DSCV đối với hộ nông dân theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại agribank cn tx ngã bảy hậu giang (Trang 28)

Những mục đích sử dụng vốn của hộ nông dân vay được ngân hàng cho vay là những mục đích nào, ta sẽ đi sâu vào phân tích bảng sau:

Bảng 4.4: DSCV đối với hộ nông dân theo mục đích sử dụng vốn tại Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang qua các năm (2010-2012)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Số tiền Tỷ lệ (%)

Trồng mía 21.557 17,35 30.760 19,18 38.854 20,15 9.202 42,68 8.094 20,83

Trồng lúa 152 0,001 56 0,05 0 0 (96) (63,16) (56) 0

Cây ăn trái 60.237 47,62 61.464 38,33 57.610 29,88 1.227 2,04 (3.854) (6,27)

Thủy sản 41.492 32,80 59.856 37,33 76.290 39,57 18.364 44,26 16.434 27,46

Chăn nuôi 2.639 0,02 8.196 5,11 20.067 10,40 5.557 210,57 11.871 144,84

Tổng 126.077 100 160.332 100 192.821 100 33.854 26,77 32.489 20,26

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giangnăm (2010 – 2012) (ghi chú: %: tỷ trọng).

Doanh số cho vay hộ nông dân theo mục đích sử dụng vốn tại Chi nhánh trong giai đoạn 2010 – 2012 theo các mục đích sử dụng vốn khác nhau thì chiếm tỷ

28

trọng khác nhau. Trong đó, mục đích trồng cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Qua bảng số liệu sẽ thể hiện rõ hơn cơ cấu doanh số cho vay theo mục đích sử dụng.

Trong cơ cấu doanh số cho vay theo mục đích sử dụng tỷ trọng trồng cây ăn trái trong giai đoạn 2010 –2012 luôn chiếm vị trí cao. Tỷ trọng doanh số cho vay trồng cây ăn trái trên 29%/năm. Doanh số cho vay hộ trồng cây ăn trái luôn chiếm tỷ trọng cao trong DSCV là do thị xã Ngã Bảy có một diện tích lớn đất phù sa màu mỡ nên phần diện tích vườn cây ăn trái lớn, số lượng hộ nông dân trồng cây ăn trái chiếm tỷ lệ rất lớn nên dẫn đến tỷ trọng doanh số cho vay theo mục đích này luôn cao. Doanh số cho vay của các hộ trồng cây ăn trái tuy lớn trong cơ cấu nhưng xét về khía cạnh tốc độ tăng trưởng, doanh số cho vay theo mục đích này đang tăng chậm dần. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng của mục đích trồng cây ăn trái giảm xuống còn 29,88% trong tổng doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn. Nguyên nhân chủ yếu là do khi trồng cây ăn trái, người nông dân phải mất một khoảng thời gian mới có thể thu hoạch và thu lợi nhuận. Ví dụ như cây bưởi, cam, hai loại cây được trồng khá nhiều tại thị xã, từ khi bắt đầu trồng đến khi thu hoạch mất khoảng 2,5-3 năm, cây dâu từ 5 năm, cây măng cụt từ khoảng 7 năm... Các loại cây này mỗi năm cũng chỉ thu hoạch được một đến hai hoặc ba vụ. Trong thời gian đó thì hộ nông dân phải bỏ ra một chi phí khá lâu mới thì mới thu lơi nhuận lại được nên người nông dân còn ngần ngại trong việc vay nợ tại Ngân hàng. Thêm vào đó lãi suất cho vay trong năm 2011 và 2012 khá cao làm người nông dân không dám mạnh dạng vay vốn cho mục đích sử dụng này. Năm 2012 tình hình lạm phát nước ta còn cao, giá cả hàng hóa không ổn định gây tâm lý bất an cho người nông dân chỉ sản xuất cầm chừng vì tốn chi phí đầu vào khá cao nhưng giá cả đầu ra thì không thể biết trước được nên hộ nông dân chưa dám mạnh dạng đầu tư. Hơn nữa lại thêm tâm lý người dân chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không cân nhắc cẩn thận đã khiến nhiều hộ dân rơi vào cảnh thua lỗ, mất vốn, chán nản với việc trồng cây ăn trái và chuyển sang lĩnh vực khác.

Xếp hạng thứ hai trong DSCV theo mục đích sử dụng vốn đó là hộ vay nuôi trồng thủy sản. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng đối với hộ vay này không ngừng tăng qua các năm, vào năm 2012 DSCV hộ vay nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng vượt lên trên hộ vay trồng cây ăn trái chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV hộ nông dân với tỷ trọng là 39,57%. Đồng thời, từ bảng số liệu 4.4 ta có thể thấy DSCV đối với hộ nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng qua ba năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Trong đó năm 2011 tăng mạnh nhất, tăng 18.364 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 44,26% so với năm 2010. Tuy số lượng hộ nuôi cá không đông đảo bằng số lượng hộ trồng cây ăn trái hoặc trồng lúa, trồng mía... nhưng số tiền trung bình mà một hộ nuôi cá vay lại lớn gấp nhiều lần số tiền vay của các hộ nông dân khác, trung bình khoảng 300 - 400 triệu đồng/hộ nuôi cá. Vì thế, dù cho số lượng hộ vay ít nhưng doanh số cho vay theo mục đích thủy sản lại rất cao.

