Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua các chỉ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 52)

HÀNG THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣợc thực hiện sau khi đã phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, điều này sẽ giúp ban lãnh đạo ngân hàng có thể đánh giá khách quan về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thực sự có hiệu quả hay không? Đồng thời các ban lãnh đạo ngân hàng có thể đƣa ra các phƣơng hƣớng, các chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả hơn cho ngân hàng trong tƣơng lai.

Bảng 4.13: Một số chỉ tiêu tài chính của Agribank Cần Thơ trong ba năm: năm 2010, năm 2011, năm 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch thu nhập lãi Triệu đồng 32.961 64.367 72.258 Tổng tài sản Triệu đồng 1.528.174 2.088.123 2.825.978 Tổng thu nhập Triệu đồng 262.150 389.156 417.380

Tổng chi phí Triệu đồng 245.098 340.858 420.525

Lợi nhuận trƣớc thuế Triệu đồng 17.052 48.298 (3.145)

Hệ số chênh lệch lãi % 2,16 3,08 2,56

Lợi nhuận trƣớc thuế/tổng

thu nhập % 6,50 12,41 (0,75)

Lợi nhuận trƣớc thuế/tổng

tài sản % 1,12 2,31 (0,11)

Tổng chi phí/tổng thu

nhập % 93,50 87,59 100,75

Hệ số sử dụng tài sản % 17,15 18,64 14,77

Hệ số chênh lệch lãi

Chỉ tiêu này của Agribank Cần Thơ chỉ tăng vào năm 2011 còn năm 2012 thì lại giảm đi, đây là một điều đáng lo cho ngân hàng vì tiền lãi đƣợc sinh ra từ tài sản của ngân hàng lại giảm vào thời gian gần đây.

Chỉ tiêu này biến động cùng chiều với chênh lệch thu nhập lãi và ngƣợc chiều với tổng tài sản nên khi chênh lệch thu nhập lãi tăng nhanh vào năm 2011 (tuy rằng tổng tài sản cũng tăng nhƣng mức tăng không bằng chênh lệch thu nhập lãi) đã làm cho chỉ tiêu này cũng tăng mạnh vào năm đó.

Hoạt động thu nhập lãi qua năm 2011 và năm 2012 đều tăng, điều này sẽ góp phần gia tăng chỉ tiêu hệ số chênh lệch lãi đồng thời cho thấy đƣợc dù năm 2011 và năm 2012 nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhƣng hoạt động chủ yếu nhất của ngân hàng là hoạt động tín dụng luôn cao hơn giai đoạn trƣớc, tuy nhiên nó lại không thể làm cho hệ số chênh lệch lãi năm 2012 tăng lên.

Do năm 2011 các doanh nghiệp, ngƣ dân, nông dân hoạt động có hiệu quả nên tìm đến ngân hàng vay vốn nhiều hơn, làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hơn, ngân hàng lại có thể làm cho chi phí tìm kiếm khách hàng phát sinh ít hon, điều này làm cho chênh lệch thu nhập lãi tăng cao hơn nên làm cho chỉ tiêu này cũng tăng.

Chênh lệch thu nhập lãi vào năm 2012 có chiều hƣớng tăng lên thì chỉ tiêu này lại có chiều hƣớng giảm xuống vì trong giai đoạn đó tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng và tăng nhiều hơn tốc độ tăng của chênh lệch thu nhập lãi làm cho chỉ tiêu này giảm đi.

Vào năm 2012 thì nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc, đồng thời chi phí bỏ ra cho hoạt động này cũng tăng nên chênh lệch thu nhập lãi vào thời điểm đó cũng không cao hơn so với các giai đoạn trƣớc vì vậy đã làm ảnh hƣởng đến chỉ tiêu này.

Hệ số sử dụng tài sản

Chỉ tiêu này thay đổi cùng chiều với sự thay đổi của tổng thu nên nó cũng tăng vào năm 2011, giảm vào năm 2012.

Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu quan trọng của ngân hàng vì nếu nhƣ chỉ tiêu này càng cao thì sẽ cho thấy đƣợc các tài sản của ngân hàng đƣợc đầu tƣ có hiệu quả, ngày càng mang nhiều thu nhập về cho ngân hàng. Ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này càng ngày càng thấp thì sẽ là một dấu hiệu khá nguy hiểm cho ngân hàng vì các tài sản của ngân hàng dung để đầu tƣ nhƣng không sinh

Do năm 2011 các chính sách của Chính phủ nhƣ NĐ 41/2010/NĐ-CP về “chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, QĐ 63/2010/QĐ-TTg về hỗ trợ tổn thất sau thu hoạch… đƣợc ngân hàng thi hành có hiệu quả hơn, ngân hàng cho vay đƣợc nhiều hơn nên tài sản đƣợc sử dụng tạo ra thu nhập cũng cao hơn giai đoạn trƣớc.

Đến năm 2012 do nền kinh tế khó khăn, các khách hàng của ngân hàng là các doanh nghiệp, các cá nhân và các hộ sản xuất đều kinh doanh kém hiệu quả nên họ ít tìm đến ngân hàng vay vốn đồng thời những khoản chi mà ngân hàng bỏ ra rất nhiều nhằm thu hút khách hàng nhƣ: Chi phí nhân viên, chi phí hoạt động quản lý và công vụ thì không có hiệu quả, không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nên tài sản đƣợc sử dụng tạo ra thu nhập cũng bị giảm đi.

Tuy tài sản tuy tạo ra ít thu nhập vào giai đoạn đó nhƣng có thể tạo ra lợi nhuận trƣớc thuế nhiều hơn không? Ta cùng xem xét chỉ tiêu lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng tài sản.

Lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản

Chỉ tiêu này có sự biến động cùng chiều với lợi nhuận trƣớc thuế do đó nó cũng tăng vào năm 2011, giảm vào năm 2012.

Do năm 2011 lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng tăng khá cao so với năm 2010 nên làm cho chỉ tiêu này cũng tăng mạnh vào năm đó. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng vào năm này là có hiệu quả, tài sản tạo ra đƣợc nhiều lợi nhuận trƣớc thuế.

Sang năm 2012 thì các hoạt động kinh doanh của ngân hàng không mang về nguồn thu cao (cả về hoạt động tín dụng và các hoạt động khác), chi phí lại tăng rất cao, các tài sản của ngân hàng đã không tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Điều này thật sự là một tín hiệu đáng lo cho ngân hàng vì tài sản của ngân hàng không mang về lợi nhuận cho ngân hàng mà còn bị lỗ, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Tổng chi phí/tổng thu nhập

Ta thấy chỉ tiêu này qua các năm tăng và giảm không đều nhau.

Chỉ tiêu này sẽ cho ta thấy đƣợc các khoản chi của ngân hàng có hiệu quả không? Ngân hàng có kiểm soát chi phí tốt không? Thu nhập của ngân hàng đƣợc tạo ra có sử dụng nhiều chi phí không?

Chỉ tiêu này thể hiện trong 100 đồng thu nhập thì có bao nhiêu đồng là chi phí do ngân hàng bỏ ra. Năm 2010 trong 100 đồng thu nhập thì chi phí bỏ

ra đến 93,5 đồng, năm 2011 thì giảm còn 87,59 đồng (giảm 5,9 đồng) và sang năm 2012 thì tới 100,75 đồng.

Năm 2011 tuy nền kinh tế khó khăn nhƣng ngân hàng luôn làm tốt công tác của mình, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trƣờng, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng khi mà chi phí bỏ ra ít hơn năm 2010 mà lại đem về lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên bƣớc đầu trong việc giảm chi phí của ngân hàng chỉ có trả lãi tiền thuê tài chính, chi phí khác và chi phí dự phòng là giảm còn các khoản chi khác vẫn còn tăng.

Chỉ tiêu này vốn càng nhỏ càng tốt và khi vƣợt quá 100% thì cho thấy đƣợc ngân hàng không có khả năng bù đắp chi phí, thu ít hơn chi và dẫn đến không có lợi nhuận.

Năm 2012 đã cho thấy đƣợc ngân hàng quá yếu kém trong việc quản lý chi phí để cho nhƣng khoản chi phát sinh quá nhiều nhƣ: Chi phí cho nhân viên, chi phí cho hoạt động quản lý và công vụ... mà kết quả không thu về đƣợc bao nhiêu, thu ngoài lãi lại giảm còn thu từ lãi chỉ tăng nhẹ làm cho ngân hàng bị lỗ vào năm đó.

