Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 66 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
66
Dung lượng
564,08 KB
Nội dung
TÊN ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ
TƯ DUY CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG
QUA BÀI TẬP HÓA HỌC
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với
những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của
người khác. Trong thời gian nghiên cứu và làm khóa luận, em xin chân
thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đức Vượng đã giúp đỡ
em hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, em xin chân
thành cảm ơn các thầy cô gi áo trong Khoa Khoa học tự nhiên - trường Đại
học Quảng Bình đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản
trong học tập nghiên cứu khoá luận cũng như trong công việc sau này.
Những lời động viên, k hích lệ từ gia đình, sự chia sẻ, học hỏi từ bạn bè cũng
đã góp phần rất nhiều cho khóa luận tốt nghiệp của em đạt kết quả tốt hơn.
Do trình độ hạn chế nên trong quá trình làm khóa luận khó tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong sự chỉ bảo thêm của thầy cô giúp em hoàn thành và
đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Quỳnh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 2
5. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
CHƯƠNG 1. BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN............... 4
NĂNG LỰC NHẬN THỨC, TƯ DUY HÓA HỌC .................................... 4
1.1. Bài tập hóa học (BTHH) ...................................................................... 4
1.1.1.Khái niệm BTHH ............................................................................... 4
1.1.2.Tác dụng của BTHH .......................................................................... 6
1.1.3. Phân loại BTHH ................................................................................ 7
1.1.4.Quá trình giải BTHH .......................................................................... 9
1.2. Vấn đề phát triển năng lực nhận thức ................................................. 11
1.2.1.Bản chất của năng lực trí tuệ ............................................................ 11
1.2.2. Tư duy hóa học ............................................................................... 13
1.2.2.1. Tầm quan trọng của phát triển tư duy ........................................... 13
1.2.2.2. Vậy tư duy là gì? .......................................................................... 14
1.2.2.3. Tư duy khoa học tự nhiên ............................................................. 19
1.2.2.4. Vấn đề phát triển tư duy ............................................................... 19
1.2.2.5. Dấu hiệu đánh giá tư duy phát triển .............................................. 20
1.3.Quan hệ giữa BTHH và việc phát triển tư duy cho học sinh ................ 20
1.4. Xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt
động nhận thức của người học hiện nay .................................................... 23
1.5. Tình hình sử dụng các phương pháp dạy học và bài tập hóa học để bồi
dưỡng năng lực tư duy cho học sinh hiện nay ........................................... 24
1.5.1. Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm .................................................... 24
1.5.2. Về phương pháp dạy học ................................................................. 25
1.5.2.1. Phương pháp dạy học ................................................................... 25
1.5.2.2. Phương pháp học .......................................................................... 27
1.5.3. Về BTHH ........................................................................................ 28
1.5.4.Thực trạng vấn đề phát triển năng lực nhận thức của học sinh qua môn
hóa học hiện nay ....................................................................................... 29
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NHẬN THỨC BỒI DƯỠNG TƯ DUY HÓA HỌC CHO
HỌC SINH ............................................................................................... 33
2.1. Chuẩn bị cho người giáo viên hóa học, người giáo viê hóa học cần phải
làm gì để dạy một cách thông minh ........................................................... 33
2.1.1. Đầu nguồn ....................................................................................... 33
2.1.2. Sinh viên ......................................................................................... 35
2.1.3. Giáo viên......................................................................................... 36
2.1.3.1. Ấn tượng ban đầu ......................................................................... 36
2.1.3.2. Ai động não nhiều hơn ................................................................. 37
2.2. Người học sinh phải làm gì để học giỏi môn Hóa học một cách thông
minh.......................................................................................................... 38
2.3. Những biện pháp phát triển năng lực nhận thức và bồi dưỡng tư duy
hóa học cho học sinh thông qua BTHH ..................................................... 39
2.3.1. Rèn luyện óc quan sát ..................................................................... 39
2.3.2. Rèn luyện năng lực tư duy............................................................... 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 61
NHỮNG KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI
STT
Từ viết tắt
Diễn giải
1
Bộ GD & ĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
2
BTHH
Bài tập hoà học
3
CNNT
Chướng ngại nhận thức
4
ĐHQGHN
Đại học quốc gia Hà Nội
5
ĐLBTKL
Định luật bảo toàn khối lượng
6
đktc
Điều kiện tiêu chuẩn
7
GV
Giáo viên
8
HS
Học sinh
9
PTHH
Phương trình hóa học
10
NLTT
Năng lực trí tuệ
11
QS
Quan sát
12
TD
Tư duy
13
THCS
Trung học cơ sở
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình vẽ sơ đồ
TT
Trang
1
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hệ bài toán
5
2
Sơ đồ 1.2. Cơ sở phân loại BTHH
9
3
Sơ đồ 1.3. Xây dựng tiến trình luận giải
10
4
5
Sơ đồ 1.4. Quan hệ giữa hoạt động giải BT và phát triển
tư duy
Sơ đồ 2.1. Trình độ và năng lực của người giáo viên có được
22
34
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ tri thức, kỹ năng của con
người được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Trong xã hội
tương lai, nền giáo dục phải đào tạo ra những con người có trí tuệ, thông
minh và sáng tạo. Muốn có được điều này, ngay từ bây giờ nhà trường phổ
thông phải trang bị đầy đủ cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại,
phù hợp với thực tiễn Việt Nam và rèn luyện cho họ năng lực tư duy sáng
tạo. Thế nhưng, các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục hiện nay
cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức của học sinh không cao, đặc biệt
việc phát huy tính tích cực của học sinh, năng lực tư duy, năng lực giải
quyết vấn đề và khả năng tự học không được chú ý rèn luyện đúng mức. Từ
thực tế đó, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học,
sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng cho học sinh năng
lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Trong dạy học hóa học, có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát
triển năng lực nhận thức của học sinh bằng nhiều biện pháp và phương pháp
khác nhau. Trong đó giải bài tập hóa học với tư cách là một phương pháp
dạy học có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển học
sinh. Mặt khác, cũng là thước đo trình độ nắm vững kiến thức và kỹ năng
hóa học của học sinh. Tuy nhiên xu hướng hiện nay của lý luận dạy học là
đặc biệt chú trong đến hoạt động tư duy và vai trò của học sinh trong quá
trình dạy học, đòi hỏi học sinh phải làm việc tích cực, tự lực. Vì vậy, cần
phải nghiên cứu bài tập hóa học trên cơ sở hoạt động tư duy của học sinh, từ
đó đề ra cách hướng dẫn học sinh tự lực giải bài tập, thông qua đó để tư duy
của họ phát triển.
Vậy việc triển khai đề tài: "Phát triển năng lực nhận thức và tư duy
cho học sinh trung học cơ sở thông qua bài tập hóa học" là rất cần thiết.
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được những nội dung có tính phương pháp luận và hệ thống
bài tập cần khai thác phát triển năng lực nhận thức và bồi dưỡng tư duy hóa
cho học sinh thông qua quá trình tìm kiếm lời giải.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu hoạt động tư duy của học sinh (HS) trong quá trình giải
bài tập hóa học (BTHH), từ đó hướng dẫn HS xây dựng tiến trình luận giải,
làm cơ sở cho việc tìm kiếm lời giải một cách có hiệu quả.
- Điều tra cơ bản tình hình sử dụng BTHH ở trường THCS, cũng như
khả năng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh khi gải quyết các vấn
đề hóa học như thế nào.
- Xây dựng một hệ thống những nội dung mang tính phương pháp
luận, hệ thống những bài tập mà thông qua việc giải nó, HS sẽ nắm sâu sắc
hơn những kiến thức cơ bản, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và khả
năng tư duy hóa học cho HS.
4. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học hóa học nếu:
Giáo viên thật sự là người quản lý học tập và huấn luyện, biết tổ
chức và điều khiển tối ưu quá trình dạy học.
Giáo viên nắm vững một hệ thống phương pháp luận đúng đắn về
phát triển năng lực nhận thức và bồi dưỡng tư duy hóa học cho HS.
Giáo viên lựa chọn một hệ thống những bài tập có nội dung
thích hợp.
Chú ý coi trọng việc hướng dẫn HS tích cực, tự lực, hoạt động, tư
duy trong quá trình tìm kiếm lời giải.
Cùng với ý chí nỗ lực vươn lên trong học tập của HS.
Thì sẽ giúp cho HS:
2
+ Có phương pháp học tốt để tự mình nắm vững kiến thức và kỹ
năng.
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
+ Phát triển năng lực tư duy hóa học.
+ Nâng cao hứng thú và niềm say mê học tập bộ môn.
+ Rèn luyện phong cách học tập khoa học.
Nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện của HS.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động tư duy của HS trng quá trình tìm kiếm lời giải, của GV
trong quá trình hướng dẫn HS giải bài tập.
- Hệ thống những phẩm chất của tư duy cần đặc biệt chú ý rèn luyện và
bồi dưỡng thông qua những kiến thức và hệ thống bài tập đã đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra thực trạng năng lực nhận thức và khả năng tư duy của HS
trong quá trình giải bài tập hoá học.
- Tình hình sử dụng bài tập của giáo viên trong dạy học hoá học ở
trường THCS hiện nay.
- Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phân tích lý
luận, nghiên cứu thực tiễn.
3
CHƯƠNG 1. BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC NHẬN THỨC, TƯ DUY HÓA HỌC
1.1. Bài tập hóa học (BTHH)
Trong thực tiễn dạy học ở trường THCS, BTHH giữ vai trò rất quan
trọng việc thực hiện mục tiêu đào tạo – nó vừa là mục đích, vừa là nội dung,
lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Nó cung cấp cho học sinh
(HS) cả kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và cả niềm vui sướng của
sự phát hiện – tìm ra đáp số - một trạng thái hưng phấn – hứng thú nhận
thức – một yếu tố tâm lý góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao tính
hiệu quả của hoạt động thực tiễn của con người, điều này đặc biệt được chú
trọng trong nhà trường của các nước phát triển.
Vậy bài toán - hay BTHH là gì? Nên hiểu khái niệm này như thế nào
cho trọn vẹn, đặc biệt là giáo viên (GV) và sinh viên sư phạm? Nên tổ chức
sử dụng BTHH vào việc dạy học như thế nào để đạt hiệu quả trí - đức dục
cao nhất?
1.1.1. Khái niệm BTHH
Theo từ điển Tiếng Việt, bài tập là bài ra cho HS làm để vận dụng điều
đã học, còn bài toán là vấn đề cần giải quyết bằng phương pháp khoa học.
Theo các nhà lí luận dạy học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cả câu
hỏi và bài toán, mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh nắm được hay
hoàn thiện một tri thức hay một kĩ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả
lời viết, hoặc có kèm theo thực nghiệm...
Ở nước ta, sách giáo khoa và sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập”
được dùng theo quan điểm này.
Về mặt lí luận dạy học, để phát huy tối đa tác dụng của BTHH trong
quá trình dạy học, người giáo viên phải hiểu và sử dụng nó theo quan điểm
hệ thống và thuyết hoạt động của đối tượng. Một HS lớp 1 không thể xem
4
bài toán lớp 9 là một “bài toán” nữa! Bài toán chỉ có thể là “bài toán” khi
nó trở thành một đối tượng hoạt động chủ thể. Khi có một người nào đó có
nhu cầu chọn nó làm đối tượng hoạt động, mong muốn giải nó, tức là khi có
một “người giải”. Vì vây, bài toán và người giải tạo thành một hệ thồng
toàn vẹn, thống nhất, liên hệ chặt chẽ và tương tác với nhau. Đó là hệ bài
toán. Như vậy, bài toán gồm 2 phân hệ:
a/ Bài toán - đối tượng.
b/ Người giải - chủ thể.
- Bài toán là một hệ thông tin xác định bao gồm 2 tập hợp gắn bó chặt
chẽ, tác động qua lại với nhau đó là những điều kiện và những yêu cầu.
- Người giải (hệ giải) bao gồm 2 thành tố là cách giải và phương tiện
giải (các cách biến đổi, các thao tác trí tuệ...).
HỆ BÀI TOÁN
Bài toán
Người giải
Những điều kiện
Phép giải
Những yêu cầu
Phương tiện giải
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cấu trúc của hệ bài toán
Như vậy, có thể nói bài tập hóa học là một vấn đề không lớn, mà
trong trường hợp tổng quát được giải quyết nhờ những suy luận loogic,
những phép toán và thí nghiệm trên cơ sở các khái niệm, định luật, học
5
thuyết và phương pháp hóa học. Thông thường trong sách giáo khoa và tài
liệu lí luận dạy học bộ môn, người ta hiểu bài tập là những bài luyện tập đã
được lựa chọn một cách phù hợp với một đích chủ yếu là nghiên cứu các
hiện tượng hóa học, hình thành khái niệm, phát triển tư duy hóa học và rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức của HS vào thực tiễn.
1.1.2. Tác dụng của BTHH
- BTHH là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để
dạy học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất
và tập nghiên cứu khoa học, biến những kiến thức đã tiếp thu được qua bài
giảng thành kiến thức của chính mình.
- Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú.
Chỉ có vận dụng kiến thức vào giải bài tập HS mới nắm vững kiến thức một
cách sâu sắc.
Chẳng hạn, có hiện tượng gì xảy ra khi thả chiếc đinh sắt vào dung
dich CuSO4 và khi thả sợi dây đồng vào dung dịch FeCl3? Giải thích và viết
phương trình phản ứng.
- Là phương tiện để ôn tập, củng cố hệ thống hóa kiến thức một cách
tốt nhất. Trong đó bài tập chuyển hóa có tác dụng hệ thồng hóa rất tốt.
Chẳng hạn, hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
Al2O3 → Al2(SO4)3
Al
↓
NaAlO2
↓
Al(OH)3
AlCl3 → Al(NO3)3
↑
Al2O3
- Rèn luyện những kỹ năng hóa học cho HS như kỹ năng viết và cân
bằng phản ứng kỹ năng tính toán theo công thức và phương trình hóa học,
kỹ năng thực hành như cân, đong, đo, đun nóng, nung, sấy, hòa tan, nhận
biết hóa chất...
6
- Phải biết năng lực nhận thức, rèn luyện trí thông minh cho học sinh.
Thông thường nên yêu cầu học sinh giải bằng nhiều cách có thể có – tìm ra
cách giải ngắn nhất, hay nhất – đó là một cách rèn luyện trí thông minh cho
HS. Vì rằng giải một bài toán bằng nhiều cách dưới các góc độ khác nhau
thì khả năng tư duy của HS tăng lên gấp nhiều lần so với một HS giải nhiều
bài tập bằng một cách và không phân tích, mổ xẻ đến nơi đến chốn.
- BTHH còn được sử dụng như một phương tiện để nghiên cứu tài
liệu mới (hình thành khái niệm, định luật). Khi trang bị kiến thức mới giúp
HS tích cực, tự lực, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền vững.
- BTHH còn làm chính xác hóa các khái niệm, định luật đã học.
- BTHH phát huy tính tích cực, tự lực của HS và hình thành phương
pháp học tập hợp lý.
- BTHH còn là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng
của HS một cách chính xác.
Trên đây là một số tác dụng của BTHH, nhưng cần phải khẳng định
rằng: Xây dựng bài tập chưa phải là quan trọng nhất; Không phải một
BTHH “hay” thì luôn có tác dụng tích cực. Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là
“người sử dụng” nó. Làm thế nào phải biết trao đúng đối tượng, phải biết
cách khai thác triệt để mọi khía cạnh có thể có của bài toán, để HS tự mình
tìm ra cách giải. Lúc đó BTHH mới thật sự có ý nghĩa, không phải chỉ dạy
học để giải bài toán, mà là dạy học bằng giải BTHH.
