phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại agribank cn tx ngã bảy hậu giang

53 327 1
phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại agribank cn tx ngã bảy hậu giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM HUỲNH Ý NHI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI AGRIBANK CN TX NGÃ BẢY HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 8/ 2013 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Lý do chọn đề tài Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu, là bước đi không có quyền chọn lựa của nền kinh tế Việt Nam. Hòa cùng thời buổi hội nhập, cả nước ta đang chung tay xây dựng vì một Việt Nam không những ổn định về chính trị mà còn vững mạnh về kinh tế. Vì thế, cả nền kinh tế nói chung và đặc biệt là ngành Ngân hàng nói riêng phải đi đầu trong quá trình hội nhập. Tại sao? Bởi vì đây là một trong những ngành có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Với phương châm “đi vay để cho vay”, toàn ngành Ngân hàng đứng ra điều hòa nguồn vốn cho nền kinh tế, luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Trong cơ cấu kinh tế của nước ta, nông nghiệp luôn là thế mạnh, cùng với các ngành kinh tế khác, nông nghiệp và nông thôn đang có những bước tiến vượt bậc. Với khát vọng làm giàu cho đất nước cũng như chính bản thân mình, người nông dân tại thị xã Ngã Bảy đã và đang khai thác những lợi thế về nông nghiệp mà chính thiên nhiên đã ban tặng kết hợp với những kinh nghiệm sẵn có và sức lao động, và áp dụng những kỷ thuật tiến tiến vào sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm hơn cho nền kinh tế. Với mong muốn của người dân là rất lớn, tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi phải có một nguồn vốn rất lớn, nguồn vốn này đối với đa số hộ sản xuất nông nghiệp không thể tự đáp ứng được mà phải có sự cho vay hỗ trợ từ nhiều nguồn. Vì vậy Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), CN Tx Ngã Bảy đóng vai trò hết sức quan trọng thông qua hoạt động cho vay dành cho đối tượng khách hàng là hộ nông dân. Vì chỉ có Agribank là có mô hình cho vay hộ nông dân bên lĩnh vực nông nghiệp. Nếu được sự cung cấp của Agribank các hộ nông dân có thể chủ động hơn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, và với nguồn lực tài chính ấy các hộ gia đình có thể mở rộng qui mô sản xuất nông nghiệp, có nguồn kinh phí lớn để chăm sóc cây trồng vật nuôi. Agribank chi nhánh thị xã Ngã Bảy Hậu Giang là một Ngân hàng trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và đổi mới cơ chế cho vay hộ nông dân.Nếu như trước đây đa số nông dân thường đi vay bên ngoài với lãi suất cao thì nay đã có Agribank chi nhánh thị xã Ngã Bảy cùng người dân giải quyết khó khăn về vốn. Với vai trò từng bước đẩy mạnh và mở rộng các phương thức hoạt động từ huy động vốn đến cho vay một cách linh hoạt nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn cho hộ nông dân từng bước đưa hoạt động sản xuất của họ ngày càng đạt hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống của người dân và cho xã hội ngày càng phát triển. 1 Tuy nhiên đầu tư vốn vào nông nghiệp chủ yếu là cho vay hộ nông dân vẫn còn một số tồn tại.Theo thống kê, đất nông nghiệp ở Hậu Giang là nhóm đất có quy mô lớn nhất với trên 139.148ha, chiếm 86,9% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó chủ yếu là đất trồng cây ngắn ngày, theo muà vụ, lượng khách hàng trung bình mỗi năm chỉ vào khoảng 2.300 người/ năm, doanh số cho vay 190 tỷ đồng,tăng trưởng tín dụng tăng theo nhu cầu vốn của hộ nông dân, nhưng trong tình hình kinh tế- xã hội khó khăn, lạm phát tăng cao thì nhu cầu vốn của hộ nông dân có tỷ lệ thuận hay không, để mở rộng, phát triển hoạt động cho vay hộ nông dân thì cần phải phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn vay một cách chính xác. Và từ đó cũng hiểu rõ về thực trạng cũng như những yếu tố tác động đến hoạt động cho vay của Agribank chi nhánh thị xã Ngã Bảy Hậu Giang đối với các hộ nông dân. Vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thị xã Ngã Bảy Hậu giang ” để làm đề tài tốt nghiệp cho mình. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn: Đề tài được thực hiện trên cơ sở căn cứ vào các yếu tố chủ yếu sau: - Luật các tổ chức tín dụng và các quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng. - Một số chủ trương, chính sách về tín dụng hộ nông dân như:Quyết đinh 67/1998/QĐ-TTg; Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010, Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010. - Những số liệu thực tế được cung cấp và thông tin thu thập được qua quá trình thực tập tại phòng Tín Dụng của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng là hộ nông dân tại Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang từ năm 2010 đến năm 2012. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay dành cho hộ nông dân tại Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh để xem nguồn vốn của chi nhánh có đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. - Mục tiêu 2: Phân tích tổng quát về thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ nông dân của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang qua một số chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, tình hình nợ xấu qua các năm 2010-2012. 2 - Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao kết quả hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang trong tương lai. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại phòng Tín Dụng của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang. 1.3.2. Thời gian - Đề tài được thực hiện từ ngày 26/08/2013 đến ngày 18/11/2013. - Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu của 3 năm 2010, 2011, 2012. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài tập trung phân tích hoạt động cho vay dành cho đối tượng khách hàng là các hộ nông dân. - Các báo cáo tài chính, số liệu, tài liệu được cung cấp từ phía ngân hàng như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang qua các năm 2010-2012. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Quan hệ giao dịch này được thể hiện qua nội dung sau: - Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật. - Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu, khoản dôi ra gọi là lợi tức tín dụng. Quan hệ tín dụng còn hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho vay vốn tại các Ngân hàng, theo đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc “đi vay để cho vay”. Tín dụng Ngân hàng là hoạt động tài trợ của Ngân hàng cho khách hàng nhằm thõa mãn nhu cầu về vốn của khách hàng dựa trên nguyên tắc khách hàng phải trả cả gốc và lãi đúng như thời hạn cam kết. 2.1.2. Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay đối với hộ nông dân 2.1.2.1. Khái niệm về hộ nông dân Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp sản xuất kinh doanh các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp. Có tính chất tự sản xuất, tự tiêu, do cá nhân làm chủ hộ, tự chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh. 2.1.2.2. Đặc điểm của hộ nông dân Hộ nông dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài ra còn nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp tại nông thôn. Hộ nông dân có đặc điểm như sau: - Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau. Khả năng của hộ chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng và lao động. 4 - Trong sản xuất gặp nhiều rủi ro nhất là rủi ro do thiên nhiên gây ra thì hộ nông dân chưa có khả năng khắc phục và phòng ngừa. - Hộ nông dân nghèo và trung bình còn chiếm tỷ trọng cao, khó khăn nhất của hộ nông dân là “thiếu vốn”. 2.1.2.3. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với hộ nông dân a) Khái niệm: Hoạt động tín dụng hộ nông dân là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động nhằm cấp tín dụng để hộ nông dân sản xuất. b) Đặc điểm trong hoạt động cho vay nông nghiệp của Ngân hàng:  Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật: Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các ngành, nghề cụ thể mà ngân hàng tham gia cho vay. Thường tính thời vụ được biểu hiện ở những mặt sau: - Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ. Nếu ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch tiến hành thu nợ. - Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con giống là yếu tố quyết định để tính toán thời hạn cho vay. Chu kỳ ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào loại giống cây hoặc con và qui trình sản xuất. Ngày nay, công nghệ về sinh học cho phép lai tạo nhiều giống mới có năng suất, sản lượng cao hơn và thời gian trưởng thành ngắn hơn.  Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng: Đối với khách hàng sản xuất – kinh doanh nông nghiệp nguồn trả nợ vay ngân hàng chủ yếu có liên quan đến nông sản. Như vậy, sản lượng nông sản thu về sẽ là yếu tố quyết định trong xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là những yếu tố như đất, nước, nhiệt độ, thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó, yếu tố tự nhiên cũng tác động tới giá cả của nông sản (thời tiết thuận lợi cho mùa bội thu, nhưng giá nông sản hạ,…) làm ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng đi vay.  