1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cái bè tỉnh tiền giang

78 453 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ ÁNH XUYÊN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính Mã số ngành: 52340201 Tháng 9-2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ ÁNH XUYÊN MSSV: 4104492 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS.TRẦN THỊ HẠNH PHÚC Tháng 9-2013 LỜI CẢM TẠ Sau bốn năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ với những kiến thức được tích lũy từ trong quá trình học tập và sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy cô cùng với sự giúp đỡ của Ban Giám Đốc và các cô chú, anh chị trong ngân hàng đã giúp em củng cố kiến thức và có thêm kinh nghiệm thực tế từ trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Đến nay, em đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của quý thầy cô trong Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt, cô Trần Thị Hạnh Phúc đã tận tình chỉ dẫn và chỉnh sửa những sai sót giúp em hoàn thành bài luận văn này. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc và các cô chú, anh chị trong ngân hàng đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Kính chúc Ban Giám đốc và các cô chú, anh chị trong ngân hàng gặp nhiều thuận lợi trong công việc và trong cuộc sống. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ánh Xuyên i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ánh Xuyên ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................................................................................ .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ......................................................................................................... Ngày …. tháng …. năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (ký và ghi họ tên) iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................. Error! Bookmark not defined. 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................ Error! Bookmark not defined. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................... Error! Bookmark not defined. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................ Error! Bookmark not defined. 1.3.1 Phạm vi không gian ............................... Error! Bookmark not defined. 1.3.2 Phạm vi thời gian................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................ Error! Bookmark not defined. 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...Error! Bookmark not defined. 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1 Tổng quan về tín dụng ........................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2 Sơ lược về cho vay đối với hộ nông dân Error! Bookmark not defined. 2.1.3 Một số khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ............ Error! Bookmark not defined. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG................................ Error! Bookmark not defined. 3.1 SƠ LƯỢC VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ ........ Error! Bookmark not defined. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC ................................ Error! Bookmark not defined. 3.3 NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CHI NHÁNH .......... Error! Bookmark not defined. 3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH ........ Error! Bookmark not defined. 3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ................. Error! Bookmark not defined. 3.5.1 Thuận lợi................................................ Error! Bookmark not defined. 3.5.2 Khó khăn ............................................... Error! Bookmark not defined. 3.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.................. Error! Bookmark not defined. iv 3.6.1 Mục tiêu ................................................. Error! Bookmark not defined. 3.6.2 Các giải pháp thực hiện .......................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG ...................................... Error! Bookmark not defined. 4.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ XÃ HỘI TẠI ĐỊA PHƯƠNG ...................................................... Error! Bookmark not defined. 4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ .................... Error! Bookmark not defined. 4.2.1 Tình hình nguồn vốn của chi nhánh giai đoạn năm 2010 đến tháng 6/2013 ............................................................ Error! Bookmark not defined. 4.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh ...........Error! Bookmark not defined. 4.3 HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 . Error! Bookmark not defined. 4.3.1 Doanh số cho vay hộ nông dân .............. Error! Bookmark not defined. 4.3.1.3 Doanh số cho vay hộ nông dân theo mức độ đảm bảo ................. Error! Bookmark not defined. 4.3.2 Doanh số thu nợ hộ nông dân từ năm 2010 đến tháng 6/2013 ........ Error! Bookmark not defined. 4.3.3 Dư nợ hộ nông dân ................................ Error! Bookmark not defined. 4.3.4 Nợ xấu hộ nông dân............................... Error! Bookmark not defined. 4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH ................................................. Error! Bookmark not defined. 4.4.1 Nợ xấu/ Tổng dư nợ ................................ Error! Bookmark not defined. 4.4.2 Hiệu suất sử dụng vốn ............................. Error! Bookmark not defined. 4.4.3 Vòng quay vốn tín dụng......................... Error! Bookmark not defined. 4.4.4 Hệ số thu nợ .......................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH ................. Error! Bookmark not defined. 5.1 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH ........................... Error! Bookmark not defined. 5.1.1 Về phía chi nhánh ................................... Error! Bookmark not defined. 5.1.2 Về phía hộ nông dân ............................... Error! Bookmark not defined. v 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH ...... Error! Bookmark not defined. 5.2.1 Giải pháp về công tác tín dụng............... Error! Bookmark not defined. 5.2.2 Chọn phương pháp tối ưu để thu hồi nợ và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu ................................................................. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.... Error! Bookmark not defined. 6.1 KẾT LUẬN............................................... Error! Bookmark not defined. 6.2 KIẾN NGHỊ .............................................. Error! Bookmark not defined. 6.2.1 Đối với NH cấp trên ................................ Error! Bookmark not defined. 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương ............ Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 65 vi DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng qua 3 năm (2010-2012) ....................................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng 6 tháng đầu năm (20122013) .............................................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm (2010-2012) ...Error! Bookmark not defined. Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của chi nhánh 6 tháng đầu năm (2012-2013) ....................................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn huy động của chi nhánh qua 3 năm (20102012) .............................................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 4.4 Tình hình nguồn vốn huy động của chi nhánh 6 tháng đầu năm (2012-2013) ................................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 4.5 Doanh số cho vay hộ nông dân qua 3 năm 2010-2012 ............. Error! Bookmark not defined. Bảng 4.6 Doanh số cho vay hộ nông dân 6 tháng đầu năm 2012-2013 ....Error! Bookmark not defined. Bảng 4.7 Doanh số thu nợ hộ nông dân từ năm 2010-2012 ...... Error! Bookmark not defined. Bảng 4.8 Doanh số thu nợ hộ nông dân 6 tháng đầu năm 2012-2013 ................Error! Bookmark not defined. Bảng 4.9 Dư nợ hộ nông dân từ năm 2010 đến 6/2013 ............................................ 43 Bảng 4.10 Nợ xấu hộ nông dân từ năm 2010 đến 6/2013......................................... 47 Bảng 4.11 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay đối với hộ nông dân từ năm 2010 đến tháng 6/2013............................ Error! Bookmark not defined. vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1 Chỉ tiêu nợ xấu hộ nông dân/ Tổng dư nợ hộ nông dân từ năm 2010 đến tháng 6/2013 ..................................................................................................12 Hình 4.2 Hiệu suất sử dụng vốn đối với hộ nông dân từ năm 2010-2012 Error! Bookmark not defined. Hình 4.3 Hiệu suất sử dụng vốn đối với hộ nông dân 6 tháng đầu năm 20122013 ............................................................... Error! Bookmark not defined. Hình 4.4 Vòng quay vốn tín dụng đối với hộ nông dân từ năm 2010-2012 .Error! Bookmark not defined. Hình 4.5 Vòng quay vốn tín dụng đối với hộ nông dân 6 tháng đầu năm 20122013 ............................................................... Error! Bookmark not defined. Hình 4.6 Hệ số thu nợ hộ nông dân qua 3 năm 2010-2012 ..... Error! Bookmark not defined. Hình 4.7 Hệ số thu nợ hộ nông dân 6 tháng đầu năm 2012-2013 ............... Error! Bookmark not defined. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng việt NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn NH : ngân hàng DSTN : doanh số thu nợ DSCV : doanh số cho vay KBNN : kho bạc nhà nước TCKT : tổ chức kinh tế NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại PGD : Phòng giao dịch CBTD : cán bộ tín dụng NHNo : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn GTCG : Giấy tờ có giá TSĐB : Tài sản đảm bảo ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước nông nghiệp, có truyền thống lâu đời về các ngành sản xuất, đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi. Sau 26 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết là khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội. Hiện nay, với 50% lực lượng lao động cả nước đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn (Nguyễn Thị Xuân, 19/03/2013), chính vì vậy mà lâu nay nông nghiệp luôn được xem là thế mạnh của nước ta và trong đó những người nông dân cũng góp phần đáng kể trong việc tạo ra thế mạnh đó. Ở nhiều vùng miền, người nông dân đã gắn bó với truyền thống mà ông cha ta để lại, nghề trồng lúa nước, nghề chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên, không phải lúc nào người nông dân cũng gặp điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề của mình. Đôi lúc điều kiện tự nhiên cũng như giá cả trên thị trường gây ra nhiều bất lợi làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập cũng như lợi nhuận của người nông dân. Bên cạnh đó nguồn vốn cũng là một vấn đề nhiều người nông dân lo ngại vì bản thân người nông dân cũng không thể nào có đủ vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất của mình. Vì vậy, việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng luôn là một nhu cầu thiết yếu trong quá trình sản xuất của họ. Hệ thống các ngân hàng thương mại luôn là tổ chức trung gian tài chính trong việc cung cấp nguồn vốn giúp phần lớn người nông dân phát triển việc sản xuất kinh doanh. Hệ thống NHNo&PTNT được xem là giữ vai trò chủ lực trong việc cấp tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và cũng là người bạn thân thiết với người nông dân. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè cũng là một bộ phận đảm nhận vai trò cung cấp vốn cho người dân sản xuất trong phạm vi huyện. Từ thực trạng chung để thấy rõ hơn hoạt động vay vốn của các hộ nông dân tại địa phương em quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang”. Đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay đối với hộ nông dân và từ đó đề ra giải pháp giúp nâng cao hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại chi nhánh. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Từ đó đề ra giải pháp giúp nâng cao hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại chi nhánh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tín dụng đối với hộ nông dân nhằm tạo ra tiền đề cho đề tài. - Phân tích tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè thông qua việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu đối với hộ nông dân. - Đánh giá tình hình cho vay hộ nông dân tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại chi nhánh. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài được thực hiện từ 12/ 8/2013 đến 18/ 11 /2013. Số liệu trong đề tài thu thập từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay đối với hộ nông dân thông qua các chỉ tiêu doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu đối với hộ nông dân. 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU  Cơ sở lý thuyết nào về hoạt động tín dụng, đặc biệt là cho vay đối với hộ nông dân làm cơ sở nghiên cứu?  Hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại chi nhánh hiện như thế nào?  Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với hộ nông dân và những giải pháp nào giúp nâng cao hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại chi nhánh? 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1 Tổng quan về tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Theo Thái Văn Đại (2012, trang 36) định nghĩa rằng: “Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.” 2.1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng * Căn cứ vào thời hạn tín dụng Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình. Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm và sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất và xây dựng công trình vừa và nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng trung dài hạn còn là nguồn quan trọng hình thành nên vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp mới thành lập. Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho nhu cầu đầu tư dài hạn như: xây dựng cơ bản (nhà xưởng, dây chuyền sản xuất,…), xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biển, sân bay,…), cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 32). * Căn cứ và đối tượng tín dụng Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu… Tín dụng vốn cố định: cho vay được sử dụng để hình thành tài sản cố định. (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 33). * Căn cứ mục đích tín dụng Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp, chủ thể kinh tế để sản xuất và lưu thông hàng hóa. 3 Tín dụng tiêu dùng: cấp phát tín dụng cho cá nhân để phục vụ nhu cầu tiêu dung cá nhân. Tín dụng học tập: cấp tín dụng phục vụ việc học tập của sinh viên. (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 33). * Căn cứ vào chủ thể vay vốn Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa NH, các tổ chức tín dụng với nhà doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng Nhà nước: là loại tín dụng mà trong đó nhà nước là người đi vay. (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 33,34). * Căn cứ vào đối tượng trả nợ Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ. Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là 2 đối tượng khác nhau. (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 34,35). 2.1.1.3. Chức năng của tín dụng ngân hàng Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, nó phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu dùng. Đó là chức năng phân phối lại tài nguyên của tín dụng. Ngày nay NH cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tốc độ lưu thông hàng hóa nhanh hơn, nói cách khác tín dụng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa kinh tế phát triển hơn. (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 35). 2.1.2 Sơ lược về cho vay đối với hộ nông dân  Nguyên tắc Hoạt động tín dụng của ngân hàng tuân thủ các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu 4 đã được bên vay trình bày với ngân hàng và được ngân hàng cho vay chấp nhận. Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc bắt buộc người vay phải chủ động trả nợ gốc và lãi cho NH sau khi đáo hạn. Nếu đến hạn người đi vay không chủ động trả nợ cho NH thì NH sẽ phong tỏa tài khoản tiền gửi của khách hàng (trường hợp khách hàng có tài khoản tiền gửi tại NH), chuyển nợ quá hạn (trường hợp không được cơ cấu lại thời hạn) hoặc NH sử dụng biện pháp cứng gắn hơn như phát mãi tài sản, thu hồi nợ. (Thái Văn Đại, 2012, trang 37).  Điều kiện cho vay Các khách hàng muốn được vay vốn ngân hàng phải có những điều kiện cơ bản sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: + Pháp nhân phải có pháp luật dân sự. + Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật hành vi dân sự. + Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật hành vi dân sự. + Thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh phải có năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 5 Các điều kiện cho vay có thể được từng ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tùy thuộc vào môi trường kinh doanh…(Thái Văn Đại, 2012, trang 40,41).  Mức cho vay: Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay, khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng. Mức cho vay hộ nông dân tại điều 13 theo Quyết định số 666/QĐHĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 về quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thì khách hàng có vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn vay ngắn hạn và 20% tổng nhu cầu vốn vay trung dài hạn.  