1.1.3. Phân loại BTHH
Hiện nay có nhiều cách phân loại BTHH khác nhau dựa trên các cơ
sở khác nhau:
a/ Dựa vào khối lượng kiến thức.
b/ Dựa vào tính chất BT.
c/ Dưạ vào hình thái hoạt động của HS.
d/ Dựa vào mục đích dạy học.
7
e/ Dựa vào cách tiến hành giải.
f/ Dựa vào phương pháp hình thành kỹ năng giải BT.
g/ Dựa vào hoạt động nhận thức của HS.
h/ Dựa vào nội dung.
i/ Dựa vào đặc điểm BT.
Giữa các phân loại không có ranh giới rõ rệt, người ta phân loại nhằm
mục đích phục vụ cho những mục đích nhất định.
Có thể đi đến một sơ đồ cơ sở phân loại BTHH tổng quát căn cứ vào
3 luận điểm sau:
Phân loại BTHH thì trước hết phải dựa vào nội dung hóa học cụ
thể của BT đó.
Việc sắp xếp, phân loại một vấn đề thì phải dựa trên cơ sở tính đặc
thù của vấn đề cần nghiên cứu. Vì vậy, với hóa học không thể không chú ý
đến các mặt định tính, định lượng, lý thuyết hay thực nghiệm (mặc dù BT
thực nghiệm hiện nay chưa được chú ý nhiều).
BTHH với mục đích nhằm vận dụng, củng cố kiến thức, rèn luyện
kĩ năng và phát triển tư duy của HS. Vì vậy, với một BT cụ thể cần xét đến
mức độ phức tạp của hoạt động tư duy của HS khi giải BT đó.
8
BTHH
Nội dung hóa học
Định tính
Lý thuyết
Các
dạng
cơ
bản
(CB)
Các
dạng
phức
hợp
không
cơ bản
(PH)
Định lượng
Thực nghiệm
CB
PH
Lý thuyết
CB
PH
Thực nghiệm
CB
PH
Sơ đồ 1.2. Cơ sở phân loại BTHH tổng quát
1.1.4. Quá trình giải BTHH
Bao gồm 4 giai đoạn cơ bản như sau
a/ Nghiên cứu đầu bài
- Đọc kỹ đầu bài.
- Phân tích các điều kiện và yêu cầu của đề bài. Nên tóm tắt dưới
dạng sơ đồ cho dễ sử dụng.
- Viết tất cả các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
- Đổi các giả thiết không cơ bản sang giả thiết cơ bản
b/ Xây dựng tiến trình luận giải
Thực chất là tìm con đường đi từ cái cần tìm đến cái đã cho. Bằng
cách xét một loạt các bài toán phụ liên quan. Tính lôgic của bài giải có chặt
chẽ hay không là ở giai đoạn này. Nếu GV biết rèn luyện cho HS tự xây
9
dựng được một tiến trình luận giải tốt, tức là GV đã dạy HS bằng bài toán,
thông qua đó HS không chỉ nắm vững kiến thức, biết cách giải mà còn có
được một cách thức suy luận, lập luận để giải quyết một bài toán bất kỳ nào
khác (một vấn đề).
Điều này được thể hiện thông qua một số dạng câu hỏi như sau (GV
gợi ý sau đó tập dần cho HS tự đặt câu hỏi).
- Để có được điều này cần đi từ dữ kiện nào? Thông qua công thức
nào? Hay thông qua phương trình phản ứng nào?
- Dữ kiện cần tìm đó đã có chưa? Đề bài đã cho trực tiếp chưa hay
gián tiếp thông qua một dữ kiện khác?
- Nếu dữ kiện này chưa có thì có thể tìm nó từ những dữ kiện nào?
Cứ lập luận tương tự như thế (lý luận giật lùi), cuối cùng HS sẽ xây
dựng được một tiến trình luận giải từ cái cần tìm đến cái đã cho. Có thể khái
quát dưới dạng sơ đồ sau:
A
B
C
D,E
F
I K, L, M
N
H
G
Sơ đồ 1.3. Xây dựng tiến trình luận giải
Trong đó:
- A, G: dữ kiện đề cho
- N: Điều cần tìm
- C, H, I: Kết quả trung gian
- B, D, E, K, L, M, H: Các công thức hay phương trình phản ứng.
10
c/ Thực hiện tiến trình giải
Quá trình này ngược với quá trình luận giải, mà thực chất trình bày
bài giải một cách tường minh từ giả thiết đến cái cần tìm. Với các bài toán
định lượng, phần lớn là đặt ẩn số, dựa vào mối tương quan giữa các ẩn số để
lập các phương trình. Giải phương trình và hệ phương trình và biện luận kết
quả (nếu cần).
d/ Kiểm tra đánh giá việc giải
Bằng cách khảo sát lời giải đã tìm được, kiểm tra lại kết quả và toàn
bộ quả trình giải. Có thể đi đến kết quả một cách khác không? Tối ưu
không? Tính đặc biệt của bài toán là gì?...Trên thực tế ngay cả với những
học sinh giỏi sau khi tìm ra cách giải và trình bày lập luận của mình một
cách sáng sủa, cũng xem như việc giải đã kết thúc. Như vây, họ đã bỏ mất
một giai đoạn quan trọng và rất bổ ích cho việc học hỏi là nhìn lại cách giải
– khảo sát, phân tích kết quả và con đường đã đi, học sinh có thể củng cố
kiến thức và phát triển khả năng giải toán của họ. Người GV phải hiểu và
làm cho HS hiểu rằng là không có một bài toán nào hoàn toàn kết thúc, bao
giờ cũng còn lại một cái gì để suy nghĩ. Nếu có đầy đủ kiên nhẫn và chịu
khó suy nghĩ thì có thể hoàn thiện cách giải và trong mọi trường hợp, bao
giờ cũng hiểu được cách giải sâu sắc hơn.
1.2. Vấn đề phát triển năng lực nhận thức
1.2.1. Bản chất của năng lực trí tuệ
Với một nền văn minh công nghiệp hiện đại - nhiều nước trên thế
giới đã xem chiến lược đào tạo nhân tài là một quốc sách. Để thực hiện điều
đó, giáo dục nói chung và việc phát triển năng lực trí tuệ của thế hệ trẻ nói
riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, nhà trường phải làm sao để thúc
đẩy sự phát triển tối ưu nhân cách của HS, trong đó năng lực trí tuệ là một
trong những xu hướng chiến lược giáo dục của nhiều quốc gia.
11
Ở nước ta, với trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp việc “nâng cao dân
trí”, việc hình thành và phát triển năng lực trí tuệ cho HS là nhiệm vụ rất quan
trọng của trường THCS phải được thực hiện để biến thành hiện thực.
“Năng lực trí tuệ” là một vấn đề phức tạp và được hiểu dưới nhiều
góc độ khác nhau. Chẳng hạn Koeh Ler cho là “sự bừng hiểu” (insight),
Claparede cho đó là “sự mò mẫm có phương hướng”. Terman nhấn mạnh
vào năng lực tư duy trừu tượng. Dearben lại nhấn mạnh năng lực luyện tập.
Corlvin và Stern cho là năng lực thích ứng với ngoại cảnh. Binet xem năng
lực trí tuệ gồm nhiều năng lực riêng lẻ, một số người khác lại định nghĩa
thông qua hệ số I.Q. Sở dĩ như vậy là vì NLTT biểu hiện dưới nhiều mặt.
- Mặt nhận thức như mau biết, nhanh hiểu, mau nhớ, biết suy xét, tìm
ra nhanh các quy luật.
- Khả năng tưởng tượng như: óc tưởng tượng phong phú, hình dung
ngay và đúng điều người khác nói.
- Ở hành động như: sự nhanh trí, tháo vát, linh hoạt, sáng tạo.
- Ở phẩm chất như: óc tò mò, lòng say mê, hứng thú làm việc, sự kiên
trì, miệt mài ...
Một số nhận xét tổng quát về việc phát triển năng lực trí tuệ:
a- Thực chất của việc phát triển năng lực trí tuệ là hình thành và phát
triển năng lực trí tuệ linh hoạt, sáng tạo mà bước đầu là giải các “bài toán”
nhận thức, vận dụng các bài toán “thực tiễn” trong thực hành một cách chủ
động và độc lập ở các mức độ khác nhau.
b- Hình thành và phát triển năng lực trí tuệ phải đươc thực hiện
thường xuyên, liên tục, thống nhất và có hệ thống.
c- Hình thành và phát triển năng lực trí tuệ phải song song với giáo
dục tình cảm tốt đẹp, rèn luyện ý chí kiên cường và bồi dưỡng những phẩm
chất khác của nhân cách.
12
d- Muốn phát triển năng lực trí tuệ phải xây dựng nội dung dạy học
sao cho nó không phải “thích nghi” với trình độ phát triển của HS mà đòi
hỏi phải có trình độ cao hơn, có phương thức hoạt động trí tuệ phức tạp
hơn. Nếu HS thực sự nắm được nội dung đó, thì đây là chỉ tiêu rõ nhất về
trình độ phát triển năng lực trí tuệ của HS.
e- Tất cả mọi giáo viên đều có nhiệm vụ và có thể góp phần vào việc
phát triển năng lực trí tuệ cho HS bằng cách tạo điều kiện để cho các em
suy nghĩ chủ động, độc lập và sáng tạo trong việc đề ra và giải quyết các
“bài toán” nhận thức và thực tiễn.
Tóm lại, để phát triển năng lực trí tuệ cho HS cần đảm bảo các yếu tố:
+ Vốn di truyền tư chất tối thiểu (cấu tạo não bộ, số lượng và chất
lượng các nơron).
+ Kiến thức tích lũy có hệ thống và đầy đủ. Phương pháp dạy và
phương pháp học thực sự khoa học.
+ Đặc điểm lứa tuổi được tận dụng.
+ Quyền lợi vật chất và tinh thần được quan tâm đúng mức.
1.2.2. Tư duy hóa học
1.2.2.1. Tầm quan trọng của phát triển tư duy
Lý luận dạy học hiện đại đặc biệt chú ý đến sự phát triển tư duy cho
HS thông qua việc điều khiển tối ưu quá trình dạy học, còn các thao tác tư
duy cơ bản là công cụ nhận thức, đáng tiếc rằng điều này cho đến nay vẫn
chưa được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả. Vẫn biết rằng sự tích lũy kiến
thức trong quá trình dạy học đóng vai trò không nhỏ, song không phải quyết
định hoàn toàn. Con người có thể quên đi nhiều sự việc cụ thể mà dựa vào
đó những nét tính cách của anh ta được hoàn thiện. Nhưng nếu những tính
cách này đạt đến mức cao thì con người có thể giải quyết mọi vấn đề phức
tạp nhất, điều đó nghĩa là anh ta đạt đến một trình độ tư duy cao. “Giáo dục
- đó là cái được giữ lại khi mà những điều học thuộc được quên đi” - Nhà
13
vật lý học nổi tiếng N.Iuse đã nói như vậy – câu này khẳng định vai trò
quan trọng của việc phát triển tư duy cũng như mối quan hệ mật thiết của
nó với giảng dạy. Quá trình hoạt động nhận thức hóa học của HS chia làm
hai trình độ:
- Trình độ nhận thức cảm tính: là quá trình phản ánh thực tiễn dưới
dạng cảm giác, tri giác và biểu tượng.
- Trình độ nhận thức lý tính: còn gọi trình độ logic hay đơn giản là
tư duy.
1.2.2.2. Vậy tư duy là gì?
Theo M.N. Sacđacop: “Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các
sự vật và hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính
chung và bản chất của chúng. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những
sự vật và hiện tượng mới, riêng lẻ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức
khái quát hóa đã thu nhận được”.
Hay: “Tư duy là một quá trình tâm lí mà nhờ đó con người phản ánh
được các đối tượng và hiện tượng của hiện thực thông qua những dấu hiện
bản chất của chúng, đồng thời con người vạch ra được những mối liên hệ
khác nhau trong mỗi đối tượng, hiện tượng và giữa các đối tượng, hiện
tượng với nhau”.
Những đặc điểm của tư duy
- Quá trình tư duy nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện:
giữa tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ không thể chia cắt, tư duy và ngôn
ngữ phát triển trong sự thống nhất với nhau. Tư duy dựa vào ngôn ngữ nói
chung và khái niệm nói riêng. Vì vậy, tư duy là sự phản ánh nhờ vào ngôn
ngữ. Các khái niệm là những yếu tố của tư duy. Sự kết hợp các khái niệm
theo những phương thức khác nhau cho phép con người đi từ ý nghĩa này
sang ý nghĩa khác.
14
+ Tư duy phản ánh khái quát
Tư duy phản ánh hiện tượng khách quan, những nguyên tắc hay
nguyên lý chung, những khái niệm hay vật tiêu biểu. Vì thế, những đối
tượng riêng lẻ đều được xem như một sự thể hiện cụ thể của quy luật chung
nào đó. Nhờ đặc điểm này, quá trình tư duy bổ sung cho nhận thức cảm tính
và giúp con người nhận thức hiện thực một cách toàn diện hơn.
+ Tư duy phản ánh gián tiếp
Tư duy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có
khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp. Tính gián tiếp của tư duy được
thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ có
ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, khái niệm,
công thức, quy luật…) và kinh nghiệm của bản thân vào quá trình tư duy
(phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát…) để nhận thức được cái bên trong,
bản chất của sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Để giải một bài toán thì trước hết học sinh phải biết được yêu
cầu, nhiệm vụ của bài toán, nhớ lại các công thức, định lí… có liên quan để
giải bài toán. Ta thấy rõ rằng trong quá trình giải bài toán đó con người đã
dùng ngôn ngữ mà thể hiện là các quy tắc, định lí… ngoài ra còn có cả kinh
nghiệm của bản thân chủ thể thông qua nhiều lần giải toán trước đó.
- Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư
duy con người sử dụng những công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế,
máy móc…) để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng.
Ví dụ: Để biết được nhiệt độ sôi của nước ta dùng nhiệt kế để đo.
Để đo người ta dùng các thiết bị đo đặc biệt để đo chứ không thể qua
cảm nhận giác quan thông thường mà biết được.
- Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy của con người đã mở rộng không giới
hạn khả năng nhận thức của con người, con người không chỉ phản ánh những
gì diễn ra trong hiện tại mà còn phản ánh được cả quá khứ và tương lai.
15
Ví dụ: Các phát minh do con người tạo ra như nhiệt kế, tivi… giúp
chúng ta hiểu biết về những hiện tượng thiên nhiên, thực tế nhưng chúng
ta không tri giác trực tiếp.
Ví dụ: Dựa vào những thành tựu và tri thức các nhà khoa học lưu lại
mà chúng ta tính toán được nhiều về vũ trụ, mà kết quả là chúng ta phát
hiện thêm nhiều thiên hà mới mà chúng ta chưa một lần đặt chân đến.
- Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ.
+ Tính trừu tượng và khái quát của tư duy.
- Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự vật, hiện
tượng một cách cụ thể và riêng lẻ. Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự
vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chỉ giữ lại
những thuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó
mà khái quát những sự vật hiện tượng riêng lẻ, nhưng có những thuộc tính
chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù. Nói cách khác tư duy mang
tính trừu tượng và khái quát.
Trừu tượng là dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại những
yếu tố cần thiết cho tư duy.
Khái quát là dùng tri óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành
một nhóm, một loại, một phạm trù theo những thuộc tính, liên hệ, quan hệ
chung nhất định.
Trừu tượng và khái quát có mối liên hệ mật thiết với nhau ở mức độ
cao. Không có trừu tượng thì không thể tiến hành khái quát, nhưng trừu
tượng mà không khái quát thì hạn chế quá trình nhận thức.