Chi phí tổ chức cho vay cao: Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng/ món vay, chi phí phòng ngừa rủi ro. Cụ thể là: 5 Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay hộ nông dân thường chi phí nghiệp vụ cho mỗi đồng vốn vay thường cao do qui mô từng vốn vay nhỏ. Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ (mở chi nhánh, bàn giao dịch, tổ cho vay tại xã…). Bên cạnh đó, do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác. 2.1.3. Phân tích tình hình cho vay đối với hộ nông dân: 2.1.3.1. Phân tích doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh các các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã cho vay, không xét đến việc khoản tín dụng đó đã thu được về hay chưa, thường được xác định theo tháng, quý hay năm. 2.1.3.2. Phân tích doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh các khoản thu nợ gốc mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của Ngân hàng kể cả các khoản vay của năm nay và những năm trước đó, kể cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần. 2.1.3.3. Phân tích dư nợ Là toàn bộ số tiền Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi nợ, dư nợ cho vay được tính tại một thời điểm xác định. Tổng dư nợ cuối kỳ = Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ + Dư nợ đầu kỳ 2.1.3.4. Nợ quá hạn và nợ xấu  Nợ quá hạn Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh những khoản nợ vay (bao gồm cả vốn gốc và lãi) không trả nợ đúng hạn, được đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp nhận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì toàn bộ số dư nợ vay của hợp đồng tín dụng đó được coi là nợ quá hạn. - Không trả đúng hạn: là việc khách hàng trả lãi hoặc gốc trễ hạn từ 1 ngày trở lên so với ngày trả nợ được thỏa thuận. - Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: là việc khách hàng gia hạn nợ hoặc điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ. - Gia hạn nợ vay: là việc Ngân hàng chấp nhận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và lãi vốn vay vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng. 6 - Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: là việc Ngân hàng chấp nhận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. Theo quyết định QĐ 493/2005/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành, Nợ quá hạn được chia thành 5 nhóm:  Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đày đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)  Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày. - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)  Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo quy định. - Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3theo quy định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN)  Nhóm 4: Nợ nghi ngờ - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN) 7  Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4theo quy định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN) Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5: khả năng thu hồi chậm hoặc không thể thu hồi làm ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nợ xấu làm cho lợi nhuận của Ngân hàng bị giảm sút, đôi khi dẫn đến thua lỗ, bị mất khả năng thanh toán cho khách hàng. Nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng càng thấp và ngược lại. Dựa vào cách phân lại trên ta dễ dàng đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tốt nếu nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng cao, và xấu nếu nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn. 2.1.4.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động cho vay: 2.1.4.1. Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu hồi nợ = ------------------- x100% Doanh số cho vay Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi cho khách hàng vay, ngân hàng sẽ thu lại được bao nhiêu phần trăm khi sử dụng chính số tiền cho vay của mình. Nếu tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là rất tốt, ngân hàng hoạt động có hiệu quả. 2.1.4.2. Tỷ lệ thu lãi Lãi thu được Tỷ lệ thu lãi = * 100% Tổng lãi phải thu Nếu tỷ lệ thu lãi > = 85% là tốt 2.1.4.3. Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động 8 Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí. 2.1.4.4. Tỷ lệ dư nợ/ Tổng nguồn vốn (%). Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng. 2.1.4.5. Hệ số rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Khái niệm rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của Ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho Ngân hàng. Nợ xấu Hệ số rủi ro tín dụng = x 100% Tổng dư nợ (Tỷ lệ nợ xấu) Tỷ lệ nợ xấu phải [...]... động được không ngừng tăng Điển hình năm 2012 đạt 2.424 triệu đồng tăng 2.117 triệu đồng so năm 2011 Kết quả đạt được cho thấy Ngân hàng đã hoạt động rất tích cực trong khâu huy động vốn đã khai thác triệt để từng khoản tiền gửi 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI AGRIBANK CN TX NGÃ BẢY HẬU GIANG QUA CÁC NĂM (2010-2012) 4.2.1 Doanh số cho vay đối với hộ nông dân tại Agribank CNTx... ĐỘNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI AGRIBANK CN TX NGÃ BẢY HẬU GIANG 4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN AGRIBANK CN TX NGÃ BẢY HẬU GIANG QUA CÁC NĂM (2010-2012) 4.1.1 Khái quát tình hình sản xuất của hộ nông dân tại thị xã Ngã Bảy Hậu Giang Thị xã Ngã Bảy là một trong hai thị xã của tỉnh Hậu Giang, kinh tế chủ yếu nông nghiệp và sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng khang trang, đời sống nhân dân được... nợ xấu đối với hộ nông dân / doanh số cho vay hộ nông dân Chỉ tiêu này cho ta thấy được hoạt động cho vay trong hộ nông dân như thế nào, nếu tỷ lệ nợ xấu cao thì việc cho vay trong hộ nông dân không hiệu quả còn tỷ lệ này thấp hoặc không có thì cho ta biết được hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này hiệu quả cao và có thể mở rộng quy mô 2.1.4.8 Tỷ lệ nợ xấu đối với hộ nông dân / số hộ nông dân Với tỷ... PHÁT TRIỂN TRONG NĂM 2014 CỦA AGRIBANK CN TX NGÃ BẢY HẬU GIANG 3.4.1 Thuận lợi của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang - Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang được đặt tại chợ Ngã Bảy lại có 2 mặt tiền nên rất thuận lợi cho việc khách hàng biết đến và giao dịch với Ngân hàng - Agribank CN Tx Ngã Bảy luôn được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương trong công tác cho vay và thu hồi nợ 15 - Cơ sở... CNTx Ngã Bảy Hậu Giang qua các năm (2010-2012) Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Ngã Bảy cung cấp tín dụng cho tất cả các thành phần kinh tế, cá nhân phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng trong đó có sản phẩm cho vay dành cho hộ nông dân là sản phẩm chính yếu của Ngân hàng.Trong những năm qua hoạt động cho vay của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang. .. Phòng tín dụng Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang năm (2010 – 2012) (ghi chú: %: tỷ trọng) Với bảng số liệu 4.6 cho ta thấy cặn kẽ hơn về DSTN với mục đích sử dụng vốn qua ba năm đối với hộ nông dân tại Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang Nhìn tổng quát, DSTN theo mục đích sử dụng vốn của một số chỉ tiêu tăng nhưng bên cạnh lại còn một số chỉ tiêu giàm qua ba năm Doanh số thu nợ đối với các hộ vay trồng cây... hoạt động tín dụng của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện việc phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của Ngân hàng thành công hay không Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng 4.2.3 Dư nợ cho vay đối với hộ nông dân tại Agribank CN Tx Ngã. .. số cho vay trung hạn tăng lại là do ngân hàng có chính sách giảm lãi suất cho hộ nông dân vay trung hạn, nên hộ nông dân tìm đến Ngân hàng lại Hộ nông dân vay trung hạn thường sử dụng tiền đó để đầu tư cải tạo vườn, mua máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất… nên thời gian sử dụng vốn cần kéo dài 4.2.1.2 DSCV đối với hộ nông dân theo mục đích sử dụng vốn Những mục đích sử dụng vốn của hộ nông dân. .. hàng, sự tăng trưởng của doanh số cho vay hộ nông dân phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan, đặc biệt là giá cả 4.2.2 Doanh số thu nợ đối với hộ nông dân của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang qua các năm (2010-2012) Cho vay thì phải thu hồi nợ là chuyện tất nhiên, Ngân hàng muốn hoạt động và tồn tại vững mạnh thì công tác thu hồi nợ hết sức quan trọng Vì vậy ta hãy phân tích doanh số thu hồi nợ của Ngân... chất của hoạt động tín dụng là “đi 25 vay để cho vay , vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn nhằm tối đa hóa doanh số cho vay mà vẫn đảm bảo tỷ lệ dự trữ theo đúng qui định Ngân hàng Nhà nước là điều quan trọng Hoạt động tín dụng hộ nông dân tại Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang áp

Ngày đăng: 07/10/2015, 12:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRANG BIA 01 11

  • ban chinh 222

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan