao chất lƣợng phục vụ và chăm sóc khách hàng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng, để ngân hàng luôn là là sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng. Từ đó sẽ làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam qua đó tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh trong ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung do đó em chọn đề tài: “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ trong ba năm: 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó đề xuất, giải pháp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ. 1.3.2. Thời gian Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. Số liệu phân tích đƣợc thu thập trong ba năm: 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Khái quát chung về phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tƣợng, các sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con ngƣời. Quá trình phân tích đƣợc tiến hành từ bƣớc khảo sát thực tế đến tƣ duy trừu tƣợng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, tìm nguyên nhân, đến việc đề ra các định hƣớng hoạt động và các giải pháp thực hiện các định hƣớng đó (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006). 2.1.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trƣớc đến nay. Ngày nay nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trƣờng, vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh. Có hiệu quả kinh doanh mới có thể đứng vững trên thị trƣờng, đủ sức cạnh tranh đƣợc với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc. Để làm đƣợc điều đó, doanh nghiệp phải thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trƣờng xung quanh và tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế nhƣ thế nào, những mục tiêu đặt ra đƣợc thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa rằng phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu của một hoạt động kinh doanh mới. Kết quả phân tích của thời kỳ kinh doanh đã qua và những dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lƣợc phát triển và phƣơng án kinh doanh có hiệu quả. 3 - Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tác dụng giúp cho doanh nghiệp chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp nhƣ: công tác chỉ đạo sản xuất, công tác tổ chức lao động tiền lƣơng, công tác mua bán… giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng phòng ban chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh theo thời gian nhƣ quý, tháng, năm đặc biệt theo từng thời điểm, giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý xảy ra trong hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đề ra ban đầu. - Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đƣợc tiến hành sau mỗi kỳ kinh doanh mà còn phân tích trƣớc khi tiến hành kinh doanh nhƣ: Phân tích các dự án và tính khả thi của nó, các kế hoạch và các bản thuyết minh của nó, phân tích dự toán… Chính hình thức phân tích này sẽ giúp các nhà đầu tƣ quyết định hƣớng đầu tƣ và các dự án đầu tƣ (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2006). 2.1.1.3. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh Muốn công tác phân tích hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa thiết thực, làm cơ sở tham mƣu cho các nhà quản lý đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình thì công tác phân tích hoạt động kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: -Tính đầy đủ: Nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều vào sự đầy đủ của nguồn tài liệu phục vụ cho công tác phân tích. Tính đầy đủ còn thể hiện phải tính toán tất cả các chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng đối tƣợng cần phân tích. - Tính chính xác: Chất lƣợng của công tác phân tích phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác về nguồn số liệu khai thác, phụ thuộc vào sự chính xác lựa chọn phƣơng pháp phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích. - Tính kịp thời: Sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh phải kịp thời tổ chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu quả đạt đƣợc, để nắm bắt những mặt mạnh, những tồn tại trong hoạt động kinh doanh, thông qua đó đề xuất những giải pháp cho thời kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo có kết quảvà hiệu quả cao hơn (Bùi Xuân Phong, 2007). 2.1.2. Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng Mục tiêu cơ bản của hoạt động ngân hàng thƣơng mại đó là đạt đƣợc tối đa lợi nhuận, cũng nhƣ mục tiêu của bất cứ một tổ chức kinh doanh nào khác. 4 Mà để đạt mục tiêu này thì một ngân hàng thƣơng mại luôn phải tìm ra các biện pháp hợp lý để tăng tổng thu nhập và giảm các khoản chi phí nhƣ chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí hoạt động, chi phí dịch vụ, ngoài ra còn có các khoản chi phí khác nữa. 2.1.2.1. Thu nhập của ngân hàng Các khoản thu nhập của ngân hàng đƣợc xác định trên cơ sở nghiệp vụ kinh doanh nhƣ sau: Nghiệp vụ tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ đầu tƣ liên doanh, các hoạt động nghiệp vụ khác… Nội dung các khoản thu nhập của ngân hàng cũng rất phong phú, mỗi loại nghiệp vụ đem lại cho ngân hàng nguồn thu nhập khác nhau. Bao gồm các khoản thu nhập nhƣ sau: - Thu nhập lãi suất: Là thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, các khoản đầu tƣ ngắn hạn, các khoản tín dụng thƣơng mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng dài hạn và các khoản tín dụng khác mà ngân hàng nhận đƣợc trên từng loại tài sản cụ thể này. Tất cả thu nhập lãi suất trừ đi phần chi phí liên quan là phần chịu thuế, với sự ngoại trừ thu nhập lãi suất của chứng khoán miễn trừ thuế. - Thu ngoài lãi bao gồm nhiều khoản thu nhƣ: + Thu phí dịch vụ, hoa hồng bao gồm các khoản thu nhập do những dịch vụ khác nhau của ngân hàng nhƣ nhận sự ủy thác của khách hàng, mở thƣ tín dụng cho khách hàng, bảo lãnh tín dụng, lệ phí cấp tín dụng… + Thu nhập ngoài lãi suất khác bao gồm thu nhập ròng từ bộ phận hoạt động kinh doanh, từ cho thuê tài chính trực tiếp… (Nguyễn Thanh Nguyệt và Thái Văn Đại, 2010). 2.1.2.2 Chi phí của ngân hàng Các khoản chi trong nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng nhƣ: Trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, chi hoạt đông dịch vụ… Ngoài ra còn có khoản chi phí quản lý, tiền lƣơng nhân viên, chi dự phòng rủi ro và các khoản chi khác. Việc chặt chẽ các chi phí trong kinh doanh, tiết kiệm các khoản chi không cần thiết có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện tăng thu nhập cho ngân hàng. Chi phí ngân hàng bao gồm các khoản mục chính nhƣ sau: - Chi phí lãi suất là khoản chi phí trả cho các khoản ký gởi, các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác… trên từng loại nợ phải trả cụ thể. Chi phí lãi suất là loại chi phí đƣợc trừ ra khi xác định thuế thu nhập của ngân hàng. 5 - Chi phí ngoài lãi bao gồm: + Dự phòng tổn thất tín dụng là một khoản tiền trích từ thu nhập để hình thành một khoản dự trữ bù đắp cho khoản tổn thất tín dụng có thể phát sinh. Theo qui định dự phòng tổn thất tín dụng là một khoản chi phí ngòai lãi suất, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, giảm tài sản trên bảng cân đối kế toán… Nhà quản trị dựa trên kiến thức và sự nhận biết về chất lƣợng của các khoản tín dụng (ở Việt Nam theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN). + Tiền lƣơng và các khoản thu nhập của công nhân viên thể hiện toàn bộ các khoản bù đắp đã chi cho tất cả công nhân viên trong ngân hàng. Khoản bù đắp này không chỉ bao gồm tiền lƣơng mà còn bao gồm các khoản chi có tính chất xã hội, cho sức khỏe của nhân viên… + Chi phí hoạt động bao gồm khoản khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mƣớn văn phòng máy móc, và thuế trên máy móc thiết bị. + Chi phí khác là loại chi phí chung cho chi phí hoạt động còn lại của ngân hàng. Khoản này thƣờng bao gồm các khoản chi phí nhƣ quảng cáo, bảo hiểm, chi phí giám đốc, bƣu phí… (Nguyễn Thanh Nguyệt và Thái Văn Đại, 2010). 2.1.2.3. Lợi nhuận của ngân hàng Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lƣợng kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại. Lợi nhuận có thể hữu hình nhƣ tiền, tài sản... và vô hình nhƣ uy tín của ngân hàng đối với khách hàng hoặc thị phần ngân hàng chiếm đƣợc. Trong kinh doanh tiền tệ, các nhà quản trị ngân hàng luôn phải đƣơng đầu với những khó khăn lớn về mặt tài chính. Một mặt họ phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận của hội đồng quản trị ngân hàng, của các cổ đông, của khách hàng ký thác lẫn khách hàng đi vay… Mặt khác, họ phải đối phó với những quy định, chính sách của ngân hàng trung ƣơng về tiền tệ ngân hàng. Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề là làm thế nào để có thể đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất nhƣng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng các quy định của ngân hàng trung ƣơng và thực hiện đƣợc kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Để quản lý tốt những vấn đề trên, các nhà quản trị ngân hàng buộc phải phân tích lợi nhuận của ngân hàng một cách chặt chẽ và khoa học. Thông qua phân tích tỷ suất lợi nhuận và rủi ro, các nhà quản trị ngân hàng có thể theo dõi, kiểm soát, đánh giá lại các chính sách về huy động vốn 6 và cho vay của mình, xem xét các kế hoạch mở rộng và tăng trƣởng trong tƣơng lai. Đồng thời, qua phân tích lợi nhuận, nhà quản trị ngân hàng có thể nhận xét chính xác, đánh giá đúng đắn hơn về kết quả đạt đƣợc, xu hƣớng tăng trƣởng và các nhân tố tác động đến tình hình lợi nhuận của ngân hàng. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ (Agribank Cần Thơ) vốn là một chi nhánh trực thuộc Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, do đó bảng báo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cần Thơ vào cuối kỳ kế toán sẽ đƣợc gửi về cho ngân hàng trụ sở để ngân hàng trụ sở tổng hợp và khai báo thuế vì vậy lợi nhuận đƣợc sử dụng trong quá trình phân tích là lợi nhuận trƣớc thuế. Lợi nhuận trƣớc thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí (Thái Văn Đại, 2012) 2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng  Hệ số chênh lệch lãi Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau: Hệ số chênh lệch lãi = Chênh lệch thu nhập lãi x 100 Tổng tài sản Hệ số này cho ta biết trong một thời gian nhất định tất cả các tài sản sinh lời của ngân hàng có thể tạo ra bao nhiêu tiền lãi cho ngân hàng và dự báo khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. Qua đó, có thể điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản có sinh lời, tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp, đồng thời có chính sách tăng giảm lãi suất một cách hợp lý.  Lợi nhuận trước thuế trên tổng thu nhập Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng công thức sau: Lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng thu nhập = Lợi nhuận trƣớc thuế Tổng thu nhập x 100 Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của một trăm đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lí chi phí của ngân hàng. Chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng doanh thu của ngân hàng. 7  Lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ việc đầu tƣ đƣợc tính bằng công thức sau: Lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng tài sản = Lợi nhuận trƣớc thuế x 100 Tổng tài sản Chỉ tiêu này giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng vốn đem đầu tƣ. Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, ngân hàng có sự đầu tƣ linh hoạt vào các nghiệp vụ kinh doanh trƣớc những biến động của nền kinh tế. Nếu chỉ tiêu này quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro song hành với lợi nhuận. Chỉ tiêu này còn phản ánh khả năng thích ứng của ban lãnh đạo ngân hàng trƣớc biến đổi của các chính sách tiền tệ, tài chính của nhà nƣớc và thay đổi chung của nền kinh tế.  