Ví dụ: Nói về khái niệm “cái cốc”, con người trừu xuất những thuộc
tính không quan trọng như chất liệu, màu sắc, kiểu dáng mà chỉ giữ lại
những thuộc tính cần thiết như hình trụ, dùng để đựng nước uống. Đó là
trừu tượng.
16
Khái quát gộp tất cả những đồ vật có những thuộc tính cơ bản nói
trên dù làm bằng nhôm, sứ, thủy tinh…có màu xanh hay vàng…tất cả đều
xếp vào một nhóm “cái cốc”.
- Nhờ có đặc điểm này mà con người không chỉ giải quyết được những
nhiệm vụ hiện tại mà còn có thể giải quyết được những nhiệm vụ của tương
lai, trong khi giải quyết nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể sắp xếp nó vào một nhóm,
một loại, một phạm trù để có những quy tắc, những phương pháp giải quyết
tương tự.
Ví dụ: Khi tính diện tích hình chữ nhật ta có công thức: S = (a x b).
Công thức này được áp dụng cho nhiều trường hợp tương tự với nhiều con số
khác nhau.
Những hình thức cơ bản của tư duy
- Khái niệm: là một tư tưởng phản ánh những dấu hiệu bản chất riêng
biệt của sự vật hiện tượng.
Khái niệm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tư duy, nó làm
điểm tựa cho tư duy phân tích và là cơ sở để đào sâu kiến thức, tiến tới xây
dựng khái niệm mới. Ngoài ra, các hoạt động suy luận, khái quát hóa, trừu
tượng hóa nhờ có khái niệm mới có cơ sở để tư duy và đi sâu thêm vào bản
chất của sự vật hiện tượng.
- Phán đoán: là sự tìm hiểu tri thức về mối quan hệ giữa các khái
niệm, sự phối hợp giữa các khái niệm, thực hiện theo một nguyên tắc, quy
luật bên trong.
- Suy lý: hình thức suy nghĩ liên hệ các phán đoán với nhau để tạo
một phán đoán mới gọi là suy lý. Suy lý được cấu tạo hai bộ phận:
+ Các phán đoán có trước gọi là tiền đề.
+ Các phán đoán có sau gọi là kết luận.
Suy lý chia làm ba loại: loại suy, suy lý quy nạp và suy lý diễn dịch.
17
+ Loại suy: là hình thức tư duy đi từ riêng biệt này đến riêng biệt
khác. Loại suy cho ta những dự đoán chính xác sự phụ thuộc và sự hiểu biết
về hai đối tượng. Khi đã nắm vững các thuộc tính cơ bản của đối tượng thì
loại suy sẽ chính xác. Chẳng hạn, khi nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ
chỉ cần xét kỹ chất tiêu biểu nhất, còn các chất khác trong dãy đồng đẳng dễ
dàng biết được bằng phương pháp loại suy.
+ Suy lý quy nạp: suy lý từ quy nạp đến phổ biến, từ những hoạt
động tới các quy luật. Do đó trong quá trình tư duy, sự suy nghĩ theo quy
nạp chuyển từ việc nhận thức các hiện tượng riêng lẽ đến nhận thức cái
chung. Vì thế các suy lý quy nạp là yếu tố cấu trúc của tri thức khái quát
của việc hình thành khái niệm và của việc nhận thức các định luật.
+ Suy lý diễn dịch: là cách suy nghĩ đi từ cái chung, định luật, quy
tắc, khái niệm chung đến những sự vật hiện tượng riêng lẻ.
Quá trình suy lý diễn dịch có thể là:
Từ tổng quát đến ít tổng quát hơn.
Từ phán đoán có tính chất tổng quát này đến các phán đoán có tính
chất tổng quát khác
Trong quá trình tư duy quy nạp và suy diễn bao giờ cũng mật thiết
với nhau giống như phân tích và tổng hợp. Quá trình này được thực hiện
trong phương pháp xác định mối liên hệ nhân quả trong các hiện tượng. Với
tư cách là hình thức tư duy gián tiếp, suy lý trong tư duy lôgic đóng vai trò
quan trọng trong tất cả các hoạt động tư duy. Việc hướng dẫn quy tắc lôgic
trong suy lý tạo được hiệu quả lớn trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Rèn luyện tư duy lôgic trong dạy học hóa học là tạo cho HS có
phương pháp tư duy từ khái niệm đến phán đoán, suy lí thông qua mọi câu
hỏi, mọi vấn đề và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
18
1.2.2.3. Tư duy khoa học tự nhiên
Tư duy khoa học tự nhiên được đặc trưng bởi phương pháp nhận thức
khoa học tự nhiên, bao gồm:
- Hiểu vấn đề.
- Xác định vấn đề một cách chính xác.
- Xác định giới hạn giữa nó và các vấn đề khác.
- Nghiên cứu tất cả các yếu tố liên quan đến vấn đề đã nêu.
- Vạch kế hoạch tìm tòi cách giải quyết.
- Chọn lựa những suy đoán chính xác nhất.
- Tiến hành thực nghiệm kiểm tra giả thuyết.
- Thực hiện đánh giá.
- Rút ra kết luận và cơ sở khoa học của chúng.
- Chọn lựa phương án giải quyết tối ưu.
- Mở rộng kết quả sang những trường hợp tương tự.
1.2.2.4. Vấn đề phát triển tư duy
Việc phát triển tư duy học sinh trước hết là giúp học sinh thông hiểu
kiến thức một cách sâu sắc, không máy móc, biết cách vận dụng kiến thức
vào bài tập và thực hành, từ đó mà kiến thức HS thu nhận được trở nên
vững chắc và sinh động. “Chỉ thực sự lĩnh hội được tri thức khi tư duy tích
cực của bản thân học sinh được phát triển và nhờ sự hướng dẫn của giáo
viên các em biết phân tích, khái quát tài liệu có nội dung sự kiện cụ thể và
rút ra những kết luận cần thiết”.
Tư duy càng phát triển thì càng có nhiều khả năng lĩnh hội tri thức
nhanh và sâu sắc, khả năng vận dụng tri thức linh hoạt và có hiệu quả hơn.
Như vậy, sự phát triển tư duy học sinh diễn ra trong quá trình tiếp thu và vận
dụng tri thức, khi tư duy phát triển sẽ tạo ra một kỹ năng và thói quen làm việc
có suy nghĩ, có phương pháp, chuẩn bị tiềm lực lâu dài cho HS trong hoạt
động sáng tạo sau này.
19
1.2.2.5. Dấu hiệu đánh giá tư duy phát triển
a/ Có khả năng tự lực chuyển các tri thức và kỹ năng sang một tình
huống mới.
b/ Tái hiện nhanh chóng kiến thức, các mối quan hệ mật thiết để giải
một bài toán nào đó. Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất giữa
các sự vật và hiện tượng.
c/ Có khả năng phát hiện cái chung của các hiện tượng khác nhau, sự
khác nhau giữa các hiện tượng tương tự.
d/ Có năng lực áp dụng kiến thức vào thực tế. Đây là kết quả tổng hợp
của sự phát triển tư duy. Để có thể giải quyết tốt bài toán thực tế, đòi hỏi HS
phải có sự định hướng tốt, biết phân tích, suy đoán và vận dụng các thao tác tư
duy để tím cách áp dụng thích hợp, cuối cùng là tổ chức thực hiện một cách có
hiệu quả.
1.3. Quan hệ giữa BTHH và việc phát triển tư duy cho học sinh
Trí thông minh là tổng hợp các năng lực trí tuệ của con người mà đặc
trưng cơ bản nhất là tư duy độc lập và sáng tạo nhằm ứng phó với tình
huống mới.
Theo thuyết hoạt động có đối tượng thì năng lực chỉ có thể hình thành
và phát triển trong hoạt động. Để giúp học sinh phát triển năng lực tư duy,
mà đỉnh cao là tư duy sáng tạo, thì cần phải tập luyện cho học sinh tư duy
sáng tạo, mà đặc trưng cơ bản nhất là tạo ra được sản phẩm tư duy mang
tính mới mẻ. Trong học tập hóa học, một trong những hoạt động chủ yếu để
phát triển tư duy học sinh là hoạt động giải bài tập. Vì vậy, giáo viên cần
phải tạo điều kiện để thông qua hoạt động này các năng lực trí tuệ được
phát triển, học sinh sẽ có được những sản phẩm tư duy mới, thể hiện ở:
- Năng lực phát hiện vấn đề mới.
- Tìm ra hướng đi mới.
- Tạo ra kết quả mới.
20
Để làm được điều đó, trước hết người giáo viên cần ý thức được hoạt
động giải BTHH để tìm ra đáp số không chỉ là mục đích mà chính là phương
tiện hiệu nghiệm để rèn luyện tư duy hóa học cho học sinh. BTHH đa dạng
phong phú về thể loại và được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy
học như khi nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, luyện tập, kiểm tra… Thông qua
hoạt động giải bài tập hóa học, mà các thao tác tư duy như so sánh, phân tích,
tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… thường xuyên được rèn luyện, năng
lực quan sát, trí nhớ, óc tưởng tượng, năng lực độc lâp suy nghĩ... của học sinh
không ngừng được nâng cao, biết phê phán, nhận xét đúng, tạo hứng thú và
lòng say mê học tập… để rồi cuối cùng tư duy của học sinh được rèn luyện và
phát triển thường xuyên, đúng hướng, thấy được giá trị lao động, nâng khả
năng hiểu biết thế giới của học sinh lên một tầm cao mới, góp phần cho quá
trình hình thành nhân cách toàn diện của học sinh.
21
BTHH
Hoạt động giải BTHH
Nghiên cứu
đề bài
....
Phân
tích
Tổng
hợp
So
sánh
Xây dựng tiến
trình luận giải
Kiểm tra
Giải
....
Khái
quát
hóa
Trừu
tượng
hóa
Ghi
nhớ
Quan
sát
Tưởng
tượng
....
Xây dựng
PP khoa
học
TƯ DUY
TƯ DUY
Sơ đồ 1.4: Quan hệ giữa hoạt động giải BT và phát triển tư duy
22
Phê
phán
Gây
hứng
thú
Trong sơ đồ trên, người học sinh - chủ thể của hoạt động, còn giáo
viên người tổ chức - điều khiển, làm sao để phát huy tối đa năng lực độc lập
suy nghĩ của học sinh, có độc lập mới biết phê phán mới có khả năng nhìn
thấy vấn đề và có khả năng sáng tạo được. Thông qua hoạt động giải, tùy
theo từng loại bài tập, nội dung cụ thể, với đối tượng cụ thể mà các năng lực
này được trao đổi và rèn luyện nhiều hơn các năng lực khác.
1.4. Xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt
động nhận thức của người học hiện nay
Trong thời gian gần đây, các tài liệu giáo dục và dạy học của nước ta
và nhiều nước trên thế giới đều chú ý đến mối quan hệ dạy học và phát triển.
Dạy học không những trang bị cho học sinh kiến thức khoa học mà còn
nhằm phát triển năng lực trí tuệ, năng lực sáng tạo. Trong lúc khoa học kỹ
thuật phát triển rất nhanh chóng, trong một thời gian giới hạn, nhà trường
phổ thông không thể trang bị cho HS đủ tất cả các kiến thức và kỹ năng cần
thiết để họ bước vào cuộc sống, tham gia vào nền sản xuất xã hội luôn thay
đổi. Bởi vậy, nhà trường cần dạy cho học sinh biết cách tự học, tự phát triển
vấn đề, tự tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin để giải quyết những vấn đề
mới đặt ra cho học tập hôm nay và trong cuộc sống mai sau. Tâm lý học và
lý luận dạy học hiện đại đã khẳng định: con đường tốt nhất để giúp học sinh
nắm vững kiến thức, vừa phát triển được năng lực trí tuệ là phải đưa học
sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức. Lúc đó, quá trình học tập trở
thành quá trình kỹ năng, kỹ xảo và phát triển tư duy, biến những kiến thức
và năng lực mà nhân loại đã tích lũy được thành kiến thức của chính mình,
vì thời gian có hạn nên HS không thể đi theo con đường mò mẫm mà các
nhà bác học đã đi qua. Để làm tốt nhiệm vụ học tập trong thời gian ngắn
nhất nhưng kết quả cao nhất, nhất thiết cần phải có sự giúp đỡ, hướng dẫn
của GV. Hơn lúc nào hết, bây giờ vai trò của thầy giáo vô cùng quan trọng,
nặng nề, phức tạp hơn. “Người tổ chức”, “người điều khiển” quá trình nhận
23
thức của HS, người GV không chỉ nắm vững kiến thức môn học mình dạy là
đủ, mà phải am hiểu sâu sắc từng đối tượng HS, nghiên cứu hoạt động học
tập của HS để có kết quả tốt nhất. Theo xu thế đó, các phương pháp dạy học
tích cực đã có từ cuối thế kỷ 19, được phát triển từ những năm 20 và phát
triển mạnh ở những năm 70 của thế kỷ 20. Ở Anh, năm 1920 đã hình thành
những nhà trường mới nhằm phát huy năng lực trí tuệ của học sinh, khuyến
khích các hoạt động do HS tự quản. Xu hướng này đã ảnh hưởng đến nhiều
nước khác trên thế giới. Ở Pháp sau đại chiến II đã hình thành một số trường
thí điểm lấy hoạt động sáng kiến, hứng thú của học sinh làm trung tâm, GV
giúp đỡ, hướng dẫn nhằm vào sự phát triển nhân cách của trẻ.
1.5. Tình hình sử dụng các phương pháp dạy học và bài tập hóa học để
bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh hiện nay
1.5.1. Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm
Tục ngữ cổ phương Đông có câu: “Nghe rồi sẽ quên, nhìn rồi sẽ nhớ,
nhưng làm thì mới hiểu”. Hóa học - một bộ môn khoa học thực nghiệm –
Thí nghiệm hóa học trong phòng thí nghiệm là tối cần thiết cho tính hiệu
quả của việc dạy học. Chỉ có trên cơ sở đó, học sinh mới thu thập được
muôn vàn dấu hiệu của phản ứng hóa học mà không có nguyên tắc, qui tắc
hay lý thuyết nào thay thế được. Vì lẽ đó, khi xét đến việc bồi dưỡng trí
thông minh cho học sinh chúng ta không thể không chú ý đến mục này
thông qua lăng kính thực tiễn.
Dạy học trực quan là nguyên tắc của lý luận dạy học - dạy hóa học – nếu
chỉ dùng lời nói và chữ viết, thì dù nghệ thuật trình bày của giáo viên cao đến
đâu đi chăng nữa cũng không thể đảm bảo sự lĩnh hội kiến thức của học sinh ở
mức độ cao. Việc nắm vững kiến thức phải tự học sinh làm lấy bằng hoạt động
trí tuệ của chính mình. Muốn vậy, trong quá trình dạy học cần phải huy động
được càng nhiều giác quan tham gia vào quá trình nhận thức, thì sức tập trung,
chú ý càng cao, mới tìm ra những mối liên hệ bản chất, có quy luật và nhất là
24
quan hệ nhân – quả của các quá trình hóa học, trên cơ sở quan sát, nghiên cứu,
giải thích tạo tiền đề và góp phần cho phát triển tư duy của học sinh. Trong
thực tế, đã có rất nhiều trường, nhiều giáo viên đã dạy tốt và đạt được nhiều kết
quả đáng kể được xã hội công nhận. Một số lớn các trường không có phòng thí
nghiệm hoặc có phòng bộ môn chung cho các môn thực nghiệm, hoặc có
phòng thí nghiệm nhưng dụng cụ, hóa chất không đảm bảo, thiếu những cái
cần dùng hàng ngày như quì tím, phenolphtalein, nước cất... ngay cả những thí
nghiệm và các đồ dùng khác như mô hình, tranh ảnh... vẫn là rất phổ biến.