Quy trình cho vay đối với hộ nông dân tại chi nhánh Hiện nay việc mở rộng tín dụng đặc biệt là tín dụng nông thôn là một mục tiêu quan trong của hệ thống NHNo&PTNT. Quy trình nghiệp vụ cho vay được thực hiện như sau: 1) Hộ nông dân có nhu cầu vay vốn, liên hệ cán bộ tín dụng trực thuộc địa bàn quản lý của họ. 2) Cán bộ tín dụng thẩm định điều kiện vay vốn, có ý kiến về việc cho vay hay không cho vay. 3) Sau khi thẩm định, nếu đủ điều kiện vay, cán bộ tín dụng lập thủ tục hồ sơ vay trình trưởng phòng tín dụng, trưởng phòng tín dụng xem xét nếu thấy đủ điều kiện trình giám đốc duyệt. 4) Giám đốc sau khi xem xét hồ sơ của phòng tín dụng trình lên nếu quyết định cho vay thì ký duyệt sau đó giao lại cho phòng tín dụng. Trường hợp không cho vay thì giám đốc trả hồ sơ lại cho phòng tín dụng và gởi thong báo từ chối cho vay đến khách hàng. 5) Khi giám đốc ký duyệt hồ sơ cho vay thì phòng tín dụng chuyển hồ sơ qua phòng kế toán. 6) Phòng kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ sau đó hạch toán và tiến hành giải ngân. 2.1.3 Một số khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay * Khái niệm doanh số cho vay 6 Doanh số cho vay (DSCV) là tổng số tiền ngân hàng giải ngân cho khách hàng trong một khoảng thời gian xác định. * Khái niệm doanh số thu nợ Doanh số thu nợ (DSTN) là tổng số tiền khách hàng đã trả cho ngân hàng trong một khoảng thời gian xác định. * Khái niệm dư nợ cho vay Dư nợ cho vay là tổng số tiền khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm xác định. * Khái niệm nợ xấu Căn cứ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định, tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; 7 - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. * Chỉ tiêu Nợ xấu/Tổng dư nợ Tổng số nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) = x 100% (2.1) Tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Những NH có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng NH càng cao. (Thái Văn Đại, 2012, trang 138). * Chỉ tiêu Vòng quay vốn tín dụng 8 Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng (%) = x 100% (2.2) Dư nợ bình quân Trong đó: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = (2.3) 2 Đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Nó phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của nó. Đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho NH. (Thái Văn Đại, 2012, trang 139). * Chỉ tiêu hệ số thu nợ Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ (%) = x 100% (2.4) Doanh số cho vay Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH, nó phản ánh trong một thời kỳ nhất định với doanh số cho vay nhất định. Hệ số này càng cao rủi ro tín dụng càng thấp, càng tốt cho NH. (Thái Văn Đại, 2012, trang 139). * Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn Tổng dư nợ cho vay Hiệu suất sử dụng vốn (%) = x 100% Tổng nguồn vốn (2.5) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của NH với nguồn vốn huy động. (Thái Văn Đại, 2012, trang 138). 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 9 Thu thập số liệu thứ cấp từ ngân hàng bao gồm: báo cáo thống kê tín dụng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, internet để phục vụ cho việc phân tích. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 - y 0 (2.6) Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau ∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. 2.2.2.2. Phương pháp so sánh bằng số tương đối Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y1 ∆y = *100 - 100% (2.7) y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau. ∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 10 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG 3.1 SƠ LƯỢC VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo pháp lệnh ngân hàng và Công ty tài chính.Trong thời kỳ mà đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Từ khi ra đời cho tới nay, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã qua nhiều lần đổi tên (thông qua quyết định của Chính phủ) như: + Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1978) + Ngân hàng Phát triển nông thôn Việt Nam (1988) + Năm 1990, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính Phủ) ký quyết định số 400/CT đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, đến 15/10/1996 Ngân hàng Nông nghiệp đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Việt Nam, tên tiếng Anh là Viet Nam Bank for Argiculture and Rural Development và tên giao dịch quốc tế là: AVB&RD. Mọi hoạt động của chi nhánh điều thông qua Ngân hàng tỉnh Tiền Giang. Tháng 7/1975 Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Cái Bè được thành lập thông qua quyết định của Chính phủ. NHNo&PTNT chi nhánh Cái Bè toạ lạc tại Khu IA Trưng Nữ Vương, thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Là đơn vị kinh doanh tiền tệ trong huyện với 3 phòng giao dịch: An Hữu, Hoà Khánh và Hậu Thành. Hơn 35 năm hoạt động bên cạnh sự nỗ lực hết mình từ phía Ngân hàng, còn có sự đồng tình giúp đỡ của các cấp chính quyền đến nay, NH đã đạt những thành tựu hết sức to lớn, cơ ngơi khang trang, đầy đủ, cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ, địa bàn hoạt động ngày càng mở rộng. NH đã dần khẳng định mình trong lĩnh vực NH luôn lúc nào cũng lấy phương châm “mang lại sự phồn vinh cho khách hàng”. 11 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC Giám đốc P.Giám đốc P.Giám đốc PGD Hòa Khánh Phòng kế hoạch và kinh doanh Phòng tổ chức hành chính PGD An Hữu P.Giám đốc Phòng kế toán ngân quỹ Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Huyện Cái Bè Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Cái Bè 12 PGD Hậu Thành Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT huyện Cái Bè bao gồm: + Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc. + Các phòng ban: gồm phòng kế hoạch và kinh doanh, phòng tổ chức hành chánh, phòng kế toán ngân quỹ và 3 phòng giao dịch. * Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban : Đến nay NHNo&PTNT chi nhánh Cái Bè thực hiện tốt về những hoạt động của đầy đủ của một ngân hàng. Giám Đốc: Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, hướng dẫn giám sát việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ, nội dung hoạt động được cấp trên giao. Thực hiện các chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng. Có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức,bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật nâng lương cho cán bộ trong đơn vị. Phó giám đốc: Có nhiệm vụ giám sát tình hình hoạt động trong cơ quan do Giám đốc phân công và ủy quyền. Thường xuyên phân tích tính hình tài chính, tình hình huy động vốn và tình hình về đầu tư tín dụng. Qua đó làm tham mưu cho Giám đốc trong điều hành các phòng nghiệp vụ. Phòng kế hoạch và kinh doanh: Chuyên thực hiện các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, huy động vốn. Bên cạnh đó có trách nhiệm kiểm soát, theo dõi quá trình sử dụng các món vay của khách hàng, báo cáo thống kê, xây dựng kế hoạch vốn cho toàn chi nhánh và đưa ra kế hoạch hoạt động tín dụng . Phòng kế toán và ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ như: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàngBên cạnh còn thực hiện các khoản thu chi tiền mặt với sự xác nhận của bộ phận kế toán, bảo quản các tài sản có giá trị trong kho cũng như các giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng. Khách hàng sẽ đến nộp và lãnh tiền ở phòng Ngân quỹ và ngược lại phòng Ngân quỹ cũng có trách nhiệm kiểm tra số tiền. Phòng Tổ chức – Hành chính: Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên, bố trí công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an toàn tài sản của cơ quan, quản lý toàn bộ văn thư theo quy định, giải quyết các vấn đề về lương, khen thưởng, hưu trí, thôi việc,…. 13 Phòng giao dịch: Là phòng giao dịch trực thuộc ngân hàng nông nghiệp huyện Cái Bè, quản lý cho vay ở khu vực An Hữu, Hậu Thành và Hòa Khánh, chịu sự chỉ đạo của Giám đốc ngân hàng huyện. 3.3 NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CHI NHÁNH + Huy động vốn nội và ngoại tệ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì hạn, tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá,… + Cho vay vốn: ngắn, trung, dài hạn bằng đồng ngoại tệ và Việt Nam đồng, với tất cả ngành nghề, các thành phần kinh tế, lãi suất thỏa thuận. + Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,… + Làm dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, cá nhân trong và ngoài nước. + Bán các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại như: chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế qua mạng, các loại thẻ thanh toán, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ… 3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH Có thể nói đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là Nhà nước hay ngoài quốc doanh thì kết quả hoạt động kinh doanh vẫn được xem là vấn đề hàng đầu. Bảng kết quả kinh doanh cho ta thấy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó đã đạt được mục tiêu của mình đề ra hay không, và việc đạt được mục tiêu đó có ảnh hưởng tốt hay xấu như thế nào để từ đó tìm ra những biện pháp khắc phục những mặc hạn chế. Kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện qua ba nét chính là: tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận. Một ngân hàng hoạt động trên thị trường tài chính, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn như sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ, sự biến động của thị trường tài chính, nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Vì vậy, muốn tồn tại và duy trì hoạt động của mình thì ngân hàng phải thực sự hoạt động có hiệu quả. Lợi nhuận là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá hoạt động của ngân hàng và nó còn là chỉ tiêu mà mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đặc biệt quan tâm đến. Trong hoạt động của mình ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề là làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất đồng thời phải giảm được mức rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo được kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè, qua thời gian cùng với sự nỗ lực không ngừng chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau: 14 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng qua 3 năm (2010-2012) Chỉ tiêu Thu nhập Thu nhập lãi Thu nhập phi lãi Chi phí Chi phí lãi Chi phí phi lãi Lợi nhuận trước thuế 2010 112.842 101.602 11.240 (92.695) (79.030) (13.665) 20.147 Năm 2011 2012 154.523 150.280 149.394 132.246 5.129 18.034 (130.310) (126.855) (102.813) (90.688) (27.497) (36.167) 24.213 23.425 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 41.681 36,94 (4.243) (2,75) 47.792 47,04 (17.148) (11,48) (6.111) (54,37) 12.905 251,61 (37.615) 40,58 3.455 (2,65) (23.783) 30,09 12.125 (11,79) (13.832) 101,22 (8.670) 31,53 4.066 20,18 (788) (3,25) Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng 6 tháng đầu năm (2012-2013) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Thu nhập Thu nhập lãi Thu nhập phi lãi Chi phí Chi phí lãi Chi phí phi lãi Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2012 2013 64.623 64.694 56.231 57.931 8.392 6.763 (52.011) (51.630) (40.605) (36.657) (11.406) (14.973) 12.612 13.064 2013/2012 Số tiền % 71 0,00 1.700 3,02 (1.629) (19,41) 381 (0,73) 3.948 (9,72) (3.567) 31,27 452 3,58 Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013 15 Về thu nhập Thu nhập của ngân hàng là khoản tiền mà NH thu được từ quá trình hoạt động kinh doanh của mình gồm các hoạt động như cấp tín dụng, đầu tư, cung cấp dịch vụ và các khoản thu khác. Qua bảng 3.5 ta có thể thấy tổng thu nhập của chi nhánh từ năm 2010 đến năm 2011 có xu hướng tăng và tăng khá rõ rệt 36,94% so với năm 2010. Có thể thấy trong năm 2011 thu nhập của chi nhánh tăng chủ yếu là thu nhập từ lãi (tăng 47,04% so với 2010) và chiếm 96,10% trong tổng thu. Trong năm 2011, nền kinh tế của nước ta vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu mặc dù NHNN cũng đã có nhiều lần kéo giảm lãi suất huy động vốn nhằm tạo cơ sở cho việc các NHTM hạ lãi suất cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn NH. Tuy nhiên, đến cuối năm 2011 lãi suất huy động của NH vẫn ở mức 14%/năm và làm cho lãi suất cho vay ở mức 17-18%/năm, vì vậy làm cho thu từ hoạt động tín dụng tăng mạnh và kéo theo thu nhập của chi nhánh trong năm tăng. Bên cạnh đó, chi nhánh không ngừng đầu tư cải tiến sản phẩm để phục vụ tốt nhất cho khách hàng, ngoài ra, đây là ngân hàng thương mại nhà nước nên được sự hỗ trợ rất nhiều từ các cơ quan ban ngành cấp trên làm cho thu nhập không ngừng tăng. Bước sang năm 2012, thu nhập của chi nhánh có phần giảm (giảm 2,75% so với năm 2011), trong đó thu nhập từ lãi có chiều giảm so với năm 2011 (giảm 11,48%). Sở dĩ thu nhập giảm là do trong năm 2012 lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các NHTM đồng loạt giảm theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, thu nhập phi lãi của chi nhánh có chiều hướng tăng rất nhanh (tăng 251,61% so với năm 2011). Điều này cho thấy ngoài hoạt động cho vay thì năm 2012 chi nhánh đã chú trọng đến việc phát triển thêm các dịch vụ có liên quan như dịch vụ chuyển tiền, thanh toán...và góp phần tăng thu nhập của mình. Về 6 tháng đầu năm 2013 thì qua bảng 3.6 ta có thể thấy thu nhập biến động rất nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012 (chỉ tăng 71 triệu đồng). Trong đó thu nhập từ lãi tăng 3,02% và thu nhập ngoài lãi có xu hướng giảm 19,41% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tình hình hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 có nhiều biến động tốt làm tăng thu nhập cho chi nhánh. Bên cạnh đó chi nhánh đã thực hiện nhiều chương trình kích thích tăng trưởng tín dụng để nâng cao thu nhập từ lãi vay. Về chi phí Nhìn chung ta có thể thấy chi phí của chi nhánh qua 3 năm 2010-2012 tăng giảm không đều. Cụ thể năm 2011, tổng chi phí tăng 40,58% so với năm 2010 trong đó cả chi phí lãi và phi lãi đều tăng (chi phí lãi tăng 30,09% và phi 16 lãi tăng 101,22%). Do nhu cầu nâng cao vị thế cạnh tranh, NHNo & PTNT huyện Cái Bè đã không ngừng mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng, tiến hành sửa chữa lại, trang bị và nâng cấp máy móc thiết bị tạo điều kiện tốt cho cán bộ công nhân viên làm việc làm cho khoản chi phí tăng lên. Bên cạnh đó, năm 2011 chi nhánh đã đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng gửi tiền làm cho chi phí tăng lên đáng kể. Bước sang năm 2012, tổng chi phí có phần giảm so với năm 2011. Cụ thể giảm 2,65% trong đó giảm chủ yếu là chi phí lãi (giảm 11,79% so với năm 2011). Nguyên nhân là do trong năm 2012 mức lãi suất huy động của chi nhánh đã giảm khá mạnh theo qui định của NHNN. Vì vậy mà chi phí lãi của chi nhánh trong năm cũng đã giảm so với năm 2011. Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ khác cũng bị cạnh tranh bởi các dịch vụ mới, hiện đại của các ngân hàng mới thành lập làm cho chi nhánh phải tốn nhiều chi phí ngoài lãi cho việc cải thiện các dịch vụ hiện có của mình. Chi nhánh phải tốn nhiều chi phí để tuyên truyền, quảng cáo huy động vốn bằng nhiều hình thức vì vậy chi phí phi lãi vẫn tăng 31,53% so với năm 2011. Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy tổng chi phí giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 cũng có phần giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012 (giảm 0,73%). Trong đó chi phí lãi giảm 9,72%, sở dĩ chi phí giai đoạn này giảm là do lãi suất huy động của chi nhánh giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, mặc dù giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 lãi suất huy động đã có phần giảm so với năm 2011 tuy nhiên bước sang 6 tháng đầu năm 2013 lãi suất vẫn tiếp tục giảm,vì vậy chi phí lãi đã giảm đi phần nào. Trong khi đó chi phí phi lãi giai đoạn này vẫn tăng (tăng 31,27% so với 6 tháng đầu năm 2012). Nguyên nhân là do giai đoạn này chi nhánh vẫn tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quảng cáo, đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, các chế độ giao dịch ưu đãi cho khách hàng gởi tiền, bố trí thêm quầy giao dịch đã làm tăng chi phí hoạt động của chi nhánh cùng với việc lương nhân viên cũng tăng vì vậy các khoản chi phí phi lãi vẫn tăng. Về lợi nhuận Khi kinh doanh tiêu chí hàng đầu của các doanh nghiệp là lợi nhuận. NHTM cũng như các loại hình doanh nghiệp khác cũng đều hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Nhìn vào những con số ở bảng 3.5 ta có thể thấy lợi nhuận của chi nhánh có phần tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận tăng 20,18% so với năm 2010 và sang năm 2012 lại giảm 3,25% so với năm 2011. Năm 2011 lợi nhuận tăng là do trong năm NHNo huyện Cái Bè đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động chung của thị trường cũng như đã tích cực mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn. Bên cạnh đó, chi nhánh áp dụng nhiều biện pháp nhằm khắc phục yếu kém trong cách quản lý các khoản 17 mục chi phí, hạ thấp các khoản mục chi bất hợp lý, tạo tiền đề cho việc hạ thấp lãi suất cho vay để tăng thế mạnh cạnh tranh. Bước sang năm 2012 lợi nhuận chi nhánh giảm 3,25% so với năm 2011, việc lợi nhuận giảm một phần là do trong năm 2012 thu nhập giảm mạnh cùng với việc chi phí cũng giảm tuy nhiên thu nhập lại giảm mạnh hơn chi phí. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 thì lợi nhuận có biến chuyển khá tốt, tăng 3,58% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Mặc dù thu nhập hầu như tăng không đáng kể tuy nhiên chi phí của chi nhánh trong 6 tháng đầu năm đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Chi phí lãi trong giai đoạn này đã giảm 3,72% so với cùng kỳ năm trước. Chính những điều này đã góp phần tăng lợi nhuận của chi nhánh. Mặc dù lợi nhuận năm 2012 có phần giảm nhưng nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 vẫn ở mức khá tốt. Điều này cho thấy sự nổ lực cao của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong chi nhánh. Để đạt được kết quả như trên là nhờ vào chính sách, chủ trương đúng đắn của NH cấp trên trong việc điều hành lãi suất, mở rộng đối tượng cho vay tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người dân dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả từ đó dễ dàng thanh toán tiền vay cho NH. 3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.5.1 Thuận lợi NHNo&PTNT huyện Cái Bè có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh như: Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè là NHTM nhà nước hoạt động lâu đời trên địa bàn huyện. Trụ sở đặt tại: Khu IA Trưng Nữ Vương, thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, đây là vị trí kinh doanh thuận lợi được mọi người biết đến, thương hiệu NHNo&PTNT đã đi sâu vào lòng người dân. Bên cạnh đó, tâm lý chung của hầu hết người dân ở nông thôn là an tâm hơn khi gửi tiền vào ngân hàng nhà nước. Vì vậy có thể nói chi nhánh cũng gặp nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, việc huy động vốn của chi nhánh cũng tương đối tốt. Đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình đầy kinh nghiệm, trong quá trình làm việc có sự đoàn kết, tương trợ nhau trong nghiệp vụ, cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc và sự đóng góp nhiệt tình của toàn thể cán bộ nhân viên. Chính điều này đã góp phần rất lớn trong sự thành công của chi nhánh. Quá trình đô thị hóa cũng như chuyển đổi cơ cấu ở địa phương tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn phát triển nhộn nhịp và đa 18 dạng như kinh doanh lương thực, xay xát lúa gạo, công nghiệp chế biến, buôn bán vật tư nông nghiệp, thương mại dịch vụ....đã thu hút một lượng vốn đầu tư vào các lĩnh vực này. Nhiều khách hàng lớn có uy tín đã có mối quan hệ lâu dài với chi nhánh, chi nhánh cũng tạo được lòng tin nơi khách hàng trong quá trình hoạt động. Hoạt động của chi nhánh được chuẩn hoá bằng các quy định, quy chế ban hành dựa trên cơ sở chính sách pháp luật rất chặt chẽ, tạo điều kiện cho việc chuyên nghiệp hoá chuyên môn của cán bộ nhân viên. Thực hiện tốt chủ trương phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và nhà nước, kinh tế xã hội chuyển biến tích cực, nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, góp phần nâng cao đời sống cho đa số người dân nơi đây. NHNo&PTNT huyện Cái Bè nằm trên địa bàn có diện tích đất phù sa màu mỡ, có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt Huyện Cái Bè có diện tích trồng chuyên canh cây đặc sản với quy mô lớn như xoài cát Hòa Lộc, bưởi long Cổ Cò,.. Sự phát triển của nền kinh tế huyện cũng góp phần là động lực để chi nhánh phát triển hoạt động kinh doanh của mình. 3.5.2 Khó khăn Mạng lưới hoạt động của chi nhánh còn mỏng, hiện nay chi nhánh có một trụ sở chính và ba phòng giao dịch. Ngoài sự canh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như: Sacombank, Vietinbank, Vietcombank, Eximbank, Đông Á.... còn có các kênh huy động khác như bảo hiểm, quỹ tín dụng... Do đó, ngân hàng phải cạnh tranh trong điều kiện hết sức khó khăn đặc biệt là khó khăn về lãi suất cho vay. Địa bàn hoạt động tương đối rộng, giao thông nông thôn từng bước được cải thiện tuy nhiên vào mùa mưa lũ công tác thẩm định của cán bộ tín dụng còn gặp nhiều khó khăn. Việc xử lý thu hồi nợ làm phát sinh chi phí cao. Bên cạnh mặc dù máy móc thiết bị có phần cải thiện hơn trước nhưng vẫn còn thiếu, công nghệ thông tin chưa đáp ứng hết những đòi hỏi của quá trình hoạt động. Hoạt động Marketing của chi nhánh còn rất hạn chế. Chi nhánh không có bộ phận marketing giới thiệu các sản phẩm, tìm hiểu về KH để phục vụ cho công tác tín dụng cũng như các dịch vụ khác. Nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trình độ dân trí thấp, ý thức chấp hành của người vay chưa tốt. Mặt khác, thu 19 nhập của người dân thực sự chưa cao, việc giao dịch với ngân hàng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. 3.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.6.1 Mục tiêu Mục tiêu của chi nhánh đến cuối năm 2013 là: - Huy động vốn: Tổng vốn huy động 1.295 tỷ đồng, tăng trưởng 147 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2012 là 13%. - Sử dụng vốn: tổng dư nợ là 896 tỷ đồng, tăng trưởng tổng dư nợ 100 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2012 là 12,56%, trong đó: + Hộ sản xuất và cá nhân: Dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân là 650 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 72,54% trên tổng dư nợ. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn 783 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân 537 tỷ đồng. + Doanh nghiệp: Dư nợ cho vay doanh nghiệp: 246 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,46% trên tổng dư nợ. Nợ xấu cho vay doanh nghiệp là 3 tỷ, chiếm 0,33% trên tổng dư nợ và 1,22% trên dư nợ cho vay doanh nghiệp. 3.6.2 Các giải pháp thực hiện - Các giải pháp chỉ đạo tăng trưởng tín dụng gắn liền với triển khai sản phẩm, dịch vụ nói chung và hộ sản xuất cá nhân, doanh nghiệp nói riêng: + Đẩy mạnh phát triển bán chéo giữa sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác như: bán các sản phẩm của ABIC, phát triển thẻ,... nhằm tăng nguồn thu ngoài tín dụng. Đồng thời gắn kết bền vững lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng, đáp ứng nhhu cầu và phục vụ khách hàng về sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ kèm theo hiện có. + Tiếp tục thực hiện nâng cao công tác quản lí, điều hành, nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện trong từng ngày, điều hành nhanh nhạy để thực hiện hiệu suất sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất, không để đọng vốn. - Về nguồn vốn: 20 + Quán triệt đến toàn thể cán bộ công nhân viên chức Chi nhánh phải coi nguồn vốn là nền tảng để mở rộng kinh doanh. Vân động, tìm kiếm những khách hàng có tiền nhàn rỗi hiện chưa có nhu cầu sử dụng vốn để gửi vào NH. + Tăng cường công tác tiếp thị và xây dựng tốt các mối quan hệ với các TCKT, KBNN, các khách hàng truyền thống,... giữ vững và thu hút nguồn tiền gửi có lãi suất thấp. + Thực hiện cơ chế khuyến khích huy động vốn và giao chỉ tiêu huy động vốn đối với từng CBNV theo văn bản số 1255/HĐTV-KHTH ngày 25/7/2012 của Chủ tịch HĐTV Agribank. - Về tín dụng: + Cho vay phải bám sát chương trình, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ưu tiên cho 5 loại hình doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp, đầu tư đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực trên cơ sở điều tra khảo sát các dự án có hiệu quả. + Tiếp tục thực hiện tốt Nghị định 41/2010/NĐ-CP kết hợp chặt chẽ với các cấp, hội để mở rộng đầu tư cho vay nông nghiệp, nông thôn. + Tăng trưởng dư nợ phải trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn ổn định, kiểm soát được chất lượng. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: phải lấy hiệu quả dự án là chính, với tài sản đảm bảo nợ vay. + Tiếp tục thực hiện điều tra nắm bắt khách hàng, rà soát nợ đến hạn trong tháng, nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, chủ động thẩm định, hoàn tất hồ sơ vay vốn để giải ngân ngay từ những ngày đầu tháng, tránh lãng phí vốn. 21 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG 4.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ XÃ HỘI TẠI ĐỊA PHƯƠNG Cái Bè là huyện nằm ở vị trí cửa ngõ kinh tế về phía Tây Bắc và Tây Nam tỉnh Tiền Giang, là 1 trong 7 huyện của tỉnh, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 50 km, có địa giới phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Đông giáp huyện Cai Lậy. Cái Bè có diện tích 420,9 km2 bao gồm : thị trấn Cái Bè và 24 xã là: Đông Hoà Hiệp, Hoà Khánh, Mỹ Lương, An Hữu, Hoà Hưng, Hội Cư, Hậu Thành, Thiện Trí, An Thái Trung, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, An Thái Đông, Tân Thanh, Tân Hưng, Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B, Mỹ Trung, Thiện Trung, Hậu Mỹ Phú, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B và Mỹ Tân. Có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, nguồn nước ngọt dồi dào, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ và hàng năm được bồi đắp phù sa. Đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của huyện đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Cái Bè là huyện có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh, diện tích trồng lúa 3 vụ là 59.983 ha, nhưng cao nhất là diện tích trồng cây ăn trái với 140.600 ha. Huyện có 2 xã có diện tích đất nông nghiệp tương đối rộng, đó là xã Hậu Mỹ Trinh: 29.600 ha, Hậu Mỹ Bắc A: 25.260 ha. Giao thông đường thủy rất thuận lợi, lòng kênh rạch hàng năm luôn được nạo vét, chính vì thế mà chợ, trường học, trạm, trại được xây dựng rất nhanh, các ngành nghề thủ công như bánh phồng, báng tráng rế... phát triển. Các dịch vụ, mua bán trao đổi hàng hoá ở Cái Bè hoạt động rất mạnh, bảo đảm đời sống nhân dân, thuận tiện trong giao lưu mua bán và tiêu dùng sinh hoạt. Bên cạnh ngành trồng trọt thì chăn nuôi trên địa bàn huyện cũng phát triển không kém với nhiều chủng loại: gia súc, gia cầm, tôm, cá trong mương, vườn, bãi bồi ven sông Tiền,… Về ngành tiểu thủ công nghiệp cũng tăng trưởng mạnh giải quyết việc làm cho người lao động với nhiều ngành: cơ sở xay xát lau bóng gạo, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, các lò sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng,… Ngành thương mại - dịch vụ cũng có những bước phát triển rất nhanh, các chợ xã cũng được nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua 22 bán hàng hóa, các chợ trái cây của huyện cũng được quan tâm đúng mức thu hút được khách hàng mua bán nhiều loại trái cây góp phần phát triển kinh tế huyện. Về giao thông với hơn 40 km quốc lộ chạy xuyên qua địa bàn huyện từ Cai Lậy lên tới Mỹ Thuận. Ngoài ra trong địa bàn huyện bên cạnh những con đường lớn còn có những con đường tráng đan trải khắp làng xã. Cái Bè còn là nơi có tiềm năng du lịch đáng kể. Khu du lịch Cái bè gồm các tuyến tham quan chợ nổi Cái Bè, nhà cổ ở Đông Hòa Hiệp, cồn Cổ Lịch, cầu Mỹ Thuận... Nhìn chung nền kinh tế huyện Cái Bè ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt; mạng lưới điện, nguồn nước sạch cho sinh hoạt, đường giao thông, mạng lưới thông tin,… được các cấp chính quyền quan tâm. Kinh tế phát triển, đời sống tinh thần và phúc lợi xã hội cũng từng bước được cải thiện. 4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ 4.2.1 Tình hình nguồn vốn của chi nhánh giai đoạn năm 2010 đến tháng 6/2013 NHNo&PTNT là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Nguồn vốn của ngân hàng hình thành từ nguồn vốn huy động từ các cá nhân, doanh nghiệp và nguồn vốn bổ sung từ Chính phủ. Nguồn vốn huy động của NHNo luôn chiếm tỷ lệ lớn so với toàn ngành. Bên cạnh ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn từ nơi thừa chuyển đến nơi thiếu. Việc tăng trưởng nguồn vốn sẽ mở rộng kinh doanh, huy động vốn là mục tiêu sống còn đối với chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Cái Bè với phương châm “Đi vay để cho vay” chủ động nguồn vốn, giảm tỷ lệ vốn điều chuyển từ Hội sở là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Xét riêng về nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Cái Bè giai đoạn năm 2010 đến tháng 6/2013 có sự tăng trưởng khá rõ rệt. Cụ thể tổng nguồn vốn của chi nhánh trong năm 2011 tăng 6,41% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 270.644 triệu đồng tương đương 30,85% so với năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 1.145.066 triệu đồng trong khi cùng kỳ năm 2012 là 990.968 triệu đồng, như vậy 6 tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng 15,55% so với cùng kỳ năm trước. Hai bảng số liệu bên dưới sẽ giải thích cụ thể về tình hình nguồn vốn của chi nhánh giai đoạn từ năm 2010 đến thời điểm tháng 6 năm 2013. 23 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm (2010-2012) Đơn vị tính: triệu đồng 2010 Chỉ tiêu Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn Số tiền 706.010 118.481 824.491 Tỷ trọng 85,63 14,37 100 2011 2012 Số tiền Tỷ Tỷ trọng Số tiền trọng 877.360 100 1.148.004 100 0 0 0 0,00 877.360 100 1.148.004 100 2011/2010 Số tiền 171.350 (118.481) 52.869 2012/2011 % 24,27 0,00 6,41 Số tiền 270.644 0 270.644 % 30,85 0,00 30,85 Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của chi nhánh 6 tháng đầu năm (2012-2013) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012 Tỷ Số tiền trọng 990.968 0 990.968 100,00 0,00 100,00 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ Số tiền trọng 1.145.066 0 1.145.066 100,00 0,00 100,00 6 tháng đầu năm 2013/2012 Số tiền 154.098 0 154.098 % 15,55 0,00 15,55 Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013 24 Phân tích nguồn vốn huy động Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại, thực chất đó là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Qua bảng 4.1 và 4.2 ta có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng liên tục từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Điều đó cho thấy công tác huy động vốn của chi nhánh đạt hiệu quả tốt, thu hút được nhiều nguồn vốn tại chỗ với chi phí thấp. Nếu như năm 2010 vốn huy động chiếm 85,63% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh nhưng bước sang năm 2011 nguồn vốn huy động của chi nhánh chiếm 100% tổng nguồn vốn đồng nghĩa với việc năm 2011 chi nhánh đã chủ động trong nguồn vốn của mình hầu như không sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển từ NH cấp trên để cho vay và đây cũng là một tín hiệu rất khả quan vì vốn điều chuyển cũng gây không ít ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh, nguồn vốn này sẽ được vay với lãi suất cao hơn lãi suất huy động vì vậy nếu sử dụng thì chi phí của chi nhánh sẽ tăng…Năm 2011 nguồn vốn huy động tăng 2,27% so với năm 2010 do lợi thế về uy tín và là NH lâu đời nên Chi nhánh NHNo vẫn được khách hàng tín nhiệm, lựa chọn đầu tư vốn cùng với việc lãi suất huy động trong năm vẫn ở mức khá cao nên việc huy động vốn là khá dễ dàng. Đến năm 2012 thì nguồn vốn huy động tiếp tục tăng 30,85% so với năm 2011 và chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì việc không cần đến nguồn vốn điều chuyển. Mặc dù nền kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, các NH cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn, tuy nhiên việc huy động vốn của chi nhánh vẫn tăng là do chi nhánh thường xuyên tăng cường các chương trình khuyến mãi cho các khách hàng gởi tiền nhân dịp Tết Trung thu, Tết dương lịch. Bên cạnh, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hộ nông dân có khó khăn về đầu ra, lãi suất vay,… nên đầu tư vốn để mở rộng kinh doanh còn hạn chế, tạm gửi vốn nhàn rỗi vào NH để lấy lãi vẫn là sự lựa chọn an toàn của người gửi tiền. Đồng thời, chi nhánh cũng quan tâm đến việc huy động vốn của mình luôn đảm bảo giờ giấc làm việc và đảm bảo nhanh lẹ cho khách hàng có nhu cầu gửi tiền. Bước sang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 ta có thể thấy chi nhánh vẫn tiếp tục không cần đến nguồn vốn điều chuyển và lượng vốn huy động vẫn đạt mức rất cao (1.145.066 triệu đồng). Nếu so với cùng kỳ năm 2012 thì số vốn huy động tăng 15,55%, mặc dù lãi suất huy động giai đoạn này đã giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, tuy nhiên vẫn còn trong giai đoạn khó khăn, các NHTM khác hoạt động kém hiệu quả, vì vậy người dân chỉ an tâm khi gởi tiền vào NH quốc doanh, bên cạnh công tác huy động vốn của chi nhánh đã ngày càng được chú trọng và nâng cao, các hình 25 thức huy động vốn của chi nhánh ngày càng đa dạng và phong phú phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, tiết kiệm dự thưởng,… Phân tích nguồn vốn điều chuyển Nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn từ ngân hàng hội sở chuyển xuống với chi phí cao hơn chi phí huy động tại chỗ do nguồn này được hình thành khi các chi nhánh huy động dư thừa chuyển về hội sở để cho các chi nhánh huy động thiếu vay lại. Hầu hết các chi nhánh nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không đáp ứng được hết nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ thì chi nhánh còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Tuy nhiên nguồn vốn điều chuyển cũng gây không ít ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh vì nguồn vốn này sẽ được vay với lãi suất cao hơn lãi suất huy động vì vậy nếu sử dụng thì chi phí của chi nhánh sẽ tăng. Do đó, các NH luôn có xu hướng giảm bớt nguồn vốn này trong cơ cấu tổng nguồn vốn của mình. Riêng đối với NHNo&PTNT Huyện Cái Bè thì mục tiêu này đã được thực hiện rất tốt. Qua 2 bảng số liệu ta có thể thấy bắt đầu kể từ năm 2011 trở đi thì chi nhánh hầu như không cần đến nguồn vốn này. Điều này cho thấy chi nhánh đã thực hiện rất tốt công tác huy động vốn và luôn đảm bảo nguồn vốn dư để phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Như vậy, việc phân tích nguồn vốn cho ta thấy chi nhánh đã có được tín hiệu khả quan trong việc huy động vốn cũng như việc tận dụng được nguồn vốn tại chỗ với chi phí thấp, không còn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của ngân hàng cấp trên đồng thời đã ngày càng giảm được chi phí góp phần nâng cao lợi nhuận của mình. 4.