Phương pháp học

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG lực NHẬN THỨC và tư DUY CHO học SINH TRUNG học cơ sở THÔNG QUA bài tập hóa học (Trang 32 - 33)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.5.2.2. Phương pháp học

Người xưa quan niệm: “Thích học là đã có gần có trí, cố sức mà làm là gần có nhân, biết thẹn là đã gần có dũng”. Có “thích học” thì cá thể ấy mới “cố sức” tìm tòi, suy nghĩ và đề xuất được nhiều vấn đề, nhiều giải pháp mới. Khổng Tử cho rằng sự học là do nhu cầu của trò định đoạt, phương pháp dạy “có cái chú ý làm cho sáng cái đức của người ta”.

Học tập là một trường hợp riêng của sự nhận thức “một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên” (P.M.Eraoniev, 1974). Vì vậy tích cực học tập thực chất là tích cực nhận thức. Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình

nắm vững kiến thức. Học sinh – chủ thể của hoạt động học, của quá trình nhận thức. Nhiều HS đã nổ lực học hỏi, tìm tòi để không ngừng nâng cao trình độ

của bản thân, trở thành người có ích cho xã hội. Một số lớn còn lại vẫn chưa cố gắng tìm một lối đi đúng đắn cho chính mình. Bao nhiêu công trình nghiên cứu nào là cải cách giáo dục, thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm của xã hội, gia đình... nhằm mục đích cuối cùng là phát triển HS, hình thành nhân cách, thế mà nếu người học không cố gắng, nỗ lực cùng với ý chí quyết tâm cao độ, thì dù thầy cô giáo có giỏi đến đâu cũng khó làm thay đổi trình độ của người học như ý được.

Đối với môn Hóa học các vấn đề còn tồn tại:

- Học sinh chưa có phương pháp học tập hợp lý của bộ môn nói chung và của các chương, bài cụ thể nói riêng.

- Do nỗ lực của bản thân chưa cao, không đào sâu suy nghĩ, nắm kiến thức hời hợt, độ bền kiến thức thấp, tiếp thu cái mới khó, trong khi đó kiến thức là một chuỗi các mắt xích liên tiếp.

- Phương pháp học thụ động từ phương pháp truyền đạt thụ động, không có tự lực làm việc, tự lực suy nghĩ từng từ, từng khái niệm để hiểu cặn kẽ đến nơi đến chốn, trong khi lượng kiến thức càng ngày càng nhiều.

- Không có thí nghiệm, hoặc có thì không được khai thác triệt để, khả năng tưởng tượng không được trau dồi nên kiến thức và kỹ năng không chắc.

- Học sinh không phát biểu suy nghĩ của mình, khả năng nhạy bén của tư duy không được nâng lên.

- Hứng thú học tập bộ môn chưa cao.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG lực NHẬN THỨC và tư DUY CHO học SINH TRUNG học cơ sở THÔNG QUA bài tập hóa học (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)