Phân tích tình hình chi phí của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 37)

Song song với việc phân tích thu nhập thì phân tích chi phí cũng là khâu không kém phần quan trọng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Vì chi phí cũng là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận.

Phân tích chi phí sẽ giúp chúng ta biết đƣợc kết cấu các khoản mục chi phí để có thể hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý, góp phần nâng cao lợi nhuận, mạnh dạn tăng cƣờng các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lƣợc mà ngân hàng đã đề ra.

Phân tích chi phí lãi

Chi phí lãi là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi của ngân hàng do đó khi phân tích chi phí lãi sẽ thấy đƣợc những khoản chi hợp lý và

không hợp lý để từ đó ngân hàng biết nên chi khoản nào nhiều hơn và tiết giảm khoản chi nào.

Bảng 4.5: Chi phí lãi của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số

tiền % Trả lãi tiền gửi 55.042 72.793 77.679 17.751 32,25 4.886 6,71 Trả lãi tiền vay 156.672 232.719 253.631 76.047 48,54 20.912 8,99 Trả lãi phát hành giấy tờ có giá 2.513 3.035 3.958 522 20,77 923 30,41 Trả lãi tiền thuê tài chính 69 23 0 (46) (66,67) (23) (100) Chi phí khác 9 1 1 (8) (88,89) 0 0 Chi phí lãi 214.305 308.571 335.269 94.266 43,99 26.698 8,65

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ

Chi phí lãi là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi và khi khoản mục này bị biến động sẽ làm cho tổng chi cũng biến động theo. Chi phí lãi qua các năm đều tăng là do các khoản mục nhỏ của nó hầu hết đều tăng.

Tuy rằng thu nhập lãi mang về nguồn thu cao nhất cho ngân hàng nên chi phí lãi cũng phải cao, nhƣng chi phí lãi ở 2 năm đều tăng thì sẽ là một tín hiệu không tốt cho ngân hàng vì khi chi phí càng cao thì có nghĩa là lợi nhuận cũng sẽ giảm đi. Khoản chi này tăng vào các thời điểm đó chủ yếu là do trả lãi tiền vay tăng.

- Trả lãi tiền vay là khoản chi có ảnh hƣởng lớn nhất đến chi phí lãi. Khoản chi này qua các năm đều tăng đã làm chi phí lãi cũng tăng theo.

Năm 2011 và năm 2012 là các năm đầy khó khăn cho ngân hàng khi mà tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn dẫn đến kinh tế trong nƣớc cũng gặp nhiều khó khăn.

Năm 2011 lãi suất vẫn ở mức khá cao thì khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các nông dân không có đủ điều kiện tiếp cận vay vốn ngân hàng do đó ngân hàng đã thực hiện các chính sách của Chính phủ nhƣ NĐ 41/2010/NĐ- CP về “chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, QĐ 63/2010/QĐ-TTg về hỗ trợ tổn thất sau thu hoạch, đồng thời đề ra nhiều chƣơng trình cho vay nhƣ: cho vay thu mua lƣơng thực, cho vay nuôi trồng và khai thác thủy sản… để tạo điều kiện cho ngƣời nông dân có thể vay vốn ngân hàng, tiếp tục sản xuất và phát triển. Nhƣng để có thể làm đƣợc điều đó thì ngân hàng cần có nguồn vốn lớn do đó ngân hàng đã vay vốn của trụ sở chính cũng nhƣ các chi nhánh khác vì vậy khoản chi trả lãi tiền vay của năm này gia tăng lên.

- Trả lãi tiền gửi qua 2 năm đều tăng cũng góp phần làm cho chi phí lãi tăng. Năm 2011 trả lãi tiền gửi tăng nhƣng sang năm 2012 lại tăng khá nhẹ. Do năm 2011 ngân hàng Nhà nƣớc quy định trần lãi suất huy động là 14% nên đã huy động nhiều ngƣời dân gửi tiền vào ngân hàng thi việc chi trả lãi tiền gửi cũng tăng. Sang năm 2012 thì lãi suất huy động liên tục hạ dần theo từng quý nên khoản tiền gửi cũng giảm đi do đó khoản chi này chỉ tăng nhẹ.

- Trảlãi phát hành giấy tờ có giá qua 2 năm cũng tăng, năm 2011 khi mà lãi suất huy động tăng thì lãi suất phát hành giấy tờ có giá cũng tăng, nhƣng giấy tờ có giá thông thƣờng không đƣợc ngƣời dân biết đến nhiều bằng tiền gửi tiết kiệm nên khoản chi này chiếm tỷ trọng không cao trong chi phí lãi của ngân hàng.

Trả lãi phát hành giấy tờ có giá năm 2012 tăng với tốc độ cao hơn năm 2011 là do khi lãi suất năm 2012 liên tục hạ thì nhiều ngƣời dân cũng đi tất toán giấy tờ có giá nhiều hơn, để có thể hƣởng lãi suất cao trƣớc khi lãi suất xuống mức thấp hơn trong tƣơng lai hoặc đầu tƣ vào các khoản mục sinh lời hơn.

- Trả lãi tiền thuê tài chính và chi phí khác giảm mạnh vào năm 2011 (giảm hơn 60%), sang năm 2012 thì chi phí khác hầu nhƣ không tăng cũng không giảm trong khi trả lãi tiền thuê tài chính không phát sinh. Ngân hàng vì muốn tiết giảm chi phí để nâng cao thu nhập do đó đã cắt, giảm các khoản chi không cần thiết vì vậy 2 khoản chi đó đều giảm qua năm 2011 và năm 2012. Tuy nhiên do năm 2012 tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn, nguồn thu kiếm đƣợc không cao nên ngân hàng không thuê thêm tài sản tài chính vì vậy không phát sinh khoản trả lãi. Hai khoản mục này chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong chi phí lãi nên việc tăng hay giảm của chúng hầu nhƣ không ảnh hƣởng đến chi phí lãi.

Phân tích chi phí ngoài lãi

Chi phí ngoài lãi là khoản mục quan trọng thứ hai trong tổng chi, Tuy phần đóng góp nhỏ hơn nhiều so với chi phí lãi nhƣng sự thay đổi của khoản chi này dù ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hƣởng đến tổng chi.

Việc phân tích chi phí ngoài lãi sẽ cho ta thấy đƣợc các khoản mục chi phí đó có thật sự cần thiết không?

Bảng 4.6: Chi phí ngoài lãi của Agribank Cần Thơ từ năm 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số

tiền Số tiền % Số tiền %

Chi phí hoạt động

dịch vụ 1.147 2.534 980 1.387 120,92 (1.554) (61,33) Chi phí hoạt động

kinh doanh ngoại hối 97 100 576 3 3,09 476 476 Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 421 558 390 137 32,54 (168) (30,11) Chi phí hoạt động kinh doanh khác 125 449 243 324 259,2 (206) (45,88) Chi phí cho nhân

viên 9.588 12.484 15.411 2.896 30,2 2.927 23,45 Chi phí cho hoạt

động quản lý và công vụ 6.550 6.574 38.800 24 0,37 32.226 490,2 Chi về tài sản 4.920 5.155 5.815 235 4,78 660 12,8 Chi phí dự phòng 7.943 4.432 23.040 (3.511) (44,2) 18.608 419,86 Chi phí khác 2 1 1 (1) (50) 0 0

Chi phí ngoài lãi 30.793 32.287 85.256 1.494 4,85 52.969 164,06

Từ năm 2010 đến năm 2012 thì khoản chi này đều tăng và đặc biệt là năm 2012 thì tăng rất mạnh. Nguyên nhân chính là do các khoản mục cấu thành nên nó hầu hết đều tăng vào các thời điểm đó.

- Chi phí hoạt động dịch vụ của ngân hàng là các khoản chi về: Chi dịch vụ thanh toán, cƣớc phí bƣu điện về mạng viễn thông, chi về ngân quỹ, chi phí hoa hồng môi giới, chi phí khác.

Chi phí hoạt động dịch vụ của ngân hàng tăng mạnh vào năm 2011 và có chiều hƣớng giảm xuống vào năm 2012. Cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7: Chi phí hoạt động dịch vụ của Agribank Cần Thơ trong ba năm: 2010, 2011, 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Chi về dịch vụ thanh toán 5 23 56 18 360 33 143,48 Cƣớc phí bƣu điện về mạng viễn thông 556 366 382 (190) (34,17) 16 4,37 Chi về ngân quỹ 552 489 540 (63) (11,41) 51 10,43 Chi phí hoa hồng

môi giới 33 1.655 1 1.622 4.915,15 (1.654) (99,94)

Chi khác 1 1 1 0 0 0 0

Chi phí hoạt

động dịch vụ 1.147 2.534 980 1.387 120,92 (1.554) (61,33)

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ)

Nhìn vào bảng số liệu ta có thấy đƣợc chi phí hoạt động dịch vụ của ngân hàng năm 2011 tăng cao chủ yếu là do khoản chi phí hoa hồng môi giới tăng rất mạnh.