Bằng lời nói để tìm hiểu và lý giải như những hiện tượng phức tạp và phong
phú của thế giới vi mô, làm cho học sinh không hiểu kiến thức, rèn luyện kỹ
năng quan sát và thực hành, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, các thao tác
tư duy, và các năng lực trí tuệ khác để phát triển học sinh là điều không dễ thực
hiện hoàn hảo được, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập, niềm tin
và nhân cách của học sinh.
1.5.2. Về phương pháp dạy học
1.5.2.1. Phương pháp dạy học
a) Giờ lý thuyết học bài mới
- Chưa giúp học sinh hình thành các khái niệm khoa học của hóa học
một cách vững chắc, thể hiện rõ nét nhất là học sinh không hiểu từ ngữ của
khái niệm, dẫn đến không hiểu khái niệm, hôm nay một khái niệm, ngày kia
thêm một khái niệm nữa... cứ thế hậu quả cho việc không hiểu kiến thức thật
không lường.
- Chưa làm cho HS tự lực tìm ra mối quan hệ nhân – quả giữa cấu tạo
và tính chất của chất, cũng như quan hệ giữa tính chất và các phần khác
trong bài học: ứng dụng, điều chế...
- Với các bài về chất: không sử dụng thí nghiệm, hoặc ít sử dụng,
hoặc có sử dụng nhưng phần lớn là minh họa. Chưa biết dùng thí nghiệm
làm điểm tựa của nhận thức, làm thí nghiệm nhưng chưa giúp học sinh khai
25
thác mọi khía cạnh, mọi yếu tố ảnh hưởng đến thí nghiệm. Vì vậy, HS
không có điều kiện để suy nghĩ , chưa kịp để động não, các thao tác tư duy
không được rèn luyện, kỹ năng đạt vấn đề và giải quyết không được chú ý,
rồi dẫn đến niềm tin, hứng thú...
Chẳng hạn, thí nghiệm giữa Cu và axit H2SO4 đặc nóng, ngoài chứng
minh khí sinh ra không phải hiđro, sản phẩm lá đồng có màu đen – tại sao?
CuSO4 sinh ra có màu xanh - màu xanh đó đặc trưng cho cái gì? Tại sao
trong ống nghiệm không có màu xanh đặc trưng ấy, mà vẫn viết sản phẩm là
CuSO4, vậy phải làm sao để chứng minh sự có mặt của Cu2+, nếu không,
làm sao học sinh có thể tin được... Nếu biết cách khai thác (đặt câu hỏi), làm
cho mọi học sinh đều tích cực, phát biểu suy nghĩ của mình (tư duy biểu
hiện qua ngôn ngữ) để cùng tham gia xây dựng bài giảng, thì việc học bài,
nắm kiến thức của HS thật nhẹ nhàng làm sao.
- Giờ lên lớp vẫn nặng về lý thuyết trình, minh họa, chỉ lo hạn chế về
thời gian, quá tải chương trình, mà không biết tìm cách khắc phục, vận dụng
nhiều phương pháp dạy khác nhau để buộc các đối tượng học sinh phải tự
làm việc.
- Chỉ biết dạy là trang bị kiến thức, rèn một số kỹ năng tính toán mà
không thấy mục đích cuối cùng là phát triển, là hình thành nhân cách cho HS.
b) Giờ thực hành
Các trường có phòng thí nghiệm, có đầy đủ dụng cụ hóa chất đều đảm
bảo giờ thực hành do chương trình qui định, nhưng đó chỉ là làm hết, làm
đầy đủ, còn đằng sau đó, thông qua thực hành để làm gì, để rèn cái gì cho
HS - thì đó là vấn đề mà mỗi giáo viên hóa học cần suy nghĩ. Số còn lại, do
kết quả đã xét ở mục 5.1 quyết định.
c) Giờ ôn tập - luyện tập
- Nhiều nơi giờ ôn tập làm rất tốt. Tuy nhiên nhiều giờ ôn tập vẫn
mang tính chất nhắc lại bài cũ theo một trình tự nhất định – chỉ mới ôn mà
26
chưa tập, chưa luyện, chưa làm cho mọi đối tượng học sinh phải tích cực
hoạt động, gọi học sinh trung bình thì không biết, nhưng giáo viên không đặt
câu hỏi gợi mở; nếu biết thì không diễn đạt rõ ràng trôi chảy ý muốn nói,
làm mất thời gian, vậy là hôm nay không nói được, ngày mai không được
nói... và cứ thế.
- Chưa chú ý rèn cho học sinh cách suy nghĩ lôgic, cách tư duy biện
chứng, với giờ ôn - luyện - tư duy so sánh nổi lên hàng đầu - so sánh là cơ
sở cho mọi tư duy.
- Giờ ôn - luyện nếu chỉ thuộc bài để rồi tổng kết lại là chưa đủ, mà phải
rèn, phải luyện cái gì cho HS mới là quan trọng, kết quả của các so sánh đều
phải được làm sáng tỏ từ nguyên nhân, điều này thể hiện rõ khi ôn tập, so sánh
các chất vô cơ, các nhóm nguyên tố vô cơ, các loại chất hữu cơ...
d) Kiểm tra
- Chỉ ra những câu hỏi yêu cầu học thuộc bài, chưa có nhiều câu hỏi
vận dụng, chỉ cần ra một câu hỏi để học sinh phải suy nghĩ vận dụng thì có
tác dụng tốt hơn nhiều so với ba câu hỏi chỉ thuộc máy móc.
1.5.2.2. Phương pháp học
Người xưa quan niệm: “Thích học là đã có gần có trí, cố sức mà làm
là gần có nhân, biết thẹn là đã gần có dũng”. Có “thích học” thì cá thể ấy
mới “cố sức” tìm tòi, suy nghĩ và đề xuất được nhiều vấn đề, nhiều giải pháp
mới. Khổng Tử cho rằng sự học là do nhu cầu của trò định đoạt, phương
pháp dạy “có cái chú ý làm cho sáng cái đức của người ta”.
Học tập là một trường hợp riêng của sự nhận thức “một sự nhận thức
đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo
viên” (P.M.Eraoniev, 1974). Vì vậy tích cực học tập thực chất là tích cực
nhận thức. Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh đặc
trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình
nắm vững kiến thức. Học sinh – chủ thể của hoạt động học, của quá trình nhận
thức. Nhiều HS đã nổ lực học hỏi, tìm tòi để không ngừng nâng cao trình độ
27
của bản thân, trở thành người có ích cho xã hội. Một số lớn còn lại vẫn chưa cố
gắng tìm một lối đi đúng đắn cho chính mình. Bao nhiêu công trình nghiên cứu
nào là cải cách giáo dục, thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm
của xã hội, gia đình... nhằm mục đích cuối cùng là phát triển HS, hình thành
nhân cách, thế mà nếu người học không cố gắng, nỗ lực cùng với ý chí quyết
tâm cao độ, thì dù thầy cô giáo có giỏi đến đâu cũng khó làm thay đổi trình độ
của người học như ý được.
Đối với môn Hóa học các vấn đề còn tồn tại:
- Học sinh chưa có phương pháp học tập hợp lý của bộ môn nói chung
và của các chương, bài cụ thể nói riêng.
- Do nỗ lực của bản thân chưa cao, không đào sâu suy nghĩ, nắm kiến
thức hời hợt, độ bền kiến thức thấp, tiếp thu cái mới khó, trong khi đó kiến
thức là một chuỗi các mắt xích liên tiếp.
- Phương pháp học thụ động từ phương pháp truyền đạt thụ động,
không có tự lực làm việc, tự lực suy nghĩ từng từ, từng khái niệm để hiểu
cặn kẽ đến nơi đến chốn, trong khi lượng kiến thức càng ngày càng nhiều.
- Không có thí nghiệm, hoặc có thì không được khai thác triệt để, khả
năng tưởng tượng không được trau dồi nên kiến thức và kỹ năng không chắc.
- Học sinh không phát biểu suy nghĩ của mình, khả năng nhạy bén của
tư duy không được nâng lên.
- Hứng thú học tập bộ môn chưa cao.
1.5.3. Về BTHH
Thực tiễn cho thấy, BTHH được sử dụng để ôn tập, củng cố kiến
thức, rèn luyện suy luận cho HS đã mang lại những kết quả đáng kể. Tuy
nhiên, việc sử dụng BTHH như là một phương pháp dạy học hiệu nghiệm
thì chưa được chú ý đúng mức.
- BTHH theo nghĩa rộng để vận dụng khi giảng bài mới chưa được
nghiên cứu vận dụng.
28
- Thầy giáo và HS đều quan tâm đến kết quả của bài toán nhiều hơn quá
trình giải toán. Tất nhiên, trong quá trình giải các thao tác tư duy được vận
dụng, các kỹ năng suy luận, kỹ năng tính toán, viết và cân bằng phản ứng được
rèn luyện. Thế nhưng, nếu chú ý rèn tư duy cho HS trong quá trình giải thì việc
giải để đi đến đáp số của những bài sau sẽ đơn giản rất nhiều.
- Các bước giải một bài toán không thực hiện đầy đủ, việc làm này
không chỉ là hình thức mà phải rèn để trở thành tự động hóa, đôi khi diễn ra
trong chớp nhoáng nhưng vẫn đầy đủ - đó là phong cách làm việc, không chỉ
cho học tập hôm nay mà còn cho cả công tác sau này nữa.
- Những yếu tố khác của năng lực trí tuệ như quan sát, tưởng tượng,
óc hoài nghi khoa học chưa được rèn luyện đúng mức.
- Khi giải bài toán, cần tổ chức cho mọi đối tượng học sinh cùng tham
gia tranh luận. Khi nói lên được một ý hay, giải bài toán đúng, với phương
pháp hay sẽ tạo ra cho học sinh một niềm vui, một sự hưng phấn cao độ,
kích thích tư duy, nỗ lực suy nghĩ không có cách nào cao hơn đây nữa.
1.5.4. Thực trạng vấn đề phát triển năng lực nhận thức của học sinh
qua môn hóa học hiện nay
Thực ra qua các phần vừa trình bày thì cũng đủ để thấy rõ thực trạng
rồi, thế nhưng để nhìn và giải quyết một vấn đề của môn hóa học không thể
tách rời các yếu tố, các mối quan hệ khác được, cái riêng không thể nằm
ngoài cái chung, không tìm nguyên nhân làm sao nhìn thấy hướng đi đúng
đắn để có kết quả được, vì “thất bại là mẹ của thành công”. Do đó, phần này
được nêu ra dưới một dạng khác:
- Ở các thành phố lớn, các trường chuyên, lớp chọn, trường điểm... số
HS khá giỏi rất nhiều, nhưng tỉ lệ đó so với số HS trong toàn quốc vẫn không
đáng kể.
29
- Các trường kể cả tiểu học và THCS, có nhiều thành tích, có tiếng
dạy tốt – kết quả đó chủ yếu do thầy – cô giáo các trường đó lập nên
chăng?...
Khổng Tử quan niệm: tuy thiên hạ có bậc “thượng trí” – sinh ra đã
biết và kẻ “hạ ngu” – có dạy bao chăng nữa cũng “bất di”, nhưng đó chỉ là
số ít. Hạng “trung nhân” mới chiếm đa số và có thể dạy bảo được. Về
phương pháp dạy học, tuy cùng một vấn đề, tùy theo tư chất của từng cá thể
trò mà dạy mỗi người một khác. Và “thường chỉ gợi lên một mối” rồi để trò
tự mình phải suy nghĩ, tìm tòi mà hiểu lấy. “Vật có bốn góc, bảo cho biết
một góc mà không suy ra ba góc kia thì không giảng thêm cho nữa”.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “Trong mỗi một người chúng
ta, người nào cũng có một sở trường gì, những tiềm năng gì, thậm chí có
những cái xuất chúng, cái thiên tài mà nếu không có cơ hội thì thì nó không
xuất hiện được... phương pháp... đòi hỏi con người suy nghĩ, tìm tòi và phát
huy tư duy đến mức cao nhất, moi móc... trong tiềm thức của mình cái gì có
thể giải quyết đưuọc vấn đề đặt ra”.
Trên cơ sở các nhận định trên cùng với thực tiễn giáo dục hiện nay thì
đi đến một số nhận xét sau:
1- Kiến thức chương trình môn học là một chuỗi dây chuyền có mắt
xích bao gồm nhiều mắt xích ít nhiều có liên hệ mật thiết với nhau. Kiến
thức trước lại trở thành phương pháp để nghiên cứu, tìm hiểu các đơn vị
kiến thức mới tiếp theo.
2- Tư duy tích cực là cả một quá trình, cần được rèn luyện từ nhỏ
thành thói quen, khi không biết phải đặt câu hỏi “tạu sao?” và phải được lý
giải. Nếu không thói quen thụ động sẽ chiếm ưu thế trong quá trình học tập
của HS.
30
3- Công việc học tập của HS ví như trẻ em tập đạp xe. Lúc đầu (còn
bé) cần được dìu dắt của người lớn, sau đó tự lập dần dần, cuối cùng mới có
khả năng tự lực, tự học.
4- HS là con em của những gia đình có trình độ dân trí cao, luôn luôn
quan tâm đến học lực của con em, đã dạy con em họ cách suy nghĩ từ bé, từ
tiểu học, thành thói quen tư duy, từng chữ, từng câu phải hiểu đến nơi đến
chốn, dần dần lên lớp trên, thói quen tư duy gần như tự động, có khả năng tự
học tốt và biết cách khắc phục CNNT trong quá trình tự học của mình.
5- HS là con em của gia đình có trình độ dân trí thấp hoặc ít quan tâm
đến dạy dỗ, chỉ quan tâm đến vật chất, công việc học tập diễn ra tự phát,
trường hợp này phụ thuộc chủ yếu vào cách dạy của trường và ý chí của HS.
Cách suy nghĩ và đặt câu hỏi không được rèn luyện đúng mức. Càng lên
cao, kiến thức càng nhiều, càng khó, đòi hỏi HS phải nổ lực cá nhận lớn,
phải tìm ra phương pháp học thích hợp mới học tốt được, nếu không thì
không thể như đối tượng 4 được.
Với giáo viên
+ Lo dạy hết chương trình trong thời gian quy định nên không có thời
gian rèn luyện thói quen tư duy cho từng đối tượng HS.
+ Phương pháp dạy học thụ động.
+ Không có thí nghiệm, đồ dùng dạy hocjneen khả năng trừu tượng
của HS yếu, chỉ chấp nhận và học thuộc, không tiêu hóa được kiến thức.
+ Không giúp HS hiểu cặn kẽ từng từ, từng câu, từng khái niệm.
+ Cho rằng HS trình độ thấp, học yếu, khó mà thay đổi được.
Với học sinh
+ Thái độ của GV không vui vẻ, nghiêm túc, công bằng sẽ làm tắt
hứng thú học tập bộ môn.
31
+ GV dạy khó hiểu: Thực tế kiến thức hóa 8, 9 thấp, đó là những khái
niệm ban đầu, trừu tượng, việc hình thành không phải dễ, GV không có kinh
nghiệm không dạy tốt được, kiến thức lớp 8 hỏng thì lớp 9 khó học tốt được.
+ Khi không hiểu thì không có hứng thú, chỉ cố gắng học thuộc rồi lại
quên, gây chướng ngại cho quá trình nhận thức, khả năng tự học, khả năng
tư duy làm sao nâng lên được.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trong chương này tôi đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn
của đề tài bao gồm:
1. BTHH và mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và hoạt động giải
BTHH dưới góc độ của hoạt động tư duy.
2. Bản chất của năng lực trí tuệ và tầm quan trọng của việc phát triển
tư duy. BTHH góp phần phát triển tư duy hóa học cho HS như thế nào?
3. Xu thế đổi mới PPDH, tình hình sử dụng PPDH và BTHH để phát
triển năng lực nhận thức và rèn luyện tư duy cho học sinh hiện nay thông
qua lăng kính thực tiễn.
4. Tất cả những vấn đề trên là nền tảng cơ sở cho phép tôi nêu lên một
số vấn đề, cần được hiểu và làm theo quan điểm tiếp cận hệ thống, góp phần
bồi dưỡng năng lực tư duy của học sinh lên một mức cao hơn.
32
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC BỒI DƯỠNG TƯ DUY HÓA
HỌC CHO HỌC SINH
2.1. Chuẩn bị cho người giáo viên hóa học, người giáo viê hóa học cần
phải làm gì để dạy một cách thông minh
Những vấn đề đã được xét trong chương I và một số khác sẽ được xét
trong chương II là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển
năng lực nhận thức, rèn tư duy hóa học cho học sinh. Vì vậy không thể không
xét đến. Nếu như chỉ xét sự phát triển tư duy thông qua bài tập trên lớp, thì có
nghĩa là đã xét trong hệ cô lập, với giả định lý tưởng, điều kiện chuẩn và các
yếu tố ảnh hưởng đều không đáng kể, trong thực tế, hệ tôi đang xét là một hệ
động, trạng thái không chuẩn và các yếu tố liên quan là những nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả của hệ, cho nên cần phải nghiên cứu.
2.1.1. Đầu nguồn
Tôi cho rằng muốn đào tạo nên những người thông minh, sáng tạo thì
trước hết cần phải có những người thầy thông minh, sáng tạo và biết tôn
trọng của người khác. Trên cơ sở tính đặc thù của trường sư phạm, xét theo
quan điểm hệ thống (đào tạo) và mối quan hệ biện chứng học – hành; trình
độ và năng lực của người giáo viên có được, được thể hiện qua cấu trúc sau:
33
Kiến thức khoa học
cơ bản về hóa học
Đại học
Khoa học giáo dục
LLDH
Kiến
thức
Vốn
- Trình độ
- Năng lực
bộ môn
Sư phạm
Kỹ năng hóa học
Dạy
thông
minh
Kỹ
năng
Kỹ năng nghề
nghiệp (NVSP)
Sơ đồ 2.1: Trình độ và năng lực của người giáo viên có được
Người giáo viên không chỉ thông minh mà còn phải có ít nhiều tâm
huyết, phải nhìn đến kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo những thành
viên của xã hội trong sự tồn tại của xã hội. Cái thông minh ở đây là dạy một
cách thông minh. Để làm được người giáo viên cần có vốn: đó là trình độ và
năng lực sư phạm, được tích lũy trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm,
và là tiền đề cho sự phát triển, bồi dưỡng trong quá trình dạy học sau này,
đây là một trong những yếu tố có tính chất quyết định cho chất lượng và sự
nghiệp đổi mới giáo dục. Trong thời gian qua các trường sư phạm đã có
nhiều đổi mới phương pháp đào tạo. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế:
- Mang tính đồng loạt, ít chú ý đến đặc điểm cá nhân.
- Chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng động của sinh viên
trong học tập. Muốn làm tốt việc đổi mới phương pháp dạy học ở THCS,
theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong hoạt động nhận thức phát
triển tư duy... thì ngay từ đầu nguồn, trên ghế trường đại học, sinh viên phải
được đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng phương pháp tư duy tích cực, nâng cao
năng lực độc lập suy nghĩ, khả năng tự học, làm việc với sách, tài liệu...
34
Vì rằng tâm sinh lý của sinh viên ở giai đoạn phát triển hoàn toàn, khả
năng tiếp thu tốt, nhạy bén, năng động, cần tận dụng khai thác. Vốn kiến
thức có được của một GV được tích lũy chủ yếu là ở thời kì này, làm cơ sở
cho khả năng tự học, tự nghiên cứu sau này được dễ dàng hơn.
2.1.2. Sinh viên
Việc tìm ra phương pháp phù hợp là cả một quá trình không đơn giản
phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý của từng người, từng giai đoạn và môi
trường xung quanh, nhưng suy nghĩ cho cùng đó chính là phương pháp tư
duy. Ngay từ bây giờ không tìm được đường đi, sau này làm GV biết dẫn
HS đi theo lối nào? bây giờ không biết cách tư duy để nhận thức, để thông
hiểu, để giải quyết một vấn đề học tập, thì sau này làm sao có thể nói: thông
qua phương pháp dạy để trang bị cho HS phương pháp học và năng lực tự
học được? Hiệu quả giảng dạy, học tập, sự tích lũy kiến thức không đồng
nghĩa với sự chồng chất. Để giúp sinh viên phá vỡ chướng ngại nhận thức,
giáo viên chỉ đóng vai trò trung gian, hướng dẫn chứ không thể thay thế sinh
viên trong học tập, bản thân sinh viên – người học phải nổ lực hết mình – đây
sẽ là một trong những nhân tố nền tảng góp phần đảm bảo thành công cho mọi
cuộc cải cách và sự nghiệp giáo dục sau này.
- Vấn đề tự học, tự nghiên cứu phải đặc biệt chú ý rèn luyện một cách
chủ động, nếu không tự học thì không thể phát triển tư duy độc lập được,
không độc lập suy nghĩ thì không thể phân biệt đúng sai, không có khả năng
phê phán, nhận xét sắc sảo; không thể nhìn thấy vấn đề, không phát hiện
được vấn đề, do đó không thể có khả năng sáng tạo được. Biết học tập mọi
lúc, mọi nơi, ở mọi người về bất cứ vấn đề gì có thể học được. Rèn luyện
lòng say mê học tập, ham muốn hiểu biết.
- Năng lực tư duy là một bộ phận của nhân cách, có tác động qua lại
với nhân cách. Muốn phát triển năng lực tư duy, ngoài kiến thức còn phải có
những phẩm chất: trung thực khách quan, chính xác, có động cơ trong sáng,
35
biết trọng chân lý, cái tốt, cái đẹp, kiên trì, nhẫn nại và chống dốt nát... tức là
phải có nhân sinh quan cao đẹp và thế giới quan khoa học.
- Đừng bao giờ xem thường những bài toán, những vấn đề đơn giản.
Đừng nghĩ rằng: vấn đề đó đã cạn, chẳng còn gì để đào sâu, mở rộng, sáng tạo
nữa, vì như vậy sẽ thui chột khả năng sáng tạo của người sinh viên. Vì rằng
không có một phương pháp, một con đường nào đơn giản, vạn năng để đứ đến
sáng tạo cả, và nếu có như vậy thì “sáng tạo” chẳng còn có giá trị gì nữa. Muốn
sáng tạo phải rèn luyện tinh thần lao động kiên trì, nhẫn nại, gian khổ vượt khó.
Việc giải các “bài toán” khó đòi hỏi phải tập trung tư tưởng bền bỉ hết ngày này
qua tháng khác. Những đức tính có được phải rèn luyện thường xuyên, liên tục.
Tập nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, đề xuất được vấn đề, dù là nhỏ
và chưa giải quyết được, thì đó cũng đã là sáng tạo.
- Trong mọi vấn đề luôn đặt câu hỏi “Tại sao?” và phải tìm cách giải
quyết đến cùng. Hãy thoát khỏi tình trạng bị động trong học tập.
- Trong các buổi thảo luận, luyện tập... phải chuẩn bị chu đáo, tham
gia tích cực, thông qua đó không chỉ thông hiểu kiến thức, mà các kỹ năng
sư phạm cần thiết được rèn luyện một cách có hiệu quả.
- Trong các buổi thực hành hóa học phải chuẩn bị và làm việc nghiêm
túc, tự nghiêm túc với chính mình để rèn các kỹ năng hóa học: tự lắp ráp
dụng cụ, chuẩn bị hóa chất, bố trí thí nghiệm, các thao tác và cách tiến hành
thí nghiệm, kỹ năng quan sát và phân tích hiện tượng, giải thích kết quả thí
nghiệm, đặc biệt là cách thức khai thác nội dung thí nghiệm, kỹ năng đặt các
câu hỏi phải hợp và lôgic của thí nghiệm... những kỹ năng đó sẽ là những
yếu tố nền tảng tạo nên bản lĩnh của người GV sau khi đứng trên bục giảng.
2.1.3. Giáo viên
2.1.3.1. Ấn tượng ban đầu
Nếu như hai mục trên đã làm tốt, thì giờ đây - người giáo viên hóa
học đã có một trình độ và năng lực sư phạm vững vàng, vấn đề còn lại là
36
nhiệt tình và tâm huyết. Vì rằng, thực tiễn cho thấy, với một giáo viên – một
trong hai thứ: đức độ và trình độ bị khiếm khuyết nặng thì xã hội thiếu tôn
trọng, học sinh thiếu tôn trọng và không hài lòng, hứng thú học tập bộ môn
giảm, có lúc có thể gọi là triệt tiêu. Vì vậy ngoài kiến thức, phương pháp
truyền thụ, cần phải biết tôn trọng học sinh, người khác, mà trước hết là phải
tôn trọng chính mình – nếu không, ấn tượng ấy bị đọng lại, hứng thú học tập
còn đâu?
2.1.3.2. Ai động não nhiều hơn
Để phát huy tính tích cực của HS, để làm cho HS phải tích cực động
não, thì trước đó người GV hóa học đã phải động não gấp nhiều lần lắm rồi.
- Trước hết am hiểu đối tượng – học sinh, phải tìm ra điểm yếu của
từng đối tượng để có cách uốn nắn, rèn luyện tương ứng.
- Thiết kế, xây dựng nội dung giảng dạy, “Hỏi là dạy” – sao cho xây
dựng được một bản thiết kế là một chuỗi liên tiếp những câu hỏi từ những
điều đã biết, đến những điều tương tự, đến những điều tưởng chừng như
không thể biết được.
- Tổ chức cho mọi đối tượng HS đều làm việc, đều tham gia hoạt
động t́ m ṭi để phát hiện ra chân lý khoa học – đáp số của bài toán. Thông
qua đó trình độ tư duy của HS đã được nâng lên một bậc.
- Thông qua bản thiết kế, và hoạt động học tập – rèn luyện cho HS
cách thức suy luận, kỹ năng nêu câu hỏi và cả lôgic của câu trả lời. Từ đó
hình thành phương pháp và phong cách làm việc.
- Kết quả HS không chỉ nắm kiến thức, mà còn có được phương pháp
học tập đối với mỗi loại hình bài cụ thể.
- Mọi thành viên đều tham gia hoạt động tìm tòi, sáng tạo cái mới cho
bản thân mình, nên khả năng tư duy được phát triển.
- Mọi thành viên đều tham gia tìm tòi, sáng tạo cái mới cho bản thân
mình, nên khả năng tư duy được phát triển.
37
- Giáo viên phải tạo điều kiện để HS tham gia hoạt động tìm tòi sáng
tạo, nếu chỉ lo truyền thụ hết khối lượng kiến thức đã định, vì HS trả lời
không lôgic, không trôi chảy (ngôn ngữ), mất thời gian, vậy là không hỏi
nữa, không tổ chức tìm tòi, dẫn đến HS không có điều kiện để suy nghĩ (tư
duy), bài này không tư duy, chương sau không tư duy, cứ chấp nhận học
thuộc, môn học khác cũng vậy, năm sau cũng vậy – cuối cùng thói quen và
khả năng tư duy của HS không được rèn luyện, lấy đâu để phát triển? Vì
vậy, cần phải biết cách tổ chức, tôn trọng và khuyến khích từng “mầm sáng
tạo”, đánh giá cao óc sáng tạo của từng đối tượng, khi HS trả lời đúng một
câu hỏi, giải được một bài toán... được khích lệ, hứng thú học tập bộ môn
tăng lên rõ rệt.
2.2. Người học sinh phải làm gì để học giỏi môn Hóa học một cách thông
minh
- Việc học - là nhiệm vụ của người HS - không ai có thể học thay
được. Để học tốt môn hóa nói riêng và các môn khác nói chung, điều đầu
tiên phải là sự nổ lực của bản thân HS, phải có ý chí quyết tâm cao độ, phải
tích cực học tập, mong muốn học giỏi, học giỏi hôm nay gắn liền với sự
thành đạt trong cuộc sống tương lai.
- Hãy thoát khỏi tình trạng bị động, khắc phục chướng ngại nhận thức
- đây là yếu tố cơ bản làm cho năng lực tự học kém, không có đà ban đầu,
thiếu độc lập trong suy nghĩ. Mặt khác, kiến thức trừu tượng, khó mà thông
hiểu được một khi không hiểu hết từ ngữ một cách đầy đủ, năng lực trừu
tượng hóa thấp.
- Để có thể lao động sáng tạo sau này, ngay từ bây giờ phải tập luyện
từng “sáng tạo” nhỏ thông qua các câu hỏi, bài toán và “vấn đề” học tập,
thực tiễn, chứ không phải chỉ bổ sung tri thức mới vào trí nhớ của mình.
- Tập quan sát và đặt ra những vấn đề trước các hiện tượng mà đôi khi
người khác không quan tâm hoặc không chú ý đến.
38
- Phải có hứng thú học tập bộ môn, phá vỡ chướng ngại và thông hiểu
là cơ sở đầu tiên cho hứng thú học tập. Điều kiện cơ bản để phát triển trí tuệ
học sinh với hiệu quả cao nhất, trước hết HS phải có ý thức được lợi ích lao
động học tập và động cơ hoạt động học tập của mình vì thực nghiệm đã
chứng minh: chỉ có thích thú với một hoạt động nào đó mới đảm bảo cho
hoạt động ấy tích cực.
- Rèn các thao tác tư duy và năng lực độ lập suy nghĩ thông qua từng
bài giảng. Rèn luyện năng lực lập luận đúng đắn. Phải sử dụng ngôn ngữ
hóa học chính xác rõ ràng.
- Luôn luôn tìm phương pháp học tốt nhất, hợp lí nhất: tổ chức học tập,
cách ghi bài, theo dõi bài giảng trên lớp, quan sát thí nghiệm, cách học bài (nhớ
lại, xây dựng nội dung, nắm lôgic các mục của bài...), cách sử dụng sách giáo
khoa, sách tham khảo, làm thí nghiệm thực hành và bài tập..., biết học mọi lúc,
mọi nơi, ở mọi người, bằng mọi cách bất cứ vấn đề gì cần thiết. Phải học bằng
chính sức mình, nghĩ bằng cái đầu của mình, nói bằng lời nói của mình, viết
theo ý mình, không rập khuôn theo câu chữ của thầy.
- Mạnh dạn nêu thắc mắc và đặt câu hỏi “phải nêu cao tác phong độc
lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, không
tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt
thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì, đều phải
đặt câu hỏi “vì sao?” đều phải suy nghĩ kỹ xem nó có hợp với thực tế không,
đúng lý không. Tuyệt đối không nên nhằm mắt tuân theo sách vở một cách
xuôi chiều.
2.3. Những biện pháp phát triển năng lực nhận thức và bồi dưỡng tư
duy hóa học cho học sinh thông qua BTHH
2.3.1 Rèn luyện óc quan sát
a) Quan hệ biện chứng giữa óc quan sát và tư duy
39
Năng lực quan sát ở đây chính là óc quan sát – năng lực xem xét để có
tầm nhìn, là cơ sở để tư duy. Nhà trường có trách nhiệm phải vừa trang bị
cho HS kiến thức và đặc biệt chú ý đến việc phát triển trí thông minh. Sự
phát triển trí tuệ của HS là những biến đổi có tính chất hoàn chỉnh và tiến bộ
trong ý thức của HS, rèn luyện óc phê phán và tự phê phán, tính hệ thống và
sức bật nhanh của những hành động trí tuệ... tạo điều kiện để tư duy một
cách biện chứng, chuẩn bị cho HS bước vào cuộc sống tự lập. Sự phát triển
tư duy diễn ra trong quá trình học, trong quá trình lĩnh hội tri thức, sự lĩnh
hội diễn ra trong những điều kiện khác nhau tùy theo phương tiện dạy học,
các yêu cầu đề ra cho HS, hứng thú, năng lực làm việc và tư chất... của HS.