29

Doanh số cho vay nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng với tốc độ nhanh. Nguyên nhân khách quan là do khi thấy các hộ khác nuôi cá có lợi nhuận cao, thời gian nuôi ngắn (ví dụ từ khi thả nuôi cá trê đến khi xuất bán là 4-5 tháng, cá tra là 7 tháng...) thì trong 6 tháng hoặc một năm người nông dân đã có thể thu hồi vốn và có lãi, nếu nuôi số lượng nhiều, chăm sóc tốt và được giá sẽ có lợi nhuận rất cao nên nhiều hộ đã bắt đầu chạy theo phong trào, đào ao nuôi cá. Hiện nay, nhu cầu xuất khẩu ở nước ta ngày càng tăng nên ngành nuôi trồng thủy sản phát triển ở mức cao là chuyện đáng mừng. Thêm vào đó, nguyên nhân chủ quan là do các hộ nông dân tại Ngã Bảy hầu như đã có đủ kinh nghiệm, kỉ thuật, có những bài thuốc hay, để có thể nuôi được những con cá khỏe mạnh đến khi thu hoạch. Hộ nông dân chỉ còn chờ đợi giá cả thị trường ổn định thì có tiếp tục phát triển ngành thủy sản này.

Bên cạnh mục đích trồng cây ăn trái và thủy sản thì chăn nuôi cũng góp một phần không nhỏ của sự biến động về DSCV theo mục đích sử dụng vốn trong thời gian qua. Nhìn vào bảng số liệu cũng như biểu đồ 4.4 ta thấy DSCV đối với mục tiêu này không ngừng tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Tuy mục đích sử dụng vốn này chiếm tỷ trọng không cao trong DSCV nhưng với sự biến động mạnh như vậy cũng đã dẫn đến sự biến động của DSCV đối với hộ nông dân theo mục đích sử dụng. Năm 2012 cho vay chăn nuôi tăng gấp 1,4 lần tương đương với tốc độ tăng trưởng là 144,84% so với năm 2011. Đây là năm có mức tăng lẫn tốc độ tăng trưởng là cao nhất trong ba năm. Nắm bắt được nhu cầu về lượng cầu tăng về thực phẩm (thịt gia xúc, gia cầm) trong những tháng cuối năm do những năm trước đó nhiều hộ chăn nuôi ngưng sản xuất chăn nuôi do: bị ảnh hưởng dịch cúm H5N1 gây thiệt gần 50% tổng sản lượng vật nuôi trong năm 2010, bên cạnh đó là chi phí chăn nuôi cao, giá cả lại bấp bên…mang lại lợi nhuận không cao dẫn đến nhiều hộ chán nãn và chuyển sang lĩnh vực khác. Sang năm tình hình dịch cúm được kiếm soát, người dân an tâm hơn khi sử dụng thịt gia súc và gia cẩm hơn dẫn đến lượng cung không còn đủ đáp ứng cầu nên nhiều hộ nông dân đã nắm bắt được điều đó và cùng với những kinh nghiệm lâu năm và nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạng vay vốn để đầu tư mở rộng qui mô sản xuất mong sẽ đem lại nhiều lợi nhuận. Qua quá trình thẩm định và đánh giá phương án sản xuất kinh doanh một cách kỹ càng, cán bộ tín dụng cũng như ban giám đốc ngân hàng đã quyết định cho nhiều hộ vay, cung cấp nguồn vốn hoạt động. Chính vì thế DSCV đối với các hộ nông dân đã tăng mạnh như vậy.

Doanh số cho vay theo mục đích trồng lúa giảm liên tục qua ba năm (2010- 2012). Sự giảm sút doanh số cho vay theo mục đích trồng lúa gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp (khoảng 6-7 năm trở về trước, trồng lúa là hoạt động chính trong lĩnh vực nông nghiệp tại thị xã nhưng càng ngày số hộ nông dân hoạt động trong lĩnh vực này càng giảm nhanh, trồng lúa mất dần vị thế). Đa số người nông dân tại thị xã lại trồng các loại lúa phẩm cấp thấp, giá bán không cao.

30

Người dân lại chưa sử dụng nhiều loại máy móc hữu dụng vào sản xuất nông nghiệp, cộng thêm giá phân bón thuốc bảo vệ thực vật liên tục tăng mạnh đẩy chi phí sản xuất lên cao, lợi nhuận ngày càng giảm. Chính vì thế nhiều hộ đã chuyển sang lĩnh vực nông nghiệp khác.

Tóm lại, doanh số cho vay hộ nông dân qua các năm luôn tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân chủ quan do bản thân Ngân hàng, sự tăng trưởng của doanh số cho vay hộ nông dân phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan, đặc biệt là giá cả.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại agribank cn tx ngã bảy hậu giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)