Năm 2011 là năm kinh tế khó khăn khi mà lạm phát rất cao (đến cuối năm 2011 là hơn 18%) nên ngân hàng đã chi nhiều hơn cho hoạt động môi giới để tìm kiếm khách hàng, để gia tăng nguồn thu cho ngân hàng.

Ngoài ra năm 2011 chi về dịch vụ thanh toán cũng tăng rất cao so với năm 2010, nguyên nhân là do ngân hàng phải chi thêm phí phát hành thẻ ATM miễn phí nhằm thu hút khách hàng, in sao kê tài liệu miễn phí…

Chi về cƣớc phí bƣu điện về mạng viễn thông có chiều hƣớng giảm đi vào năm 2011 là do năm 2011 ngân hàng không nâng cấp thêm việc phát triển máy ATM vì việc phát triển đã đƣợc thực hiện vào năm 2010 (việc lắp đặt thiết bị phòng chống sao chép trái phép thông tin chủ thẻ và mã hóa thông tin bàn phím Triple DES tại 100% máy ATM trên toàn quốc) do đó khoản chi cƣớc phí bƣu điện về mạng viễn thông giảm đi.

Chi về ngân quỹ năm 2011 cũng giảm đi do việc phân loại và kiểm đếm tiền, bốc xếp và vận chuyền tiền giảm đi. Khoản mục chi khác hầu nhƣ không tăng không giảm vào thời gian này.

Chi phí hoạt động dịch vụ năm 2012 giảm khá mạnh, nguyên nhân chính là do chi phí hoa hồng môi giới trong thời gian này giảm mạnh.

Năm 2012 là năm nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp và nông dân, ngƣ dân… hầu hết chƣa đủ khả năng đi vay vì vậy các nhà môi giới không kiếm đƣợc nhiều khách hàng cho ngân hàng làm cho khoản chi này giảm mạnh.

Chi về dịch vụ thanh toán năm 2012 có chiều hƣớng gia tăng rất mạnh do trong năm này ngân hàng liên tục đƣa ra các chƣơng trình khuyến mãi nhƣ: Chƣơng trình phát triển thẻ tín dụng quốc tế miễn phí phát hành thẻ và miễn phí thƣờng niên năm đầu, chƣơng trình mở thẻ trả lƣơng – tăng cƣờng hợp tác thì sẽ miễn phí phát hành thẻ và miễn phí chuyển khoản trong thời gian khuyến mãi chƣơng trình… Vì vậy đã làm cho chi về dịch vụ thanh toán năm 2012 của ngân hàng gia tăng.

Bên cạnh đó cƣớc phí bƣu điện về mạng viễn thông cũng có chiều hƣớng gia tăng vào năm 2012 so với năm 2011 do ngân hàng liên tục mở các chƣơng trình phát triển thẻ nhằm thu hút thêm khách hàng nên cƣớc phí về mạng trong khoảng thời gian này cũng gia tăng, thêm vào đó là các nhà mạng lại tăng thêm phí kết nối mạng vào năm 2012 nên ngân hàng phải chi nhiều hơn cho khoản mục này.

Khoản chi khác trong năm 2012 vẫn không có chiều hƣớng tăng lên hay giảm đi do ngân hàng đã cố gắng tiết giảm khoản chi này nhằm giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

- Chi về hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng qua năm 2011 và năm 2012 đều có xu hƣớng gia tăng, đặc biệt là năm 2012 tăng rất mạnh. Năm

2011 là năm mà thị trƣờng ngoại hối Việt Nam có nhiều bất ổn khi mà lạm phát và lãi suất liên tục tăng cao do đó khoản chi này của ngân hàng cũng gia tăng vào thời gian này.

Năm 2012 thì thị trƣờng ngoại hối đã có phần ổn định hơn khi ngân hàng Nhà nƣớc ban hành thông tƣ số 03/TT-NHNN ngày 08/3/2012 là thu hẹp các trƣờng hợp đƣợc vay vốn bằng ngoại tệ nhằm kiểm soát tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý, ổn định thị trƣờng ngoại hối nhƣng ngân hàng vẫn chi khá nhiều cho hoạt động này cho thấy việc giảm chi phí từ hoạt động này của ngân hàng là chƣa đạt hiệu quả.

- Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí của ngân hàng tăng vào năm 2011 và giảm vào năm 2012 do năm 2011 hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển hơn nên các khoản chi này cũng gia tăng. Đến năm 2012 thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị giảm đi, thậm chí là bị lỗ do đó các khoản chi này cũng giảm theo.

- Chi phí hoạt động kinh doanh khác là các khoản chi điều tiết nội bộ, khoản chi này tăng vào năm 2011 và giảm đi váo năm 2012.

Năm 2011 các khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên đến ngân hàng thực hiện các giao dịch nhiều hơn vì vậy khoản thu này cũng gia tăng.

Đến năm 2012 do nền kinh tế chỉ đang phục hồi lại theo từng bƣớc vì vậy các khách hàng của ngân hàng không hoạt động có hiệu quả nhƣ năm trƣớc làm cho số lƣợng khách hàng đến ngân hàng cũng giảm đi dẫn đến khoản chi này trong năm này cũng giảm.

- Chi phí cho nhân viên của ngân hàng qua ba năm đều tăng cho thấy ngân hàng đã chi quá nhiều cho nhân viên để nhân viên có thể tìm kiếm thêm khách hàng mới, duy trì khách hàng tiềm năng, tìm cách đổi mới và nâng cao nghiệp vụ ngân hàng… trong lúc nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Tuy nhiên để xem xét khoản chi này có thật sự hiệu quả hay không khi ta phân tích lợi nhuận sẽ biết.

- Chi phí cho hoạt động quản lý và công vụ qua năm 2011 và năm 2012 đều có xu hƣớng tăng lên nhƣng tăng mạnh nhất vào năm 2012 (gần 500%). Đây là khoản chi rất quan trong trọng ngân hàng vì nó bao gồm các khoản chi về quảng cáo, khuyến mãi, đào tạo, huấn luyện… Các khoản chi này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu khoản

chi này đạt hiệu quả thì ngân hàng sẽ có thêm thu nhập, nếu không sẽ làm cho lợi nhuận ngân hàng bị giảm đi.

Bảng 4.8: Chi phí hoạt động quản lý công vụ của Agribank Cần Thơ trong ba năm: 2010, 2011, 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Chi về vật liệu và giấy tờ in 469 469 555 0 0 86 18,34 Công tác phí 276 331 532 55 19,93 201 60,73 Chi đào tạo, huấn

luyện nghiệp vụ 42 62 181 20 47,62 119 191,94 Chi bƣu phí và điện

thoại 169 126 210 (43) (25,44) 84 66,67

Chi xuất bản tài

liệu và tuyên truyền 1.542 652 3.624 (890) (57,72) 2.972 455,83 Chi mua tài liệu,

sách báo 91 74 71 (17) (18,68) (3) (4,05)

Chi về các hoạt

động đoàn thể 158 107 154 (51) (32,28) 47 43,93 Các khoản chi phí

quản lý khác 3.803 4.753 33.473 950 24,98 28.720 604,25

Chi cho hoạt động

quản lý và công vụ 6.550 6.574 38.800 24 0,37 32.226 490,2

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Agribank Cần Thơ)

Khoản chi cho hoạt động quản lý và công vụ năm 2011 của ngân hàng tăng khá nhẹ do hầu hết tất cả các khoản chi bộ phận của nó đều tăng nhẹ tuy nhiên khoản chi nhƣ: chi xuất bản tài liệu và tuyên truyền, chi mua tài liệu, sách báo, chi về các hoạt động đoàn thể, chi bƣu phí và điện thoại giảm đi là nguyên nhân làm cho chi hoạt động quản lý và công vụ chỉ tăng nhẹ.

Năm 2011 là một năm nền kinh tế còn nhiều khó khăn do đó ngân hàng đã chủ trƣơng chi nhiều cho hoạt động tín dụng để mang về nhiều nguồn thu và lợi nhuận hơn đồng thời có kế hoạch cắt, giảm các khoản chi không cần thiết do đó các khoản chi trên giảm vào năm này.

Các khoản chi nhƣ: chi phí quản lý khác, chi đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, chi về vật liệu và giấy tờ in, công tác phí là các khoản chi có chiều hƣớng tăng nhẹ vào năm 2011. Các khoản chi này ngân hàng đã cố gắng để tiết giảm nên chỉ tăng nhẹ.

Chi cho hoạt động quản lý và công vụ năm 2012 tăng rất cao so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do các khoản chi bộ phận của nó đều tăng đặc

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)