DSTN đối với hộ nông dân theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại agribank cn tx ngã bảy hậu giang (Trang 32)

Dựa vào DSTN đối với hộ nông dân vay theo thời hạn ta đã thấy được một phần nào hiệu quả sử dụng vốn của hộ nông dân cũng như công tác quản lý nguồn vốn của Ngân hàng. Ngoài ra ta có thể thông qua DSTN theo mục đích sử dụng vốn của hộ nông dân để thấy rõ hơn điều đó. Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích bảng số liệu sau đây:

32

Bảng 4.6: DSTN đối với hộ nông dân theo mục đích sử dụng vốn của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang qua các năm (2010-2012)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền Tỷ lệ

(%)

Số tiền Tỷ lệ (%)

Trồng mía 15.666 13,8 22.729 16,2 30.919 18,3 7.063 45,1 8.190 36,0

Trồng lúa 206 0,2 167 0,1 0 0,0 (0.039) (18,9) (0.167) (100,0)

Cây ăn trái 51.220 45,2 62.311 44,5 56.285 33,3 11.091 21,6 (6.026) (9,7)

Thủy sản 38.778 34,2 52.410 37,4 71.631 42,5 13.632 35,1 19.221 36,7

Chăn nuôi 7.451 6,6 2.378 1,7 9.763 5,8 (5.073) (68,1) 7.385 310,5

Tổng 113.321 100,0 139.995 100,0 168.598 100,0 26.674 23,5 28.603 20,4

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giangnăm (2010 – 2012) (ghi chú: %: tỷ trọng).

Với bảng số liệu 4.6 cho ta thấy cặn kẽ hơn về DSTN với mục đích sử dụng vốn qua ba năm đối với hộ nông dân tại Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang. Nhìn tổng quát, DSTN theo mục đích sử dụng vốn của một số chỉ tiêu tăng nhưng bên cạnh lại còn một số chỉ tiêu giàm qua ba năm.

Doanh số thu nợ đối với các hộ vay trồng cây ăn trái, thủy sản, trồng mía luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSTN. Trong đó DSTN của thủy sản cao chiếm tỷ trọng từ 34% -42%, tỷ trọng này gia tăng chứng minh rằng việc sản xuất của hộ nông dân có hiệu quả, lợi nhuận tăng cùng đó là công tác thu nợ được chuyển khai liên tục, nhằm đảm bảo cán bộ tín dụng trực tiếp đến nhà nhắc nhở đôn đốc việc trả nợ của người dân. Ngoài thủy sản là mục tiêu chiếm tỷ trọng khá cao, cây ăn trái cũng dành một tỷ trọng không nhỏ dường như lớn nhất từ 33%-45% ở các năm, nguyên nhân khách quan là do thị xã Ngã Bảy có sông ngòi chằng chịt và đất phù sa màu mở phù hợp, khí hậu ôn hòa thuận lợi trồng nhiều loại cây ăn trái, trái cây xuất khẩu. Quan trọng hơn do đối tượng này có thiện chí trả nợ sớm không bị nợ quá hạn nên doanh số thu nợ của muc tiêu này luôn ở mức cao hơn so với các đối tượng khác. Nằm trong nhóm DSTN luôn cao này còn phải nói đến mục đích sử dụng vốn để trồng mía. Người dân tại Ngã Bảy và lân cận địa bàn được ưu tiên khi Bộ công thương cấm không cho nhập khẩu đường trái phép, dẫn đến việc nông dân được nhà máy đường của tỉnh thu mua mía nguyên liệu với giá cao 1.000đ/kg, trừ ra chi phí nông dân còn lời 500đ/kg, với lợi nhuận đạt được thì việc trả nợ Ngân hàng là điều không khó đối với đối tượng này.

Doanh số thu nợ không phải lúc nào cũng tăng qua các năm, ở đây ta thấy mục đích sử dụng vốn vào đối tượng trồng lúa và chăn nuôi của Agribank CN Tx

33

Ngã Bảy Hậu Giang lại giảm và không ổn định. Nhưng mục đích này chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng doanh số thu nợ (từ 0,12%-11% năm). Điều đó cho thấy rằng, mục đích sử dụng vốn của hộ nông dân vào chỉ tiêu này không còn mặn mà từ năm trước, ảnh hưởng của dịch bệnh từ chăn nuôi như cúm H5N1, heo tai xanh, rầy nâu, vàng lùn-lùn xoắn lá…nên việc họ cải tạo chuyển đổi mô hình sản xuất, thường thì họ luân canh cây ăn trái, trồng mía….Từ đó DSTN của đối tượng này giảm dần qua các năm như số liệu thể hiện.

Mặc dù việc thu nợ chưa phải là yếu tố nói lên hết hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank CN Tx Ngã Bảy Hậu Giang một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện việc phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của Ngân hàng thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại agribank cn tx ngã bảy hậu giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)