6. Phương pháp nghiên cứu
1.5.2.1. Phương pháp dạy học
a) Giờ lý thuyết học bài mới
- Chưa giúp học sinh hình thành các khái niệm khoa học của hóa học một cách vững chắc, thể hiện rõ nét nhất là học sinh không hiểu từ ngữ của khái niệm, dẫn đến không hiểu khái niệm, hôm nay một khái niệm, ngày kia thêm một khái niệm nữa... cứ thế hậu quả cho việc không hiểu kiến thức thật không lường.
- Chưa làm cho HS tự lực tìm ra mối quan hệ nhân – quả giữa cấu tạo và tính chất của chất, cũng như quan hệ giữa tính chất và các phần khác trong bài học: ứng dụng, điều chế...
- Với các bài về chất: không sử dụng thí nghiệm, hoặc ít sử dụng, hoặc có sử dụng nhưng phần lớn là minh họa. Chưa biết dùng thí nghiệm làm điểm tựa của nhận thức, làm thí nghiệm nhưng chưa giúp học sinh khai
thác mọi khía cạnh, mọi yếu tố ảnh hưởng đến thí nghiệm. Vì vậy, HS không có điều kiện để suy nghĩ , chưa kịp để động não, các thao tác tư duy không được rèn luyện, kỹ năng đạt vấn đề và giải quyết không được chú ý, rồi dẫn đến niềm tin, hứng thú...
Chẳng hạn, thí nghiệm giữa Cu và axit H2SO4 đặc nóng, ngoài chứng minh khí sinh ra không phải hiđro, sản phẩm lá đồng có màu đen – tại sao? CuSO4 sinh ra có màu xanh - màu xanh đó đặc trưng cho cái gì? Tại sao trong ống nghiệm không có màu xanh đặc trưng ấy, mà vẫn viết sản phẩm là CuSO4, vậy phải làm sao để chứng minh sự có mặt của Cu2+, nếu không, làm sao học sinh có thể tin được... Nếu biết cách khai thác (đặt câu hỏi), làm cho mọi học sinh đều tích cực, phát biểu suy nghĩ của mình (tư duy biểu hiện qua ngôn ngữ) để cùng tham gia xây dựng bài giảng, thì việc học bài, nắm kiến thức của HS thật nhẹ nhàng làm sao.
- Giờ lên lớp vẫn nặng về lý thuyết trình, minh họa, chỉ lo hạn chế về thời gian, quá tải chương trình, mà không biết tìm cách khắc phục, vận dụng nhiều phương pháp dạy khác nhau để buộc các đối tượng học sinh phải tự làm việc.
- Chỉ biết dạy là trang bị kiến thức, rèn một số kỹ năng tính toán mà không thấy mục đích cuối cùng là phát triển, là hình thành nhân cách cho HS.
b) Giờ thực hành
Các trường có phòng thí nghiệm, có đầy đủ dụng cụ hóa chất đều đảm bảo giờ thực hành do chương trình qui định, nhưng đó chỉ là làm hết, làm đầy đủ, còn đằng sau đó, thông qua thực hành để làm gì, để rèn cái gì cho HS - thì đó là vấn đề mà mỗi giáo viên hóa học cần suy nghĩ. Số còn lại, do kết quả đã xét ở mục 5.1 quyết định.
c) Giờ ôn tập - luyện tập
- Nhiều nơi giờ ôn tập làm rất tốt. Tuy nhiên nhiều giờ ôn tập vẫn mang tính chất nhắc lại bài cũ theo một trình tự nhất định – chỉ mới ôn mà
chưa tập, chưa luyện, chưa làm cho mọi đối tượng học sinh phải tích cực hoạt động, gọi học sinh trung bình thì không biết, nhưng giáo viên không đặt câu hỏi gợi mở; nếu biết thì không diễn đạt rõ ràng trôi chảy ý muốn nói, làm mất thời gian, vậy là hôm nay không nói được, ngày mai không được nói... và cứ thế.
- Chưa chú ý rèn cho học sinh cách suy nghĩ lôgic, cách tư duy biện chứng, với giờ ôn - luyện - tư duy so sánh nổi lên hàng đầu - so sánh là cơ sở cho mọi tư duy.
- Giờ ôn - luyện nếu chỉ thuộc bài để rồi tổng kết lại là chưa đủ, mà phải rèn, phải luyện cái gì cho HS mới là quan trọng, kết quả của các so sánh đều phải được làm sáng tỏ từ nguyên nhân, điều này thể hiện rõ khi ôn tập, so sánh các chất vô cơ, các nhóm nguyên tố vô cơ, các loại chất hữu cơ...
d) Kiểm tra
- Chỉ ra những câu hỏi yêu cầu học thuộc bài, chưa có nhiều câu hỏi vận dụng, chỉ cần ra một câu hỏi để học sinh phải suy nghĩ vận dụng thì có tác dụng tốt hơn nhiều so với ba câu hỏi chỉ thuộc máy móc.