(điện, giao thông nông thôn…) khu chung cư và nhà ở tại khu vực thị xã, vùng ven đô thị góp phần đẩy nhanh đô thị hóa.
49
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1. KIẾT LUẬN 6.1. KIẾT LUẬN
Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, sản xuất gặp nhiều khó khăn vì thế con đường mà Ngân hàng đi trong thời gian qua cũng như trước mắt còn nhiều thách thức nhưng với sự nổ lực phấn đấu bền bỉ, trí tuệ và sáng tạo Agribank CN Tx Ngã Bảy đã có nhiều đóng góp vào quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn Thị xã Ngã Bảy. Ngân hàng đã cung cấp một lượng vốn rất lớn cho nhân dân trong địa bàn góp phần đưa nền kinh tế nông thôn chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống người dân, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, góp phần ổn định an ninh, chính trị - xã hội.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, trong 3 năm qua Ngân hàng đã thực hiện tốt chức năng đi vay để cho vay, tức là huy động vốn để cho vay. Nhìn chung vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Điều đáng mừng là tỷ lệ huy động vốn trên tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với vốn từ Hội Sở chuyển về. Nhưng do là nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nên việc cho vay còn phụ thuộc nhiều vào thời gian gửi tiền của khách hàng tại đia bàn. Song song với vấn đề đầu tư tín dụng là vấn đề thu nợ. Doanh số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng cao. Điều này thể hiện rõ sự nổ lực trong công tác thu nợ của cán bộ tín dụng.
Doanh số cho vay, doanh số thu nợ tác động đến tình hình dư nợ tại Ngân hàng. Qua việc phân tích ở trên ta thấy dư nợ qua 3 năm đều tăng, điều này cho thấy dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng trưởng khá tốt, từng bước đưa vốn đến với nhiều đối tượng khách hàng, với nhiều hình thức cho vay ngày càng đa dạng và phong phú. Với sự nhiệt tình của Ngân hàng, khách hàng đến giao dịch luôn được hài lòng.
Mặc dù Agribank CN Tx Ngã Bảy đã rất thận trọng trong công tác tín dụng nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn tồn tại nhưng không đến mức đáng quan tâm. Nợ xấu có xu hướng giảm trái ngược với việc tăng doanh số cho vay, cho thấy công tác thu nợ, quản lý nợ của Ngân hàng luôn được quan tâm, và thực hiện liên tục. Trong thời gian tới Agribank CN Tx Ngã Bảy cần tích cực hơn nữa trong công tác quản lý nợ vay, thu hồi nợ đến hạn, hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.
Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn về huy động, đầu tư tín dụng, cung ứng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng, Agribank CN Tx Ngã Bảy đã đứng vững và đi lên, giữ vai trò tích cực trong nhiệm vụ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân làm kinh tế; không
50
những giữ được họ mà còn thêm khách hàng, phát triển đối tượng đầu tư và khách hàng mới, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hiện nay đạt hiệu quả khá tốt.
Xét về mặt lợi ích thì thu nhập của Ngân hàng khá tốt đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vừa đảm bảo cho các cán bộ công nhân viên có cuộc sống tốt để góp sức vào Ngân hàng cùng Ngân hàng vượt qua các trở ngại, đem lại một kết quả tốt nhất cho Ngân hàng.
6.2. KIẾN NGHỊ
Muốn khắc phục được những hạn chế, tồn tại, khó khăn, của Ngân hàng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Em xin có một vài kiến nghị sau:
6.2.1. Đối với Agribank CN TX Ngã Bảy Hậu Giang
- Mở rộng đa dạng hóa các hình thức vay, tiếp tục tăng cường huy động vốn đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Tổ chức huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư từ nông thôn đến thành thị, từ ít đến nhiều, thực hiện phương châm “kiến tha lâu cũng đầy tổ”. Tư vấn và tuyên truyền cho khách hàng quen dần với việc có tài khoản ở ngân hàng.
- Xác định khách hàng là hộ nông dân, cá thể là khách hàng chính và thường xuyên. Phấn đấu thực hiện đầu tư tín dụng đến 100% hộ nông dân có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn ở ngân hàng. Xác định hộ nông dân là khách hàng truyền thống, là người bạn đồng hành cùng đi lên và phát triển.
- Bám sát Nghị quyết, chương trình mục tiêu của địa phương, của ngành để đầu tư tín dụng đúng hướng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Xác định đầu tư trọng điểm, đối tượng đầu tư chủ lực để tập trung năng lực mở rộng tín dụng.
- Thường xuyên tổ chức làm tốt phân tích nợ, phân loại khách hàng, đối với khách hàng truyền thống. Nắm vững hồ sơ kinh tế, xã hội địa phương để đề ra kế hoạch mục tiêu thực hiện.
- Giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức phẩm chất của người cán bộ. Xử lý nghiêm với các hình thức vi phạm.
6.2.2. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà Nước
Cơ quan Nhà Nước phối hợp với Agribank CN TX Ngã Bảy Hậu Giang tổ chức các chương trình khuyến nông, mở các buổi hội thảo tư vấn, giúp các hộ nông dân có kiến thức nông nghiệp nhiều hơn, sản xuất có kế hoạch và mang lại lợi nhuận cao hơn, từ đó hoạt động tín dụng hộ nông dân cũng mang lại hiệu quả cao hơn tránh được tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu xảy ra đối với Chi nhánh.
51
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang cần làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch các vùng sản xuất nông – ngư nghiệp tại thị xã Ngã Bảy theo hướng phát triển bền vững và hiệu quả, tránh tình trạng nông dân làm nông nghiệp tràn lan, nhỏ lẻ, tự phát thiếu tính bền vững như thực tế đã diễn ra nhiều năm nay.
6.2.3. Kiến nghị đối với Chính quyền địa phương
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở, tạo điều kiện pháp để giúp hộ nông dân vay vốn. Có chế độ cụ thể khuyến khích người sử dụng đất đầu tư cải tạo đồng ruộng và tự chuyển đổi đất canh tác mang lại hiệu quả kinh tế nhất.
Tổ chức mạng lưới dịch vụ tiêu thụ nông sản đến từng thôn, xã theo sản phẩm hàng hóa, thực hiện các biện pháp liên kết để mua sản phẩm của nông dân một cách thuận tiện, có lợi cho nông dân, không bắt chẹt nông dân.
Chú trọng đầu tư công nghệ vào khâu chế biến sau thu hoạch, nhằm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, khuyến khích đầu tư sản xuất hàng hóa của hộ nông dân cả về số lượng lẫn chất lượng.
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2010). Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
2. Nguyễn Thị Cẩm Vân (2011). “Phân tích hoạt động cho vay vốn đối với hộ
nông dân tại chi nhánh NHNo & PTNT thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang”,
Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ.
3. Nguyễn Minh Kiều (2009). Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản thông kê, Tphcm.
4. Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN.
5. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển Nông nghiệp, Nông thôn.
6. Quyết định 1300/QĐ – HĐQT – TDHo về việc ban hành quy định thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.