Hệ số sử dụng tài sản Hiệu quả sử dụng vốn đƣợc đánh giá thông qua hệ số sử dụng tài sản và đƣợc đo lƣờng bằng công thức sau: Hệ số sử dụng tài sản = Tổng thu nhập x 100 Tổng tài sản Tỉ số này đánh giá mức độ sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của ngân hàng nhƣ thế nào. Nếu chỉ số này cao sẽ thể hiện trong danh mục đầu tƣ của ngân hàng chứa đựng nhiều khoản mục tài sản có độ sinh lời cao, các tài sản ít hoặc không sinh lời ở mức thấp nhất và chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tƣ một cách hợp lí, hiệu quả tạo nền tảng cho việc gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.  Tổng chi phí / Tổng thu nhập Đây là chỉ tiêu khá quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, đối với ngân hàng nó là chỉ tiêu đo lƣờng khả năng tạo ra thu nhập của ngân hàng so với chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng công thức sau: Tổng chi phí/ Tổng thu nhập = 8 Tổng chi phí Tổng thu nhập x 100 Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Thông thƣờng chỉ số này phải nhỏ hơn 1, nếu lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu thu thập đƣợc là số liệu thứ cấp do ngân hàng cung cấp gồm: - Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. - Báo cáo chi tiết về nợ, báo cáo cho vay, báo cáo thu nhập, bảng tổng hợp nợ xấu từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. - Tài liệu của phòng kế hoạch tổng hợp tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu - Mục tiêu cụ thể 1: Sử dụng phƣơng pháp so sánh tuyệt đối và tƣơng đối để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Mục tiêu cụ thể 2: Sử dụng các chỉ tiêu tài chính nhƣ: hệ số chênh lệch lãi, tổng chi phí trên tổng thu nhập, hệ số sử dụng tài sản, lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng thu nhập, lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng tài sản để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ. - Muc tiêu cụ thể 3: Từ những phân tích và đánh giá trên đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng.  Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ gữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.  y  y1  y 0 Trong đó: y0: là giá trị của các chỉ tiêu cần tính ở thời điểm năm trƣớc y1: là giá trị của các chỉ tiêu cần tính ở thời điểm năm sau  y: là chêch lệch giá trị của các chỉ tiêu trong các chỉ tiêu kinh tế Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu để xác định mức độ biến động và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. 9  Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế nhằm so sánh tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. y  y1  y o x 100 yo Trong đó: y0: là giá trị của các chỉ tiêu cần tính ở thời điểm năm trƣớc y1: là giá trị của các chỉ tiêu cần tính ở thời điểm năm trƣớc  y biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu kinh tế Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.  Phƣơng pháp biểu bảng: Thống kê các bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, dùng phƣơng pháp tỷ số, phƣơng pháp so sánh các số liệu qua các năm để minh họa trong phân tích. 10 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) hiện là Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tƣ vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng nhƣ đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo của của UNDP năm 2007, Agribank là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn đƣợc khẳng định với trên nhiều phƣơng diện: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; Tổng dƣ nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch đƣợc bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. Nằm trong mạng lƣới Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành phố Cần Thơ đƣợc thành lập theo quyết định số 30/QDN ngân hàng ký ngày 12/01/1992 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Bank For Agriculture, viết tắt là VBA), hiện nay là Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Cần Thơ, là chi nhánh cấp 1 của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ở Cần Thơ. Kể từ ngày 01/01/2004 Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Cần Thơ tách riêng thành Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ và Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hậu Giang, hoạt động độc lập theo quyết định số 57/QĐ. Hiện nay nhu cầu về nguồn vốn để cải tạo và phát triển, nông thôn ngày càng cao và để đáp ứng kịp thời và góp phần đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng với thông điệp “AGRIBANK mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Hiện nay Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ đã mở thêm rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch. Cụ thể: có 2 phòng giao dịch trong nội ô Thành phố và 7 chi nhánh ở các 11 huyện sau: Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ có trụ sở chính đặt tại số 3 đƣờng Phan Đình Phùng Thành phố Cần Thơ. Số điện thoại (0710)823460. Fax: (0710) 820392 – 821370. 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1. Sơ đồ tổ chức GIÁM ĐỐC P.HC&NS P.KT&KSNB P.KH&TH PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÒNG TÍN DỤNG PHÓ GIÁM ĐỐC 2 PHÒNG KINH DOANH NGOẠI HỐI PHÒNG DỊCH VỤ VÀ MARKETING PHÒNG ĐIỆN TOÁN PHÒNG KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức các phòng ban tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ Ghi chú: P. HC & NS: Phòng hành chính và nhân sự P. KT & KSNB: Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ P. KH & TH: Phòng kế hoạch và tổng hợp 12 3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban Căn cứ quyết định 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24 tháng 12 năm 2007 của chủ tịch hội đồng quản trị về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của các chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động với nội dung sau: - Ban giám đốc: gồm giám đốc và các phó giám đốc + Giám đốc: Là ngƣời điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng và cũng là ngƣời quyết định cuối cùng trong kinh doanh, ký duyệt các hợp đồng tín dụng.Hƣớng dẫn, giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà ngân hàng cấp trên giao.Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.Đƣợc quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật hoặc nâng lƣơng, trừ lƣơng đối với cán bộ trong đơn vị mình. + Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành, tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực kế toán và ngân quỹ. - Các phòng nghiệp vụ tại hội sở: Gồm trƣởng phòng, phó trƣởng phòng và các nhân viên. + Trƣởng phòng phụ trách chung, trọng tâm chỉ đạo định hƣớng kế hoạch kinh doanh của đơn vị, điều hòa vốn. + Phó phòng và các nhân viên do trƣởng phòng phân công nhiệm vụ. + Gồm các phòng sau: Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tín dụng Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng hành chánh và nhân sự Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ Phòng kinh doanh ngoại hối Phòng dịch vụ và marketing Phòng điện toán Phòng giao dịch trực thuộc (02 phòng giao dịch) 13 Chi nhánh cấp 2 (7 chi nhánh ở quận, huyện) Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban a) Phòng kế hoạch tổng hợp Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… Và quản lý các hệ số an toàn theo qui định. Tham mƣu cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lƣợc khách hàng, chiến lƣợc huy động vốn tại địa phƣơng và giải pháp phát triển nguồn vốn. Đầu mối tham mƣu cho giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo định hƣớng kinh doanh của ngân hàng. Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý, lƣu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo qui định. Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối về vốn và kinh doanh tiền tệ theo qui chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ ( rủi ro lãi suất, kỳ hạn). Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đtến các chi nhánh trực thuộc. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điểu hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3. Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo qui định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. b) Phòng tín dụng Nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc khách hàng, phân loại khách hàng đề xuất các chính sách ƣu đãi với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hƣớng đầu tƣ khép kín: sản xuất, chế biến, xuất khẩu và gắn liền tín dụng sản xuất, lƣu thông tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế mỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền tại ngân hàng. Thƣờng xuyên phân loại dƣ nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xƣớng hƣớng khắc phục. 14 Giúp giám đốc chi nhánh lãnh đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Tổng hợp báo cáo kiểm tra chuyên đề theo qui định. c) Phòng kế toán và ngân quỹ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Cần Thơ. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lƣơng đối với các chi nhánh trên địa bàn trình ngân hàng cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn trên địa bàn. Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc. Quản lý sử dụng thiết bị thông tin toàn diện phục vụ kinh doanh theo quy định của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. d) Phòng hành chính và nhân sự Xây dựng chƣơng trình công tác hàng tháng, quý, của chi nhánh và có trách nhiệm thƣờng xuyên đôn đốc việc thực hiện chƣơng trình đã đƣợc giám đốc chi nhánh phê duyệt. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự phòng chống cháy nổ tại cơ quan. Lƣu trữ các văn bản có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh ngân hàng. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính văn thƣ, phƣơng tiện giao thông, bảo vệ y tế của chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sữa chữa tài sản cố định, mua sắm cộng cụ lao động. 15 Xây dựng quy định, lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công Đoàn chi nhánh trực thuộc địa bàn. Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lƣơng đến các chi nhánh ngân hàng Nhà nƣớc trực thuộc trên địa bàn theo quy chế tài chính của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Thực hiện công tác quy định cán bộ, đề xuất cử cán bộ nhân viên đi công tác, học tập trong nƣớc và nƣớc ngoài. Tổng hợp theo dõi thƣờng xuyên cán bộ, nhân viên đƣợc quy hoạch, đào tạo. Đề xuất hoàn thiện và lƣu trữ hồ sơ theo đúng quy định nhà nƣớc, Đảng và ngân hàng Nhà nƣớc trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền tổng giám đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hƣu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nƣớc và của ngân hàng. e) Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Xây dựng công tình công tác năm, quý phù hợp với chƣơng trình công tác kiểm tra kiểm toán của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra kiểm toán theo đề cƣơng, chƣơng trình công tác kiểm tra kiểm toán của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và kế hoạch của đơn vị kiểm toán nhằm đảm bảo vật chất trong toàn hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh phụ thuộc. Tổ chức kiểm tra xác minh tham mƣu cho giám đốc giải quyết đơn thƣ thuộc thẩm quyền, làm nghiệp vụ thƣờng trực chống tham nhũng, tham mƣu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí, thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình. f) Phòng kinh doanh ngoại hối Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. 16 Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nƣớc ngoài. Thực hiện quản lý thông tin (lƣu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp liên quan đến công tác của phòng và lập báo cáo theo quy định). g) Phòng dịch vụ và Marketing Trực tiếp tổ chức kiểm tra nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Tham mƣu cho giám đốc chi nhánh về việc phát triển mạng lƣới đại lý và chủ thẻ. Quản lý giám sát thiết bị đầu mối. Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh và liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý. h) Phòng điện toán Tổng hợp thống kê và lƣu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Sử dụng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, thống kê hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khắc phục cho hoạt động kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dƣỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học. 3.3. CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG  Sản phẩm tài khoản và tiền gửi Ngân hàng huy động vốn nội và ngoại tệ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhƣ sau: - Tài khoản cá nhân: cung cấp thông tin tài khoản, gửi nhiều nơi – rút nhiều nơi, chuyển nhận tiền nhiều nơi (Agripay)... - Tiền gửi thanh toán + Các cá nhân, doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế có thể mở tài khoản tại ngân hàng nhằm thực hiện các khoản chi trả, thanh toán lẫn nhau phục vụ cho 17 mục đích sản xuất kinh doanh cũng nhƣ hoạt động tiêu dùng của mình. Tài khoản đó chính là tài khoản tiền gửi thanh toán. + Đối với loại tiền gửi này ngân hàng huy động với lãi suất thấp vì các đơn vị kinh tế có thể rút, chuyển khoản bất cứ lúc nào. + Mặc dù số dƣ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng thƣờng không lớn nhƣng với số lƣợng khách hàng rất đông, từ đó tổng số vốn huy động qua lại tiền gửi này trở nên lớn đáng kể. +Một số sản phẩm hiện nay của ngân hàng: Tiền gửi “Dynamic Online” Tiền gửi USD linh hoạt – Online Tiền gửi lãi suất thả nổi – Online Tiền gửi thanh toán bằng Việt Nam đồng Tiền gửi thanh toán linh hoạt – Lãi suất thả nổi Tiền gửi thanh toán ngoại tệ Tiền gửi có kì hạn bằng Việt Nam đồng Tiền gửi có kì hạn bằng ngoại tệ. - Tiền gửi tiết kiệm + Đây là khoản tiền nhàn rỗi trong dân cƣ mà ngân hàng đang giữ hộ khách hàng và cũng là khoản tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, là nguồn tiền lớn nhất mà ngân hàng dùng để cho vay, là nguồn vốn kinh doanh mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng. + Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán. + Ngân hàng có nhiều loại tiền gửi tiết kiệm đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu tiền gửi ngày càng gia tăng của khách hàng, bao gồm: Tiết kiệm không kì hạn bằng Việt Nam đồng Tiết kiệm không kì hạn bằng ngoại tệ Tiết kiệm có kì hạn bằng Việt Nam đồng Tiết kiệm có kì hạn bằng ngoại tệ Chứng chỉ huy động vàng có kì hạn Tiết kiệm lãi suất thả nổi Tiết kiệm có kỳ hạn rút vốn linh hoạt 18 Tiết kiệm học đƣờng.  Sản phẩm tín dụng Ngân hàng cho tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế vay vốn ngắn, trung, dài hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ với lãi suất thỏa thuận. Một số sản phẩm hiện tại của ngân hàng: Cho vay trả góp Cho vay hỗ trợ du học Cho vay mua phƣơng tiện đi lại Cho vay hộ nông dân theo quyết định 67/1998/QĐ-TT Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh Cho vay theo hạn mức Cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu  Dịch vụ ngân hàng Ngoài các sản phầm tiền gửi và tín dụng, ngân hàng có các loại dịch vụ nhƣ sau: - Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán - Làm dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, cá nhân trong và ngoài nƣớc - Bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ: chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Finacial Telecommunication) – Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế, các loại thẻ thanh toán, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ. 3.4. MỤC TIÊU KINH DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI Nguồn vốn huy động tăng từ 15 - 16%, dự kiến cuối năm 2013 đạt 3.350 tỷ, trong đó khoảng 3.300 tỷ VNĐ và 2,5 triệu USD. Tỷ trọng tiền gửi dân cƣ từ 80% trở lên. Dƣ nợ tăng 13- 14%, dự kiến cuối năm 2013 đạt 5.735 tỷ, trong đó khoảng 5.425 tỷ VNĐ và 15 triệu USD. Tỷ trọng dƣ nợ trung và dài hạn khoảng 34%. Tỷ lệ nợ xấu dƣới 3%. Tăng thu dịch vụ từ 20% trở lên, nâng tỷ trọng lên trên 10%. Lợi nhuận đạt từ 132 tỷ đồng trở lên, dự kiến hệ số lƣơng đạt đƣợc >1,0. 19 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong một giai đoạn sẽ phản ánh về tình hình hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn đó, sẽ có thể giúp nhà quản trị ngân hàng nhìn rõ những mặt mạnh và mặt yếu của ngân hàng để từ đó có thể đề ra những giải pháp và phƣơng hƣớng phù hợp. Bảng 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cần Thơ trong ba năm: 2010, 2011, 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011/2010 2010 2011 2012 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % Thu nhập lãi 247.266 372.938 407.527 125.672 50,82 34.589 9,27 Chi phí lãi 214.305 308.571 335.269 94.266 43,99 26.698 8,65 Lợi nhuận từ lãi 32.961 64.367 72.258 31.406 95,28 7.891 12,26 Thu nhập ngoài lãi 14.884 16.218 9.853 1.334 8,96 (6.365) (39,25) Chi phí ngoài lãi 30.793 32.287 85.256 1.494 4,85 52.969 164,06 Lợi nhuận ngoài lãi (15.909) (16.069) (75.403) (160) 1,01 (59.334) 369,25 Lợi nhuận trƣớc thuế 17.052 48.298 (3.145) 31.246 183,24 (51.443) (106,51) (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) Nhìn qua bảng 4.1 ta có thể thấy đƣợc lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng năm 2011 tăng rất nhiều so với năm 2010, nguyên nhân là do lợi nhuận từ lãi của ngân hàng tăng rất cao (trên 95%) trong khi lợi nhuận ngoài lãi không chỉ không tăng mà mà còn có xu hƣớng giảm qua cả 2 năm: năm 2010 20 và năm 2011. Điều này cho thấy đƣợc hoạt động tín dụng năm 2011 của ngân hàng rất phát triển, các hoạt động kinh doanh khác thì kém phát triển hơn rất nhiều, đồng thời ta thấy đƣợc sự yếu kém của ngân hàng trong việc kinh doanh các hoạt động ngoài hoạt động tín dụng. Điều này có thể gia tăng rủi ro cho ngân hàng nếu hoạt động tín dụng không đạt hiệu quả. Đến năm 2012 thì lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng lại giảm rất mạnh, nguyên nhân chính là do lợi nhuận ngoài lãi của ngân hàng năm đó giảm rất nhiều (hơn 350%) trong khi lợi nhuận từ lãi chỉ tăng nhẹ (chỉ trên 10%). Điều này đã trực tiếp làm cho lợi nhuận trƣớc thuế năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011. Ta có thể thấy rằng lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng qua các giai đoạn tăng trƣởng không đồng đều, có năm tăng quá cao, có năm lại giảm quá nhiều. Điều này cho thấy các hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thật sự có hiệu quả. Ngân hàng quá quan tâm đến hoạt động tín dụng mà không chú trọng đến các hoạt động khác làm cho lợi nhuận ngoài lãi của ngân hàng qua các năm đều là con số âm. Ngân hàng nên tìm cách để mở rộng phƣơng thức kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ để có thể có thêm nhiều lợi nhuận từ khoản mục này, để lợi nhuận ngân hàng ngày càng tăng chứ không phải giảm sút và bị lỗ nhƣ năm 2012. 4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 4.2.1. Phân tích tình hình thu nhập của ngân hàng Phân tích thu nhập là một phần không thể thiếu mà còn rất quan trọng trong việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại vì thu nhập là một chỉ tiêu ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận hay kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc phân tích thu nhập sẽ giúp chúng ta thấy đƣợc tình hình, cơ cấu thu nhập và đặc biệt là giúp chúng ta tìm hiểu, xác định đƣợc những nguyên nhân tác động đến thu nhập của ngân hàng. Từ đó, chúng ta sẽ có những biện pháp để làm tăng thu nhập, góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Thu nhập của Agribank Cần Thơ gồm thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi. Để hiểu rõ hơn về tình hình thu nhập của Agribank Cần Thơ, ta sẽ phân tích tiến hành phân tích từng khoản mục. 21  Phân tích thu nhập lãi của ngân hàng Thu nhập lãi là khoản thu quan trọng nhất trong ngân hàng, khoản mục này chiếm tỷ trọng khá cao (hơn 90%) trong tổng thu do đó việc tăng hay giảm của tổng thu chủ yếu là do sự thay đổi của khoản mục này. Lãi suất bình quân đầu ra phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập lãi do đó ngân hàng rất quan tâm đến yếu tố này. Ngoài ra ngân hàng vốn là một trung gian tài chính, luân chuyển vốn từ nời thừa tiền sang nơi thiếu tiền do đó khoản mục thu lãi cho vay rất quan trọng với ngân hàng, nó sẽ quyết định việc ngân hàng có thể mở rộng hay thu hẹp quy mô. Bảng 4.2: Thu nhập lãi của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 –2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 2012/2011 % Số tiền % Thu lãi tiền gửi 3.340 4.483 1.256 1.143 34,22 (3.227) (71,98) Thu lãi cho vay 243.906 368.439 406.270 124.533 51,06 37.831 10,27 18 15 0 (3) (16,67) (15) (100) 2 1 1 (1) (50) (0) (0) 247.266 372.938 407.527 125.672 50,82 34.589 9,27 Thu lãi từ đầu tƣ chứng khoán Thu khác Thu nhập lãi (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) Thu nhập lãi từ năm 2010 đến năm 2012 đều tăng, nguyên nhân chủ yếu là do các khoản mục cấu thành của nó đều tăng vào các thời điểm đó. - Thu lãi cho vay là khoản thu đóng góp cao nhất vào trong thu nhập lãi nên khi khoản thu này tăng sẽ làm cho thu nhập lãi tăng và tổng thu cũng tăng. Năm 2011 thu lãi cho vay tăng mạnh so với năm 2010, điều này đã góp phần làm cho thu nhập lãi tăng cao vào thời điểm đó. Nguyên nhân là do Agribank Cần Thơ biết đâu là khách hàng tiềm năng và tập trung vào các đối tƣợng cho vay tiềm năng của ngân hàng vì vậy luôn có lãi suất cho vay thấp hơn 2% đối với các đối tƣợng nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu so với các 22 đối tƣợng khác làm cho ngƣời dân đến ngân hàng vay nhiều hơn. Theo ông Lê Thanh Hải, giám đốc Agribank Cần Thơ cho biết: “năm 2011, Agribank Cần Thơ đạt đƣợc kết quả là dƣ nợ tăng 20%, trong đó dƣ nợ nông nghiệp nông thôn tăng 25,5% và chiếm 80% tỷ trọng/tổng số vốn cho vay” (theo Đỗ Chí Thiện, báo Cần Thơ) cho thấy ngân hàng trong thời kỳ này hoạt động cho vay của ngân hàng có hiệu quả hơn năm 2010 vì vậy thu lãi cho vay của ngân hàng vào thời kỳ này tăng. Năm 2012 thu lãi cho vay của ngân hàng chỉ tăng nhẹ so với năm 2011 làm cho thu nhập cũng chỉ tăng nhẹ. Nguyên nhân khoản mục này trong năm 2012 chỉ tăng nhẹ là do trong năm đó tuy ngân hàng Nhà nƣớc liên tục hạ lãi suất theo từng quý nhƣng các doanh nghiệp vẫn không có điều kiện tiếp cận đến các khoản vay của ngân hàng vì nhiều lý do: do hàng tồn kho lớn, sản xuất của các khách hàng đang suy giảm nghiêm trọng, ngân hàng khó khăn trong thu nợ (gốc, lãi). Một số lĩnh vực cho vay cần ƣu tiên nhƣ cho vay nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn do khách hàng vay không đủ điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay (không có phƣơng án sản xuất - kinh doanh có hiệu quả không có hoặc không đủ tài sản bảo đảm, tình hình tài chính không minh bạch,…) Các khoản thu nhƣ: thu lãi tiền gửi, thu lãi từ đầu tƣ chứng khoán, thu khác là các khoản thu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thu nhập lãi. Năm 2011 và năm 2012 cả ba khoản thu này đều có chiều hƣớng tăng và giảm không đều nhau. - Thu lãi tiền gửi của ngân hàng tăng vào năm 2011 do năm 2011 ngân hàng kinh doanh có lãi và lãi nhiều hơn năm 2010 nên khi ngân hàng dƣ thanh khoản thì sẽ gửi tiền vào các tổ chức tín dụng khác để hƣởng lãi suất. Năm 2012 thu lãi tiền gửi của ngân hàng lại giảm rất mạnh, nguyên nhân là năm 2012 lãi suất liên tục hạ theo từng quý nên ngƣời dân ít gửi tiền vào ngân hàng hơn làm cho khả năng huy động vốn của ngân hàng bị giảm đi, vì vậy số tiền gửi vào các tổ chức tín dụng khác cũng bị giảm theo. Ngày 18/6/2012, ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Quyết định số 21/2012/TT-NHNN và có hiệu lực từ 1/9/2012 quy định các tổ chức tín dụng chỉ đƣợc phép cho vay và vay lẫn nhau với thời hạn dƣới một năm, không đƣợc gửi và nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền đó gửi để phục vụ mục đích thanh toán. Điều này đã làm cho ngân hàng trong thời gian đó dù có dƣ thanh khoản cũng không dám gửi vào các tổ chức tín dụng khác vì vậy năm 2012 khoản thu lãi tiền gửi của ngân hàng bị giảm đi so với năm 2011. 23 - Thu lãi từ đầu tư chứng khoán của ngân hàng ngày càng giảm, nguyên nhân là do năm 2011 thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ngày càng giảm. Theo TS Alan T. Pham, Kinh tế trƣởng của Tập đoàn VinaCapital cho rằng: “năm 2011 là năm chứng kiến mức giảm mạnh nhất của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong vòng 3 năm trở lại đây” (nguồn Vietstock). Vì vậy việc thu lãi từ khoản mục này vào năm 2011 giảm nhiều hơn năm 2010. Năm 2012 ngân hàng không đầu tƣ vào khoản mục này do khi lãi suất giảm, ngƣời dân ít gửi tiền vào ngân hàng nên ngân hàng không có dƣ thanh khoản nhiều để đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán. - Thu khác thì ngày càng giảm do dây là khoản thu không chủ yếu của ngân hàng nên nó chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thu nhập lãi của ngân hàng. Tóm lại thu lãi của ngân hàng qua các năm đều tăng đã góp phần làm gia tăng tổng thu và qua đó gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Điều này là do sự gia tăng đáng kể của thu lãi cho vay.  Phân tích thu nhập ngoài lãi của ngân hàng Thu nhập ngoài lãi là khoản thu quan trọng thứ hai trong tổng thu nhập của ngân hàng, tuy nhiên nó lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu của ngân hàng nên khoản thu này dù tăng hay giảm cũng không trực tiếp làm thay đổi tổng thu. Bảng 4.3: Thu nhập ngoài lãi của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 –2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 3.848 4.842 6.303 994 25,83 1.461 30,17 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 1.079 1.762 2.520 683 63,3 758 43,02 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác 4.588 7.740 477 3.152 68,7 (7.263) (93,84) Thu nhập khác 5.369 1.874 553 (3.495) (65,1) (1.321) (70,49) 14.884 16.218 9.853 1.334 8,96 (6.365) (39,25) Chỉ tiêu Thu nhập ngoài lãi 2011/2010 Số tiền % (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) 24 2012/2011 Số tiền % Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng qua các thời kỳ tăng và giảm không đều nhau, tăng nhẹ vào năm 2011 nhƣng giảm mạnh vào năm 2012. Với chiều hƣớng biến động nhƣ vậy, thu nhập ngoài lãi sẽ làm cho tổng thu năm 2012 có chiều hƣớng giảm xuống, là một tín hiệu không tốt cho ngân hàng khi lợi nhuận có thể bị giảm đi. Nguyên nhân chính làm cho thu nhập ngoài lãi của ngân hàng biến động nhƣ trên là do sự tăng, giảm không đồng đều qua các thời điểm của các khoản mục bộ phận hình thành thu nhập ngoài lãi. Để hiểu rõ hơn về thu nhập ngoài lãi của ngân hàng, ta tiến hành phân tích từng khoản mục của nó. - Thu nhập từ hoạt động dịch vụ là khoản thu có đóng góp cao nhất trong thu nhập ngoài lãi. Khoản thu này đƣợc xem nhƣ đi kèm với hoạt động tín dụng nên dù ít hay nhiều cũng sẽ bị thay đổi khi hoạt động tín dụng thay đổi. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ qua 3 năm đều tăng, đây là một tín hiệu tốt cho ngân hàng vì nó có thể góp phần gia tăng thu nhập của ngân hàng. Đây là hoạt động đƣợc ngân hàng rất quan tâm sau hoạt động tín dụng vì vậy ngân hàng luôn tìm cách để hoạt động này ngày càng phát triển. Ngân hàng đầu tƣ phát triển máy ATM, mở rộng các chƣơng trình phát hành thẻ…nhằm thu hút ngƣời dân đến với ngân hàng nhiều hơn do đó ngân hàng luôn luôn đạt đƣợc các danh hiệu nhƣ: trong năm 2011 thì Agribank đƣợc bình chọn là "Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất", đƣợc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng cúp "Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ", ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung. Năm 2012 thì ngân hàng đƣợc danh hiệu là ngân hàng có chất lƣợng thanh toán cao, ngân hàng có chất lƣợng thanh toán hàng đầu Việt Nam. Điều này có thể thấy đƣợc những nỗ lực của các nhân viên trong ngân hàng cuối cũng cũng đạt đƣợc kết quả xúng đáng, do đó ngân hàng nên tiếp tục phát huy để nguồn thu từ hoạt động này ngày càng cao, lợi nhuận ngân hàng ngày càng nhiều. - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng qua các giai đoạn đều tăng và tốc độ tăng cũng khá cao. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh này của ngân hàng là có hiệu quả, tuy nhiên mức độ đầu tƣ chƣa cao nên phần đóng góp vào thu nhập ngoài lãi chƣa nhiều, chƣa ảnh hƣởng trực tiếp đến sự biến động của thu nhập ngoài lãi đƣợc. 25 Năm 2011 là một năm thị trƣờng ngoại hối có nhiều biến động do ảnh hƣởng cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu năm 2008 – 2009 nhƣng ngân hàng vẫn thu về một khoản không nhỏ từ khoản mục này, cho thấy đƣợc các cán bộ và nhân viên ngân hàng đã có những công tác tốt trong việc dự báo tỷ giá đồng thời có những quyết định chính xác trong việc thu và bán ngoại tệ để mang lại nguồn thu cho ngân hàng. Năm 2012 ngân hàng Nhà nƣớc liên tục hạ lãi suất nhằm cân bằng thị trƣờng tiền tệ, ổn định từng bƣớc tỷ giá hối đoái nên tạo ra nguồn thu cho ngân hàng từ khoản mục này. - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác tăng mạnh vào năm 2011 và giảm mạnh vào năm 2012. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác chủ yếu là thu từ điều tiết nội bộ. Do năm 2011 các nông dân, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nên thƣờng xuyên tìm đến ngân hàng để giao dịch, do đó các khoản thu từ điều tiết nội bộ cũng tăng lên. Đến năm 2012 thì nền kinh tế khó khăn hơn, các nông dân, ngƣ dân, doanh nghiệp… đều kinh doanh kém hiệu quả nên đến ngân hàng thực hiện các giao dịch cũng ít đi làm cho khoản thu này cũng giảm đi nhiều so với cùng kỳ năm trƣớc. - Thu nhập khác là các khoản thu bất thƣờng, thu từ nợ đã xử lý rủi ro nên khoản thu này đóng góp không cao vào thu nhập ngoài lãi của ngân hàng. Khoản thu này qua năm 2011 và năm 2012 đều giảm cho thấy các khoản thu bất thƣờng phát sinh giảm đi.  Phân tích tổng thu nhập của ngân hàng Tổng thu nhập của ngân hàng chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi do đó khi hai khoản thu này biến động thì tổng thu cũng sẽ biến động tƣơng ứng. Bảng 4.4: Tổng thu nhập của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Thu nhập lãi Thu nhập ngoài lãi Tổng thu nhập Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 247.266 372.938 407.527 125.672 50,82 34.589 9,27 14.884 16.218 9.853 1.334 8,96 (6.365) (39,25) 262.150 389.156 417.380 127.006 48,45 28.224 7,25 % (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) 26 2012/2011 Số tiền % Nhìn vào bảng số liệu ta thấy đƣợc tổng thu của ngân hàng chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ khoản mục thu nhập lãi do đó khi khoản mục này tăng qua các năm đã góp phần làm cho tổng thu tăng. Còn thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng ít hơn nhƣng việc tăng hay giảm quá nhiều của khoản mục này cũng sẽ ảnh hƣởng đến tổng thu. Cả hai khoản mục thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi đều tăng vào năm 2011 nên góp phần làm cho tổng thu tăng mạnh. Có thể nói hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng đều đạt hiệu quả vào năm 2011 tuy nhiên tốc độ tăng của thu nhập ngoài lãi còn rất thấp, ngân hàng nên cố gắng phát triển thêm các hoạt động khác ngoài hoạt động tín dụng đặc biệt là hoạt động dịch vụ vì khoản thu từ hoạt động này của ngân hàng chƣa thật sự là cao. Đến năm 2012 thì thu nhập lãi chỉ tăng nhẹ còn thu nhập ngoài lãi lại giảm mạnh nên chỉ làm cho tổng thu tăng nhẹ. Năm 2012 là một năm khó khăn chung cho nền kinh tế, để hoạt động tín dụng có thể phát triển, ngân hàng đã cố gắng đƣa ra các chính sách tín dụng để thu hút khách hàng nhƣ: tăng cƣờng tín chấp, đổi mới thế chấp, hồ sơ và thủ tục vay vốn đơn giản, dễ hiểu nên mới có đƣợc khoản cho vay cao hơn năm 2011. Tuy nhiên các hoạt động khác của ngân hàng vào năm 2012 thì hoạt động kém hiệu quả hơn hoạt động tín dụng nhiều. Nhƣng ta có thể thấy đƣợc rằng thu nhập ngoài lãi giảm là do thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác và các khoản thu khác giảm đi, chúng đều không phải là những khoản thu ngân hàng quan tâm nhiều. Do đó có thể nói các hoạt động khác của ngân hàng cũng đƣợc ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn, mang lại nguồn thu cao hơn cho ngân hàng so với năm 2011 nhƣng tốc độ tăng của chúng vẫn rất thấp. Ngân hàng nên tìm cách khắc phục. 4.2.2. Phân tích tình hình chi phí của ngân hàng Song song với việc phân tích thu nhập thì phân tích chi phí cũng là khâu không kém phần quan trọng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Vì chi phí cũng là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận. Phân tích chi phí sẽ giúp chúng ta biết đƣợc kết cấu các khoản mục chi phí để có thể hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý, góp phần nâng cao lợi nhuận, mạnh dạn tăng cƣờng các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lƣợc mà ngân hàng đã đề ra.  Phân tích chi phí lãi Chi phí lãi là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi của ngân hàng do đó khi phân tích chi phí lãi sẽ thấy đƣợc những khoản chi hợp lý và 27 không hợp lý để từ đó ngân hàng biết nên chi khoản nào nhiều hơn và tiết giảm khoản chi nào. Bảng 4.5: Chi phí lãi của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Trả lãi tiền gửi 55.042 72.793 77.679 17.751 32,25 4.886 6,71 Trả lãi tiền vay 156.672 232.719 253.631 76.047 48,54 20.912 8,99 2.513 3.035 3.958 522 20,77 923 30,41 Trả lãi tiền thuê tài chính 69 23 0 (46) (66,67) (23) (100) Chi phí khác 9 1 1 (8) (88,89) 0 0 214.305 308.571 335.269 94.266 43,99 26.698 8,65 Trả lãi phát hành giấy tờ có giá Chi phí lãi (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ Chi phí lãi là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi và khi khoản mục này bị biến động sẽ làm cho tổng chi cũng biến động theo. Chi phí lãi qua các năm đều tăng là do các khoản mục nhỏ của nó hầu hết đều tăng. Tuy rằng thu nhập lãi mang về nguồn thu cao nhất cho ngân hàng nên chi phí lãi cũng phải cao, nhƣng chi phí lãi ở 2 năm đều tăng thì sẽ là một tín hiệu không tốt cho ngân hàng vì khi chi phí càng cao thì có nghĩa là lợi nhuận cũng sẽ giảm đi. Khoản chi này tăng vào các thời điểm đó chủ yếu là do trả lãi tiền vay tăng. - Trả lãi tiền vay là khoản chi có ảnh hƣởng lớn nhất đến chi phí lãi. Khoản chi này qua các năm đều tăng đã làm chi phí lãi cũng tăng theo. Năm 2011 và năm 2012 là các năm đầy khó khăn cho ngân hàng khi mà tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn dẫn đến kinh tế trong nƣớc cũng gặp nhiều khó khăn. 28 Năm 2011 lãi suất vẫn ở mức khá cao thì khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các nông dân không có đủ điều kiện tiếp cận vay vốn ngân hàng do đó ngân hàng đã thực hiện các chính sách của Chính phủ nhƣ NĐ 41/2010/NĐCP về “chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, QĐ 63/2010/QĐ-TTg về hỗ trợ tổn thất sau thu hoạch, đồng thời đề ra nhiều chƣơng trình cho vay nhƣ: cho vay thu mua lƣơng thực, cho vay nuôi trồng và khai thác thủy sản… để tạo điều kiện cho ngƣời nông dân có thể vay vốn ngân hàng, tiếp tục sản xuất và phát triển. Nhƣng để có thể làm đƣợc điều đó thì ngân hàng cần có nguồn vốn lớn do đó ngân hàng đã vay vốn của trụ sở chính cũng nhƣ các chi nhánh khác vì vậy khoản chi trả lãi tiền vay của năm này gia tăng lên. - Trả lãi tiền gửi qua 2 năm đều tăng cũng góp phần làm cho chi phí lãi tăng. Năm 2011 trả lãi tiền gửi tăng nhƣng sang năm 2012 lại tăng khá nhẹ. Do năm 2011 ngân hàng Nhà nƣớc quy định trần lãi suất huy động là 14% nên đã huy động nhiều ngƣời dân gửi tiền vào ngân hàng thi việc chi trả lãi tiền gửi cũng tăng. Sang năm 2012 thì lãi suất huy động liên tục hạ dần theo từng quý nên khoản tiền gửi cũng giảm đi do đó khoản chi này chỉ tăng nhẹ. - Trả lãi phát hành giấy tờ có giá qua 2 năm cũng tăng, năm 2011 khi mà lãi suất huy động tăng thì lãi suất phát hành giấy tờ có giá cũng tăng, nhƣng giấy tờ có giá thông thƣờng không đƣợc ngƣời dân biết đến nhiều bằng tiền gửi tiết kiệm nên khoản chi này chiếm tỷ trọng không cao trong chi phí lãi của ngân hàng. Trả lãi phát hành giấy tờ có giá năm 2012 tăng với tốc độ cao hơn năm 2011 là do khi lãi suất năm 2012 liên tục hạ thì nhiều ngƣời dân cũng đi tất toán giấy tờ có giá nhiều hơn, để có thể hƣởng lãi suất cao trƣớc khi lãi suất xuống mức thấp hơn trong tƣơng lai hoặc đầu tƣ vào các khoản mục sinh lời hơn. - Trả lãi tiền thuê tài chính và chi phí khác giảm mạnh vào năm 2011 (giảm hơn 60%), sang năm 2012 thì chi phí khác hầu nhƣ không tăng cũng không giảm trong khi trả lãi tiền thuê tài chính không phát sinh. Ngân hàng vì muốn tiết giảm chi phí để nâng cao thu nhập do đó đã cắt, giảm các khoản chi không cần thiết vì vậy 2 khoản chi đó đều giảm qua năm 2011 và năm 2012. Tuy nhiên do năm 2012 tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn, nguồn thu kiếm đƣợc không cao nên ngân hàng không thuê thêm tài sản tài chính vì vậy không phát sinh khoản trả lãi. Hai khoản mục này chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong chi phí lãi nên việc tăng hay giảm của chúng hầu nhƣ không ảnh hƣởng đến chi phí lãi. 29  Phân tích chi phí ngoài lãi Chi phí ngoài lãi là khoản mục quan trọng thứ hai trong tổng chi, Tuy phần đóng góp nhỏ hơn nhiều so với chi phí lãi nhƣng sự thay đổi của khoản chi này dù ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hƣởng đến tổng chi. Việc phân tích chi phí ngoài lãi sẽ cho ta thấy đƣợc các khoản mục chi phí đó có thật sự cần thiết không? Bảng 4.6: Chi phí ngoài lãi của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % Chi phí hoạt động dịch vụ 1.147 2.534 980 1.387 120,92 (1.554) (61,33) Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 97 100 576 3 3,09 476 476 421 558 390 137 32,54 (168) (30,11) 125 449 243 324 259,2 (206) (45,88) Chi phí cho nhân viên 9.588 12.484 15.411 2.896 30,2 2.927 23,45 Chi phí cho hoạt động quản lý và công vụ 6.550 6.574 38.800 24 0,37 32.226 490,2 Chi về tài sản 4.920 5.155 5.815 235 4,78 660 12,8 Chi phí dự phòng 7.943 4.432 23.040 (3.511) (44,2) 18.608 419,86 2 1 1 (1) (50) 0 0 30.793 32.287 85.256 1.494 4,85 52.969 164,06 Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí Chi phí hoạt động kinh doanh khác Chi phí khác Chi phí ngoài lãi (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) 30 Từ năm 2010 đến năm 2012 thì khoản chi này đều tăng và đặc biệt là năm 2012 thì tăng rất mạnh. Nguyên nhân chính là do các khoản mục cấu thành nên nó hầu hết đều tăng vào các thời điểm đó. - Chi phí hoạt động dịch vụ của ngân hàng là các khoản chi về: Chi dịch vụ thanh toán, cƣớc phí bƣu điện về mạng viễn thông, chi về ngân quỹ, chi phí hoa hồng môi giới, chi phí khác. Chi phí hoạt động dịch vụ của ngân hàng tăng mạnh vào năm 2011 và có chiều hƣớng giảm xuống vào năm 2012. Cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.7: Chi phí hoạt động dịch vụ của Agribank Cần Thơ trong ba năm: 2010, 2011, 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chi về dịch vụ thanh toán 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền % % 5 23 56 18 360 33 143,48 Cƣớc phí bƣu điện về mạng viễn thông 556 366 382 (190) (34,17) 16 4,37 Chi về ngân quỹ 552 489 540 (63) (11,41) 51 10,43 Chi phí hoa hồng môi giới 33 1.655 1 1.622 4.915,15 (1.654) (99,94) 1 1 1 0 0 0 0 1.147 2.534 980 1.387 120,92 (1.554) (61,33) Chi khác Chi phí hoạt động dịch vụ (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) Nhìn vào bảng số liệu ta có thấy đƣợc chi phí hoạt động dịch vụ của ngân hàng năm 2011 tăng cao chủ yếu là do khoản chi phí hoa hồng môi giới tăng rất mạnh. Năm 2011 là năm kinh tế khó khăn khi mà lạm phát rất cao (đến cuối năm 2011 là hơn 18%) nên ngân hàng đã chi nhiều hơn cho hoạt động môi giới để tìm kiếm khách hàng, để gia tăng nguồn thu cho ngân hàng. 31 Ngoài ra năm 2011 chi về dịch vụ thanh toán cũng tăng rất cao so với năm 2010, nguyên nhân là do ngân hàng phải chi thêm phí phát hành thẻ ATM miễn phí nhằm thu hút khách hàng, in sao kê tài liệu miễn phí… Chi về cƣớc phí bƣu điện về mạng viễn thông có chiều hƣớng giảm đi vào năm 2011 là do năm 2011 ngân hàng không nâng cấp thêm việc phát triển máy ATM vì việc phát triển đã đƣợc thực hiện vào năm 2010 (việc lắp đặt thiết bị phòng chống sao chép trái phép thông tin chủ thẻ và mã hóa thông tin bàn phím Triple DES tại 100% máy ATM trên toàn quốc) do đó khoản chi cƣớc phí bƣu điện về mạng viễn thông giảm đi. Chi về ngân quỹ năm 2011 cũng giảm đi do việc phân loại và kiểm đếm tiền, bốc xếp và vận chuyền tiền giảm đi. Khoản mục chi khác hầu nhƣ không tăng không giảm vào thời gian này. Chi phí hoạt động dịch vụ năm 2012 giảm khá mạnh, nguyên nhân chính là do chi phí hoa hồng môi giới trong thời gian này giảm mạnh. Năm 2012 là năm nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp và nông dân, ngƣ dân… hầu hết chƣa đủ khả năng đi vay vì vậy các nhà môi giới không kiếm đƣợc nhiều khách hàng cho ngân hàng làm cho khoản chi này giảm mạnh. Chi về dịch vụ thanh toán năm 2012 có chiều hƣớng gia tăng rất mạnh do trong năm này ngân hàng liên tục đƣa ra các chƣơng trình khuyến mãi nhƣ: Chƣơng trình phát triển thẻ tín dụng quốc tế miễn phí phát hành thẻ và miễn phí thƣờng niên năm đầu, chƣơng trình mở thẻ trả lƣơng – tăng cƣờng hợp tác thì sẽ miễn phí phát hành thẻ và miễn phí chuyển khoản trong thời gian khuyến mãi chƣơng trình… Vì vậy đã làm cho chi về dịch vụ thanh toán năm 2012 của ngân hàng gia tăng. Bên cạnh đó cƣớc phí bƣu điện về mạng viễn thông cũng có chiều hƣớng gia tăng vào năm 2012 so với năm 2011 do ngân hàng liên tục mở các chƣơng trình phát triển thẻ nhằm thu hút thêm khách hàng nên cƣớc phí về mạng trong khoảng thời gian này cũng gia tăng, thêm vào đó là các nhà mạng lại tăng thêm phí kết nối mạng vào năm 2012 nên ngân hàng phải chi nhiều hơn cho khoản mục này. Khoản chi khác trong năm 2012 vẫn không có chiều hƣớng tăng lên hay giảm đi do ngân hàng đã cố gắng tiết giảm khoản chi này nhằm giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. - Chi về hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng qua năm 2011 và năm 2012 đều có xu hƣớng gia tăng, đặc biệt là năm 2012 tăng rất mạnh. Năm 32 2011 là năm mà thị trƣờng ngoại hối Việt Nam có nhiều bất ổn khi mà lạm phát và lãi suất liên tục tăng cao do đó khoản chi này của ngân hàng cũng gia tăng vào thời gian này. Năm 2012 thì thị trƣờng ngoại hối đã có phần ổn định hơn khi ngân hàng Nhà nƣớc ban hành thông tƣ số 03/TT-NHNN ngày 08/3/2012 là thu hẹp các trƣờng hợp đƣợc vay vốn bằng ngoại tệ nhằm kiểm soát tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý, ổn định thị trƣờng ngoại hối nhƣng ngân hàng vẫn chi khá nhiều cho hoạt động này cho thấy việc giảm chi phí từ hoạt động này của ngân hàng là chƣa đạt hiệu quả. - Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí của ngân hàng tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012 do năm 2011 hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển hơn nên các khoản chi này cũng gia tăng. Đến năm 2012 thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị giảm đi, thậm chí là bị lỗ do đó các khoản chi này cũng giảm theo. - Chi phí hoạt động kinh doanh khác là các khoản chi điều tiết nội bộ, khoản chi này tăng vào năm 2011 và giảm đi váo năm 2012. Năm 2011 các khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên đến ngân hàng thực hiện các giao dịch nhiều hơn vì vậy khoản thu này cũng gia tăng. Đến năm 2012 do nền kinh tế chỉ đang phục hồi lại theo từng bƣớc vì vậy các khách hàng của ngân hàng không hoạt động có hiệu quả nhƣ năm trƣớc làm cho số lƣợng khách hàng đến ngân hàng cũng giảm đi dẫn đến khoản chi này trong năm này cũng giảm. - Chi phí cho nhân viên của ngân hàng qua ba năm đều tăng cho thấy ngân hàng đã chi quá nhiều cho nhân viên để nhân viên có thể tìm kiếm thêm khách hàng mới, duy trì khách hàng tiềm năng, tìm cách đổi mới và nâng cao nghiệp vụ ngân hàng… trong lúc nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên để xem xét khoản chi này có thật sự hiệu quả hay không khi ta phân tích lợi nhuận sẽ biết. - Chi phí cho hoạt động quản lý và công vụ qua năm 2011 và năm 2012 đều có xu hƣớng tăng lên nhƣng tăng mạnh nhất vào năm 2012 (gần 500%). Đây là khoản chi rất quan trong trọng ngân hàng vì nó bao gồm các khoản chi về quảng cáo, khuyến mãi, đào tạo, huấn luyện… Các khoản chi này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu khoản 33 chi này đạt hiệu quả thì ngân hàng sẽ có thêm thu nhập, nếu không sẽ làm cho lợi nhuận ngân hàng bị giảm đi. Bảng 4.8: Chi phí hoạt động quản lý công vụ của Agribank Cần Thơ trong ba năm: 2010, 2011, 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền 2011/2010 Số tiền 2012/2011 Số tiền % % Chi về vật liệu và giấy tờ in 469 469 555 0 0 86 18,34 Công tác phí 276 331 532 55 19,93 201 60,73 42 62 181 20 47,62 119 191,94 Chi bƣu phí và điện thoại 169 126 210 (43) (25,44) 84 66,67 Chi xuất bản tài liệu và tuyên truyền 1.542 652 3.624 (890) (57,72) 2.972 455,83 Chi mua tài liệu, sách báo 91 74 71 (17) (18,68) (3) (4,05) Chi về các hoạt động đoàn thể 158 107 154 (51) (32,28) 47 43,93 3.803 4.753 33.473 950 24,98 28.720 604,25 6.550 6.574 38.800 24 0,37 32.226 490,2 Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ Các khoản chi phí quản lý khác Chi cho hoạt động quản lý và công vụ (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) Khoản chi cho hoạt động quản lý và công vụ năm 2011 của ngân hàng tăng khá nhẹ do hầu hết tất cả các khoản chi bộ phận của nó đều tăng nhẹ tuy nhiên khoản chi nhƣ: chi xuất bản tài liệu và tuyên truyền, chi mua tài liệu, sách báo, chi về các hoạt động đoàn thể, chi bƣu phí và điện thoại giảm đi là nguyên nhân làm cho chi hoạt động quản lý và công vụ chỉ tăng nhẹ. 34 Năm 2011 là một năm nền kinh tế còn nhiều khó khăn do đó ngân hàng đã chủ trƣơng chi nhiều cho hoạt động tín dụng để mang về nhiều nguồn thu và lợi nhuận hơn đồng thời có kế hoạch cắt, giảm các khoản chi không cần thiết do đó các khoản chi trên giảm vào năm này. Các khoản chi nhƣ: chi phí quản lý khác, chi đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, chi về vật liệu và giấy tờ in, công tác phí là các khoản chi có chiều hƣớng tăng nhẹ vào năm 2011. Các khoản chi này ngân hàng đã cố gắng để tiết giảm nên chỉ tăng nhẹ. Chi cho hoạt động quản lý và công vụ năm 2012 tăng rất cao so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do các khoản chi bộ phận của nó đều tăng đặc biệt là chi phí xuất bản tài liệu và chi phí hoạt động quản lý khác tăng rất mạnh. Năm 2012 ngân hàng liên tục tổ chức các chƣơng trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng, đồng thời tổ chức nhiều cuộc lễ tân, khánh tiết nhƣ lễ trao giải cho các khách hàng trúng thƣởng trong đợt huy động tiền gửi tiết kiệm dự thƣởng “kỷ niệm 24 năm ngày thành lập Agribank”… nên làm cho các khoản chi này gia tăng với tốc độ cao. Các khoản chi còn lại cũng có chiều hƣớng tăng nhẹ do nền kinh tế còn nhiều khó khăn dẫn đến giá hàng hóa tăng nên các khoản chi trong thời gian này cũng tăng. Tuy nhiên khoản chi mua tài liệu, sách báo trong thời gian này giảm do ngân hàng thực hiện việc giảm chi phí. - Chi về tài sản đều có xu hƣớng tăng lên qua năm 2011 và năm 2012 do ngân hàng phải chi thêm cho việc khấu hao, bảo dƣỡng và sửa chữa tài sản nhƣng khoản chi này tăng không cao do ngân hàng đã cố gắng tiết kiệm khoản chi này. - Chi phí dự phòng giảm đi vào năm 2011 và tăng rất mạnh vào năm 2012. Năm 2011 khoản chi này giảm đi là do khoản chi dự phòng nợ phải thu khó đòi giảm, nguyên nhân là năm 2011 ngân hàng đôn đốc các cán bộ tín dụng luôn theo sát các khoản nợ, tránh để tình trạng chuyển nợ khó đòi nên khoản chi này giảm đi. Đến năm 2012 thì khoản chi này lại tăng rất cao cũng do khoản chi dự phòng nợ phải thu khó đòi tăng. Năm 2012 khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp, nông dân, tiểu thƣơng đều kinh doanh không đạt hiệu quả nhƣ năm 2011 nên ngân hàng chi dự phòng cho khoản mục này cao hơn. - Chi phí khác là khoản chi mà ngân hàng tìm cách tiết giảm nên khoản chi này qua các năm đều có chiều hƣớng phát sinh bằng nhau, không tăng không giảm. 35  Phân tích tổng chi phí của ngân hàng Sau khi phân tích từng khoản mục của tổng chi phí thì ta sẽ tiến hành phân tích tổng chi phí. Việc phân tích này sẽ cho ngân hàng thấy đƣợc một cái nhìn khái quát và tổng thể hơn về những khoản chi trong thời gian qua, qua đó sẽ thấy đƣợc những khoản chi nào có và không mang về nguồn thu cho ngân hàng để theo đó tiến hành tăng cƣờng hay lƣợc bỏ. Tổng chi phí của ngân hàng đƣợc thể hiện rõ qua bảng số liệu sau: Bảng 4.9: Tổng chi phí của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 214.305 308.571 335.269 94.266 43,99 26.698 8,65 Chi phí ngoài lãi 30.793 32.287 85.256 1.494 4,85 52.969 164,06 Tổng chi phí 245.098 340.858 420.525 95.760 39,07 79.667 23,37 Chỉ tiêu Chi phí lãi % Số tiền % (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) Qua cả ba năm ta thấy đƣợc tổng chi phí của ngân hàng đều có chiều hƣớng tăng lên và tăng với tốc độ khá cao. Điều này sẽ không tốt cho ngân hàng vì nếu chi phí càng tăng thì lợi nhuận sẽ càng bị thu hẹp đi. Xét về từng khoản mục chi phí thì cả chi phí lãi và chi phí lãi qua các năm đều có xu hƣớng tăng, nhƣng khi chi phí lãi có tốc độ tăng giảm dần thì chi phí ngoài lãi năm 2012 lại tăng với tốc độ rất cao. Xét về chi phí lãi thì ta thấy đƣợc tuy cả năm 2011 và năm 2012 đều tăng nhƣng ngân hàng đã cố gắng để tiết giảm chi phí nhƣ: Không thuê thêm nhiều tài sản tài chính vào năm 2011, chỉ thuê những tài sản cần để giảm khoản trả lãi và năm 2012 ngân hàng đã không thuê thêm bất kỳ tài sản tài chính nào để tiết kiệm chi phí. Đồng thời cố gắng kiểm soát các hoạt động kinh doanh để các khoản chi bất thƣờng ngày càng giảm. Ta đã phân tích thu nhập ngoài lãi trong năm 2012 của ngân hàng là bị giảm đi chứ không tăng lên mà còn giảm khá nhiều, vậy thì ta có thể thấy đƣợc lợi nhuận năm 2012 là không khả quan. 36 Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng qua các năm đều tăng nhƣng lại tăng rất mạnh vào năm 2012 đặc biệt là các khoản chi nhƣ: Chi phí cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý và công vụ, chi phí dự phòng. Các khoản chi này đã gia tăng rất nhiều so với năm 2011, điều này sẽ làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng. Qua bảng số liệu trên, ta thấy đƣợc tổng chi phí của ngân hàng năm 2012 tuy có tăng nhƣng tốc độ tăng có chiều hƣớng giảm hơn so với tốc độ tăng của năm 2011. Tuy nhiên với mức chi phí tăng nhƣ vậy thì năm 2012 ngân hàng kinh doanh có đạt hiệu quả hơn năm 2011 hay không thì việc phân tích lợi nhuận sau đây sẽ cho ta thấy rõ. 4.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của ngân hàng Lợi nhuận là kết quả cụ thể nhất của quá trình hoạt động kinh doanh, là mục tiêu cuối cùng của các nhà quản trị ngân hàng, là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại Bảng 4.10: Lợi nhuận trƣớc thuế của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2010 2011 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 247.266 372.938 407.527 125.672 50,82 34.589 9,27 Thu nhập ngoài lãi 14.884 16.218 9.853 1.334 8,96 (6.365) (39,25) Tổng thu nhập 262.150 389.156 417.380 127.006 48,45 28.224 7,25 Chi phí lãi 214.305 308.571 335.269 94.266 43,99 26.698 8,65 Chi phí ngoài lãi 30.793 32.287 85.256 1.494 4,85 52.969 164,06 Tổng chi phí 245.098 340.858 420.525 95.760 39,07 79.667 23,37 17.052 48.298 (3.145) 31.246 183,24 (51.443) (106,51) Thu nhập lãi Lợi nhuận trƣớc thuế 2011/2010 % (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) 37 2012/2011 Số tiền % Nhìn vào bảng số liệu trên thì ta thấy đƣợc rằng năm 2010 và năm 2011 ngân hàng đều kinh doanh có lãi nhƣng đến năm 2012 thì ngân hàng bị lỗ tức là ngân hàng không có lãi vào năm đó. Năm 2011 lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng tăng với tốc độ rất cao so với năm 2010. Đến năm 2012 thì lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng lại giảm đi với tốc độ giảm cũng khá cao so với cùng kỳ năm trƣớc. Ta thấy các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về hoạt động tín dụng và các hoạt động khác đều mang về nguồn thu cho ngân hàng, cho thấy các hoạt động này trong năm 2011 đều đạt hiệu quả. Tuy nhiên các khoản chi trong giai đoạn này vẫn gia tăng, tuy năm 2011 là năm kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn nên các khoản chi cũng phải tăng nhƣng các biện pháp làm giảm chi phí của ngân hàng thì chỉ có chi phí dự phòng và trả lãi tiền thuê tài chính cũng với chi phí khác là giảm. Điều này thể hiện đƣợc các biện pháp giảm chi của ngân hàng chƣa có hiệu quả, ngân hàng nên tiếp tục cố gắng. Năm 2011 thì thu nhập và chi phí của ngân hàng đều tăng nhƣng lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng cũng tăng chứng tỏ tốc độ tăng của tổng thu cao hơn tổng chi, nhƣng ngân hàng trong giai đoạn này vẫn chƣa có biện pháp quản lý chi phí tốt nên chi phí tăng chứ không giảm và làm lợi nhuận ngân hàng cũng bị ít đi. Năm 2012 lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng lại biến động ngƣợc chiều với tổng thu và tổng chi. Thu nhập và chi phí của ngân hàng vào năm đó vẫn có tăng nhƣng thu nhập tăng quá ít (chỉ có 7,25%) trong khi chi phí tăng đến 23,37%. Điều này đã làm cho lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng không chỉ giảm đi mà còn mang số âm, tức là ngân hàng không có lời. Năm 2012 là vẫn là một năm khó khăn cho khối ngành ngân hàng nên các hoạt động kinh doanh của ngân hàng không mang về nguồn thu cho ngân hàng nhiều nhƣ năm 2011, thu nhập tuy có tăng nhƣng mức tăng rất ít, khoản thu đóng góp nhiều nhất là thu lãi cho vay cũng chỉ tăng khoảng 10%, các khoản thu còn lại chỉ tăng nhẹ nhƣ: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối. Các khoản thu không quan trọng còn bị giảm đi nhƣ: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác, thu nhập khác… Về chi phí năm 2012 của ngân hàng thì liên tục gia tăng với mức độ cao hơn năm 2011 rất là nhiều. Ngân hàng trong năm 2012 đã cố gắng tìm các biện pháp cắt giảm các khoản chi không cần thiết nên có nhiều khoản chi cpos chiều hƣớng giảm nhƣ: Chi phí hoạt động dịch vụ, chi nộp thuế và các khoản 38 phí, lệ phí, chi phí hoạt động kinh doanh khác, chi phí khác nhƣng tốc độ giảm của các khoản chi này chƣa cao (chỉ hơn 50%). Trong khi đó chi phí cho nhân viên, chi phí cho hoạt động quản lý và công vụ… tăng rất cao do ngân hàng muốn quảng cáo, khuyến mãi nhiều hơn để thu hút khách hàng. Năm 2012 là một năm khó khăn khi mà lãi suất liên tục giảm đi làm cho khoản thu từ cho vay cũng bị sụt giảm, các hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động tín dụng trong thời kỳ kinh tế khó khăn cũng không phát triển, nên nguồn thu của ngân hàng trong thời điểm này thật sự không cao trong khi các khoản phí bỏ ra lại tăng liên tục do phải huy động thêm nhiều nhân viên, chi phí cho quảng cáo và tìm kiếm khách hàng nhiều hơn nên đã dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng năm này bị lỗ. 4.3. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, toàn bộ ban lãnh đạo và nhân viên đã cố gắng và phấn đầu để đạt đƣợc những kết quả nhƣ sau: Bảng 4.11. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2013/ 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền % Thu nhập lãi 219.366 191.243 (28.123) (12,82) Chi phí lãi 184.725 155.464 (29.261) (15,84) Lợi nhuận từ lãi 34.641 35.779 1.138 3,29 Thu nhập ngoài lãi 4.526 7.706 3.180 70,26 22.753 18.437 (4.316) (18,97) (18.227) (10.731) 7.496 (41,13) 16.414 25.048 8.634 52,6 Chi phí ngoài lãi Lợi nhuận ngoài lãi Lợi nhuận trƣớc thuế (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) 39 Lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng khá mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể là: - Lợi nhuận từ lãi vào giai đoạn này chỉ tăng khá nhẹ so với giai đoạn trƣớc. Ta thấy thu nhập lãi và chi phí lãi của ngân hàng vào 6 tháng đầu năm 2013 đều giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 nhƣng ngân hàng vẫn có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này chứng tỏ rằng tốc độ giảm của chi phí lãi cao hơn thu nhập lãi. Vào 6 tháng đầu năm 2013 nền kinh tế chỉ đang phục hồi lại theo từng bƣớc, do đó các hoạt động kinh doanh của ngƣời đan cũng gặp nhiều khó khăn. Vào thời gian này do những ngƣời nuôi cá tra bị thua lỗ đã làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng, bị giảm đi so với 6 tháng đầu năm 2012. Bên cạnh đó chi phí lãi lại có chiều hƣớng tăng rất mạnh do ngân hàng đã vay nhiều hơn từ trụ sở chính để có thể hỗ trợ ngƣời dân về các chƣơng trình cho vay của Chính phủ nhƣ NĐ 41/2010/NĐ-CP về “chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”… Ngân hàng vào 6 tháng đầu năm 2013 đã không tiết giảm đƣợc các khoản chi từ chi phí lãi, các khoản chi đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng của các khoản chi đều có giảm so với giai đoạn trƣớc. Đây cũng là một tín hiệu khả quan cho ngân hàng trong việc cắt, giảm chi phí. - Lợi nhuận ngoài lãi của ngân hàng thì lại bị lỗ vào cả 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Điều này cho ta thấy đƣợc những hoạt động kinh doanh ngoài hoạt động tín dụng không sinh lời cho ngân hàng. 6 tháng đầu năm 2013 thì thu nhập ngoài lãi tăng khá cao so với giai đoạn trƣớc, chi phí ngoài lãi cũng giảm nhẹ so với thời điểm trƣớc nhƣng vẫn không mang về lợi nhuận cho ngân hàng. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này dù thu nhập ngoài lãi có tăng và chi phí ngoài lãi có giảm nhƣng mức chi vẫn còn quá cao so với mức thu do đó cả 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng đều bị lỗ. Vào 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng vẫn tập trung vào việc khuyến mãi, quảng cáo các hoạt động để thu hút lƣợng tiền nhàn rỗi từ dân chúng do đó chi phí cho hoạt động quản lý công vụ cũng tăng, ngân hàng cũng chi thêm nhiều cho nhân viên trong việc tìm kiếm khách hàng nên chi phí cho nhân viên cũng tăng. Tuy rằng ngân hàng cũng tiết giảm các khoản chi nhƣ: Chi phí cho hoạt động dịch vụ, chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí… nhƣng tốc độ tăng của chi phí ngoài lãi trong thời kỳ này cũng rất cáo. Điều này cho thấy đƣợc các hoạt động nhằm tiết giảm chi phí của ngân hàng chƣa thật sự có hiệu quả. 40 Tuy nhiên ta thấy đƣợc rằng lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng lại tăng rất nhiều so với thời điểm trƣớc trong khi lợi nhuận từ lãi chỉ tăng nhẹ, lợi nhuận ngoài lãi lại là con số âm. Để tìm hiểu nguyên nhân ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 4.12. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2013/ 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền % Tổng thu nhập 223.892 198.949 (24.943) (11,14) Tổng chi phí 207.478 173.901 (33.577) (16,18) 16.414 25.048 8.634 52,6 Lợi nhuận trƣớc thuế (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy đƣợc tổng thu nhập và tổng chi phí của ngân hàng đều có xu hƣớng giảm vào 6 tháng đầu năm 2013. Dù từng khoản mục bộ phận trong tổng thu và tổng chi tăng, giảm không đều nhau nhƣng kết quả cuối cùng là cả tổng chi và tổng thu đều giảm. Do 6 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế chƣa đƣợc phục hồi hoàn toàn, các doanh nghiệp quá nhiều hàng tồn kho không có nhu cầu vay vốn và cũng không ít các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn nên làm cho nguồn thu của ngân hàng giảm đi. Tuy nhiên tốc độ giảm của tổng thu nhập vẫn thấp hơn tốc độ giảm của tổng chi phí nên vào 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng vẫn có lợi nhuận và lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trƣớc. Điều này cho ta thấy đƣợc việc tiết giảm các chi phí của ngân hàng có các dấu hiệu đáng mừng nhƣ: Chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí hoạt động kinh doanh khác, chi phí khác... là những khoản chi luôn có chiều hƣớng giảm xuống qua các giai đoạn. Ngân hàng nên cố gắng hơn để các khoản chi cho hoạt động quản lý và công vụ, chi cho nhân viên có hiệu quả hơn, mang lại nguồn thu nhiều hơn cho ngân hàng. 41 4.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣợc thực hiện sau khi đã phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, điều này sẽ giúp ban lãnh đạo ngân hàng có thể đánh giá khách quan về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thực sự có hiệu quả hay không? Đồng thời các ban lãnh đạo ngân hàng có thể đƣa ra các phƣơng hƣớng, các chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả hơn cho ngân hàng trong tƣơng lai. Bảng 4.13: Một số chỉ tiêu tài chính của Agribank Cần Thơ trong ba năm: năm 2010, năm 2011, năm 2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch thu nhập lãi Triệu đồng 32.961 64.367 72.258 Tổng tài sản Triệu đồng 1.528.174 2.088.123 2.825.978 Tổng thu nhập Triệu đồng 262.150 389.156 417.380 Tổng chi phí Triệu đồng 245.098 340.858 420.525 Lợi nhuận trƣớc thuế Triệu đồng 17.052 48.298 (3.145) Hệ số chênh lệch lãi % 2,16 3,08 2,56 Lợi nhuận trƣớc thuế/tổng thu nhập % 6,50 12,41 (0,75) Lợi nhuận trƣớc thuế/tổng tài sản % 1,12 2,31 (0,11) Tổng chi phí/tổng thu nhập % 93,50 87,59 100,75 Hệ số sử dụng tài sản % 17,15 18,64 14,77 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ) 42  Hệ số chênh lệch lãi Chỉ tiêu này của Agribank Cần Thơ chỉ tăng vào năm 2011 còn năm 2012 thì lại giảm đi, đây là một điều đáng lo cho ngân hàng vì tiền lãi đƣợc sinh ra từ tài sản của ngân hàng lại giảm vào thời gian gần đây. Chỉ tiêu này biến động cùng chiều với chênh lệch thu nhập lãi và ngƣợc chiều với tổng tài sản nên khi chênh lệch thu nhập lãi tăng nhanh vào năm 2011 (tuy rằng tổng tài sản cũng tăng nhƣng mức tăng không bằng chênh lệch thu nhập lãi) đã làm cho chỉ tiêu này cũng tăng mạnh vào năm đó. Hoạt động thu nhập lãi qua năm 2011 và năm 2012 đều tăng, điều này sẽ góp phần gia tăng chỉ tiêu hệ số chênh lệch lãi đồng thời cho thấy đƣợc dù năm 2011 và năm 2012 nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhƣng hoạt động chủ yếu nhất của ngân hàng là hoạt động tín dụng luôn cao hơn giai đoạn trƣớc, tuy nhiên nó lại không thể làm cho hệ số chênh lệch lãi năm 2012 tăng lên. Do năm 2011 các doanh nghiệp, ngƣ dân, nông dân hoạt động có hiệu quả nên tìm đến ngân hàng vay vốn nhiều hơn, làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hơn, ngân hàng lại có thể làm cho chi phí tìm kiếm khách hàng phát sinh ít hon, điều này làm cho chênh lệch thu nhập lãi tăng cao hơn nên làm cho chỉ tiêu này cũng tăng. Chênh lệch thu nhập lãi vào năm 2012 có chiều hƣớng tăng lên thì chỉ tiêu này lại có chiều hƣớng giảm xuống vì trong giai đoạn đó tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng và tăng nhiều hơn tốc độ tăng của chênh lệch thu nhập lãi làm cho chỉ tiêu này giảm đi. Vào năm 2012 thì nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc, đồng thời chi phí bỏ ra cho hoạt động này cũng tăng nên chênh lệch thu nhập lãi vào thời điểm đó cũng không cao hơn so với các giai đoạn trƣớc vì vậy đã làm ảnh hƣởng đến chỉ tiêu này.  Hệ số sử dụng tài sản Chỉ tiêu này thay đổi cùng chiều với sự thay đổi của tổng thu nên nó cũng tăng vào năm 2011, giảm vào năm 2012. Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu quan trọng của ngân hàng vì nếu nhƣ chỉ tiêu này càng cao thì sẽ cho thấy đƣợc các tài sản của ngân hàng đƣợc đầu tƣ có hiệu quả, ngày càng mang nhiều thu nhập về cho ngân hàng. Ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này càng ngày càng thấp thì sẽ là một dấu hiệu khá nguy hiểm cho ngân hàng vì các tài sản của ngân hàng dung để đầu tƣ nhƣng không sinh lợi cho ngân hàng. 43 Do năm 2011 các chính sách của Chính phủ nhƣ NĐ 41/2010/NĐ-CP về “chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, QĐ 63/2010/QĐ-TTg về hỗ trợ tổn thất sau thu hoạch… đƣợc ngân hàng thi hành có hiệu quả hơn, ngân hàng cho vay đƣợc nhiều hơn nên tài sản đƣợc sử dụng tạo ra thu nhập cũng cao hơn giai đoạn trƣớc. Đến năm 2012 do nền kinh tế khó khăn, các khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp, các cá nhân và các hộ sản xuất đều kinh doanh kém hiệu quả nên họ ít tìm đến ngân hàng vay vốn đồng thời những khoản chi mà ngân hàng bỏ ra rất nhiều nhằm thu hút khách hàng nhƣ: Chi phí nhân viên, chi phí hoạt động quản lý và công vụ thì không có hiệu quả, không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nên tài sản đƣợc sử dụng tạo ra thu nhập cũng bị giảm đi. Tuy tài sản tuy tạo ra ít thu nhập vào giai đoạn đó nhƣng có thể tạo ra lợi nhuận trƣớc thuế nhiều hơn không? Ta cùng xem xét chỉ tiêu lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng tài sản.  Lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản Chỉ tiêu này có sự biến động cùng chiều với lợi nhuận trƣớc thuế do đó nó cũng tăng vào năm 2011, giảm vào năm 2012. Do năm 2011 lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng tăng khá cao so với năm 2010 nên làm cho chỉ tiêu này cũng tăng mạnh vào năm đó. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng vào năm này là có hiệu quả, tài sản tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận trƣớc thuế. Sang năm 2012 thì các hoạt động kinh doanh của ngân hàng không mang về nguồn thu cao (cả về hoạt động tín dụng và các hoạt động khác), chi phí lại tăng rất cao, các tài sản của ngân hàng đã không tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Điều này thật sự là một tín hiệu đáng lo cho ngân hàng vì tài sản của ngân hàng không mang về lợi nhuận cho ngân hàng mà còn bị lỗ, gây thiệt hại cho ngân hàng.  Tổng chi phí/tổng thu nhập Ta thấy chỉ tiêu này qua các năm tăng và giảm không đều nhau. Chỉ tiêu này sẽ cho ta thấy đƣợc các khoản chi của ngân hàng có hiệu quả không? Ngân hàng có kiểm soát chi phí tốt không? Thu nhập của ngân hàng đƣợc tạo ra có sử dụng nhiều chi phí không? Chỉ tiêu này thể hiện trong 100 đồng thu nhập thì có bao nhiêu đồng là chi phí do ngân hàng bỏ ra. Năm 2010 trong 100 đồng thu nhập thì chi phí bỏ 44 ra đến 93,5 đồng, năm 2011 thì giảm còn 87,59 đồng (giảm 5,9 đồng) và sang năm 2012 thì tới 100,75 đồng. Năm 2011 tuy nền kinh tế khó khăn nhƣng ngân hàng luôn làm tốt công tác của mình, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trƣờng, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng khi mà chi phí bỏ ra ít hơn năm 2010 mà lại đem về lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên bƣớc đầu trong việc giảm chi phí của ngân hàng chỉ có trả lãi tiền thuê tài chính, chi phí khác và chi phí dự phòng là giảm còn các khoản chi khác vẫn còn tăng. Chỉ tiêu này vốn càng nhỏ càng tốt và khi vƣợt quá 100% thì cho thấy đƣợc ngân hàng không có khả năng bù đắp chi phí, thu ít hơn chi và dẫn đến không có lợi nhuận. Năm 2012 đã cho thấy đƣợc ngân hàng quá yếu kém trong việc quản lý chi phí để cho nhƣng khoản chi phát sinh quá nhiều nhƣ: Chi phí cho nhân viên, chi phí cho hoạt động quản lý và công vụ... mà kết quả không thu về đƣợc bao nhiêu, thu ngoài lãi lại giảm còn thu từ lãi chỉ tăng nhẹ làm cho ngân hàng bị lỗ vào năm đó.  Lợi nhuận trước thuế/tổng thu nhập Cũng nhƣ lợi nhuận trƣớc thuế/tổng tài sản, chỉ tiêu này cũng biến động cùng chiều với lợi nhuận trƣớc thuế nên khi lợi nhuận trƣớc thuế tăng mạnh vào năm 2011, giảm mạnh vào năm 2012 thì chỉ tiêu này cũng tăng hoặc giảm vào các thời điểm đó. Thông qua chỉ tiêu này ta có thấy đƣợc trong 100 đồng thu nhập thì ngân hàng sẽ mang về cho mình 12,41 đồng lợi nhuận trƣớc thuế vào năm 2011, và lỗ 0,75 đồng lợi nhuận trƣớc thuế vào năm 2012. Do năm 2011 ngân hàng hoạt động có hiệu quả, cả về hoạt động tín dụng lẫn hoạt động khác đều tăng làm cho tổng thu và lợi nhuận trƣớc thuế cao hơn nhiều so với năm 2010 do đó chỉ tiêu này trong năm 2011 cũng tăng lên rất nhiều so với cùng kỳ năm trƣớc. Vào năm 2012 khi kinh tế khó khăn, ngân hàng đã chi nhiều hơn nhƣ: Chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí nhân viên để tìm kiếm khách hàng... nhằm nâng cao nguồn thu nhƣng kết quả không cao, nguồn thu từ hoạt động tín dụng chỉ tăng khá nhẹ, thu ngoài hoạt động tín dụng lại bị giảm đi nhƣng kết quả là thu về quá ít do đó là chi phí cao hơn thu nhập và ngân hàng bị lỗ. 45 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 5.1.1. Thuận lợi Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ thuộc trung tâm Thành Phố Cần Thơ, là một trung tâm mua sắm lớn, là nơi tập trung dân cƣ đông đúc và các công ty và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng mới và duy trì khách hàng tiềm năng. Ngân hàng vốn là một ngân hàng có uy tín trên cả nƣớc do có lịch sử thành lập lâu đời, ngân hàng lại luôn tìm cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Bên cạnh đó lãi suất cho vay của ngân hàng luôn đƣợc thấp hơn 2% đối với các đối tƣợng nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng lại có một đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, có tinh thần nhiệt huyết, có thái độ phục vụ và chăm sóc khách hàng tận tâm, luôn ra sức vì ngân hàng để ngân hàng đạt đƣợc kết quả kinh doanh tốt. Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức hợp lý, có phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ để có thể phát hiện đƣợc những vấn đề tiêu cực trong ngân hàng, và có biện pháp xử lý thỏa đáng. 5.1.2. Khó khăn Các hoạt động quảng cáo, tiếp thị của ngân hàng chƣa đạt đƣợc nhiều thành công mang về nguồn thu cho ngân hàng, đặc biệt là thu ngoài lãi. Ngân hàng hiện này đã chuyển sang phƣơng thức đa dạng hóa khách hàng, mở rộng nhiều phƣơng thức cho vay nhƣng nhiều ngƣời dân vẫn chỉ nghĩ ngân hàng chỉ cho vay về lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp do đó các khách hàng tìm đến ngân hàng còn bị hạn chế. Các hoạt động ngoài hoạt động tín dụng của ngân hàng chƣa có hiệu quả, chƣa đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, chƣa thu hút đƣợc nhiều khách hàng. 46 5.2. GIẢI PHÁP 5.2.1. Chi phí Tuy trong thời gian qua chi phí của ngân hàng tăng là do sự ảnh hƣởng của nền kinh tế nhƣng đây là cũng là một khoản mục có tác động trực tiếp đến việc tăng hay giảm kết quả mong đợi cuối cùng của ngân hàng. Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh về tiền tệ nên hoạt động của ngân hàng sẽ đặc biệt nhạy cảm hơn với những thay đổi của nền kinh tế do đó có thể làm chi phí tăng hay giảm nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Nay em đề ra các giải pháp sau nhằm giúp cho ngân hàng có kế hoạch kiểm soát chi phí tốt hơn. Các hoạt động khác là hoạt động mà ngân hàng rất quan tâm sau hoạt động tín dụng tuy nhiên các hoạt động này đạt hiệu quả chƣa cao, các khoản chi này qua các giai đoạn đều có xu hƣớng tăng nhiều hơn thu nhập ngoài lãi. Điều này cho thấy các khoản chi bỏ ra không thật sự mang lại hiệu quả do đó ngân hàng nên có một kế hoạch kiểm soát hơn nữa khoản chi này, đề ra mục tiêu và luôn luôn xem xét kỹ về khoản chi phát sinh để tránh tình trạng ngân hàng bị lỗ nhƣ năm 2012. Cụ thể: Chi phí cho nhân viên tăng rất cao của ngân hàng qua các năm đều tăng đặc biệt là năm 2012 tăng rất cao nhƣng không mang về lợi nhuận cho ngân hàng do đó ngân hàng nên thƣờng xuyên kiểm tra và kiểm soát việc sử dụng chi phí của nhân viên. Chi phí hoạt động quản lý và công vụ cũng tăng rất cao qua các năm do đó ngân hàng nên yêu cầu từng phòng ban, phòng giao dịch hay từng chi nhánh đều phải lập bảng báo cáo chi tiết về chi phí đã sử dụng hàng tháng. Ban lãnh đạo phải đề ra khoản chi định mức cụ thể cho từng phòng ban, từng chi nhánh để tránh các trƣờng hợp chi vƣợt mức không có lợi cho ngân hàng 5.2.2. Thu nhập Để tăng thu nhập thì ngân hàng cần phải có chiến lƣợc cụ thể: Thu lãi cho vay là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong thu nhập lãi và cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu của ngân hàng (do thu nhập lãi đóng góp nhiều nhất cho tổng thu nhập của ngân hàng) nên hoạt động cho vay càng phải đƣợc ngân hàng quan tâm lƣu ý. Ngân hàng phải thƣờng xuyên tìm kiếm khách hàng, phải nâng cao công tác chuyên môn nghiệp vụ và có thái độ phục vụ hòa nhã, tận tâm để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên kiểm tra các khoản vay để thu nợ đúng hạn, 47 tránh dẫn đến tình trạng nợ xấu, gây thiệt hại cho ngân hàng. Những khoản thu ngoài hoạt động của tín dụng của ngân hàng vẫn chƣa thật sự là cao nên vẫn chƣa góp phần mang về thu nhập cao cho ngân hàng thậm chí còn có chiều hƣớng giảm xuống do đó ngân hàng nên mở rộng và tìm cách khai thác nguồn thu từ các hoạt động này hơn cụ thể là hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối. 48 CHƢƠNG 6 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trong thời buổi hội nhập, các ngân hàng còn phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn và thử thách. Việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thời kỳ này càng không phải là vấn đề dễ giải quyết vì ngoài việc phải cạnh tranh với các ngân hàng trong nƣớc thì ngân hàng còn phải tìm cách đối phó với những ngân hàng nƣớc ngoài (vốn là những ngân hàng có nguồn vốn mạnh, trang thiết bị kỹ thuật tiến tiến, có chất lƣợng quản lý hiện đại và thái độ phục vụ đạt tiêu chuẩn cao). Thành Phố Cần Thơ là nơi cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, do đó để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi Agribank Cần Thơ còn phải cố gắng hơn nữa để kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn. Từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 có thể tóm lƣợc tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cần Thơ nhƣ sau: - Về tổng thu nhập: Qua các năm đều có chiều hƣớng tăng nhƣng 6 tháng đầu năm 2013 lại có chiều hƣớng giảm xuống, tuy nhiên năm 2012 thu nhập tuy tăng nhƣng ngân hàng lại không có lợi nhuận còn 6 tháng đầu năm 2013 tuy tổng thu giảm nhƣng mang về lợi nhuận cho ngân hàng. - Về tổng chi phí: Cũng nhƣ tổng thu, tổng chi cũng tăng từ năm 2010 đến năm 2012 nhƣng lại giảm vào 6 tháng đầu năm 2013, đặc biệt năm 2012 tốc độ tăng của chi phí ngoài lãi của ngân hàng rất cao, cao hơn cả chi phí lãi làm tăng chi phí của ngân hàng. - Về lợi nhuận trƣớc thuế: Lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng qua các giai đoạn thì cao nhất là vào năm 2011 và thấp nhất là vào năm 2012. Do chịu ảnh hƣởng của nền kinh tế và phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ hoạt động tín dụng nên khi hoạt động này bị suy giảm là làm lợi cho lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng cũng giảm theo. - Về các chỉ tiêu đánh giá: Hệ số chênh lệch lãi, lợi nhuận trƣớc thuế/tổng tài sản, lợi nhuận trƣớc thuế/tổng thu nhập, tổng chi phí/tổng thu nhập, hệ số sử dụng tài sản đều tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012. Điều này cho thấy đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2011 thì đạt hiệu quả, còn năm 2012 là không đạt. 49 Tóm lại dù có gặp nhiều khó khăn nhƣng Agribank Cần Thơ luôn ra sức phát huy những ƣu thế để hệ thống ngân hàng tăng trƣởng bền vững, góp phần phát triển sự nghiệp của ngành ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế đất nƣớc nói chung. Trong nhiều năm qua, Agribank Cần Thơ luôn phát huy tốt vai trò là trung gian tài chính, phối hợp với ngân hàng Nhà nƣớc để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả từ đó kích thích tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc. Đồng thời công tác quản lý và nâng cao chất lƣợng chăm sóc, phục vụ khách hàng đƣợc ngân hàng đặc biệt quan tâm nên uy tín và hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng ngày càng tốt đẹp. Ngân hàng đã từng bƣớc phát huy thế mạnh của mình, phát huy tối đa nội lực để mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng, khẳng định vị thế và thƣơng hiệu trong lòng mỗi ngƣời khách hàng. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Chính phủ Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý khối lƣợng hàng tồn kho lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng cho vay đối với các lĩnh vực ƣu tiên, tạo điều kiện cho các khách hàng lĩnh vực này tiếp cận đƣợc nguồn vốn lãi suất thấp, với thời gian phù hợp. Cần đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp theo chủ trƣơng, định hƣớng của Chính phủ, lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thƣơng mại cho vay. 6.2.2. Đối với chính quyền địa phƣơng Các hội phụ nữ, hội nông dân nên tìm cách để ngƣời dân có thể phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân đến ngân hàng vay vốn đồng thời phối hợp cùng với ngân hàng thu và xử lý nợ để các khách hàng không tìm cách thoái thác, không trả nợ cho ngân hàng. Các Ủy ban nhân dân nên đơn giản hóa thủ tục hành chính để công tác thẩm định và cho vay vốn của ngân hàng có thể đƣợc tiến hành thuận lợi và dễ dàng hơn. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại (2012). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tủ sách trƣờng Đại học Cần thơ (chƣơng 8, trang 148). 3. Nguyễn Thanh Nguyệt, Thái Văn Đại, (2010). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Cần Thơ (chƣơng 1, trang 5). 4. Bùi Xuân Phong (2007). Phân tích hoạt động kinh doanh, Hà Nội: NXB Học viện bƣu chính viễn thông (chƣơng 1, trang 6). 5. Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh, TP. Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê (chƣơng 1, trang 9). 6. Vietstock. 2012. 5 nguyên nhân khiến thị trƣờng chứng khoán 2011 lao dốc, “http://gafin.vn/20120118030935531p0c31/5-nguyen-nhan-khien-thi-truongchung-khoan-2011-lao-doc.htm” 7. Thành Trung. 2013. Lại cho phép các tổ chức tín dụng gửi tiền lẫn nhau, “http://petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/lai-cho-phep-cac-to-chuc-tin-dung-guitien-lan-nhau.html” 8. H.Giang. 2012. Tƣng bừng khuyến mại thẻ Agribank 2012, “http://www.agribankbinhdinh.com.vn/chitiet.asp?ID=331&loai=TM” 9. Chính phủ. 2013. Thị trƣờng ngoại tệ giai đoạn 2011-2013: “Thuốc đắng đã giã tật”, “http://truongtansang.net/thi-truong-ngoai-te-giai-doan-2011-2013thuoc-dang-da-gia-tat.html” 10. Ngọc Cƣờng và Huy Phong. 2012. 2 kg vàng dành cho khách hàng may mắn của Agribank tại Cần Thơ, “http://agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoatdong-agribank/2012/06/5487/2-kg-vang-danh-cho-khach-hang-may-man-cuaagribank-tai-can-tho--22-6-2012-.aspx” 11. Đỗ Chí Thiện – báo Cần Thơ. 2012. Năm 2012, tiếp tục tập trung vào tín dụng nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, “http://baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=96142” 12. Agribank - Những cột mốc và chặng đƣờng “http://www.agribank.com.vn/101/784/gioi-thieu/lich-su.aspx” lịch sử, 13. Tổng cục thống kê. 2013. Tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2013, “http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungtinhhinhthuchie n?categoryId=100002927&articleId=10052123” 14. 2010 - năm thành công về sản phẩm dịch vụ thẻ của Agribank, http://www.agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dong- 51 agribank/2011/04/3298/2010---nam-thanh-cong-ve-san-pham-dich-vu-thecua-agribank.aspx 15. Agribank chào đón chủ thẻ thứ 5 http://www.agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dongagribank/2010/05/2585/agribank-chao-don-chu-the-thu-5-trieu.aspx 52 triệu, [...]... hiện nay là Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Cần Thơ, là chi nhánh cấp 1 của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ở Cần Thơ Kể từ ngày 01/01/2004 Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Cần Thơ tách riêng thành Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ và Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hậu Giang, hoạt động độc... hơn về kết quả đạt đƣợc, xu hƣớng tăng trƣởng và các nhân tố tác động đến tình hình lợi nhuận của ngân hàng Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ (Agribank Cần Thơ) vốn là một chi nhánh trực thuộc Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, do đó bảng báo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cần Thơ vào cuối kỳ kế toán sẽ đƣợc gửi về cho ngân hàng. .. 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ 2 CHƢƠNG 2 CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái quát chung về phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo... của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam qua đó tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh trong ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung do đó em chọn đề tài: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ ... văn tốt nghiệp của mình 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ trong ba năm: 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó đề xuất, giải pháp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm... về tổ chức và hoạt động của các chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động với nội dung sau: - Ban giám đốc: gồm giám đốc và các phó giám đốc + Giám đốc: Là ngƣời điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng và cũng là ngƣời quyết định cuối cùng trong kinh doanh, ký duyệt... một chu kỳ kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu của một hoạt động kinh doanh mới Kết quả phân tích của thời kỳ kinh doanh đã qua và những dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chi n lƣợc phát triển và phƣơng án kinh doanh có hiệu quả 3 - Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tác... trung và dài hạn khoảng 34% Tỷ lệ nợ xấu dƣới 3% Tăng thu dịch vụ từ 20% trở lên, nâng tỷ trọng lên trên 10% Lợi nhuận đạt từ 132 tỷ đồng trở lên, dự kiến hệ số lƣơng đạt đƣợc >1,0 19 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 Kết. .. giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ 1.3.2 Thời gian Đề tài đƣợc thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013 Số liệu phân tích. .. hàng Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ từ khi thành lập đến nay đã luôn luôn ra sức phấn đấu, hoàn thiện công tác huy động vốn và cho vay vốn, nâng cao chất lƣợng phục vụ và chăm sóc khách hàng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng, để ngân hàng luôn là là sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng Từ đó sẽ làm cho kết quả hoạt động kinh doanh ... CHƢƠNG PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG... VBA), Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Cần Thơ, chi nhánh cấp Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Cần Thơ Kể từ ngày 01/01/2004 Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát. .. HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH SVTH: QUÁCH YẾN THANH MSSV/HV: LT11074 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ

Ngày đăng: 07/10/2015, 12:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w