Lợi nhuận trước thuế/tổng thu nhập

Cũng nhƣ lợi nhuận trƣớc thuế/tổng tài sản, chỉ tiêu này cũng biến động cùng chiều với lợi nhuận trƣớc thuế nên khi lợi nhuận trƣớc thuế tăng mạnh vào năm 2011, giảm mạnh vào năm 2012 thì chỉ tiêu này cũng tăng hoặc giảm vào các thời điểm đó.

Thông qua chỉ tiêu này ta có thấy đƣợc trong 100 đồng thu nhập thì ngân hàng sẽ mang về cho mình 12,41 đồng lợi nhuận trƣớc thuế vào năm 2011, và lỗ 0,75 đồng lợi nhuận trƣớc thuế vào năm 2012.

Do năm 2011 ngân hàng hoạt động có hiệu quả, cả về hoạt động tín dụng lẫn hoạt động khác đều tăng làm cho tổng thu và lợi nhuận trƣớc thuế cao hơn nhiều so với năm 2010 do đó chỉ tiêu này trong năm 2011 cũng tăng lên rất nhiều so với cùng kỳ năm trƣớc.

Vào năm 2012 khi kinh tế khó khăn, ngân hàng đã chi nhiều hơn nhƣ: Chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí nhân viên để tìm kiếm khách hàng... nhằm nâng cao nguồn thu nhƣng kết quả không cao, nguồn thu từ hoạt động tín dụng chỉ tăng khá nhẹ, thu ngoài hoạt động tín dụng lại bị giảm đi nhƣng kết quả là thu về quá ít do đó là chi phí cao hơn thu nhập và ngân hàng bị lỗ.

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 5.1.1. Thuận lợi

Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Thành Phố Cần Thơ thuộc trung tâm Thành Phố Cần Thơ, là một trung tâm mua sắm lớn, là nơi tập trung dân cƣ đông đúc và các công ty và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng mới và duy trì khách hàng tiềm năng.

Ngân hàng vốn là một ngân hàng có uy tín trên cả nƣớc do có lịch sử thành lập lâu đời, ngân hàng lại luôn tìm cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng.

Bên cạnh đó lãi suất cho vay của ngân hàng luôn đƣợc thấp hơn 2% đối với các đối tƣợng nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Ngân hàng lại có một đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, có tinh thần nhiệt huyết, có thái độ phục vụ và chăm sóc khách hàng tận tâm, luôn ra sức vì ngân hàng để ngân hàng đạt đƣợc kết quả kinh doanh tốt.

Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức hợp lý, có phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ để có thể phát hiện đƣợc những vấn đề tiêu cực trong ngân hàng, và có biện pháp xử lý thỏa đáng.

5.1.2. Khó khăn

Các hoạt động quảng cáo, tiếp thị của ngân hàng chƣa đạt đƣợc nhiều thành công mang về nguồn thu cho ngân hàng, đặc biệt là thu ngoài lãi.

Ngân hàng hiện này đã chuyển sang phƣơng thức đa dạng hóa khách hàng, mở rộng nhiều phƣơng thức cho vay nhƣng nhiều ngƣời dân vẫn chỉ nghĩ ngân hàng chỉ cho vay về lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp do đó các khách hàng tìm đến ngân hàng còn bị hạn chế.

Các hoạt động ngoài hoạt động tín dụng của ngân hàng chƣa có hiệu quả, chƣa đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, chƣa thu hút đƣợc nhiều khách hàng.

5.2. GIẢI PHÁP 5.2.1. Chi phí 5.2.1. Chi phí

Tuy trong thời gian qua chi phí của ngân hàng tăng là do sự ảnh hƣởng của nền kinh tế nhƣng đây là cũng là một khoản mục có tác động trực tiếp đến việc tăng hay giảm kết quả mong đợi cuối cùng của ngân hàng.

Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh về tiền tệ nên hoạt động của ngân hàng sẽ đặc biệt nhạy cảm hơn với những thay đổi của nền kinh tế do đó có thể làm chi phí tăng hay giảm nhanh chóng trong một thời gian ngắn.

Nay em đề ra các giải pháp sau nhằm giúp cho ngân hàng có kế hoạch kiểm soát chi phí tốt hơn.

