Ai động não nhiều hơn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG lực NHẬN THỨC và tư DUY CHO học SINH TRUNG học cơ sở THÔNG QUA bài tập hóa học (Trang 42 - 43)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.2.Ai động não nhiều hơn

Để phát huy tính tích cực của HS, để làm cho HS phải tích cực động não, thì trước đó người GV hóa học đã phải động não gấp nhiều lần lắm rồi.

- Trước hết am hiểu đối tượng – học sinh, phải tìm ra điểm yếu của từng đối tượng để có cách uốn nắn, rèn luyện tương ứng.

- Thiết kế, xây dựng nội dung giảng dạy, “Hỏi là dạy” – sao cho xây dựng được một bản thiết kế là một chuỗi liên tiếp những câu hỏi từ những điều đã biết, đến những điều tương tự, đến những điều tưởng chừng như không thể biết được.

- Tổ chức cho mọi đối tượng HS đều làm việc, đều tham gia hoạt động t́m ṭi để phát hiện ra chân lý khoa học – đáp số của bài toán. Thông qua đó trình độ tư duy của HS đã được nâng lên một bậc.

- Thông qua bản thiết kế, và hoạt động học tập – rèn luyện cho HS cách thức suy luận, kỹ năng nêu câu hỏi và cả lôgic của câu trả lời. Từ đó hình thành phương pháp và phong cách làm việc.

- Kết quả HS không chỉ nắm kiến thức, mà còn có được phương pháp học tập đối với mỗi loại hình bài cụ thể.

- Mọi thành viên đều tham gia hoạt động tìm tòi, sáng tạo cái mới cho bản thân mình, nên khả năng tư duy được phát triển.

- Mọi thành viên đều tham gia tìm tòi, sáng tạo cái mới cho bản thân mình, nên khả năng tư duy được phát triển.

- Giáo viên phải tạo điều kiện để HS tham gia hoạt động tìm tòi sáng tạo, nếu chỉ lo truyền thụ hết khối lượng kiến thức đã định, vì HS trả lời không lôgic, không trôi chảy (ngôn ngữ), mất thời gian, vậy là không hỏi nữa, không tổ chức tìm tòi, dẫn đến HS không có điều kiện để suy nghĩ (tư duy), bài này không tư duy, chương sau không tư duy, cứ chấp nhận học thuộc, môn học khác cũng vậy, năm sau cũng vậy – cuối cùng thói quen và khả năng tư duy của HS không được rèn luyện, lấy đâu để phát triển? Vì vậy, cần phải biết cách tổ chức, tôn trọng và khuyến khích từng “mầm sáng tạo”, đánh giá cao óc sáng tạo của từng đối tượng, khi HS trả lời đúng một câu hỏi, giải được một bài toán... được khích lệ, hứng thú học tập bộ môn tăng lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG lực NHẬN THỨC và tư DUY CHO học SINH TRUNG học cơ sở THÔNG QUA bài tập hóa học (Trang 42 - 43)