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh Nhìn chung vào cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh ta có thể thấy trong thời gian gần đây nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng khá cao và từ năm 2011 trở đi hầu như chi nhánh đã chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay và không cần đến nguồn vốn điều chuyển. Nguồn vốn huy động của chi nhánh những năm qua ở mức khá cao đảm bảo một phần không nhỏ cho chi nhánh trong việc chủ động nguồn vốn để cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn toàn xã hội thông qua việc tập trung các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vào chi nhánh để đầu tư phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập cho xã hội. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này ta có thể tìm hiểu sơ lược về tình hình nguồn vốn huy động của chi nhánh thông qua bảng 4.3 và bảng 4.4. 26 Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn huy động của chi nhánh qua 3 năm (2010-2012) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Tiền gửi của các TCTD,KBNN Vốn huy động từ khách hàng - Tiền gửi không kì hạn - Tiền gửi có kì hạn Phát hành GTCG Tổng vốn huy động 2010 16.528 654.811 32.750 613.061 34.671 706.010 Năm 2011 5.113 830.228 25.237 804.991 42.019 877.360 2012 17.466 1.130.538 46.854 1.083.684 0 1.148.004 2011/2010 Số tiền % (11.415) (69,06) 175.417 26,79 (7.513) (22,94) 191.930 31,31 7.348 21,19 171.350 24,27 2012/2011 Số tiền % 12.353 241,60 300.310 36,17 21.617 85,66 278.693 34,62 (42.019) 0,00 270.644 30,85 Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 Bảng 4.4 Tình hình nguồn vốn huy động của chi nhánh 6 tháng đầu năm (2012-2013) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Tiền gửi của các TCTD,KBNN Vốn huy động từ khách hàng -Tiền gửi không kì hạn -Tiền gửi có kì hạn Phát hành GTCG Tổng vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012 2013 11.299 21.502 979.669 1.123.564 36.088 51.683 943.581 1.071.881 0 0 990.968 1.145.066 2013/2012 Số tiền % 10.203 90,30 143.895 14,69 15.595 43,21 128.300 13,60 0 0,00 154.098 15,55 Nguồn: Trích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013 27 Xét theo tính chất nguồn huy động thì vốn huy động của ngân hàng có được từ các nguồn khách hàng, tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước, trong đó tiền gửi khách hàng bao gồm tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế. Tùy vào thời điểm và tình hình kinh tế mà ngân hàng có những kế hoạch, chiến lược đầu tư nhiều vào thành phần kinh tế nào. Nhìn vào bảng 4.3 và 4.4 ta có thể thấy nguồn vốn huy động từ khách hàng qua các năm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước Tiền gởi các tổ chức tín dụng (TCTD), kho bạc nhà nước (KBNN) chủ yếu dùng để thanh toán bù trừ, giao dịch thanh toán nên có tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn huy động. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy khoản mục này chiếm tỷ trọng tuy không cao như tiền gửi của khách hàng tuy nhiên nó vẫn giữ vai trò khá quan trọng. Năm 2011 loại tiền gửi này có phần giảm mạnh so với năm 2010 (giảm 69,06%), nguyên nhân là do năm 2011 nền kinh tế khó khăn cùng với sự biến động của giá cả và lãi suất, lạm phát nên các NH giảm bớt số dư tiền gởi tại các NH khác để củng cố cho nguồn vốn của ngân hàng mình. Bước sang năm 2012, khoản mục này có phần tăng đột biến, tăng 241,6% so với năm 2011. Trong năm mặc dù nền kinh tế vẫn còn khó khăn tuy nhiên hoạt động kinh doanh vẫn có phần khởi sắc hơn năm 2011, nguồn tiền gởi từ dân cư, TCKT không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng nên NH huy động thêm nguồn tiền từ các TCTD khác như hình thức vay vốn, đồng thời tận dụng tối đa nguồn tiền gởi của KBNN. Sang 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 90,3% so với thời điểm cùng kỳ năm 2012. Giai đoạn này hoạt động kinh doanh của các NH vẫn tương đối cải thiện hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 vì vậy các NH vẫn tiếp tục tăng số dư tiền gửi tại NH. Sự tăng trưởng nguồn tiền gởi của các TCTD cho thấy hoạt động của hệ thống ngân hàng trong huyện có phần phát triển mạnh. Giao dịch giữa các ngân hàng tăng cao cho thấy có bước tiến bộ mới. Tiền gửi của khách hàng Tiền gửi của khách hàng ở đây bao gồm tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế. Trong loại tiền gửi này ta có thể chia làm 2 loại là tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Như đã nói đây được xem là nguồn huy động chủ yếu của chi nhánh. Có thể thấy giai đoạn từ năm 2010 đến 6/2013 thì khoản mục này có xu hướng tăng rất nhanh. Cụ thể, năm 2010 là 654.811 triệu đồng đến năm 2012 là 1.130.538 triệu đồng, tương đương tăng 36,17% so với năm 2011 trong khi năm 2011 tăng 26,79% so với năm 2010. Năm 2012 không nhiều khởi sắc làm cho các doanh nghiệp e ngại kinh doanh nên gởi vốn vào NH vì vậy số 28 vốn huy động tăng. Phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn, loại tiền gởi này khá ổn định, tạo nguồn vốn cho vay cho chi nhánh. Nguồn vốn này tăng trưởng không ngừng nhờ vào kinh nghiệm lâu năm và uy tín của NHNo trong khu vực, đồng thời tâm lý người dân luôn cảm thấy an tâm hơn khi gởi tài sản của mình vào ngân hàng thương mại nhà nước như NHNo. Bên cạnh đó, các NHTMCP trong huyện phần lớn là mới thành lập chưa tạo được nhiều tên tuổi trong lòng người dân nên dù lãi suất có cao hơn vẫn không lôi kéo được khách hàng truyền thống của NH. Tiền gởi không kỳ hạn là tài khoản tiền gởi dùng để thanh toán, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào. Do tính chất không ổn định nên loại tiền gởi này hưởng lãi suất rất thấp, thậm chí là không được hưởng lãi. Khách hàng gởi tiền loại này thường là các DN để phục vụ nhu cầu thanh toán chi phí giao dịch, mua bán. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng tuy nhiên đến năm 2012 khoản mục này tăng rất nhanh (tăng 85,66% trong khi tiền gửi có kỳ hạn chỉ tăng 34,62%). Điều này đạt được là do các cán bộ chi nhánh đã vận động, truyên truyền tốt các dịch vụ của chi nhánh đến với khách hàng. Ngoài ra, chi nhánh còn khuyến khích khách hàng gởi tiền bằng cách áp dụng lãi suất khá hấp dẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Nhìn vào bảng 4.4 ta vẫn thấy tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng tăng và tăng 14,69% so với thời điểm cùng kỳ năm 2012. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn nhưng tiền gửi không kỳ hạn lại tăng nhanh hơn 43,21% trong khi tiền gửi có kỳ hạn chỉ tăng 13,6% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do chi nhánh đã tăng cường áp dụng những biện pháp huy động vốn như điều chỉnh lãi suất phù hợp, tặng quà khuyến mãi đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, thủ tục nhanh gọn,…nên lượng khách hàng đến gửi tiền vẫn gia tăng. Năm 2010 và năm 2011 chi nhánh vẫn huy động vốn bằng cách phát hàng GTCG. Cụ thể năm 2011 tăng 21,19% so với năm 2010 nhưng kể từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2013 thì chi nhánh đã ngưng không huy động vốn bằng việc phát hành GTCG. Nguyên nhân là do việc phát hành chứng chỉ tiền gửi hay các loại giấy tờ có giá khác của chi nhánh là phụ thuộc vào sự chỉ đạo của NH cấp trên và nguồn vốn của chi nhánh. Mặt khác do thời gian gần đây chi nhánh hầu như đã không sử dụng nguồn vốn điều chuyển, việc huy động vốn của chi nhánh khá tốt, chi nhánh thừa vốn để cấp tín dụng vì vậy mà chi nhánh đã không phát hành GTCG để huy động vốn. 4.3 HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.3.1 Doanh số cho vay hộ nông dân 29 Bảng 4.5 Doanh số cho vay hộ nông dân qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Phân theo ngành Nông nghiệp Thủy sản Kinh tế tổng hợp Phân theo mức độ đảm bảo Có tài sản đảm bảo Không có tài sản đảm bảo Tổng 2010 Năm 2011 570.977 39.924 6.983 589.980 27.765 10.229 620.318 19.003 3,33 53.936 (12.159) (30,46) 6.797 3.246 46,48 345.042 16.777 256.065 328.416 16.031 283.527 370.730 247.154 617.884 395.623 232.351 627.974 2012 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 30.338 26.171 (3.432) 5,14 94,26 (33,55) 385.640 (16.626) 24.221 (746) 271.190 27.462 (4,82) 57.224 (4,45) 8.190 10,72 (12.337) 17,42 51,09 (4,35) 463.114 24.893 217.937 (14.803) 681.051 10.090 6,71 67.491 (5,99) (14.414) 1,63 53.077 17,06 (6,2) 8,45 Nguồn: Báo cáo thống kê tín dụng nội tệ qua ba năm 2010-1012 30 Bảng 4.6 Doanh số cho vay hộ nông dân 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Phân theo ngành Nông nghiệp Thủy sản Kinh tế tổng hợp Phân theo mức độ đảm bảo Có tài sản đảm bảo Không có tài sản đảm bảo Tổng 6 tháng đầu năm 2012 2013 2013/2012 Số tiền % 281.496 367.031 85.535 30,39 11.383 21.244 9.861 86,63 19.102 1.915 (17.187) (89,97) 211.520 241.485 6.412 8.765 94.049 139.940 29.965 2.353 45.891 14,17 36,7 48,79 174.709 238.015 137.272 152.175 311.981 390.190 63.306 14.903 78.209 36,24 10,86 25,07 Nguồn: Báo cáo thống kê tín dụng nội tệ 6 tháng đầu năm 2012-2013 Trong những năm qua NHNo&PTNT Huyện Cái Bè đã trở thành người bạn thân thiết của các hộ nông dân trên địa bàn huyện, là kênh cung ứng vốn quan trọng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp và là hoạt động chủ yếu của chi nhánh. Nhìn chung DSCV hộ nông dân của chi nhánh từ năm 2010 đến tháng 6/2013 có xu hướng tăng rất nhanh. Nguyên nhân do nhu cầu vay vốn để trồng trọt và chăn nuôi ngày càng nhiều hơn, nhà vườn muốn vay vốn để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp trồng trọt, đầu tư vùng chuyên canh cây trái, chuyên canh cây giống có giá trị cao. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi còn vay vốn để nuôi bò sinh sản, heo sinh sản để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Cụ thể năm 2011 DSCV hộ nông dân tăng 1,63% so với năm 2010 tương đương 10.090 triệu đồng nhưng đến năm 2012 DSCV tăng 8,45% so với năm 2011. Năm 2012, DSCV vẫn tăng và có xu hướng tăng nhanh hơn năm 2011. Do nhu cầu mở rộng quy mô, diện tích sản xuất nên DSCV trong năm có phần tăng nhanh. Cụ thể tổng DSCV tăng 53.077 triệu đồng tương đương 8,45% so với năm 2011. Còn về 6 tháng đầu năm 2013 thì ở bảng 4.6 ta có thể thấy DSCV hộ nông dân cũng tăng so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, tăng 78.209 triệu đồng tương đương 25,07% so với 6 tháng đầu năm 2012. 31 4.3.1.1 Doanh số cho vay hộ nông dân theo kỳ hạn Ngắn hạn DSCV hộ nông dân tập trung chủ yếu là ngắn hạn. Trong đó năm 2011 thì DSCV hộ nông dân ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 93% tổng DSCV hộ nông dân), tăng 3,33% so với năm 2010. Nguyên nhân là do đối tượng cho vay của chi nhánh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mà sản xuất nông nghiệp thường có chu kỳ ngắn nên chủ yếu là ngắn hạn. Sang năm 2012, DSCV cũng tăng cụ thể tăng 5,14% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 cũng vậy, so với cùng kỳ năm 2012 thì 6 tháng đầu năm nay tăng 30,39%. Ta có thể thấy DSCV ngắn hạn liên tục tăng, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng việc sản xuất của người dân có phần cũng cải thiện vì vậy họ tăng cường đầu tư để sản xuất. Hầu hết nhu cầu vay vốn của người dân là để bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt, mục đích xin vay là để mua con giống, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu, mua máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp…trong đó, cho hộ nông dân vay để làm nông nghiệp luôn chiếm phần lớn trong cho vay. Ngoài ra, các hình thức cho vay khác như thủy sản, kinh tế tổng hợp, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng rất quan trọng, chi nhánh luôn tìm cách để nâng cao doanh số cho vay của các đối tượng này. Trung hạn Năm 2011 DSCV trung hạn giảm 30,46% so với năm 2010. Do cho vay trung hạn việc thu hồi vốn chậm, tạo cho vòng quay vốn tín dụng thấp cho nên chi nhánh đã hạn chế bớt cho vay theo loại hình này nhằm để hạn chế rủi ro tín dụng (trong thời gian dài thì nền kinh tế sẽ có những chuyển biến phức tạp như giá cả giảm, dịch bệnh lây lan: lở mồm long móng, cúm gia cầm,…sẽ làm giảm sút khả năng trả nợ cho ngân hàng). Mặt khác do những năm trước người dân đã vay trung hạn để cải tạo vườn nên những năm sau họ chỉ trả lãi và vốn gốc, do đó doanh số cho vay trung hạn giảm so với các năm trước. Năm 2012, tốc độ tăng nhanh nhất là DSCV trung hạn (tăng 94,26%), kinh tế vẫn khó khăn, tuy nhiên vì muốn có cuộc sống tốt hơn thay vì bỏ vườn trống hay với những cây trồng không mang lại hiệu quả kinh tế, người dân tập trung vay vào mục đích cải tạo vườn ngày càng nhiều làm cho DSCV trung hạn có phần tăng nhanh. Đến 6 tháng đầu năm 2013 DSCV trung hạn của hộ nông dân tiếp tục tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể tăng 86,63%, nguyên nhân là do kể từ năm 2012 người dân đã tăng cường vay vốn trung hạn để đầu tư, công tác gia cố tu bổ bờ ao chống lũ bảo vệ vườn cây ăn trái góp phần giúp bà con yên tâm trong việc đầu tư cải tạo vườn, xóa bỏ những giống cây mang lại hiệu quả 32 kinh tế thấp thay bằng những cây có năng suất cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Dài hạn Dài hạn mặc dù trong năm 2011 có tăng hơn so với năm 2010 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Đến năm 2012 DSCV dài hạn lại có xu hướng giảm (giảm 33,55%), DSCV dài hạn có xu hướng giảm là vì thời gian thu hoạch vụ mùa của nông dân đã được rút ngắn, người nông dân đã có ý thức cao hơn trong việc xoay vòng vốn vì vậy mà người dân đã hạn chế việc vay vốn dài hạn. Qua 6 tháng đầu năm 2013 DSCV dài hạn vẫn giảm giống như xu hướng năm 2012 (giảm 89,97%) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm nay người dân vẫn tiếp tục hạn chế việc vay vốn dài hạn vì lãi suất tương đối cao hơn ngắn và trung hạn. 4.3.1.2 Doanh số cho vay hộ nông dân theo ngành NHNo&PTNT huyện Cái Bè hiện cho hộ nông dân vay vốn để tập trung sản xuất các ngành như nông nghiệp, thủy sản, các ngành kinh tế tổng hợp như buôn bán, xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống…Để hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại địa bàn huyện, ta sẽ đi sâu phân tích DSCV hộ nông dân theo ngành tại chi nhánh. Ngành nông nghiệp Ta có thể thấy nếu xét theo ngành thì DSCV hộ nông dân tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, năm 2011 cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 53% trong tổng DSCV. Xét về tốc độ tăng trưởng thì nông nghiệp có phần giảm so với năm 2010 (giảm 4,82%), năm 2011 nền kinh tế vẫn rất khó khăn, nông sản có phần bị sụt giảm và mất giá nên người dân hạn chế mở rộng quy mô trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Sang năm 2012, DSCV ngành nông nghiệp có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể trong năm, nông nghiệp tăng 17,42% so với năm 2011. Ta có thể thấy trong năm 2012 do việc tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên hộ nông dân ngày càng có những phương án khả thi và cần đến nhiều máy móc thiết bị hơn nên DSCV lĩnh vực nông nghiệp có phần tăng. Các cấp chính quyền có chính sách khuyến khích bà con áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cây trồng như xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, quýt, cam sành… Đồng thời sự tăng giá vật tư nông nghiệp dẫn đến chi phí tăng lên dù cây lúa mang lại thu nhập cho phần lớn người nông dân nhưng sau khi trừ đi các khoản chi phí thì phần còn lại chỉ đủ trang trải cho cuộc sống vì vậy việc thiếu hụt vốn cho vụ mùa tới là tất yếu. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 ngành nông nghiệp tăng 14,17% so với cùng kỳ năm 2012. Do làm tốt công tác phòng chống dịch cúm 33 gia cầm nên đàn gia cầm của huyện có phần tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh, do đây là ngành sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào tự nhiên và thị trường nên cũng có rất nhiều mối nguy ngại đang rình rập. Do chính sách bình ổn giá cả nên chi phí sản xuất giảm trong khi đó giá nông sản bán ra lại tăng cao nên người dân phấn đấu làm ăn mở rộng sản xuất nên doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng rất cao. Mặc khác là do lãi suất NH cho vay khá thấp vì vậy người dân vẫn không còn nhiều lo ngại khi vay tiền. Ngành thủy sản Lĩnh vực thủy sản năm 2011 cũng có phần giảm so với năm 2010 (giảm 4,45%). Cũng vì nguyên nhân giống lĩnh vực nông nghiệp mà DSCV lĩnh vực thủy sản giảm. Một phần do diện tích ao nuôi ngày càng bị thu hẹp, ô nhiễm nguồn nước và nông dân không còn mặn mà với nghề thuỷ sản nữa. Lạm phát tăng cao, kinh tế khó khăn một phần là do trong năm 2011 lãi suất NH khá cao vì vậy người dân còn e ngại vay vốn đầu tư vào lĩnh vực thủy sản. Năm 2012, DSCV ngành thủy sản tăng 51,09% so với năm 2011. Thủy sản tăng là do mặc dù kinh tế vẫn khó khăn nhưng người dân vẫn muốn tăng thu nhập thay vì bỏ trống ao, hồ…diện tích nuôi trồng thủy sản có phần tăng, người dân có xu hướng đầu tư nhiều vào lĩnh vực này hơn. Bên cạnh, bà con nông dân cũng rút ra nhiều kinh nghiệm và mạnh dạn vay tiền đầu tư cải tạo ao nuôi cá… Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 ngành này có xu hướng tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể, thủy sản tăng 36,70% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do giá thủy sản đầu ra thời gian này có phần được giá và dịch bệnh đối với thủy sản ít hơn và người dân muốn mở rộng diện tích nuôi trồng hơn để có thu nhập cao hơn. Kinh tế tổng hợp Kinh tế tổng hợp năm 2011 tăng 10,72% so với năm 2010, đến năm 2012 giảm 4,35% so với năm 2011, DSCV ngành kinh tế tổng hợp giảm do nền kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn, người dân giảm chi tiêu cho các lĩnh vực này, việc buôn bán mở rộng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, kinh doanh chưa có lợi nhuận vì vậy nhu cầu vay vốn có phần giảm. Và đến 6 tháng đầu năm 2013 DSCV ngành kinh tế tổng hợp tăng 48,79% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù kinh tế vẫn còn khó khăn nhưng nhu cầu phục vụ đời sống ngày một cao hơn cùng kỳ năm trước nên ngành kinh tế tổng hợp cũng có bước tiến hơn. Việc kinh doanh buôn bán của người dân sau khi trừ đi chi phí đầu vào có phần cải thiện hơn trước nên người dân có nhu cầu mở rộng quy mô buôn bán và đa dạng hóa nhiều sản phẩm hơn vì vậy nhu cầu vay vốn có phần cao hơn thời gian trước. 