Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG lực NHẬN THỨC và tư DUY CHO học SINH TRUNG học cơ sở THÔNG QUA bài tập hóa học (Trang 29 - 30)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1.Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm

Tục ngữ cổ phương Đông có câu: “Nghe rồi sẽ quên, nhìn rồi sẽ nhớ, nhưng làm thì mới hiểu”. Hóa học - một bộ môn khoa học thực nghiệm – Thí nghiệm hóa học trong phòng thí nghiệm là tối cần thiết cho tính hiệu quả của việc dạy học. Chỉ có trên cơ sở đó, học sinh mới thu thập được muôn vàn dấu hiệu của phản ứng hóa học mà không có nguyên tắc, qui tắc hay lý thuyết nào thay thế được. Vì lẽ đó, khi xét đến việc bồi dưỡng trí thông minh cho học sinh chúng ta không thể không chú ý đến mục này thông qua lăng kính thực tiễn.

Dạy học trực quan là nguyên tắc của lý luận dạy học - dạy hóa học – nếu chỉ dùng lời nói và chữ viết, thì dù nghệ thuật trình bày của giáo viên cao đến đâu đi chăng nữa cũng không thể đảm bảo sự lĩnh hội kiến thức của học sinh ở mức độ cao. Việc nắm vững kiến thức phải tự học sinh làm lấy bằng hoạt động trí tuệ của chính mình. Muốn vậy, trong quá trình dạy học cần phải huy động được càng nhiều giác quan tham gia vào quá trình nhận thức, thì sức tập trung, chú ý càng cao, mới tìm ra những mối liên hệ bản chất, có quy luật và nhất là

quan hệ nhân – quả của các quá trình hóa học, trên cơ sở quan sát, nghiên cứu, giải thích tạo tiền đề và góp phần cho phát triển tư duy của học sinh. Trong thực tế, đã có rất nhiều trường, nhiều giáo viên đã dạy tốt và đạt được nhiều kết quả đáng kể được xã hội công nhận. Một số lớn các trường không có phòng thí nghiệm hoặc có phòng bộ môn chung cho các môn thực nghiệm, hoặc có phòng thí nghiệm nhưng dụng cụ, hóa chất không đảm bảo, thiếu những cái cần dùng hàng ngày như quì tím, phenolphtalein, nước cất... ngay cả những thí nghiệm và các đồ dùng khác như mô hình, tranh ảnh... vẫn là rất phổ biến. Bằng lời nói để tìm hiểu và lý giải như những hiện tượng phức tạp và phong phú của thế giới vi mô, làm cho học sinh không hiểu kiến thức, rèn luyện kỹ năng quan sát và thực hành, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, các thao tác tư duy, và các năng lực trí tuệ khác để phát triển học sinh là điều không dễ thực hiện hoàn hảo được, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập, niềm tin và nhân cách của học sinh.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG lực NHẬN THỨC và tư DUY CHO học SINH TRUNG học cơ sở THÔNG QUA bài tập hóa học (Trang 29 - 30)