Thực nghiệm cho thấy để phát triển trí tuệ với hiệu quả cao nhất khi HS ý
thức được lợi ích lao động học tập của mình và hứng thú mới hoạt động
hăng say, tích cực được, hoạt động trí tuệ là một hoạt động căng thẳng, phải
có ý chí và biết buộc mình phải suy nghĩ mới có thể giải quyết những vấn đề
phức tạp. Nhìn lại những vĩ nhân, sức mạnh trí tuệ của họ là ở óc quan sát và
kỹ năng biết đặt ra những vấn đề trước những hiện tượng mà đối với những
người khác chúng không gợi ra được vấn đề gì và không chú ý đến. Chẳng
hạn, trước thời I.P.Paplop khi nhìn thấy thức ăn nước bọt vẫn tiết, nhưng với
mọi người đó là vấn đề bình thường. Chỉ có óc quan sát của Paplop mới đặt
ra câu hỏi “Tại sao?” và ông đã tìm tòi tích cực đến chỗ khám phá ra các
quy luật hoạt động của thần kinh bậc cao. Trước thời Newton, táo trên cây
vẫn rụng và mọ người vẫn thường thấy như vậy nhưng chỉ có Newton mới
khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn. Ngoài óc quan sát sâu sắc và tính
tích cực của hoạt động trí tuệ, để giải quyết được những vấn đề nhất định
nào đó, còn cần phải biết phân tích, so sánh đối chiếu, nhìn thấy những dấu
hiệu và mối liên hệ bản chất, khái quát hóa, tức là phải biết lập luận một
cách biện chứng. Rõ ràng, óc quan sát và năng lực tư duy luôn có quan hệ
mật thiết trong quá trình nhận thức. Hóa học – khoa học thực nghiệm và lý
40
thuyết, phương pháp nghiên cứu, giảng dạy, học tập cũng trên cơ sở quan
sát, thí nghiệm để phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa thành
các khái niệm, định luật, học thuyết... rồi từ lý thuyết đã có vận dụng nghiên
cứu các sự vật và hiện tượng khác ở phạm vi rộng hơn thông qua con đường
diễn dịch. Thực tế ở trường THCS ít làm thí nghiệm, mà nếu có cũng không
chú ý rèn óc quan sát cho HS, thông thường HS quan sát rồi GV giải thích
giúp HS, mà không tạo cơ hội để HS phải động não suy nghĩ.
b)Năng lực quan sát sắc sảo, mô tả, giải thích hiện tượng các quá
trình hóa học
Kết quả qua quan sát là những dữ kiện có ý nghĩa đê nghiên cứu các
chất, phản ứng, hiện tượng hóa học, dữ kiện quan sát càng đầy đủ, rõ ràng sẽ
làm cơ sở tốt cho hoạt động tư duy càng chính xác. Đối tượng quan sát trong
hóa học có thể là các chất, công thức, thí nghiệm, hiện tượng tự nhiên, bài
tập thực nghiệm, quan sát một số hình vẽ.
Ví dụ: Khi dạy về các mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí
nghiệm hoặc mô tả và giải thích thí nghiệm thông qua hình vẽ, GV có thể lựa
chọn các bài tập theo các mức độ nhận thức khác nhau cho phù hợp với từng
đối tượng học sinh đặc biệt chú ý đến rèn năng lực quan sát, mô tả các quá
trình hoá học.
Quan sát một chất
Với mục đích là mô tả chất đó, nội dung là những đặc điểm của chất
theo trình tự mô tả trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ
nóng chảy... Chẳng hạn, khi quan sát thấy rằng kim loại có vẻ sáng đặc biệt
và một số kim loại có màu đặc trưng như Cu có màu đỏ, Au có màu vàng...
Tại sao? Cơ sở để giải thích điều này là gì? Hoặc khi nhìn một sợi dây đồng
bên ngoài có vẻ như là một vật vô tri vô giác nhưng thực ra bên trong nó thế
nào? Tại sao nó lại có độ dẫn điện cao đến thế và cao hơn cả kim loại kiềm?
Trong khi đó kim loại kiềm có hoạt tính hóa học rất mạnh. Vậy cái gì quyết
41
định hoạt tính hóa học và cái gì quyết định độ dẫn điện? Nếu xem xét lí giải
được học sinh mới nắm được “chiếc chìa khóa” và học sinh không còn dễ
dàng chấp nhận học thuộc một cách máy móc mỗi khi chưa lý giải được.
Quan sát một công thức
Chẳng hạn, khi nhìn vào 2 công thức phân tử C3H4 và C4H6 đều có dùng
công thúc chung là CnH2n -2 nhưng có phải là đồng đẳng của nhau không thì
không thể khẳng định được, trừ khi biết rõ cấu tạo cụ thể của nó từ đó càng
chính xác hóa khái niệm đồng đẳng. Hoặc khi nhìn công thức cấu tạo của
phenol phải tách ra được 2 phần: phần giống rượu và phần khác rượu. Giống
rượu, vì sao? Do đó có phản ứng nào? Khác rượu, vì sao? Do đó có tính chất
gì? Vậy phản ứng của nhóm OH gồm những phản ứng nào? Phản ứng của gốc
phenyl là phản ứng nào? Có đặc trưng không? Hướng phản ứng? Tại sao tấn
công vào vị trí octo và para là thuận lợi hơn? Như vậy, chỉ cần nhìn và xem xét
kỹ trên CTCT thì HS đã thấu suốt toàn bộ hóa tính của phenol rồi chứ không
phải ghi nhớ rập khuôn theo phản ứng của bài giảng.
Quan sát một thí nghiệm
Mục đích là xác định dấu hiệu phản ứng, biểu hiện ở sự thay đổi màu
sắc, mùi vị, của chất phản ứng, sự tạo thành kết tủa, bay hơi, tỏa nhiệt, hay
thu nhiệt... trình tự quan sát là đặc điểm của chất phản ứng, điều kiện phản
ứng, và đặc điểm của sản phẩm tạo thành. Phải liên hệ chặt chẽ giữa hiện
tượng bên ngoài với bản chất bên trong của hiện tượng – sự biến đổi nội tại
của các chất.
Ví dụ 1: Hòa tan Fe bằng HCl và sục khí Cl2 đi qua hoặc cho KOH
vào dung dịch và để lâu ngoài không khí. Giải thích hiện tượng và viết
PTHH.
42
Hướng dẫn giải
Khi cho Fe tác dụng với HCl thấy có khí thoát ra :
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 dung dịch chuyển màu vàng.
FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2↓ + 2KCl có kết tủa trắng xanh.
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 kết tủa chuyển màu nâu đỏ.
Ví dụ 2: Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra khi:
a) Nhỏ dd iot vào một lát chuối xanh
b) Cho phèn chua tán nhỏ vào nước đục.
Phân tích:
- Thí nghiệm (a) HS thấy hiện tượng lát chuối có màu xanh lam.
Nhưng để giải thích được học sinh phải tư duy để biết được vì sao iot khi
gặp chuối xanh lại có hiện tượng như vậy.
- Thí nghiệm (b) học sinh cũng nêu được hiện tượng là nước đục trở
nên trong dần. Để giải thích được hiện tượng xảy ra học sinh phải biết được
thành phần của phèn chua, hiểu được sự thủy phân của ion Al 3+ trong nước
tạo ra kết tủa Al(OH)3. Ngoài ra học sinh phải phát hiện vấn đề mấu chốt ở
đây là Al(OH)3 là kết tủa dạng keo vì thế kết tủa này có thể kết dính các chất
bẩn có trong nước, lắng xuống dưới làm cho nước trở nên trong hơn.
Quan sát hiện tượng tự nhiên
Một tấm sắt tráng kẽm (tôn) khi đã bị một vết xước thì tấm tôn sẽ bị
phá hủy nhanh? Tại sao vậy? Tại sao vậy? Ở đây có những quá trình hóa
học nào? Ứng dụng điều này trong thực tiễn để bảo vệ vỏ tàu viễn dương
người ta làm như thế nào?
Quan sát bài tập thực nghiệm
Khi giải các bài tập thực nghiệm mang tính định lượng HS được rèn
luyện nhiều các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh. Các
thao tác tư duy không tách rời nhau mà kết hợp với nhau một cách chặt chẽ.
43
Ví dụ 1: Trộn 5,4 gam Al với 12,0 gam Fe 2O3 rồi nung nóng để thực
hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất
rắn. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Sơ đồ phản ứng: Al + Fe2O3
Rắn
Theo ĐLBTKL:
mAl mFe2O3 m rắn= 5,4 + 12 = 17,4 gam
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 10,0 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại
(đứng trước H trong dãy điện hóa) bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít
khí H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối
khan là?
Hướng dẫn giải
Sơ đồ biến đổi: Kim Loại + HCl dư
Có 2HCl
nHCl 2nH 2
Theo ĐLBTKL:
Muối + H2
H2
2 22, 4
0, 2 (mol)
22, 4
m kim loại + mHCl = m muối + mH 2
=> m = m muối = m kim loại + mHCl - mH
2
= 10 + (0,2 . 36,5) – (0,1 . 2) = 17,1 (g)
Năng lực quan sát và nhận xét tinh tế
Biểu hiện là nhìn thấy nhiều phương pháp giải, nhiều trường hợp,
nhiều tình huống của bài toán trên cơ sở tính chất đặc biệt của bài toán.
Ví dụ 1: Cho H2SO4 loãng, dư tác dụng với hỗn hợp gồm Mg và Fe
thu được 2,016 lít khí ở đktc. Nếu hỗn hợp kim loại này tác dụng với dd
FeSO4 dư thì khối lượng hỗn hợp trên tăng lên 1,68 gam.
a. Viết phương trình phản ứng hóa học
b. Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên
44
Hướng dẫn giải
a. Ta có PTHH:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑
x mol
Fe +
x mol
x mol
H2SO4 → FeSO4 + H2↑
y mol
(1)
y mol
(2)
y mol
Cho hỗn hợp kim loại trên vào dd FeSO4 dư thì Mg tác dụng hết (Fe
không tác dụng) theo phương trình sau:
Mg +
FeSO4 → MgSO4 + Fe
x mol
(3)
x mol
Khối lượng hỗn hợp tăng lên 1,68 gam là khối lượng chênh lệch giữa
Fe mới tạo ra và Mg đã phản ứng.
b. Ta có số mol của khí H2 là: nH
2
2,016
0,09 mol
22, 4
Theo phương trình (1) và (2) ta có hệ phương trình :
x y 0,09
56 y 24x 1,68
Giải hệ phương trình trên ta được nghiệm : x = 0,0525; y = 0,0375
Vậy khối lượng của 2 kim loại trên là :
mFe = 0,0375. 56 = 2,1 (gam)
mMg = 0,0525. 24 = 1,26 (gam)
45
Ví dụ 2: Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam kim loại M và 69,6 gam
oxit MxOy của kim loại đó trong 2 lít dung dịch HCl, thu được dung dịch A
và 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng hòa tan hỗn hợp X đó trong 2 lít dung
dịch HNO3 thì thu được dung địch B và 6,72 lít khí NO (đktc).
a. Tìm kim loại M.
b. Tìm công thức oxit của kim loại đó.
Hướng dẫn giải
a. Ta có PTPƯ sau: M + nHCl → MCln + n/2H2
a mol
na/2 mol
MxOy + 2yHCl → xMCl2y + yH2O
Số mol H2 = 0,2 mol => na /2 = 0,2 => na = 0,4 => a = 0,4/n
(với a là số mol của kim loại M cần tìm).
Ta có 0,4/n. M = 11,2 => M = 28n
Biện luận để tìm M
n
M
1
28 (loại)
2
3
56 (nhận)
84 (loại)
Với M = 56 thỏa mãn, vậy kim loại cần tìm là Fe; nFe = 0,2 mol
b. Gọi công thức oxit MxOy là FexOy
Ta có số mol của khí NO là: nNO = 0,3 (mol)
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
0,2mol
(1)
0,2mol
Số mol NO ở phản ứng (2) là: nNO = 0,3 – 0,2 = 0,1 (mol)
3FexOy + (12x-2y)HNO3 → 3xFe(NO3)3 + (3x-2y)NO + (6x-y)H2O
3mol
(3x-2y)mol
69.6
56 x 16 y
Ta có :
0,1 mol
69.6
3x 2 y
=> 64x = 48y => x = 3 ; y = 4
56 x 16 y
0.1
Vậy công thức oxit FexOy cần tìm là Fe3O4
46
(2)
Nhận xét
Để HS tự mình tìm ra kiến thức, phá vỡ CNNT và giải đúng bài toán
một cách tối ưu, thì HS phải quan sát một cách sâu sắc, bằng cách xác định
mục đích, nội dung, trình tự quan sát, ghi lại dấu hiệu và rèn luyện kỹ năng
đặt câu hỏi và mọi dấu hiệu bất kỳ. Để quan sát tốt, HS cần nắm vững hệ
thống kiến thức cơ bản, thường xuyên rèn luyện các thao tác: phân tích, so
sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa... các cách suy luận hợp lôgic, xem xét
vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Phải kết hợp nhuần nhuyễn với
tưởng tượng, chú ý, tư duy và nhận xét sắc sảo. Có thể biểu thị óc quan sát
qua sơ đồ sau:
Chất, hiện tượng hóa
học, phản ứng hóa học,
“Bài toán”...
QS
TD
Khái niệm,
định luật
QS
Thực tiễn
TD
Như vậy, quan sát mà thiếu tư duy thì quan sát vô nghĩa. Tư duy mà
thiếu quan sát thì tư duy ấy thiếu thực tế, khó vận dụng được. Do đó, phải
rèn óc quan sát cho HS thường xuyên, liên tục thông qua mọi hoạt động với
bất kỳ nội dung nào có thể được.
2.3.2. Rèn luyện năng lực tư duy
a) Cần làm cho HS nắm vững kiến thức cơ bản một cách chính xác,
tự giác và có hệ thống
Học sinh chỉ thực sự lĩnh hội được tri thức khi bản thân HS phải tư duy
tích cực, nhờ sự hướng dẫn của giáo viên mà học sinh biết phân tích, khái quát
khái niệm để rút ra những kết luận cần thiết. Với hóa học, muốn phát triển năng
lực trí tuệ và bồi dưỡng tư duy cho HS thì điều quan trọng đầu tiên là cần làm
cho HS nắm vững kiến thức cơ bản về hóa học một cách chính xác, tự giác và
có hệ thống. Kiến thức cơ bản là cơ sở của trí thông minh, nếu không nắm
được kiến thức, HS sẽ không có cơ sở để suy nghĩ một cách đúng đắn, cũng
như để giải quyết những bài toán, những vấn đề của hóa học. Qua nghiên cứu
47
thực tiễn, nhận thấy rằng nếu như hỏng kiến thức cơ bản thì là một trong những
chướng ngại nhận thức có ảnh hưởng trực tiếp cho quá trình nhận thức tiếp
theo cũng như sự phát triển tư duy cho HS.
Chướng ngại nhận thức là gì?
Chướng ngại nhận thức (CNNT) đó là những yếu tố gây cản trở cho
quá trình lĩnh hội tri thức, quá trình nhận thức chân lý của học sinh.