34 4.3.1.3 Doanh số cho vay hộ nông dân theo mức độ đảm bảo Khi cho vay NH luôn xác định nguồn thu nợ chính là từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên không phải mọi khách hàng vay đều bảo đảm có được những khoản thu nhập dự tính từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để hoàn trả đầy đủ nợ vay cho NH. Trong trường hợp khách hàng không trả nợ vay đúng hạn thì NH sẽ gặp rủi ro và tổn thất về tài chính. Để hạn chế bớt thiệt hại khi gặp rủi ro từ phía khách hàng NH thường áp dụng hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng. Vì vậy mặc dù TSĐB chỉ là thứ yếu nhưng trên quan điểm an toàn và sinh lợi của một NH thì nó sẽ là một nhân tố giúp giảm bớt rủi ro khi khách hàng không trả được nợ vay. DSCV có tài sản đảm bảo Qua 2 bảng số liệu ta có thể thấy DSCV hộ nông dân từ năm 2010 đến tháng 6/2013 tập trung chủ yếu vào cho vay có tài sản đảm bảo. Cụ thể năm 2010 là 370.730 triệu đồng đến năm 2011 tăng 6,71% so với năm 2010 tương đương 24.893 triệu đồng chiếm gần 63% trong tổng DSCV. Do địa bàn huyện Cái Bè có diện tích đất nông nghiệp khá cao, phần lớn bà con nông dân đều có đất trồng trọt và chăn nuôi nên khi vay vốn đa phần là có đảm bảo bằng tài sản như quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đến năm 2012 DSCV có tài sản đảm bảo tăng 17,06% so với năm 2011. Như vậy năm 2012, chi nhánh vẫn rất cẩn thận và hạn chế việc cho vay không có tài sản đảm bảo và tập trung cho những món vay có tài sản đảm bảo để hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 DSCV hộ nông dân có tài sản đảm bảo cũng tăng khá nhanh (tăng 36,24%) so với cùng kỳ năm 2012, do vào thời gian 6 tháng đầu năm 2013 lãi suất NH cho vay có phần giảm đây là điều kiện thuận lợi vì vậy bà con nông dân tăng cường vay vốn để phục vụ cho mục đích sản xuất của mình, nhiều giống cây trồng vật nuôi được bà con quan tâm đầu tư, nhu cầu vay vốn nhiều nên việc đến NH vay và thế chấp tài sản cũng là một chuyện tương đối dễ dàng với họ. DSCV không có tài sản đảm bảo Cho vay không có tài sản đảm bảo là hình thức cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của người thứ ba. Loại tín dụng này áp dụng cho những khách hàng có hệ số tín nhiệm cao và phương án sản xuất kinh doanh khả thi, sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đầy đủ trong quan hệ vay vốn với NHNo&PTNT Việt Nam và có khả năng tài chính thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP thì mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với hộ sản xuất nông lâm ngư nghiệp tối đa là 50 triệu đồng, 200 triệu đồng đối với hộ kinh doanh, sản xuất, dịch vụ phục vụ 35 nông nghiệp, nông thôn, 500 triệu đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cho vay không có tài sản đảm bảo của chi nhánh năm 2011 giảm 5,99% so với năm 2010. Năm 2011 nền kinh tế khó khăn, việc sản xuất kinh doanh của bà con nông dân cũng gặp nhiều trở ngại, việc thu hồi vốn khi cho vay của chi nhánh cũng gặp nhiều vấn đề vì vậy chi nhánh đã hạn chế việc cho vay không có tài sản đảm bảo để hạn chế những rủi ro cho mình. Đến năm 2012 cho vay không có tài sản đảm bảo giảm 6,2% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013, cho vay không có tài sản đảm bảo có phần tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do giai đoạn này chi nhánh cũng nhận thấy việc thu hồi vốn đối với các khoản vay không có tài sản đảm bảo cũng có phần khả thi hơn trước, đặc biệt với những hộ nông dân có mức độ tín nhiệm cao nên chi nhánh cũng thoải mái hơn trong những khoản vay không có tài sản đảm bảo này. Góp phần giúp những hộ nông dân này có điều kiện sản xuất chăn nuôi tốt hơn và tích cực thực hiện theo Nghị định 41 của Chính phủ. Tóm lại ta có thể thấy hoạt động cho vay hộ nông dân từ năm 2010 đến tháng 6/2013 tăng trưởng khá tốt. Nguồn vốn của chi nhánh phần lớn cung cấp cho các hộ nông dân trong ngắn hạn và chủ yếu vào các đối tượng khách hàng truyền thống phục vụ mục đích nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi…Bên cạnh chi nhánh cũng đã chuyển dịch cơ cấu cho vay sang những đối tượng khác nhằm mở rộng thị trường tín dụng và phân tán rủi ro để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Và ta cũng có thể thấy NHNo&PTNT Huyện Cái Bè luôn tập trung cho vay với những món vay có tài sản đảm bảo để hạn chế rủi ro đồng thời cũng đang dần mở rộng cho người dân vay những món vay không có tài sản đảm bảo để việc sản xuất kinh doanh của người dân ngày một cải thiện hơn mang lại nhiều thu nhập hơn cho chi nhánh. 4.3.2 Doanh số thu nợ hộ nông dân từ năm 2010 đến tháng 6/2013 Trong hoạt động của mình, NH rất quan tâm đến chỉ tiêu doanh số cho vay, bên cạnh đó ngân hàng cũng quan tâm đến doanh số thu nợ. Vì doanh số thu nợ biểu hiện hiệu quả việc sử dụng vốn của NH cũng như đơn vị đi vay. Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và qui mô tín dụng của ngân hàng mà thôi. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không thông qua chỉ tiêu về doanh số thu nợ, tức là NH đã thu hồi được số tiền mà đã cho khách hàng vay. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ của NH. Bảng số liệu 4.7 bên dưới sẽ cho ta thấy tình hình doanh số thu nợ hộ nông dân của chi nhánh giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013: 36 Bảng 4.7 Doanh số thu nợ hộ nông dân từ năm 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Phân theo ngành Nông nghiệp Thủy sản Kinh tế tổng hợp Phân theo mức độ đảm bảo Có tài sản đảm bảo Không có tài sản đảm bảo Tổng 2010 Năm 2011 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 2012 558.166 23.076 9.675 584.244 36.081 9.998 581.732 33.192 10.031 26.078 13.005 323 4,67 56,36 3,34 (2.512) (2.889) 33 (0,43) (8,01) 0,33 345.042 16.777 229.098 341.110 15.177 274.036 334.598 20.199 270.158 (3.932) (1,14) (1.600) (9,54) 44.938 19,62 (6.512) 5.022 (3.878) (1,91) 33,09 (1,42) 401.823 189.094 590.917 390.800 239.523 630.323 399.971 (11.023) (2,74) 9.171 224.984 50.429 26,67 (14.539) 624.955 39.406 6,67 (5.368) 2,35 (6,07) (0,85) Nguồn: Báo cáo thống kê tín dụng nội tệ qua ba năm 2010-1012 37 Bảng 4.8 Doanh số thu nợ hộ nông dân 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Phân theo thời hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Phân theo ngành Nông nghiệp Thủy sản Kinh tế tổng hợp Phân theo mức độ đảm bảo Có tài sản đảm bảo Không có tài sản đảm bảo Tổng 6 tháng đầu năm 2012 2013 315.491 346.258 19.123 20.649 4.499 4.374 2013/2012 Số tiền % 30.767 1.526 (125) 9,75 7,98 (2,78) 231.954 329.756 97.802 42,16 7.740 9.823 2.083 26,91 99.419 31.702 (67.717) (68,11) 200.076 250.332 50.256 25,12 139.037 120.949 (18.088) (13,01) 339.113 371.281 32.168 9,49 Nguồn: Báo cáo thống kê tín dụng nội tệ 6 tháng đầu năm 2012-2013 4.3.2.1 Doanh số thu nợ hộ nông dân theo kỳ hạn Một trong những nguyên tắc của tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo thời hạn đã quy định giữa NH và khách hàng. Từ đó mà NH có thể luân chuyển nguồn vốn của mình một cách dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc đầu tư. Nhìn chung, chi nhánh đã đạt được những thành tựu khả quan trong công tác thu hồi nợ. CBTD luôn theo dõi chặt chẽ các món vay, thường xuyên nhắc nhở khách hàng tới hạn trả nợ, không để chuyển sang nhóm nợ xấu. Thủ tục cho vay lại của chi nhánh cũng nhanh gọn, tiện lợi nên khách hàng có thể trả nợ và nhận nợ lại ngay, điều đó khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn. Ta có thể thấy DSTN hộ nông dân của chi nhánh giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6/2013 có sự tăng giảm không đều nhưng nhìn chung vẫn khá tốt. Cụ thể năm 2010 DSTN là 590.917 triệu đồng đến năm 2011 tăng 6,67% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 có phần giảm nhẹ (giảm 0,85%) so với năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 thì DSTN của chi nhánh tăng 9,49% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó: Ngắn hạn Xét theo kỳ hạn ta thấy vì chi nhánh cho vay chủ yếu là ngắn hạn nên thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSTN. Năm 2011, 38 DSTN ngắn hạn tăng 4,67% so với năm 2010. Trong năm 2011, NHNo&PTNT Huyện Cái Bè đã tăng cường công tác thu nợ và nâng cao chất lượng tín dụng. Nguyên nhân DSTN ngắn hạn tăng là do chi nhánh chủ yếu cung ứng vốn ngắn hạn cho các hộ nông dân để bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời, món vay tương đối nhỏ…nên công tác thu hồi nợ khá thuận lợi. Bà con nông dân phần lớn sử dụng số vốn vay để trang trải cho chi phí sản xuất của vụ mùa và khi hết vụ thu hoạch được nông sản bà con đã tranh thủ đến NH trả nợ. Mặt khác công tác thu nợ đối với các khoản vay ngắn hạn có nhiều thuận lợi hơn các khoản vay trung dài hạn do thời gian ngắn nên ít rủi ro hơn. Một phần là do lãi suất trong năm tăng cao làm cho người dân ý thức nên trả nợ sớm để giảm tiền lãi. Năm 2012 DSTN ngắn hạn có phần giảm so với năm 2011 (giảm 0,43%), có thể nói trong năm 2012 mặc dù người dân tăng cường vay vốn để sản xuất nhưng sau khi thu hoạch thì trừ tất cả chi phí người dân vẫn không còn lời nhiều, việc trả nợ NH vẫn còn rất nhiều khó khăn. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 DSTN ngắn hạn hộ nông dân có phần tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 (tăng 9,75%), nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 việc sản xuất của bà con nông dân gặp được nhiều thuận lợi, mặc dù chi phí đầu vào tăng cao nhưng việc thu hoạch có năng suất cao hơn cùng kỳ năm trước dẫn đến việc trả nợ được thuận lợi hơn. Phần lớn các món vay ngắn hạn được bà con nông dân xoay sở trả nợ tốt. Bên cạnh cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đã ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như việc xem xét kỹ trong khâu thẩm định dự án đầu tư nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ về sau. Trung hạn DSTN trung hạn năm 2011 tăng 56,36% so với năm 2010. Nguyên nhân là do các khoản vay trung hạn luôn được thẩm định kỹ lưỡng trước khi cấp tín dụng và các khách hàng vay vốn cũng được chọn lọc kỹ nên công tác quản lý, thu hồi nợ cũng dễ dàng hơn. Sang năm 2012, DSTN trung hạn có phần giảm (giảm 8,01%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do thời gian của món vay là trung hạn, người dân cần phải có nhiều thời gian để thu hồi vốn và trả nợ cho NH. Cùng với năm 2012 nền kinh tế vẫn còn khó khăn, việc trang trải cuộc sống vẫn còn thiếu thốn, việc vay vốn trung hạn vào mục đích cải tạo vườn nhưng nhiều loại trái cây vẫn chưa đến thời gian thu hoạch. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 thì tăng 7,98% tương đương 1.526 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Giai đoạn này cán bộ tín dụng đã rất cố gắng trong việc nhắc nhở bà con nông dân trả nợ đúng hạn và việc vay vốn trung hạn để cải tạo vườn của bà con các năm trước gặp được nhiều thuận lợi, đến thời điểm này thì bà 39 con đã thu hoạch được nông sản, nhiều loại trái cây có năng suất cao và trúng giá như cam sành, chôm chôm, nhãn...Vì vậy việc trả nợ NH rất thuận lợi. Dài hạn DSTN dài hạn năm 2011 có phần tăng 3,34% so với năm 2011 tương đương 323 triệu đồng, năm 2012 DSTN trung hạn đối với hộ nông dân cũng tăng 0,33% so với năm 2011, nguyên nhân là do phần lớn các khoản vay của khách hàng ở những năm trước đã đến hạn thanh toán và những khách hàng vay vốn dài hạn có ý thức trả nợ tương đối tốt hơn. DSTN dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 lại có xu hướng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 (giảm 2,78%). Có thể nói DSTN dài hạn hộ nông dân giảm là do các khoản vay này chủ yếu đầu tư vào các dự án, phương thức sản xuất dài hạn, bà con nông dân cần phải có nhiều thời gian hơn để thu hồi vốn có khi việc thu hồi vốn rất chậm vì vậy việc trả nợ của bà con còn tương đối khó khăn. 4.3.2.2 Doanh số thu nợ hộ nông dân theo ngành Ngành nông nghiệp Khi phân tích doanh số cho vay của hộ nông dân theo ngành, thì doanh số cho vay ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Nên khi thu nợ thì doanh số thu nợ của nông dân đối với ngành nông nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Theo như bảng số liệu ta có thể thấy DSTN năm 2010 ngành nông nghiệp là 345.042 triệu đồng, năm 2011 DSTN ngành nông nghiệp giảm 1,14%% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, thu nợ ngành nông nghiệp giảm 1,91% tương đương 6.512 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của hộ chăn nuôi, bên cạnh năm 2011 nền kinh tế vẫn còn khó khăn, lạm phát tăng cao người dân đã cố gắng đầu tư vào việc sản xuất của mình tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết cùng với sự biến động của giá lúa, giá các loại nông sản làm cho thu nhập của bà con nông dân có phần bấp bênh. Việc xoay sở trả nợ NH đối với lĩnh vực nông nghiệp trong năm còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy mà công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sáu tháng đầu năm 2013 thu nợ ngành nông nghiệp có xu hướng tăng mạnh (tăng 42,16%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do đầu năm nay công tác thu nợ của CBTD có phần thuận lợi hơn năm trước, bên cạnh là do đã đến mùa vụ thu hoạch nông sản nên người dân cũng tăng cường trả nợ vay cho NH. Ngành thủy sản 40 DSTN ngành thủy sản năm 2011 giảm 1.600 triệu đồng tương đương 9,54%. Năm 2011, doanh số thu nợ giảm vì người dân gặp khó khăn trong việc nuôi trồng thủy sản, giá thủy sản giảm, ảnh hưởng của dịch bệnh, ô nhiễm… người nuôi bị thua lỗ và gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ cho NH vì thế làm doanh số thu nợ trong năm giảm xuống. Sang năm 2012 DSTN ngành thủy sản tăng 33,09% so với năm trước. Sáu tháng đầu năm 2013 DSTN ngành thủy sản cũng tăng và so với 6 tháng đầu năm 2012 thì tăng 26,91% tương đương 2.083 triệu đồng. Có thể nói bà con nông dân đã tăng cường mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi trồng và giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi. Chính vì vậy mà công tác thu hồi nợ trong lĩnh vực thủy sản có phần dễ dàng hơn năm trước. Bên cạnh là do ý thức trả nợ của những hộ nông dân cũng ngày càng nâng cao hơn. Ngành kinh tế tổng hợp Năm 2010 DSTN ngành kinh tế tổng hợp đạt 229.098 triệu đồng, sang năm 2011 DSTN ngành này đạt 274.036 triệu đồng tương đương tăng 19,62% so với năm 2010. Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng của chi nhánh đã tăng cường đôn đốc khách hàng trả nợ, gửi giấy báo và nhắc nhở những hộ dân đã đến hạn, công tác thẩm định đối với các món vay ngày càng kỹ càng hơn. Nếu năm 2011 DSTN ngành kinh tế tổng hợp tăng nhanh thì sang năm 2012 việc thu nợ ngành này lại giảm so với năm 2011 (giảm 1,42%). Đến 6 tháng đầu năm 2013 DSTN ngành này lại tiếp tục giảm, cụ thể giảm 677.717 triệu đồng tương đương 68,11% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do bà con nông dân vay tiền để đầu tư vào mục đích buôn bán, dịch vụ ăn uống, mặc dù DSCV có tăng nhưng việc đầu tư vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, vì vậy công tác thu nợ đối với những món vay vào mục đích này thường gặp rất nhiều khó khăn. 4.3.2.3 Doanh số thu nợ hộ nông dân theo mức độ đảm bảo Có tài sản đảm bảo Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy DSTN của hộ nông dân có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSTN của chi nhánh. Cụ thể, năm 2010 là 401.823 triệu đồng sang năm 2011 có phần giảm 2,74% tương đương 11.023 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 nền kinh tế vẫn còn rất khó khăn, mặc dù cho vay có tài sản đảm bảo có tăng nhưng việc thu hồi nợ vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Mặc dù khi vay vốn khách hàng thế chấp tài sản đảm bảo nhưng vì tình hình kinh tế không mấy khả quan, thu nhập bấp bênh nên việc trả nợ đối với bà con vay vốn vẫn rất khó, công tác 41 thu hồi nợ của cán bộ NH vẫn chưa khả thi. Sang năm 2012, DSTN có phần tăng trở lại, tăng 9.171 triệu đồng tương đương 2,35% so với năm 2011. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, công tác thu hồi nợ của chi nhánh vẫn rất khả quan. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 là 200.076 triệu đồng nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 là 250.332 triệu đồng tương đương tăng 25,12%. Nguyên nhân là do việc sản xuất của người dân tương đối thuận lợi hơn thời gian trước, người dân có ý thức trả nợ tốt hơn khi đã có thế chấp tài sản tại NH. Bên cạnh người dân còn muốn tạo mối quan hệ lâu dài với chi nhánh nên đã xoay sở trả tốt những món nợ vay của mình. Không có tài sản đảm bảo Việc cho vay không có tài sản đảm bảo của chi nhánh chiếm tỷ trọng thấp vì vậy mà DSTN đối với các món vay không có tài sản đảm bảo cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSTN. Cụ thể năm 2010, DSTN không có tài sản đảm bảo là 189.094 triệu đồng, sang năm 2011 doanh số này tăng 26,67% so với năm trước. Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng đã rất chặt chẽ trong khâu thẩm định trước khi cho vay, xem xét tính khả thi của món vay không có tài sản đảm bảo cùng với ý thức trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, những khách hàng vay những món vay không có tài sản đảm bảo phần lớn là những người có mức độ tín nhiệm cao vì vậy ý thức trả nợ của họ là tương đối tốt. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 công tác thu nợ đối với những món vay không có tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn hơn trước. Năm 2012 DSTN của những món vay không có tài sản đảm bảo là 224.984 triệu đồng, giảm 6,07% so với năm trước và 6 tháng đầu năm 2013 giảm 13,01% tương đương 18.088 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Có thể nói công tác thu hồi nợ đối với những món vay này gặp nhiều khó khăn là do việc sử dụng vốn để đầu tư đối với các món vay này chưa mang lại hiệu quả cao, cùng với đây là hình thức vay không có tài sản đảm bảo nên việc thu hồi nợ tương đối khó. 4.3.3 Dư nợ hộ nông dân Theo số liệu tổng hợp của chi nhánh thì năm 2010 dư nợ cho vay hộ nông dân của chi nhánh chiếm 59,22% trong tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh. Năm 2011 chiếm 58,61%, năm 2012 chiếm 63,54% và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 62,87% trong tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh. Như vậy có thể thấy dư nợ hộ nông dân chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ của chi nhánh. Bảng 4.9 sẽ cho thấy tình hình dư nợ hộ nông dân của chi nhánh từ năm 2010 đến thời điểm tháng 6 năm 2013: 42 Bảng 4.9 Dư nợ hộ nông dân từ năm 2010 đến tháng 6/2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Theo thời hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Theo ngành Nông nghiệp Thủy sản Kinh tế tổng hợp Theo mức độ đảm bảo Có tài sản đảm bảo Không có tài sản đảm bảo Tổng 6/2013 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 2010 2011 2012 373.918 65.284 19.122 379.654 56.968 19.353 418.240 77.712 16.119 439.013 78.307 13.660 340.556 6.542 115.870 327.862 7.396 125.361 378.904 11.418 126.393 290.633 (12.694) 10.360 854 234.631 9.491 (3,73) 13,05 8,19 51.042 4.022 1.032 274.994 183.330 458.324 279.817 176.158 455.975 342.960 169.111 512.071 330.643 200.337 530.980 1,75 (3,91) (0,51) 63.143 (7.047) 56.096 5.736 1,53 (8.316) (12,74) 231 1,21 4.823 (7.172) (2.349) Nguồn: Báo cáo thống kê tín dụng nội tệ từ năm 2010 đến tháng 6/2013 43 38.586 10,16 20.744 36,41 (3.234) (16,71) 6/2013 so với 2012 Số tiền % 20.773 595 (2.459) 4,97 0,77 (15,26) 15,57 54,38 0,82 (88.271) (1.058) 108.238 (23,30) (9,27) 85,64 22,57 (4,00) 12,30 (12.317) 31.226 18.909 (3,59) 18,46 3,69 4.3.3.1 Dư nợ hộ nông dân theo kỳ hạn Dư nợ ngắn hạn Ta có thể thấy tình hình dư nợ hộ nông dân từ năm 2010 đến thời điểm tháng 6/2013 có xu hướng tăng giảm không đều, có biến động nhẹ. Cụ thể, năm 2010 là 458.324 triệu đồng đến năm 2011 là 455.975 triệu đồng tương đương giảm 0,51% và năm 2012 tăng 12,30% so với thời điểm năm 2011 và đến tháng 6/2013 là 530.980 triệu đồng tương đương tăng 3,69% so với năm 2012. Vì chi nhánh cho vay chủ yếu là ngắn hạn nên dư nợ ngắn hạn của chi nhánh cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Năm 2011 và năm 2012 dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng cụ thể năm 2011 tăng 1,53% và năm 2012 tăng 10,16% đến tháng 6 năm 2013 thì dư nợ ngắn hạn tăng 4,97% so với thời điểm 31/12/2012. Dư nợ ngắn hạn hộ nông dân của chi nhánh có xu hướng tăng là do chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp, cùng với sự tăng lên DSCV nên dư nợ cũng tăng theo. Bên cạnh đó DSCV ngắn hạn của chi nhánh qua 2 năm cũng tăng rất nhanh nhưng DSTN ngắn hạn năm 2011 có tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của cho vay, năm 2012 DSTN ngắn hạn lại giảm vì vậy mà dư nợ có phần tăng nhanh. Dư nợ trung hạn Dư nợ trung hạn của hộ nông dân giai đoạn này cũng có biến động giống như tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ đối với các món vay này giảm 8.316 triệu đồng tương đương 12,74% so với năm 2010. Năm 2012 lại tăng 36,41% so với năm 2011 và thời điểm tháng 6 năm 2013 tăng 0,77% so với thời điểm cuối năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2011, DSCV trung hạn giảm 30,46% mà DSTN lại tăng 56,36% nên dư nợ trong năm có phần giảm. Sang năm 2012, DSCV trung hạn đối với hộ nông dân tăng 94,26% so với năm 2011 nhưng DSTN của các món vay này lại giảm 8,01%, ta có thể thấy tốc độ tăng của cho vay là khá nhanh trong khi tốc độ thu nợ lại giảm nên dư nợ trong năm 2012 tăng rất nhanh (tăng 36,41%). Dư nợ dài hạn Riêng về dư nợ dài hạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 ta lại thấy có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2011 nhưng sau đó giảm, cụ thể năm 2011 tăng 1,21% so với thời điểm năm 2010 nhưng bước sang năm 2012 dư nợ giảm 16,71% và thời điểm tháng 6 năm 2013 giảm 15,26% so với thời điểm cuối năm 2012. Như đã phân tích ở phần trước, DSCV dài hạn năm 2011 tăng 46,48% nhưng thu nợ chỉ tăng 3,34%, như vậy tốc độ tăng cho vay nhanh hơn thu nợ nên phần nào làm cho dư nợ dài hạn tăng so với năm trước. Còn năm 44 2012 thì DSCV giảm 33,55% trong khi thu nợ tăng 0,33% so với năm trước nên dư nợ giảm. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2013 thì dư nợ tiếp tục giảm 15,26% so với cuối năm 2012, như vậy có thể nói chi nhánh đã làm tốt công tác thu nợ đối với những món vay dài hạn. 4.3.3.2 Dư nợ hộ nông dân theo ngành Ngành nông nghiệp Ta có thể thấy dư nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ theo ngành của NH, từ năm 2010 đến năm 2011 có xu hướng giảm nhưng sang năm 2012 lại có xu hướng tăng và tháng 6 năm 2013 lại giảm mạnh. Cụ thể năm 2011 giảm 3,73% so với năm 2010, năm 2012 tăng 15,57% so với năm 2011 và thời điểm tháng 6 năm 2013 giảm 23,3% so với thời điểm cuối năm 2012. Năm 2011 dư nợ ngành nông nghiệp giảm là do DSCV ngành này giảm 4,82% trong khi thu nợ chỉ giảm 1,14%, như vậy tốc độ giảm của cho vay nhiều hơn là thu nợ nên làm cho dư nợ có phần giảm. Năm 2012 dư nợ ngành này lại tăng là do DSCV trong thời gian này liên tục tăng, việc trồng trọt chăn nuôi của người dân có phần khởi sắc hơn so với năm trước, các loại trái cây cho năng suất cao và được giá hơn, người dân muốn mở rộng việc sản xuất chăn nuôi của mình nên chi nhánh cũng tăng cường cho vay trong thời gian này vì vậy mà dư nợ trong thời gian này cũng có phần tăng cao. Hoạt động đầu tư vốn của chi nhánh cũng tương đối tốt. Sáu tháng đầu năm 2013 dư nợ ngành này giảm mạnh là do DSCV là 241.485 triệu đồng trong khi thu nợ lại ở mức 329.756 triệu đồng. Chênh lệch giữa cho vay và thu nợ quá cao vì vậy mà dư nợ thời điểm này có phần giảm mạnh. Ngành thủy sản Năm 2011 dư nợ ngành này tăng 13,05% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 54,38% so với năm 2011. Do năm 2011, DSCV ngành thủy sản giảm 4,45% trong khi thu nợ lại giảm 9,54%, vì vậy làm cho dư nợ năm 2011 có phần tăng. Năm 2012, người dân tăng cường vay vốn để đầu tư vào các ao cá, năng suất và giá các loại thủy sản cũng có phần cao hơn trước nên DSCV ngành này tăng rất nhanh (tăng 51,09%) trong khi thu nợ cũng tăng 31,09% tuy nhiên tốc độ tăng của DSTN không nhanh như DSCV nên dư nợ cũng tăng nhanh. Thời điểm tháng 6 năm 2013 dư nợ ngành thủy sản của hộ nông dân lại có xu hướng giảm, giảm 9,27% tương đương 1.058 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2012. Nguyên nhân là do các khoản vay mà người dân vay đã đầu tư nuôi trồng các loại thủy sản mang lại năng suất cao, đa phần người dân đã thu hoạch vì vậy người dân đã hoàn trả nợ cho NH (thu nợ tăng 26,91%) điều này làm cho dư nợ có phần giảm. 45 Ngành kinh tế tổng hợp Dư nợ ngành kinh tế tổng hợp từ năm 2010 đến thời điểm tháng 6 năm 2013 dư nợ ngành này có xu hướng tăng. Đặc biệt là thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ ngành này tăng rất nhanh, tăng 85,64% so với thời điểm cuối năm 2012. Có thể nói dư nợ ngành này tăng là do nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống của bà con nông dân có phần tăng cao làm cho DSCV tăng nhanh trong khi thu nợ ngành này vào 6 tháng đầu năm 2013 lại có xu hướng giảm,việc đầu tư buôn bán chưa mang lại hiệu quả cao vì vậy dư nợ ngành này có xu hướng tăng. 4.3.3.2 Dư nợ hộ nông dân theo mức độ đảm bảo Có tài sản đảm bảo Cũng giống như DSCV và DSTN có tài sản đảm bảo, dư nợ của hộ nông dân đối với những món vay có tài sản đảm bảo cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ phân theo tài sản đảm bảo. Theo như những số liệu trên ta có thể thấy dư nợ đối với những món vay có tài sản đảm bảo từ năm 2010 đến năm 2012 có xu hướng tăng riêng thời điểm tháng 6 năm 2013 thì có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2011, tăng 1,75% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 22,57% so với năm 2011. Có thể nói nguyên nhân làm cho dư nợ hộ nông dân đối với những món vay này tăng là do người dân tăng cường vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh làm cho DSCV đối với những món vay có tài sản đảm bảo tăng nhanh. Mặc khác do chi nhánh tăng cường cho vay có đảm bảo bằng tài sản để hạn chế rủi ro cho mình. Tháng 6 năm 2013 giảm 3,59% so với thời điểm 31 tháng 12 năm 2012, nguyên nhân là do DSCV có phần tăng nhưng tốc độ tăng của thu nợ lại nhanh hơn vì vậy mà dư nợ có phần giảm nhẹ. Không có tài sản đảm bảo Dư nợ đối với những món vay không có tài sản đảm bảo có xu hướng giảm qua các thời điểm, riêng tháng 6 năm 2013 lại tăng. Cụ thể năm 2011, dư nợ đối với những món vay này giảm 3,91% so với năm 2010. Đến thời điểm cuối năm 2012, dư nợ có phần giảm 4% so với thời điểm cuối năm 2011. Thời điểm tháng 6 năm 2013 lại tăng 18,46% so với thời điểm cuối năm 2012 là do chi nhánh đã tăng cường hoạt động cho vay hộ nông dân theo nghị định 41 cùng với DSCV tăng mạnh nhưng thu nợ lại có phần giảm. 4.3.4 Nợ xấu hộ nông dân Bảng 4.10 sẽ cho ta thấy tình hình nợ xấu của chi nhánh giai đoạn từ năm 2010 đến thời điểm tháng 6 năm 2013. 46 Bảng 4.10 Nợ xấu hộ nông dân từ năm 2010 đến tháng 6/2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Phân theo ngành Nông nghiệp Thủy sản Kinh tế tổng hợp Phân theo mức độ đảm bảo Có tài sản đảm bảo Không có tài sản đảm bảo Phân theo nhóm nợ Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tổng nợ xấu 2010 Năm 2011 2012 6/2013 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6/2013 so với 2012 Số tiền % 862 1.220 22 506 871 29 998 1.028 94 1.306 933 69 (356) (41,3) (349) (28,61) 7 31,82 492 97,23 157 18,03 65 224,14 308 (95) (25) 30,86 (9,24) (26,6) 1.788 0 316 739 300 367 926 0 1.194 1019 0 1.289 (1.049) (58,67) 300 300 51 16,14 187 25,3 (300) 0 827 225,34 93 0 95 10,04 0 7,96 1.178 926 857 549 1.121 999 1.276 1.032 (321) (27,25) (377) (40,71) 264 450 30,81 81,97 155 33 13,83 3,3 736 820 548 2.104 130 632 644 1.406 142 893 1.085 2.120 255 201 1.852 2.308 (606) (82,34) (188) (22,93) 96 17,52 (698) (33,17) 12 261 441 714 9,23 41,3 68,48 50,78 Nguồn: Báo cáo thống kê tín dụng nội tệ từ năm 2010 đến tháng 6/2013 47 113 79,58 (692) (77,49) 767 70,69 188 8,87 4.3.4.1 Nợ xấu hộ nông dân theo kỳ hạn Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều tiềm ẩn một rủi ro nhất định, rủi ro bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù nó xuất phát từ nguyên nhân nào thì nó cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Do đó, hoạt động kinh doanh của NH cũng chứa đựng nhiều rủi ro, nổi bật nhất là rủi ro do không thu hồi được nợ khi đến hạn, khi đó nợ quá hạn sẽ tăng nhanh và dần trở thành các món nợ dưới tiêu chuẩn, nghi ngờ và có khả năng mất vốn, các món nợ dưới tiêu chuẩn, nghi ngờ và có khả năng mất vốn này NH gọi đó là nợ xấu. Nợ xấu là một trong những rủi ro tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho nguồn vốn của NH bị chiếm dụng ảnh hưởng đến thu nhập của NH dẫn đến làm cho tâm lý người gửi tiền hoang mang không an tâm khi giao dịch, làm giảm uy tín của NH. Nợ xấu cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của NH. Qua số liệu trên cho ta thấy nợ xấu hộ nông dân từ năm 2010 đến thời điểm tháng 6 năm 2013 của chi nhánh có xu hướng tăng giảm không đều qua các thời điểm. Cụ thể, năm 2010 tổng nợ xấu là 2.014 triệu đồng, sang năm 2011 tổng nợ xấu giảm còn 1.406 triệu đồng tương đương giảm 33,17% so với năm trước. Bước sang năm 2012 con số này lên đến 2.120 triệu đồng tăng 50,78% so với năm 2011 và thời điểm tháng 6 năm 2013 tăng 8,87% so với thời điểm cuối năm 2012 và ở mức 188 triệu đồng. Ta thấy nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu là do phần lớn các món vay của người dân phục vụ sản xuất nông nghiệp là ngắn hạn, chu kỳ sản xuất thường là ngắn hạn. 4.3.4.1 Nợ xấu hộ nông dân theo kỳ hạn Ngắn hạn Xét về nợ xấu đối với các món vay ngắn hạn năm 2011 có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2010 (giảm 41,3%), nguyên nhân làm cho chỉ số này đã giảm xuống đáng kể, đó là nhờ đơn vị đã có cố gắng trong công tác thu hồi nợ xấu, kiên trì nhắc nhở khách hàng trả nợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng nhằm có được nguồn tài chính để trả nợ cho NH. Đồng thời, khách hàng cũng đã ý thức được việc thiếu nợ NH trong thời gian dài là không tốt vì phải trả số tiền cao hơn gấp nhiều lần do phải trả lãi phạt. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc giảm chỉ số nợ xấu của đơn vị. Bước sang năm 2012, nợ xấu ngắn hạn lại có xu hướng tăng 97,23% so với năm 2011 và thời điểm tháng 6 năm 2013 thì nợ xấu ngắn hạn hộ nông dân tiếp tục tăng và tăng 30,86% so với thời điểm cuối năm 2012. Giai đoạn từ năm 2012 đến thời điểm tháng 6 năm 2013 có xu hướng 48 tăng là do kinh tế vẫn khó khăn, mặc dù người dân đã tăng cường vay vốn sản xuất nhưng lợi nhuận đem lại không cao, vì vậy việc trả nợ NH còn tương đối khó, đặc biệt là nợ đã thiếu trong nhiều kỳ càng làm cho số tiền nhiều hơn, khách hàng không có khả năng thanh toán. Trung hạn Cũng giống như những món vay ngắn hạn, nợ xấu trung hạn cũng có xu hướng giảm vào năm 2011 (giảm 28,61%) nhưng sang năm 2012 lại có xu hướng tăng trở lại (tăng 18,03% so với năm 2011) và đến tháng 6 năm 2013 giảm 9,24% so với cuối năm 2012. Như vậy ta có thể thấy, năm 2012 công tác thu nợ trung hạn có phần giảm, bên cạnh đó người dân thường vay vốn trung hạn để cải tạo vườn, gia cố đê bao chống lũ trồng cây ăn quả nhưng do chưa đến mùa thu hoạch, sâu bệnh trên cây ăn trái nên việc trả nợ gặp nhiều khó khăn. Thời điểm tháng 6 năm 2013 nợ xấu trung hạn đã giảm trở lại, một phần là do đã đến thời gian thu hoạch cây trái, giá cả cũng bình ổn, người dân có ý thức cao trong việc trả nợ vay để tạo mối quan hệ lâu dài với chi nhánh đã góp phần làm cho nợ xấu đối với những món vay này giảm so với cuối năm 2012. Nhìn chung ta có thể thấy trong cơ cấu tổng nợ xấu hộ nông dân của chi nhánh có xu hướng chuyển từ nợ xấu trung hạn sang ngắn hạn. Nguyên nhân là do phần lớn các món vay của hộ nông dân là ngắn hạn, người dân nhận thức được việc vay vốn ngắn hạn sẽ làm giảm được chi phí khi vay vì lãi suất vay ngắn hạn thường thấp hơn trung hạn, bên cạnh đó người dân vay vốn chủ yếu để đầu tư sản xuất nông nghiệp mà chu kỳ sản xuất thường ngắn nên DSCV ngắn hạn hộ nông dân của chi nhánh cũng tăng nhanh đáng kể, năm 2010 là 570.977 triệu đồng đến năm 2012 là 620.318 triệu đồng. Trong khi đó, vì điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn, việc sản xuất cũng như thu hoạch nông sản của người dân lại gặp nhiều trở ngại thời tiết, thu nhập rất thấp thậm chí còn bị thua lỗ. Chính vì vậy mà khả năng trả nợ vay ngắn hạn của người dân có phần khó khăn hơn trước, số người không trả được nợ vay tăng lên nhanh làm nợ xấu chi nhánh có sự chuyển dịch rõ nét. Dài hạn Nợ xấu dài hạn của hộ nông dân chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ xấu nhưng trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 có xu hướng tăng (năm 2011 tăng 31,82%, năm 2012 tăng mạnh 224,14%), đến tháng 6 năm 2013 có xu hướng giảm lại, giảm 26,6% so với thời điểm cuối năm 2012. Năm 2011, nợ xấu dài hạn có xu hướng tăng giống như trung hạn, nguyên nhân là do năm 2011 là năm chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao đời sống người dân còn nhiều khó khăn, người dân đầu tư sản xuất kinh doanh 49 nhưng do chi phí tăng cao, lãi suất NH khá cao nên công việc trả nợ vay NH còn nhiều khó khăn. Tháng 6 năm 2013, nợ xấu dài hạn lại giảm giống như nợ xấu trung hạn, nguyên nhân là do ý thức trả nợ vay của người dân tăng cao cùng với việc tăng cường đôn đốc nhắc nhở người dân trả nợ của các cán bộ tín dụng. 4.3.4.2 Nợ xấu hộ nông dân theo ngành Nông nghiệp Ta thấy nợ xấu ngành nông nghiệp năm 2010 và năm 2011 chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng sang năm 2012 và tháng 6 năm 2013 thì kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nợ xấu. Năm 2011 nợ xấu ngành nông nghiệp có xu hướng giảm (giảm 58,67%) so với thời điểm cuối năm 2010, sang năm 2012 và tháng 6 năm 2013 lại tăng, cụ thể năm 2012 tăng 25,3% so với năm 2011 và tháng 6 năm 2013 tăng 10,04% so với cuối năm 2012. Năm 2011, nợ xấu giảm là do đơn vị đã có cố gắng trong công tác thu hồi nợ xấu, kiên trì nhắc nhở khách hàng trả nợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng trả tốt nợ vay. Bên cạnh một phần là tâm lý bà con nông dân lo sợ vì trong năm lãi suất khá cao, nếu để quá lâu sẽ trả nhiều lãi và tiền phạt ngày