Các hoạt động khác là hoạt động mà ngân hàng rất quan tâm sau hoạt động tín dụng tuy nhiên các hoạt động này đạt hiệu quả chƣa cao, các khoản chi này qua các giai đoạn đều có xu hƣớng tăng nhiều hơn thu nhập ngoài lãi. Điều này cho thấy các khoản chi bỏ ra không thật sự mang lại hiệu quả do đó ngân hàng nên có một kế hoạch kiểm soát hơn nữa khoản chi này, đề ra mục tiêu và luôn luôn xem xét kỹ về khoản chi phát sinh để tránh tình trạng ngân hàng bị lỗ nhƣ năm 2012. Cụ thể:

Chi phí cho nhân viên tăng rất cao của ngân hàng qua các năm đều tăng đặc biệt là năm 2012 tăng rất cao nhƣng không mang về lợi nhuận cho ngân hàng do đó ngân hàng nên thƣờng xuyên kiểm tra và kiểm soát việc sử dụng chi phí của nhân viên.

Chi phí hoạt động quản lý và công vụ cũng tăng rất cao qua các năm do đó ngân hàng nên yêu cầu từng phòng ban, phòng giao dịch hay từng chi nhánh đều phải lập bảng báo cáo chi tiết về chi phí đã sử dụng hàng tháng. Ban lãnh đạo phải đề ra khoản chi định mức cụ thể cho từng phòng ban, từng chi nhánh để tránh các trƣờng hợp chi vƣợt mức không có lợi cho ngân hàng

5.2.2. Thu nhập

Để tăng thu nhập thì ngân hàng cần phải có chiến lƣợc cụ thể:

Thu lãi cho vay là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong thu nhập lãi và cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu của ngân hàng (do thu nhập lãi đóng góp nhiều nhất cho tổng thu nhập của ngân hàng) nên hoạt động cho vay càng phải đƣợc ngân hàng quan tâm lƣu ý. Ngân hàng phải thƣờng xuyên tìm kiếm khách hàng, phải nâng cao công tác chuyên môn nghiệp vụ và có thái độ phục vụ hòa nhã, tận tâm để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên kiểm tra các khoản vay để thu nợ đúng hạn,

tránh dẫn đến tình trạng nợ xấu, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Những khoản thu ngoài hoạt động của tín dụng của ngân hàng vẫn chƣa thật sự là cao nên vẫn chƣa góp phần mang về thu nhập cao cho ngân hàng thậm chí còn có chiều hƣớng giảm xuống do đó ngân hàng nên mở rộng và tìm cách khai thác nguồn thu từ các hoạt động này hơn cụ thể là hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối.

CHƢƠNG 6

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Trong thời buổi hội nhập, các ngân hàng còn phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn và thử thách. Việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thời kỳ này càng không phải là vấn đề dễ giải quyết vì ngoài việc phải cạnh tranh với các ngân hàng trong nƣớc thì ngân hàng còn phải tìm cách đối phó với những ngân hàng nƣớc ngoài (vốn là những ngân hàng có nguồn vốn mạnh, trang thiết bị kỹ thuật tiến tiến, có chất lƣợng quản lý hiện đại và thái độ phục vụ đạt tiêu chuẩn cao).

Thành Phố Cần Thơ là nơi cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, do đó để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi Agribank Cần Thơ còn phải cố gắng hơn nữa để kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn. Từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 có thể tóm lƣợc tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cần Thơ nhƣ sau:

- Về tổng thu nhập: Qua các năm đều có chiều hƣớng tăng nhƣng 6 tháng đầu năm 2013 lại có chiều hƣớng giảm xuống, tuy nhiên năm 2012 thu nhập tuy tăng nhƣng ngân hàng lại không có lợi nhuận còn 6 tháng đầu năm 2013 tuy tổng thu giảm nhƣng mang về lợi nhuận cho ngân hàng.

- Về tổng chi phí: Cũng nhƣ tổng thu, tổng chi cũng tăng từ năm 2010 đến năm 2012 nhƣng lại giảm vào 6 tháng đầu năm 2013, đặc biệt năm 2012 tốc độ tăng của chi phí ngoài lãi của ngân hàng rất cao, cao hơn cả chi phí lãi làm tăng chi phí của ngân hàng.

- Về lợi nhuận trƣớc thuế: Lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng qua các giai đoạn thì cao nhất là vào năm 2011 và thấp nhất là vào năm 2012. Do chịu ảnh hƣởng của nền kinh tế và phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)