Nguyên nhân và hậu quả của CNNT
- Do HS mất gốc từ những kiến thức cơ bản nhất vì những chướng
ngại vật sơ đẳng đầu tiên trong quá trình học tập nhưng không kịp thời bổ
sung, uốn nắn... tạo nên trạng thái tâm lý thụ động trong học tập, cộng với
sức ỳ của tư duy, có cảm giác khó vươn lên, đôi lúc cũng có nổ lực nhưng
không vượt qua được chướng ngại (khó khăn về tri thức) và cuối cùng kết
quả thấp, tư duy kém phát triển.
- Hoàn cảnh gia đình: Trình độ học vấn và trình độ nhận thức thấp,
cũng như phương pháp giáo huấn, giúp đỡ con em học tập của phụ huynh
không phù hợp. Vì vậy, nâng cao trình độ và năng lực tư duy cho HS hôm
nay là đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao mặt bằng xã hội (tri thức)
trong tương lai.
- Về giáo viên:
+ Số lượng HS đông, GV không kiểm tra hết, không thể gần gũi để
giúp đỡ ở mức độ cá nhân hóa được.
+ Chỉ lo truyền thụ hết khối lượng kiến thức được quy định trong
chương trình.
+ Phương pháp dạy của đa số GV vẫn nặng về trao đổi kiến thức chứ
không chú ý dạy phương pháp học tập, kết quả học tập được đánh giá thông
qua khối lượng kiến thức: công thức, quy tắc, phương trình, tính chất, định
nghĩa... mà HS học thuộc, chứ chưa phải chú ý khả năng vận dụng linh hoạt,
48
tính độc lập của tư duy - ở đây mới chỉ là tư duy tái hiện chứ chưa chú ý đến
tư duy sáng tạo (thể hiện rõ nét qua các bài kiểm tra).
+ Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của GV.
+ Nhân cách của GV - là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến
kết quả học tập bộ môn và và hứng thú học tập của HS.
+ Cụ thể hơn nữa là phần lớn GV chưa giúp HS hiểu rõ từng từ ngữ
trong bài học, trong bài tập và trong câu hỏi của GV, không những thế mà
còn xem như HS đã biết, cộng với thái độ rụt rè thụ động trong học tập của
HS: ngại hỏi, không dám nêu thắc mắc, cứ cho tại mình chưa hiểu rõ, cứ ghi
rồi về học sẽ hiểu thôi. Thế nhưng, hôm nay vài từ, ngày mai vài câu, tuần
sau vài công thức, khái niệm... phần này một ít, phần khác một ít... cuối
cùng khó khăn ngày càng chồng chất. GV không biết và cũng không có thời
gian bổ sung kịp thời, quá trình học tập là một chuỗi các mắt xích gồm các
mắt xích gắn bó hữu cơ với nhau, kiến thức mới của bài hôm nay là phương
pháp để nghiên cứu bài sau... nhiều kiến thức rơi rụng như trên đã nói, kiến
thức là cơ sở của sự thông minh, là nền tảng của tư duy, các “polime kiến
thức” gãy khúc và rời rạc; khả năng độc lập suy nghĩ sẽ khó khăn, cứ học
thuộc là được vậy, nhưng không tích cực động não đến nơi đến chốn, làm
sao có cơ sở để phê phán, nhận xét chính xác được, làm sao phát hiện được
vấn đề, dẫn đến để có khả năng sáng tạo là một vấn đề khó khăn. Không có
thói quen tư duy sẽ không nhìn thấy kết quả đằng sau của hành động, sau
này ra đời hậu quả sẽ khó lường được.
- Thực tế nhiều nơi HS lớp 8, 9 rất sợ học môn hóa học. Sở dĩ như vậy
là vì: Ở lớp 8 là những khái niệm mở đầu của Hóa học, chương trình Hóa
học THCS được soi sáng bởi thuyết nguyên tử phân tử - đòi hỏi HS phải tư
duy trừu tượng, không những thế nhiều nơi còn bố trí cả GV không chuyên
hóa dạy nữa. Các khái niệm mở đầu cần được làm rõ, bổ sung lặp đi lặp lại
nhiều lần cho từng đối tượng HS, cùng với nỗ lực học tập của bản thân HS
49
thì mới nắm vững được (ở độ tuổi này nhiều HS nông thôn chưa biết tận
dụng thời gian để học tập và chưa có phương pháp học tập hợp lý).
Các biện pháp khắc phục CNNT và những điểm cần lưu ý để
HS nắm vững những kiến thức cơ bản
- Giáo viên phải làm cho HS hiểu rõ bản chất của từng khái niệm.
Khai thác đầy đủ ý nghĩa của từng từ, từng câu trong bài học, bài tập,
bằng cách nào đó làm cho HS nhớ lại kiến thức cũ... một cách có lập luận
lôgic, chứ không phải chỉ nhắc lại máy móc. Trong mỗi thí nghiệm hay bài
tập thực nghiệm phải làm rõ từ cách tiến hành, hiện tượng cho đến giải thích
tường minh một cách có căn cứ.
Trong mỗi bài toán phải giúp học sinh xây dựng cho được tiến trình
luận giải bằng một hệ thống các câu hỏi dẫn dắt quá trình suy luận từ điều
kiện cho đến kết quả bài toán chứ không phải chép bài giải đúng đáp số là
được, khuyến khích HS nêu thắc mắc và ý kiến hay. Giải thích cặn kẽ từ bài
giảng đến câu hỏi của HS bằng một thái độ cởi mở và khích lệ. Chính thái
độ này đã cổ vũ động viên và thúc đẩy sự phát triển tư duy độc lập và sáng
tạo của HS rất nhiều.
Như vậy, hiểu rõ khái niệm, từ ngữ là cơ sở để HS hiểu hết các quá
trình hóa học trong bài toán, là điều kiện cần để giải đúng bài toán.
- Chú ý tính hệ thống của các kiến thức trong mỗi bài học
Phải xác định vị trí bài học trong toàn chương, trong hệ toàn chương
trình để thấy mối liên hệ giữa những kiến thức của bài đó với nhau, với kiến
thức của bài trước và của bài sau. Mặt khác, thông qua xây dựng bài mới và
bài tập mà tìm hiểu xem những kiến thức cũ nào HS còn nhớ, những kiến
thúc nào HS đã quên, phần nào HS dễ tiếp thu, ý nào khó tiếp thu, chỗ nào
HS dễ mắc sai lầm... Đó sẽ là những dữ kiện thực tiễn sinh động để giúp
giáo viên cải tiến cách dạy của mình cho phù hợp, từ đó xác định kiến thức
50
cơ bản nhất trong mỗi bài học, tìm biện pháp thích hợp để nhấn mạnh, khắc
sâu kiến thức cơ bản đó cho HS và nêu bật tính hệ thống của bài học.
- Giúp HS hiểu, nhớ và vận dụng chính xác kiến thức, cần chú ý đến
một số đặc điểm trong cách suy nghĩ của HS.
Trong quá trình khái quát hóa, trừu tượng hóa và dịch chuyển kiến
thức, HS dễ nhầm lẫn giữa dấu hiệu bản chất và không bản chất, do sức ỳ
của tư duy mà HS gặp khó khăn khi chuyển từ biểu tượng cũ sang biểu
tượng mới, mỗi khi biểu tượng cũ đã có sự vững chắc nhất định. Để khắc
phục điều này cần làm cho HS nắm về tính chất của các chất.
Ví dụ 1: Có 6 lọ không nhãn đựng các hóa chất sau: HCl, H2SO4, CaCl2,
Na2SO4, Ba(OH)2, KOH. Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết hóa chất đựng trong
mỗi lọ.
Hướng dẫn giải
Lần 1: Dùng quỳ tím sẽ chia ra thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Làm quỳ tím hóa đỏ: HCl, H2SO4.
- Nhóm 2: Làm quỳ tím hóa xanh: Ba(OH)2, KOH.
- Nhóm 3: Không làm quỳ tím đổi màu: CaCl2, Na2SO4.
Lần 2: Dùng 1 trong 2 ống nghiệm của nhóm 2 cho tác dụng với từng ống
nghiệm trong nhóm 3
- Nếu không tạo kết tủa thì ống nghiệm nhóm 2 là KOH và ống nghiệm
còn lại là Ba(OH)2 hay ngược lại.
- Ống nghiệm tạo kết tủa ở nhóm 2 là Ba(OH)2 với ống nghiệm Na2SO4
ở nhóm 3. Từ đó tìm ra ống nghiệm CaCl2.
Lần 3: Dùng Ba(OH)2 tác dụng lần lượt với 2 ống nghiệm của nhóm 1.
Ống nghiệm tạo kết tủa là H2SO4, ống nghiệm còn lại là HCl.
- Ngay từ đầu phải rèn cho HS có thói quen không bằng lòng với
những gì chưa hiểu và hỏi ngay.
51
Không ai khác, HS phải ý thức được trách nhiệm và quyền lợi thiết
thực của học tập hôm nay là cho chính bản thân mình không ai có thể hoặc
thay được. Vì vậy cần nổ lực hết mình để vươn lên trong học tập và học tập
một cách sáng tạo để chuẩn bị bước vào cuộc sống một cách vững chắc và
tự tin hơn. Muốn vậy, phải tích cực suy nghĩ và thông hiểu ngay từ khái
niệm đầu tiên của môn học, trong mọi vấn đề học tập và thực tiễn đều phải
đặt câu hỏi “tại sao?”. Không hài lòng với cách giải đã có. Khi theo dõi một
thí nghiệm, phải xem xét bằng óc quan sát kỹ càng từng dấu hiệu, sự biến đổi
từ màu sắc, mùi vị, kết tủa, bay hơi, tỏa nhiệt... đều phải giải thích rõ ràng trên
cơ sở lập luận lôgic. Phải biết nên bắt đầu từ đâu, xây dựng tiến trình luận giải
và tìm phương pháp tối ưu. Thường xuyên tìm phương pháp học tập tốt hơn để
học một cách thông minh. Nếu cố gắng như vậy thì khả năng tự học và trình độ
lao động trí óc của HS sẽ được nâng lên rõ rệt, chướng ngại nhận thức được
phá bỏ và hứng thú học tăng lên.
b) Rèn luyện các thao tác tư duy và năng lực suy luận lôgic
Một vài nhận xét
Ở nhà trường chình GV có nhiệm vụ dẫn dắt bồi dưỡng năng lực suy
nghĩ và hình thành những kỹ năng, kỹ xảo suy luận hợp lôgic cho HS, chứ
không phải chỉ để cho HS hình thành một cách tự phát được. Do đó khi năng
lực suy luận được nâng cao thì hoạt động học tập của HS cũng nhẹ nhàng
hơn nhiều. Thế nhưng, thực tế thì năng lực này đa sô HS còn thấp, điều này
thể hiện rõ trong các câu trả lời vấn đáp và cách lập luận khi giải bài toán.
Mà nguyên nhân đầu tiên là do CNNT và sẽ dẫn đến:
- Không biết bắt đầu bài giải từ đâu.
- Thông thường HS giải bài toán là cốt để tìm đáp số của bài toán, chứ
không phải qua bài toán để học phương pháp suy luận.
- Cái đọng lại sau khi giải bài toán không phải là những con số mà:
52
+ Trước hết là củng cố, khắc sâu kiến thức và khả năng vận dụng kiến
thức.
+ Sau đó là nắm được phương pháp “bài toán”.
Biện pháp
- Rèn các thao tác tư duy.
+ Trước hết phải tri giác (nhìn, đọc,...) “bài toán” một cách tổng quát
(tổng hợp).
+ Sau đó phân tích từng yếu tố, từng dữ kiện, từng yêu cầu, từng khía
cạnh của bài toán để nhận thức toàn bộ bài toán một cách đầy đủ và sâu sắc hơn.
+ Cuối cùng tổng hợp các yếu tố, các dữ kiện, các khía cạnh của bài
toán để nhận thức toàn bộ bài toán một cách đầy đủ và sâu sắc hơn.
+ Với một bài toán không vội giải ngay, mà phải xem xét một cách
tổng hợp - phân tích - tổng hợp để qua đó thấy được kiến thức cần vận dụng
(phương trình phản ứng, tính chất, quy luật, công thức...).
+ Xây dựng tiến trình luận giải bằng lập luận chặt chẽ.
+ Thực hiện đầy đủ từng bước của tiến trình đó, mỗi phép tính, mỗi
bước giải đều phải có cơ sở lập luận vững chắc. So sánh bài toán này với
những bài trước đó có gì giống và khác nhau không?
+ Học sinh cần cố gắng tìm tính chất đặc biệt của bài toán, để tìm ra
cách giải độc đáo, tối ưu nhất có thể được.
+ Kiểm tra lại các cách giải. Cuối cùng khái quát hóa dạng bài toán và
cách giải.
+ HS chỉ thực sự vận dụng kiến thức để giải bài toán một cách đúng
đắn chỉ khi có sự tác động qua lại giữa quá trình cụ thể và quá trình trừu
tượng trong hoạt động suy nghĩ để giải bài toán.
Ví dụ 1: Cho 9,2 gam một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo
thành 23,4 gam muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị I.
53
Hướng dẫn giải
Gọi khối lượng mol kim loại A là M A (g)
Phương trình hóa học:
2A
+ Cl2 2ACl (Điều kiện là nhiệt độ)
2. M A
2( M A +35,5)
9,2
23,4
Lập tỉ lệ:
2.M A 2( M A 35,5) |
M A 23
9, 2
23, 4
Vậy A là Natri (Na).
Ví dụ 2: Cho 5,6g CaO vào nước tạo thành dung dịch A. Tính số gam
kết tủa tạo thành khi đem dung dịch A hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí cacbonic
(đktc)
Hướng dẫn giải
5,6
Số mol của CaO: nCaO
56
0,1mol
2,8
0.125mol
Số mol của CO2: nCO2
22,4
CaO + H2O
Ca(OH)2
0,1 mol
0,1 mol
Ca(OH)2 + CO2
0,1 mol
CaCO3 + H2O
0,1 mol
0,1 mol
- Số mol CO2 dư: 0,125 – 0,1 = 0,025 mol sẽ tiếp tục phản ứng như sau:
CaCO3 + H2O + CO2
0,025mol
0,025mol
Ca(HCO3)2
0,025mol
- Khối lượng kết tủa CaCO3 là: (0,1 – 0,025).100 = 7,5(g)
- Xây dựng tiến trình luận giải là biện pháp tích cực trong việc rèn
năng lực suy luận lôgic của HS.
54
Ví dụ 1: Trộn 0,81 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng
để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A
trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy
nhất) ở đktc. Giá trị của NO là bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải
Tóm tắt bài toán
Fe O
0.81 gam Al + 2 3 hỗn hợp A
CuO
hòa tan hoàn toàn
= VNO
Dung dịch HNO3
Thực chất trong bài toán này chỉ có quá trình cho và nhận electron của
nguyên tử Al và N.
Al Al+3 + 3e
0,81
27
và
0,09 mol
N+5 + 3e
N+2
0,09 mol 0,03 mol
VNO = 0,03 22,4 = 0,672 lít
Ví dụ 2: Cho 0,83 gam hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung
dịch H2 SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 0,56 lít khí ở đktc.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong
hỗn hợp ban đầu.
Hướng dẫn giải
a) Phương trình hóa học
2Al
2 mol
x mol
+ 3H 2 SO4l Al2 (SO4 )3 + 3H 2
3 mol
1 mol
1,5x mol
3 mol
1,5x mol
55
Fe
1 mol
+
H 2 SO4l FeSO4 + H 2
1 mol
1 mol
(0,025 – 1,5x) mol
b) nH
2
1 mol
(0,025 – 1,5x)mol
0,56
0,025mol
22, 4
Gọi x là số mol của Al
Ta có PT: 27x + 56(0,25 – 1,5x) = 0,83 (g)
nAl x 0,01 (mol)
mAl 27 x 27 0,01 0,27 (g)
mFe 0,83 0,27 0,56 (g)
% Al
0, 27 100
32,53% ; % Fe 100 32,53 67, 47%
0,83
- Rèn luyện năng lực tư duy độc lập.
Tại sao phải rèn luyện tư duy độc lập?
Khi đánh giá trình độ hiểu biết hóa học của một HS tất nhiên phải chú
ý đến khối lượng kiến thức hóa học mà HS đó lĩnh hội được, nhưng như thế
là chưa đủ còn phải chú ý đến khả năng sử dụng kiến thức đó để giải quyết
những vấn đề do thực tiễn đặt ra bằng suy luận độc lập của mình và chính
điều này mới đảm bảo việc nắm kiến thức một cách vững chắc. Vì thế, một
vấn đề quan trọng của dạy học hóa học là phải rèn luyện cho HS có thói
quen suy nghĩ và hành động độc lập, từ tư duy độc lập sẽ dẫn đến tư duy phê
phán, khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề rồi đến tư duy sáng tạo. Như
vậy, rõ ràng độc lập là tiền đề cho sáng tạo.
Biểu hiện của tư duy và hành động độc lập
- Tự mình nhìn thấy vấn đề, phát hiện vấn đề, đặt vấn đề để giải quyết.
- Tự mình tìm ra cách giải “bài toán”.
- Tự mình kiểm tra được, đánh giá được cách giải của bản thân.
- Có đầu óc phê phán và phê phán được cách giải của người khác.
56
- Biết tự mình trình bày bằng lời hay viết các suy nghĩ, lập luận, cách
giải bài toán của mình một cách lôgic, chặt chẽ.
Điều kiện để có tư duy độc lập
- Phải làm sao cho HS có cảm xúc tích cực, hứng thú sâu sắc và say sưa
tìm tòi một cách thật tự nhiên, không được gò ép, như là một mong muốn đòi
hỏi phải tìm hiểu, phải nghiên cứu, phải giải quyết của bản thân HS.
- Bản thân HS phải có nỗ lực khắc phục khó khăn, lao động trí óc
căng thẳng, có tính kiên định khi giải “bài toán” đến cùng.
- Phải có kiến thức cơ bản và kỹ năng vững chắc.
- Rèn kỹ năng độc lập thực chất là độc lập suy nghĩ, suy nghĩ sâu sắc,
khoa học. Suy nghĩ phải có quy luật, có phương pháp. Vì thế không thể xem
nhẹ trau dồi tư duy lôgic và luyện tập phương pháp suy luận cho HS.
Vậy cần phải làm gì để rèn tư duy độc lập cho HS?
- Tạo điều kiện cho HS suy nghĩ độc lập.
- Giúp HS biết phương pháp suy nghĩ độc lập và thực hiện hành động
độc lập.
- Gây cho HS có hứng thú suy nghĩ độc lập.
- GV phải có kế hoạch kiểm tra, đánh giá đúng mức suy nghĩ và hành
động độc lập của HS.
- Cho HS giải bài tập ở lớp, ở nhà là một biện pháp quan trọng để rèn
năng lực suy nghĩ độc lập.
- HS phải biết cách hệ thống hóa lại những kiến thức đã được học.
Tất cả các biện pháp đã nêu cần chú ý các điểm sau:
+ Công tác độc lập nhằm phát triển năng lực tư duy và sự sáng tạo
của HS.
+ Cần phải vừa sức HS, dựa trên những kiến thức và kỹ năng đã có và
kinh nghiệm của bản thân HS.
+ Các nội dung và hình thức thực hiện phải từ dễ đến khó, chú ý đến
từng đối tượng HS.
+ Đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung.
57
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Để phát triển năng lực tư duy và bồi dưỡng trí thông minh cho học sinh
tôi đã nêu những biện pháp để rèn óc quan sát cho học sinh, khẳng định mối
quan hệ biện chứng giữa quan sát và tư duy và là cơ sở cho mọi tư duy. Nghiên
cứu năng lực tư duy độc lập, tiền đề cho tư duy sáng tạo. Những biện pháp rèn
luyện tư duy độc lập và tư duy sáng tạo cho học sinh bằng bài toán hóa học.
Chỉ có người sử dụng mới làm cho BTHH thật sự có ý nghĩa, một bài
tập hay nhưng sử dụng không đúng chưa chắc đã có tác dụng tích cực.
Suy cho cùng cần phải làm thế nào để HS tự tìm ra cách giải bài toán
nhanh nhất, tự tìm ra cái hay của bài toán, lúc đó tư duy của học sinh sẽ trở
nên mềm dẻo và linh hoạt hơn, óc thông minh, sáng tạo được bồi dưỡng và
phát triển.
58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài tốt nghiệp
bước đầu đã thu được những kết quả sau đây:
Kết luận
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài bao gồm: Lý luận về BTHH;
vấn đề phát triển năng lực nhận thức và tư duy hóa học của HS thông qua
việc nghiên cứu hoạt động tư duy của HS trong quá trình tìm kiếm lời giải,
từ đó nêu lên một cách phân loại dựa vào mức độ hoạt động tư duy và cách
hướng dẫn hoạt động độc lập của HS khi xây dựng tiến trình luận giải; chỉ rõ
mối quan hệ giữa BTHH và vấn đề phát triển tư duy HS hiên nay ở trường
THCS như thế nào.
2. Đề xuất những nội dung và biện pháp phát triển năng lực nhận thức
và tư duy cho HS thông qua việc sử dụng BTHH; ngay từ đầu nguồn sinh
viên trường sư phạm phải tích cực hóa trong quá trình học tập ở đại học.
Cần có những điều kiện cần và đủ trong nhân cách của người GV - nhà
nghiên cứu thực tiễn. Cùng với sự nổ lực của bản thân HS, thông qua hoạt
động giải BT, trong quá trình xây dựng tiến trình luận giải giúp HS phá vỡ
CNNT, rèn luyện các thao tác tư duy và cách thức suy luận lôgic. Đề ra
những biện pháp rèn năng lực tư duy độc lập, năng lực suy nghĩ linh hoạt và
sáng tạo cho HS, bằng bài toán tìm cách giải hay nhất, ngắn gọn nhất, nhìn
bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhanh chóng nhận ra cái chung
(khái quát) và cái riêng (nét độc đáo) của bài toán, không rập khuôn máy
móc mà phải luôn thích ứng với những tình huống mới. Nâng cao hứng thú
học tập và phong cách làm việc, tạo cơ sở để HS có thể tự học được.
3. Nhấn mạnh tầm quan trọng của “người sử dụng” BTHH. Bài toán
cũng chỉ là một bài toán, bài toán chỉ thật sự có ý nghĩa khi nào người sử
dụng nó biết khai thác có hiệu quả và phát huy mọi tác dụng của nó trong
quá trình dạy học hóa học.
59
Quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp, cho phép tôi nêu lên một vài
kiến nghị:
Kiến nghị
1- Cần tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phong thí nghiệm cho các
trường THCS, để HS có thể làm bài tập thực nghiệm, vì đây là loại BT rèn
năng lực tư duy và phong cách làm việc khoa học rất hiệu quả.
2- Khuyến khích sáng tạo và linh động của GV trong việc cải tiến và
tăng thời lượng luyện tập, có thể rèn tư duy thông qua những bài toán nhỏ
ngay trong giờ nghiên cứu tài liệu mới. Cần nghiên cứu biện pháp kích thích
khả năng sáng tạo của GV và ý chí học tập của HS một cách tự nhiên, không
gò bó, ép buộc.
3- GV cần chú ý rèn cho HS giải thành thạo các bài tập cơ bản bằng
những lí giải cụ thể cho mỗi bước suy luận và mỗi phép toán, cần khuyến
khích động viên những HS có cách giải hay, suy nghĩ độc đáo và những
sáng tạo nhỏ, đây là yếu tố nền tảng cho việc thông hiểu kiến thức và phát
triển năng lực tư duy cho HS.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ngô Ngọc An, (2006), Nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp,
Nhà xuất bản Giáo dục.
[2]. Ngô Ngọc An, (2000), Nồng độ dung dịch và chất điện ly, Nhà xuất
bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[3]. Nguyễn Ngọc Bảo, (1995), Phát triển tính tích cực, tự lực của học
sinh trong quá trình dạy học, Bộ GD & ĐT - Vụ giáo viên.
[4]. Nguyễn Cương - Nguyễn Mạnh Dung - Nguyễn Thị Sửu,
( 2000), Phương pháp dạy học hoá học Tập 1,Nhà xuất bản Giáo dục.
[5]. Nguyễn Cương - Nguyễn Ngọc Quang - Dương Xuân Trinh,
(2001), Lý luận dạy học Hoá học tập 1, Nhà xuất bản Hà Nội.
[6]. Nguyễn Cương, (1999), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hoá
học, Nhà xuất bản Giáo dục.
[7]. Nguyễn Văn Cường, Phát triển năng lực thông qua phương pháp
và phương tiện dạy học mới, Bộ GD & ĐT Dự án phát triển giáo dục THPT,
Tài liệu Hội thảo tập huấn.
[8]. Hoàng Chúng, Phương pháp thống kê toán học trong khoa học
giáo dục, Nghiên cứu giáo dục , số 19-05-1972.
[9]. Vũ Cao Đàm, (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà
xuất bản Giáo dục.
[10]. Cao Cự Giác, (2001), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm, tập 2 Hoá học hữu cơ, Nhà xuất bản Giáo dục.
[11]. Cao Cự Giác, (2005), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm, tập 1-Hoá
học vô cơ, Nhà xuất bản Giáo dục.
[12]. Cao Cự Giác, (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập hoá học thực
nghiệm trong dạy và học Hoá học, Nhà xuất bản Giáo dục.
[13]. Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thuỷ, (1988), Tâm lý
học (tập 1), Nhà xuất bản Giáo dục.
61
[...]... trưng cơ bản nhất là tư duy độc lập và sáng tạo nhằm ứng phó với tình huống mới Theo thuyết hoạt động có đối tư ng thì năng lực chỉ có thể hình thành và phát triển trong hoạt động Để giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, mà đỉnh cao là tư duy sáng tạo, thì cần phải tập luyện cho học sinh tư duy sáng tạo, mà đặc trưng cơ bản nhất là tạo ra được sản phẩm tư duy mang tính mới mẻ Trong học tập hóa học, ... luyện tư duy hóa học cho học sinh BTHH đa dạng phong phú về thể loại và được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học như khi nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, luyện tập, kiểm tra… Thông qua hoạt động giải bài tập hóa học, mà các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tư ng hóa thường xuyên được rèn luyện, năng lực quan sát, trí nhớ, óc tư ng tư ng, năng lực. .. mô, làm cho học sinh không hiểu kiến thức, rèn luyện kỹ năng quan sát và thực hành, nâng cao khả năng tư duy trừu tư ng, các thao tác tư duy, và các năng lực trí tuệ khác để phát triển học sinh là điều không dễ thực hiện hoàn hảo được, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập, niềm tin và nhân cách của học sinh 1.5.2 Về phương pháp dạy học 1.5.2.1 Phương pháp dạy học a) Giờ lý thuyết học bài mới... thể và rút ra những kết luận cần thiết” Tư duy càng phát triển thì càng có nhiều khả năng lĩnh hội tri thức nhanh và sâu sắc, khả năng vận dụng tri thức linh hoạt và có hiệu quả hơn Như vậy, sự phát triển tư duy học sinh diễn ra trong quá trình tiếp thu và vận dụng tri thức, khi tư duy phát triển sẽ tạo ra một kỹ năng và thói quen làm việc có suy nghĩ, có phương pháp, chuẩn bị tiềm lực lâu dài cho. .. giới đều chú ý đến mối quan hệ dạy học và phát triển Dạy học không những trang bị cho học sinh kiến thức khoa học mà còn nhằm phát triển năng lực trí tuệ, năng lực sáng tạo Trong lúc khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh chóng, trong một thời gian giới hạn, nhà trường phổ thông không thể trang bị cho HS đủ tất cả các kiến thức và kỹ năng cần thiết để họ bước vào cuộc sống, tham gia vào nền sản xuất xã... trường cần dạy cho học sinh biết cách tự học, tự phát triển vấn đề, tự tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin để giải quyết những vấn đề mới đặt ra cho học tập hôm nay và trong cuộc sống mai sau Tâm lý học và lý luận dạy học hiện đại đã khẳng định: con đường tốt nhất để giúp học sinh nắm vững kiến thức, vừa phát triển được năng lực trí tuệ là phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức Lúc đó,... pháp học thực sự khoa học + Đặc điểm lứa tuổi được tận dụng + Quyền lợi vật chất và tinh thần được quan tâm đúng mức 1.2.2 Tư duy hóa học 1.2.2.1 Tầm quan trọng của phát triển tư duy Lý luận dạy học hiện đại đặc biệt chú ý đến sự phát triển tư duy cho HS thông qua việc điều khiển tối ưu quá trình dạy học, còn các thao tác tư duy cơ bản là công cụ nhận thức, đáng tiếc rằng điều này cho đến nay vẫn chưa... 1.2.2.4 Vấn đề phát triển tư duy Việc phát triển tư duy học sinh trước hết là giúp học sinh thông hiểu kiến thức một cách sâu sắc, không máy móc, biết cách vận dụng kiến thức vào bài tập và thực hành, từ đó mà kiến thức HS thu nhận được trở nên vững chắc và sinh động “Chỉ thực sự lĩnh hội được tri thức khi tư duy tích cực của bản thân học sinh được phát triển và nhờ sự hướng dẫn của giáo viên các em... Khái quát hóa Trừu tư ng hóa Ghi nhớ Quan sát Tư ng tư ng Xây dựng PP khoa học TƯ DUY TƯ DUY Sơ đồ 1.4: Quan hệ giữa hoạt động giải BT và phát triển tư duy 22 Phê phán Gây hứng thú Trong sơ đồ trên, người học sinh - chủ thể của hoạt động, còn giáo viên người tổ chức - điều khiển, làm sao để phát huy tối đa năng lực độc lập suy nghĩ của học sinh, có độc lập mới biết phê phán mới có khả năng nhìn thấy... Ler cho là “sự bừng hiểu” (insight), Claparede cho đó là “sự mò mẫm có phương hướng” Terman nhấn mạnh vào năng lực tư duy trừu tư ng Dearben lại nhấn mạnh năng lực luyện tập Corlvin và Stern cho là năng lực thích ứng với ngoại cảnh Binet xem năng lực trí tuệ gồm nhiều năng lực riêng lẻ, một số người khác lại định nghĩa thông qua hệ số I.Q Sở dĩ như vậy là vì NLTT biểu hiện dưới nhiều mặt - Mặt nhận thức ... biện pháp phát triển lực nhận thức bồi dưỡng tư hóa học cho học sinh thông qua BTHH 2.3.1 Rèn luyện óc quan sát a) Quan hệ biện chứng óc quan sát tư 39 Năng lực quan sát óc quan sát – lực xem xét... "Phát triển lực nhận thức tư cho học sinh trung học sở thông qua tập hóa học" cần thiết Mục tiêu nghiên cứu Xác định nội dung có tính phương pháp luận hệ thống tập cần khai thác phát triển lực. .. cứu thực tiễn CHƯƠNG BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC, TƯ DUY HÓA HỌC 1.1 Bài tập hóa học (BTHH) Trong thực tiễn dạy học trường THCS, BTHH giữ vai trò quan trọng việc thực