càng nhiều hơn trước vì vậy đa phần người dân trả nợ cho NH. Kể từ năm 2012 nợ xấu ngành nông nghiệp tăng lên người dân có tăng cường vay vốn để đầu tư sản xuất tuy nhiên lãi suất NH có giảm so với năm 2011 nhưng vẫn khá cao cùng với việc áp dụng chưa có hiệu quả những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi đã phần nào làm cho việc trả nợ NH của người dân gặp khó khăn. Thủy sản Nợ xấu ngành thủy sản chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nợ xấu và hầu như không có. Riêng năm 2011 có nợ xấu là 300 triệu đồng, nguyên nhân là do năm 2011 mặc dù người dân có tăng cường vay vốn đầu tư cho lĩnh vực này tuy nhiên do gặp khó khăn trong việc xuất khẩu cùng với lãi suất trong năm tăng khá cao vì vậy làm cho nợ xấu ngành này có phần tăng tuy nhiên vẫn chưa gọi là quá cao so với những ngành khác. Kinh tế tổng hợp Nợ xấu ngành này vào năm 2010 và năm 2011 chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ xấu nhưng sang năm 2012 và thời điểm tháng 6 năm 2013 thì nợ xấu ngành này lại chiếm tỷ trọng cao nhất, cao hơn cả ngành nông nghiệp. Có thể thấy nguyên nhân làm cho nợ xấu ngành này tăng là do DSCV như ta đã phân tích ở phần trên có tăng nhưng DSTN ngành này lại giảm mạnh. Điều này góp 50 phần làm cho nợ xấu có phần tăng, bên cạnh một số hộ nông dân vay vốn đã sử dụng không đúng mục đích, việc đầu tư buôn bán, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải gặp nhiều khó khăn làm cho việc thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn. 4.3.4.3 Nợ xấu hộ nông dân theo mức độ đảm bảo Có tài sản đảm bảo Như vậy ta có thể thấy, cũng giống như DSCV và DSTN, nợ xấu đối với những món vay có tài sản đảm bảo cũng chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2011, nợ xấu đối với những món vay này giảm so với năm 2010 (giảm 27,25%) nguyên nhân là do trong năm 2011 nhờ việc đẩy mạnh thu hồi nợ xấu của đơn vị, chi nhánh đã tìm nhiều biện pháp nhằm đôn đốc khách hàng trả nợ như: thường xuyên gởi giấy báo nợ, điện thoại nhắc nhở hoặc trực tiếp đến nhà khách hàng để thu nợ, tư vấn khách hàng dùng nhiều biện pháp nhằm trả nợ cho ngân hàng (vay mượn của người thân) thậm chí đối với một số khách hàng cán bộ tín dụng còn dùng biện pháp khởi kiện: đề nghị ra chính quyền địa phương (phường), ra Tòa án, kế toán và tín dụng thường xuyên phối hợp trong việc tìm những hồ sơ sắp đến hạn nhằm nhắc nhở khách hàng, đặc biệt chú ý đến những hồ sơ rơi vào nợ xấu cho nên tình hình nợ xấu đối với những món vay có tài sản đảm bảo đã giảm xuống đáng kể. Sang năm 2012 và thời điểm tháng 6 năm 2013 lại tăng, năm 2012 tăng 30,81% so với năm 2011, tháng 6 năm 2013 tăng 13,83% so với cuối năm 2012. Mặc dù cán bộ tín dụng đã thực hiện rất tốt công tác thu nợ tuy nhiên do việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, chi phí ngày càng tăng nên nhiều hộ nông dân mặc dù biết mình có thế chấp tài sản tại chi nhánh nhưng vẫn không thể trả nợ đúng thời hạn và nợ xấu có xu hướng tăng. Không có tài sản đảm bảo Năm 2011, nợ xấu đối với những món vay không có tài sản đảm bảo có phần giảm so với năm 2010 (giảm 40,71%) nguyên nhân là do năm 2011, cũng giống những món vay có tài sản đảm bảo, CBTD đã tăng cường đôn đốc khách hàng trả nợ, cùng với ý thức cao có mối quan hệ lâu dài với chi nhánh của những hộ nông dân và là những khách hàng có mức độ tín nhiệm cao với chi nhánh nên đã hạn chế tình trạng nợ xấu. Năm 2012 và thời điểm tháng 6 năm 2013 nợ xấu của những món vay không có tài sản đảm bảo cũng tăng giống những món vay có tài sản đảm bảo. Mặc dù là những khách hàng có mối quan hệ lâu dài, nhưng do chi phí đầu tư vào việc sản xuất ngày càng tăng cao nên người dân vẫn không đạt nhiều lợi nhuận vì vậy rất khó trả nợ. Bên cạnh, việc thu nợ như đã phân tích ở trên có phần giảm do đây là hình thức vay không có tài sản đảm bảo nên rất khó để người dân tự giác trả nợ trong khi việc sản xuất của mình không mấy khả quan vì vậy tình trạng nợ xấu ngày càng tăng. 51 4.3.4.4 Nợ xấu hộ nông dân theo nhóm nợ Như vậy ta có thể thấy trong cơ cấu tổng nợ xấu hộ nông dân của chi nhánh phân theo nhóm nợ thì nợ xấu theo nhóm 3 chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể năm 2010, nợ xấu nhóm 3 là 736 triệu đồng, đến cuối năm 2011 có phần giảm còn 130 triệu đồng, giảm 82,34% so với năm 2010. Bước sang năm 2012 và thời điểm tháng 6 năm 2013 nợ xấu nhóm này có xu hướng tăng. Cụ thể cuối năm 2012 tổng nợ xấu nhóm 3 tăng 9,23% so với thời điểm cuối năm 2011 và đến tháng 6 năm 2013 nợ xấu nhóm này là 255 triệu đồng tương đương tăng 79,58% so với cuối năm 2012. Sở dĩ nợ xấu nhóm này có xu hướng tăng vào thời gian này là do việc sản xuất của người dân vẫn chưa mang lại nhiều lợi nhuận vì vậy việc trả nợ vay cho chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn. Các món nợ này được chi nhánh xét là dưới tiêu chuẩn, người dân không có khả năng trả lãi và bên cạnh đó có một số còn được xem xét miễn lãi để khuyến khích người dân trả tiền gốc. Nợ nhóm 4 có xu hướng tăng giảm không đều qua các thời điểm, năm 2010 là 820 triệu đồng đến cuối năm 2011 giảm 22,93%. Thời điểm cuối năm 2012 lại tăng 41,3% tức ở mức 893 triệu đồng. Và đến tháng 6 năm 2013 lại giảm trở lại (giảm 77,49%) so với thời điểm cuối năm 2012. Nhóm này áp dụng đối với những món vay quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Sáu tháng đầu năm 2013 nhờ vào công tác thu hồi nợ tốt nên có phần giảm. Ta có thể thấy tổng nợ xấu nhóm 5 có xu hướng tăng rất nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Cụ thể năm 2010 những món nợ có khả năng mất vốn là 548 triệu đồng, năm 2011 tăng 17,52%, năm 2012 tăng 68,48% so với năm 2011 và đến tháng 6 năm 2013 lại tăng 70,69% so với thời điểm cuối năm 2012 tức ở mức 1.852 triệu đồng. Có thể nói đối với bất kỳ NH nào, việc nợ xấu nhóm 5 tăng cao như vậy cũng là một vấn đề không mong muốn. Qua đó cũng phần nào cho thấy chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân có phần giảm. Một phần là do nợ nhóm 3 và nhóm 4 các năm trước dẫn đến nợ nhóm 5 ngày càng tăng mạnh. Tuy nhiên do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn cùng với các chi phí đầu vào phục vụ cho việc sản xuất lại liên tục tăng trong khi giá cả đầu ra của nông sản lại tăng chậm hơn. Điều này làm giảm lợi nhuận của người dân, đôi khi còn bị thua lỗ, chính vì vậy mà việc trả nợ vay cho NH là một vấn đề rất khó đối với họ. Công tác thu hồi nợ của chi nhánh mặc dù được cán bộ tín dụng thực hiên khá tốt nhưng khả năng trả nợ cho NH của người dân là không thể và điều này làm cho tổng nợ xấu có khả năng mất vốn của chi nhánh ngày càng cao. 52 4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH Bảng 4.11 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay đối với hộ nông dân từ năm 2010 đến tháng 6/2013 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chỉ tiêu Doanh số cho vay hộ nông dân Doanh số thu nợ hộ nông dân Tổng dư nợ hộ nông dân Nợ xấu hộ nông dân Tổng nguồn vốn huy động Dư nợ bình quân hộ nông dân Nợ xấu /Tổng dư nợ [(4)/(3)] Hiệu suất sử dụng vốn [(3)/(5)] Vòng quay vốn tín dụng [(2)/(6)] Hệ số thu nợ [(2)/(1)] Đơn vị tính Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % Vòng % 2010 617.884 590.917 458.324 2.104 760.010 454.355 0,46 64,92 1,30 95,64 2011 2012 627.974 681.051 630.323 624.955 455.975 512.071 1.406 2.120 877.360 1.148.004 457.150 484.024 0,31 0,41 51,97 44,61 1,38 1,29 100,37 91,76 6/2012 311.981 339.113 459.136 990.968 457.556 46,33 0,74 108,70 Nguồn: Báo cáo thống kê tín dụng nội tệ từ năm 2010 đến tháng 6/2013 53 6/2013 390.190 371.281 530.980 2.308 1.145.066 521.527 0,43 46,37 0,71 95,15 4.4.1 Nợ xấu/ Tổng dư nợ Chỉ tiêu này cho ta biết nợ xấu hộ nông dân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ hộ nông dân, chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng, đồng thời nó cũng phản ánh khả năng thanh toán của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2010 là 0,46% sang năm 2011 là 0,31% giảm 0,15% so với năm 2010. Nguyên nhân là do CBTD thẩm định phương án có hiệu quả mới tăng dư nợ, thực hiện công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay được quan tâm đúng mức nên đã giảm nợ xấu một cách triệt để nhất. Năm 2012 nợ xấu trên tổng dư nợ là 0,41% tăng 0,1% so với năm 2011 và đến tháng 6 năm 2013 là 0,43%. Nguyên nhân làm chỉ tiêu này tăng là do việc đầu tư sản xuất của người dân còn gặp nhiều khó khăn, tình hình dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi đã gây ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Tuy tỉ lệ này có phần tăng hơn những năm trước nhưng vẫn còn thấp hơn so với tỉ lệ cho phép của NHNN là từ 3% tổng dư nợ trở xuống (tại khoản 3 Điều 6 Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở xuống nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng) nên vẫn phản ánh chất lượng tín dụng của chi nhánh đối với các món vay hộ nông dân là tương đối tốt. Nhìn vào biểu đồ bên dưới ta sẽ thấy rõ: 0,50 0,45 0,40 0,35 % 0,30 0,25 Nợ xấu/tổng dư nợ 0,20 0,15 0,10 0,05 0,00 2010 2011 2012 tháng 6/2013 Thời gian Hình 4.1 Chỉ tiêu nợ xấu hộ nông dân/ Tổng dư nợ hộ nông dân từ năm 2010 đến tháng 6/2013 4.4.2 Hiệu suất sử dụng vốn 54 Nhìn vào chỉ tiêu này ta thấy chi nhánh đã phân bổ một lượng vốn trong tổng nguồn vốn để cấp tín dụng cho hộ nông dân trên địa bàn huyện. Năm 2010, hiệu suất sử dụng vốn hộ nông dân là 64,92%, năm 2011 là 51,97% và năm 2012 là 44,61%. Sáu tháng đầu năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn là 46,37% trong khi 6 tháng đầu năm 2012 là 46,33%. Khách hàng của NHNo&PTNT chủ yếu là nông nghiệp và nông thôn vì vậy mà dư nợ tín dụng của đối tượng hộ nông dân chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động. Hệ số này có xu hướng giảm dần từ năm 2010-2012, đều này cho thấy chi nhánh sử dụng vốn huy động để cho vay hộ nông dân có phần giảm so với trước. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2013 có phần tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012 việc sử dụng vốn huy động để cho vay hộ nông dân có phần tăng nhẹ. 70,00 60,00 50,00 40,00 % Hiệu suất s ử dụng vốn 30,00 20,00 10,00 0,00 2010 2011 2012 Năm Hình 4.2 Hiệu suất sử dụng vốn đối với hộ nông dân từ năm 2010-2012 46,38 46,37 46,36 46,35 % Hiệu suất sử dụng vốn 46,34 46,33 46,32 46,31 Tháng 6/2012 Tháng 6/2013 Năm Hình 4.3 Hiệu suất sử dụng vốn đối với hộ nông dân 6 tháng đầu năm 2012-2013 55 4.4.3 Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NH, phản ánh các khoản cấp tín dụng của ngân hàng nghiêng nhiều về ngắn hạn hay dài hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì chứng tỏ ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, ngược lại cho thấy ngân hàng chú trọng nhiều vào các khoản vay trung dài hạn. Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng đối với hộ nông dân có tăng có giảm nhưng nhìn chung có xu hướng giảm. Năm 2010 là 1,30 vòng sang năm 2011 là 1,38 vòng nhưng năm 2012 là 1,29 vòng. Vòng quay vốn tín dụng đối với hộ nông dân có xu hướng giảm cho thấy chi nhánh có xu hướng tăng cường vào các khoản vay trung và dài hạn hơn trước tuy nhiên các khoản vay ngắn hạn vẫn là chủ yếu. Năm 2012 thì thời gian thu hồi nợ chậm và có phần kém hiệu quả hơn trước. Thời điểm 6 tháng đầu năm 2012 là 0,74 vòng và 6 tháng đầu năm 2013 là 0,71 vòng. Như vậy có thể thấy trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tốc độ thu hồi vốn có phần chậm hơn và đồng vốn được sử dụng kém hiệu quả hơn 6 tháng đầu năm 2012. Ta xem biểu đồ trong hình 4.4, và 4.5 để thấy rõ hơn: 1,40 1,38 1,36 vòng 1,34 1,32 Vòng quay vốn tín dụng 1,30 1,28 1,26 1,24 2010 2011 2012 năm Hình 4.4 Vòng quay vốn tín dụng đối với hộ nông dân từ năm 2010-2012 56 0,745 0,74 0,735 0,73 % 0,725 0,72 Vòng quay vốn tín dụng 0,715 0,71 0,705 0,7 0,695 tháng 6/2012 tháng 6/2013 Năm Hình 4.5 Vòng quay vốn tín dụng đối với hộ nông dân 6 tháng đầu năm 2012-2013 4.4.4 Hệ số thu nợ Tín dụng ngân hàng phải đảm bảo hai nguyên tắc: vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích và phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn theo cam kết. Có như vậy tín dụng ngân hàng mới mang lại hiệu quả. Để xem xét hiệu quả của một khoản tín dụng người ta còn tính đến tỷ lệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Tỷ lệ này phản ánh khả năng thu nợ của chi nhánh cũng như khả năng trả nợ của KH. Hệ số này càng cao cho thấy rủi ro tín dụng càng thấp, chất lượng tín dụng càng cao. Năm 2010 hệ số này đối với hộ nông dân là 95,64%, năm 2011 là 100,37%, năm 2012 là 91,76%. Từ năm 2010 đến năm 2012 hệ số này có tăng có giảm, năm 2011 hệ số này tăng cao là do công tác thu nợ của chi nhánh được thực hiện khá tốt và chặt chẽ. Hệ số này 6 tháng đầu năm 2013 là 95,15% trong khi 6 tháng đầu năm 2012 là 108,7%, như vậy so với 6 tháng đầu năm 2012 thì 6 tháng đầu năm 2013 có phần giảm (giảm 13,55%) so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thông qua chỉ số này cho thấy công tác thu hồi nợ của đơn vị là khá tốt. Có được kết quả như trên là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn kịp thời của Ban lãnh đạo cũng như sự nhiệt tình với công việc của các cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó là nhờ vào ý thức trả nợ của một số khách hàng có lịch sử vay tốt, luôn trả nợ và lãi đúng hạn có khi sớm hơn, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Hình bên dưới sẽ cho ta thấy rõ hệ số thu nợ của hộ nông dân giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6/2013: 57 102,00 100,00 98,00 % 96,00 94,00 Hệ số thu nợ 92,00 90,00 88,00 86,00 2010 2011 2012 năm Hình 4.6 Hệ số thu nợ hộ nông dân qua 3 năm 2010-2012 110,00 105,00 100,00 % Hệ số thu nợ 95,00 90,00 85,00 tháng 6/2012 tháng 6/2013 Năm Hình 4.7 Hệ số thu nợ hộ nông dân 6 tháng đầu năm 2012-2013 58 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH 5.1 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH 5.1.1 Về phía chi nhánh - Số lượng cán bộ tín dụng còn ít nên việc kiểm tra, thẩm định tài sản còn hạn chế. Số lượng hộ nông dân đến vay vốn ngày càng nhiều trong khi CBTD lại còn hạn chế. Mỗi CBTD phải quản lý một số lượng lớn khách hàng, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đối với công tác cho vay và thu hồi nợ của chi nhánh. - Việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay có thực hiện nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Chi nhánh chủ yếu cho vay đối tượng hộ sản xuất ở nông thôn. Phần lớn các món vay hộ nông dân ở mức vừa và nhỏ, điều này làm cho công tác quản lý, giám sát sau khi cho vay của CBTD gặp nhiều trở ngại. - Mặc dù được sự hướng dẫn nhiệt tình của CBTD trong quá trình làm thủ tục vay vốn tuy nhiên do đa phần người vay ở nông thôn nên trình độ còn hơi thấp vì vậy đã gây chậm trễ trong quá trình cấp tín dụng. - Trong những năm qua, giá cả các yếu tố đầu vào tăng mạnh trong khi giá các yếu tố đầu ra không ổn định. Thu nhập của người dân không cải thiện đáng kể thậm chí có một bộ phận nông dân bị thua lỗ. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NH đặc biệt là việc thu nợ vay, dẫn đến nợ xấu chi nhánh tăng khá nhanh. - Do đối tượng cho vay của chi nhánh chủ yếu là hộ nông dân phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp chiếm phần lớn, đầu tư vốn ít, chu kỳ sản xuất ngắn hạn vì vậy mà các khoản vay nhỏ, dao động rất ít, tốn nhiều chi phí. 5.1.2 Về phía hộ nông dân - Người dân sử dụng vốn sai mục đích như đã thỏa thuận trên hợp đồng, tình trạng vay ké, mượn quyền sử dụng đất để vay ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của người dân. - Đối với các khoản vay lớn, nông dân phải có tài sản thế chấp vì vậy khi thế chấp bằng quyền sử dụng đất thì người vay phải đi đăng ký thế chấp. Điều này cũng phần nào gây khó khăn, nhiều bà con nông dân còn e ngại trong vấn đề này. 59 - Một số khách hàng chưa có trách nhiệm về những món nợ của mình. Nhiều người còn thờ ơ trong việc trả nợ vay cho NH mặc dù biết nợ vay đã quá hạn. Khách hàng không có thiện chí trả nợ, muốn chiếm dụng vốn. - Vẫn còn một số hộ nông dân chưa hiểu biết nhiều về việc vay vốn NH để đầu tư sản xuất, một số thì vay vốn về rồi nhưng chưa áp dụng những tiến bộ kỹ thuật cũng như biện pháp canh tác mới, vẫn còn áp dụng những biện pháp lạc hậu, vì vậy khả năng sinh lời không cao dẫn đến thu nhập thấp và không đủ khả năng trả nợ vay. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH 5.2.1 Giải pháp về công tác tín dụng Dựa trên tình hình hoạt động thực tế của chi nhánh tại địa bàn huyện Cái Bè, chi nhánh cần áp dụng một số giải pháp để tăng trưởng tín dụng như sau: - Về phương thức cho vay: tiếp tục phát huy ưu thế của phương thức cho vay lưu vụ đối với hộ. Về khách hàng cho vay ngoài việc giữ khách hàng truyền thống, cần tiếp cận những khách hàng mới có triển vọng phát triển trong tương lai. Đối với các hộ nông dân nghèo vùng sâu, vẫn chưa tiếp cận nhiều dịch vụ của NH. Vì vậy chi nhánh cần mở rộng mạng lưới tín dụng xuống từng địa bàn bằng cách thành lập thêm tổ vay vốn. Có thể mỗi một hoặc hai ấp nên thành lập một tổ vay vốn. Điều này sẽ giúp người dân tiếp cận được vốn vay của NH hơn trước. - Hiện trong tổng dư nợ cho vay hộ nông dân của chi nhánh ta có thể thấy chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, lĩnh vực trung và dài hạn còn chiếm tỷ trọng thấp và còn rất nhiều tiềm năng. Nhận thấy thế mạnh của vùng là trồng cây ăn quả, chi nhánh nên tăng cường mở rộng đầu tư sang lĩnh vực cho vay trung và dài hạn hơn nữa, có thể liên kết với cán bộ kỹ thuật trên địa bàn huyện và các cửa hàng vật tư nông nghiệp mở các cuộc hội thảo, tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ cũng như mức ưu đãi về lãi suất của chi nhánh góp phần giúp người dân tích cực vay vốn cải tạo vườn, phát triển các giống cây ăn quả lâu năm, các giống cây đặc sản của vùng như chôm chôm nhãn, xoài cát Hòa Lộc, bưởi long Cổ Cò, cam sành…, mua sắm nhiều thiết bị máy móc cần thiết, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào vườn cây, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Tiếp tục phân CBTD có trình độ nghiệp vụ và khả năng giao tiếp tốt, tiếp cận các hộ sản xuất có hiệu quả nhằm giới thiệu các sản phẩm của chi nhánh đồng thời có chính sách ưu đãi về lãi suất và phí dịch vụ. Bên cạnh 60 nên nghiêm khắc, đặt chỉ tiêu nợ xấu cũng như dư nợ cho vay cho từng CBTD nhằm nâng cao hơn trách nhiệm của họ. - Tiếp tục hoàn thiện các quy định nghiệp vụ cho vay như đơn giản hóa hồ sơ thủ tục, giảm bớt các thông tin trùng lắp, chậm trễ, tránh tình trạng để người dân phải đợi quá lâu. CBTD cần phải tạo cho người dân cảm giác thoải mái, hòa nhã và thân thiện trong việc giải đáp các thắc mắc, yêu cầu từ phía khách hàng hơn nữa để tạo ấn tượng tốt với khách hàng vay, góp phần làm cho người dân tin tưởng và giữ mối quan hệ lâu dài trong quá trình giao dịch với chi nhánh. - Xét duyệt chặt chẽ hơn trước khi cho vay và định kỳ hạn trả nợ linh hoạt, phù hợp với chu kỳ sinh trưởng và sản xuất của vật nuôi, cây trồng, CBTD cần bám sát địa bàn, phân tích kỹ tình hình kinh tế tài chính của các hộ để quyết định đúng mức vốn cần thiết, thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ nhằm đạt đến mục tiêu chung của cả ngân hàng và khách hàng là hiệu quả sử dụng vốn. Đặc biệt CBTD cần phải thận trọng hơn đối với những món vay có thế chấp tài sản đảm bảo là bất động sản, tránh trường hợp diện tích đất thế chấp nằm trong vùng quy hoạch dẫn đến giá trị thực tế bị giảm sút so với giá trị kê khai. - Bên cạnh đó, thì CBTD cần phải xem xét thật kĩ và thường xuyên kiểm tra, giám sát xem việc sử dụng vốn của hộ nông dân là thật sự đúng mục đích như đã thỏa thuận hay không. Chi nhánh cũng có thể yêu cầu tổ trưởng tổ liên doanh phụ trách món vay thường xuyên xuống nhà người vay để kiểm tra, theo dõi xem người vay có sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không, các tổ trưởng phải liên hệ chặt chẽ với CBTD. Tuyệt đối hạn chế không để xảy ra tình trạng vay ké, mượn tài sản để vay của khách hàng. 5.2.2 Chọn phương pháp tối ưu để thu hồi nợ và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu Như thực trạng vừa phân tích ở trên ta có thể thấy mặc dù nợ xấu trên tổng dư nợ hộ nông dân của chi nhánh ở mức thấp so với tỷ lệ cho phép của NHNN tuy nhiên nợ xấu hộ nông dân của chi nhánh kể từ năm 2011 đến nay có xu hướng tăng nhanh. Điều này cho thấy công tác thu nợ của CBTD còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy chi nhánh cần phải có một số biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh nợ xấu: - Đối với khoản nợ mà nguyên nhân là do thiên tai, dịch bệnh, khách hàng không thể trả nợ đúng hạn chi nhánh có thể cho phép người vay gia hạn thêm thời gian trả nợ nhằm giảm bớt số tiền phải trả để tạo thuận lợi cho khách hàng khắc phục khó khăn, hoặc cho khách hàng trả dần khi nhận thấy khách hàng vẫn duy 61 trì sản xuất, vẫn còn khả năng và có ý muốn trả nợ. Tuy NH sẽ phải thu hồi vốn chậm nhưng đã tác động tích cực đến việc trả nợ của khách hàng, tạo điều kiện cho người vay trả hết nợ vay. Đối với khách hàng không có đủ khả năng trả nợ hay muốn chiếm dụng vốn thì lúc này mới chuyển hồ sơ qua tòa án để phát mãi tài sản. - Hiện tại chỉ có CBTD phụ trách địa bàn quản lý của mình thực hiện công việc thẩm định và thu nợ. Nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh ngày càng nhiều chi nhánh có thể lập đoàn thu nợ gồm hai hoặc ba thành viên thu nợ xuyên suốt trong thời gian cho vay. Điều này góp phần giảm gánh nặng cho CBTD và hạn chế nợ xấu phát sinh. - Trước khi kí hợp đồng vay vốn cán bộ tín dụng cần giải thích rõ và nhấn mạnh cho khách hàng hiểu rằng nếu họ không trả lãi đúng thời gian và những hậu quả của việc để nợ quá hạn như sẽ chuyển món nợ đó sang nợ quá hạn và số tiền lãi họ phải đóng sẽ cao hơn hay NH sẽ không cho người dân tiếp tục vay vốn tại NH. Điều này sẽ góp phần làm cho người dân hiểu rõ hơn vì người nông dân ở vùng sâu, vùng xa thường hiểu biết rất ít về vấn đề vay vốn đôi khi có một số người khi nhận tiền rồi, thậm chí họ cũng không biết khi nào trả lãi chẳng hạn. Nếu CBTD chú ý nhiều hơn đến vấn đề này sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nợ xấu tại chi nhánh. - Thành lập thêm các tổ liên doanh quản lý việc vay vốn ở địa bàn vùng sâu, xa như Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Bắc, có thể một hoặc hai ấp nên thành lập một tổ vay vốn vì hiện tại mỗi một xã chỉ có một tổ, điạ bàn quản lý khá rộng. Một tổ trưởng tổ liên loanh nếu phụ trách toàn xã, đường đi lại khó khăn thì sẽ rất khó quản lý thành viên vay vốn trong tổ mình. Nếu thành lập thêm tổ liên doanh vay vốn thì địa bàn phụ trách của tổ trưởng sẽ hẹp lại, công tác thu nợ cũng như kiểm soát việc sử dụng nợ vay có đúng mục đích hay không sẽ thuận lợi hơn và hạn chế phát sinh nợ xấu. Khi đó CBTD cũng sẽ dễ nhắc nhở tổ trưởng tổ vay vốn quản lý món nợ vay, đôn đốc việc trả nợ khi đến hạn của hộ nông dân địa bàn mình tốt hơn. Chi nhánh cũng có thể có nhiều chính sách ưu đãi hoa hồng nhiều hơn hay tặng lịch vào mỗi dịp tết đối với từng tổ trưởng chẳng hạn, mặc dù giá trị không cao lắm nhưng sẽ giúp họ làm tốt hơn nhiệm vụ của mình và hạn chế nợ xấu phát sinh cũng như giúp ích phần nào cho CBTD. - Tiếp tục thường xuyên vận động nhắc nhở đối với những khách hàng không có thiện chí trả nợ. Có thái độ cương quyết xử lý đối với những khách hàng cố tình không trả nợ. 62 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN NHNo&PTNT huyện Cái Bè là một chi nhánh NH thương mại quốc doanh trên địa bàn huyện có vai trò chủ đạo trong việc huy động vốn để cho vay, đầu tư phát triển các thành phần kinh tế phục vụ phát triển kinh tế địa phương đặc biệt là hộ nông dân. Trong thời gian qua, nền kinh tế huyện đã trải qua nhiều biến động nhưng với sự cố gắng của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt được những kết quả nhất định. Tóm lại, ta có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm và tốc độ tăng ngày càng cao. Ngược lại nguồn vốn điều hòa lại giảm, đến năm 2011 thì chi nhánh không sử dụng vốn điều hòa. Chứng tỏ chi nhánh ngày càng chủ động được nguồn vốn của mình hơn. Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn thì chi nhánh cho vay ngày càng nhiều làm cho doanh số cho vay đối với hộ nông dân tăng đáng kể chứng tỏ thị phần tín dụng của chi nhánh trên địa bàn huyện ngày càng tăng. Song song với việc tăng doanh số cho vay thì doanh số thu nợ đối với hộ nông dân cũng tăng giúp chi nhánh thu hồi tốt vốn đầu tư tín dụng của mình. Đó là do sự chỉ đạo sáng suốt của Ban giám đốc, sự nhiệt tình năng nổ của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, chi nhánh cũng duy trì một mức dư nợ đáng kể để đảm bảo lợi nhuận cho NH. Mặc dù dư nợ có cao nhưng không tránh khỏi nợ xấu, nợ xấu này đa số của hộ nông dân, do đây là thành phần kinh tế thực hiện phương án sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, một số yếu tố bất khả kháng làm giảm thậm chí mất khả năng trả nợ cho chi nhánh. Chi nhánh cần tìm mọi biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục những rủi ro do nợ xấu gây ra. Bên cạnh, NHNo&PTNT huyện Cái Bè là đơn vị kinh doanh tiền tệ mà đối tượng phục vụ nông nghiệp, nông thôn là chính, chi nhánh đã là người bạn đồng hành và thân thiết với bà con nông dân, điều này góp phần giúp bà con nông dân yên tâm chăm lo sản xuất, tránh tình trạng vay tiền nặng lãi. Chi nhánh cũng đã thực hiện tốt chức năng phân phối vốn cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của huyện Cái Bè nói riêng và phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang nói chung. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với NH cấp trên - Cần sớm hoàn thiện và ban hành nhiều văn bản pháp luật về hoạt động cho vay đối với hộ nông dân hơn nữa, có thêm nhiều chính sách hỗ trợ hộ nông dân 63 trong vấn đề vay vốn phục vụ sản xuất. Góp phần tạo điều kiện nhiều hơn nữa để người nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay từ NH. Chẳng hạn, trong Nghị định 41/2010/NĐ-CP và thông tư số 14/2010/TT-NHNN về cơ chế đảm bảo tiền vay, các khách hàng được vay dưới hình thức không có đảm bảo bằng tài sản phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc được Uỷ Ban Nhân dân xã xác nhận là chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có tranh chấp. Trên thực tế thì việc cấp giấy xác nhận quyền sử dụng đất còn chưa chặt chẽ dẫn tới có nhiều trường hợp giấy xác nhận được cấp nhiều bản và gây khó khăn cho CBTD trong việc quản lý món nợ vay. Vấn đề thứ hai là Nghị định 41/2010/NĐ-CP đã nâng mức cho vay không có tài sản đảm bảo lên đến 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ sản xuất nông lâm ngư nghiệp, vì vậy tình trạng khách hàng đến ngân hàng vay tăng đáng kể làm tăng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, gây nhiều khó khăn khi xét duyệt cho vay. Mặc khác, theo Nghị định 41 thì đối tượng cho vay là nông dân ở khu vực nông thôn còn nông dân ở thị trấn mà sản xuất nông nghiệp thì không vì vậy mà vẫn có một số hộ nông dân ở địa bàn thị trấn Cái Bè không được hưởng chính sách và tiếp cận được nguồn vốn vay này. - NHNN nên đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, tạo điều kiện cho mọi người dân tiếp cận việc thanh toán qua thẻ, khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt. - Cần điều động thêm cán bộ tín dụng về chi nhánh để góp phần giúp chi nhánh quản lý tốt khách hàng. Đảm bảo tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng trong thời gian nhanh nhất có thể. - Bên cạnh cũng có thể cung cấp thêm cho chi nhánh một số trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại hơn góp phần giúp việc cấp tín dụng của chi nhánh nhanh hơn. 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương - Một hồ sơ vay vốn có thể được duyệt phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Trên thực tế việc này diễn ra rất chậm ảnh hưởng đến việc vay vốn của người dân. Vì vậy cần giải quyết nhanh chóng vấn đề trên. - Khi không thu được nợ buộc lòng NH phải phát mãi tài sản của khách hàng. Nhưng quá trình xử lý tài sản đảm bảo mất nhiều thời gian và chi phí. Do vậy, chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với tòa án trong khâu phát hành văn bản thi hành án để đẩy nhanh tốc độ xử lý tài sản đảm bảo. Vì vậy rất cần sự hợp tác chặt chẽ của cơ quan thi hành án, Tòa án. 64 - Quan tâm, đầu tư ngân sách cho việc xây dựng hệ thống thủy lợi, đê bao ngăn lũ bảo vệ mùa thu hoạch cho hộ nông dân. - Hiện tại, đối với những món vay có thế chấp, khách hàng phải làm hồ sơ với thời gian đăng ký giao dịch dài và tập trung tại phòng tài nguyên môi trường làm phát sinh nhiều khoản chi phí, mất thời gian của khách hàng. Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương nếu có thể hãy giảm bớt sự rườm rà và mất nhiều thời gian cho bà con nông dân. - Chính quyền địa phương có thể đưa ra những chương trình liên kết những hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ lại để sản xuất ra lượng hàng hóa lớn, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư tiêu thụ nông sản cho người nông dân. Đó cũng là một biện pháp giúp người dân trả tốt nợ vay cho chi nhánh. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bùi Văn Trịnh (2007). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Tủ sách Đại học Cần Thơ. 2. Ngô Trọng Huỳnh (2010). Báo cáo qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Cái Bè từ năm 2010-2020. 3. Nguyễn Hữu Tâm (2008). Bài giảng Phương pháp nghiên cứu, Tủ sách Đại học Cần Thơ. 4. Thái Văn Đại (2012). Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ. 5. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh (2010). Tiền tệ ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 6. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb. Đại học Cần Thơ, Tp.Cần Thơ. 7. Trương Trần Minh Thi (2007). Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với hộ nông dân tại NHNN&PTNT Long Châu. Đại học Cần Thơ. 8. Hệ thống các văn bản định chế của NHNo & PTNT Việt Nam. - Báo cáo nội tệ năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của NHNo & PTNT Chi nhánh Cái Bè. - NHNo & PTNT, Sổ tay tín dụng, NXB Thống kê Hà Nội. - Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 về quy định cho vay đối với khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam. Các trang web: 1. ThS. Nguyễn Thị Xuân (19/03/2013) Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển như kỳ vọng). http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binhluan/De-nganh-Nong-nghiep-Viet-Nam-phat-trien-nhu-kyvong/22746.tctc. Ngày đăng nhập 14/8/2013. 2. www.agribank.com 66 67 [...]... hoạt động cho vay đối với hộ nông dân thông qua các chỉ tiêu doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu đối với hộ nông dân 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU  Cơ sở lý thuyết nào về hoạt động tín dụng, đặc biệt là cho vay đối với hộ nông dân làm cơ sở nghiên cứu?  Hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại chi nhánh hiện như thế nào?  Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với hộ nông dân và những... tài nghiên cứu về hoạt động cho vay đối với hộ nông dân và từ đó đề ra giải pháp giúp nâng cao hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại chi nhánh 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang Từ đó đề ra giải pháp giúp nâng cao hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại chi nhánh 1.2.2 Mục tiêu cụ... luận về tín dụng đối với hộ nông dân nhằm tạo ra tiền đề cho đề tài - Phân tích tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh - Phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè thông qua việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu đối với hộ nông dân - Đánh giá tình hình cho vay hộ nông dân tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè - Đề xuất một... huyện Cái Bè cũng là một bộ phận đảm nhận vai trò cung cấp vốn cho người dân sản xuất trong phạm vi huyện Từ thực trạng chung để thấy rõ hơn hoạt động vay vốn của các hộ nông dân tại địa phương em quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: Phân tích hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang Đề tài nghiên cứu về hoạt động cho. ..  Mức cho vay: Ngân hàng nông nghiệp nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay, khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng Mức cho vay hộ nông dân tại điều 13 theo Quyết định số 666/QĐHĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 về quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thì khách hàng có... đời cho tới nay, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã qua nhiều lần đổi tên (thông qua quyết định của Chính phủ) như: + Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1978) + Ngân hàng Phát triển nông thôn Việt Nam (1988) + Năm 1990, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính Phủ) ký quyết định số 400/CT đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, đến 15/10/1996 Ngân hàng Nông nghiệp đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp. .. Phát triển Việt Nam, tên tiếng Anh là Viet Nam Bank for Argiculture and Rural Development và tên giao dịch quốc tế là: AVB&RD Mọi hoạt động của chi nhánh điều thông qua Ngân hàng tỉnh Tiền Giang Tháng 7/1975 Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Cái Bè được thành lập thông qua quyết định của Chính phủ NHNo&PTNT chi nhánh Cái Bè toạ lạc tại Khu IA Trưng Nữ Vương, thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. .. cao hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại chi nhánh 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang 1.3.2 Phạm vi thời gian Đề tài được thực hiện từ 12/ 8/2013 đến 18/ 11 /2013 Số liệu trong đề tài thu thập từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hoạt. ..DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng việt NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn NH : ngân hàng DSTN : doanh số thu nợ DSCV : doanh số cho vay KBNN : kho bạc nhà nước TCKT : tổ chức kinh tế NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại PGD : Phòng giao dịch CBTD : cán bộ tín dụng NHNo : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn GTCG : Giấy tờ có giá TSĐB : Tài sản đảm bảo... cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện qua con đường tín dụng Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa Tốc độ lưu thông hàng hóa nhanh hơn, nói cách khác tín dụng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa kinh tế phát triển hơn (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010, trang 35) 2.1.2 Sơ lược về cho vay đối với hộ nông dân  Nguyên tắc Hoạt động tín ... THỊ ÁNH XUYÊN MSSV: 4104492 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài... hoạt động vay vốn hộ nông dân địa phương em định tìm hiểu nghiên cứu đề tài: Phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang ... biệt cho vay hộ nông dân làm sở nghiên cứu?  Hoạt động cho vay hộ nông dân chi nhánh nào?  Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ nông dân giải pháp giúp nâng cao hoạt động cho vay hộ

Ngày đăng: 12/10/2015, 11:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w